Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Paris - Kinh đô ánh sáng







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

"Lớp Mười Gạc Ma" - Trần Bắc Hải K5

  

Lớp Mười Gạc Ma

Ca khúc Lớp 10 Gạc Ma là sáng tác mới của nhạc sĩ Trần Bắc Hải gợi nhớ về ngày lịch sử khi 64 liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương. Đúng ngày 14/3 cách đây 28 năm, Trung Quốc cho tàu hộ vệ tên lửa và binh lính tấn công, xâm chiếm cụm đá Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao (quần đảo Trường Sa), bắn chìm 2 tàu vận tải HQ 604, HQ 605, thảm sát 64 chiến sĩ, chiếm trái phép bãi đá Gạc Ma của Việt Nam.

Trên hành trình đi tìm tài liệu sáng tác ca khúc về những người anh hùng, nhạc sĩ Trần Bắc Hải tình cờ biết thông tin về một lớp học được đặt tên là "Lớp 10 Gạc Ma" ở giữa Sài Gòn. Đó là một trường Phổ thông trung học ở quận Tân Phú. Trường có 15 lớp học mang tên 15 hòn đảo trải dài khắp vùng biển Việt Nam từ Gạc Ma, Trường Sa Lớn, Song Tử Tây đến Cô Tô, Côn Đảo...

Học trò trường này cũng mặc đồng phục giống lính hải quân. "Ngay trên cánh cửa vào lớp Mười Gạc Ma là những dòng thơ về Gạc Ma, để các em nhớ đến Gạc Ma mỗi khi ra vào lớp", nhạc sĩ kể về lớp học.

Kết nối hình ảnh của ngôi trường và thông tin về trận hải chiến năm 1988, nhạc sĩ viết nên bài hát Lớp Mười Gạc Ma với giai điệu, ca từ dung dị. "Sang năm, các học sinh sẽ lên lớp 11, rồi lớp 12... tên ca khúc có thể sẽ trở nên lạc hậu. Nhưng tôi rất muốn giới thiệu bản nhạc đến mọi người vì nhạc đã chảy ra cùng với nước mắt của tôi", nam nhạc sĩ bày tỏ.

Ngày 14/3 năm nay, Trần Bắc Hải tự đệm đàn guitar, rưng rưng hát bài Lớp mười Gạc Ma.


Nguồn: Nhạc sĩ rưng rưng hát ca khúc mới về Gạc Ma - Thất Sơn, 14/03/2016, VnExpress.net.


(Trích thư điện tử từ Australia của tác giả bài hát “Lớp 10 Gạc Ma” – ông Trần Bắc Hải)
“Nhiều vị lớn tuổi kêu ca những người trẻ bây giờ không biết lịch sử Việt Nam, khóc vì được gặp thần tượng K-pop nhưng không biết uất ức khi đồng bào mình bị quân Tàu cướp giết trên biển, rành rẽ 3 ngày Valentine Đỏ-Trắng-Đen nhưng không biết họa xâm lăng cận kề.

Quả thật nếu gõ vào Google tiếng Việt “14/3 là ngày gì?” bạn sẽ nhận được câu trả lời phần lớn là về Valentine Trắng, thông tin ngày giỗ 64 chiến sỹ công binh hải quân Việt Nam hy sinh tại Gạc Ma là ít hỏi.

Cách đây 2 năm tôi đã viết trên Facebook về chuyện này, nhưng hôm nay thấy chưa hết bức xúc, bèn quyết ngồi xuống viết một ca khúc với tựa đề “Valentine trắng Gạc Ma”. Trên giấy trắng tôi đã viết “64 đôi đũa và 64 chiếc bát”, tức là chuyện về một ông lão nghèo ở Quảng Bình hàng năm làm giỗ cho con trai cùng với đồng đội của anh ấy, bảo rằng bây giờ cả 64 chúng nó còn đang bám bấu vào nhau dưới đáy biển, làm sao gọi riêng một đứa về được.

Trên đường đi tìm thêm tư liệu để viết lyrics cho bài hát, tôi bỗng gặp “Lớp Mười Gạc Ma ở giữa Sài Gòn”. Đó là một ngôi trường THPT tư thục ở quận Tân Phú. Rất đặc biệt. Giờ giáo dục công dân, trong khi thày cô các trường khác kêu… “vô lý như SGK Giáo dục công dân” thì tại đây, học trò được hỏi “Nếu chỉ còn một ngày để sống thì bạn sẽ làm gì?”. Có câu trả lời dễ thương “Con sẽ chạy về nhà để ăn món canh khổ qua và thịt kho trứng của mẹ” cũng được ghi nhận. Vâng, ngay cả người lớn chúng ta chưa chắc đã biết cách sống mỗi ngày cho thật ý nghĩa, như rằng đó là chỉ một ngày duy nhất trong cuộc sống.

Rất độc đáo. Học trò trường này mang đồng phục giống lính hải quân, còn các lớp học thì được gọi tên theo các đảo của Việt Nam. Ngay trên cánh cửa vào lớp Mười Gạc Ma là những dòng thơ về Gạc Ma, để các em nhớ đến Gạc Ma mỗi khi ra vào lớp. Gạc Ma đang nằm trong tay kẻ cướp phương Bắc và bị chúng xây thành căn cứ quân sự, nhưng sẽ mãi còn là của Việt Nam khi Gạc Ma ở trong tim mỗi người dân Việt, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tôi chân thành tin rằng ngôi trường này đang dạy học trò rất nhiều điều, để học sinh sống không vô cảm, bàng quan với vận mệnh đất nước.

Vậy là tôi quyết định thay đổi chủ đề bài hát của mình. Không còn lấn cấn gì nhiều nữa về Valentine Trắng hay là Đỏ hay là Đen, quà tặng là chocolate hay là hoa hồng. Bây giờ bài hát sẽ mang tên là “Lớp Mười Gạc Ma”. Sang năm, các em ấy sẽ lên lớp Mười Một, năm sau nữa là lớp Mười Hai… Lớp Mười Gạc Ma rồi sẽ có còn nữa hay không? Bài hát của tôi có bị lạc hậu không ai hát nữa hay không? Nhưng tôi cứ viết vì nhạc đã chảy ra cùng với lệ. Ít nhất thì bài hát đã làm cho tôi tin tưởng rằng ngày mai, Tổ Quốc của tôi sẽ vẫn còn những người chủ đích thực.

Nguồn: Học sinh lớp Gạc Ma rơi nước mắt kỷ niệm ngày 14/3 - Quyên Quyên, 14/03/2016, news.zing.vn.

Mời xem thêm:
  1. Ca khúc "Lớp Mười Gạc Ma" - Nhân Việt High school, 14/03/2016, FaceBook.


 ✯✯ 










Ảnh: Nhân Việt High school


Đăng lại bài viết của Trần Bắc Hải (đã đăng tại internet).




 








0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Thuở bé Đại Từ (tiếp theo)





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Thuở bé Đại Từ






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

TRÀ DƯ TỬU HẬU 10/c







Chuyện 12: NHÀ NƯỚC, GIAI CẤP, ĐẤU TRANH GIAI CẤP, CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN

Cả ngày tôi chỉ mong đến giờ nhậu để được nghe ông A nói tiếp câu chuyện. Hình như ông C cũng vậy, nên khi mọi người vừa đông đủ, vợ ông A đang bày bàn nhậu chưa xong, đã trưng laptop ra:
-Đây, mời quí vị xem "Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác-Lênin":
"Học thuyết về Nhà nước của Chủ nghĩa Mác-Lênin hay còn gọi là Lý luận về Nhà nước và Pháp luật của Chủ nghĩa Mác- Lê nin là hệ thống những kiến thức của chủ nghĩa Mác-Lênin về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước nói chung và nhà nước Xã hội chủ nghĩa nói riêng". "Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội". " Sự hợp thành quần cư xã hội là một nhu cầu tự nhiên của con người. đã chỉ ra rằng nhà nước chỉ ra đời ở một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội trên cơ sở xuất hiện chế độ tư hữu và gắn liền với nó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng, ông cũng luận chứng về tính chất giai cấp và tính lịch sử của nhà nước, làm sáng tỏ chứa năng gia cấp cơ bản của nhà nước". "Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. Đứng đầu các thị tộcbộ lạc là các tộc trưởng (hay tộc chủ) do những người dân ở đó bầu ra, quyền lực của những người đứng đầu thuộc về uy tín và đạo đức, việc điều chỉnh các quan hệ xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung, những tập quán trong cộng đồng. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào". "Ph.Ăng-ghen đã mô tả sự ra đời của nhà nước trên cơ sở sự tan rã của chế độ thị tộc". "...lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của cải dư thừa kèm theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt của cải dư thừa đó (do nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ từ đây đã có sự phân hóa giàu nghèo, giữa người có của và người không có của, sự phân hóa giàu nghèo này dẫn đến hiện tượng phân tầng xã hội, phân chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến phân chia giai cấp đồng thời và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình". "Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. V.I.Lênin nhận định: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được.  Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa". "Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước Chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Tiếp đó là Nhà nước Phong kiến, Nhà nước Tư sản và sau cùng là Nhà nước Xã hội chủ nghĩa". "Theo chủ nghĩa Mác thì không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc nhà nước chung cho mọi giai cấp. Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản chất của nhà nước theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo bản chất đó, nhà nước không thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. Cũng theo bản chất đó, nhà nước là bộ máy quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp"

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Nhớ bạn Duy Đảo





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

TRÀ DƯ TỬU HẬU 10/b






Chuyện 12: NHÀ NƯỚC, GIAI CẤP, ĐẤU TRANH GIAI CẤP, CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
Chiều nay, ông B đến sớm. Ông A đang buồn, thấy thế mừng húm, vội bày ngay bàn nhậu ra sớm hơn mọi khi. Tôi, khỏi phải nói, vừa nghe ông A gọi một tiếng vội phốc sang liền, không đợi gọi đến tiếng thứ hai.
Uống xong ly đầu tiên, tôi dạm hỏi:
-Bác C hôm nay không đến ạ?
-Chắc đến chứ!Nhưng phải tý nữa. Còn sớm mà! -Ông A trả lời.
Ông B móc ĐT ra:
-Để tôi gọi lão ấy xem thế nào...Có chuông reeng!...Alô! anh C đấy à?.Hả...Tôi đây! Tôi là B đây! Tôi đến rồi... Đang nhậu...Đủ cả...còn thiếu anh nữa thôi. Đến nhé! Ừ!...lẹ lẹ lên!
Ông B vừa cất ĐT vào túi, vừa rót rượu, cầm ly rượu lên, mời cụng, uống cạn, rồi sau đó nói tiếp:
-Rượu hôm nay uống ngon quá! Có cho gì vào ngâm không anh A?
-Có gì đâu. Thì chỉ ngâm vỏ trái cây tươi như cam quýt đó, gọi vui là rượu "tần bì" ấy mà! Vẫn như  mọi khi thôi! -Ông A trả lời
Tôi góp vui:
-Mồi nhậu hôm nay cũng "bắt" nữa...Nhưng biết vì sao không? Vì hôm nay là ngày nô-en!
-Ối! Thật à? Thế mà tôi cứ ngỡ còn lâu mới tới chứ! -Ông B tỏ vẻ ngạc nhiên.
Ông A chêm vào:
-Tôi cũng thế! Càng về già, thời gian càng trôi nhanh quá! Ngày xưa, hồi còn nhỏ, chờ đến Tết lâu bao nhiêu, thì bây giờ Tết đến nhanh bấy nhiêu! Vèo một cái, đã hết năm,Tết đến!...
Ông C đến, bàn nhậu thế là đủ bộ tứ, "trà tam tửu tứ" mà! Vừa ngồi vào bàn ông C đã nói:

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>