Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2008

Thăm bạn Trỗi ở Đức - Thanh Hùng

Thăm bạn Trỗi ở Đức

Thanh Hùng k6

 
Anh Kiến Quốc ơi, em Thanh Hùng K6 sang Đức công tác, anh cho em địa chỉ các anh em mình ở Leipzig và BerLin với, có ngay. Thế là, chưa đầy 2 phút, ông anh đầy nhiệt tình và trách nhiệm đã “đẩy” vào trong máy điện thoại của tôi đầy đủ thông tin của những người anh em xã sứ. Sau những ngày Hội thảo tại Chemnitz chúng tôi được đi tham quan tại Leipzig, trong Chương trình bạn sẽ cho ăn một nhà hàng gần ga, cho tiện việc thăm quan mua sắm. Nhưng tôi “bầy mưu” để có thời gian gặp Ban Trỗi: “Này từ hôm sáng đây, ăn toàn đồ Tây, tao thấy anh chị em trong đoàn “oải” lắm rồi. Thôi trưa nay cho đoàn vào khu chợ Việt tại Lepzig để ăn bát phở cho “ấm lòng”. Bạn đồng ý ngay, lại tính tiết kiệm được kính phí, ăn nhà hàng tốn hơn 10 ERO còn ở Đồng Xuân Mác bát phở chỉ 5 ERO (khoảng 110.000 VND). Thế là điện ngay cho anh Quang Xèng bố trí nhà hàng “xin” trong chợ. Khi cả đoàn đang xì xụp với bát phở to gấp 3 lần bát phở ở nhà thì anh Quang Xèng xuất hiện. Hồi ở trong trường, tôi ở lớp dưới, nhìn các đàn anh “sợ bỏ mẹ” chứ làm sao mà quen được. Nhưng lúc này, ánh mắt, tình cảm hơn cả anh em ruột lâu ngày mới gặp. Rượu, bia được gọi ra anh lại phôn thêm cả Tôn Gia Quý, Võ Hùng (ở 16A Lý Nam Đế cùng khu với tôi) cả thằng em K9 của anh Kiến Quốc nữa, chuyện nổ như “pháo Tết”. Nặng tình, không rứt ra được, tôi bỏ cả đoàn và cuộc làm việc buổi chiều, uống thêm chai rượu nữa khi trời đã chạng vạng, anh em mới chia tay nhau.

Rượu vào, anh Quang Xèng liều như hồi anh em còn ở trên trường, vẫn lái xe đưa thằng em ra ga để nhập đoàn công tác. Chia tay anh, cảm động trước tình cảm của anh em Lepzig giành cho, tôi hứa: “Anh về phép, phôn cho em, am sẽ đưa anh đi từ “A tới Z” ngon lành”. Hứa xong, tỉnh rượu mới thấy hoảng, vì từ xưa tới nay, tôi mới đi từ A tới B, C, D thôi chứ chưa tới Z lần nào. Thôi ông anh về phải cố vậy.

Gặp Quân Chính tại nhà
Kết thúc chuyến công tác, tôi ở lại thêm mấy ngày để đi Berlin gặp mấy thằng bạn cùng khóa 6. Trước khi sang đã phôn cho Quân Chính: “A lô, Quân Chính ơi, Hùng Xiểm đây, tao sẽ sang thăm mày và Tấn Cáo”. “Cứ sang đi, tao sẽ đón, nhà tao bán quán lên chuyện ăn ở thì khỏi lo, còn thời gian để đưa mày đi chơi tao sẽ nhờ Chính Còi”. Nghe Quân Chính trả lời vậy, nên tôi càng quyết tâm lên thăm bạn, cho dù ở BerLin tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng “Bạn Trỗi” vẫn quan trọng hơn cả. Lấy ô tô của thằng em tại Dresden tôi đi Berlin sớm, khi cả nhà nó ngủ còn chưa dậy. Khi gần tới nơi, tôi gọi hơn chục cuộc điện thoại chỉ thấy tút dài mà không thấy Quân Chính cầm máy. Thôi đành chuyển phương án 2, vào khu chợ Việt Nam tập hợp các đàn em thân, lập bàn rượu, lại con cá chép to hơn 6 kg om dưa, có cả bún, rau sống, giá.

Bữa cơm của Tấn Cáo tại Đức
Mấy thằng em nghe tôi tâm sự nguyện vọng Bạn Trỗi. Chúng nó nhiệt tình đưa ông anh đi gặp Quân Chính và Tấn Cáo. Còn thằng em Xuân Thắng Trỗi K7 chỉ tham gia bàn nhậu xong còn tranh thủ về thu dọn hàng và đếm tiền hộ “bà già”, sợ bà phật ý lại “ra roi”. Nó cưới “hóm hỉnh” nên tôi biết ngay là ám chỉ vợ nó.

Đến quán ăn nhà Quân chính, nó đang ngồi ăn tối với một đĩa cơm rang và dưa chuột chẻ, trước ngực vẫn đang đeo tạp dề làm bếp, vợ đang chuẩn bị món ăn cho khách chỉ chào với ra ngoài. Tôi thương bạn vô cùng, thằng bạn nghịch ngợm, hóm hỉnh, thông minh ở phố Bát Đàn năm xưa. Nay “ngoan” như thế này sao? Tôi chợt hiểu, và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn, không muốn làm phiền nó thêm, chia tay đổi cho bạn cái mũ để có hơi ấm của nhau.

Gặp Tấn Cáo tại nhà bạn
Gặp Tấn Cáo, tôi tưởng gặp ông già thời kháng chiến chống Pháp. Căn hộ nhỏ, mâm cơm mấy món đơn sơ để trên xe đẩy, lúc nào ăn thì kéo vào, chăn thì đẩy ra cho con nó dọn. Ti vi để ngay đầu giường, trên tưởng treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và cờ Đảng.  Gặp nhau bạn khoe mấy cái huy hiệu thời chống Mỹ, và cả mấy huân, huy chương của “ông già” để cùng nhau tự hào một thời “Bố tao, bố mày”. Ngoài đường, xã hội đang tiến rầm rập, hoạt động náo nhiệt, thì trong này, tại nhà Tấn Cao, có cảm giác bạn kéo tôi về lại thời bao cấp khó khăn, gian khổ. ôm bạn, chụp kiểu ảnh kỷ niệm. Bạn nghèo, lôi ra được mấy bình đựng rượu I-nốc, để gửi về tặng Thắng Híp, Thanh Sơn, thế là quý rồi.

Kể thêm với “Bạn Trỗi” những chuyện về môi trường tôi thu nạp được ở Đức, để các bạn có cái đọc.

Đoàn đi máy bay của hàng hàng không Việt Nam, đến Frankpurt Am Mai thì nối chuyến đi Dresden. Phía bạn đã cử người đón tận sân bay và đi thêm 80km nữa bằng xe buýt thì đến thành phố Chemnitz. Thành phố này thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) nổi tiếng với các sản phẩm xe máy MZ, tủ lạnh, máy công cụ... Nhưng từ khi thống nhất, các mặt hàng này không cạnh tranh nổi với các công ty của Tây Đức nên đã phá sản, chỉ còn sản phẩm bày trong bảo tàng để chứng minh cho khách tham quan thời hoàng kim của Đông Đức cũ. Thời đó công nghiệp phát triển nhanh thu hút lực lượng lao động ở các huyện xung quanh, khởi đầu là công nghiệp dệt, rồi chế tạo máy công cụ, ô tô, máy kéo trở thành 1 trong 5 thành phố mạnh của Liên bang. Người dân ở đây vẫn rất tự hào là nơI sản xuất đầu tàu hoả đầu tiwn của thế giới, nhưng lúc đó là đề cho ngựa kéo. Thành phố Chemnitz, Leipzig, Dresden là 3 thành phố lớn cổ kính có bề dày lịch sử hợp lại thành Bang Sachsen có dân số 4,2 triệu, diện tích 251.000km2. bang có sân bay quốc tế Dresden , Leipzig, Hale. Công nghiệp Bang Sachsen tập trung vào công nghệ cao như vi điện tử, kỹ thuật thông tin, công nghệ, vật liệu mới, ô tô, đường sắt. Bang Sachsen đang hợp tác với Việt Nam trong ngành Dệt và Ô tô. Xe buýt đưa chúng tôi đi qua trung tâm thành phố, tượng Các Mác uy nghiêm vẫn còn đó (thời Đông Đức đây là thành phố Các-Mác star). Chuyện ngoài lề chưa được thẩm định, nghe nói lúc sáp nhập chính quyền thành phố đã định phá bỏ tượng Các Mác, người Nhật đánh tiếng mua lại với giá 2 triệu đô, họ “giật mình” để lại. Ngày nay, đây là điểm du lịch thu hút khách tham quan chụp ảnh kỷ niệm, số tiền thu được đã gấp nhiều lần nếu bán đi. Thật tiếc cho những thành phố đã phá bỏ những dấu ấn của lịch sử. “câu chuyện” của thời gian “nấc thang” để chúng ta tiến lên. Lan man nghĩ chuyện ông Mác, bỗng giật mình khi bạn phát cho chương trình làm việc dầy đặc gồm hội thảo, tham quan.


Đập cũ, thay mới

Bạn xếp cho đoàn ở khách sạn 4 sao Residen 2 Hotel, chắc không có bể bơi nên bị trừ đi một sao. Biển quảng cáo trước cửa khách sạn để “hút” khách là: “Với chỉ 50 Euro ngày đêm, bạn đã có một bữa sáng miễn phí và tiện nghi sinh hoạt đầy đủ”. Với thu nhập của dân Đức thì bình thường, còn ta sang quá. Nếu là kinh phí phía Việt Nam bỏ ra chắc sẽ dồn mấy người ở chung cho tiết kiệm. Đằng này, bạn chi kinh phí, ăn ở nên mỗi người được ở một phòng rộng thênh thang, ăn sáng chỉ hợp với ít người thích ăn bánh mỳ đen với bơ, còn lại đa số đã thấy nhớ “phở”. Mới lướt qua được mấy phố chính đã thấy chung cư cao tầng đá rửa thời Xô viết đang bị đập đi, thay vào là các chung cư xây thấp rộng rãi, tiện nghi hiện đại hơn. Mấy cái chung cư cao cấp ở ta so với những nhà đang bị phá thì còn thua kém xa. Bang Sachsen có lịch sử phát triển gắn liền với ngành công nghiệp khai khoáng và chế tạo máy công cụ nổi tiếng. Thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) cũng vậy, là nơi đào tạo nhiều sinh viên Việt Nam học tập và trưởng thành. Nhớ lại thời DDR họ đã lấy xuất khẩu ngành công nghiệp máy cái (50% máy cái của thế giới đều do người đức cung cấp) để bù lỗ cho nông nghiệp. Ví dụ như, sản phẩm trứng gà, Nhà nước thu mua của nông dân giá cao hơn quả trứng gà được bán ra tại các siêu thị. Cũng được đối xử như vậy, với các sản phẩm thịt gà, bò, lợn và rau hoa quả: táo, lê, nho, mận... Vậy mà nay, ngay tại TP. Chemnitz, nhà ở thời DDR đang bị bỏ hoang và phá dỡ, các nhà máy cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng thay thế cho các loại xe ô tô, máy công, nông cụ đang bị bỏ hoang. Nhà máy ô tô Tra Ban nổi tiếng, người dân Đông Đức phải đăng ký xếp hàng tới gần 20 năm mới mua được đã phải bán lại thương hiệu cho Italy. Cơ chế thị trường chạy đúng theo quy luật của nó, không bù lỗ, nâng đỡ cho ai cả, đào thải luôn song hành để phát triển.


Môi trường thanh bình, con người nhân hậu

Hôm nay, Bang Sachsen vẫn đẹp như thế, bà Thị trưởng thành phố Chemnitz đã hẹn tiếp thế mà đến cuối ngày bận đi giải quyết khiếu nại của dân về giao thông, đã uỷ quyền lại cho cấp phó. Với giọng tự hào, sang sảng ông cho biết hiện thành phố đang cho nghiên cứu chế tạo thử loại ô tô chỉ tốn 1 lít xăng cho 250 km đường. Xây dựng phải tính được hiệu ứng nhà kính thế nào để mùa hè chạy máy làm mát, mùa đông chạy nước nóng sưởi ấm. Chỉ tiêu thiết kế phải thực sự tiết kiệm năng lượng. Tóm lại, thành phố Chemnitz lấy chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh tế là điểm sáng trong phát triển đô thị không ô nhiễm. Nhà làm việc của Uỷ ban Nhân dân ở ngay trung tâm, được xây dựng từ năm 1910, trải qua chiến tranh thế giới lần 2 không bị bom Mỹ tàn phá. Nhà xây dựng cổ kính có gác chuông cao, lên đó có thể nhìn được hết xung quanh thành phố. Người gác chuông đã giới thiệu vơí đoàn lịch sử ngôi nhà và nhiệm vụ của ông (ông là thành viên của Hiệp hội những người gác chuông Thế giới) là hàng ngày đúng 19 giờ lên điểm cao nhất của gác chuông với bộ quần áo như kỵ sĩ thời la mã, thổi kèn đồng vang bốn phương với nội dung đại ý là: Thông báo cho bà con thu vén công việc, có của nả thì cất giữ cẩn thận, lên đèn chuẩn bị bữa tối với sâmpanh và rượu nho, bánh mỳ đen và pho mát, vợ chống nói những câu yêu thương, con cái chăm chỉ học hành... Với giọng vang ấm không có tăng âm và micro mà dân thành phố đâu cũng nghe được ông nói. ý nghĩa của việc ông làm cụ thể tới từng gia đình, tạo nên một xã hội năng động phát triển, giàu có của cải vật chất và đặc biệt là bền vững, môi trường và xã hội. Mọi điều chúng tôi được nhìn thấy đều toát lên một ý là: người Đức đã nhìn một tầm rất xa cho nhiều thế hệ mai sau. Chắc chắn các bậc tiền bối xây dựng nên các đạo luật, những công trình văn hóa xã hội cũng như những người thừa hưởng chúng, duy tu, bảo dưỡng chúng hẳn phải có những ý tưởng về đạo đức môi trường và xã hội. Cái mà chúng ta tuyên truyền nhiều nhưng hiểu vẫn còn lơ mơ lắm. Ta hiện đang chú trọng “đầu vào” – cấp nước chứ chưa chú trọng “đầu ra”. Ngược lại, khi kiểm tra thiết kế xây dựng người Đức chú trọng tới xử lý nước thải nguồn ra của ngôi nhà. Dù đi giữa đô thị hay ở nông thôn, tính haì hoà giữa tự nhiên và con người vẫn được bảo đảm cân bằng hợp lý. Có thể nhận thấy những cánh rừng xen kẽ giữa các khu dân cư, ngay trong thành phố, những đồng cỏ mênh mông, những dòng suối chảy róc rách, những khóm hoa dại bên đường, những đoàn súc vật nhởn nhơ trong vùng được kiểm soát, những đàn chim cứ sà vào con người để vòi ăn mà không sợ bị xua đuổi; những bãi đỗ xe, những công trình thu gom và xử lý chất thải, những dãy dài các máy phát điện chạy bằng sức gió, những mái nhà lắp các mảng pin mặt trời... Tất cả những cảnh vật đó làm chúng tôi càng liên tưởng tới một đạo đức về môi trường và xã hội được biểu hiện thành những gì rất cụ thể, dễ hiểu và gần gũi với chúng ta. Đọc tài liệu “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển bền vững” nhưng khác nhau ở chỗ họ là hiện thực, còn ta mới chỉ trên lý thuyết.


Nghiên cứu những đề tài xã hội cần

Xe ô tô đưa chúng tôi tới thăm Viện Nghiên cứu Dệt may (STFLC – Vanderchem) bỗng phanh gấp, cả đoàn giật mình khi thấy lái xe mở cửa lao nhanh phía trước. Hoá ra một cụ già bị ngã trên vỉa hè, ông giúp cụ đứng dậy và đưa xe vào nơi an toàn. Phiên dịch của đoàn giải thích, ở Đức nếu gặp người bị nạn mà không giúp đỡ và báo cảnh sát, bị phát hiện sẽ bị truy tố trước toà, phạt rất nặng. ông còn kể, báo Đức mới đăng tin Bộ Trưởng kinh tế đang trên đường đi làm, xe máy đi trước không chịu nhường đường, ông ta đã dùng gậy của cảnh sát để ép xe máy, bị toà truy tố về tội lạm dụng quyền lực, phạt tiền 50.000 Euro và mấy ngày lao động công ích. Thật đúng là luật pháp vì dân và do dân. Tại Viện Nghiên cứu Dệt may, họ nghiên cứu nhiều chủng loại vải dùng trong kỹ thuật, vải dùng trong công nghiệp, vải tái chế... đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản xuất cả những những loại vải để làm bao đựng cát đối phó với bất thường của thời tiết, vải phục vụ cho công nghệ lọc nước ở các ao hồ, nước thải sinh hoạt gia đình tạo cho các loại cây mọc được ở trên vải. Vải làm bền vững các ta-luy dốc để tránh trơn trượt, lở đất xuống đường, làm bền vững hệ thống đê chắn nước... Họ còn chiếu cả video những dự án đã được áp dụng. Hay ở chỗ nguyên liệu để dệt các loại vải trên lấy từ thảm lót ô tô được băm nhỏ tạo sợi, hay được làm từ bèo, đay, cỏ dại phơI khô, kéo sợi. Toàn những sản phẩm Việt Nam đang cần mà mình chưa làm được. Ví như loại vải đắp ta-luy chống trơn trượt này thì thị trường cần lắm, nhu cầu rất lớn, Viện Dệt may của Việt Nam chỉ cần học lại của người Đức thì đã giàu to.

Những chính sách của bang Sachsen mà chúng tôi tìm hiểu được thì những hoạt động nào được thấy trước là tổn hại đến môi trường và phát triển bền vững đều bị xem xét, thay đổi hay ngăn cấm. Những hoạt động nào dẫn đến hiệu quả bảo vệ môi trường và tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên hữu hạn (nước, than, dầu...) đều được khuyến khích dù chỉ mới ở quy mô nghiên cứu. Ví dụ khai thác than nâu ở vùng Lepzig trước đây là ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế thì bây giờ đã hoàn toàn bị chấm dứt. Một số thiết bị trước đây dùng để khai thác lộ thiên giờ đây được giữ nguyên trạng để làm bảo tàng nhắc nhở một thời. Các công nghệ khai thác hiện đại hầm lò hiệu quả hơn, bảo vệ môi trường đã và đang được áp dụng, đi trên mặt đất là đồng cỏ mênh mông và thanh bình cho điện gió và bò sữa phát triển. Nhà máy nhiệt điện chạy than tại Chemnitz đã được cải tạo hoàn toàn theo hướng sử dụng hiệu quả than và bảo vệ môi trường. Nhà máy nằm ngay khu vực trung tâm nhưng hầu như không có bụi, ống khói toả ngùn ngụt hơi nước (sử dụng công nghệ làm mát bằng tháp). Gần Lepzig, công ty Wateral của Thuỵ Điển đã xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện chạy than hiện đại bậc nhất thế giới. Không nhìn thấy ống khói, chỉ nhìn thấy 2 tháp làm mát, tua bin toả hơi nước. Các tiêu chuẩn phát thải ở nhà máy cực kỳ nghiêm ngặt, nhưng điều quan trọng là hiệu suất sử dụng than và nước ở đây thuộc loại “siêu”.

Vùng Freiberg từng là trung tâm khai khoáng và chế biến khoáng sản đã để lại sự ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là kim loại nặng và hữu cơ cho môi trường đất, nước và không khí. Sau khi thống nhất nước Đức, ngay tại khu vực ô nhiễm này đã hình thành một trung tâm nghiên cứu về các công nghệ xử lý môi trường được áp dụng để xử lý môi trường ở đây. Đó là các công nghệ xử lý nước thải tập trung và nước thải sinh hoạt được phân tán trong các khu chung cư, các công nghệ phân tích kim loại nặng... để từ đây có thể được áp dụng cho nhiều vùng khác. Các nhà khoa học trẻ ở đây đã được sử dụng thay thế cho hơn 1.000 cán bộ khoa học thời DDR ít khả năng đảm đương các nhiệm vụ khó khăn và cụ thể này. Công nghệ “lưu giữ nhiệt nóng và lạnh” đã trở thành niềm tự hào của khu công nghiệp thành phố Chem nitz . bằng phương pháp chuyển nhiệt năng thừa và gây ô nhiễm môi trường từ các nguồn nhiệt công nghiệp và gia dụng, các nhà khoa học Đức và Công ty dịch vụ đô thị Chemnitz đã chuyển thành “nhiệt lạnh” được lưu giữ tại các kho lạnh, từ đó họ cung cấp cho tất cả các hộ tiêu dùng theo yêu cầu (thay cho máy điều hoà không khí). Bằng công trình này, rất nhiều năng lượng thừa đã trở thành hữu ích, giảm đi nhiều sự phát thải khí nhà kính và giảm tiêu hao tài nguyên không tái tạo, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế đáng kể. Thực sự đây là một công trình thể hiện đúng tính cách của người Đức là “tiết kiệm”.

Chúng tôi đã được đến thăm một khu xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt tại Sacson. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất, và cũng là điều tôi chưa tưng thấy ở nơi khác (mặc dù đã có dịp đi tham nhiều bãi rác tại một số nước tiên tiến) là từ năm 2005 trở đi, trước khi chôn lấp cuối cùng, rác (sau khi phân loại rất tốt) phải được ủ bằng các công nghệ vi sinh (có kiểm soát) cho đến khi không còn khả năng phát thải metan và CO2 thì mới được đem chôn trong bãi thải (security landfilling). Hỏi tại sao thì người giới thiệu nói là để giảm phát thải khí nhà kính (!). Không biết đây là sự lãng phí hay là một sự tuân thủ công ước biến đổi khí hậu một cách đáng khâm phục.

Cũng tại đây, cũng được biết là các phế liệu được lấy ra từ quá trình phân loại rác như giấy, plastics, lim loại... đều được tái chế ở các cơ sở công nghiệp khác. Nhưng các công ty xử lý rác phải trả tiền cho các cơ sở công nghiệp nếu được họ sử dụng các vật liệu tái chế này. Như vậy có thể thấy người xả ra rác (kể cả khi rác chứa vật liệu tái chế được) sẽ phải trả chi phí cho sự sử dụng lại các vật liệu tái chế, và người sử dụng lại các vật liệu tái chế sẽ được hưởng các lợi ích về kinh tế. Quả thực đây là một đòn bảy kinh tế 2 chiều: Khuyến khích giảm phát thải đối với chủ thải, và khuyến khích sử dụng lại chất thải đối với các cơ sở công nghiệp. Vai trò của các công ty quản lý rác thải ở đây chỉ là trung gian, nhưng vai trò của chính sách nhà nước là quyết định. Một công cụ chính sách như một mũi tên bắn trúng hai muc đích. Không hiểu chúng ta có áp dụng được không (?).

Còn nhiều ví dụ nữa về khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, vật liệu phế thải, công nghệ chống xói lở đất bằng vật liệu thân thiện môi trường mà chúng tôi được đi thăm và chứng kiến đã ít nhiều làm cho hầu hết các thành viên trong đoàn phải trầm trồ thán phục, và cứ tự đặt câu hỏi: tại sao mình cũng biết mà không làm được (?).


Luật pháp hướng tới bảo về quyền con người

Bảo vệ quyền con người và phúc lợi xã hôi là 1 trong 3 thành tố của Phát triển bền vững, đã được người Đức thể hiện rất cụ thể. Có lẽ những điều chúng tôi được nhìn thấy hay nghe nói về khía cạnh này còn rất ít so với những người đã từng sống và làm việc nhiều năm ở Đức, nhưng cũng cứ xin mạo muội nói ra để chia sẻ với bạn bè.

ít người Việt Nam sang lần đầu khi đi ôtô ở Đức biết rằng họ không được phép lái ô tô quá một khoảng thời gian nhất định quy định bởi pháp luật (hình như là 2 giờ), đặc biệt là đối với xe bus và xe tải. Hèn nào thấy dọc đường có nhiều chỗ dọc đường cao tốc (High way) có nữhng con đường cụt rẽ ngang để các xe có thể đỗ lại và nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian lái xe. Trên xe đều được gắn các thiết bị GPS để định vị tọa độ xe liên tục và các thông tin từ GPS này sẽ được theo dõi bởi chủ xe và các cơ quan quản lý giao thông. Nếu vi phạm quy định về nghỉ ngơi này, lái xe sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là luật giao thông quy định lái xe phải bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe để đảm bảo an toàn khi lái xe. Luật bảo vệ người lao động không bị chủ xe bóc lột, đồng thời bảo vệ cho cộng đồng khi tham gia giao thông. Chúng tôi có dịp được ngồi trên xe 4 chỗ trên đường cao tốc, người lái xe chạy với tốc độ trên 160km/h, được hỏi giới hạn cho phép là bao nhiêu, anh ta trả lời xe chạy không giới hạn nếu không có biển báo. Tôi hỏi làm thế nào để kiểm soát an toàn giao thông, anh ta trả lời: đường tốt (tức là có thể chạy nhanh), lái xe hiểu biết về luật giao thông. Nhân nói về vấn đề luật và tuân thủ luật, người Đức cực kỳ tuân thủ luật pháp. Và luật pháp hướng về phía bảo vệ quyền con người. Khi một cơ quan hay một công ty, cá nhân nào đó nào đó thực hiện một công việc sửa chữa các công trình công cộng (đường xá, điện nước...) mà gây tổn hại đến bất cứ một người khác nào đó (thí dụ do sửa đường làm bị thương người đi đường), sẽ ra hầu toàn và phải chịu hoàn toàn phí tổn để khắc phục hậu quả hay chữa bệnh. Ngẫm lại thấy ở nước mình vô tình quá (lỗ cống mất nắp, đào đường…), dân chả biết kêu ai (?).


Làm cho chính phủ và người làm ngoài

Các công dân có quyền lựa chọn nơi làm việc hoặc là cán bộ nhà nước, hoặc là nhân viên làm thuê cho một công ty hay tự mình mở công ty tùy theo yêu cầu của công việc và năng lực của cá nhân. Người làm cho nhà nước phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra sát hạch và phải học rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu của một công chức, và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những công việc được giao, tuy nhiên được nhiều quyền lợi hơn rất nhiều so với người làm thuê cho công ty. ở Đức số người làm cho các cơ quan nhà nước không nhiều, nhưng được phân công trách nhiệm rất rõ ràng và cụ thể. Hình như (theo người phiên dịch kể) có vẻ như người làm công ty không được cảm thấy công bằng lắm. Ngẫm lại về tình hình các công chức của Việt Nam bỏ việc ra các công ty bên ngoài nhà nước làm lại thấy có cái gì đó hơi ngược lại, hay ở mình có cái gì đó chưa ổn về phương diện tuyển dụng người tài đây. Nước Đức có một hệ thống giáo dục cực kỳ linh hoạt về sự lựa chọn nhưng rất hoàn thiện về mục tiêu đào tạo ở từng cấp, từng đối tượng. Người được đào tọa ở từng cấp phải thỏa mãn những điều kiện hay yêu cầu khá khắt khe của cơ quan đào tạo. Nhưng tự học, cũng tương tự như các nước khác, là một phương pháp cũng như là một đòi hỏi rất cao của cơ quan đào tạo với học viên. Khi nước Đức thống nhất, do nhiều nguyên nhân khác nhau, năng lực của những công dân cũ của CHDC Đức không đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế có trình độ tổ chức cao, trình độ quản lý cao, và trong một số trường hợp là trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với CHDC Đức, và nhất là một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, cũng như là ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh)... Chính phủ Đức đã cho phép tổ chức các trung tâm đào taọ cho người lớn tuổi (Adult education), với mục tiêu là từng bước tăng cường năng lực hòa nhập và tham gia và guồng máy kinh tế-xã hội theo kiểu “Tây Đức”. Các tổ chức này cũng hỗ trợ các nước thuộc EU mới và các nước đang phát triển trong các lĩnh vực mà những nước này còn yếu, đặc biệt về kinh tế thị trường, về bảo vệ môi trường, về ngoại ngữ, về kinh tế tiền tệ, về tiết kiệm năng lượng... Các chương trình đào tọa cho người lớn tuổi dựa trên yêu cầu cụ thể của người học, và với phương pháp tiếp cận từ thục tiễn và rất mềm dẻo để người lớn tuổi có thể tiếp thu hiệu quả. Chi phí do những người được đào taọ đóng góp chi trả theo từng modul của khóa học (bao gồm tiền cho giáo viên, cho giao trình, cho phương tiện dạy học, cho ăn uống giữa giờ, và đặc biệt cho việ đi thăm quan thực tiễn. Chuyện môi trường và tiết kiệm năng lượng của bạn, đối với một nhà báo tôi chỉ tiếp được có vậy. Còn các chuyên gia đi cùng đoàn sẽ hiểu và áp dụng được nhiều. Chỉ mong đa số tạo được thay đổi tư duy suy nghĩ trong từng hành động là đã lâu lắm rồi.

Khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng rõ rệt đến chi tiêu của người Đức, làm cho cuộc sống của người Việt tại Đức cũng lao đao. Hàng quần áo bán chậm, quán xá vắng teo. Gia đình em tôi sống ở Đức, lần trước sang nó còn hỏi anh muốn đi nước nào thì em đưa đi, trước khi về còn có bữa liên hoan hoành tráng, mời nhiều bạn bè thân thiết. Còn đợt này đợi mãi không thấy cậu em nói gì, chợt hiểu thời khủng hoảng, hàng hóa ế ẩm thế này nó “lạnh” là phải. Thôi tự túc vậy, được cái may, trước khi về gặp đợt tuyết rơi sớm. Thiên nhiên đã ưu ái thứ mà Việt Nam luôn là “của hiếm”. Tôi mượn xe tự lái, đi tham quan thành phố một ngày thoả thích trước khi về.

Đăng lại bài viết của Thanh Hùng (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ sáu, tháng mười một 28, 2008)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Tranh thầy Lực - HaMeoK6



Tranh thầy Lực



Hôm trước gặp thầy Lực tại buổi 20.11, thầy có mời tới dự khai mạc Triển lãm tranh của thầy. Tôi có nói: Hồi ở Trỗi, em vẽ cũng vào loại “có số có má”. Nhưng sau này lo làm ăn, nên "chất" nghệ thuật nó “bay” đi hết rồi. Nói thực, em xem tranh bây giờ chẳng hiểu gì hết. Nhìn cái nào cũng như cái nào!

Và rồi hôm nay, tôi đến dự triển lãm của Thầy với suy nghĩ: thầy mình thì mình phải ủng hộ, chớ nếu không thì cũng chẳng hơi sức đâu mà đi xem! Song khi tới xem và nghe những lời bình mới thấy rằng không phải như đã nghĩ.

Anh Chủ tịch Hội những người yêu tranh Phạm Lực là một người có khuyết tật đã nói nhờ xem tranh, yêu tranh thầy mà anh nhận thấy mình hòa nhập được vào với cuộc sống bình thường. Một nhà sưu tầm tranh người Úc đã ví thầy là Picasso Việt Nam. Rất nhiều người, già trẻ, gái trai tới xem tranh thầy vì muốn thưởng thức tranh chớ không vì là thầy tôi thì tôi tới (!).

Triển lãm hôm nay có nhiều tranh của thầy đã được AMK3 giới thiệu trong bài Thầy Lực triển lãm Tranh tại TP HCM tại blog K3. Nhưng tôi muốn bổ sung thêm khía cạnh mà tôi ấn tượng. Đó là những bức tranh thầy đã thực hiện vào những năm 1965 – 1968, thời gian ở trường Trỗi. Các bức tranh này được thầy vẽ trên nền từ các tấm bao tải mang đậm hình ảnh cuộc sống thời bấy giờ. Thầy nói đã vẽ rất nhiều, nhưng thời gian quá lâu, điều kiện bảo quản không tốt nên nay cũng không còn bao nhiêu. Các bức tranh này hồi đó thầy vẽ rồi đem cất đi vì “không phù hợp” với thời kỳ Chống Mỹ cứu nước (?). Còn bây giờ là tranh quý. Tôi thấy các bức tranh này đều treo giá 4.000 USD vậy mà sau 30 phút khai mạc đã thấy 3, 4 tấm có người mua!

Có lẽ hôm nay tôi mới phần nào hiểu được thầy và các bức tranh của thầy. Chúng ta có người thầy quá hay! Như a. JM nói: Chúng ta tự hào vì có người thầy như thầy và thầy cũng có quyền tự hào có những học trò như chúng ta.

Khai mạc phòng tranh (từ trái : CT Hội yêu tranh P.Lực - thầy Lực - đại diện trường Trỗi)
Khai mạc phòng tranh (từ trái: CT Hội yêu tranh P.Lực - thầy Lực - đại diện trường Trỗi)
Bức tranh vẻ trên bao tải năm 1965
Bức tranh vẻ trên bao tải năm 1965


Và các tranh khác vẽ năm 1968
Và các tranh khác vẽ năm 1968

Rất nhiều người xem tranh thầy
Rất nhiều người xem tranh thầy


Hoàn Kiếm K8 - 'Manager' của thầy - đã lo lắng tổ chức toàn bộ cho buổi trưng bày
Hoàn Kiếm K8 - "Manager" của thầy - đã lo lắng tổ chức toàn bộ cho buổi trưng bày này
Thầy trò gặp nhau
Thầy trò gặp nhau


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2008

Đám cưới con trai Cấn Văn Thắng - HaMeoK6

Start:     Oct 22, '08
Location:     TP. HCM

Chiến víBá KiênQuang chàyCao BìnhRểDâuCấn Thắngmẹ Dâumẹ Rể Chúc mừng 2 cháu và bạn mình

Tối thứ Tư, Cấn văn Thắng K6 tổ chức lễ “gả” con trai tại HCM. Nhân dịp này nhiều AE K6 mới gặp mặt nhau kể từ lần Họp khóa cuối năm ngoái. Vui, ...



Xem:

1. K6 sẽ “tái xuất giang hồ” ! - HaMeoK6 - 23/10/2008 – Blog K6

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Lính “lác” - HaMeoK6






Lính “lác”

 haeok6

Từ ngữ tiếng Việt được ông cha mình để lại thật chẳng sai chút nào. Này nhé, tại sao “nhậu nhoẹt” luôn đi kèm với nhau, vì khi nhậu say rồi thì thằng nào trông cũng nhão nhoẹt ra hết. Rồi “tin tức”, vì nghe (ai đó) nói mà tin là sẽ tức liền. Còn đã là “quan” thì phải “sai” (không biết là sai bảo hay “sai” là không đúng ?) Rồi “Lính” là phải “lác” (hắc lào) … !

Trường mình là trường lính chính cống thì anh em mình cũng bị lác (hắc lào) thực sự đấy thôi. Chẳng hiểu sao cái bệnh này cứ xung quanh khu vực mặc quần đùi để phát triển. Sách báo y khoa nói lác (hắc lào) ở những nơi này, nơi kia …. Nhưng tôi thấy “nó” cứ nhè ngay chỗ cái đũng quần mà mọc ra, thằng bị đằng sau, thằng bị đằng trước, có đứa bị cả trước sau luôn.

Tối tối, sau giờ điểm danh, trước khi đi ngủ, cả bọn kéo nhau xuống phòng Quân y Đại đội để bôi thuốc. Hồi đó không có thứ nào khác ngoài I-ốt, cái gì cũng bôi I-ốt, từ hắc lào, trầy xước, thậm chí có thằng bị muỗi cắn cũng bôi I-ốt (!). Có lẽ nhờ vậy chẳng thằng nào bị bướu cổ (?). Có bữa trong lớp học tôi thấy thằng kia nắn nót lấy bút mực vẽ vòng tròn lên mấy cái nốt muỗi cắn ở tay. Hỏi mày làm gì vậy, thì nó nói để tối bôi thuốc cho đúng chỗ, không có quên mất bị cắn ở đâu ?!


Khi xuống bôi thuốc, mấy đứa bị nặng thì kéo hết cả quần xuống cho chú Quân y xem. Tụi bị nhẹ thì chuyền nhau lọ I-ốt, tự lấy bông mà bôi. Thằng nào bị đằng sau thì chổng lên nhờ đứa khác bôi giùm. Còn lại cứ thế tẩm một miếng I-ốt rồi kéo quần lại chỗ đèn sáng, nghếch chân lên mà quẹt quẹt. Xui xẻo cho mấy đứa tới muộn, sau khi đã tắt điện đành phải dí vào đèn dầu mà bôi, không khéo lại bị cháy thì bỏ mẹ …Vứt vội miếng bông vô sọt rác, từng thằng một chạy vù ra sân, vừa chạy vừa la : Ah, ah, ah …..! như một đám khùng. Đứa nào cũng miệng cũng ngoác ra, tay kéo quần, đứa kéo đằng trước, thằng kéo đằng sau, vài thằng cả trước lẫn sau chạy vòng vòng quanh sân thật nhanh mong cho có chút gió lòn vào chỗ bôi thuốc cho đỡ xót …. Ah, ah, ah ….! Nếu ai không biết, nhìn cứ như tụi này đang chơi trò vận động trước khi đi ngủ (!).

Vậy mà có hồi anh em còn tranh luận trường mình có phải Thiếu sinh quân – Lính học sinh không ? Quá rõ rồi : Chúng ta “lác” vì chúng ta là lính chính cống. Mà có lẽ là lính nhỏ, nên lác (hắc lào) cũng còn ít. Không hiểu mấy anh em sau này trở thành “lính lớn” có nhận ra điều đó không ? Cứ kiểm tra các vết thâm ở đũng quần là biết ngay đã từng đi lính hay chưa !

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K4: Thứ tư, tháng mười một 26, 2008.
 




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

“Cuộc sống muôn màu” - triển lãm tranh PHẠM LỰC lần 2

Start:     Nov 28, '08 10:00a
End:     Dec 12, '08
Location:     Bảo tàng Mỹ thuật thành phố - 97A, Phó Đức Chính, Q1, TP. HCM
Các đại biểu HS NVT
...Với Trường Trỗi hôm nay là bất ngờ lớn: được lên phát biểu (chỉ có 4 người), được tham gia cắt băng khánh thành triển lãm (chỉ có 3 người: thầy, Chủ tịch CLB sưu tập tranh PL và đại diện Trường Trỗi). Chúng tôi đã cố gắng làm hết sức mình để xứng đáng với thầy, xứng đáng là đại diện cho 1.500 thầy cô và học sinh Trường Trỗi...

(JM - 28/11/2008)


...Vào hồi 10 giờ sáng ngày thứ sáu 28/11/2008 tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố - 97A, Phó Đức Chính, Q1, thành phố Hồ Chí Minh. Thày PHẠM LỰC tổ chức triển lãm tranh “Cuộc sống muôn màu” lần 2 cho đến ngày 15/12/2008.

Mời các thày các cô và các bạn tới tham dự.

(Được đăng bởi Út Trỗi)

Xem:

1. THÔNG BÁO - Út Trỗi - 25/11/2008 – Blog “Út Trỗi”.
2. Họa sỹ Phạm Lực mời - Trung Liêm, Hà Chí Quang - 25/11/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”
3. Thầy Lực triển lãm Tranh tại TP HCM - AMk3 - 28/11/2008 – Blog K3
4. Tranh thầy Lực - hameok6 - 28/11/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”
5. Xem Video: Thày Phạm Lực phát biểu - tunoto (tuancafe) - k8nvt-tsq - 29/11/2008 – YouTube


Xem bài sưu tầm trên mạng:
1. 'Cuộc sống muôn màu' qua tranh Phạm Lực - Anh Vân - 30/11/2008 – VnExpress
2. Họa sĩ Phạm Lực và những ô cửa sổ... - MY LĂNG - KHƯƠNG NGUYỄN - 30/11/2008 – Tuổi Trẻ Online

Xem thêm:
1. Tranh Phạm Lực - Blog K6.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2008

Dân vận - HaMeoK6






Dân vận

 haeok6

Nhớ hồi ở Hưng Hóa, có một lần Đại đội tôi được đưa ra ở nhà dân đâu 1 hay 2 tuần gì đó để “3 cùng” với dân (không biết các Đại đội khác có không nhỉ ?).

Trung đội tôi được đưa vào ở cái làng cũng gần trường. Tôi cùng 2 hay 3 đứa nữa (không nhớ rõ) được bố trí vào ở nhà anh chủ rất tốt bụng. Tụi tôi được ngủ ngay ở nhà trên, thoáng mát. Hình như đấy là thời gian nghỉ học, nên hàng ngày chỉ đi làm việc giúp dân. Bữa thì đi gặt lúa cho HTX, khi thì làm đường làng hay dọn vệ sinh …. Tới bữa cơm, các chị nuôi gánh cơm ra sân chùa (là sân phơi thóc của HTX) rồi chia mâm ăn. Tối đến lại ra đấy sinh hoạt Trung đội dưới trăng – rất thơ mộng. Còn lại thì chỉ rong chơi, “thăm thú” vườn cây nhà hàng xóm (trừ mấy nhà nào có anh em Trỗi ở - để khỏi ảnh hưởng công tác dân vận của đồng đội !). Có đứa còn đi theo con nhà chủ ra ruộng bắt tôm, bắt cua …

Tụi tôi cũng ra sức “dân vận”, xay thóc, giã gạo cho anh chủ nhà, tích cực tới mức chẳng còn thóc gạo để mà xay giã nữa (!). Thấy vậy, chị chủ nhanh chóng tìm việc nhờ tụi tôi chẻ giùm đống củi để đun cho dễ. Ôi, nhìn đống củi to lù lù (cũng phải cỡ 1 mét khối) với cây nào, cây nấy lớn hơn bắp chân. Mấy thằng ngán ngẩm. Nhưng lỡ rồi nên phải “chơi” thôi. Tụi tôi thay phiên nhau hùng hục chẻ củi bằng cái dao bếp cùn của chị chủ đưa cho. Một thằng làm, mấy thằng ngồi nói dóc, chỉ chỏ … đứa nào cũng ngại. Chẻ được vài cây, mồ hôi, mồ kê chảy ròng ròng …. Nhìn quanh quất, bỗng phát hiện có một đống củi cũng cỡ vậy đã chẻ xong ngon lành nằm bên hông nhà hàng xóm. Nhà này lại không có lính Trỗi vô ở, nên mấy bữa nay cứ đứng nhìn sang đầy sự ghen tức (vì không có lao động phụ ?). Mấy thằng nháy nhau … Một đứa canh chừng, còn lại tức tốc vô việc ngay ….


Tới chiều anh chị chủ nhà về thấy đống củi to đùng đã được chẻ xong xếp gọn ghẽ, hết lời khen ngợi và cám ơn mấy chú Trỗi lao động giỏi, giúp dân khỏi chê … Nghe sướng cả lỗ tai.

Trời xẩm tối, thì bỗng nghe từ nhà bên cất lên “tiếng ca” chửi đứa nào dám “ăn cắp củi nhà bà” mà lại còn đem củi nhà nó tới vứt ở đây … Anh chị chủ đang ăn cơm, giật mình ngửng lên nhìn tụi tôi chào đi họp mà không nói câu nào rồi lặng lẽ ăn tiếp như không có gì xảy ra (?).

Mà không có gì xảy ra thiệt. Bằng chứng là ngày hôm sau, chị chủ nấu một nồi canh cua, dứt khoát mời tụi tôi phải ăn với gia đình cho bằng được để thể hiện cho hết lời cám ơn với “mấy chú” ….

Mấy chú” dù đã ăn cơm trường rồi, nhưng không thể từ chối được, đành phải ngồi xuống với gia đình cho đậm tình quân – dân. Mà phải nói thực nhìn nồi canh cua cũng thấy thèm. Mấy khi được ăn món này ! Chị chủ xới cơm, chan canh ra từng bát đưa từng thằng một. Tôi nâng bát cơm với riêu cua nổi vàng bề mặt chỉ nhìn thôi cũng thấy ngon, rồi đưa lên từ từ thưởng thức món canh cua đồng chánh hiệu … Hực ! Tôi dội ngược, nhưng cũng ráng bậm miệng nuốt xuống và liếc mắt nhìn mấy thằng bạn. Thằng nào thằng nấy cũng đang trợn mắt nuốt như tôi ….Chẳng phải thuốc độc hay cái gì, mà vì bát canh rất ngon, nhưng … toàn mùi bùn nồng nặc, tanh không thể nào tả được. Chẳng hiểu mầu vàng nổi trên bát là gạch cua hay bùn non rửa chưa hết ? Nhìn gia đình anh chị chủ và mấy đứa nhỏ vui vẻ ăn bát này tới bát khác một cách ngon lành, tụi tôi đứa nào cũng ráng nuốt cho hết một bát rồi cùng đứng dậy cảm ơn không ăn nữa “vì mới ăn cơm trường xong, no quá !”

Anh chị chủ vui thực sự với việc tụi tôi đã giúp đỡ và “bảo kê” vườn nhà không bị mất như nhiều nhà khác trong làng. Tình quân – dân thực là thắm thiết ! Đúng là “anh đến bà con mừng, anh đi bà con vui”. Không hiểu đợt dân vận (hay zdân zdận – như nói tiếng Nam) đó có kết quả cỡ nào mà sau này không thấy trường tổ chức thêm nữa.

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Chủ nhật, ngày 23 tháng mười một năm 2008.
 




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2008

Kỷ niệm Kokong - Đào Duy

KỶ NIỆM KOKONG


(Thân tặng K)
Đào Duy


Kokong là đảo lớn ở phía Tây – Nam Campuchia nằm trong vịnh Thái Lan, cách cảng Congpongthom (Xihanucvin) gần 10 giờ tầu chạy, cách bờ biển Thái Lan hơn hai chục cây số. Diện tích khoảng 100km2 chủ yếu là núi và rừng nguyên sinh. Đỉnh cao nhất trên đảo mà tôi được biết khoảng 418m so với mặt biển. Xung quanh chân đảo là các bãi vịnh nhỏ, đẹp, hoang sơ và những vạt đất màu mỡ. Rừng có nhiều gỗ quý như Sao, Dầu … và trầm hương. Thú rừng có cả Hổ, Báo còn Nai, Hoẵng, Lợn rừng, Khỉ …thì nhiều

Dân trên đảo trước đây, nghe kể lại không đông lắm, họ sống chủ yếu bằng nghề chài lưới và trồng trọt, khai thác lâm sản. Từ ngày Ponpot nắm chính quyền dân bị giết gần hết, một số sợ hãi trốn được lên rừng rồi lần hồi tứ tán chả biết đi đâu, chỉ biết khi quân tình nguyện Việt nam đánh chiếm thì toàn bộ nơi đây chỉ còn là một hoang đảo.

Trong vịnh Thái Lan ngoài Kokong còn có một số đảo khác như Korong, Kotang, Koxalach … thuộc Campuchia Phía xa hơn là đảo Koput của Thái

Trên đường từ cảng Kongpongthom ra Kokong tàu thuyền thường ghé đảo Koxalach để tiếp nhiên liệu, nước và trả, nhận khách..

Từ Kokong vào thị trấn Ko Bí trên đất liền khoảng 5-6 km.Từ KoBí lên 6-7 km là thị tứ Pangxaxop .

Cửa khẩu Pakhoang giữa Thái và Campuchia cách Pangxaxop 5-6 km, nó nằm trên cửa sông Pakhoang. Từ cửa sông này đi vào sâu một chút là thị xã Kokong sầm uất.

Cách cửa sông Pakhoang 2 Km là địa danh Đồi Do ( khi đó ở đây có một đơn vị pháo của QK 9 chốt giữ ) ranh giới giữa Thái và Campuchia.

Kokong vào đầu những năm 1980 chỉ có một trạm ra đa hải quân của chúng tôi, ngoài ra trên đảo Kotang cũng có một đơn vị nữa. Chúng tôi có nhiệm vụ kiểm soát vùng biển CPC-TL, phát sóng theo lệnh của cấp trên. Một ngày mở máy mấy giờ, thời gian còn lại chúng tôi dùng hệ quang học đặt ở độ cao 160 m để quan sát.

Trước đây ở điểm cao 418 m trên đảo công binh Trung quốc đang làm đường, san ủi mặt bằng, họ định bố trí trên đó một đài Rada có quy mô tương đối lớn. Chiến tranh biên giới nổ ra họ tháo chạy cả, bỏ lại công trình giở dang cùng hai chiếc máy ủi. Hai chiếc máy này lần hồi lính của tôi tháo dỡ hết. Tới độ có bốn cái ống thủy lực để nâng mâm gạt của máy sáng bóng, tròn to bằng cổ chân tưởng “bạch kim” lính tráng hì hục đục, ba bốn ngày giời. Thế mà đục được, tài thật! dấm dúi trốn chỉ huy đem bán cho tầu cá Thái, chả biết được bao nhiêu.

Trên đảo còn có môt đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ bảo vệ thiết bị, khí tài cho trạm chúng tôi. Quân số lúc đông nhất lên tới cả đại đội. Tôi có nhiều kỷ niệm với anh đại đội trưởng bộ binh mà sau này nghe nói đời quân ngũ của anh không được may mắn. Ngay khi bước chân lên đảo, lần đầu gặp anh tôi đã nghĩ trong đầu “tay này chơi được đây” Đúng là mẫu chỉ huy trưởng thành trong chiến tranh rất hợp với tạng người tôi. Anh ngang tàng quyết đoán, từ vẻ bề ngoài lãng tử cho tới cặp mắt nhìn thẳng chính trực làm cho ta tin tưởng và yêu mến dù bạn là ai gặp khó khăn hoặc rơi vào hoàn cảnh rắc rối gì nhưng đứng bên cạnh con người này bạn hoàn toàn cảm thấy tự tin và yên tâm.

Ngay sáng 29 tết năm 84, ngày thứ hai bước chân lên đảo, chiến công đầu tiên của tôi bằng một viên Ak tôi hạ ngay được một chú khỉ. Rồi những năm tháng sau này lần hồi tôi hạ được Hoẵng, Nai, lợn rừng và chiến công “oai hùng ” nhất là tôi bắn được con báo gấm đực nặng năm sáu chục ký. Con báo giúp tôi có bảy chỉ vàng giắt cạp quần khi bán vội cho tàu cá Thái. Tôi biết là bán rẻ vì sau khi ngã giá xong tay thuyền trưởng cho vội vào hòm xốp to rồi bắt lính khiêng vùi xuống hầm đá dưới tàu

Tuy bán rẻ nhưng bù lại tôi có được một mối quan hệ tốt, mối quan hệ này cùng với những mối quan hệ khác với những người bạn Thái, Campuchia đã giúp đỡ tôi những năm tháng sau này.

Tôi tự đánh giá mình là một cán bộ năng động và có trách nhiệm với công việc. Tôi nói năng gãy gọn, lưu loát. Mà lạ, chả hiểu sao lời ăn tiếng nói của tôi lại có tính thuyết phục đến thế. Tất cả chỉ huy, đồng cấp và lính tráng thuộc quyền đều rất tin tưởng và quý tôi. Tính cách tôi mạnh mẽ, liều và chả biết sợ gì. Một mình trong đêm chỉ cần khẩu Ak và khẩu súng ngắn giắt dưới giầy tôi có thể lùng sục “khắp” đảo.

Rất nhiều sự đồn đại về sự hung ác, liều lĩnh, thoắt ẩn, thoắt hiện của bọn Ponpot nhưng tôi coi là chuyện nhỏ, chả là cái đinh gì. Tôi rất muốn đụng độ một lần với chúng xem sao, nhưng trong thực tế tôi chưa gặp chúng trên đảo lần nào.

Từ khi có tôi, lính tráng sướng hẳn, chả bao giờ còn phải quanh quẩn với món cá hộp, thịt hộp và đồ khô nữa. Tôi tổ chức cho bộ đôi tăng gia, nuôi, trồng rau xanh. Chúng tôi thừa ăn, quanh năm mùa nào rau ấy. Tôi cho lính mua heo bản đia Thái về nuôi, thả cho chúng lang thang dụ bọn heo rừng. Vớ được “gái lạ” bọn heo rừng đực kéo về rồi heo mẹ đẻ heo con chúng tôi có đến vài chục heo thịt f1,f2 thường xuyên trong vườn, gà thì rất nhiều, chả còn lo gì “đặc sản”. Thích lạ miệng thì xách súng đi săn, tôi đã xách súng đi thì ở nhà lính chỉ việc bắc nồi đun nước chờ.

Chuyện thế này, có một chú lính sắp ra quân sắm được cái Senko 5, chú chỉ lên cành cây khô cách chỗ tôi khoảng 20m rồi nói “anh hạ được con chim kia em gửi lại anh chiếc đồng hồ”. Tôi giương súng, đoàng! con chim bay mất đầu rơi xuống trong sự thán phục của lính tráng. Chú lính vén tay áo định cởi … Tôi ngăn lại: “Thôi đừng sỹ, cho chú, cứ giữ lấy làm kỷ niệm, về quê ngủ với vợ, lâu lâu xem đồng hồ căn giờ để kiểm tra “thành tích” của mình còn tốt hay không. Mỗi khi như thế hãy bớt một chút vui thú để nhớ tới Anh cùng đồng đội những năm tháng sống chết trên đảo là được rồi. Các chú lính khoái chí, cười ồ lên hưởng ứng.

Tôi câu cá giỏi và sát cá. Tôi hướng dẫn cho lính tráng cách câu. Cá Hồng có con 2-3 kg, cá Mú 3-4 kg chúng tôi thường xuyên câu được, thậm chí có lần còn vớ được con đến 20 ký. Hoặc chúng tôi dùng thuyền chạy ven đảo buông lưới, cá tươi chả bao giờ thiếu.

Một lần đi kiểm tra đơn vị, vừa bước tới gần chòi quan sát tự nhiên tôi thấy bốn cái chân chòi làm bằng gỗ cứ rung lên “bần bật”. Thấy lạ, tôi trèo lên xem sao. Lên đến bậc thang cuối nhìn cảnh tượng trên chòi vừa bực vừa thương ( thương cho đời lính ép xác thiếu thốn, kham khổ ) khi trước mặt tôi, chú lính súng gác vai, ống nhòm lủng lẳng trên cổ, người ngả ra, đầu thì ngoẹo bố nó sang một bên, hai mắt lim dim còn tay thì đang “ By hand ”.

Giật mình vì sự xuất hiện của tôi, chú lính mặt tái dại.

Tôi vội đánh trống lảng:

- Có tàu lạ nào lảng vảng quanh đảo không ? vùa nói tôi vừa vòng tay lấy cái ống nhòm trên cổ cậu ta quét một vòng vùng biển trước mặt.

- Chú ý theo rõi hai chiếc tàu cào cá của Thái phương vị … Tôi dặn , rồi tụt thang leo xuống.

Về đến doanh trại trông thấy tôi, nhóm lính hoàn thành công việc buổi sáng được giao, đang ngồi đàn hát, một chú giọng Thái Bình oang oang “ Nâu nay thiếu chất cay, thèm quá thủ trưởng ơi ” .

Ừ! Mà cũng lâu thật, dễ đến cả tháng nay lính tráng của tôi không có tý men, nghĩ cũng tội . Tôi bỗng chợt nghĩ tới hai chiếc tàu cá Thái. (thế quái nào họ chả đem theo bia rượu!.)

- Có thích uống không?

- Thủ trưởng chỉ hay đùa .

- Chờ đấy!

Tôi nói:

- Anh cần hai chú đem theo Ak. Rồi giắt vội khẩu súng ngắn.

- Theo anh!

Chúng tôi chạy xuống bãi biển nhảy lên Xuồng. Xuồng được lắp hai máy Honda10, rồi nổ máy rời đảo.

Tôi cho Xuồng chạy lòng vòng gần bờ giả bộ đi kiểm tra xung quanh đảo. lúc này hai chiếc tàu Thái đã vào sâu thêm và đang mê mải tận thu Chúng tôi cứ từ từ, lấn dần, lấn dần cho tới khi còn cách khoảng 2km, bất thần tôi cho Xuồng quay đầu nhằm hai chiếc tàu Thái mở hết tốc lực lao tới

Áp sát mạn tôi nhảy phắt lên tàu theo sau là một chú lính. Một chú ở lại Xuồng đề phòng bất trắc.

Cả tàu xanh mặt, tôi chào họ và nói bằng thứ tiếng Thái “bồi”

- Các anh phải quay lại, đây là khu quân sự! Tôi dọa.

- Lần sau các anh phải chú ý. Nhất là vào ban đêm nếu tàu các anh vào gần đảo quá nếu có sự hiểu lầm thì rất nguy hiểm. Các anh nên kiểm soát kỹ tọa độ của mình.

Tay thuyền trưởng cứ xuýt xoa xin lỗi và khẩn khoản mời chúng tôi ngồi rồi lấy bia ra đãi.

Trao đổi chuyện trò một lúc, tôi đặt vấn đề

- Các anh có đem theo bia, rượu, thuốc lá không. Để lại cho chúng tôi một ít.

Chưa nói hết lời tay thuyền trưởng đã sốt sắng

- Có! Có chứ ! Những thứ đó dưới hầm hàng của chúng em bao giờ chả sẵn, nếu không sợ “xui” thì đến cả đàn bà con gái trên tầu chúng em còn có nữa là.

Mấy gã thủy thủ thấy xếp nói đúng ý sướng quá, cười hô hố.

Tay thuyền trưởng vừa dứt lời tôi đã thấy họ chuyển ngay xuống Xuồng chúng tôi nào bia, nào thuốc, thuốc toàn loại Samit thơm, đậm có tiếng. Tôi rất khoái loại thuốc này. Ngoài ra họ còn cho chúng tôi một thùng xốp tôm tươi.

Chia tay tôi nằng nặc đòi trả tiền nhưng tay thuyền trưởng không chịu. cứ cảm ơn rối rít, rồi nói: được gặp, chuyện trò, trình bày và được biếu các anh chút quà là vinh hạnh cho tụi em lắm rồi

Xuồng cặp bến lính tráng phục lăn. Bia bọt, thuốc và tôm tôi cho lính xả láng.

THUYỀN - Sơn mài - 120 x 120cm - 2004, Tranh Phạm Lực
Chả hiểu sao quãng thời gian mùa khô 86 đầu 87 dân vượt biên giạt vào chỗ tôi nhiều thế. Đủ cả: lớn, bé, già trẻ, đàn ông, đàn bà, “quốc tịch” thì khắp. Từ t/p Hồ Chí Minh đến Kiên Giang, từ Bến Tre, Bạc Liêu tới Sóc Trăng, Cà Mau …thời điểm nhiều nhất có lúc tới bảy mươi thuyền nhân chúng tôi phải “chăm sóc”. Nếu tôi nhớ không nhầm thì quãng thời gian tôi ở đảo số thuyền nhân dạt vào tổng cộng không dười 500 người.

Thuyền vào đảo thường là ban đêm, họ nói bằng thứ tiếng anh “giả cầy”: “Chúng tôi là người Việt Nam xin tị nạn Chính Trị vì không chịu nổi nạn vi phạm nhân quyền và kinh tế khó khăn tại quê hương”. Họ tưởng là đã vào tới đất Thái hoặc đảo nào đó của Malaixia chăng?

Tôi cho lính “ăn theo” trong đêm cũng xì xồ lại bằng thứ ngôn ngữ “nước ngoài” tự nghĩ ra chả thằng nào nói giống thằng nào (muốn cười mà không dám cười sợ lộ) rồi gom tàu thuyền và đưa tất cả lên dãy nhà bỏ không trong đơn vị, rồi bố trí cho họ cơm ăn, nước uống tử tế.

Sáng hôm sau khi biết bọn tôi là lính “Việt cộng”, họ lăn ra khóc lóc thảm thiết xin đừng bắt họ giao trả về Việt Nam tạo điều kiện cho họ đi tiếp họ sẽ hậu tạ. Trong khi chờ đợi trả lời của cấp trên. Vì số người quá đông tôi quyết định mở kho gạo dự trữ của đơn vị để nuôi sống họ. Vì chuyện nhân đạo này mà sau này tôi suýt bị kỷ luật.

Đàn bà con gái trong đám thuyền nhân sau ba bốn ngày được ăn uống tử tế tắm giặt sạch sẽ bằng xà bông Camay mà chúng tôi đưa cho. Người ngợm, mặt mũi sáng hẳn ra, thân thể quần áo mùi thơm cứ xộc lên. (Loại xà bông xa xỉ này chúng tôi không thiếu.)

Lính tráng nhìn đám đàn bà con gái mắt lồi ra, như chỉ chực rơi “vọt” con ngươi xuống đất. Chỉ cần được nhìn, được nghe tiếng phụ nữ đối với họ đã là hạnh phúc lắm rồi.

Đơn vị tôi từ lính tráng tới chỉ huy đều ở tuổi trai tráng hừng hực sức lực, công việc không mấy vất vả, ăn uống lại đầy đủ, thừa chất, thời gian thì mênh mông nên “thèm”.

Thèm ăn, thèm uống nó là cái thèm vật chất, con người ta thiếu ăn thiếu uống lâu là chết, như cái xe chạy hết xăng vậy.

Có nỗi thèm khác, không có nó con người ta chả chết, nhưng nhiều quá lắm khi lại đâm quỵ. Chả biết nó là “vật thể” hay “phi vật thể ” nhưng thiếu nó con người tự nhiên thấy u uất, day dứt, bồn chồn chả muốn làm gì. Đàn bà, con gái thiếu nó thì cái duyên, cái thùy mị tự dưng mất đi. Còn đàn ông thì như người uống nhầm phải rượu mật gấu rồi đâm giở chứng “đá thúng đụng lia” cáu kỉnh.

Chả thế mà mấy tay phi công vũ trụ, bác sỹ bắt mỗi tuần phải ngủ với vợ hai bận cấm nhiều hơn dù thèm mấy chăng nữa.

Do vậy từ khi có đám thuyền nhân tôi lại đâm lo, một lỗi lo khác. Chỉ sợ mấy chú lính bức bách quá làm liều thì chết. Tôi thường xuyên họp đơn vị nhắc nhở, kết hợp với giám sát kiểm tra.

Tôi nói: Đơn vị không cấm các đồng chí quan hệ với “đồng bào” nhưng phải là sự đồng thuận trên cơ sở tình cảm quân dân chân thành, “thắm thiết” không được làm điều gì vi phạm kỷ luật quân đôi. Ai vi phạm tôi sẽ kỷ luật nặng.

Sau này tôi biết lính tráng lần hồi họ cũng “làm ăn” được, tán tỉnh giỏi thật, đúng là lính trẻ.

Có tàu vượt biên khi vào tới đảo đã chết máy, nước, lương thực dầu hết, lênh đênh trên biển nhiều ngày Nếu không may mắn gặp chúng tôi mà gặp hải tặc thì không biết mạng sống của họ ra sao. Họ hàm ơn và quý mến chúng tôi

Một số tàu sau khi cho họ nước, lương thực, dầu chúng tôi chỉ đường cho họ đi. Nhưng có tàu vì không giấu được chúng tôi đành phải báo cáo cấp trên rồi đưa họ quay lại nơi xuất phát. Sau này tốn kém quá nên chúng tôi chở họ vào thị xã Kokong rồi từ đó chân trời góc bể tự do muốn đi đâu, tùy họ!

Những người bạn Thái, Campuchia mà tôi quen biết họ rất tốt, cũng có thể do vị trí của tôi trên đảo chăng?. Đúng! nhưng đó chỉ là một phần mà chính là cái tình, cái nghĩa, cách cư xử, sự giúp đỡ chân thành của chúng tôi đối với họ. Loại bỏ những điều lớn lao “cứu rỗi sự sống cho cả dân tộc họ”, là những điều rất cụ thể mà chúng tôi ngày ngày vẫn làm.

Khi nghe tin tôi sắp cưới vợ có người mừng tôi cả thùng thuốc 555. Rồi sỹ quan chúng tôi có tiêu chuẩn mua xe máy họ mua giúp xe tốt giá rẻ rồi đem tới tận nơi …

Có một lần người bạn Thái gốc Việt nói với tôi:

- Anh muốn tôi giúp anh có thật nhiều tiền không?

Tôi trả lời:

- Ai chả muốn.

- Tôi bầy cho anh cách này, mà vị trí của anh hoàn toàn có thể.

- Anh nói đi

- Trồng Cần sa.

- Cần sa ư! Tôi hơi hoảng. Sau một hồi im lặng tôi nói:

- Để tôi suy nghĩ đã, tôi chưa quyết định ngay được.

- Anh cứ nghiên cứu đi, tôi nghĩ đó là một hợp đồng tốt đấy.

Trở về, người đầu tiên tôi nhớ tới là anh đại đội trưởng bộ binh. vội lao sang chỗ anh bàn bạc. Anh ok. Thế là chúng tôi thống nhất .

Nhưng đêm nằm tôi suy nghĩ trằn trọc không ngủ được, một bên là tiền bạc là giàu có một bên là danh dự, trách nhiệm và gia đình …

Bao nhiêu lời mời rủ rê hấp dẫn như vượt biên, bán bãi, buôn hàng lậu … Bấy lâu tôi đã “thoát” được, không lẽ bây giờ …

Công việc này quá dễ đối với chúng tôi. Tôi bỗng nhớ tới lời bà nội tôi khi xưa - Cái gì “quá” đi đều không tốt.

Rồi tôi quyết định từ chối, trùm chăn, ngủ ngon một mạch tới sáng.

Người bạn Thái rất tiếc cho quyết định của tôi

Quãng thời gian ở Kokong, chúng tôi như Robinson trên hoang đảo, vượt qua được cám dỗ vật chất, những dục vọng thể xác, nỗi cô đơn xa quê hương, tất cả những gì tối thiểu nhất của đời sống tinh thần mà mỗi con người cần phải có, từ nụ hôn người yêu đến sự thèm khát bản năng … Tất, tất thảy như hạt mưa trên sa mạc.



Hoàn thành nhiệm vụ sau năm năm ở đảo tôi xin ra quân. Mất mấy năm vất vả, vật vờ. Những ngày ấy có lần gặp lại người thủ trưởng cũ thấy tôi khổ quá ông ân hận “Biết thế này ngày ấy tao không ký quyết định cho mày ra quân”.

Đời người ta ai cũng có cái số, cái duyên. Vài kỷ niệm nho nhỏ trong quãng thời gian năm năm ở Kokong vừa kể cho các bạn là một phần trong cái duyên, cái số của tôi.


t/p HCM 2/11/08

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ bảy, tháng mười một 22, 2008)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Giao ban đột xuất

Start:     Nov 25, '08 6:00p
Location:     107 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Minh Phượng nói...
(trong "nhận xét 12" của bài "GIAO BAN ĐỘT XUẤT" - 22/11/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.)

Phượng chào các bạn. Mong mọi người còn nhớ những điều tốt đẹp về Phượng. Nhất định năm sau gặp được nhiều bạn hơn. Kể cả các khoá, miễn là bạn Trỗi.
20:28 Ngày 25 tháng 11 năm 2008

...hôm qua K6 có chị Tường Vân, anh Thắng “híp”, anh Trung, con trai anh Huỳnh Hồng K6, Thu Hà K7, Nguyễn Thị Thái K8 và hai người bạn là thành viên CLB. Nhiệt tình với bạn ở xa về, gần cuối buổi ông chủ CAFÉ PHỐ Văn Hùng cũng phi tới tham dự...
Út Trỗi


...Dự kiến tuần sau sẽ có một buổi "giao ban trái lịch" với Hoàng Minh Phượng, một tay thường xuyên đọc chùa blog Trỗi, trước khi về lại bển.
Chương trình này sẽ do phía c11 thu xếp.
(HữuThành)

...Phượng c11 k6 về Hà Nội thăm nhà và có nhã ý muốn hội ngộ với anh chị em Trỗi,
... Do vậy sẽ có một cuộc giao ban đột xuất
vào 6 giờ tối thứ ba tới, ngày 25/11,
tại 107 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. (Địa điểm này là câu lạc bộ bóng bàn K7-K8. Cổng cơ quan có anh bộ đội đứng gác, không sợ, cứ vào và xưng là khách vào câu lạc bộ bóng bàn của "anh Vinh" là vào được).
...
Mời anh chị em tới giao lưu.

Được đăng bởi Hòa Bình

Xem:

1. Giao ban Vườn Treo gặp gỡ các thầy - HữuThành - 22/11/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
2. GIAO BAN ĐỘT XUẤT- Hòa Bình - 22/11/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. Tin ngắn - Út Trỗi - 26/11/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2008

20/11

Start:     Nov 20, '08 11:00a
End:     Nov 20, '08 2:00p
Location:     Nhà hàng Vườn Phố (cạnh SVĐ QK7), A2 Phan Đình Giót, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
...Rất mừng là năm nay các thầy, cô có mặt tham dự đầy đủ, trừ thầy Trần Sinh đang ở dưới Cần thơ, thầy Hồng Tuyến ở Vũng tầu do đường xá cách trở không lên được. Còn lại các thầy: Văn, Trực, Điền, Ký, Trọng, Chinh, cô Thục đều đến dự. Ngoài ra trong Nam còn được đón tiếp thầy Phạm Lực nhân dịp triển lãm tranh trong thành phố HCM cũng đến...
(dathb136)

...Dự kiến 30 người nhưng tổng cộng tham dự gần 40, chỉ thiếu K2. K6 tiến bộ vượt bậc, đến dự rất đông. Các Thầy Cô tâm tình: cả đời đi dạy nhiều nơi nhưng bây giờ chỉ còn học sinh Trường Trỗi nhớ đến. Thật vui và xúc động...
(JM)


...11 giờ trưa mai (20/11) tổ chức họp mặt với các thầy cô
tại Vườn Phố (cạnh SVĐ QK7),
đã thông báo cho BLL các Khoá cử đại diện tham gia.
ACE blogger nào có điều kiện xin mời đến tham dự
(Nguồn tài chính: Lệ Quyên).

(JM)...

Xem:

1. Tin trong lời góp của bài: "Đàn anh Khóa 1 đăng đàn " - JM, 19/11/2008 - "Blog Bạn Trường Trỗi ".
2. ƠN MÃI THẦY CÔ - DucDung, 19/11/2008 - "Blog Bạn Trường Trỗi ".
3. CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 - dathb136, 20/11/2008 - "Blog ÚT TRỖI".
4. CHÚC MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO - Hòa Bình, 20/11/2008 - "Blog ÚT TRỖI".
5. Chúc mừng - dachoak7, 20/11/2008 - "Blog ÚT TRỖI".
6. PHÍA NAM CHÀO ĐÓN THẦY ,CÔ GIÁO NHÂN NGÀY 20/11 - dathb136, 20/11/2008 - "Blog ÚT TRỖI".
7. Ngày của những nhà giáo - TranKienQuoc, 20/11/2008 - "Blog Bạn Trường Trỗi".
8. Bài 2: Tin họp mặt 20/11 của anhThanh Tường k1 - TranKienQuoc, 21/11/2008 - "Blog Bạn Trường Trỗi".
9. THƯ GỬI THẦY GIÁO CŨ - EGK9 - 20/11/1997, Hòa Bình 22/11/2008 - "Blog ÚT TRỖI".

Xem thêm:
1. NHỚ MÃI NHỮNG NGƯỜI THẦY - NGUYỄN NAM ĐIỆN (học sinh khóa 6) - 05/5/2008, Blog "Sinh ra trong khói lửa".
2. NỖI NHỚ KHÔNG QUÊN - Nguyễn Hữu Hà – Lê Hòa Bình (học sinh khóa 7) - 02/5/2008, Blog "Sinh ra trong khói lửa".
3. THĂM LẠI THẦY CŨ - Trần Hữu Nghị k8 - 15/8/2007, Blog "Sinh ra trong khói lửa".
4. 10 - Nhớ thầy cô - Ban biên tập, Tr.: 52 , SRTKL2 - Blog K6 – 1/2/2008.
5. 68 - Tác giả bài „Hiệu ca” - Minh Phương, Tr.: 271-275 , SRTKL2 - Blog K6 – 31/1/2008.
6. 72 - Thầy dạy vẽ - Nguyễn Hoàng Anh – K6, Tr.: 284-285 , SRTKL2 - Blog K6 – 31/1/2008.
7. THẦY MÃN - hameok6, Blog K6 31/1/2008.
8. HỌA SĨ PHẠM LỰC - THẦY CỦA CHÚNG TA - hameok6 Blog K6 31/1/2008.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

Dậy sớm - Thể dục sáng - HaMeoK6








Dậy sớm - Thể dục sáng

 haeok6

Hôm trước A trưởng “rủ rê” sáng dậy sớm ra công viên gần nhà tập thể dục. Ôi, lại dậy sớm ! … 

Nhớ hồi ở trường, sáng sớm, trời còn mờ tối, nhất là vào mùa đông, chẳng biết là mấy giờ, nghe kẻng trực ban là bật dậy chạy vội ra sân tập thể dục buổi sáng, có khi mắt còn chưa mở nhưng không bao giờ bị vấp té (!). Có một lần ở Hưng Hóa, trực ban chắc là ngủ quên, mãi tới lúc sáng bảnh mắt mới đánh kẻng, làm AE được một bữa “sướng”. 

Nghe kẻng, tất cả bật dây như gặp phải “ác mộng”, vội chạy xuống sân. Xếp hàng từng lớp theo đội hình 9 - 6 – 3 – 0 và tập thể dục. Bài thể dục thì là bài được học trong giờ Thể thao – Quân sự. Hồi ở Đại Từ là bài tập thể dục bình thường mà các học sinh phổ thông vẫn thường tập. Sang tới Quế Lâm thì tập bài Thể dục Quốc phòng tay không, hình như là 42 động tác thì phải (có 2 bài). Rồi về Hưng Hóa thì là Võ Trần Sinh như AE ta vẫn gọi bài võ Thể dục của thầy Trần Sinh sáng tác dậy cho toàn quân. Sau này, lúc ra học lớp 10 ở trường ngoài, có thời gian học Quân sự là học bài võ này. Mấy “anh” bộ đội đến huấn luyện cho học sinh múa may sai bét, trông không ra đâu, gặp phải thầy Sinh chấm thì chắc là rớt hết (?). Nhưng AE Trỗi cũng chỉ cười – Biết nói gì bây giờ khi AE mình được học trực tiếp từ Sư phụ sáng tác ra bài đó mà !

Quay lại chuyện thể dục ờ trường. Hồi ở Đại Từ thì ít phải chạy, có lẽ lúc đó tụi tôi còn nhỏ (lớp 5), hay là vì không có chỗ chạy, hay là … lâu quá rồi quên (?).

Cây đa Trường mới - Quế Lâm Hình 1 : Cây đa Trường mới

Tôi không nhớ rõ, nhưng hình như cứ mỗi tuần 1 lần phải có 1 buổi chạy. Hồi ở Trường mới Quế Lâm là chạy theo đội hình Trung đội, vừa chạy vừa hô “Một, hai, ba, bốn ! Một, hai, ba …., bốn!”. Ra tới gốc đa (khoảng 1 km tính từ cổng trường), rồi dừng lại nghỉ một chút rồi chạy tự do về. Lúc đó đứa nào cũng thi nhau chạy về thật nhanh để giành chỗ đánh răng rửa mặt. Chỉ khổ mấy thằng mệt, chạy chậm … Mà hình như không có bữa nào ăn sáng xôi chè vào ngày chạy thì phải ? Nếu có, chúng nó chắc chạy còn nhanh nữa !

Lúc ở Hưng Hóa thì hình như phải chạy nhiều buổi hơn thì phải. Rất ít khi được tập thể dục ngay dưới sân, mà thường xuyên phải chạy từ nhà ra tới sân bóng trước cổng trường, chạy 1 vòng quanh sân rồi mới dừng lại “9 - 6 – 3 – 0”. Rồi có bữa thì sau khi tập thể dục xong lại phải chạy về bằng đường vòng ra phố rồi vào bằng cổng hông (là cổng chính của doanh trại ngày nay).


Hồi đó có cái nhà dân ngay sân bóng bị tụi nào “hốt cá” dưới ao, nên sáng nào ra cũng vừa chạy, tập thể dục vừa nghe bà chủ ca “cải lương”. Bả chửi rất hay, có vần điệu đàng hoàng và không có câu nào lặp lại. Bả chửi từ khi AE mình bắt đầu ra sân cho tới khi tập xong chạy về thì thôi (chắc bả đang tập thể dục bằng cách luyện khí công mỗi sáng chăng ?). Bữa đó lớp tôi đang vừa chạy vừa nghe bả “ca” theo nhịp điệu thì bỗng có một đứa thốt lên : Câu này chửi rồi ! Cả bọn phá lên cuời, tới thầy giáo cũng phải cười theo.

Thăm lại Hưng Hóa - Tại cổng chính lúc bấy giờ, bên phải là sân bóng hồi đó và bên trái là nhà thờ đổ.
Hình 2: Thăm lại Hưng Hóa - Tại cổng chính lúc bấy giờ, bên phải là sân bóng hồi đó và bên trái là nhà thờ đổ.

Rồi thỉnh thoảng, hình như mỗi tháng 1 lần thì phải, lại có báo động hành quân. Những bữa này thì phải dậy sớm hơn nhiều. Nghe tiếng còi ba hồi một giật giật, thằng nào thằng nấy mắt vẫn còn nhắm nhưng ngồi bật dậy, với tay giật 4 góc mùng, xếp chăn cái vèo cuộn mùng vào nhét ba lô, xỏ quần, xỏ áo, móc ba lô lên vai là vừa đi ra sân vừa cài quần, cài áo … (hình như lúc đó mắt vẫn nhắm thì phải ?). Thường là chỉ có 3 phút cho tất cả các việc đó xong là xếp hàng và … hành quân. Bữa nào hành quân xong về tới nhà mới thấy tụi lớp khác còn đang tập thể dục, nên đánh răng rửa mặt rất thoải mái, không phải tranh giành với ai…

Hành quânHình 3: Hành quân

Cũng chẳng nhớ hồi đó hành quân là đi lòng vòng những đâu. Lúc ở Đại Từ, có bữa đi vào cả rừng tre, rừng nứa, có bữa phải cởi giầy xắn quần lội ruộng, lội bùn lung tung cả. Hành quân ở Y Trung thì “sướng” hơn vì hầu như chỉ đi trên đường bằng, có bữa còn đi dọc theo đường cái ven sông Ly đẹp vô cùng. Còn lúc ở Trường mới phải ra mấy cái nghĩa địa, có lần còn phải leo lên núi đằng sau trường, chỗ có bể nước … mệt muốn chết. Nhưng có lẽ mấy thầy cũng thương tụi nhóc, nên chưa có bao giờ phải hành quân vào mấy ngày có tuyết và hình như mùa đông thì cũng ít hành quân hơn thì phải (?). Tôi nhớ không có bữa nào phải mặc áo bông, đeo ba lô hành quân … Mệt nhất có lẽ hồi ở Hưng Hóa, khi tụi công trường đang đổ đá làm đường, nhiều buổi hành quân dọc theo con đường đá lổn nhổn vừa mệt vừa sợ trẹo chân … Tuy chẳng ăn nhằm gì với chuyện cuốc bộ đi chơi ra Quế Lâm (10 km) hay sau này từ Hưng Hóa sang Trung Hà (hình như cũng khoảng 10 km thì phải), nhưng không thể so sánh đi chơi với đi hành quân được!

Nhưng nói tóm lại, mấy ngày nghỉ không phải dậy sớm tập thể dục là một “niềm hạnh phúc” cho tôi lúc bấy giờ và cho tới mãi sau này. Tới nay vẫn còn ! Dứt khoát không dậy sớm theo “lệnh” của A trưởng!
Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 17 tháng mười một năm 2008.
 




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2008

Leipzig đón Hùng Xiểm

Start:     Nov 14, '08 11:30a
End:     Nov 14, '08 4:00p
Location:     Leipzig
Gặp Tấn Cáo tại nhà bạn

......Hùng "xiểm" báo tin đang ở Leipzig, làm việc với Viện Công nghệ môi trường... Tôi phone ngay cho Quí "nhẽo" và Võ Hùng, hẹn chúng nó đi gặp Hùng "xiểm" (kêu cả Thắng "khổ" ra cùng).

...Anh em gặp nhau mừng quá ..."vui như tết", uống và lại nói chuyện Trỗi. Đoàn của Hùng chỉ ghé lại Leipzig có ngày hôm nay thôi... Lai rai đến gần 16 giờ ...
Anh em ở đây đã nhờ Hùng Xiểm chuyển lời chào tới tất cả anh em ở nhà.

Quang, Quí


Xem:

1. Leipzig đón Hùng Xiểm - tongiaquy - 15/11/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.
2. Gặp bạn cũ nơi đất khách - Hoàng Quang k4 - 15/11/2008 – Blog “ÚT TRỖI”.
3. Thăm bạn Trỗi ở Đức - Thanh Hùng k6 - 28/11/2008 – Blog “Bạn Trường Trỗi”.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2008

Cảm nhận bạn bè - Kiến Quốc



Cảm nhận bạn bè



Dễ đến vài chục năm chả gặp Quý “còi” k6 (Lê Tứ Quý), anh bạn nhỏ con nhưng đá bóng ở chân tiền đạo với những cú dê dắt lắt léo hiệu quả, từng ghi nhiều bàn vào lưới đội bạn. Thật ra Quý chơi thân với Công “xìn” nhà tôi. Khi trường giải thể, về HN mới hay mẹ Quý làm cùng Bộ Ngoại thương với mẹ tôi. Từng làm công tác phụ nữ lâu năm nên mẹ tôi rất quan tâm đến cán bộ phụ nữ và cô Hiền là 1 cán bộ cấp dưới thân thiết. Thỉnh thoảng mẹ Quý hay qua lại thăm mẹ tôi.

Vậy mà sáng hôm kia, Lưu “thẹo” k4 nối máy cho tôi nói chuyện với Quý thì hay tin cô Hiền mẹ Quý mới mất, sáng 11/11 tang lễ ở Viện 108. Sáng qua đến thì thấy các bạn k6 vừa vào viếng. Tôi, Lưu và Ngô Sơn đi ké đoàn của Textimex. Viếng và nhìn cô lần cuối rồi ra chia buồn cùng Quý và gia đình. Nghe Quý ghé tai vợ: “Anh Q nhà bác Hưng. Bác thương bà nhà mình lắm!”. Chúng tôi ôm lấy Quý để san sẻ nỗi mất mát lớn.

Anh em k6 viếng ra còn ngồi nói chuyện mãi. Minh Phượng về nước làm việc cũng tranh thủ ghé qua chia buồn. Cái tình của anh em Trỗi thật đáng quý!

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2008

Một số vấn đề GT đường bộ ! - HaMeoK6

Nếu thấy người này trước xe bạn thì bạn có vượt hay không ?


 
 0

Không
 
 3

Một số vấn đề GT đường bộ !

 

Sưu tầm được một số hình ảnh về GT, nhưng không hiểu nên đăng lên nhờ các bạn trả lời giùm.


Kiểu này là vi phạm luật GT hay tiêu chuẩn VH?



... cần phải có CS quốc tế hỗ trợ !



Dành cho các bạn lái xe Ô tô tự kiểm tra khả năng xử lý : Nếu thấy người này trước xe bạn thì bạn có vượt hay không ?
Trả lời : Có - Không
(chú ý : trả lời cho đúng, có thể bị mất bằng lái đó !!)



Không biết mũ bảo hiểm này có đạt "chuẩn" không nhỉ ?



CSGT VN bất lực ?
  

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>