Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 43/b




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG III: THỰC - ẢO

“Tự nhiên không làm bất cứ việc gì vô ích”.
Hêrôn
“Ôi, sự tất yếu diệu kỳ (…), mọi hành động tự nhiên đều tuân theo ngươi bằng con đường ngắn nhất”.
Léonard de Vinci
“Vũ Trụ như một trò chơi ảo tượng khổng lồ chứa đầy các ảo ảnh thách thức trí tưởng tượng của chúng ta. Thật nghịch lý, chính một phần nhờ vào những nghiên cứu về các ảo ảnh Vũ Trụ này mà chúng ta hiểu chính xác hơn về hiện thực”.
Trịnh Xuân Thuận


(tiếp theo)
Suy tư toán học không thể “vẽ vời” ra những biểu diễn mà hiện thực không hàm chứa. Chúng ta phát biểu như vậy không phải là vô căn cứ.
Trong Vũ Trụ số, chúng ta luôn chọn được ngẫu nhiên hai số bất kỳ để lập thành một phân số. Giả sử có hai số m và n, với m>n, đồng thời để tiện theo dõi, m và n là nguyên dương, được lập thành phân số:
              
Một cách ngẫu hứng, chúng ta đưa ra biểu diễn:
              
Để “hợp đạo lý” thì phải xảy ra:
              
Tuy nhiên, vì tự do “quá trớn” trong tư duy thường dẫn đến sự tùy tiện “ngoan cố” cho nên chúng ta vẫn cứ cho biểu diễn đó “hợp đạo lý” ngay cả khi . Vì m>n nên chúng ta giả sử được:
               ,    với a < n
và do đó:
              
Chú ý: nếu cho a = n  thì n = 2. Suy ra
vế phải rõ ràng là số thập phân trong khi vế trái là số nguyên dương. Vậy thì làm sao chúng bằng nhau được? Chúng ta cho rằng sự “ngoan cố” tùy tiện dù có “hùng dũng” đến mấy thì cũng phải có giới hạn và ngưỡng chặn trên của nó là sự gàn dở. Nếu ngoan cố dù sao vẫn còn chút tỉnh táo thì gàn rở coi như đã bị mất trí. Chúng ta chỉ tự nhận mình là ngoan cố thôi chứ chưa phải gàn rở nên đành lủi thủi rút lui mà suy nghĩ lại.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Nước Mỹ từ Tây sang Đông (4)


(Tiếp theo và hết)

Theo chương trình, từ Washington DC, chúng tôi đi lên phía Bắc trong một ngày di chuyển hơn 450 dặm. Hành trình có đi qua các điểm tham quan: Hershey's Chocolate WorldCorning Museum of Glass. Sau đây là một số hình ảnh các điểm du lịch đó:

Hershey là tên một thị trấn nhỏ ở tiểu bang Pennsylvania. Nơi đây có một khu trưng bày chocolate nổi tiếng thế giới (Xem thêm Bản đồ Google - chế độ 3D )

Cửa vào Khu triển lãm

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Đạp xe



Buổi chiều, trời đẹp hẳn lên. Không nắng, không mưa, gió lạnh thổi nhè nhẹ. Thời tiết y như Sa Pa, Đà Lạt, … vậy. Thật lý tưởng cho một chuyến vi hành. Tuyến đường đã được định trước: một vòng đường men hồ Tây.

Du ngoạn vòng quanh hồ Tây chỉ là cái cớ để có một cuộc tổng “kiểm tra sức khỏe”. Nói vậy thôi, chứ mới cách đây chừng một tháng, vẫn đôi chân này – đôi chân gần 60 năm chinh chiến “vào Nam ra Bắc”, “lên rừng xuống biển”, rồi cả những khi “lên bờ xuống ruộng” nữa – đã thử sức ở cung đường này rồi. Và cái chính là phương tiện lựa chọn: Xe đạp.

Khi giã từ tuổi thiếu niên, tôi đã từng đạp xe từ thị trấn Hưng Hóa (tỉnh Phú Thọ) để về Hà Nội. Khi đó, chiếc xe tôi mượn một ông anh họ là một chiếc xe đạp khung gióng ngang (xe nam). Phía trước có gắn một lá cờ đuôi nheo màu đỏ, có tua rua màu vàng. Trên đỉnh cây cờ có con sư tử nhôm gật gù theo từng vòng quay của bánh xe. Cái yên xe cũng bọc một cái “áo” vải xanh đỏ gì đấy… Tóm lại chiếc xe lúc đó có hình thức như những con xế hộp có nhiều “đồ chơi” của các “đại gia chịu chơi” ngày nay. Cả một ngày đạp xe, chỉ dừng lại uống nước ở Thị xã Sơn Tây chừng 15 – 20 phút thôi. Đến chừng 3 giờ chiều mới về đến Hà Nội, vừa đói vừa khát vừa mệt và … ê đít. Quãng đường chừng hơn 70 km, nhưng hồi đó đi lại rất khó khăn. Đường xấu đã đành, lại còn phải qua phà ở Trung Hà, rồi máy bay Mỹ xẹt qua… Nhưng đó là kỷ niệm không thể nào quên được, lần đầu tiên thực hiện một chuyến đi dài như thế.

Xuất phát thong dong, vừa đi vừa trông chừng để tránh lũ xe máy, ô tô, … nên cũng chả thấy sung sướng gì. Thoát ra khỏi phố phường để bắt đầu vào con đường sát mép hồ mới tĩnh tâm lại. Từ đây, đầu óc cảm thấy vô cùng thoải mái. Gió lộng từ mặt hồ lướt qua các rặng liễu rủ thướt tha dọc theo bờ hồ. Phong cảnh nơi đây không khác những khu du lịch nổi tiếng trên thế giới. Chỉ khi thoang thoảng mùi thum thủm bốc lên từ các bến nước mới đánh thức ta trở lại với… hồ Tây. Chân đạp xe, mắt nhìn ra mặt hồ xa xa, cảm giác thật khỏe khoắn, tưởng như mình mới hai mươi. Bắt đầu là đoạn “Tình Yêu”, rồi đến “Ven Hồ”, “Trích Sài”, “Võng Thị”, … chả mấy chốc đã lên đường Lạc Long Quân. Vượt qua cái dốc nhỏ mới bắt đầu thấy hơi đau ở cái đầu gối. Nhưng do dốc ngắn nên cái đau không lâu, hai chân vẫn đều đều khoan khoái.

Lúc này chợt nghĩ đến thời kỳ sơ tán ở chợ Bầu (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Vẫn cái xe đạp cũ, của “cha truyền con nối”, tôi “tung hoành” khắp nẻo đường Bắc Giang, Bắc Ninh, … Không những thế, thỉnh thoảng lại còn đèo cả ông “bạn vàng” Duy Cường về Hà Nội. Hồi ấy, tôi chỉ chừng 50 kg mà phải đèo một thằng tẩm hơn 70 kg. Không phải là vì nó không biết đi xe đạp. Mà vì tôi không muốn cho nó phá xe của tôi. Thằng này khi đi xe, nó chả để ý gì trên đường cả. Mắt nheo nheo, tay vung lên theo cái mồm hung hăng “chém gió”. Gặp “ổ gà”, vũng trâu ỉa, … nó vẫn lao. Hơn nữa, tôi cũng không muốn bị thằng này nó “tra tấn” bằng những phát… trung tiện, mà vụ này tôi thường hay “thả ra” khi phải gồng toàn thân đạp xe.

Đi hết chiều dài con đường “Nhật Chiêu” bắt đầu đến Quảng Bá, tôi mới bắt đầu cảm thấy hai bắp chân bắt đầu đau nhức. Khi xuống con dốc dài, đôi chân có cảm giác như đeo đá, nhất là khi hết dốc và guồng lại theo tốc độ. Vòng vèo theo con đường “Bến Nhật Bản” rồi sang Quảng An, tự nhiên cơn đau nhức, ê mỏi biến mất. Chân lại đạp xe bình thường như chưa từng chạy hết một quãng đường dài như vậy.
Thật lạ! Phải công nhận là đẹp nhất con đường ven hồ Tây là đoạn này. Phía ngoài là hồ rộng bát ngát, phía trong là các hồ sen như đầm Đông, đầm Trị, ao Thủy Sứ, …Đến mùa sen nở chắc nơi này sẽ đông đầy “trai thanh gái lịch”, không còn chỗ mà đạp xe nữa cũng nên.

Nhớ những năm tháng gian khó, đi công tác cũng phải đi đạp xe. Khắp vùng Sơn Tây, sang Hòa Bình, … chúng tôi cứ rong ruổi ngày này qua ngày khác bằng xe đạp mà không biết mệt. Mang tiếng là cán bộ cấp trên đến làm việc tại đơn vị, khi được hỏi: “Xe các anh để đâu?” chỉ vào mấy chiếc xe tòng tọc mà… phán: “Kia”. Chủ và khách cùng cười ngượng nghịu… Thế rồi, thời làm ăn. Chỉ có mặc cả giá mà phải đi đi lại lại chục lần mới xong. Và đương nhiên là phải lọc cọc chiếc xe đạp từ nhà đến Cầu Diễn hay khu Cao Xà Lá, … mà nếu như ngày nay chỉ cần một cú “phôn” là xong. Thế đấy!

Hết đoạn Quảng An đi ven hồ một khúc nữa vào bán đảo có khách sạn Sheraton Hà Nội. Cố vòng thêm ra phía sau khách sạn – đường ven hồ - rồi bắt đầu leo lên một con dốc dài tới ngã ba Nghi Tàm (nay là ngã ba Âu Cơ – Xuân Diệu). Đến đây buộc phải xuống dắt xe vì cũng muốn cho đôi mông nghỉ ngơi một chút. Cái ngã ba này trước kia có một cái đồn công an và trước cửa thường có góc vườn nở mấy bông hướng dương vàng óng. Nay chả còn dấu tích. Hết con dốc, tôi lại thả dốc đường Yên Phụ rồi nhập vào phố phường Hà Nội ồn ào chen chúc, như người tỉnh cơn mê dài…

Dọc con đường ven hồ, tôi bắt gặp rất nhiều người đạp xe. Trai có, gái có. Trẻ có mà già cũng nhiều. Trông họ, người ta có thể nhận ra ngay đó là các “cua rơ” chính hiệu. Đầu đội mũ bảo hiểm, khoác lên người bộ quần áo bó sát, có nhiều chữ ghi trên đó nhưng không đánh vần được – chữ ngoại quốc. Chân đi giầy thể thao đủ các nhãn hiệu “Adidas”, “Nike”, “Reebok”, … Và đương nhiên, xe đạp của họ là xe thể thao các loại.

Có anh bạn khi biết tôi đi vòng quanh hồ bằng xe đạp… thường thì rất ngạc nhiên. Anh ta còn khăng khăng: Không đi được đâu! Không đi được đâu! …và khuyên tôi nên chọn lấy một cái xe đạp ngoại (có giá 1000 đến 3000 tiền Mỹ). Thế mà tôi vẫn đi, mà không phải một lần để biết. Ba lần rồi. Mà chắc sẽ còn đi nữa, cho đến khi … không đi được nữa thì thôi. Cái xe đạp của tôi nguyên là xe tôi mua cho con tôi khi vào cấp III. Qua lớp 10, 11 rồi lớp 12 và hàng trăm km đi học thêm nữa, chiếc xe đáng ra đã hết “khấu hao” và phải về… hưu rồi. Giờ trông nó khó mà phân biệt được với xe đạp của mấy em đồng nát. Nhưng tôi quyết định dùng xe đạp này để “rèn luyện sức khỏe” chính vì nó mới tạo ra cái động lực vươn tới của con người.

Đang dừng đèn đỏ ở ngã tư Quán Thánh – Nguyễn Biểu thì “rầm” một cái phía sau. Thôi chết! Khéo toi con xe. Quay lại. Một khuôn mặt kiều diễm bị các phụ kiện như nón, quai nón, khăn quàng, … che khuất với đôi quang gánh hiện ra cùng với tiếng oanh vàng thỏ thẻ: “Iemiem xin lỗi bác. Iem tránh cái anh lày” và nhanh chóng chạy lên vỉa hè. Những tưởng bị một con “xế hộp” của đại gia nhà giàu tông vào thì chắc chắn phải… ăn vạ cho đến khi “lòi ra” cho ông một con xe đạp thể thao cỡ 1000 tiền Mỹ mới chịu, thì lại gặp “iem lày”. May mà không sao. Của đi thay người!


Xuân 2013


 ❧ ❀ ❧ 












0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 43/a



THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG III: THỰC - ẢO

“Tự nhiên không làm bất cứ việc gì vô ích”.
Hêrôn
“Ôi, sự tất yếu diệu kỳ (…), mọi hành động tự nhiên đều tuân theo ngươi bằng con đường ngắn nhất”.
Léonard de Vinci
“Vũ Trụ như một trò chơi ảo tượng khổng lồ chứa đầy các ảo ảnh thách thức trí tưởng tượng của chúng ta. Thật nghịch lý, chính một phần nhờ vào những nghiên cứu về các ảo ảnh Vũ Trụ này mà chúng ta hiểu chính xác hơn về hiện thực”.
Trịnh Xuân Thuận


Khó mà hình dung nổi trong Vật lý học ngày nay lại vắng mặt phép tính vi – tích phân.
Có thể nghĩ rằng giả sử như không có vật lý học thì trước sau gì phép tính vi – tích phân cũng được toán học sáng tạo ra do đời hỏi về nhận thức của bản thân nó. Tuy nhiên trong thực tế lịch sử thì chính nhờ có sự đòi hỏi bức thiết của vật lý học mà phép tính vi – tích phân ra đời. Đây cũng chính là sự biểu hiện quá trình tác động ngược trở lại của vật lý học phải mượn những kiến thức “có sẵn” của toán học để biểu diễn định lượng những định luật, quy luật tự nhiên mà nó khám phá được. Dần dần, quá trình đi “khai hóa” tự nhiên của vật lý học gặp phải những hiện tượng có thể lý giải định tính một cách “mông lung” được nhưng không thể đúc kết một cách tổng quát và định lượng được bằng những kiến thức toán học đang có. Điều đó buộc toán học phải đi tìm giải pháp mới, lý thuyết mới nhằm đáp ứng đòi hỏi của vật lý học, giúp cho vật lý học tiếp tục tiến lên, đồng thời toán học cũng nhờ thế mà tự bổ sung, hoàn thiện mình. Toán học không thể không hành động như thế, bởi vì mục đích tối hậu của toán học và vật lý học là cùng nhau phục vụ vô điều kiện cho nhận thức thế giới khách quan của con người. Nhưng trước một nhiệm vụ nào đó đại loại như thế, toán học có bao giờ chịu thất bại không? Không! Không bao giờ, vì một khi vật lý học phát hiện ra một hiện tượng dù lạ lùng đến mấy thì lời giải toán học đã tiềm ẩn trong bản chất của hiện tượng đó rồi và chỉ còn chờ đợi toán học “tóm cổ lôi ra” mà thôi.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Nước Mỹ từ Tây sang Đông (3)


Đầu tháng Sáu, tôi đặt tour bờ Đông chơi bảy ngày hạng “Deluxe”, đi qua New York, Philadelphia, Washington DC, Boston.


Hàng không


Kiểm tra an ninh Hàng không: vào một buồng kính có khung dò quay 180 độ quét qua toàn bộ hành khách, khi đi qua cửa này phải cởi bỏ áo khoác và phải bỏ cả giầy vào khay đưa qua máy soi... Nếu mang máy tính phải bỏ ra ngoài túi xách và để riêng vào một khay. Thủ tục kiểm tra an ninh áp dụng cả cho các chuyến bay quốc tế. Nhưng rất lạ là khi rời khỏi nước Mỹ không cần làm thủ tục xuất cảnh hoặc "máy" làm lúc nào không biết.

Đây là loại máy bay tôi đi qua Mỹ: Boing 747-400. Hãng China Airline kiểm tra trọng lượng hành lý khách rời Mỹ cực kỳ nghiêm ngặt. Họ còn phát một tờ cảnh báo cho khách mang hộ chiếu Việt: phạt 32 $ nếu vượt quy định tại quầy check-in, phạt 150 $ tại quầy soát vé lên tàu nếu cân lại...


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 42/b



THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG II: KINH ĐIỂN

“Cứu cánh của khoa học tư biện là chân lý, trong khi, cứu cánh của khoa học thực tiễn là hành động”.
Thomas Aquinas (dẫn)

(tiếp theo)
Người có quan niệm duy nghiệm thuần túy và trở thành ông tổ của chủ nghĩa suy nghiệm là nhà triết học Bêcơn (Francis Bacon, 1561-1626), người ra đời trước Đềcác 35 năm và cũng có chủ trương đưa khoa học  ra khỏi ảnh hưởng của thần học. Bêcơn cho rằng khoa học là kiến thức được xây dựng nên từ kinh nghiệm thuần túy. Muốn cho kinh nghiệm được thuần túy, nghĩa là đúng đắn, đáng tin cậy thì phải tiến hành xem xét, khảo sát thật kỹ càng, tỉ mỉ từng sự vật - hiện tượng trong thực tế, phải loại bỏ mọi giả định, suy diễn phi thực tế ban đầu. Từ đó mà rút ra những tri thức. Quan niệm như vậy có thể là còn phiến diện nhưng chưa hẳn là sai nếu hiểu một cách “linh động”. Tuy nhiên Bêcơn đã cực đoan hóa nó khi tiếp tục cho rằng suy lý thuần túy là sai lầm, toán học thuần túy là vô tích sự.
Đềcác lại quan niệm ngược lại. Ông cho rằng kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn chỉ mới là kết quả sơ khai, chưa đủ độ tin cậy nếu chưa qua sự “thẩm định” của tư duy lý tính thuần túy. Theo ông, tri thức đích thực chỉ có thể có được từ hoạt động trí tuệ của tinh thần, tương tự như trong toán học và lôgic học. Ông coi diễn dịch là phương pháp nhận thức cơ bản trong nghiên cứu triết học và khoa học mà xuất phát điểm của nó (tạm gọi) là trực giác lý tính (siêu hơn trực giác cảm tính!) hay tri giác thuần túy của tinh thần. Thứ trực giác này vốn dĩ hiển nhiên, tuyệt đối rõ ràng và minh bạch, không cần chứng minh (thực ra cũng không thể chứng minh cái tạo nên chứng minh!) thì cũng không cách gì bác bỏ được, có trước cảm giác, trước kinh nghiệm nên có tính bẩm sinh, tiên thiên, tiên nghiệm (thật huyền bí quá chừng! Ở điểm này, phải chăng Đềcác là tiền bối trực tiếp và trực hệ của Kant?). Như vậy, đối với Đềcác, chỉ có thể tiếp cận được chân lý, xây dựng được tri thức chân chính và đích thực bằng cách duy nhất: suy lý thuần túy của trí tuệ trên cơ sở đầu tiên là tri giác thuần túy của tinh thần. Thế là có thể nói, chính Đềcác chứ không ai khác đã chắp cánh cho “phương pháp” duy lý hồn nhiên, tự phát thời cổ đại bay cao, hóa thành một quan niệm lớn là chủ nghĩa duy lý.
Trên cơ sở quan niệm đó của mình, Đềcác đã đề xướng ra một phương pháp nhận thức để áp dụng trong thực tiễn nghiên cứu khoa học, mà tiêu chí của nó, theo ông là “… Nhưng nguyên tắc duy nhất mà ta dùng phải là những nguyên tắc ta thấy tự chúng là hiển nhiên nếu không suy ra được từ chúng điều gì ngoại trừ bằng cách diễn dịch toán học. Và nếu mọi điều suy ra này nhất trí chính xác với những hiện tượng tự nhiên, thì theo tôi, chúng ta sẽ xúc phạm Thượng Đế khi nghi ngờ việc phát hiện ra các kết quả như thế là giả dối”.
Để thu thập được tri thức đúng đắn, đáng tin cậy, để tiếp cận được chân lý "đúng là chân lý" bằng phương pháp diễn dịch trên cơ sở duy lý thuần túy, Đềcác đưa ra bốn yêu cầu cơ bản phải tuân thủ sau đây:
1 - Phải thật thận trọng trong suy luận, tránh những phán đoán và thành kiến vội vã. Chỉ có những gì đã được cảm nhận một cách rõ ràng và rành mạch, không gợn nên chút nghi ngờ nào, mới được coi là chân lý đích thực.
2 - Chia sự vật - hiện tượng cần nghiên cứu thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành nó, đến mức có thể được, một cách phù hợp nhất, nghĩa là phân chia vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ hơn để đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu khảo sát.
3 - Lập luận và tìm hiểu theo trình tự từ thấp đến cao, nghĩa là phải xuất phát từ những điều đơn giản nhất, sơ đẳng nhất, dần dần tiến đến những điều “to tát” hơn, phức tạp hơn.
4 - Phải liệt kê, xem xét đầy đủ mọi dữ kiện, không được bỏ sót một dữ kiện nào và cuối cùng, sau khi đã hoàn tất suy lý, phải kiểm tra lại cẩn thận mọi khâu của quá trình lập luận.
Với chủ trương duy lý và việc đề xướng phương pháp cùng bốn yêu cầu cơ bản áp dụng vào thực tiễn nghiên cứu khoa học như vậy, mặt khác cũng có thể bị tác động ít nhiều từ thực tế là hiện tượng dần bộc lộ ngày một nhiều “sơ hở”, sai lầm trong hệ thống khoa học - triết học Arixtốt đã bị kinh viện giáo điều hóa, Đềcác đã nêu ra luận thuyết của mình về sự hoài nghi.
Có lẽ sự hoài nghi xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử loài người là trong trí não một con người nguyên thủy nào đó sau một lần “nhìn gà hóa cuốc” rồi phát hiện ra là gà chứ không phải cuốc! Đó là một ý kiến có phần tếu táo, nhưng đúng là sự hoài nghi phải xuất hiện trong não người từ buổi đầu của thời xa xưa tối cổ, khi mà sự suy nghĩ bắt đầu biết phán đoán. Đã phán đoán thì có thể đúng hoặc sai và sự nghi ngờ đối với một phán đoán tất yếu sẽ nảy sinh.
Nếu bàn luận một cách nghiêm túc và theo lịch sử phương Tây còn lưu lại thì sự hoài nghi chính thức nổi lên thành một quan niệm triết học là vào thế kỷ IV TCN ở Hi Lạp cổ đại. Trước đó, lâu hơn nữa, đã từng xuất hiện không ít nhà triết học có tư tưởng nghi ngờ vào khả năng nhận thức của loài người về tự nhiên. Người thì cho rằng không thể thấy được chân xác hiện thực vì nó luôn biến đổi và hơn nữa vì khả năng bị hạn chế của giác quan, do đó nhận thức chỉ có thể đến một “mức độ hạn định”. Có người lại cho rằng những hình ảnh mà con người thấy được đều không phải là những “sự thực tự nó”, đều chỉ là những “hiện thực lừa dối”, cho nên con người vĩnh viễn không thể nhận thức được thế giới (bất khả tri).
Vào cuối thế kỷ IV, đầu thế kỷ III TCN, quan niệm hoài nghi bộc phát thành như một thứ chủ nghĩa. Nhiều nhà triết học chủ trương không nên tin vào bất cứ cái gì trên đời. Tiêu biểu cho trường phái này là hai thầy trò Pyrrhon (360-272 TCN) và Timon (320-280 TCN).
Quan niệm hoài nghi về nhận thức xuất hiện trong triết học có nguyên nhân không chỉ do “lỗi” nhận định ở con người mà chủ yếu là do “lỗi” của Tự Nhiên Tồn Tại, do sự hiện hình đầy “tính ma quái” của nó trước một chủ thể quan sát “người trần mắt thịt”. Như vậy có thể thấy sự hoài nghi về nhận thức trong triết học như là một tất yếu và hơn nữa sự xuất hiện đó không những không có hại mà còn như một xúc tác thúc đẩy nghiên cứu triết học phát triển.
Vào khoảng 200 năm sau CN, nhà triết học La Mã cổ đại tên là Sextus Empiricus viết tác phẩm “Khái lược về học thuyết của Pyrrhon”. Trong đó có đoạn:
“Trường phái hoài nghi do hoạt động truy tìm và nghiên cứu nên được gọi là “trường phái nghiên cứu”, do tâm trạng của những nhà nghiên cứu sinh ra sau khi nghiên cứu nên được gọi là “trường phái tồn nghi”, do thói quen hoài nghi và tìm tòi cũng như do thái độ không dứt khoát của họ về việc khẳng định hay phủ định nên gọi là “trường phái do dự”. Còn “trường phái Pyrrhon” là trường phái mà chúng ta cho rằng chính ông là người so với các bậc tiền bối càng hoài nghi triệt để, rõ ràng hơn”.
Pyrrhon sinh ra ở Elis và giảng dạy triết học ở đó. Hình như ông không viết gì. Những đoạn văn còn lưu truyền được đến ngày nay là do học trò của ông ghi chép lại. Chúng ta sao chép ra dưới đây để thấy được triết lý cơ bản của Pyrrhon:
“Vạn vật là một thể thống nhất không thể chia cắt. Do đó, chúng ta không thể từ cảm giác hoặc từ ý kiến của mình mà cho rằng sự vật là đúng hay sai. Cho nên chúng ta không nên tin chúng. Chúng ta kiên trì không chút dao động về việc chúng ta không phát biểu gì hết, không phán đoán gì hết. Đối với mọi việc chúng ta đều nói: nó vừa là không không tồn tại vừa là không tồn tại. Hoặc giả nói: nó vừa không tồn tại nhưng lại tồn tại. Hoặc giả nói: nó vừa không tồn tại, vừa không không tồn tại”.
“Không có một việc gì cố định để giáo huấn cho chúng ta. Bởi vì đối với bất cứ một mệnh đề nào, chúng ta cũng đều có thể nói ra một lúc hai mệnh đề ngược nhau”.
“Cái thiện cao nhất là không nên có bất cứ nhận xét gì. Bởi vì có như vậy thì linh hồn mới được yên ổn”.
Tư tưởng hoài nghi của Pyrrhon là biểu hiện triết học Hy Lạp cổ đại đã lâm vào tình trạng bế tắc, khi trình độ nhận thức của nó chưa kịp đáp ứng trước những vấn đề về tư duy lý luận mới nảy sinh ra sáu thời kỳ phát triển cực thịnh. Chính vì vậy mà tư tưởng hoài nghi đó cũng là sự biểu hiện về sự mất niềm tin vào khả năng có thể nhận thức được thế giới khách quan ở con người. Nó tỏ ra hoàn toàn bi quan, tiêu cực.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Quen biết nhờ... móc cống






Quen biết nhờ... móc cống



Rồi chiến tranh cũng chấm dứt. Chúng tôi lại về trường tiếp tục học tập. Năm 1975, sau ngày toàn thắng, Nhà nước tổ chức mít tinh diễu hành ở Quảng trường Ba Đình. Chúng tôi được huy động tham gia diễu hành quần chúng.

Đêm đó, mỗi thằng được phát một cái bánh mì kẹp thịt, tập trung đi từ trường ra đường Thanh Niên từ 2 giờ sáng. Vì náo nức nên không ngủ, khi đi ngang qua cổng công viên Thống Nhất đường Nam Bộ, tôi buồn ngủ quá. May mà kẻ trước đỡ, kẻ sau đẩy nên tôi vẫn đi được như người mộng du. Đến ngã tư Phan Bội Châu – Hai Bà Trưng bắt đầu dồn ứ toàn người là người. Thế rồi chen chúc, lần lần cũng ra được đường Thanh Niên. Khi đã tập kết ổn định trên đường Thanh Niên, có ai đó phát cho mỗi người một lá cờ giấy. Tôi cũng không để ý xem xét và cứ nghĩ đó là lá cờ Tổ quốc như mọi người cầm trên tay. Khi trời mờ sáng, các đội ngũ bắt đầu dồn dịch thì có ai đó giật lấy lá cờ của tôi. Chúng tôi đi vào Quảng trường trong tiếng nhạc, tiếng trống, tiếng đọc lời giới thiệu, tiếng hô khẩu hiệu, … rồi giải tán khi ra đến đường Điện Biên Phủ. Mấy hôm sau, Ban Bảo vệ Nhà trường có triệu tập tôi lên và hỏi về lá cờ vì như họ mô tả thì lá cờ có in hình gì đó lem nhem. Họ hỏi tôi là ai đưa cho lá cờ này? Tôi nói không biết và họ cứ tra vấn mãi. Rồi sau tôi bực quá nên vặc lại vì đã nói hết rồi cứ tra mãi. Sau cũng không có chuyện gì nữa, có thể họ xác định được rằng đó là lỗi in ấn thôi: in lá cờ trên nền giấy họa báo chứ không phải giấy trắng.

Thế rồi thấm thoát chúng tôi cũng đã tốt nghiệp Đại học. Thời đó cứ học xong Đại học nghiễm nhiên trở thành cán bộ CNV Nhà nước tức là trong biên chế rồi. Ngay khi là sinh viên Đại học thì hàng tháng được hưởng sinh hoạt phí, sổ gạo và tem phiếu như nhân viên Nhà nước. Ra trường đương nhiên là các cơ quan Nhà nước phải sắp xếp công việc không phải xin xỏ, chạy vạy. Khi đó tôi được phân công về Sở Công nghiệp Hà Nội cùng với anh Trương Văn Nhi và Lê Thị Minh Chính. Ngày đầu tiên lên Ban Tổ chức chính quyền, chúng tôi được trả lời là cứ chờ, khi nào cần sẽ gọi. Chờ tức là chưa có việc làm mà chưa có việc làm là chưa có gạo, chưa có tem phiếu, chưa có lương, nghĩa là đói. Vì vậy, nghe kể, anh Trương Văn Nhi còn phải đi Thái Nguyên mua sắn về cứu đói gia đình (?). Một tháng rồi hai tháng trôi qua, chả thấy gọi, sốt ruột quá, ngong ngóng chờ đi làm xem cuộc đời sẽ ra sao.





Đến tháng 4/1977, không chịu được cảnh ngồi chơi xơi nước, tôi làm đơn gửi lãnh đạo trường Bách Khoa để trình bày nguyện vọng xin chuyển giấy phân công công tác vào Quân đội. Làm đơn thì dễ nhưng gửi đi đâu? gửi cho ai? Mấy năm học có biết Hiệu trưởng mặt mũi ra sao? Mà gửi lên Khoa thì lo họ không giải quyết, ...

Lúc này tôi nhớ ngay đến ông Bí thư Đảng ủy Trường, chỗ này tôi cũng phải kể lể đôi chút vì sao tôi lại biết ông Bí thư Đảng ủy. Chả là hàng năm, sinh viên có đi lao động vài tuần. Năm thì phụ việc xây dựng nhà, năm thì đi đào đất, nhổ cỏ, năm thì lao động ở xưởng cơ khí, … Lần đó, tôi được cử vào một nhà cán bộ của trường để… móc cống. Khi đến làm thì chỉ có cô con gái con ông chủ nhà ra tiếp và chỉ bảo. Mặc dù chỉ có một buổi thôi nhưng tôi đã kịp nắm được đây là nhà ông Bí thư Đảng ủy trường Đại học Bách khoa Hà Nội lúc đó. Và cũng không ngờ việc này lại giúp tôi chuyển hướng cuộc đời nhanh như vậy.

Sinh viên năm nào cũng ít nhất có một đợt lao động chân tay. Khi thì xuống xưởng trường, khi đi các nhà máy thực tập... và cũng có khi đi lao động ngoài công trường xây dựng, lao động tạp dịch. Thời gian tham gia lao động, chúng tôi được bồi dưỡng mỗi ngày 1 hào và 100gr tem lương thực. Gom lại cả đợt thì cũng được khá khá, mà nhất là mấy người bạn Hà Nội chung nhau thì thành một món lớn. Tập hợp số tem gạo lại, đem ra ngoài thị trường, bán cho “con phe” – tên gọi những người buôn bán hồi ấy, lấy tiền đi đánh chén là một việc rất hào hứng. Bạn Lê Ninh được giao nhiệm vụ “giao dịch” với “con phe”. Ra ngã tư Cửa Nam, nơi tập trung nhiều “con phe” “ngành hàng” tem phiếu, Ninh “lùn” vẫy tay rồi vỗ vỗ vài cái, lập tức một đám đàn bà túa ra bao vây: “Bán gì? Tem gạo à? Bao nhiêu?”. Khi được biết là có mấy ki lô gam tem lẻ thì bị chê, ép giá, … Bán xong, tất nhiên là cả bọn rủ nhau đi đánh chén.

Lại kể tiếp chuyện xin chuyển nơi phân công công tác. Khi tôi đến nhà ông Bí thư Đảng ủy, trong tay cầm lá đơn viết sẵn, không may cho tôi là ông đi vắng. Tiếp tôi lại là cô con gái ông. Nghe tôi trình bày là đơn xin chuyển nơi phân công công tác, cô nói ngay: “Việc này bố tôi không làm được đâu”. Kệ, tôi cứ gửi đơn lại và nhờ cô chuyển tận tay ông Bí thư Đảng ủy. Thế mà nhanh, ngày 13/5/1977 tôi nhận được quyết định phân công về Bộ Quốc phòng. Thế rồi ra trạm đón tiếp ở phố Đặng Dung gặp anh Long “râu” – cán bộ nhân sự của Phòng Cán bộ, TCKT – nơi sau này tôi công tác một thời gian. Anh Long tiếp nhận và nói “Bây giờ ở gần Hà Nội không còn chỗ nào xếp được. Gần nhất thì cũng là ở Sơn Tây”. Không nghĩ ngợi tôi trả lời ngay lập tức: “Sơn Tây cũng được”. Thế rồi ngày 15/5/1977 tôi đã lên Nhà máy Z.151 nhận công tác, kết thúc cuộc sống sinh viên nhiều kỷ niệm ...












1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Nhớ thầy Văn



Hôm nay đi viếng thầy Văn, tôi mới nhớ đến chuyện xưa.
Hồi ở trường Trỗi, tuy chưa bao giờ trực tiếp học thầy, nhưng tôi rất ngưỡng mộ thầy. Thầy có tướng cao to, đẹp trai, chơi đàn mangdolin, thỉnh thoảng còn hát những bài thời kháng chiến rất tình cảm. Thầy đá bóng hay (ít nhất là tôi nghĩ như vậy) và chắc là giỏi võ (chẳng hiểu sao, lúc bấy giờ tôi cứ nghĩ mấy thầy tập kết từ Nam bộ ra như thầy Văn, thầy Hô, thầy Điền, thầy Phong … thì đương nhiền đều giỏi võ cả!).


Thầy Văn (trái) ở Y Trung


Sau khi trường giải tán, bẵng đi suốt 20 năm cho tới 1991, tôi mới gặp lại thầy trong dịp họp mặt trường phía nam ở KS Quân đội đường Hoàng Văn Thụ. Lúc đó, tôi mới nghe Tâm heo hỏi thăm địa chỉ nhà thầy ở Sai gon ở đâu. Hồi đó thầy vẫn còn ở Phan Kế Bính, trong cái hẻm nhỏ.

Tới ngày 20/11 năm đó, tôi nói với vợ: Hôm nay anh phải đi thăm thầy anh
– Hồi đó đến giờ, chẳng nghe anh nói đến thầy cô gì hết. Sao bữa nay lại đi thăm thầy nào?
- Ừ, lâu lắm rồi mới tìm được địa chỉ thầy hồi trường Trỗi.

Tối đó, theo địa chỉ, tôi lần đến nhà thầy. Hôm đó mất điện, cả xóm tối um, trong nhà thầy có le lói ánh đèn dầu. Tôi đập cửa kêu: Thầy Văn ơi! Thầy Văn ơi! Trong bóng tối có người hé qua khe cửa nói: Hôm nay cô đi dự 20/11 rồi, không còn ai ở nhà đâu
– Dạ không, con đến thăm thầy mà.
– Cậu là ai mà kêu tôi là thầy?
– Dạ, con là học sinh trường Trỗi hồi đó của thầy đây
- Ủa, ủa …
Thầy mở cửa kêu tôi vô. Nhà vắng hoe, không có ai. Thầy nói: lâu lắm mới có người tới kêu tôi là thầy. Thầy thắp cây đèn cầy, rồi 2 thầy trò ra ngồi ngoài hàng hiên cho mát. Thầy trò tâm sự, nhắc lại chuyện xưa. Chuyện trường Trỗi, chuyện sau trường Trỗi, đủ thứ chuyện trên đời. Thì ra sau khi rời trường Trỗi, thầy vẫn tiếp tục dậy tiếng Nga cho bộ đội và sau này có lúc còn làm phiên dịch cho chuyên gia Liên Xô, nhưng chẳng ai tới thăm thầy mà nhất là ngày 20/11 càng không phải ngày của thầy mà chỉ là ngày của cô (cô cũng là giáo viên suốt mấy chục năm). Rồi thầy mang ra chai rượu Votka: Ở nhà không có gì. Thôi còn chút rượu bữa trước uống dở, uống bậy vài ky với tao cho vui mầy (Thầy chuyển qua gọi mày tao thân thiết đúng giọng các Ông già Nam bộ kêu con cháu). Hai thầy trò ngồi tới khuya.


Thầy, cô năm 2009


Sau này, gặp thầy nhiều thấy thầy vui, nhưng sức khỏe ngày theo ngày một xấu đi. Nghe cô nói lại: Thời gian cuối, thầy đã rất yếu, nhưng sáng nào thầy cũng nói cô giúp thầy ăn bận đàng hoàng rồi dìu ra ngồi tại bàn, mở cuốn “Sinh ra trong khói lửa” đặt trước mặt. Thầy mệt, chỉ đọc một tí là ngủ, nhưng nếu cất sách đi là thầy không chịu. Lại mang sách ra ngồi đọc rồi nghĩ, rồi ngủ, rồi đọc…. Với thầy chỉ còn mỗi trường Trỗi mà thôi.

Vậy mà thầy đã ra đi. Một người thầy hào hoa, tình nghĩa. Thầy của trường Trỗi. Cầu mong thầy ra đi thanh thản, phù hộ cho gia đình, con cháu và thầy trò trường mình.

Một nén nhang nhớ thầy!


 ❧ ❀ ❧ 









Xem:
  1. TIN BUỒN: Thầy Văn mất - Trung Liêm, 12/03/2015, Blog K4.
  2. K4 viếng thầy Văn - HữuThành.Nguyễn, 14/03/2015, Blog K4.
  3. Vĩnh biệt thầy Hoàng Văn - TranKienQuoc, 14/03/2015, Blog K5.

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Nước Mỹ từ Tây sang Đông (2)



Garage sale. Chữ này được hiểu nôm na là “bán đồ cũ”. Trên các cột điện, cột đèn... dọc các con đường chính thường bắt gặp những tờ giấy ghi dòng chữ “garage sale”, “estate sele” hoặc “yard sale”,... và ghi địa chỉ cẩn thận. Tìm hiểu garage sale là một trải nghiệm văn hóa ở xứ này. Và chỉ có cách này mới được tận mắt xem người Mỹ - những người giàu có - sống thế nào.

Tại đây bày bán nhiều đồ dùng gia đình còn khá mới. Người bán có thể chính là chủ nhà hoặc một công ty thay chủ nhà chịu trách nhiệm

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 42/a



THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)




PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad

CHƯƠNG II: KINH ĐIỂN

“Cứu cánh của khoa học tư biện là chân lý, trong khi, cứu cánh của khoa học thực tiễn là hành động”.
Thomas Aquinas (dẫn)

Có thể qui ước nghiên cứu có tính chất vật lý học từ thời Keple trở về trước là thời kỳ tiền vật lý. Trong thời kỳ tiền vật lý thì, nghiên cứu thiên văn là mang tính vật lý rõ nét nhất, nổi trội nhất. Đặc điểm của nghiên cứu thiên văn thời tiền vật lý là rút ra các kết quả từ sự quan sát rời rạc, đơn thuần rồi tính toán dựa trên kiến thức hình học Ơclít thuần túy (phi thời gian tính) để xác định vị trí của các thiên thể cũng như hình dạng quĩ đạo của chúng. Nói cách khác, vì chưa biết đến khái niệm khối lượng (một cách rõ ràng, chưa biết chú ý đến tầm quan trọng của thời gian, cho nên vật lý thiên văn thời đó có vẻ như là một bộ phận của hình học, và công trình quang học cũng như thiên văn học của Keple là bước đi hoàn thành của vật lý thiên văn nói riêng cũng như của vật lý học nói chung trong giai đoạn bước đầu của chúng.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Trồng cây lưu niệm tại Trại Cờ

Kỷ niệm 50 năm Trường Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1965 - 15/10/2015)


Trồng cây lưu niệm tại Trại Cờ

Xem tại đây

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Cuộc hội ngộ giữa cựu tù Hỏa Lò với thế hệ con em


Cuộc hội ngộ giữa cựu tù Hỏa Lò với thế hệ con em




KTNT - Khi bắt tay làm phóng sự “Sự kiện Phú Riềng Đỏ cách đây 85 năm”, Đại tá - Đạo diễn Đoàn Hoài Trung (Kênh truyền hình QPVN) đã nhạy cảm nắm bắt được chân dung cụ Trần Tử Bình (Bí thư chi bộ làm nên sự kiện này) gắn liền với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử.

Đặc biệt, đúng tháng 3 năm nay, kỷ niệm 70 năm Cuộc vượt ngục Hỏa Lò mà cụ là “Trưởng Ban sinh hoạt” tù chính trị và tham gia tổ chức, giúp hơn 100 tù chính trị trở về với phong trào, trở thành những cán bộ chủ chốt trong Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 ở Hà Nội và 10 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Vậy là ý tưởng cùng gia đình làm tiếp phóng sự “Cuộc đại vượt ngục Hỏa Lò” trong các đêm từ 11/3 đến 16/3/1945, được hình thành.
>> Bài 1: Vượt ngục Hỏa Lò: Chuyện bây giờ mới kể

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Tài... trốn học








Tài... trốn học

Thời kỳ Khoa Chế tạo máy sơ tán ở Cẩm Xuyên, chúng tôi được xếp ở trong nhà một ông bà nông dân. Hai ông bà có lẽ chừng ngoài 50 tuổi nhưng già đẫy, có một đàn con lít nhít.

Cả nhà đi vắng suốt ngày, thi thoảng ông hoặc bà mới tạt về nhà một lúc, xong lại đi ngay. Chỉ có cậu con út của ông bà là thường xuyên ở nhà hơn. Cu này răng sún, thỉnh thoảng trò chuyện chơi với chúng tôi. Có lần nó đi chơi về chạy tọt vào trong buồng chái, sau chạy ra miệng nhai tóp tép và lại chạy biến đi. Chúng tôi liền vào chái nhà thám thính thì thấy có cái nồi hông treo trên xà nhà vẫn còn lắc lư. Đây rồi, thọc tay vào khua khoắng thì ra trong đống bột mịn có mấy cái kẹo lạc. Thế là chia nhau mỗi thằng một cái. Ăn thế thôi, chứ chén hết thì lộ.


Làng Cẩm Xuyên nay


Chúng tôi cũng thỉnh thoảng “ngứa ngáy”… mồm nên cũng tí toáy của ông bà chủ nhà: khi thì củ khoai, khi thì nắm lạc. Chả là các thứ này họ thường xuyên để dưới gậm gường chúng tôi ngủ. Khoai thì mang ra bếp ăn tập thể của Khoa để nướng, lạc thì đút túi mang về Hà Nội… “làm quà” rồi liên hoan với nhau. Đêm đêm, chuột chạy rinh rích, chén khoai, chén lạc, chén thóc, … rồi thậm chí có hôm còn gặm cả ngón chân chúng tôi. Tuy vậy, chúng tôi cũng không để ông bà chủ thiệt thòi. Lê Ninh “lùn” có mang một lọ dưa chuột muối, loại xuất khẩu đóng lọ thủy tinh, có nhãn toàn tiếng Tây. Đến bữa tối mang ra để ăn tươi. Cả bọn nhá được một miếng thì bỏ vì chua loét mà lại có vị ung ủng. Sau này nghe nói là Tây nó thích ăn thế chứ không phải là dưa chuột hỏng. Không ăn được, bạn Phạm Phúc Trí lễ phép mang sang mâm ông bà chủ… kính biếu. Sáng sau, như thường lệ, các bạn Phạm Phúc Trí và Lê Ninh ghé qua bể nước của chủ nhà soi bóng để vuốt tóc, chải đầu làm dáng trước khi lên lớp thì thấy trong cái vại nước gạo cho lợn nổi lều phều mấy quả dưa chuột. Bà con nông dân chê, thậm chí cả lợn cũng chê chứ chả phải mấy anh học trò Hà Nội khảnh ăn.

Thời gian này, chúng tôi còn phải đào hầm trong nhà dân: lên Khoa vác mấy cây tre về lợp mái chữ A và đắp đất lên. Những hôm mới có hầm, hễ nghe tiếng máy bay là chúng tôi chạy ra hầm, nhưng hôm thì chạy ra chạy vào cũng ngại, nhất là đang ngon giấc, hôm thì chủ nhà đã chiếm hết chỗ. Thế là về sau nghe tiếng máy bay cũng mặc kệ, không ra hầm nữa. Có hôm nghe tiếng bom ì ùm, ông chủ nhà lăn từ trên gường xuống chui vào gậm gường miệng hô vợ con ra hầm mà chúng tôi vẫn nằm yên trên giường, không buồn động cựa.

Rồi vào năm học, chúng tôi lại tổ chức lớp học tập. Nhưng “chứng nào tật nấy”, “ngựa quen đường cũ”: tôi lại tìm cách… trốn học. Do “từng trải” và có nhiều kinh nghiệm hơn nên tuyệt đối không lộ được. Thời gian này tôi có chiếc xe đạp Sterling của cha tôi để lại khi đi B. Chiếc xe này, anh cả tôi cũng dùng một thời gian đi về từ Lạng Sơn – nơi sơ tán – về Hà Nội. Có lần khi đổ đèo Sài Hồ, cái vỏ yên bằng da cứng đã rơi đâu mất, anh cả phải độn nguyên cái quần dài bộ đội mà ngồi, mới về được đến Hà Nội. Khi anh đi B thì đương nhiên tôi là người "thừa kế hàng thứ nhất" rồi. Nó là phương tiện cùng tôi đi lại Hà Nội và Cẩm Xuyên.





Hàng tuần chúng tôi học buổi sáng, chiều tự học. Một tuần học từ thứ Hai đến thứ Bẩy, riêng thứ Năm không có tiết. Vì vậy, lịch trình của tôi là: sáng thứ Hai lên học bình thường cho đến sáng thứ Tư cũng bình thường lên lớp… nhưng chỉ sau một tiết ra chơi, cố gắng lượn lờ, nói chuyện với các bạn trong lớp, đặc biệt là thế nào cũng hỏi cán bộ lớp một câu. Khi các bạn vào học tiết thứ hai, ấy là lúc tôi chuồn. Thời gian đó, lớp học tập trung ở đình làng Cẩm Xuyên, ngồi trong lớp trông thẳng lên bờ đê, nên tôi phải đi dưới bờ ruộng qua làng mới vọt lên đê. Sáng thứ Sáu lại lên lớp bình thường và chiều thứ Bẩy mới ngoan ngoãn xin phép về Hà Nội. Tôi cũng không hiểu lúc đó hay về Hà Nội để làm gì, chơi với ai. Mẹ tôi đi làm, các em đi sơ tán, bạn bè đi học, … nhưng thích là về, có thể cái máu “bất kham” tuổi con ngựa của tôi, cái cảm giác tự do làm cho tâm hồn, đầu óc tôi khoan khoái khi đạp xe trên bờ đê sông Cầu, qua bến đò Ngọt, rồi chợ Chờ, Từ Sơn, … qua cầu Long Biên, ngắm dòng sông Hồng đỏ quạch màu bùn.

Ngay khi đợt B52 đánh Hà Nội, do nắm được thông tin – tôi có một cái radio bán dẫn nghe tin trong, ngoài nước – nên sáng sớm ngày 25/12 là ngày lễ Nô En chuồn về Hà Nội. Thằng bạn ruột – Cường “tẩm” – bám ngay theo. Hai thằng đi từ 4 giờ sáng, khi mà trời đất vẫn còn tối tăm mù mịt. Mọi hôm giờ này là giờ mà B52 ném bom ác liệt nhất. Lần mò mãi cũng ra được đường Quốc lộ 1. Đi qua ga Yên Viên, còn khét lẹt khói lửa, bom đạn, hàng hóa vung vãi trên bờ tường, trên cây và trên đường. Qua cầu Đuống, lúc này nhịp giữa cầu đã sập chỉ con trơ trọi hai thanh ray xe lửa. Thế mà hai thằng cũng đi qua được, thế mới tài chứ. Lóp ngóp về Hà Nội lúc 10 giờ sáng. May quá tôi về nhà thì mẹ tôi vừa mới từ cơ quan về lấy ít đồ đạc. Bà đuổi tôi quầy quậy và không quên tiếp tế cho tôi đồ ăn. Mấy hôm Mỹ ném bom, bà ở hẳn trong cơ quan mà thực chất là trong hầm ở cơ quan, chỉ thỉnh thoảng qua nhà thu dọn và sắp xếp ít đồ dùng mang đến cơ quan. Đến nhà Cường thì cũng vậy. Mẹ Cường giục chúng tôi đi mau, không ở nhà được đâu. Dạo quanh những nơi quen thuộc ở Hà Nội một lúc thấy quang cảnh không suy suyển mấy như Bờ Hồ, công viên Thống Nhất, trường Bách Khoa, … chúng tôi quay lại khu sơ tán. Đến nơi bọn bạn, đặc biệt là bọn ở Hà Nội há hốc miệng nghe chúng tôi tường thuật chuyến đi. Hãnh diện lắm. Những ngày ấy mà chúng tôi vẫn ở Hà Nội. Đến bây giờ mỗi khi kể lại, Cường “tẩm” vẫn còn cao giọng.


Trở lại nơi sơ tán năm 1972


Ở Cẩm Xuyên một thời gian khá dài, sinh hoạt cá nhân cũng thu xếp ổn thỏa, vệ sinh buổi sáng nhờ nước gánh từ sông của chủ nhà, tắm thì ra sông Cầu. Mùa đông có ngại tắm hơn vì nước lạnh, bãi sông rộng và trống trải. Tết Nguyên đán năm Quý Sửu (1973), chúng tôi lại tập trung lên Cẩm Xuyên sau khi kỳ nghỉ. Sáng hôm sau, nghe mọi người báo có sinh viên chết đuối ở ngoài bờ sông Cầu. Thì ra đêm hôm trước có anh sinh viên gọi đò đêm không được đã bơi qua sông. Chắc vì lạnh quá, kiệt sức hoặc bị chuột rút nên đã chết đuối. Sáng sớm những người đi gánh nước, tưới rau ngoài bãi thấy đồ đạc, ba lô dạt vào bờ thì mở ra xem và phát hiện ra đó là sinh viên. Buổi trưa, dân thuyền chài câu lưới được xác anh ta và kéo vào để trên bãi cát bên bờ sông. Anh ta tên là Bồi, nguyên là công nhân cơ khí đi học, vào khóa 15. Đêm hôm đó, chúng tôi phải luân phiên thay nhau ra gác bên thi hài của anh. Một cái chăn chiên (loại chăn dạ mỏng) được trùm lên thi hài co quắp của anh trông xa một đống lù lù làm những người yếu bóng vía đứng tim. Tôi cũng được phân công ngồi trông chừng 1 tiếng đồng hồ… Sau đó, chúng tôi trở về Hà Nội tiếp tục lên các giảng đường học hành đàng hoàng cho đến ngày tốt nghiệp.





Kỳ sau: Quen biết nhờ... móc cống



1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Chương trình trồng cây lưu niệm tại Trại Cờ

Kỷ niệm 50 năm Trường Nguyễn Văn Trỗi



Trồng cây lưu niệm tại Trại Cờ




BLL Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi tổ chức trồng cây lưu niệm nhân kỷ niệm 50 năm Trường Nguyễn Văn Trỗi tại Trại Cờ (Nơi Trường đã từng đóng quân thời kỳ đầu tiên: Tháng 3 - 8/1965) và tham dự Lễ Hội thôn Trại Hòe. Chương trình như sau:
  1. Thành phần: Đại diện các Thầy, Cô, bạn Trỗi các Khóa và có sự tham dự của lãnh đạo địa phương, Trường xe PKKQ.

  2. Kế hoạch: Đi trong ngày 04/03/2015 (Tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Mùi). Cụ thể:
    • Tập trung: Lúc 6h00 (Thứ Tư, ngày 04/03/2015), tại Bảo tàng Quân đội, số 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội.
    • Xuất phát: Đúng 6h15 (Phương tiện ôtô).
    • 08h15 có mặt tại Trại Hòe để dự Khai mạc Lễ Hội và Dâng Lễ.
    • 09h30 trồng cây lưu niệm tại Trại Cờ (Trường xe Quân chủng PKKQ hiện đang đóng quân).
    • 10h45 quay về thôn Trại Hòe tiếp tục dự Lễ Hội và ăn trưa.
    • Dự kiến trở về Hà Nội trước 16h30.

  3. Kinh phí: Các Khóa hoặc cá nhân đóng góp - Cụ thể sẽ liên hệ và nộp cho BTC/Ngô Thế Vinh K5.

  4. Đề nghị Trưởng BLL các Khóa: Phổ biến nội dung trên tới các bạn Trỗi trong Khóa, tổng hợp và thông báo quân số tham dự cho BTC (Ngô Thế Vinh K5 / ĐT: 0904278744) trước thứ Ba, ngày 03/03/2015, để BTC chuẩn bị xe đầy đủ.

  5. Lưu ý:
    Các anh chị em bố trí đi bằng phương tiện riêng có thể tham gia xuất phát cùng Đoàn hoặc chủ động thời gian đến Trại Hòe sớm: Trước 08h15 thứ Tư ngày 04/03/2015.

Ban Tổ Chức

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>