Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Hè Quy Nhơn 2019









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

HÁT MÃI KHÚC CA SINH RA TRONG KHÓI LỬA

HÁT MÃI KHÚC CA SINH RA TRONG KHÓI LỬA

(Yêu mến tặng các anh chị Trỗi K3 - anh chị Trỗi K1.2.4.5.6.7.8 và k9)

THIẾU SINH QUÂN - SỰ CHỈ ĐỊNH LỊCH SỬ
Sau những biến cố xã hội và tự nhiên, người ta rút ra rằng con người chỉ hạnh phúc khi đất nước không chiến tranh - không thiên tai - không dịch bệnh - người đứng đầu quốc gia anh minh, biết đặt lợi ích dân tộc hơn tất cả.
Những năm nửa đầu thế kỷ XX, Việt Nam đứng trước những biến động lịch sử, độc lập dân tộc bị đe dọa không chỉ bởi thực dân mà còn thế lực phát xít và đế quốc. Các nhà hoạt động cách mạng đã ra đi tìm đường cứu nước, ý thức về độc lập dân tộc được phát huy cao nhất, như dòng chảy âm thầm trong tất cả các giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và tư sản Việt Nam...Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công tiếp đến Nam bộ kháng chiến (9-1945) Toàn quốc kháng chiến (12-1946) hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, cả nước đã dấy lên phong trào tòng quân giết giặc. Cùng với hàng triệu nam nữ thanh niên tình nguyện tham gia các đội Cảm tử, Quyết tử, Vệ quốc, Tự vệ chiến đấu, đã có hàng nghìn thiếu niên từ 10-15 tuổi xung phong vào bộ đội làm giao liên, trinh sát, tiếp đạn, văn thư, quân giới ... sát cánh cùng bộ đội trên các chiến hào từ Nam chí Bắc, hàng nghìn chiến sĩ nhỏ ở các đơn vị chiến đấu trong các xưởng công binh quân giới... và không ít tấm gương thiếu niên nhi đồng đã hy sinh anh dũng trong lúc chiến đấu và làm nhiệm vụ cách mạng. Họ là những thiếu sinh quân (TSQ) thời chống Pháp.
Tuổi nhỏ không được trang bị chính quy về văn hóa cũng như những kỹ năng chiến trường nên sự hy sinh của TSQ là những thiệt hại lớn, Bác Hồ trao đổi với Đại tướng Võ Nguyên Giáp về việc thành lập các trường TSQ ở Nam bộ, Miền trung và Việt Bắc, đào tạo những lực lượng kế cận cho cách mạng Việt Nam về sau. Ngày 10-11-1948, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký nghị định số 425/TCH thành lập trường TSQ Việt Nam do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, Cục trưởng Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị làm Hiệu trưởng. Từ đó, khái niệm "Thiếu sinh quân" được hiểu là các học sinh nhỏ được đào tạo trong nhà trường quân đội.

SINH RA TRONG KHÓI LỬA

Năm 1965, giặc Mỹ đánh phá miền bắc, “chiến tranh cục bộ” ở miền nam, tình hình đó đã đặt đất nước trước thử thách mới. Bác Hồ xác định con đường cách mạng là lâu dài và gian khổ cho các tướng lĩnh quân đội và bộ chính trị. Hơn lúc nào hết, độc lập dân tộc không chỉ là lý tưởng mà là hành động.
Trong hoàn cảnh ấy trường Văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi được Tổng cục chính trị, quân đội nhân dân Việt nam quyết định thành lập ngày 15/10/1965, đào tạo TSQ chính là để đáp ứng chiến lược lâu dài của cách mạng. Lấy tên người anh hùng tuổi trẻ giữa thành đô để đặt tên cho ngôi trường. Đây không chỉ đơn thuần là đào tạo đội ngũ kế cận cho cách mạng, không chỉ là gửi con cái cho Chính phủ đưa đi cho học tập tập trung để cha mẹ yên tâm làm cách mạng mà là một cách dâng hiến dòng máu anh hùng của những bậc thủ lĩnh khi con cái chính là tình yêu, là máu thịt, là sự thế thân, là cuộc đời của mỗi số phận con người ấy KHI HỌ KHÔNG CÒN TRÊN ĐỜI- ĐÂY CHÍNH LÀ MỘT SỰ HY SINH CAO NHẤT. Nói một cách khác là Cha Mẹ họ, những thủ lĩnh đầu quân đã "đặt" họ vào vòng xoáy đấu tranh giải phóng dân tộc đầy gian khổ - là một mắt xích trong khát vọng chiến thắng quân thù. Điều này giải thích vì sao tất cả các Trỗi khó ai bước qua nổi cái bóng vĩ đại của Cha mình.
Và, khi nói đến trường Trỗi thì nghĩa là nói đến thế hệ TSQ thời chống Mỹ - là lớp THIẾU SINH QUÂN SINH RA TRONG KHÓI LỬA.

KHI SỐ PHẬN GẮN LIỀN VẬN MỆNH DÂN TỘC

Những cô bé cậu bé tuổi khăn quàng đỏ, hiếu động như những chú rô ron, cơm ăn chưa biết no, sống chung với gia đình bỗng một ngày lùng thùng bộ quân phục, sống tập thể xa nhà, theo xe và hành quân đêm đến môi trường mới: Trại Hoè và Trại Cờ. Ở đây, mọi sinh hoạt đều tuân thủ 11 điều lệnh từ sáng sớm cho tới tối đi ngủ, mỗi bữa giờ ăn lại có những câu: Ai cơm cà, ai cơm cá, ai đói về mà ăn... hiệu lệnh đấy nhưng mà là hiệu lệnh của "con nhà lính"... thương lắm những đêm nhớ nhà, giọng non nớt mơ ngủ trong nước mắt nhưng sáng sớm lại ráo hoảnh bởi "mình là con nhà binh cơ mà, mình lên đây để học tập, rèn luyện và để vào chiến trường cơ mà...", thế là lại bặm môi, dằn lòng, quyệt nước mắt. Có một cái gì đó như là sự kiêu hãnh đang manh nha hình thành trong lòng mỗi người. Sau giờ phút học tập và huấn luyện, các phe nhóm được hình thành để tỷ thí lòng gan dạ đầy chất Lương Sơn, họ chia thành 2 phe gọi là Bồ Tây - Bồ Ta và thử sức chỉ để là thỏa chất anh hùng trong trái tim của những chàng trai bắt đầu vỡ giọng.
Năm 1967, chiến trường miền nam nóng bỏng, miền bắc tiếp tục những trận mưa bom của giặc Mỹ, lúc này bộ chính trị quyết định cho toàn trường sơ tán tạm thời sang Quế Lâm -Trung Quốc để thực hiện kế sách lâu dài của cách mạng. Từ đây một bước ngoặt mới trong nhận thức về lý tưởng của mỗi chàng trai, cô gái. Nỗi nhớ nhà, nhớ tổ quốc càng làm cho họ trưởng thành hơn để đối mặt với những thiếu thốn, thời tiết và dịch bệnh. Cái rét khắc nghiệt ở Quế Lâm và căn bệnh sốt viêm màng não càng làm cho họ gắn kết nhau hơn, thương yêu bao bọc như anh em ruột. Những kỷ niệm ngọt ngào, những cảm xúc thiêng liêng đầu đời mà chỉ dòng sông Ly Giang thơ mộng và núi Tượng Sơn, Thất Tinh ở Quế Lâm mới là nhân chứng. Điều này giải thích vì sao những năm sau này các Trỗi hay tìm về dù là ở chân trời góc bể nào, dù là ở Việt Nam hay ở tận trời Âu, hễ về nước là họ lên thăm thác Bom Bom và trở lại Quế Lâm. Họ về thăm lại Quế Lâm không phải bởi Núi và Sông đẹp nhất thiên hạ mà họ đi tìm lại một đoạn đời đẹp nhất của đời mình - thời trai trẻ xa xứ trên đất người, nơi họ để lại tình yêu và ắp đầy những kỷ niệm.
Tháng 6/ 1968, tốt nghiệp phổ thông, K3 về nước. Lúc này cách mạng Việt Nam đứng trước những thử thách mới sau chiến thắng tết Mậu Thân, lực lượng giữa ta và địch không cân sức nên Bộ chính trị cân nhắc quyết định đánh vào trung tâm sào huyệt của Mỹ ngụy và từng bước giành thắng lợi.... và tất cả K3 đã đồng loạt cùng nộp đơn vào Quân đội Nhân Dân Việt Nam, nguyện trọn đời phụng sự quốc gia; người ra mặt trận, người vào các trường Đại Học Quân sự, lấy mốc ngày 1/8/1968 là ngày nhập ngũ của khóa 3, trong cuộc chiến chống kẻ thù, ba chiến sĩ đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ: Ngô Ngời, Lê Minh Tân và Cao Quốc Bảo, Ở các lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự hay ngành nghề khác trong quân đội với quân hàm hay học vị cao, họ luôn tỏ rõ phẩm chất cháy hết mình- một phẩm chất Trỗi không lẫn vào bất cứ đâu; trung thực, thẳng thắn, dám làm dám chịu trách nhiệm... Họ, những học sinh trường khóa 3 Trỗi cũng như hơn một ngàn anh chị học sinh trường Trỗi các khóa luôn nêu cao, thấm nhuần lời dạy của Bác đối với Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (!)

NHỮNG LÃO TƯỚNG CỦA CUỘC CHIẾN TRƯỚC

Những năm cuối của thế kỷ 20 - những năm cuối cùng của thời kỳ bao cấp nghèo khó thì cũng là lúc mà các Trỗi của thế kỷ trước đã hoàn thành nhiệm vụ trở về với gia đình, nói như cách nói của cổ nhân là "rửa tay gác kiếm" vui thú điền viên ở tuổi ''trẻ đã qua, già chưa tới"; thừa bản lĩnh, trí tuệ và sự "tử tế" nhưng lại thiếu kỹ năng sống trầm trọng. Tất cả phải học lại từ đầu để thích nghi, phải làm quen, phải tìm hiểu để học cách chấp nhận... Không ít những người khó thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Họ giống nhau một điểm là thích gặp gỡ, thích ôn lại kỷ niệm cũ và đau đáu một nỗi niềm thế sự. Có lẽ trên đất nước Việt Nam hình chữ S này, trong giai đoạn chiến tranh hiện đại này, khó mà tìm đâu được một tổ chức, một mô hình, một lớp người, một thế hệ, một thứ tình cảm có thể nói là "đặc biệt" sau nửa thể kỷ như học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi: gắn kết, yêu thương, luôn giữ và ôn lại truyền thống, mỗi năm đều gặp gỡ, mỗi năm đều kỷ niệm cho dù mái tóc đã pha sương.
Bốn tập sách để đời SINH RA TRONG KHÓI LỬA không chỉ là kỷ niệm một thời khó quên của học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi mà còn là những tư liệu lịch sử vô giá về một giai đoạn nóng bỏng và hào hùng của cách mạng Việt Nam. Mỗi trang viết là những thước phim, những mảnh ghép cuộc đời của những người lính Trỗi thời thơ trẻ cho đến lúc là những anh lính đầu quân. Cảm ơn ban biên tập và những người tâm huyết đại diện mỗi khoá đã sưu tầm, biên tập, in ấn, xuất bản nên bốn pho sách vàng của thế hệ TSQ SINH RA TRONG KHÓI LỬA.
Lịch sử đã sang trang, thế kỷ trước chỉ còn trong hoài niệm, Khóa Chín Bantroi viết bài này như một sự cảm kích ngưỡng mộ và cũng là tìm hiểu, giới thiệu cho những ai yêu mến và quý trọng Trỗi.

(Bài viết theo xúc cảm cá nhân, nếu có chỗ nào chưa đúng, xin được thông cảm).
FB Khóa Chín Bantroi 24 tháng 8, 2017 ·

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Ảnh cũ K6

Nguyễn Anh
Lớp 10E trường PTCN cấp III Đống đa HN: (Phải sang) Dương Quế Phước (H1,3), Minh Tân (H2,1), Quang Dũng (H2,2), Tùng Giang (H3,1), Chi cố (H3,8), Hoàng Anh (H3,11).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>