Thứ Hai, 28 tháng 4, 2008

Ngày 1/5/1975 của tôi - HaMeoK6

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ hai, tháng tư 28, 2008)

 
 

 7 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975, tôi uể oải nằm dài trên giường chưa muốn dậy, đầu vẫn còn nhức như búa bổ bởi cơn say tối hôm trước. Ngày Quốc tế lao động là ngày lễ được nghỉ học, nên tối 30, CLB Sinh viên thường “tranh thủ” tổ chức Disco vì đây là tối mà tất cả sinh viên của trường đều có mặt ở Ký túc xá, không về nhà để chuẩn bị dự lễ vào ngày hôm sau.

Ngoài hành lang, tụi cùng lớp la lối, đùa giỡn, đập cửa phòng tôi ầm ầm. Cửa xịch mở, mấy thằng trong lớp nhào vô “Hà Chí dậy đi !” - “Làm gì mà ồn ào quá vậy ? 9 giờ mới miting mà” Tôi lầm bầm chửi thề. “Sài Gòn của mày giải phóng rồi mà còn nằm đấy hả” - “Xạo vừa thôi mày!” 1 thằng lao lại mở radio trên bàn tôi. Chương trình thời sự buổi sáng của DDR – Rundfunk (Đài phát thanh CHDC Đức) đang ra rả nói trong tiếng nhạc đệm của bài “Giải phóng miền Nam” – “Ủa, cái gì kỳ vậy ?” Tôi nhổm lên lắng nghe – “Hôm qua, ngày 30 tháng 4, vào lúc 11 giờ 30 phút giờ Hà Nội, Sài Gòn đã được hoàn toàn giải phóng. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã….” – “Ah !!!” Tôi bật dậy ôm chầm lấy mấy thằng bạn Đức la lên bằng tiếng Việt “Thắng rồi ! Thắng rồi !” Ngay lúc đó không biết từ đâu mấy thằng Việt Nam cùng trường cũng đã xuất hiện trước cửa phòng tôi và cùng la lên theo “Ah…Thắng rồi ! Thắng rồi !” Tụi Đức ngớ ra, nhưng rồi lập tức hiểu ngay và cùng la theo “Sieg ! Sieg !” (Chiến thắng ! Chiến thắng !)

Tôi vội vã làm vệ sinh cá nhân với tốc độ nhanh nhất và rồi lao ra khòi phòng cùng mấy đứa Việt Nam chạy dọc hành lang Ký Túc Xá la nhoi “Ah…Thắng rồi ! Thắng rồi !” Tụi Đức thấy vui quá cũng chạy theo la “Sieg ! Sieg ! Việt Nam ! Việt Nam !” Chúng tôi như những thằng điên la um xùm, thấy ai cũng ôm hôn mừng rỡ (đặc biệt là mấy em nhỏ bên khoa Kinh tế).

Sáng hôm đó, trong đoàn tuần hành qua quảng trường thành phố, tất cả tụi Việt Nam đều được bố trí đứng ngay hàng đầu và cầm cờ (trong đội cầm cờ đỏ cờ đi đầu). Báo hại gió thổi cờ nặng muốn chết. Ở tất cả các đoàn tuần hành của các trường, các cơ quan, xí nghiệp….đều có biểu ngữ đại loại như : Việt Nam hoàn toàn giải phóng ! Việt Nam chiến thắng ! …. Và khi tụi tôi đi ngang qua khán đài thì thấy mọi người la lên :Việt Nam Hồ Chí Minh ! Việt Nam Hồ Chí Minh !....

Sài Gòn giải phóng ! Thật là 1 cảm giác nôn nao khó tả. Suốt cuộc đời mình từ nhỏ tới giờ luôn luôn mang 1 ý niệm trong tâm trí : đất nước bị chia cắt, chiến tranh tồn tại ở cả 2 miền. Chiến đấu giải phóng miền Nam ! Giải phóng miền Nam ! Dẫu luôn hy vọng và biết chắc rằng đến 1 ngày nào đó Sài Gòn sẽ được giải phóng, chiến tranh sẽ kết thúc, nhưng khi nó đến thì thật là không thể tưởng tượng nổi. Bất ngờ và cũng không bất ngờ. Hồi bấy giờ, thông tin không được mau lẹ và đầy đủ như bây giờ, tuy tụi tôi vẫn thường xuyên nghe tin chiến thắng ở miền Nam, nhưng cũng như suốt 30 năm nay mình vẫn nghe vậy không hể có cảm giác gì với chiến thắng đã gần kề, không hề được sống trong không khí sôi động của những ngày cuối cuộc chiến như các AE trong quân ngũ hay ở quê nhà. Bỗng dưng tin vui đột ngột ập tới, mà là tin vui quá lớn, ngoài sự chuẩn bị của mình. Ngợp thở ! Ngợp vì quá vui. Có lẽ đó là cảm giác chính xác nhất của tụi tôi, những thằng sinh viên đang học ở nước ngoài trong thời gian này.

Những ngày tiếp sau đó những ngày lâng lâng và bâng khuâng của tất cả. Lâng lâng vì niềm vui quá lớn. Bâng khuâng vì muốn bay ngay về Nam, nhưng phải làm gì đây ? Học chưa xong mà ! Nói chung với tâm lý “bao cấp”, hầu hết đều chỉ dừng lại ở việc trao đổi, bàn luận rồi đều phải quay về với thực tế : Tiếp tục “cày” đi con ! Nhưng không phải tất cả. 2 người bạn Trỗi lúc bấy giờ cũng đang học ở CHDC Đức như tôi đã quyết định. Tụi nó lập tức lên xin “Sứ” (Đại sứ quán VN) cho về Nam. Tất nhiên là bị từ chối. Một hành động kiên quyết đã được tụi nó thực hiện mà bất cứ ai cũng đều biết, tây cũng như ta, sinh viên lẫn giáo sư, kể cả “Sứ”. Đó là hành động bỏ không làm bài thi cuối năm, nạp giấy trắng để nhà trường bắt buộc phải nói lời từ biệt và kèm theo đó là “Sứ” gửi về nước. Tụi nó đã quyết toại nguyện bằng mọi giá. Xin nói thêm : 2 người bạn này đã lập tức về thẳng Sài Gòn và sau nhiều việc phải giải quyết, tụi nó đã tiếp tục đi học. Cho đến nay đều thành công ở mức độ khác nhau trong sự nghiệp. 1 quyết định không sai, nhưng có lẽ không phải là tối ưu (theo tôi).

Như vậy đó, niềm vui Đại thắng của dân tộc đã đến với tôi, 1 thằng sinh viên đang du học cách Sài Gòn ¼ trái đất chắc chắn hoàn toàn khác với các bạn. Tuy không được hưởng bầu không khí hân hoan của toàn thể dân mình, nhưng nó vẫn mang cho riêng tôi dấu ấn không thể nào quên trong cuộc đời.

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2008

Trang web của Cao "tư lệnh" Cao Cẩm Quỳ

Rating:★★★★★
Category:Other
...Nhiều ảnh đẹp, giá biết tiếng Tàu thì tốt hơn...
(Ai không biết tiếng Tàu thì xem qua bản dịch Trang WEB sang tiếng Việt của Google bằng dịch vụ http://translate.google.com/translate_t)

1. Kiến Quốc giới thiệu: (Những gì ghi lại sau một chuyến đi),
Anh Cao đã kì công làm 1 trang web cho riêng mình. Góc trái có mấy dòng chữ "I love my motherland-China. Tôi yêu Việt Nam". Anh có những bộ ảnh giới thiệu về quê hương, về chuyến đi Quế Châu hay Hồ Nam (quê hương cụ Mao), về những cuộc hội ngộ với anh em Trỗi (tháng 10/2006 và tháng 10 năm nay tại Quế Lâm), về 2 tập sách "Sinh ra trong khói lửa"...
Cao Cẩm Quỳ là một người bạn tuyệt vời!
Xin mời thầy, bạn vào thử:

http://pp.sohu.com/member/caocamquy


2. Út Trỗi giới thiệu: (Một người bạn của trường Trỗi),
Anh Cao Cẩm Quỳ (Cao Tư lệnh) là một người bạn của Trường Trỗi nhân dịp năm mới, gửi lời chúc Tết đến tất cả anh em là cựu học sinh trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi lời chúc tốt đẹp nhất.
Qua đây UT cũng giới thiệu trang tin của anh Quỳ, để mọi người biết và để truy cập vào tham khảo những công việc của anh Quỳ. Trang tin của anh Quỳ được truy cập tại đây

http://blog.163.com/caocamquy/
Ảnh http://blog.163.com/caocamquy/prevAlbumsInUser.do?host=caocamquy#p1

Xem trang WEB cua anh Cao:
( Google dịch )

* Blog mới (12/2009) http://blog.sina.com.cn/jinkuigao


http://caocamquy.blog.163.com/blog/static/34003780201202305928527/

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Giao lưu: B6, K8 Gặp mặt tại nhà bạn Thái C11

Start:     Apr 26, '08 3:00p
Location:     tại nhà bạn Thái C11, khu đô thị mới Yên Hoà, Yên Trung.


...cũng là tân gia!...Thầy Phạm Lực có mặt ....Các bạn nữ B6, K8 tại Hà nội đến đông đủ...

Xem:
1. Giao lưu: B6, K8 họp mặt tại nhà bạn Thái C11 - Trần Kiến Quốc tại "Blog Út Trỗi"
2. Gặp nhau tại nhà Thái - Nguyễn Thị Thái tại "Blog Út Trỗi"

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2008

Các tiện ích trực tuyến -ONLINE-

Rating:★★★★★
Category:Other
1. Xử lí văn bản tiếng Việt - VIETUNI [V1.618]
***Cách sử dụng :
(Sau khi ấ́n Xóa) Bạn Copy đoạn văn bản ở bất kỳ bảng mã nào rồi Paste vào khung trắng ===> nhấn Nhận dạng mã để biết bảng mã cuả văn bản hiện hành, chọn kiểu bảng mã muốn đổi rồi nhấn Đổi sang. Thế là Ok. Bây giờ chỉ cần Copy rồi Paste qua bài cần đăng là được rồi.


2. Chuyển đổi file các kiểu - MEDIA-CONVERT
***Cách sử dụng :
Ấn Browse để chọn File cần đổi dạng có trên máy của bạn (Chọn dạng file cần chuyển tại Input format vd: Portable Document Format (.pdf) )===> Chọn dạng file mình muốn chuyển qua tại Ouput format (phải dịch xuống dưới chút ít mới thấy) vd: Text files (.txt) ===> Ấn OK, ...chờ chút ít ... rồi làm theo chỉ dẫn (ấn continue) rồi cuối cùng là Download


Docspal (địa chỉ truy cập:www.docspal.com) là một dịch vụ chuyển đổi trực tuyến hỗ trợ hầu như tất cả định dạng tài liệu, video, âm thanh, hình ảnh, sách điện tử, và các định dạng tập tin nén.

3. Chỉnh lại ảnh (dạng JPEG) nhanh và đơn giản - SoftColor
***Cách sử dụng :
Ấn Browse để chọn ảnh (Lưu ý là chỉ ở dạng JPEG) cần chỉnh có trên máy của bạn ===> Ấn Upload Image. Nếu kết quả ưng ý thì ấn Download Improved Image để lấy ảnh đã chỉnh về.

(Còn muốn "phức tạp" thì dùng http://fotoflexer.com/)
---------- 2 haeo---------haeok6---------
TOP
⇧Δ----- ------ haeo
http://jellypages.com/flash-toys/dancing-text-banner-for-myspace-blogger/
Blogger Layouts ----------- ------------ http://www.hannom.org.vn/images_upload/small_701.gif
text text text text text text text text text text text text text text text text text text text text
-------   Chúc Mừng Năm Mới ! 
Chúc Mừng Năm Mới - Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009
Chúc Mừng Năm Mới - Mừng Xuân Kỷ Sửu 2009
Nhâm Thìn 2012
--------- 3 15http://www.reencoded.com/2010/08/03/15-best-css3-generators-for-lazy-designers/ 30
ho ho he he
----------------- 4

Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000g2
Thầy cô
000g1
Thầy cô
000g0
Thầy cô
2
Thầy cô
004
Thầy cô
0045
Thầy cô
0020
Thầy cô
0028
Thầy cô
0036
Thầy cô
0053
Thầy cô
0059
Thầy cô
0057
K5
xxx
--------- 5
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000n10
Thầy cô
000n9
Thầy cô
000n8
Thầy cô
000n7
Thầy cô
000n6
Thầy cô
000n5
Thầy cô
000n4
Thầy cô
000n3
Thầy cô
000n2
Thầy cô
000n1
Thầy cô
0055
Thầy cô
7
Thầy cô
4
Thầy cô
3
Thầy cô
0044
Thầy cô
0031
Thầy cô
0049
Thầy cô
0017
Thầy cô
0025
Thầy cô
007
Thầy cô
0029
Thầy cô
0030
Thầy cô
0035
Thầy cô
0015
Thầy cô
0014
Thầy cô
1
Thầy cô
005
Thầy cô
6
Thầy cô
001
Thầy cô
8
Thầy cô
0060
---------- 6
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000b9
Thầy cô
000b8
Thầy cô
000b7
Thầy cô
000b6
Thầy cô
000b5
Thầy cô
000b4
Thầy cô
000b3
Thầy cô
000b2
Thầy cô
000b1
Thầy cô
000b0
Thầy cô
0013
Thầy cô
0011
Thầy cô
008
Thầy cô
9
Thầy cô
0058
Thầy cô
0052
Thầy cô
0051
Thầy cô
0050
Thầy cô
0048
Thầy cô
0043
Thầy cô
0042
Thầy cô
0041
Thầy cô
0040
Thầy cô
0039
Thầy cô
0038
Thầy cô
0027
Thầy cô
0026
Thầy cô
0024
Thầy cô
0022
Thầy cô
0019
Thầy cô
0016
Thầy cô
009
Thầy cô
006
Thầy cô
003
Thầy cô
5
K1 - K2
xxx
K3
xxx
---------- 7
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000
Thầy cô
000r4
Thầy cô
000y2
Thầy cô
000r3
Thầy cô
000r2
Thầy cô
000r1
Thầy cô
000y1
Thầy cô
000r0
Thầy cô
000y0
Thầy cô
0010
Thầy cô
0012
Thầy cô
0023
Thầy cô
0037
Thầy cô
0047
Thầy cô
0061
Thầy cô
0056
Thầy cô
0054
Thầy cô
0046
Thầy cô
0034
Thầy cô
0033
Thầy cô
0032
Thầy cô
0021
Thầy cô
0018
Thầy cô
000
Thầy cô
002
Thầy cô
0062
Thầy cô
xxx
K4
xxx
K6 - K7 - K8
xxx


background: #ddddff; /* for non-css3 browsers */ filter: progid:DXImageTransform.Microsoft.gradient(startColorstr='#ffffff', endColorstr='#ddddff'); /* for IE */ background: -webkit-gradient(linear, left top, left bottom, from(#ffffff), to(#ddddff)); /* for webkit browsers */ background: -moz-linear-gradient(top, #ffffff, #ddddff); /* for firefox 3.6+ */

13 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2008

Cuộc đời hạnh phúc - HaMeoK6

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Út Trỗi”: Thứ sáu, ngày 25 tháng tư năm 2008)


Này nhé, hồi ở Trỗi, sáng ra nghe kẻng là dậy. Rồi tiếp theo là kẻng ăn sáng, kẻng lên lớp, kẻng hết tiết. Trưa, nghe kẻng là vội đi ăn. Rồi kẻng giờ tự tu, kẻng giờ thể thao, kẻng ăn chiều, kẻng ngủ….Kẻng mà gõ trễ thì chưa đói, kẻng mà gõ sớm thấy buồn ngủ díp mắt liền. Mọi thứ đều nghe theo kẻng. Quen tới mức, mấy ngày phép về nhà không thấy đói, quên ngủ vì không có kẻng. Thật chẳng khác chi con chó của Páp-lốp. Lớn lên 1 chút, vô học Đại học thì suốt ngày phải xem đồng hồ. Sáng mở mắt ra là xem còn mấy phút để lên lớp, không biết có kịp tọng cái bánh mỳ vào bụng không. Đang học môn này đã phải liếc đồng hồ xem sắp hết giờ chưa để còn chuẩn bị “phi” đi học môn sau ở địa điểm cách đấy đúng 10 phút chạy và 5 phút xả hơi. Ra phố đi tàu, đi xe cũng lại nhìn đồng hồ xem còn mấy phút nữa xe mới tới, không thì đi bộ cho chắc ăn. Đồng hồ là vật bất ly thân, đi tắm, đi ị, đi ngủ, đi ăn cũng không tháo ra. Đồng hồ mà chết thì mình cũng như “chết rồi”. Xem đồng hồ ! Xem đồng hồ ! Người mình lúc nào cũng chạy vòng vòng như cái kim đồng hồ vậy.

Rồi đi làm. Là thằng lính mới ra trường thời bao cấp, chuyện gì cũng phải do sếp nói mới được làm. Làm xong cũng phải được sếp có ý kiến mới dám ngừng. Hàng tuần, hàng tháng phải ngồi họp nghe sếp nói. Nghỉ phép cũng phải được sếp đồng ý. Làm tốt cũng nghe sếp nói. Làm dở, nghe còn nhiếu hơn. Về nhà thì nghe vợ (cũng là sếp) nói. Khi có con thì nghe con (là sếp lớn hơn) nói. Suốt ngày phải nghe sếp nói. Bực mình đóng cửa một mình bât đài lên…cũng lại nghe sếp nói nữa ! Thật chẳng khác gì cái máy ghi âm dơ đầu từ.

Lớn chút nữa, làm sếp. Ôi thì, thượng vàng, hạ cám, cái gì cũng phải lên lịch. Cái cuốn lịch bàn “nó” điều khiển mình. Sáng tới cơ quan, việc đầu tiên là nhìn vào lịch làm việc xem hôm nay có gì. Chiều về cũng lại ngó vô lịch để biết ngày mai có phải vô sớm không. Lúc nào cụng phải ngó vô : lịch tiếp khách, lịch họp Chi bộ, lịch gặp sếp lớn, lịch … lịch ….Bạn rủ đi nhậu, bồ hẹn đi chơi cũng phải xem lịch rồi mới trả lời được. Riết rồi chỉ quen có tấm lịch, bởi vậy dễ “bóc lịch” như chơi.

Tại sao cuộc đời lúc nào cũng bị phụ thuộc vào 1 cái gì đó nhỉ. Vứt mẹ nó hết đi ! Khi lấy cam công xã đâu cần có kẻng. Lúc nhẩy disco làm gì phải xem đồng hồ. Uống bia hơi kèm mồi đâu cần sếp nói. Đi tắm hơi – matxa thì chắc chắn không lên lịch rồi. Con người ta thoải mái vô cùng khi không có đồng hồ trên tay, không nghe tiếng kẻng, chẳng có sếp, cũng không xem lịch. Vui vẻ thì đi chơi với bạn bè, sáng ra café “Đôi khi”, chiều về rảnh rỗi thì mở Blog Trỗi lên xem. Ôi, cuộc đời mới hạnh phúc làm sao !!


Hình : đường vào "Đôi khi" thật thỏai mái, chẳng phụ thuộc cái gì !

 

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Nỗi đau và hệ lụy của chiến tranh - Đào Duy



Đào Duy 

Cô gái bên hoa sen – Tranh của Bùi Xuân PháiChiến tranh đã lùi xa nhưng những hệ lụy của nó thì vẫn cứ dai dẳng đeo bám theo mỗi phận người. Tôi vẫn nhớ trước chiến tranh khi còn bé, tôi đã đọc cuốn chuyện mà chị tôi mượn được từ một người bạn, cuốn tiểu thuyết “trước giờ nổ súng” của Phù Thăng không biết trí nhớ non nớt của tôi hồi đó có chính xác không. Cuốn chuyện cảm động về chiến tranh về những người lính. Phần cuối cuốn tiểu thuyết ông lý giải về chiến tranh chỉ một đôi dòng thế là bỗng chốc một tác phẩm văn học rất hay của ông gặp tai họa. Âm thầm lặng lẽ xách ba lô quay trở về nơi mà mấy chục năm trước ông đã chia tay vợ con chia tay người thân đi kháng chiến và cầm bút, cũng từ khi đó cho tới lúc giã từ cõi đời chả ai còn đoái hoài, chả ai còn biết tới ông nữa. Ai đã đọc câu truyện “hạt thóc” trong “Chân dung và đối thoại” của Trần đăng Khoa không thể không cầm được nước mắt về nhà văn chiến sỹ tài năng này, một hệ lụy xót xa.
Gia đình bố mẹ vợ tôi trước năm 1980 ở thị xã Hải Dương. Thị xã Hải Dương là một thị xã đẹp và nên thơ. Thị xã có những khu phố cổ, những con đường nhỏ với những hàng bàng xanh ngắt, giữa trưa hè ta có thể đi tản bộ mà không cần phải đội nón mũ. Tôi chưa thấy một thị xã nào phía bắc lại có nhiều sông hồ như thị xã Hải Dương, sông ngòi len lỏi vào giữa phố thị. Mẹ vợ tôi cùng bác và các cô đều sinh ra và lớn lên ở đây. Lịch sử của thành phố này từ đầu thế kỷ cho tới nay mẹ vợ tôi có thể kể tường tận. Ông ngoại vợ thời Pháp mở một xưởng lớn chuyên về sơn mài và làm đồ thờ cúng sơn son thếp vàng cung cấp cho hầu hết các địa phương xứ Đông. Chị cả mẹ vợ một thời là hoa hậu của Hải Dương, sau này Bác lấy chồng, bác trai làm thầu khoán gia đình giàu có. Bố vợ tôi tốt nghiệp Thăng Long, khi còn đèn sách ông trọ học cùng Tô Ngọc Vân trong một căn gác nhỏ nơi ngõ chợ Khâm Thiên và được ông này truyền nghề vẽ cho và với nghề tay trái này mấy chục năm sau gia đình vợ tôi sống nhờ vào nó. Thời Pháp bố vợ tôi làm nhiều nghề có thời gian phụ trách kiểm bài cho tờ Phong hóa, tiếng Tây của ông làu làu như tiếng ta. Năm 1952- 1954 ông là quản lý của khách sạn Palace trên Đà Lạt. Khi hiệp định Giơnevơ ký kết trước tình hình thời cuộc biến đổi ông chủ khách sạn Palace vì quý bố vợ tôi ông ấy khuyên bố vợ tôi nên đưa gia đình vào Đà Lạt và cùng với gia đình ông qua Pháp. Ông đã đặt mua vé máy bay khứ hồi cho cả nhà. Nhưng khi bố vợ tôi trở lại miền Bắc ông bà nội của vợ tôi nhất quyết không chịu đi vì tiếc của thế là gia đình vợ tôi đành theo ông bà ở lại.
Năm 1954 gia đình li tán phần lớn họ tộc bên vợ tôi lên tàu vào nam, vì gia đình có người chú phụ trách cơ quan di cư Bắc kỳ. Chỉ có riêng gia đình vợ tôi ở lại và cũng từ đó hệ lụy của chiến tranh, phân ly và chủ nghĩa lý lịch ám ảnh đeo bám gia đình vợ tôi cho đến cả hàng chục năm sau giải phóng.
Tôi có người em vợ, em vợ tôi tên là Hương. Năm 1978 Hương thi hết lớp 10 trong khi chờ kết quả thi đại học vì có ngoại hình và giọng đọc tốt nên được sở thông tin văn hóa Hải Dương trưng dụng đi Côn Sơn - Chí linh thuyết minh giới thiệu cho du khách về khu du lịch, lịch sử nổi tiếng này trong ba tháng hè. Thời cấp ba Hương có một người bạn trai rất thân, bạn trai Hương tên Chinh. Nhà Chinh ở ngoại ô thị xã, Chinh cao lớn trắng trẻo nhưng hiền và nhút nhát. Vợ tôi hồi đó đang học đại học ở Hà Nội khi về nhà biết chuyện thường “ngăn cấm”. Chinh rất ngại “đụng độ” với vợ tôi.
Một buổi chiều tháng tám vừa thuyết minh trở về nhà nghỉ Hương nghe mọi người báo có khách, chẳng biết ai. Khi xuống dưới chân đồi thì ra là Chinh, Chinh đang ngồi dựa lưng vào gốc cây thông già nét mặt buồn buồn. Thật bất ngờ về chuyến đi thăm không báo trước này của Chinh. Hai đứa dắt tay nhau lang thang trên những triền đồi giữa bạt ngàn của hoa Mua, hoa Sim tím và tràn ngập trong không gian mùi nhựa thông hăng hắc.
- Sao Chinh không nói gì? Lên thăm Hương có việc gì quan trọng không?
- Chinh đến để chào Hương, ngày mai Chinh nhập ngũ.
- Sao lại nhập ngũ? Hương ngỡ ngàng - Thế Chinh không chờ kết quả thi đại học?
- Chinh đi, hết nghĩa vụ rồi về, việc học hành đành dừng lại. Chinh đi nghĩa vụ thay cho suất người anh, vì thấy thương anh chị, hai vợ chồng trẻ với đứa con gái nhỏ để anh đi, vợ con ở nhà vò võ không đành. Mình độc thân đi phải lẽ hơn.
- Tối nay Chinh ở lại đây chứ?
- Không, Chinh phải về sáng mai giao quân rồi.
Chiều xuống miền sơn cước thật nhanh, khói chiều và sương đã bảng lảng nơi cuối đồi. Tiễn Chinh ra tận đường cái hai đứa cầm tay nhau thật lâu, bốn mắt nhìn nhau im lặng.
- Thôi Chinh về đi.
Cho đến bây giờ Hương vẫn không quên được đôi mắt ấy, đôi mắt của Chinh nhìn Hương như báo hiệu một điều gì đó bất an ở phía chân trời nào đó xa kia, nó mơ hồ như ảo ảnh Hương chỉ lờ mờ linh cảm thế thôi … rồi bóng Chinh khuất dần nơi cuối dốc.
Đêm ấy Hương không ngủ Hương viết một bài thơ về Chinh vào cuốn sổ lưu bút mà bạn bè tặng khi năm học cuối cùng phổ thông kết thúc. Những ám ảnh buồn bã bao trùm lên toàn bộ bài thơ Hương viết:

Tôi đến Côn Sơn một buổi chiều
Dừng chân chốn cũ gọi người yêu
Hoa sim nở tím màu thương nhớ
Nhạc rừng thông réo rắt than kêu

Đây chốn năm xưa khắc hình anh
Với bao kỷ niệm sáng lung linh
Anh dìu tôi qua đồi sim nở
Hái tặng tôi hoa tím chung tình

Tôi nhớ một buổi sáng anh đi
Anh nói một mai sẽ lại về
Dâng trọn riêng em tình sim tím
Em là của anh vị hôn thê

Nay vẫn mùa sim tím thủy chung
Vẫn cảnh năm xưa gọi ái tình
Nhưng anh đi mãi không trở lại
Để em buồn tan nát con tim!

Côn Sơn hôm nay cảnh u sầu
Suối tuôn dòng lệ chảy về đâu
Hoa sim tím ngắt buồn xót tủi
Còn ai mà hái để trao nhau

Côn Sơn năm xưa hát tình ca
Ca đôi duyên lứa mộng vô bờ
Hôm nay Côn Sơn buồn lạnh lẽo
Khóc cho tình ai sớm biệt ly

Tôi bước lang thang dạo một mình
Giữa đồi hoang vắng khuất người thương
Âm thầm tôi nghe lòng chết lặng
Sim tím tình sầu rụng vấn vương!

Côn Sơn ơi có nhớ lời thề
Của người con gái ấy năm xưa
Nguyện suốt đời giữ tình sim tím
Để yêu người giờ đã khuất xa.

Tháng 8/1978


Hương có đâu ngờ bài thơ của Hương như vận vào số phận của Chinh, lần lên Côn Sơn thăm Hương là lần cuối cùng hình ảnh của Chinh bằng xương, bằng thịt khắc ghi trong trái tim, trong trí não của Hương cho tới mãi hôm nay.
Huấn luyện ba tháng, vội vã theo đơn vị vào biên giới tây nam - Hà tiên bổ sung quân. Vợ tôi sau này kể lại có lần gặp Chinh ở bến xe, Chinh chạy tới chào vẫn ánh mắt buồn buồn như từ biệt, như trách móc “ Chào chị ở lại, em đi” mà mãi sau này nghe Hương kể về ánh mắt lạ lùng của Chinh vợ tôi mới “ân hận” nhận ra điều đó.
Sáu tháng sau Chinh hy sinh. Chinh bị thương do pháo kích của giặc, được cứu thương chuyển về phía sau trên đường đi lại vướng mìn. Những phút giây cuối cùng của Chinh được người cháu họ kể . Trước khi hy sinh trong ba lô của Chinh chỉ có một bộ quân phục lá thư và tấm hình của Hương thấm đẫm máu. Hôm truy điệu Chinh, Hương xin gia đình được giữ lại bộ quân phục của Chinh trước lúc hy sinh làm kỷ niệm. Bộ quân phục với những vệt máu đã khô xám lại bao năm qua nằm trang trọng trong vali của Hương, theo Hương đi khắp nơi, từ bắc vào nam, ám ảnh, giắn vặt Hương trong đời sống, trong giấc ngủ trong tiềm thức Hương bị chứng mất ngủ cũng từ dạo đó. Bộ quân phục nằm trong va ly của Hương duy nhất trong nhà chỉ có vợ tôi được Hương cho biết. Năm 1987 Hương lấy chồng, trước khi cưới, Hương lên chùa làm lễ cầu siêu và gửi những kỷ vật đó lại cho Chinh.
Từ ngày ấy Hương thanh thản hơn, nhưng lâu lâu trong hạnh phúc hiện hữu cùng chồng con vẫn có những giấc mơ về Chinh chợt ập về trong giấc ngủ chập chờn… Chiến tranh, nỗi đau, ly tán và những hệ lụy của nó vẫn còn đó, nó kéo dài từ thế hệ cha anh đến thế hệ chúng tôi và hiển hiện đây thế hệ của những người em tôi nữa. Trong cuốn sổ lưu bút của Hương chỉ có hai bài thơ. Hai bài viết cách nhau sáu tháng bài thứ nhất Hương viết khi Chinh tới Côn Sơn để tạm biệt Hương đi bộ đội. Bài thứ hai Hương viết khi nhận được tin Chinh hy sinh. Tôi chép ra đây bài thơ thứ hai nữa của Hương để bạn đọc chia sẻ, bài thơ buồn:

;...Bỗng một hôm bất ngờ tin đưa đến
Anh đã hy sinh vĩnh biệt em rồi!
Đất dưới chân em quay cuồng đổi biến
Mắt lệ nhòa vị cay xót trên môi...

Em biết từ nay đâu còn gặp lại
Để đón anh trên một chuyến tàu xa
Con thuyền tình vẫn cắm sào đứng đợi
Giữa mênh mông sông nước ,đứng bơ vơ.

Bên tấm hình anh em ngồi cúi mặt
Để nhớ về những năm tháng xa xưa.
Anh vẫn nhìn em nụ cười rất đẹp
Mà sao anh không nói lặng như tờ.

Hai đứa chúng mình duyên trời đã định
Đứa mất đi, đứa còn lại u buồn.
Anh bên ấy yên cõi đời tĩnh mịch.
Em bên này bao gầm dữ đau thương.

Em sẽ đến nơi anh yên giấc ngủ
Quì bên anh đặt hoa huệ trắng trong
Qua hương khói có lời em nhắn gửi
Tới hồn anh, em nguyện sống chung tình.

Và đời em quãng đời này còn lại
Mảnh khăn tang em chít mái tóc thề
Trong tim em khắc tên anh mãi mãi
Hẹn gặp hồn anh, kiếp sống bên kia!

Tháng 2/1979

Đăng lại bài viết của Nguyễn Duy Đảo (đã đăng tại „Blog Bạn Trỗi”: Thứ sáu, tháng tư 25, 2008)
 

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>