Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Thời đại Đồ Dỏm - hameok6

 

Lịch sử loài người phát triển từ thời đại Đồ Đá đến Đồ Đồng, Đồ Sắt … và cho tới nay là Đồ Dỏm.

Hồi xa xưa đặc trưng cho các thời đại này cũng chỉ là nguyên liệu làm dụng cụ lao động, vũ khí chiến đấu hay cùng lắm là làm ngựa (cho Thánh Gióng) cưỡi.

Nhưng ngày nay thì không thiếu thứ gì là không dỏm. Với các loại máy móc dụng cụ thì không có gì phải nói rồi. Cho tới thức ăn, thực phẩm cũng toàn loại chất bổ dỏm, ăn vô không bổ ngang cũng bổ ngửa. Đường xá, cầu cống xây xong mà không hư hỏng thì không đúng với thời đại mình rồi!


Mà cũng phải thôi, tới vú váo, mông, mặt con người ta cũng không biết chỗ nào thật, chỗ nào dỏm nữa là. Ngồi nghe mấy bác xích lô nói chuyện thế giới như lãnh đạo, còn lãnh đạo thì vơ vét còn hơn tụi “cùng đinh”. Thật chẳng biết đường nào mà lần. Tư tưởng chính trị cũng chẳng biết thật giả ra sao. Tụi “đế quốc, thực dân” ngày xưa bây giờ là bạn, là ngài. Còn các “đồng chí” thì tối ngày gây hấn biên giới, hải đảo. Cứ chống thằng nào thì lại phát triển kinh tế - xã hội theo kiểu của thằng đó.

Thiệt nghĩ mà thấy chán. Thôi thì quay về với anh em Trỗi nhà mình cho chắc ăn. Ấy, vậy mà cũng chưa chắc! Trỗi dỏm thiếu gì. Còn nhiều Trỗi thiệt mà không muốn nhận mình là Trỗi hay nhân danh Trỗi mà đả kích, xỉa xói các Trỗi khác vì ăn nói không theo ý mình thích dù chỉ để thỏa mãn chút đỉnh cái “sĩ” dỏm!

Âu đó cũng là đặc trưng của thời đại, không loại trừ lính Trỗi!

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 26 tháng tư năm 2011).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Tình hình sức khỏe của các thầy: (1) Thầy Hồng Tuyến: đang điều trị tràn dịch màng phổi tại phòng A6, khoa A5, Viện 175. (2) Thầy Trần Sinh: sau khi hồi sức tích cực, chạy thận lọc máu, nay đang điều trị ngoại trú tại A8, phòng 5. Ngày 20-21/5/2011, Nam Điện, rồi Hà Chí Thành, Duy Đảo k6 cũng vào thăm thầy Tuyến và thầy Trần Sinh. Mong 2 thầy sớm khỏe! (TranKienQuoc http://bantroi5.blogspot.com/2011/05/tinh-hinh-suc-khoe-thay-co.html ; http://bantroi5.blogspot.com/2011/05/vai-hinh-anh-voi-thay-hong-tuyen-van.html)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Hội họp chuyện xưa - K6 LS

Hội họp chuyện xưa

_ K6 LS _
F.Lực, 1967 chất liệu lụa Hà Đông.F.Lực, 1967 - chất liệu lụa Hà Đông.

Ngày xưa, những năm 8X phong trào họp lớp, họp khoá … lên cao chót vót. Sau này biến tướng ra thành cả họp tổ dân phố đến cấp quận huyện. Nói chung, hội họp phần lớn để cho những ai thành đạt gặp nhau để nói về mình là chính và móc nối làm ăn. Bọn mình thuộc diện không công ăn việc làm, kém may mắn và nói phét là chính. Sau khi nhận được giấy mời họp lớp, mình suy nghĩ ghê lắm. Ăn nhờ ở đậu mãi rồi, thời cơ là ở đây chứ đâu. Mình quyết định chi 50.000đ để đi họp cho nó máu. Tới nơi vẫn hy vọng một thằng bạn nào đó là Mạnh Thường Quân có thể giúp mình qua cơn bĩ cực.

Nhưng khi gặp thì kể cả những kẻ cùng đinh hơn mình, sau khi hỏi về thân thế và gia cảnh đều lượn hết. Đang cay đắng tủi phận thì một ông bạn mang quyển sổ đến: - Quỹ lớp 35.000đ. Xem thì thấy đây là quỹ để giúp nhau lúc hoạn nạn hay có việc khẩn cấp thì tất cả sẽ ở bên bạn và cùng bạn qua bến "kể cả những sáng tạo của bạn". Quá ổn.
Nhoáng cái. Tất cả như bốc hơi, còn lại mỗi mình mình và thằng bạn còn nghèo và yếu hơn cả mình.
Thôi về. Mình nói.
Hai thằng liêu xiêu khoác vai nhau về. Ra đến cửa bỗng nghe thấy tụi bạn rủ nhau đi tiếp ở chỗ khác nữa. Bỗng thấy tiếc vì 70.000đ là đủ cho 2 thằng quậy với 1chai rượu cỏ và miên man đồ nhậu. Trước đó, hàng xóm vẫn chỉ thấy 2 thằng với nhau mà.

 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Chủ nhật, ngày 22 tháng năm năm 2011).





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Thằng em ứng viên - hameok6

 

Tôi có quen thằng em là giám đốc 1 công ty cũng kha khá. Cách đây mấy năm, nó được “cơ cấu” vào HĐND. Cũng như bình thường, nó được đưa về ứng cử tại địa phương để sau này sẽ là “ông Hội đồng” của địa phương đó. Thôi thì cũng đủ các bước quy trình như ứng cử, hiệp thương, vận động,… Và tới vòng chót, trước khi đưa ra bầu bán, nó phải tham dự các buổi tiếp xúc với cử tri.

MTTQ đã tổ chức rất chu đáo. Hẹn tất cả các ứng viên tới ngày tập trung tại Trụ sở. BTC bố trí 1 xe “cá mập” (cũng đã cu cũ không làm cử tri choáng) để cả đoàn “làm 1 vòng” cùng nhau đi tiếp xúc với 3 - 4 địa điểm liền trong ngày cho khỏi tốn thời gian.

Tới ngày, thằng em “cưỡi” cái “Mẹc” đen mà nó vẫn sử dụng đi làm thường ngày tới nơi tập trung. Tại đây nó cùng các ứng viên khác lên cái “cá mập” đi tiếp xúc theo lịch trình hướng dẫn của 1 cán bộ BTC. Thằng tài xế của nó tất nhiên không dám bỏ sếp nên cũng tà tà “đánh” cái “Mẹc” chạy theo sau cách chừng 10 mét (chắc là giữ ý cho sếp). Mà đúng là nó phải chạy theo vì đâu có biết BTC sẽ đưa sếp nó tới cái xó nào rồi làm sao về với vợ.


Kẹt một nỗi, trong gần chục ứng viên ngồi trên “cá mập” hôm đó lại có tới 5 – 6 thằng là sếp đơn vị hoặc giám đốc cỡ thằng em tôi. Vậy là, chiếc “cá mập” chạy trước, theo sau khoảng chục mét là 1 đoàn “xế hộp xịn” nối đuôi theo sau. Tới nơi họp thì tụi tài xế đậu xe xa xa, tán dóc đợi xong lại nổ máy chạy theo.

Vậy là cả đoàn gần chục chiếc xe cứ thế “diễu hành” vòng vòng trong thành phố suốt cả ngày hôm đó. Thật là hoành tráng! Chẳng hiểu các (đại) cử tri có biết không? Nghe nói sau đó thằng em đã đắc cử và hình như còn được “cơ cấu” vào cái gì ủy nữa kìa!

Mừng cho thằng em!

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ ba, ngày 26 tháng tư năm 2011).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Lại chuyện lý lịch - hameok6


Lại nói chuyện khai lý lịch. Như đã có lần kể với AE về chuyện “Thành phần giai cấp”, còn bây giờ là mục “Ngày tham gia cách mạng” cũng không phải đơn giản.
Hồi mới giải phóng, tụi nhân viên của chế độ cũ đều ghi trong lý lịch “Ngày tham gia CM: 30/4/1975”. Còn tụi cán bộ từ R hay từ Bắc về thì quá oai phong với ngày tham gia từ trước giải phóng rồi. Riêng thằng tôi khi bắt đầu đi làm vào đầu năm 1977 thì lúng túng không biết khai thế nào cho phải. Anh trưởng phòng Tổ chức thấy vậy nói:
- Mày ghi ngày bắt đầu đi làm.
- Vậy từ năm 75 đến giờ tôi là… phản CM?
- Ờ, hé ….
Ngồi hóng hớt chuyện, con nhỏ nhân viên nói leo: Thì anh tính từ ngày vào Đoàn. Chẳng là nó cũng là Đoàn viên, một danh hiệu “danh giá” hiếm có trong thời đó.
- Đúng đấy – anh trưởng phòng vui vẻ tìm ra lối thoát – Đoàn là tổ chức CM của thanh niên mà.
Tôi ngẩn ra nghe rồi lẩm bẩm 1 mình (nhưng hơi to để cả 2 vị kia cùng nghe được): Đúng, Đoàn là tổ chức Cộng sản của thanh niên. Đúng là tham gia CM. Ờ, mà Đội TNTP là tổ chức Cộng sản của thiếu niên thì sao nhỉ?
- Thì tính từ ngày vào Đội. – Anh trưởng phòng dễ dãi.
- Vậy còn Nhi đồng Tháng 8 thì sao? Hồi học mẫu giáo tôi đã tham gia vào tổ chức Cộng sản của nhi đồng. Vậy là tôi tham gia CM từ hồi … 3 tuổi!


  Tham gia CM? - ok!Tham gia CM?
- ok!
Anh Trưởng phòng lúng búng: Vậy mày tham gia CM còn sớm hơn ông Lê Duẩn?
– Đấy là anh nói chớ không phải tôi à! Nhưng thôi, tùy anh muốn ngày nào thì tôi ghi ngày đấy sao cho hợp lý là được.
- Ờ, ờ …Thôi cứ để đấy rồi tính sau.
Vậy là lý lịch tôi bỏ trống khoản này.

Nhưng chắc cũng chẳng “làm chết thằng tây nào”. Vì hôm rồi tôi có tham dự buổi lễ truy tặng huân chương HCM cho bác Lý Ban mới thấy trên tấm bằng ghi bác tham gia CM năm 1935 và trước kia có lần báo chí thông tin bác Phạm Văn Đồng vô Đảng năm 1940! Toàn những bậc lão thành từ hồi Thanh niên CM đồng chí hội mà còn bị nhầm lẫn như vậy chắc cũng vì các bác không ghi ngày tham gia CM trong lý lịch nên thời nay ai muốn ghi thì ghi?
Thì ra mình cũng không phải là người duy nhất!

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ 4, ngày 11 tháng 5 năm 2011).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chuyện nhậu - K6LS

Chuyện nhậu

_ K6 LS _
My Village - Sơn mài 60x80cm, F.Lực, 2008.My Village - Sơn mài 60x80cm, F.Lực, 2008.

Tối đang ngồi uống rượu chờ bà xã làm món nhắm thì thằng em đồng hao tới. Thằng này cũng là dân nhậu nên chỉ thêm ly thêm chai thôi. Nói một chút về nó nhé: Đẹp trai, to cao, khá nhiều bạn rượu và nấu ăn khá (nhất là cho đám nhậu). Một vợ một con. Khi nó đi vắng thì vợ con nó ăn khổ như mọi vì không biết nấu ăn gì. Mọi việc nấu ăn trong nhà toàn do nó làm (đảm đang phết nhỉ?).

Gần đây do tình hình kinh tế suy thoái nên công việc của nó cũng bị cạnh tranh khốc liệt. Chán cảnh lương thấp nên nó mới qua chơi và hỏi ý kiến mình về việc mở quán nhậu. Đang lúc cao trào mình OKie ngay. Mọi việc đều nhất trí cho qua nhưng biển hiệu trong và ngoài quán vẫn rất khó nghĩ.

Sau khi làm thêm vài ly mình góp ý: Biển hiệu là "hội nhậu" thì được rồi, nhưng trong các phòng mình cũng phải thêm mấy khẩu hiệu cho nó hoành tráng chứ.
Nó chồm lên nói như phun mưa vào mặt mình: Em đang nghĩ mãi không ra. Thế này nhé: Ở phòng ăn mình đề khẩu hiệu "Ăn, ăn nữa, ăn mãi!". Đúng quá, hắn nói.
Được đà mình nói tiếp: Phòng nhậu thì "Uống, uống nữa, uống mãi". Keng phát. Hai thằng làm gọn một ly to tự sướng.
Đang nhai miếng thịt lợn quay to tướng chợt hắn ngừng lại, nhìn mình như công an nhìn phạm và hỏi như quan tòa: Vậy ở chỗ trả tiền thì ghi là "Trả, trả nữa, trả mãi" à?
Đang uống ly rượu mình tý sặc, im khoảng 5 phút mình chống chế: Nếu khách hàng xịn thì mình có thể nói thêm "Chịu, chịu nữa, chịu mãi".
Hắn trợn mắt: Không được! Thế thì mở quán làm gì, nghỉ ngơi cho khỏe.

- Cái thằng...! Mày chỉ được cái nói đúng! Keng phát!

 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Thứ 4, ngày 11 tháng 5 năm 2011).





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Câu lạc bộ sưu tập tranh họa sĩ Phạm Lực tại Bắc Ninh

Xem:

Lễ ra mắt Câu lạc bộ sưu tập tranh Fạm Lực Bắc Ninh

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K3 SG: Gặp mặt ngày Thống nhất

Start:     Apr 26, '11 6:00p
Location:     Phòng máy lạnh lầu 1, nhà Hàng Kỳ Đồng 2, TPHCM.
...
Khách thì trên cả mong đợi, ngoài đội chị em Minh Oanh Vân Hoa... còn có các đ/c đã lui về "dự bị" như Công còm, Kỳ Nghĩa, Đức Cối... Rồi nhóm Tám Tự, Chí Nhân... và cả các chú em K6, K7. Đặc biệt có sự góp mặt của 2 VIP trong BLL trường là Vinh Voi và Thái Mã.

Chỉ là qui mô CB nhỏ trong k3, nhưng buổi gặp mặt cực dzui dzẻ...

(AMk3)


Xem:




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Hai ông khách - Duy Đảo


Hai ông khách

_ Duy Đảo _

Chào các bác! Gửi các bác xem, ngày ấy sao tham ăn thế không biết?


Tranh F.LựcTranh F.Lực

Tôi hơn hắn 4 tuổi nhưng học hành anh em chỉ hơn nhau 2 khoá, Hắn khoá 10 tôi khoá 8 ĐHKTQS.
Hắn thông minh học giỏi, thích thể thao và có máu lãng tử chỉ mỗi tội mải chơi. Hai anh em quí cái nết của nhau nên dần già đâm ra thân.

Một mùa đông rất lạnh, tôi không nhớ là năm nào, thằng em rủ tôi lên Tam Dương thăm ông bác họ. Bố hắn kể: Bác Phú với bố hắn là anh em họ gần, chơi thân với nhau từ bé. Sống ở quê khổ quá nhân có đơn vị bộ đội hành quân lên Tây bắc qua làng thế là hai anh em rủ nhau theo đi. Sau Điện Biên bố hắn về được xuôi còn ông bác họ “lỡ tàu” tạt ngang vì trót hẹn với cô dân công hoả tuyến người Tam Dương, Vĩnh Phúc. Thành ra bác hắn phải nằm lại quê vợ.
Mỗi khi về nhà bố hắn thường dặn: “Con học trên Vĩnh Yên gần chỗ bác, rảnh rỗi lên chơi thăm bác để bác cháu biết mặt nhau”.


Chiều thứ bảy dấm dúi với chị Thục thư viện mượn được cái xe đạp. Sáng chủ nhật dậy sớm hai thằng quằn mông đèo nhau vòng vèo hơn hai tiếng đồng hồ “ lên dốc xuống đèo” theo địa chỉ mò tới được nhà ông bác.

Mở cổng đón hai thằng là một người phụ nữ ngoại 40. Qua cái sân gạch chủ nhà dẫn hai đứa ra cái giếng có cây mít rất to. Trên đường đi trời lạnh cộng với mưa phùn mặt hai thằng tái ngắt chân thì bê bết bùn đất:
- Các cháu rửa tay chân rồi lên nhà uống nước. Rồi bà bác lật đật chạy lên nhà trên.
Pha trà mời chúng tôi bác nói:
- Sáng nay bác trai lên tỉnh thăm người bạn cũ cùng đơn vị ngày xưa bị ốm chiều mới về. Nhà chỉ còn mấy mẹ con. Thằng nhớn và con chị học cấp 3 trường huyện, 2 đứa em gái học cấp hai ở xã, tất cả đều học sáng, cũng sắp về cả rồi. Hai cháu cứ ở đây chơi, ăn với bác bữa cơm, chỉ tí nữa anh nhớn nó đi học về anh em gặp nhau chuyện trò chứ không ra đường có khi đánh nhau vỡ đầu mới biết họ hàng anh em.
Nói rồi để mặc chúng tôi bà bác tất tả cắp cái nón lao ra sân trong màn mưa bụi: Ra gần giữa sân còn quay đầy lại nói vọng vào nhà “Bác chạy qua bên hàng xóm có tí việc hai cháu cứ ngồi chơi uống nước nếu mệt thì hai anh em lên giường mà nằm, giường của bác trai đấy”.


Hai thằng sau khi tợp hết ấm trà là lao lên giường trùm chăn, bụng sôi ùng ục vì đói, vì trà đặc. Đang lơ mơ bỗng hai thằng giật mình vì nghe tiếng gà bị cắt tiết kêu quang quác. Thằng em huých vào lưng tôi thì thầm: “Trưa nay có thịt gà đánh chén rồi” hai đứa nuốt khan nước bọt âm ỉ sướng rồi lại ôm đít nhau gáy pho pho.

Đang “sưa” bỗng cái chăn bị kéo và giọng bác gái ở phía cuối giường đánh thức:
- Hai cháu dậy ăn cơm!
Hai thằng lồm cồm bò dậy thấy cái bàn ngồi uống trà ban sáng đã toạ một mâm cơm đầy ụ. Thịt gà ta quyện lá chanh ngây ngất, mướp hương xào lòng ngào ngạt, tô canh sắn hầm xương … Vì quá chú ý tới thực đơn trên bàn chúng tôi không để ý tới một chú nhóc quãng 17-18 tuổi ngồi đối diện với mâm cơm.
Sau một hồi sáu con mắt của ba thằng “đàn ông” nhìn nhau thăm dò tìm cách xưng hô thì bà bác giới thiệu:
- Đây là anh nhớn.
Vừa nói tay bác vừa vỗ vỗ lên vai tay thanh niên ngồi trước mâm cơm. Rồi quay mặt ra phía sân:
- Ba đứa kia đâu lên đây cho em nó biết mặt. Cùng một lúc ba cô một nhớn hai bé từ dưới bếp chạy lên.
- Thôi mời hai cháu ăn cơm cho nóng, Anh nó thay bác trai tiếp các cháu
- Ơ! Sao lại thế này … Hai thằng tôi cùng lúc ngạc nhiên.
- Bác và 3 chị mày ăn ở dưới bếp, anh em cứ tự nhiên có anh nó tiếp, tục dân quê ở đây nó thế.
Ba thằng cả khách lẫn chủ đang tuổi ăn cơ thể lại thiếu chất kinh niên nên chỉ một loáng mâm cơm hết sạch.
Rõ ràng đĩa thịt gà đủ hai đùi, hai lườn, phao câu lại còn có cả bộ trứng non … không hiểu đám đàn bà con gái dưới bếp ăn uống ra làm sao?

Cuối bữa thằng em hỏi ông anh họ: “Nhà còn nước mắm không lấy thêm cho em một ít để ăn nốt chỗ cơm”. Thằng anh lao xuống bếp bê lên ngoài bát mắm còn có thêm tô cháy. Thế là ba thằng lại đả nốt. Ăn xong chúng ngồi uống trà tào phào chuyện học hành thi cử. Tầm 2-3 chiều thì cáo lui. Chúng tôi chào bác gái và “anh chị” ra về. Quà cho hai đứa bà bác đã chuẩn bị sẵn, một gói xôi lạc to. Bác gái còn gửi biếu bố hắn bọc chè móc câu nhà tự sản. Rồi hai mẹ con bịn rịn tiễn hai ông khách “mắc dịch” xuống tận chân đồi.
 ❧ ❀ ❧ 


Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ bảy, ngày 07 tháng 05 năm 2011).





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Photo Album 2011-05-05

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chuyện thật, khó tin... - Nguyễn Tăng Tiến K8 (SRTKL3, Tr.: 269-272)

Chuyện thật, khó tin...

Theo lời kể của cựu chiến binh Bạch Quốc Bình E611, F338
_ Nguyễn Tăng Tiến K8 _

LS Đặng Bá  Linh  - HN 1970LS Đặng Bá Linh - HN 1970

Tháng 8 năm 2010, Bạch Quốc Bình - đồng đội từng ôm xác Đặng Bá Linh từ cao điểm 105 Bắc Quàng Trị xuống núi - có việc vào TP Hồ Chí Minh. Hôm trước đã đến thăm mẹ Hồng và thắp hương cho Linh. Cuối tuần sẽ bay ra Hà Nội nên bạn có lời mời mấy anh em Trỗi hội ngộ. Tôi nhắn tin cho các anh Dương Minh, Kiến Quốc và Hà Chí Thành. Chiều 19 tháng 8, sau cơn mưa lớn, anh em gặp nhau ở quán Vườn Dừa, ngay cổng sân bay. Lính Trỗi trước lạ sau quen, "xoẹt" một cái là chuyện "ào ào như thác đổ". Vui! Mà thế quái nào, Thành và Bình lại học cùng Phổ thông 3 Hà Nội, bây giờ mới biết nhau. Trong nhiều chuyện có một chuyện cảm động.

... Quốc Bình, Chấn Biên, Ngô Vi Lam Sơn, Đặng Bá Linh, Trần Hữu Dân, Phan Thanh Tùng... và tôi là lính Hà Nội, cùng nhập ngũ đợt ấy. Cùng nhau từ ngày huấn luyện tân binh cho đến khi vào chiến trường. Chúng tôi có với nhau nhiều kỉ niệm, nào chuyện cả tiểu đội thèm thịt chó đã ra quán (khi ngồi vào ăn đã lẳng lặng bọc một gói tướng thịt, dồi chó vào lá chuối, giấu vào mũ cối) rồi "hẹn" A trưởng ập đến "bắt quả tang" để "chạy" (nay có lời xin bác chủ quán có hai cô con gái xinh đẹp tha lỗi!); nào đi xem Văn công Tổng cục biểu diễn ở Nga Sơn, Thanh Hóa; nào chia nhau từng điếu thuóc, hộp sữa, mẩu lương khô... Sau đó, tôi được điều sang Nam Lào, còn Quốc Bình, Bá Linh, Hữu Dân vào mặt trận Quảng Trị.

Ngày đầu tiên ra trận, cũng là ngày cuối cùng với Linh. Trên cao điểm 105, vừa nổ súng được ít phút, Linh bị trúng đạn vào bụng và đùi phải, mất máu nhiều. Trong đêm tối, dưới ánh sáng của từng đợt pháo sáng, Bình mò mẫm tìm bạn. Đến nơi đã thấy Linh tắt thở... Chuyện được ghi lại trong "Sinh ra trong khói lửa" tập II.

Năm 1973, khi bị thương, Bình được ra an dưỡng ở Nghĩa Đàn. Tranh thủ sự quản lí lỏng lẻo, bạn trốn về Hà Nội, đến thăm mẹ Hồng. Cũng chỉ nói là bạn cùng sư đoàn lại chơi chứ không dám lộ chuyện Linh đã hy sinh. Còn mẹ thì cứ vui như được đón con từ mặt trận trở về; hết hỏi xem Linh sống ra sao, nó có khỏe không, đến cá cháu ăn uống có đủ chất, anh em có thương yêu nhau... ? Muốn khóc và kể hết cho mẹ nhưng chả hiểu sao, nước mắt cứ chảy ngược vào trong.


Sự thật về cái chết của Linh giấu mãi hơn ba chục năm, cho đến khi Tăng Tiến nói anh em Trỗi đang làm sách Tập II. Những gì tận mắt chứng kiến được gửi cho BBT. (Tất nhiên, trước đó hỏi ý kiến anh Lai, anh trai Linh, thì được trả lời: "Được thôi vì Linh đi đã lâu rồi!").

Cũng dịp ấy, bài "Chuyện về một liệt sĩ, bạn tôi" được đăng trên báo QĐND Cuối tuần, ngày 28 tháng 7 năm 2002. Tác giả gọi điện ra, dặn cứ đến cổng tòa soạn trước vườn hoa Hàng Đậu mà mua. Bận bịu, tới sáng thứ ba mới đến thì bà bán báo lắc đầu: "Số này đã bán hết từ chiều thứ bảy!". Buồn quá định quay xe thì có anh bạn, đang đọc báo trong tủ báo gắn ngoài bờ rào tòa soạn, xen vào: "Này, tôi có tờ Cuối tuần đọc rồi, xin biếu ông!". Anh ta rút túi sau ra tờ báo, đưa cho Bình. "Quý hóa quá. Cám ơn anh! Nhưng... xin phép được trả tiền!". "Tiền nong gì cái tờ báo đã đọc?". "Dạ, anh cứ nhận và xin được miễn nói lí do!".

Bài báo đúng như những gì đã kể, nhưng chuyện không chỉ dừng ở đó. Ít ngày sau, đồng đội cùng sư đoàn biết Bình còn sống đã liên tục tìm về. Lại hội ngộ. Cũng chính nhờ thế mà Bình tìm được gia đình Phan Thanh Tùng - bạn, đồng đội, liệt sĩ - sau mấy chục năm bặt tin. Thầm cảm ơn tác giả, đọc xong Bình gấp tờ báo, cẩn thận cất vào ba lô "hành trang người lính".

Chiều hôm sau, đi làm về, tạt vào một quầy bán vé số ở cuối phố Bà Triệu. Có bao giờ chơi xổ số nhưng như có ai xui khiến, Bình mua liền bốn vé. Bẵng đi cả tuần, nhớ tới vé số đã mua, Bình ra Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô (trên đường Hàng Bài) nhờ cô bạn tra hộ. Cô xem xong hớn hở: "Trúng những hai giải nhất, anh ạ. Mỗi giải 6 triệu". Công ty ghi lại số chứng minh thư rồi đưa giấy mời tới dự lễ trao giải.

Một buổi sáng, vừa ra đường thì gặp anh bạn già. Anh ta hí hửng: "Bình ơi, khao đi!", "Khao vụ gì?", "Mày trúng giải nhất vé số hôm rồi", "Sao biết?", "Nghe trên đài, rõ cả tên mày cùng địa chỉ". Thời ấy, đài truyền thanh Hà Nội có mục đọc kết quả xổ số và cả tên người trúng giải.

- Vậy là anh em xúm lại để được khao. Chiều nay, chiều mai, chiều ngày kia... uống hết nhẵn cả 12 triệu, thậm chí "lõm" thêm 5 triệu. - Bình hể hả kể -  Nhưng chả tiếc, lộc mà, lộc của thằng Linh nó cho... Và nói thật với ông, tôi thấy quá sướng!


N.T.T
Đăng lại bài viết của Nguyễn Tăng Tiến K8 (đã đăng trong "Sinh ra trong khói lửa" tập III, Tr.: 269-272.)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Trách nhiệm trọn đời - Minh Châu



Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng - con trai đồng  chí Võ Nguyên Lượng, hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972.Liệt sĩ Võ Nguyên Trọng
- con trai đồng chí Võ Nguyên Lượng,
hy sinh tại chiến trường Quảng Trị năm 1972.


Đồng chí Võ Nguyên Lượng, sinh năm 1915, quê ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi). Sinh ra trong một gia đình phú nông, nhưng năm 16 tuổi ông thoát ly gia đình đi làm thợ điện ở Quy Nhơn (Bình Định). Từ 1939 đến năm 1947 ông làm việc tại Nhà máy điện Thanh Hóa và tham gia cướp chính quyền (tháng 8-1945) ở đây. Từ đó, người đảng viên ưu tú này gắn cuộc đời cách mạng của mình với quê hương Thanh Hóa. Năm 1953, ông được Trung ương giao giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Sau nhiều lần chuyển công tác, năm 1965, ông lại về nhận chức Phó bí thư, Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa. Tiếp đó, đến tháng 11-1969 ông lại đảm nhiệm chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho tới tháng 12-1974.

Ông Võ Nguyên Lượng có người con trai tên là Võ Nguyên Trọng. Anh Trọng học rất giỏi nên có giấy gọi đi học ở Liên Xô. Đúng lúc đó, anh cũng có giấy mời đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Ông Võ Nguyên Lượng đã gặp hội đồng tuyển quân và nói: “Con tôi cũng như con người khác, các đồng chí cứ để cho cháu lên đường nhập ngũ, đừng do dự”.  Rồi ông động viên anh Trọng đi làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của người thanh niên với Tổ quốc. Thế rồi, người con trai của ông đã hy sinh anh dũng ở chiến trường Quảng Trị năm 1972. Người dân Thanh Hóa vừa thương, vừa cảm phục ông vì với vị trí của ông thời đó việc cho con đi học ở Liên Xô rất đúng “tiêu chuẩn”. Nhưng ông và anh Trọng đã nêu gương sáng về tinh thần sẵn sàng nhận khó khăn, gian khổ về mình.

Ở xứ Thanh, ông Lượng để lại nhiều giai thoại về lối sống rất sâu sắc, nghĩa tình. Đặc biệt, chuyện với ông Trần Tiến Quân, lão thành cách mạng, người đã giới thiệu ông Võ Nguyên Lượng vào Đảng tháng 2-1946. Từ đó, cứ ngày vào Đảng của mình, ông Lượng làm cơm thân mật mời ông Trần Tiến Quân, đến dự. Bữa cơm thường chỉ có hai người. Có người nghĩ đó là ông Lượng tri ân ông Quân. Nhưng sự thực là trong mỗi buổi ăn cơm thân mật đó, ông Lượng báo cáo lại với ông Quân quá trình tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đảng viên của mình. Ông Quân cũng tự kiểm trước ông Lượng về trách nhiệm của người đã đứng ra giới thiệu, kèm cặp ông Lượng vào Đảng.

Câu chuyện “tự phê bình” của hai đảng viên này là một bài học “kinh điển” về tinh thần trách nhiệm trọn đời của người đảng viên cộng sản.
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Minh Châu (đã đăng tại Báo điện tử Quân đội nhân dân: Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2010).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>