Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

Phật đản - hameok6



PHẬT ĐẢN

hameok6

Phật đản là ngày gì?
Tôi nhớ hồi nhỏ, ngày này không phải rằm (mặc dù không nhớ chính xác là ngày nào). Vậy mà nay lại là rằm tháng Tư?
H1. Cây Sala, nơi ổng sanh ra và   chếtH1. Cây Sala, nơi ổng sanh ra và chết

Xem xét lại thì ngày này được dân theo đạo Phật gọi là ngày “Phật đản sanh”. Vậy là ngày sinh nhật của ông Thích Ca rồi. Nhưng ổng sinh ngày nào mà lại thay đổi thế nhỉ?
Trước hết xem ổng sanh năm nào?
Theo nhiều thứ sách, kinh, truyền thuyết, tất cả đều ghi rõ ràng là ổng thọ 80 tuổi. Riêng năm sanh thì nằm trong khoảng từ năm 623 TCN tới năm 560 TCN. Nhưng căn cứ theo lịch của nhà Phật (Phật lịch), năm nay là năm 2554 PL, vậy là năm 0 PL (Phật lịch bắt đầu từ năm 0 chứ không phải năm 1 như Dương lịch) là năm 545 TCN và đây là năm ông Thích Ca lên Niết bàn, có nghĩa là chết, tròn 80 tuổi. Vậy ổng sanh năm 623 TCN.
Rồi, vậy còn tháng?
Theo mốt số cánh Phật giáo Trung Quốc thì nói là tháng 2, nhưng các cánh Ấn Độ thì lại là tháng 4. Đây chẳng qua chì là sự chênh lệch theo lịch cổ mà thôi. Vì Ấn Độ lấy Tý làm tháng Giêng và TQ lấy Dần làm tháng Giêng do đó tháng 2 (Mão) của lịch TQ chính là tháng 4 (Mão) của Ấn Độ.
Như vậy ta đã có tháng 4 năm 623 TCN, chỉ còn ngày nào nữa thôi.
H2. Cây Bồ đề, nơi ổng trở thành PhậtH2. Cây Bồ đề, nơi ổng trở thành Phật

Trong cái vụ này thì hơi rắc rối. Ở mọi thứ sách, kinh, truyền thuyết đều xác nhận ổng sanh ngày 8, nhưng lại nói đúng lúc ổng sanh ra thì trăng tròn (?). Bởi vậy mới có sự “vênh” nhau suốt mấy thế kỷ. Nơi là ngày 8, chỗ là ngày rằm. Có lẽ đây là cái ngày mà hồi xưa tôi nhớ (?).
Bởi vậy, năm 1950, Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, 26 nước là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm cho nó “dễ xử”. Rồi tới năm 1952, cũng cái Đại hội này ở Tokyo khẳng định lại là ngày rằm cho “nó đẹp’ vì theo các thứ giấy tờ, thì ổng ngộ ra và trở thành Phật vào ngày rằm, rồi lúc lên niết bàn (chết) cũng là ngày rằm. Vậy tại sao không xài “ngày đẹp” này luôn cho đỡ cãi nhau.
Kết luận : Phật đản là ngày sinh nhật Phật Thích Ca. Ổng sanh vào lúc nửa đêm (trước 0 giờ) ngày 15/4/623 TCN tính theo lịch âm bây giờ.


Gửi bởi hameok6 lúc 11:13 SA Chủ nhật, 30 tháng năm, 2010
Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: Chủ nhật, 30 tháng năm, 2010)




Free Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

BanTroi Xứ Lạng K6 LS


"...
15g30 tới Xứ Lạng... Nghỉ ở KS Vạn Xuân... KS gần ngay chợ đêm Kỳ Lừa. KS sạch, phòng đôi giá 250.
Gọi ngay cho thầy Thịnh hẹn tới chơi thì đã thấy thầy và Kiên "ngổ" k6 lững thững sang. Chủ nhà Lạng Sơn mời đoàn đi ăn cơm. Lên mới biết cánh Phan Nam, Đông Nhân, Lê Bình vừa lên thăm hôm rồi. (Mà toàn thăm chị em truờng VHQĐ!).
Kiên chọn nhà hàng với toàn đặc sản rau rừng và vịt quay, lợn quay ướp lá móc mật. Ngon miệng. Bụng đã "hòm hòm" thì vợ con Kiên mới tới. Vậy là Loan lại chọn tiếp những món truyền thống của nhà hàng: chân giò heo muối rán ròn, thịt lợn rừng xào xả... No lắm rồi nhưng vẫn phải "thử". Mà ngon thật. Anh em làm hết chai rượu vodka Men's.
Xin cảm ơn sự đón khách thịnh tình của vợ chồng Kiên!"

(Kiến Quốc, 27/5/2010)


Xứ Lạng qua cửa sổ (ảnh Quế MF, Blog Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé)Xứ Lạng qua cửa sổ
(ảnh Quế MF, Blog Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé)

"... 6 giờ sáng xuất phát, lên đến cửa khẩu cũng còn sớm nhưng cửa khẩu mất điện, phải chờ thôi! Đến lúc làm thủ tục, thấy HĐB nói: hộ chiếu chị có cái gì mà tụi hắn cứ xem lui xem tới mãi! Nghe họ gọi, mình ngó vào: hộ chiếu CV của chị đã hết hạn từ tháng 3! Hjc
Chỉ có cách về công an Lạng Sơn xin giấy thông hành, xa không? Hơn 3 chục cây số, giờ này còn làm không? Nhanh lên may ra ..!
Tìm taxi... Về đến công an Lạng Sơn, nhưng cửa đóng then cài! ... Không một bóng người, chỉ có bên phía đối diện, một ông trẻ thấp thoáng, hình như là bảo vệ cơ quan đối diện, tiếp cận, anh ơi…1h30 chị đến. Bao lâu? Sớm nhất cũng sau 3h chiều, ...Cũng đành, chỗ nào có đồ ăn? Gần phía chợ! Thôi cũng là cơ hội “ai lên xứ Lạng…”. Tìm được một quán cơm gần chợ, gọi cơm, biết làm gì cho đến buổi chiều? Có ai quen ở đây không nhỉ? Có một, quen mà không quen, K6LS!
... Không có số điện thoại, nhắn anh KV hỏi, ... Q.MF đang kẹt ở LS mừ! ...cho tôi số của hắn…số này của hắn đó…Đến chỗ anh đi, số…nhưng mà…thì xin lỗi nhà hàng…trưa rồi, xe ôm nghỉ hết, mọi người trên phố dáo dác giúp MF lôi được một ông đang uống trà…
nhà đây rồi, đích thị K6LS kia, ngó bộ tươi tắn hơn trên blog Trỗi là cái chắc! Nhưng nơi hẹn không phải là nhà, mà là sào huyệt phát tán các còm luôn mang hình bóng núi rừng xứ Lạng và xị rượu nút lá chuối! MF đảo mắt quan sát cái trụ sở đầy tính đương đại (he, công nghệ cao mừ) của K6LS, mà sao anh làm việc có một mình, bà xã…gọi rùi, đang tới, nhà có mỗi cái xe máy (ko bít MF có nghe nhầm ko)…phụ với anh ở đây à? Không, BĐ, làm gì, phó giám đốc, :-o.
Loan của K6LS hiện diện trong chưa đầy 2 tiếng đồng hồ nhưng thể hiện nhiều tư chất của một người phụ nữ có thể có nhưng khó có thể có trên cùng một người phụ nữ: Xinh đẹp, giản dị, dịu dàng, chân tình, hiếu khách và năng động, còn thêm nữa (nhận xét riêng của MF) giỏi chịu đựng và chiều chuộng cái đức thủng thẳng của lang quân! Phát hiện ra lí do vì sao MF xuất hiện ở LS, Loan hết sức tế nhị vận dụng ngay năng lực của nhà quản lý cho một góc độ hẹp, giải quyết vấn đề hiệu quả tức thì, chỉ còn thao tác cuối cùng, nhưng cũng “để em đi cho nhanh” sau khi đã kêu sẵn một bữa tiệc nhỏ với các đặc sản xứ Lạng, không thiếu món rượu, không phải cuốc lủi nút lá chuối, mà là rượu ong ruồi có nắp!! Thứ rượu chi mà MF chỉ nhấp một chút đã lâng lâng đến tận bên kia biên giới…"

(Q.MF, 21/5/2010)


Xem Xem thêm



HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 21 tháng 5, 2010

Kỉ niệm 100 năm ngày sinh Thượng tướng Chu Văn Tấn

Start:     May 22, '10 09:00a
Location:     Bảo tàng Cách mạng VN HN
Chân dung Thượng tướng Chu Văn Tấn (1910–1984)Thượng tướng Chu Văn Tấn (1910–1984)
Sáng qua, tại Bảo tàng Cách mạng HN, gặp mặt tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn được tổ chức thành công rực rỡ.
Các lão chiến sĩ cách mạng trong BLL VN Giải phóng quân, BLL Chiến sĩ Việt Bắc, nhiều nhà sử học, bạn bè thân thích, nhiều cụ từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên... về dự. Gia đình tướng lĩnh thế hệ đầu tiên của QĐNDVN (Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Hoàng Sâm, Nguyễn Sơn, Trần Tử Bình, Trần Đại Nghĩa, Lê Hiến Mai, Nguyễn Chí Thanh, Lê Quang Đạo, Đàm Quang Trung, Vũ Lập...) cùng gia đình các lão thành (Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Khai, Nguyễn Khang, Vũ Anh...) cũng có mặt. Tới dự thừa ủy quyền của TCCT có Tổng biên tập báo QĐND Thiếu tướng Lê Phúc Nguyên và Tư lệnh Quân khu 1 Thiếu tướng Bế Xuân Trường. (Xem tiếp tại Blog K5) - (KienQuoc)
Xem
  1. Điều nên biết: Ý kiến của TCCT về việc tổ chức tưởng niệm cụ Chu Văn Tấn - KienQuoc, 25/5/2010, Blog K5
  2. Gặp mặt tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn - KienQuoc, 23/5/2010, Blog K5
  3. Tin lễ tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn trên báo QDND - TranKienQuoc giới thiệu bài: "Tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn nhân 100 năm ngày sinh của ông ", 22/5/2010 tại Báo điện tử Quân đội nhân dân
  4. Sinh hoạt lịch sử tưởng niệm Thượng tướng Chu Văn Tấn - TranKienQuoc, 19/5/2010, Blog K8
  5. 100 NĂM CHU VĂN TẤN: Trưởng thành từ cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do - PGS.NGND Lê Mậu Hãn, 21/5/2010, Blog K5
  6. Thượng tướng Chu Văn Tấn, tôi rất kính trọng và biết ơn! - Đại tá Kim Sơn, 19/5/2010, Blog K5
  7. Bài thơ viếng cụ Chu Văn Tấn của CCB Việt Bắc tại HN - (Võ Nhai, ngày 11 tháng 9 năm 2008, tư liệu gia đình), 5/4/2010, Blog K5
  8. Tư liệu Xuân: Thượng tướng Chu Văn Tấn 1910-2010 - KienQuoc, 3/2/2010, Blog K5
  9. Chuyện của anh Chu Thành k1 - KienQuoc, 1/3/2010, Blog K5
Sưu tầm trên mạng
  1. Chu Văn Tấn - Wikipedia
Ảnh Kiến Quốc Blog K5

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Nhóm nhỏ thầy trò BanTroi thăm lại Quế Lâm (27/5-2/6/2010)

Start:     May 27, '10
End:     Jun 2, '10
Location:     Quế Lâm
Anh Cao thay mặt những học sinh Yizhong cũ phát biểu:
"Tôi không sao quên được sáng sáng, khi chiếc loa của trường Yizhong vang lên bản nhạc "Dong fang hung...", thì loa của trường Trỗi cũng phát ra nhạc hiệu "Việt Nam bao năm dòng rên xiết lầm than..."
rồi "Đây là Đài tiếng nói VN phát thanh từ HN - Thủ đô nước VNDCCH...".
Rồi từng đoàn học sinh 2 trường chạy quanh sân vận động hô to "Một - hai - ba - bốn", "Yi - er - san - si"...
Vui lắm!".
(Kiến Quốc, 30/5/2010, Yizhong.)

Chúng tôi sắp về lại "thành phố tuổi thơ"

TranKienQuoc



Một nhóm khoảng 20 anh chị em thân thiết "lọ mọ" lập đoàn "du lịch ta ba lô" sang Quế Lâm đợt này.
Cao tuổi nhất đoàn là thầy Phạm Đình Trọng (từng là giáo viên dạy tiếng Việt của trường Bộ binh Quế Lâm 1965-66 rồi đầu năm 1967 đón trường ta sang)...,
Anh Trần Kháng Chiến và Vũ Minh Trực (con Thượng tướng Vũ Lập) "xin đi ké" là "dân Quế Lâm" (Dục tài 1953-57) nhưng lại là "phiên dịch oách" của đoàn.
Cánh ta, cựu học sinh k2 có chị Chung và các anh Duy Tộ, Hồng Thanh, Quang Việt, Ngọc Giao
k3: NSUT Dương Minh Đức cùng NSUT Quang Huy (bạn Trỗi, từng đi cùng chúng tôi chuyến đầu tiên sang Quế Lâm năm 2003),
k5: Đông Nhân, Phan Nam, Kiến Quốc cùng vợ con, (vợ chồng Nhất Trung đăng kí rồi "bỏ của chạy lấy người"),
k6 có Vũ Việt Hưng (gô),
k7 có Nguyễn Trung Quốc + gia đình Nguyễn Vĩnh Chinh (Quy Nhơn)...
"Tổng vệ sinh" là 23.
Sáng 27/5, đoàn xuất phát tại HN, đi bằng xe du lịch đường dài (300ngàn/vé tới Nam Ninh)...



Theo chân Đoàn thầy trò trường Trỗi thăm lại Quế Lâm: (trích phóng sự của Kiến Quốc tại Blog K5)

T3 25/5:
Hà Nội
Họp mặt tại nhà hàng Nam Long (1 Trấn Vũ, HN).
  • ... Ngoài anh chị em trong đoàn, chúng tôi thấy có mặt các bạn Trỗi - vợ chồng anh chị Dung-Công, anh Việt Bắc k3, Hoàng Mạnh Thắng k7, Nguyễn Thanh Hằng k7, Khôi pianist. Đặc biệt có bạn Sơn "cận" mới từ Sanfransixco trở về.
    Trỗi gặp nhau là vui!!! Mãi 8g hơn mới kết thúc.

T4 26/5:
Lạng Sơn
Đoàn 5 người lên Lạng Sơn trước,
  • 12g30 xuất phát,
    15g30 tới Xứ Lạng, nghỉ ở KS Vạn Xuân, gần ngay chợ đêm Kỳ Lừa. KS sạch, phòng đôi giá 250.
    Vợ chồng Kiên K6 và thầy Thịnh đón khách thịnh tình.
    Thầy Thịnh "nhập đoàn". Tổng số: 24!!!

T5 27/5:
Hà Nội - Nam Ninh
  • Sáng 7g30 đoàn HN lên đường, đi xe ô tô liên vận 45 chỗ của công ty liên doanh Việt-Trung Vân Đức tại bến xe Lương Yên (giá vé Hà Nội-Nam Ninh 300 ngàn VND, chổ ngồi thỏai mái, có máy lạnh, có TV).
    11g đến cửa khẩu. Qua cửa khẩu Hữu Nghị sang Bằng Tường lúc 12 giờ, có ôtô của công ty Vân Đức đón đưa về Nam Ninh (khỏang cách 240km, xe chạy trên đường cao tốc mất 3g30 phút nghỉ giữa đường 1 lần.
  • Chiều: Đòan đến Nam Ninh lúc 3 giờ 30. Chị Niệm, cháu Việt Hoa cùng Diêu Hải đã chờ ở bến. Lý Long, Phó bí thư Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại Quảng Tây (phó mà oách thế!), cho xe 30 chỗ cùng phiên dịch ra đón.
    Nghỉ lại khách sạn Ngân Hà gần ga xe lửa Nam Ninh (giá 160 NDtệ một phòng, khá tiên nghi ). Tới sảnh KS đã 18g.
  • Tối, GS Hoàng Tranh (cùng Viện KHXH Quảng Tây và Ban biên tập những cuốn sách về những trường học VN ở Nam Ninh, Quế lâm) mời cơm cả đoàn tại ngay KS Gặp lại các bạn đã từng cùng Cục Lưu trữ Quảng Tây sang HN chuẩn bị làm sách về các trường ở Quế Lâm, Quảng Tây hồi năm ngoái. Anh Chiến làm phiên dịch. GS có vài lời, rồi thầy Trọng. Tặng quà, nâng li chúc sức khỏe... Vui! Nông Lập Phu thẳng thắn tâm sự: Hôm nay ta sống lại "cái thời" Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông. Và, chúng ta phải là những người vun đắp, phát triển mối tình hữu nghị mà 2 cụ đã xây dựng.
    Hai "nờ sứt", nhất là DMĐ thì quá xuất sắc khi vừa uốn vừa "piau zian". Mọi người hòa giọng hát theo.
    Đến 10g, GS về, ... số còn lại ngồi tới hơn 1g. Nông vui quá, uống nhiều "méo cả mồm"(!)...

T6 28/5:
Nam Ninh - Quế Lâm.
    Đòan lên xe lửa về Quế Lâm (giá vé 65 NDTệ, khỏang cách Nam Ninh-Quế Lâm hơn 400 km )
  • Sáng 5g30 đã đánh thức mọi người... ăn sáng phở bò: 5 tệ/tô ăn tàm tạm.
    7g xếp hàng ra ga. Ga Nam Ninh đông khách...
    7g45 mới được vào ga xuống các pe-rôn. Vì phải theo cầu vượt nên ai mang nhiều đồ hơi vất vả. Tầu đi QL là tầu du lịch 2 tầng, ghế ngồi có số ghế, trong toa có máy lạnh nên luôn dễ chịu. Cả đoàn ngồi dồn ở tầng dưới từ số 22-27.
    Đúng 8g xuất phát. Tầu chạy nhanh, chắc 80-100km/g, chạy mất 5 giờ. Tại Liễu Châu nghỉ 7', khách xuống mua đồ ăn. 2 hộp cơm có 3 món rau, 2 đùi gà hết 32 tệ. Thấ̀y chân giò ngon, có 10 tệ nhưng to quá sợ ăn không hết. Lên tầu mới biết đây là đặc sản vùng này.
    13g về đến ga Quế Lâm Nam. Các Bạn Quế Lâm liên hệ cho Đòan nghỉ tại Khách sạn Quế Giang Guijiang cạnh núi Vòi voi (khách sạn không sao, hơi cũ nhưng sạch sẽ, giá 120 NDTệ một phòng/ngày đêm). Trời mưa...
  • Chiều: 15g thăm Bệnh viên Nhân dân QL ngay bên cạnh... bà... nguyên Cục trưởng Cục Y tế (người rất tận tâm giúp Nam Tiến ngày nằm điều trị ở đây) cùng Phó GĐ cùng bác sĩ Dương và các y, bác sĩ từng cứu sống Nam Tiến tiếp... Đoàn tặng bệnh viện 1 bức tranh lớn, còn tặng bác sĩ Dương 1 bức nhỏ về đồng quê VN. Bác sĩ hứa sẽ có dịp sang thăm VN và đến thăm Nam Tiến...
    Gần 4g... về KS thì gặp GS Đỗ Kiếm Tuyên, anh Cao và anh Thang (2 bạn của chúng ta) từ Quảng Đông về QL lang thang với đoàn.
  • Thăm Yizhong (tại khu mới). Cũng chỉ đi khoảng 15' là tới Yizhong, nhưng anh em được vòng cầu Giải Phóng, qua cửa công viên Thất Tinh theo bờ Tiểu Đông Giang tới trường. Đây là tuyến đường từ Yizhong hay bách bộ ra thành phố ngày mới sang đầu 1967.
    Tại cổng là băng-rôn với dòng chữ vàng trên nền đỏ "Nhiệt liệt chào mừng các bạn VN sang thăm nhà trường". Thật cảm động! Đoàn được đón vào Nhà truyền thống. Chờ 1 lát thì Cục trưởng cùng Cục phó Cục Giáo dục Quế Lâm đến. Lát sau là bà Tiêu. Hiệu trưởng mới là Mã, người đón chúng tôi đi thăm Yizihong cũ năm 2007... Sau đó lên thăm vài lớp học...
    Quãng 5g, nhà trường tiếp đoàn trên phòng khách. Sau phần giới thiệu, anh Chiến thay mặt đoàn tặng bức tranh thêu "Khuê Văn Các" của bạn Nhân cho Yizhong vì chuyến sang công tác quá eo hẹp về thời gian mà không đến thăm được. Sau phần giới thiệu, đoàn tặng quà cho Cục Giáo dục, nhà trường, thầy Linh Hán Dân và bà Tiêu. Sau đó là tâm sự của thầy Linh, thầy Trọng, Hiệu trưởng, chị Niệm, thầy Đỗ và anh Cao...
  • Buổi tối, Yizhong chiêu đãi đoàn tại 1 nhà hàng sang trọng trên  đường Thất Tinh. Lại uống, lại hát vang trời... Ăn đến 8g thì rút. Bạn tiễn ra xe. Khi về vòng qua chợ đêm ở Trung Sơn Trung. Mấy anh em đi bách bộ vòng qua Bách hóa Đại Lầu, theo Wen ming lu (lộ Văn Minh) về nhà.
T7 29/5:
Quế Lâm
Sáng - Về thăm "trường mới" ở Nghiêu Sơn (Phong Khẩu) (nay là Cao đẳng Kỹ thuật hàng không-vũ trụ).
  • Sáng 29 anh chị em trong Đòan ăn sáng tự túc. Giá khá rẻ, một bát phở hoặc mỳ có thịt 2,5 NDtệ, dầu trao quẩy (tích xưa vợ chồng Tần Cối bị cho vào chảo dầu sôi) được bán rất to, rất dài, giá 1 NDtệ! Một cốc sữa đậu nành 0,5 NDtệ. Vị chi bữa sáng 4 NDtệ (2800x4= 11.200 VND). Đến giờ đi, trời đổ mưa. Có chút buồn nhưng trên xe vẫn ríu rít khi qua những địa danh cũ. Anh Cao nhắc lại chuyện vui: theo trí nhớ, thầy trò trường Trỗi gọi vùng này là Phong Khẩu. Khi mới bắt liên lạc với nhau, ta nhờ liên hệ tìm đơn vị đang đóng ở trường mới thì ai cũng lắc đầu "bu zhidao" Phong Khẩu ở đâu? Sau này mới rõ, vì mùa đông cuối 1967, đầu 1968 lạnh quá, gió rít từng cơn không dứt (thậm chí nghe cả tiếng rít qua khe núi), có lần tuyết rơi. Vì thế mà sau hàng chục năm ta cứ gọi đó là Phong Khẩu - cửa gió. Thật ra khu trường nằm dưới chân dãy Nghiêu Sơn.
    Từ trường ĐHSPQT theo con lộ lớn chạy tới ngã tư rẽ vào trường mới. Con lộ 8 làn đường được  đưa vào sử dụng năm 2009...
    Hiệu phó Trần che ô chờ đón đoàn ở cổng. Anh chính là người đón chúng ta ngày về trồng cây trước cửa thư viện cũ năm 2007. Vì mưa nên anh em ngồi trên xe tới nơi trồng cây rồi về phòng họp...
    Tại hội trường, Hiệu phó vui vẻ nói: "...Nhà trường rất vui khi các bạn VN từng sống ở đất này sau 40 năm đã về thăm". Khi biết ý định nhà trường quyết định giữ lại 1 số công trình cũ từ 1967, anh em vỗ tay nhiệt liệt. Thầy Trọng xúc động phát biểu cảm tưởng của 1 người con trở về nhà sau hơn 40 năm xa. Thầy nhắc đến sự trưởng thành của học sinh Trỗi. Sau đó đích thân anh dẫn đoàn đi quanh trường bằng xe. Qua khu lớp học, Tiểu đoàn 2 thấy còn giữ nguyên. Vòng qua khu kí túc xá mới thấy quy mô của trường. Tiếc là xe không cua được vào khu đóng quân của Tiểu đoàn 3. Các bạn dừng xe ở cổng chia tay đoàn. Tranh thủ nhảy xuống xe chụp lấy khu lớp học của Tiểu đoàn 3 (nay nâng thêm 1 tầng thành 3 tầng). Trở ra ghi lại hình ảnh núi Đầu Mào nơi mà anh em vẫn chạy thể dục và hô to "1-2-3-4" mỗi sáng. Con đường nối ra lộ lớn vòng qua ĐHSPQT về khu Yizhong cũ.
  • Thăm khu vực trường Yizhong cũ, (nay là trường Dạy nghề của Lưu Đào).
    ... Lưu Đào đón ở cổng rồi lên xe dẫn ra núi Ốc. Sân vận động năm xưa đang được triển khai trải cỏ nhựa làm sân bóng đá... Lưu giới thiệu con núi này như 1 chứng nhân lịch sử chứng kiến bao sự kiện trong quan hệ thân thiết giữa 2 nhà trường. Xe quay lại, đi thăm các lớp học... Anh em được thăm lớp học làm đầu, lớp pha rượu, lớp pha trà, lớp nhà bàn phục vụ KS rồi lên thăm lớp dạy nấu ăn... Khi lên phòng khách thì gặp Mã Quân cùng 3 chị em Thịnh... Bà hiệu trưởng Trần giới thiệu qua về nhà trường... họ rất vui mừng khi có các bạn VN đến thăm...
  • Mời cơm bạn Yizhong
    bên bờ Tiểu Đông Giang 29/5/2010bên bờ Tiểu Đông Giang 29/5/2010


    Nhà hàng quá đẹp, nằm ở công viên Xuyên Sơn bên bờ Tiểu Đông Giang, đúng nơi anh em k7 năm 2007 đã ăn. Đông Nhân quây quần bên chị em họ Mã. Bàn bên kia anh Chiến tiếp chị em Thịnh, thầy Mã. Lát sau Trần Hồng Chiến mới đến vì mới đi khám bệnh về. Vĩnh Chinh mang theo 2 chai R đã pha mật gấu hòa cùng chai Vodka HN của bác Hồng Thanh.
    R vào, nhời ra. Vui như tết!
Chiều - Du lịch thành phố
  • 4g, đoàn chia 2 cánh: đi mua sắm và đi công viên Thất Tinh Nham. Vé vào cổng: 35 tệ. (Nếu vào vườn thú: 40 tệ, vào hang: 40 tệ... Vé vào công viên cho dân QL: 2 tệ, vé tháng 20 tệ).

Tối - Du lịch 2 sông 4 hồ.
  • Tour này chỉ thực hiện vào ban đêm mới thấy hết cái đẹp của QL về đêm trong đủ các sắc màu.
    Xuất phát từ Lijiang lúc 8g20, chui qua cầu Giải phóng, ngược lên phía thượng nguồn. Hai bên bờ là những cụm đèn màu chiếu hắt lên. Ca nô chui qua 1 cửa rồi vào "đốc" chờ đóng nước. Mỗi lần qua kênh được 2 ca nô... hồ rộng cỡ vài chục ha. Quanh bờ hồ là các sân khấu với hệ thống ánh sáng màu và các chương trình biểu diễn. Tiếp tục đi 4 hồ (Quế Hồ, Dung Hô...), chui qua các cầu được chiếu sáng bằng đèn màu. Dưới mặt cầu là những bức tranh vẽ khá vui mắt. Ven bên bờ hồ được chiếu sáng bằng các lại đèn màu xanh, đỏ, vàng... Tới Dung Hồ thấy nhà kính màu, dàn nhạc nước. Xa xa là Tháp Vàng, Tháp Bạc. Chỉ biết nói 1 chữ "Tuyệt"! Cả tour du lịch sông nước này dài 7km. Quay ra ở đoạn sông Đào Hoa, không xa Tu Tượng Sơn...
CN 30/5:
Quế Lâm
Thăm làng cổ "Thế Ngoại Đào Viên" và thị trấn Dương Sóc.
  • Trời nắng đẹp. Xuất phát theo đường qua cầu Giải Phóng, men theo bờ Tiểu Đông Giang ra đúng cổng sau (phía nhà ăn lớn)... Xe chạy qua khu đô thị mới của QL. Đẹp, hiện đại, thanh bình. Nhập cao tốc đi 40km nữa rẽ vào đường huyện lộ.
    Điểm dừng đầu tiên là "Thế Ngoại Đào Viên" - 1 làng nhỏ ven đường. Dân TQ tấp nập xếp hàng vào thăm. Tại đây thật ra có dòng sông nhỏ bao quanh làng. Thuyền chạy dọc sông, được chiêm ngưỡng cảnh sinh hoạt của bà con Choang, Dao, Tày... Thuyền chui qua cả 1 hang đá dài khoảng 100m... Sau đó lên bờ xem hình ảnh dệt vải, thêu thùa, tung còn, làm giấy dó và nhiều ngành nghề thủ công...
  • Lên xe đi tiếp về Dương Sóc... 1 thị trấn du lịch...
    Ăn bữa cơm có đặc sản cá sông Ly hấp bia và nhiều món, chỉ hết 1600 tệ cho 30 người.
    Sau đó du lịch trên thuyền, cũng cỡ 100 tệ/người... Đi dọc sông mới thấy hết cảnh "sơn thủy hữu tình" của Ly giang. Có lão ngư với 2 chú cốc áp mạn thuyền, cho khách chụp ảnh kỉ niệm. Ai sướng thì chọn ảnh đã chụp rồi in ngay trên tầu. 10 tệ/tấm. Khi đi qua dãy núi được giới thiệu là cảnh đã được in  trên đồng 20 tệ, vậy là bà con thi nhau ra mũi tầu, đứng trước dãy núi chụp ảnh và in ngay.
    Tầu dừng ở 1 đảo cát rộng cho bà con lên chơi, chụp ảnh. Các chủ ngựa, trăn mang ra cho khách chụp ảnh, có cả dãy quán chợ bán hàng lưu niệm... Vui như tết!
    Về bến, quay lại phố Tây dạo nửa tiếng rồi lên xe về QL, kịp bữa cơm chiều do Lưu Đào, Cao, Trần Hồng Chiến cùng chị em họ Mã chiêu đãi... tại nhà hàng Ngỗng Vàng (nổi tiếng QL với đặc sản ngỗng quay), ngay cạnh công viên Nam Khê Sơn và bệnh viện Nam Khê Sơn nơi có 1000 giường bệnh và suốt thời gian chống Mỹ là nơi điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân VN từ chiến trường. Đối diện là doanh trại trường Lục quân VN đóng quân thời 1954-56.
    Tiệc tùng vui vẻ. Anh em uống vào thay nhau hát những bài truyền thống. Cũng định ở lại vui tới khuya nhưng vì đoàn còn chị em và các cháu, nhất là sáng mai còn đi nên tạm dừng.
T2 31/5:
Quế Lâm
  • Sáng 31/5, nhiều anh chị em muốn đi shopping, còn 1 nhóm thăm Hoàng Thành (xây dựng cách đây 7-800 năm của ông quan họ Vương, nay văn phòng Ban giám hiệu ĐHSPQT cùng khoa Kinh tế, Mỹ thuật vẫn ở đây), sau đó thăm Bảo tàng Bát Lộ Quân nơi Bác Hồ từng sống và làm việc thời 1938-40.
  • Trưa 31/5 đến thăm nhà vườn của thầy, GS Đỗ Kiếm Tuyên ăn "bữa cơm rau dưa" với thầy. GS là 1 Hoa kiều ở ta, trở về TQ năm 1956, học Đại học Quảng Tây rồi về QL dạy tiếng Nga. Ngày trường ta sang QL, thầy Tuyên vẫn qua lại thăm thầy Linh Hán Dân và có quan hệ thân tình với bác Quỳnh.
  • Chiều, đến ĐHSPQT thăm Nhà kỷ niệm các trường học VN tại QL. ...từ trên xe đã thấy các gương mặt rất ngầu, từng trải của các CCB "kháng Mỹ viện Việt" (khách mời miễn phí) đón đoàn ở trước sảnh Thư viện. Hai nhóm hòa vào nhau. Nhiều CCB vẫn nói khá sõi tiếng Việt. Rồi chụp ảnh, rồi hát ngay trước cửa Nhà kỷ niệm. Vui quá! Thăm Nhà kỷ niệm xong, chúng tôi cùng vào thăm Khoa Ngoại quốc, xem các cháu ăn ở ra sao. Sau đó xuống xem phim giới thiệu về trường.
  • Tối Trường có tiệc chiêu đãi. Lần này Hiệu phó Thái Xương Trác tiếp đoàn. Bạn cũ gặp nhau quá vui, sau đó là giao lưu văn nghệ với sinh viên VN và các anh CCB "kháng Mỹ viện Việt". Các anh CCB "kháng Mỹ viện Việt" rất thích hát bài hát Việt cùng các bạn VN. Anh Ấm sinh hoạt trong Hội CCB "kháng Mỹ viện Việt" QL cùng chị Niệm. Mỗi lần có họp hành gì là "ngược tầu" lên. Anh thuộc tới 50 bài hát Việt. Có cả những bài mà thầy Đức cũng đã quên (tuy được cánh ca sĩ coi là người thuộc nhiều bài truyền thống nhiều nhất!). Thế mới sợ!


T3 1/6:
Quế Lâm - Nam Ninh
  • Từ QL trở về NN, anh em quyết đi bằng xe đường dài. Cũng khoảng 450km. Tuy giá đắt hơn (108tệ/vé xe, so với 65tệ/vé tầu) nhưng đỡ phải lòng vòng xách đồ, đi bộ trong ga quá nhiều. Dọc đường có trận mưa lớn dai dẳng, kéo dài cả tiếng đồng hồ. Chính trận mưa này đã gây lụt lớn ở QL. Buổi chiều về tới Nam Ninh.
  • ở KS Vận Đức, Lý Long chiêu đãi đoàn.
T4 2/6:
Nam Ninh - Hà Nội
  • 16g30 về tới Hà Nội.
T7 5/6:
Hà Nội
  • Liên hoan.. kết!!!
    Chiều thứ bảy, tại nhà hàng Nam Long (trận địa pháo F361 năm xưa, có view nhìn ra hồ Trúc Bạch) đoàn gặp mặt tổng kết... "Nại lâng nên hạ xuốn, nại hát dững bài ca cách mạng Việt, Trung". Sướng! ... Mọi người nói lên cảm tưởng của mình về chuyến đi và chắc chắn dấu ấn ấy sẽ đi cùng mỗi người đến cuối đời.
Xem:


Xem thêm:




GS Hoàng Tranh, nguyên Viện trưởng Viện KHXH tỉnh Quảng Tây, người có nhiều nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Hai năm nay, ông đang chủ biên xuất bản những cuốn sách về Khu học xá Nam Ninh, Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm. Hai cuốn sách này sẽ ra mắt bạn đọc vào Năm hữu nghị Việt-Trung 2010. Cũng năm nay ông chủ biên cuốn "Trường Nguyễn Văn Trỗi Quế Lâm" và "Khu Giáo dục Học sinh Miền Nam" để kịp xuất bản vào năm sau.

Một người Trung Quốc dành cả cuộc đời tìm hiểu về Bác Hồ

TP - Đã bước sang tuổi 65, nhưng trông ông Hoàng Tranh vẫn còn lanh lẹ và minh mẫn lắm. Mỗi khi nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, đôi mắt ông lại sáng lên một niềm kính phục.

 Giáo sư Hoàng Tranh
Hình ảnh Hồ Chủ tịch với trang phục giản dị và đôi mắt sáng tinh anh đầy nghị lực và ý chí cách mạng được đăng tải trên báo chí Trung Quốc năm 1950 khi Người tới thăm đất nước này đã để lại những ấn tượng khó phai trong tâm khảm cậu bé Hoàng Tranh. Kể từ đó, Hoàng Tranh đã bắt đầu tìm hiểu về Người. Đến nay, ông vẫn đang thu thập các tài liệu quý về Người.

Sau giờ giải lao hội thảo “Hồ Chí Minh với Long Châu” tổ chức tại huyện Long Châu vừa qua có sự tề tựu của học giả hai nước, tôi thấy ông bắt tay và trò chuyện khá thân mật với các đồng nghiệp Việt Nam như: TS Chu Đức Tính - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, GS Trần Thành - Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh...

GS Hoàng Tranh đã 10 lần sang Việt Nam. Mỗi dịp sang Việt Nam, ông luôn tranh thủ thời gian gặp gỡ, trao đổi và sưu tầm tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù nay đã thôi công tác quản lý (Phó Viện trưởng) nhưng ông vẫn hăng say công tác nghiên cứu tại Viện Khoa học xã hội tỉnh Quảng Tây.

Cho tới nay, GS Hoàng Tranh đã cho công bố 6 cuốn sách nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc, trong đó, gần đây nhất là cuốn sách ảnh Hồ Chí Minh với Quảng Tây (năm 2006). Ông xúc động nói với tôi: “Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại, đây là một con người hoàn thiện, một con người cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng độc lập dân tộc và phấn đấu cho sự nghiệp CNXH.

Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp cho tình hữu nghị Trung - Việt, xây dựng trong lòng nhân dân Trung Quốc một tình cảm sâu đậm. Tình cảm của Người dành cho nhân dân Trung Quốc làm cho chúng tôi vô cùng xúc động.

Một điều nữa, Hồ Chí Minh là một nhân vật của thế giới. Người để lại dấu chân hoạt động cách mạng trên rất nhiều địa danh trên thế giới, và đã có những ảnh hưởng đến phong trào cách mạng giai cấp vô sản. Những phẩm chất cách mạng đó đã làm tôi rất xúc động. Chính nhân cách vĩ đại của Hồ Chí Minh đã thúc giục tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu về Người. Tôi vô cùng kính mến Hồ Chí Minh”.

Sang thăm Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước để tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần dừng chân trên đất Quảng Tây.

Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh với Quảng Tây” của GS Hoàng Tranh
Quảng Tây là nơi có nhiều địa điểm - di tích nhất gắn liền với cuộc đời hoạt động của Người, trải dài ở nhiều địa danh: Long Châu, Liễu Châu, Tĩnh Tây, Nà Pha... Người vẫn luôn nhớ đến những người bạn năm xưa. Một số người đã được Chủ tịch hồ Chí Minh mời sang thăm Việt Nam.

Những tình cảm gắn bó sâu đậm đó giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Trung Quốc nói chung và nhân dân Quảng Tây nói riêng là những mạch nguồn để GS Hoàng Tranh dành trọn cuộc đời nghiên cứu về Người.

Trong cuốn Hồ Chí Minh với Quảng Tây GS Hoàng Tranh có kể một câu chuyện khá xúc động về Người mà ông đã nghe nhiều nhân chứng kể lại. Tháng 9/1944, để tránh sự lùng sục gắt gao của quân Pháp - Nhật, từ Pác Bó, Bác tạm lánh sang thôn Lũng Ỷ (khu Bình Mạnh, tỉnh Quảng Tây).

Đây là một xóm núi nhỏ có chừng 17 - 18 gia đình, nằm trên một sườn núi, xung quanh là rừng già dày đặc, khá lý tưởng cho hoạt động bí mật. Bác ở trong nhà một nông dân dân tộc Choang tên là Lâm Vĩ Hồng. Đấy là một ngôi nhà sàn bằng gỗ lợp tranh.

Một ngày giữa tháng 11/1944, hương cảnh Quốc dân Đảng lục soát trong thôn. Lúc này, Bác đang ốm không dậy được. Một đảng viên cộng sản trong thôn là Tô Trung Lương phát hiện bọn hương cảnh liền chạy tới báo tin cho Vĩ Hồng và lập tức cõng Bác luồn cửa sau đi vào rừng.

Để bảo đảm an toàn cho Bác, Tô Trung Lương cùng hai người khác trong thôn là Lâm Kiên Cường và Dương Quý Lan đã làm một lều nhỏ cạnh hang đá Ba Sơn ở phía sau thôn làm nơi ở cho Bác. Trong lều có một chiếc giường và bàn nhỏ bằng tre.

Sắp tới, GS Hoàng Tranh sẽ cho xuất bản hai cuốn sách ảnh Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh với Hồng Công và Quảng Đông. Ngoài ra, ông cũng sẽ biên tập một cuốn sách ảnh về Trường Dục Tài (Khu học xá Trung ương như cách gọi của các học sinh VN ngày ấy, nay là trường ĐH Quảng Tây-PV) được thành lập theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp do Đảng ủy và chính quyền tỉnh Quảng Tây giúp đỡ.
Bác và người cảnh vệ đã ở đây trong thời gian dài, bà con trong thôn vẫn thỉnh thoảng vào núi đưa cơm, thức ăn và thuốc chữa bệnh cho Người. ở chiếc lều cỏ đơn sơ ấy, Bác vẫn làm việc. Tháng 12 năm đó, khi tình hình Pác Bó khá hơn, Người mới rời Lũng ỷ về Việt Nam hoạt động...

GS Hoàng Tranh bộc bạch: “Mỗi lần phát hiện ra một tài liệu mới, tôi đều cảm thấy hết sức vui mừng. Trong quá trình nghiên cứu, một lần tôi đã phát hiện bài báo thứ 11 của Hồ Chí Minh trên một tờ báo ở Quế Lâm, sau đó bài báo này đã được đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập của Việt Nam.

Việc làm này đã làm tôi rất vui vì công việc của mình đã được các bạn Việt Nam khẳng định. Điều đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Có thể nói, mỗi lần tìm được tài liệu mới về Hồ Chí Minh, tôi đều cảm thấy rất vui và niềm vui này lại là động lực để tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để có được những tài liệu, thông tin, mới”.

“Việc nghiên cứu về hoạt động Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Tây đang gặp những khó khăn gì?” - Tôi hỏi ông. Thoáng chút trầm tư trên khuôn mặt ông: “Những nhân chứng hầu hết đã qua đời, con cháu họ còn sống song sự hiểu biết về quá khứ không còn nhiều. Do đó, đây là công việc quan trọng, cần phải tranh thủ thời gian nếu không qua một vài năm thì công việc lại trở nên khó khăn gấp bội...”.

Nhưng rồi ông lại sôi nổi khi nói về kết quả của cuộc hội thảo “Hồ Chí Minh với Long Châu”. Hội thảo góp phần nhắc nhở chính quyền Quảng Tây, các cơ quan quản lý, các bảo tàng, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể tranh thủ tập hợp lực lượng, thu thập tài liệu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Nếu làm được điều đó thì đây là một thành công của hội thảo này”- Ông nhấn mạnh.

Chia tay tôi, GS Hoàng Tranh nói, nhất định ông sẽ còn sang Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể, tranh thủ sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp để hoàn tất những công trình sắp xuất bản.

Minh Quân

5 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

Triển lãm tranh "Thời để nhớ" của thầy Lực

Start:     May 24, '10
End:     Jun 5, '10
Location:     Nhà Triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, HN


Triển lãm tranh "Thời để nhớ"

TranKienQuoc









Chiều qua, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hội Mỹ thuật VN đã cắt băng triển lãm tranh của 2 họa sĩ (có 1 thầy chúng ta). Thầy rất vui khi có trò trường Trỗi là Thiếu tướng Từ Linh, Giám đốc Trung tâm Thông tin KHQS, tới dự.
Các ủy viên Hội Mỹ thuật: Trần Khánh Chương, Thành Chương... cùng nhiều họa sĩ là thầy, bạn, đồng nghiệp và gia đình của họa sĩ Phạm Lực và Đinh Công Khải đã có mặt. Đúng 17g, bắt đầu.
Mảng tranh của thầy Phạm Lực quá thân quen với chúng ta, được thầy và nhiều nhà sưu tập gìn giữ suốt 4-50 năm qua. Lần này trình diện đa số là tranh sơn dầu trên bao bố tải (1 chất liệu đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh, khó khăn, nghèo nàn nhưng đầy sức sống!)... (Xem tiếp tại Blog K5)
(KienQuoc)

Xem:



Ảnh Kiến Quốc Blog K5



Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2010

Kỉ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác

Start:     May 19, '10
Location:     Blog
Tháp Mười đẹp nhứt bông sen/Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ (Thanh Minh, 18/5/2010 tại Blog K4)Tháp Mười đẹp nhứt bông sen
Việt Nam đẹp nhứt có tên Bác Hồ


(Thanh Minh, 18/5/2010 tại Blog K4)

"... Theo chiết tự chữ Hán,
chữ Cổ đi với chữ Nguyệt là chữ Hồ .
Còn chữ Chí có chữ Sĩ   đi với chữ Tâm mà thành.
Bởi vậy tên của Bác là Hồ Chí Minh còn có thể hiểu đây là người Hồ Sĩ tâm sáng tựa mặt trăng (nguyệt) mặt trời (nhật),

(được ghi trong gia phả họ Hồ Quỳnh Đôi)".
(Hồ Quý Kỳ, 2007)


XemSưu tầm trên mạng




  Free Hit Counter

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2010

Blog của Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé, Quế Lâm

Rating:★★★★★
Category:Other
1. Blog "NHỚ QUẾ LÂM " của các Thầy trò HSMN Quế Lâm
... Tôi là TRẦN VĂN TỪ - Cựu giáo viên môn Toán và Bí thư Đoàn trường cấp 2 Nguyễn Văn Bé, Quế Lâm - Tôi kết hợp với em Phạm Tiến Hùng mở ra trang WEB này để các Thầy trò HSMN Quế Lâm cùng nhau ôn lại " NGÀY XƯA HOÀNG THỊ " và gặp gỡ động viên nhau những lúc rảnh rỗi...


2. Blog "Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé"
Nơi gặp gỡ, giao lưu của các bạn cựu Học Sinh Miền Nam - Trường Nguyễn Văn Bé và các trường HSMN khác.


Xem bài hay:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2010

Đoàn Chính phủ sang cắt băng khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm (14/5/2010)

Start:     May 14, '10
Location:     Trường ĐH Sư phạm Quảng Tây - Quế Lâm

"... Việt Nam có du học sinh ở hàng chục nước trên thế giới, nhưng chỉ có một nơi duy nhất trên thế giới có Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam – đó là Quế Lâm.
... Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam ở Quảng Tây chính là ngôi nhà chung của tình đoàn kết giữa 2 nước, 2 dân tộc."

(Nguyễn Thiện Nhân, 14/5/2010)



Đoàn Chính phủ sang cắt băng khánh thành
Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm

KQ

Quà lưu niệm của các cựu TSQ NVT tặng 'Nhà kỷ niệm các trường học tại Quế Lâm'Quà lưu niệm của các cựu TSQ NVT tặng "Nhà kỷ niệm các trường học tại Quế Lâm" (panô logo của trường - khổ 1000x700) (Ảnh Từ Linh)

Nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao Trung-Việt, trường ĐH Sư phạm Quảng Tây đã đầu tư nhiều công sức và tiền bạc, xây dựng trên ngôi nhà 2 tầng từng dùng làm lớp học của Trường 2/9 (từ 1967-75) 1 khu lưu niệm mang tên Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm.

Nhà kỷ niệm có gian Hồ Chí Minh, gian các trường Dục tài (1953-57), gian trường Nguyễn Văn Trỗi và Trường 2/9, phòng hội thảo, chiếu phim, tiếp khách...
tấm bảng viết bằng 2 thứ tiếng Việt, Hoa ghi nhận hàng vạn học sinh VN từng sống tại Tp Quế Lâm suốt từ thời kì kháng Pháp, kháng Mỹ (1953-57, 1967-75).Tấm bảng viết bằng 2 thứ tiếng Việt, Hoa ghi nhận hàng vạn học sinh VN từng sống tại Tp Quế Lâm suốt từ thời kì kháng Pháp, kháng Mỹ (1953-57, 1967-75).
(Ảnh Đắc Hòa k7)
Ngày 14/5/2010 sẽ khánh thành Nhà kỷ niệm.
Đoàn Chính phủ ta do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu sẽ sang dự lễ.
Trong đoàn còn có 4 bạn Trỗi:
  • Thiếu tướng Từ Linh, k3, Giám đốc Trung tâm KHQS.
  • Thiếu tướng Nguyễn Quang Bắc, k5, Giám đốc Viện KH-CN QS.
  • Thiếu tướng Phạm Hòa Bình, k6, Phó giám đốc Bệnh viện TW QĐ 108.
  • Nguyễn Toàn Thắng, k8, Phó Thống đốc Ngân hàng NNVN.
Anh Cao sẽ từ Quảng Đông về dự. Chị Niệm và các bạn quen của chúng ta sẵn sàng đón khách quý. Đoàn các trường Dục Tài, Mùng 2/9 sẽ rời HN vào sáng 12/5.
Chúc chuyến đi thắng lợi!

(Sau đó ít ngày (27/5), đoàn "du lịch ba lô" gồm 20 thầy trò sẽ sang Quế Lâm).
(Kiến Quốc, 10/5/2010)


Xem:
  1. Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam - Quế MF, 01/06/2011, Blog Bạn Trường HSMN-Nguyễn Văn Bé.
  2. 越南学校纪念馆 一曲中越友谊的颂歌 - Wu Tang, 10/06/2010, Trang web Quế Lâm guilin.com.cn.
  3. Tổng hợp ảnh về chuyến thăm của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân tới trường ta...
    - Mr Kop, 14/5/2010 tại "Blog The_Kop - Yahoo!360plus".
  4. Phóng sự ảnh: Khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm - Cao Cẩm Quỳ, 17/5/2010 tại "Blog Cao Cẩm Quỳ".
  5. Phóng sự ảnh: Khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm - Cao Cẩm Quỳ, 18/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  6. Album - Trần Kiến Quốc, 16/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  7. Về thăm lại Yi Zhong (phỏng vấn anh Từ Linh) - Trần Kiến Quốc, 16/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  8. Ai là tác giả những phóng sự về chuyến đi của anh Nhân lần này - Trần Kiến Quốc, 16/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  9. Khánh thành “Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam“ tại Quế Lâm - Từ Lương, 14/5/2010 tại "BÁO ĐIỆN TỬ CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".
  10. Những ngày ở Quảng Tây của đoàn Chính phủ - Trần Kiến Quốc, 15/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  11. Quà tặng bạn Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 12/5/2010 tại Blog K8".
  12. Tin về chuyến đi Quế Lâm ngày mai - Trần Kiến Quốc, 12/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  13. Đoàn Chính phủ sang cắt băng khánh thành Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 10/5/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  14. Lính Trỗi sắp sang Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 10/5/2010 tại Blog K8".
  15. Hình ảnh trường Trỗi tại Nhà kỷ niệm trường học VN tại Quế Lâm - Cao Cẩm Quỳ, 29/4/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  16. Phát huy nền lịch sử lâu đời, tạo dựng nên một tương lai tươi đẹp - (Bài phát biểu của Lý Truyền Khởi - Phó hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Quảng Tậy ngày 27 tháng 3 năm 2010 tại Hội nghị tư vấn du học Trung Quốc), 31/3/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  17. Trường Đại học SPQT và Trường TNVN LS.QL - Trần Kháng Chiến, 5/5/2010 tại Blog Lusón-Quelam.
  18. Gặp mặt đại diện lãnh đạo trường ĐHSP Quảng Tây tại Tp.HCM - Đinh Công Kỳ, 4/4/2010 tại Blog Lusón-Quelam.
  19. Bảo tàng Hồ Chí Minh tặng tượng Bác cho Nhà kỷ niệm Các trường VN tại Quế Lâm - Trần Kiến Quốc, 19/1/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  20. Món quà quý từ Đắc Hòa k7 - Trần Kiến Quốc, 10/2/2010 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  21. Nhà kỷ niệm Các trường VN tại Quế Lâm - bantroik5sg, 1/11/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  22. Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thăm Đại học Sư phạm Quảng Tây - bantroik5sg, 29/10/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  23. GS Hoàng Tranh làm việc với các trường VN ở Quế Lâm thời kì chống Mỹ - bantroik5sg, 27/10/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  24. Về nội dung văn bia tại Trường ĐHSP Quảng Tây, Tp Quế Lâm - bantroik5sg, 28/7/2009 tại "Blog Bạn Trỗi K5".
  25. Một biểu hiện cao đẹp của tình hữu nghị Việt - Trung - ĐÔNG HUYỀN, SRTKL2: 909-911.
  26. Quế Lâm, vùng đất mang nặng ân tình - Trần Kháng Chiến, SRTKL2: 477-482



Tham khảo
TÂM TÌNH NGƯỜI ĐI B (kỳ 2) - H.B (Nguyễn Hải Bật), cựu phóng viên báo Quân Giải phóng, 7, Tháng Ba 2010, ĐÔNG TÁC
"... … Đầu năm 1950, khi ta sắp mở chiến dịch biên giới, Hồ Chủ Tịch đã sang Trung Quốc gặp Thủ tuớng Chu Ân Lai ở thị trấn Long Châu, tỉnh Quảng Tây, để bàn nhiều việc, một trong những việc đó, là Việt Nam đề nghị Trung Quốc giúp ta mở một trung tâm giáo dục, để nuôi ăn học vài ngàn thanh niên, thiếu niên, làm vốn dự trữ nhân tài cho đất nước. Lúc ấy kháng chiến mới được bốn năm mà Bác đã nhìn thấy ngày thắng lợi không còn xa của dân tộc, Bác Hồ đúng là bậc Minh Triết, là vị lãnh tụ kiệt xuất, luôn đi trước thời gian, sớm lo cho tuơng lai con cháu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới đi chưa được nửa chặng đường, đã mấy ai dám mơ đến ngày kết thúc đâu? Chỉ Bác là đã nghĩ tới và bắt tay thực hiện, không chần chừ. Hơn hai nghìn năm trước, tại nước Nê Pan, dưới chân dãy núi Hi Mã Lạp Sơn, Đức Phật ra đời. Người ta tôn Ngài là: Sátkia-Mơni tức là bậc Minh Triết của bộ tộc Satkia (ở ta đọc là: Thích Ca Mầu Ni Phật). Bác Hồ chính là một Mơni của Việt Nam đó, thưa các bạn.

Nhờ cuộc gặp ở Long Châu này (Bác còn gặp Chu Ân Lai tại đây một lần nữa, vào cuối năm 1950, sau khi ta kết thúc chiến dịch Biên Giới toàn thắng), mà vào tháng 6 năm 1951, các đoàn Thiếu Sinh Quân liên khu ba, liên khu bốn, liên khu Việt Bắc và của các đại đoàn quân chủ lực, tập họp nhau lại, lên đường sang thành phố Quế Lâm, thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để học tập và rèn luyện. Cùng lúc ấy, gần 3000 học sinh và thày giáo, cô giáo, các trưòng trung học Cao-Bắc-Lạng, sư phạm sơ cấp, trung cấp, đang đóng ở ATK (An toàn khu), Chiêm Hoá, Tuyên Quang, lần luợt dắt díu nhau, hành quân qua biên giới, rồi đi tàu hoả về thành phố Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây, để xây dụng Khu Học Xá Trung Ương lớn nhất nước ta lúc bấy giờ, đóng tạm tại làng Tâm Hư, cách Nam Ninh 10 km, một làng khá to, toàn người Choang thiểu số, mới được giải phóng trước đó hai năm, lúc ấy vẫn còn tàn binh Quốc dân Đảng hoạt động lén lút, vẫn còn tiếng súng.

Các Thiếu Sinh Quân Việt Nam ngày ấy sang Quế Lâm vừa học văn hoá vừa phải tập quân sự, nên trường Quế Lâm lúc đầu gọi là trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, sau bỏ chương trình quân sự, đổi thành trường Thiếu Nhi Việt Nam, phía Trung Quốc gọi là truờng con em cán bộ (Tử Nữ học hiệu) sau lại đổi thành Dục Tài học hiệu, có nghĩa là trường đào tạo nhân tài. Trường này về sau cũng có một số nguời khá nổi tiếng như nhạc sĩ Phạm Tuyên, nghệ sĩ vĩ cầm Phan Phúc (chồng của bà Tuyết Mai, cựu phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam), như nhà thơ Nguyễn Bá Dậu, tác giả bài :

“Bác Hồ ơi, cháu là em bé phương xa Theo anh bộ đội xa nhà từ lâu Cháu qua sông Đuống, sông Cầu Phủ Thông, đèo Khách, An Châu, Lũng Vài Qua bao vực thẳm sông dài Cùng anh vệ quốc giết loài thực dân…”

Trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam do chú Đặng Văn Cáp phụ trách. Chú là người đầu tiên đưa Bác Hồ về hang Pác Bó lãnh đạo cách mạng Việt Nam (ngày 28 tháng 1 năm 1941, tức mùng 3 tết Tân Tỵ, Bác Hồ trong vai nhà báo, Phạm Văn Đồng vai phiên dịch, được chú Cáp dẫn đường, đã vượt cột mốc biên giới số 108 thuộc Cao Bằng về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài). Chú là người Hà Tĩnh, hoạt động cách mạng vào những năm 1930, suốt từ Thái Lan theo Bác Hồ về Quảng Châu, Vân Nam, Hồng Công rồi Cao Bằng, chú được Bác kết nạp vào Đảng tháng 3 năm 1930 tại Thái Lan. Chú có nghề chữa bệnh bằng Đông y rất giỏi, được Bác tin dùng, chính chú nhiều lần chữa khỏi sốt rét cho Bác Hồ. Vì chú thạo tiếng dân tộc thiểu số, tiếng Trung Quốc, hay mặc áo chàm, đi giày cỏ, chân quấn xà cạp, khiến ai cũng tưởng chú là ông Ké người Tày, chứ đâu biết chú là một cán bộ cách mạng lão luyện người Hà Tĩnh, hoạt động khắp vùng biên giới Việt Trung, thậm chí sang cả Long Châu, Nam Ninh, Quế Lâm, thuộc Quảng Tây của Trung Quốc nữa. Sau Cách Mạng Tháng Tám, chú được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Bác Hồ và đóng thế vai Bác Hồ trong trường hợp phải giao tiếp với bọn Tầu Tưởng (vì chú kém Bác có bốn tuổi, lại giỏi tiếng Trung Quốc). Chú Cáp là người có uy tín rất lớn, được học sinh chúng tôi vô cùng quí mến, kính trọng. Ở trường Quế Lâm ngày ấy, các giáo viên như Dương Xuân Nghiên, Đỗ Đoàn, Phạm Tuyên, Hoàng Trung Tích v.v, đều được gọi bằng anh, chứ không gọi là thầy, chúng tôi xưng em. Riêng chú Cáp, chúng tôi gọi bằng chú, xưng cháu. Được Bác Hồ trực tiếp trao nhiệm vụ chăm sóc và dạy dỗ gần nghìn trẻ em Việt Nam sang đây ăn học, nên Chú rất quan tâm đến các cháu học sinh. Ngày ấy hễ bất cứ bạn nào mắc bệnh phải đi trạm xá, đêm đến thể nào Chú cũng vào thăm, Chú ngồi bên giường, nhẹ nhàng bón cho từng thìa cháo, bóc cho từng múi cam, ép ăn cho bằng hết rồi tỷ tê trò chuyện, hỏi han hoàn cảnh gia đình, sức khỏe bố mẹ... y như người ông, người cha ân cần, yêu con, quý cháu. Phải nói rằng cả trường Quế Lâm từ thày đến trò đều kính yêu Chú, Chú nói gì, học trò nghe răm rắp. Chú là nhà sư phạm mẫu mực, mặc dù không hề lên lớp giảng bài. Ngoài chú Cáp ra, còn một Chú nữa, người gầy hom hem, ho suốt ngày, tức chú Lã, nghe nói chú Lã từng là Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng, chú bị kỷ luật vì đã phát động khởi nghĩa sớm vào năm 1944 ở ba tỉnh trên, khi chưa được sự đồng ý của Trung Ương Đảng, khiến ta bị tổn thất lớn. Chú Lã cũng được Bác Hồ cho sang Quế Lâm để chữa bệnh và tự kiểm thảo về những sai lầm của mình. Sau hoà bình 1954, chú Cáp làm chủ tịch hội Đông y Việt nam, khi chú mất (sinh 1894 mất 1984 thọ 90 tuổi) được an táng taị nghĩa trang Mai Dịch (tiêu chuẩn lão thành cách mạng). Nhưng vì gia đình chú nghèo, không con cái, thím Bình vợ Chú, lại phải ngồi xe lăn vì xuất huyết não, nên mãi 11 năm sau (1995), các học sinh cũ trường Quế Lâm mới chung tay góp tiền xây cho chú một ngôi mộ khá hoành tráng để tỏ lòng nhớ ơn (nhỏ hơn mộ Nguyễn Đình Tứ, đồng hương với chú). Tôi còn nhớ ngày học ở Quế Lâm, một hôm nhà truờng thông báo thím Bình, là vợ chú Cáp, đã có mang, thế là cả truờng nhảy lên reo hò, ôm nhau mừng rỡ, các cán bộ Trung Quốc liền mở tiệc ăn mừng cho cả nghìn người, vì chú đã 59 tuổi, sắp có con nối dõi. Sau đó một tuần, biết tin thím Bình hỏng thai, thế là cả truờng lại rầu rĩ suốt nhiều ngày (có nhiều bạn khóc rưng rức). Xem thế đủ biết, người ta đuợc mọi nguời yêu quí không phải vì quyền cao chức trọng, không phải là ông nọ bà kia, mà ngược lại, như truờng hợp của chú Cáp. Chú đã trở thành nhà sư phạm có tầm cỡ, khi chưa hề học xong bậc tiểu học mà chỉ qua con đường duy nhất: yêu người. Chú yêu thương học trò bao nhiêu sẽ được các thế hệ học trò kính trọng, nhớ ơn và tôn vinh bấy nhiêu. Đó là chân lý. Vợ chồng chú Cáp, thím Bình dù không con cái, dù chẳng giàu có gì, nhưng gia đình Chú là gia đình hạnh phúc nhất Việt Nam ta. Chúng tôi hay nói với nhau như vậy. Ngày nay, cứ đến dịp kỉ niệm thành lập trường Quế Lâm, các học sinh năm xưa, dù tuổi đã 70, 80, vẫn dìu nhau vào nghĩa trang Mai Dịch viếng chú Cáp, chú thật đáng tự hào biết bao.

Còn nhớ giữa năm 1960, một hôm Tổng bí thư Lê Duẩn đến thăm trường Đại học Sư phạm Hà nội, cùng đi có nhà thơ Tố Hữu. Khi nghe hiệu trưởng Phạm Huy Thông báo cáo: Có nhiều sinh viên của trường không yêu nghề lắm, chỉ học để sau này kiếm miếng cơm ăn thôi, vì luơng thầy giáo, cô giáo thấp quá, Tổng Bí thư đã cao giọng: “Các em muốn yêu nghề, thì trước hết hãy yêu nguời đi đã. Yêu nguời bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu, các em ạ”. (Sau này, nhạc sĩ Hoàng Vân đã sáng tác ca khúc “Yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu). Còn thi sĩ Tố Hữu khi kết thúc bài nói của mình bèn chỉ tay lên mái nhà hội trường lợp lá cọ cũ nát, thủng lỗ trỗ (đã 5 năm chưa dọi lại), động viên “Các bạn ạ: Dưới mái nhà tranh này, là những trái tim vàng đấy, các bạn có biết chăng.” Về sau hễ có ai phàn nàn vì sao trường không cho lợp lại bằng ngói cho chắc chắn thì đã có người đùa: Dưới mái tranh này là những trái tim vàng rồi, lợp làm gì cho mất giá trị đi…. Có điều cả Tổng Bí Thư và thi sĩ đều chẳng ai chịu đề cập gì đến chuyện lương thấp, khiến nhiều sinh viên nghe buổi nói chuyện hôm ấy cứ ấm ức mãi. Ngày nay, lương thầy, cô, đã khá cao, không biết sinh viên Sư Phạm bây giờ có yêu nghề nhiều hơn lớp chúng tôi thủa ấy không?... Đó là nói chuyện về trường Thiếu nhi Việt nam tại Quế Lâm, nơi tôi đã học anh Đỗ Đoàn từ năm 1952 đến 1954. Tôi với anh vừa là tình thầy trò cũ, vừa là tình đồng nghiệp, thân lắm.

Còn Khu học xá Trung Ương ở Nam Ninh, cách Quế Lâm gần 700 cây số, thì lớn hơn trường Quế Lâm nhiều lần. Tổng giám đốc khu học xá là ông Võ Thuần Nho. Theo hồi kí ông để lại thì “Vào cuối năm 1951, tôi được Tổng bí thư Trường Chinh giao nhiệm vụ sang Trung Quốc tổ chức cho các thày giáo, cô giáo, và khoảng ba ngàn thanh thiếu niên Việt Nam một chỗ ăn học đàng hoàng, gọi là Khu Học Xá. Thế là tôi vội mượn Bộ Quốc Phòng chiếc xe Jép cũ, chiến lợi phẩm chiến dịch Biên giới (anh ruột ông Nho là Đại Tướng, Bộ Trưởng Quốc phòng, Tổng Tư Lệnh Võ Nguyên Giáp ) rồi cùng bác sĩ Nguyễn Tấn Gy Trọng đi suốt ngày đêm, mãi tới sáng, mới vượt đèo Mã Phục, qua cầu biên giới, sang thị trấn Thủy Khẩu (Trung Quốc) giáp huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng của ta. Đến đây, tôi được 2 tiểu đội quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đổi xe mới, hộ tống đi Long Châu, về Nam Ninh. Ở đây đã có đồng chí Nguyễn Văn Lưu là “Biện Sự Sứ” (tức lãnh sự quán Việt nam), cùng các lãnh đạo tỉnh Quảng Tây, đón tiếp bằng bữa tiệc thịnh soạn trong đời tôi chưa bao giờ đươc thưởng thức, và cho biết, bạn đã đặt tên cho Khu Học xá của ta là Dục Tài Học Hiệu (truờng đào tạo nhân tài). Trường Dục Tài đóng ở làng Tâm Hư, cách thủ phủ Nam Ninh mười km, ở đây toàn người thiểu số Trung Quốc, thuộc dân tộc Choang, cả làng không có lấy một cái giếng, toàn dùng nuớc ao tù, đặc quánh rêu xanh và cứt lợn.” Ông Nho viết tiếp: “Vì lo cho công việc, lại đường xá khó khăn, nên tôi có khiếm khuyết là trước khi sang Trung Quốc đã không ghé qua Bộ Giáo dục để báo cáo và xin chỉ thị Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Mãi 38 năm sau, tức năm 1989, tôi mới biết lúc bấy giờ chính phủ ta đã có nghị định thành lập Khu học xá Trung Ương, ký ngày 1 tháng 10 năm 1951, người ký là phó thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Thực ra ông Võ Thuần Nho là cán bộ có cỡ (từng được bổ nhiệm chính ủy Đại Đoàn 308) lại là em ruột đại tuớng Võ Nguyên Giáp, thì việc ông không xin phép Bộ Giáo dục, cứ thẳng đường sang Tâm Hư là chuyện bình thuờng (cha tôi có lần nói với tôi: Năm 1955 trưởng ban kiểm tra Trung Ương Đảng là Lê Đức Thịnh có sang Khu Học Xá tổ chức kiểm thảo ông Nho vì nhiều chuyện, trong đó đã phê phán gay gắt ông về thiếu sót này)… Khu Học xá Trung ương tồn tại từ 1951 đến 1958 thì giải thể. Từ 1951 đến 1954 ăn ở tạm tại làng Tâm Hư; từ 1954 đến 1958 chuyển ra Khu Học Xá xây dựng hiện đại, cách thành phố Nam Ninh 4 km. Ngày nay đây là Trung Tâm Đại Học Quảng Tây (gồm 6 trường Đại Học) và để lưu giữ dấu tích Khu Học xá năm xưa, các ban Trung Quốc vẫn để lại một ngôi nhà hai tầng, trên tường còn đắp khẩu hiệu bằng chữ Việt: Đảng Lao Động Việt Nam muôn năm, có điều chữ Năm đã bị mất vì tróc vữa. Tổ chức của Khu Học xá Trung ương như sau: Ban lãnh đạo: Võ Thuần Nho, Tổng Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy. Phó Tổng Giám đốc: Giáo sư Nguyễn Xiển (TTK Đảng Xã hội Việt Nam). Ban cán sự Đảng gồm: Nguyễn Văn Lưu (Biện sự sứ Việt Nam tại Quảng Tây), Trần Việt Phương (thư kí riêng của Phạm Văn Đồng biệt phái), hai ông này là Đảng ủy viên, không có phó Bí thư. Chú Cáp không có chân trong Đảng Ủy. Ban cán sự lãnh đạo tất cả các trường của Khu Học xá gồm: Sư phạm Sơ cấp, Sư phạm Trung cấp, Sư phạm Cao cấp, trường Khoa học cơ bản, Trường Trung văn, Trường cấp một, Trường cấp hai, Trường cấp ba. Ngoài ra, còn Trường Thiếu nhi Việt Nam ở Quế lâm, cách đó gần 700 km nữa, tất cả là 9 trường, trên 3000 học sinh, trên 400 giáo sư, giáo viên và công nhân viên, trong đó có nhiều người Trung Quốc (gồm: Cố vấn cho ông Nho, giáo viên dạy tiếng Trung, công nhân viên và một đại đội công an vũ trang canh gác, bảo vệ). Trong tám năm tồn tại, Khu Học xá trung ương đã cho ra lò một số nhân vật có tên tuổi thường hay lên truyền hình như: Trần Đình Hoan, Vũ Khoan, Vũ Mão, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Đình Tứ, bà Nghiêm Chưởng Châu, Phạm Tuyên, Nguyễn Bùi Vợi, Đoàn Mạnh Giao, Phạm Quốc Anh v.v… Ngoài ra còn đào tạo cho nước nhà hàng trăm giáo sư, tiến sĩ (cả thật, lẫn giả), hàng trăm sĩ quan quân đội, gồm một trung tướng, ba thiếu tướng, mười lăm đại tá và hàng loạt tá khác, đủ kiểu, đủ loại v.v..

...

Tôi sang Tâm Hư tháng 9 năm 1951, cuối năm 1952 lên Quế Lâm, học Truờng Thiếu Nhi Việt nam (đóng tại cơ sở cũ của trường con em võ quan cao cấp quân đội Tưởng Giới Thạch). Trường ở dưới chân dãy núi đá vôi, nhìn ra con sông Ly Giang, nước trong veo. Ở đây có những ngư dân đánh cá kiểu rất lạ: mỗi thuyền lùi lũi bốn, năm con chim đen trũi đậu hai bên mạn thuyền. Khi đến chỗ cá nhiều, người chủ gõ mạnh cây sào tre xuống mặt sông, lập tức bầy chim lao xuống như mũi tên, lặn mất tăm. Chốc sau, chúng nổi lên, mỗi con ngậm một chú cá bơi về, quẳng vào thuyền. Vì sao chúng không ăn nhỉ? Bởi nơi cổ chim, người chủ đã thít một cái vòng sắt, khiến nó chỉ nuốt được cá nhỏ, cá to giành cho người. Bầy chim ấy tên là: Cốc. Thế tại sao chúng không bay đi (chim Cốc bay xa hằng trăm km). Xin thưa: Lũ chim này đã bị chủ cho ngửi khói thuốc phiện, chúng có bay đi, chả phải tìm, cũng mò về, vì đói thuốc... Thật kì lạ… Trường Quế Lâm gần ngàn học sinh, có nhiều bạn khá nổi tiếng, chẳng hạn bạn Minh là con trai hoàng thân Xu Pha Nu Vông, chủ tịch Mặt trận Lào yêu nước. Bạn Quang, con trai ông Sơn Ngọc Minh, chủ tịch Mặt trận Ítxarắc Campuchia, bạn Việt Nga, con gái Tổng bí thư Trường Chinh, bạn Hồng Anh, con gái vợ trước đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều bạn khác, con của các ông bộ truởng như Vũ Đình Hòe, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Tích Trí, Phan Anh v.v… Đến năm 1953, còn có bạn Lò Văn Muôn, người Thái Tây Bắc, sang học tập. Muôn là nhân vật “em bé Mường La” trong bài hát cùng tên rất hay của nhạc sĩ Vương Gia Khương. Chỉ có điều bài hát kể rằng: “ngày Muờng La giải phóng, là lúc bé em ra đời”. Nhưng năm 1953, Mường La giải phóng, trong chiến dịch Tây Bắc, mà lúc này Muôn đã bằng tuổi tôi rồi (13 tuổi) và đang học ở Quế Lâm, thì không hiểu nhạc sĩ viết như vậy là thế nào? (xin các bạn nhớ cho, Lò Văn Muôn vừa trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 12, năm 2007, ở tuổi 67). (Xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_C%E1%BA%A7u_%28nh%C3%A0_Nho%29)



Nhớ về “Quảng Tây Nam Ninh Dục tài học hiệu”- Trần Duy Hiển, 20/01/2010, CAND.com.vn

Trường Dục Tài ngày ấy, bây giờ - dean165, 5/6/2010, Blog Lớp tiếng Trung (khóa I)

Bia kỷ niệm trường Dục tài ở Quế Lâm - 26/9/2009, Blog 3A QUẾ LÂM

Năm 1951, ông được điều đi dạy đại học (là giáo viên phổ thông đầu tiên lên dạy đại học). Hồi ấy, trường đại học của Việt Nam gọi là Dục tài học hiệu đóng nhờ ở Nam Ninh (Trung Quốc). Dục tài học hiệu chỉ có hai khoa là Sư phạm cao cấp và Khoa học cơ bản. Cả trường chỉ có 9 giáo viên dạy 127 sinh viên. Đến năm 1954 giải phóng Thủ đô, Dục tài học hiệu chuyển về Hà Nội và tổ chức thành hai trường: ĐH sư phạm khoa học tự nhiên và ĐH sư phạm khoa học xã hội. Số lượng giáo viên vẫn rất ít, bởi thế, chủ trương của ta hồi ấy là chỉ đặt mục tiêu dạy học là chính, chứ không nghiên cứu khoa học.
http://blogtoantin.violet.vn/entry/show/entry_id/1935554

Du học ở Trung Quốc
Bài 1: Du học gần nhà và “ngon, tiện, rẻ”!
- Thu Hà, 12/10/2004, Tuổi Trẻ Online

TQ hiện là nước thu hút lưu học sinh VN vào loại đông nhất. Theo con số thống kê của Bộ GD-ĐT, năm học 2003 có khoảng 4.000 lưu học sinh VN tại TQ, trong đó riêng tỉnh Quảng Tây đã chiếm đến 2.000, tập trung tại chín trường ĐH của hai thành phố Nam Ninh và Quế Lâm, trong đó “vô địch” phải kể đến ĐH Sư phạm Quảng Tây với 530 lưu học sinh VN - chiếm 95% lưu học sinh nước ngoài của trường này.

gần nhà (từ Hữu Nghị quan, Lạng Sơn - địa đầu VN đến Nam Ninh - thủ phủ Quảng Tây 230km; từ Nam Ninh đến Quế Lâm - thành phố du lịch nổi tiếng và là trung tâm đại học của Quảng Tây - 410km), giá cả không quá cao, bằng cấp được quốc tế công nhận.

Thật ra tính toán của các bậc phụ huynh không phải không có lý: tại các trường ĐH ở Quảng Tây, TQ, học phí cho SV nước ngoài khoảng 1.300 - 2.000 USD/năm tùy từng trường, tiền phòng ký túc xá 300 - 500 USD/năm, ăn uống khoảng 500 - 1.000 tệ (một tệ TQ tương đương 1.950 VND) mỗi tháng. Nếu các cô chiêu cậu ấm chí thú học hành và biết tự lo cho tương lai của mình, ăn tiêu dè sẻn thì với khoảng 50 triệu đồng VNĐ/năm, sau bốn năm, với 200 triệu đồng tiền ăn học, cộng thêm khoảng 20 triệu chi phí đi - về thăm nhà, họ sẽ có một ngoại ngữ sử dụng tốt, một tấm bằng giá trị và hơn thế, một nghề tử tế để vào đời.

Tất cả các trường ĐH của TQ đều đang có kế hoạch chiêu sinh ở VN. Học viện điện tử Quế Lâm dự định liên kết với một trường ĐH của VN đưa hơn 100 SV năm 3 sang đây học tiếp hai năm cuối để lấy bằng của TQ, còn trường sư phạm thậm chí đã mua thêm đất xây hẳn một khu ký túc xá 800 phòng để chiêu sinh quốc tế, mà chủ yếu là SV VN.

Có lẽ để nhắm đến thị trường du học vừa tiềm năng vừa truyền thống này mà tại vị trí trang trọng nhất trong khuôn viên ĐH Sư phạm Quảng Tây, ngay trước thư viện khổng lồ của mình, nhà trường đã cho tạc một bức phù điêu bằng đồng đặc tả những dụng cụ bất ly thân của một lưu học sinh VN những năm 1950 - 1960, thời mà ĐH Sư phạm Quảng Tây còn mang tên Dục Tài học hiệu, được Chính phủ CHND Trung Hoa ủy thác giúp VN đào tạo con em cán bộ cao cấp và con em liệt sĩ: chú bé thiếu sinh quân đeo túi dết chéo, biđông, đầu đội nón lá.

Nhiều học sinh tốt nghiệp Dục Tài học hiệu hơn 40 năm trước đã trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp ở VN. Quế Lâm đang hi vọng một lần nữa thành phố này lại trở thành một cái nôi đào tạo nhân tài cho VN, nhưng lần này có thêm nguồn thu lớn vì giáo dục đã trở thành ngành kinh tế mạnh của Quảng Tây.

THU HÀ

"Dục tài học hiệu" (Ngôi trường đào tạo nhân tài).

Năm 1951, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển từ giai đoạn cầm cự sang phản công. Quân Pháp đứng trước nguy cơ thất bại đã dùng mọi thủ đoạn tàn độc để cứu vãn tìnnh thế, thi hành chính sách “tam quang”: đốt sạch, giết sạch, phá sạch. Chúng cho phi cơ ném bom bừa bãi khắp nơi, bất chấp đền chùa, chợ búa, trường học, bệnh xá… đứng trước tình hình cực kỳ khẩn cấp, Trung ương và Hồ chủ tịch quyết định sang nhờ nước bạn Trung Quốc cho mượn một địa điểm tại Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây để đưa một số trường học sang cho an toàn. Khu trường Việt Nam ở Nam Ninh mang tên Khu học xá Trung ương, tiếng Trung Quốc gọi là Dục Tài học hiệu. Lúc ban đầu có bốn trường dời sang là
Sư phạm cao cấp,
Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang,
Sư phạm Việt Bắc và
Khoa học cơ bản (tiền thân của Đại học Bách khoa). Sau đó, Trung ương cho thành lập
thêm một trường phổ thông để làm trường thực tập sư phạm.
Học sinh số đông là con em miền Nam và trường Ngoại ngữ (học Trung văn). Các trường ở Khu học xá Trung ương đều học chương trình của Việt Nam, các môn học đều do thầy cô giáo Việt Nam dạy. Chỉ có môn Trung văn và văn nghệ ngoại khóa là nhờ thầy cô Trung Quốc giúp. Các lớp thầy cô giáo được đào tạo ở Nam Ninh đã và đang có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà.
(http://vietimes.com.vn/PrintPreview.aspx?ID=5673)

------------------

"....Vào những năm 50-70 của thế kỷ 20, nhân dân Việt nam đang trong thời kỳ kháng chiến cựuc kỳ gian khổ. Được sự quan tâm sâu sắc của Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1 số trường học Việt Nam được chuyển đến Quảng Tây và đã nhận được sự giúp đỡ vô tư tận tình của nhân dân Trung Quốc. Năm 1951-1958, tại Nam Ninh và Quế Lâm có trường học như KHX TW, Trường Thiếu nhi Việt Nam lần lượt ra đời, đào tạo khoảng 7.000 học sinh, lúc đầu lấy tên là Trường Dục tài, từ tháng 10/53 đến tháng 2/1956. Trường Lục quân Việt Nam tổ chức giảng dậy tại Quế Lâm với tên là Trường Đặc khoa Quân khu Tây Nam Quân GPND.TQ, đào tạo hơn 2.000 sĩ quan quân đội cao cấp. Từ tháng 12/1966 đến tháng 8/1975, các trường học như trường TSQ Nguyễn văn Trỗi, trường Nguyễn văn Bé, trường Võ Thị Sáu và trường Dân tộc TW http://cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=1630 đã đặt tại Quế Lâm với tên trường 2/9, đào tạo khoảng hơn 5.000 học sinh. Các trường đã nêu trên đào tạo hơn 14.000 can bộ xuất sắc cho Việt Nam, góp phần quan trọng cho cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, giải phóng Miền Nam cũng như công cuộc cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, viết nên 1 bản tình ca ca ngợi mối tình hữu nghị nhân dân 2 nước Trung-Việt ...."
------------------

Quế lâm không chỉ có Trường Thiếu nhi Việt Nam ( Quế Lâm dục tài học hiệu ) thuộc Ban tổ chức TW Đảng , trước đó, từ 1951-1953 đã có Trường Thiếu sinh quân Việt Nam 800 người. Sau chúng ta , Trường Ngữ Chuyên (1955-1957) 2.000 người. Rồi rầm rộ đông đảo thời đánh Mỹ là Trường Nguyễn văn Trỗi con em CB quân đội 1.500 người từ 1967-1969. Nhưng "ngụ cư" lâu đời nhất , đông đảo nhất phải kể đến Trường học sinh Miền Nam Nguyễn văn Bé với 3.000 HS đều là con em CB miền Nam được hưởng tiêu chuẩn của MTDTGP, tồn tại đến 10 năm kể từ năm 1966 đến năm 1975 lúc Việt Nam hoàn toàn thống nhất ! Thế mới biết mảnh đất Quế Lâm ân nghĩa với chúng ta biết nhường nào !
http://vn.360plus.yahoo.com/luson.quelam/article?mid=4002&fid=-1
--------------------

trường TSQVN ( 1951-1953) Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn-Quế Lâm-KHX Nam Ninh (1953-1957) học sinh VN ở Lư sơn, Quế Lâm thời kháng Pháp ? Học sinh VN ở Lư Sơn từ 25-8-1953 và khoảng tháng 4-1954 về Quế Lâm. Học sinh ở QL từ tháng 10-1951 là học viên Trường TSQVN Lâu nhất ở Quế Lâm là Trường Học sinh Miền Nam ( Còn có tên trường 2/9)- hơn 8 năm. Những năm gần đây Trường HSMN cũng đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt các cựu CB giáo viên và HS nhà trường rất hoành tráng ở Tp.HCM và Đà Nẵng. BLL cũng mời nhiều đoàn khách TQ có công với Trường sang thăm Việt Nam. Các bạn thành lập cả những đội văn nghệ chuyên biểu diễn những bài hát, điệu múa " Thời Quế Lâm" rất chuyên nghiệp. Ngày 18/12/1966 tại Quế Lâm, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa được sự đồng ý của Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đã thành lập 3 trường dành riêng cho học sinh miền Nam Việt Nam, mang tên những người anh hùng tuổi trẻ của Thanh niên Việt Nam, là: trường Nguyễn Văn Trỗi, trường Nguyễn Văn Bé và trường Võ Thị Sáu. Tháng 11/1967, Bộ giáo dục quyết định thành lập Khu Giáo dục học sinh miền Nam tại Quế Lâm, Trung Quốc để trực tiếp quản lý các trường học sinh miền Nam trên đất nước bạn. Năm học 1968 – 1969, Hệ thống các trường học sinh miền Nam được phân bố ở trong và ngoài nước như sau: - Khu giáo dục học sinh miền Nam ở trong nước có 2 trường nội trú và 5 ký túc xá với tổng số 1.060 học sinh (trong đó có 571 học sinh nội trú): - Khu giáo dục học sinh miền Nam ở Quế Lâm có 5 trường được chia thành 36 lớp với tổng số 1.127 học sinh. Đến năm học 1971 – 1972, tổng số học sinh miền Nam đang học ở miền Bắc và nước bạn là 4.089 học sinh, trong đó có 2.272 học sinh học ở các trường nội trú trong nước và 1.326 học sinh học ở Quế Lâm. Ngày 8/1/1972, Bộ Giáo dục ra Quyết định 31/QĐ sắp xếp lại và đặt phiên hiệu trường học sinh miền Nam gồm 9 trường Tính đến tháng 1/1975, tổng số học sinh các trường miền Nam ở hậu phương là 7.820 học sinh, trong đó: Cấp I có 2.821 học sinh; Cấp II có 2.241 học sinh; Cấp III có 1.602 học sinh. Số học sinh này được bố trí trong 13 trường (gồm 11 trường ở miền Bắc và 2 trường ở Quế Lâm)
http://www.hsmn.vn/hsmn_his.php?sec=history&act=info_detail&id=2 Trường ĐHSPQT tại Quế Lâm được thành lập từ 1932 , thời Trung Hoa dân quốc, trụ sở là Vương Thành trong TP.Quế Lâm .Khi chúng ta học tập tại Quế Lâm,Trường ta và ĐHSPQT có những quan hệ giao lưu, giữa hai Trường có nhiều trận bóng đá giao hữu .Trường Ngữ chuyên(1955-1958) , nơi tổ chức học Trung văn một năm cho các sinh viên Việt Nam trước khi họ vào học tại các Trường Đại học của Trung Quốc chính là thuộc quản lý của ĐHSPQT. Khi cuôc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta buớc vào giai đọan ác liệt từ 1967-1975 , tp Quế Lâm tiêp nhận Trường học sinh Miền Nam Việt Nam (số lượng lên đến 3000 họcsinh). Ban đầu Trường học sinh Miền Nam đóng tại Trường ta cũ ở thôn Giáp Sơn bên giòng sông Đào Hoa .( hiên nay có các Trường cao đẳng sư phạm chuyên khoa tp Quế Lâm,Trường trung học số 3 tp Quế Lâm, Trường tiểu học Giáp sơn đóng trên vị trí Trường ta cũ. Trong đó Trường cao đẳng sư phạm là Trường có quan hệ với Ban liên lạc Trường ta ). Sau đó trường MN chuyển ra khu mới xây dựng trong thành phố (nay là Khu giảng đường của các Khoa ĐHSPQT). http://vn.360plus.yahoo.com/luson.quelam/article?mid=6664 Khu học xá Quế Lâm nằm gần công viên Giáp Sơn. Trứơc năm 1949, là trường dành cho con em Quốc dân Đảng. Những năm 1953-1957, là Trường Thiếu nhi Việt Nam. Từ năm 1968, dành cho các trường Nguyễn Văn Bé, Dân tộc Trung ương, Võ Thị Sáu. Nay là cụm trường sư phạm thành phố Quế Lâm. Gần công viên Lô Địch Nham.

3 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>