Thứ Hai, 29 tháng 9, 2008

Các Tông đồ của Jesu - HaMeoK6

Các Tông đồ của Jesu


1. Peter cũng gọi là Simon Peter (Phê-rô hoặc Phi-e-rơ) nghĩa là đá, là một ngư phủ đến từ thành Bethsaida xứ Galilee (thuộc Israen ngày nay – gần làng Nazareth, nơi Jesu ra đời). Ông là môn đệ thân tín của Jesu. Bị Hoàng đế Nero xử quyết ở La Mã năm 66.
2. Andrew, em của Peter, ngư phủ thành Bethsaida và là một môn đệ của Giăng Báp-tít (John the Baptist). Ông là nhân vật luôn luôn đứng ra giới thiệu người khác cho Chúa Jesu. Ông đi truyền giáo đến vùng đất có "tiếng ăn thịt người," ngày nay là Nga. Những người Cơ Đốc ở đó gọi ông là người đầu tiên đem Đạo đến đất nước họ. Sau đó Ông đến Tiểu Á, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Ở đó ông bị xử tử hình. 
3. James "Lớn" (Giacôbê hoặc Gia-cơ) là em họ của Jesu, là người già nhất. Ông bị vua Hê rốt tử hình năm 44.  
4. John (Gioan hay Giăng) được Chúa Giê-xu gọi là Boanerges (Con trai của sấm sét) là "môn đồ được Chúa yêu". Ông là em cùng cha khác mẹ với  James "Lớn". Ông là người duy nhất trong mươì hai sứ đồ chết khi về già. Ông là người lãnh đạo hội thánh Epheso (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay – nơi có nhà của bà Maria) và là người chăm sóc bà Maria khi về già. Khi còn ở thành La Mã, ông từng trốn thoát được khi bị quăng vào lò dầu nóng.Vào giữa thập niên 90 trong thế kỷ đầu tiên, ông bị đày ra đảo Patmos (1 hòn đảo thuộc Hy Lạp ngày nay), ở đó ông viết cuốn sách cuối cùng của Tân Ước - sách Khải Huyền.  
5. Philip người thành Bethsaida xứ Galilee. Ông truyền giáo có kết quả thành công ở  Carthage , phía Bắc Phi Châu. Sau ông sang Tiểu Á, ở đó ông làm chứng cho bà vợ của vị Thống đốc tin Chúa. Để trả thù, vị Thống đốc ra lệnh bắt và giết ông một cách tàn nhẫn. 
6. Bartholomew, thường được gọi là Nathanael. Có một thời gian ông với sứ đồ  Thomas sang Ấn Độ, rồi ông đi đến Armenia, xứ Ethiopia và phía Nam của xứ Ả Rập. Ông chết vì danh của Chúa ở đó. 
7. Thomas, cũng gọi là Thomas Didymus (có nghĩa là  sinh đôi) là người hoạt động hăng hái nhất ở vùng phía Đông của xứ Syria cho đến Ấn Độ. Ông là người sáng lập hội thánh ở đó nên họ gọi là Mar  Thomas. Và bị giết ở đó qua mũi lao của bốn người lính. 
8. James "Nhỏ" là người thâu thuế, là người trẻ nhất. Ông đi truyền bá Đạo ở Syria. Ông bị ném đá và đánh bằng gậy cho tới chết ở đó. 
9. Matthew (Mát-thêu hoặc Ma-thi-ơ) là người thâu thuế. Ông là tác giả sách đầu tiên của Tân Ước. Ông đi giảng đạo ở vùng Điạ Trung Hải và xứ Ethiopia. Ông bị đánh cho tới chết ở đó.
10. Simon người Canaan (vùng đất Israen ngày nay) . Ông đi truyền giáo ở vùng Địa Trung Hải và bị giết vì từ chối cúng cho thần mặt trời.
11. Judas Iscariot "kẻ bội phản", được cho là người muốn phục hồi quốc gia Do Thái. Sau khi Judas tự vẫn, Matthias được chọn vào chỗ của Judas trong các tông đồ. Matthias đi giảng Đạo ở xứ Syria với Andrew và bị thiêu sống ở đó.
12. Thaddaeus, còn gọi là Judas con của James. Ông thường xuyên đi cùng Simon Peter truyền giáo ở vùng Tiều Á, khu vực Libanol và Thổ Nhĩ Kỳ.

 IM Rê chuột lên hình người cần xem tên!

Từ trái sang phải: Bartholomew - James nhỏ - Andrew - Juda – Simon Peter – John - Jesu – Thomas – James lớn – Philip – Mathew – Thaddaeus – Simon 

Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của Leonadro Da Vince mô tả thái độ của 12 sứ đồ khi Jesu nói: Một người trong các ngươi sẽ phản bội ta!

Bartholomew: mặt sát khí, nhìn Jesu, sẵn sàng tuân lệnh. Tay ông ta đẩy bàn với sự tức giận tột cùng.
James nhỏ: nhìn thắng vào Jesu với sự kinh ngạc.
Andrew: đưa hai tay lên nói “không phải tôi”
Juda: Ngồi im lặng giữa Simon Peter và John đang nói chuyện với nhau, nhưng mắt ông ta nhìn vượt qua Jesu, một tay nắm chặt túi tiền, tay kia đưa ra như đang tóm lấy. Để tìm được khuôn mặt mẫu cho nhân vật này, Da Vicin đã phải tìm kiếm suốt 8 năm mới thấy từ 1 lái buôn người Di-gan mà ông nói là: “Con người tồi tệ nhất trên mọi mặt ở thành Milan ”.
Simon Peter: không để ý đến Jesu, ông ta nói chuyện riêng với John. Ông thể hiện như đã cảm nhận rõ ai là kẻ phản bội.
John: với bộ mặt thánh thiện là "môn đồ được Chúa yêu", ông chắc chắn không ai nghi ngờ mình nên yên lặng một cách tin tưởng.
Jesu: nhìn vào nơi bàn tay mới lật lên thể hiện ý nghĩa đã biết rõ mọi việc.
Thomas: Với bộ mặt “không thể hiểu được”, Thomas đang mong đơi Jesu cho phép đặt câu hỏi và chỉ tay lên trời như muốn nói: “Hãy nguyền rủa sự phản bội”.
James lớn: đưa tay ra như muốn ngăn mọi người lại để Jesu nói tiếp.
Philip: tỏ thái độ muốn nhấn mạnh ý mình không thể tin được việc đó sẽ xảy ra.
Mathew: quay sang hỏi Simon: “Có chuyện đó không, Jesu vừa nói cái gì vậy?”.
Thaddaeus: rất tin vào những gì mình nghe thấy, ông hỏi Simon lời tiên tri đó có ý gì.
Simon: như muốn nói: Thì mọi việc đã rõ ràng rồi còn gì nữa!. Mặc dù ông cũng tỏ rõ thái dộ chẳng hiểu gì cả.

12 tông đồ của Chúa Jesu được nhắc đến trong mọi kinh thánh của đạo Cơ đốc có thể chỉ là những người đã được thần thánh hóa hoặc huyền thoại. Riêng tông đồ sau đây là có thực trong lịch sử:
Paul (14 TCN - 62 CN) (còn gọi là Phao-lô) tự xem mình là một tông đồ (thứ 13) và là tông đồ cho các dân tộc không phải Do Thái. Paul chính là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hi Lạp và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Lúc đầu Paul săn đuổi và bức hại các tín đồ Cơ Đốc (mà ban đầu hầu hết là người Do Thái). Nhưng sau đó ông tin vào đức tin Cơ Đốc và chấp nhận Chúa Jesu . Paul đến ngụ cư ở xứ Arabia và ở lại với Peter trong một thời gian . Qua những thư tín gởi các cộng đồng Cơ Đốc (lưu truyền đến sau này) , Paul trình bày mạch lạc quan điểm về mối quan hệ giữa tín hữu Cơ Đốc người Do Thái với tín hữu Cơ Đốc không phải dân Do Thái. Ô ng là nhà thần học quan trọng nhất giải thích những lời của Jesu.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2008

Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tướng Nguyễn Sơn - Hồng Thuỷ (tức Vũ Nguyên Bác) (1/10/1908 - 1/10/2008)

Start:     Oct 1, '08 08:00a
Location:     Hội trường lớn Viện Bảo tàng Cách mạng - 25 Tông Đản, Hà Nội


... Tới dự có đông đảo các nhà nghiên cứu lịch sử, các học giả, các cựu chiến binh, dòng họ Vũ, con cháu trong gia đình, bạn bè và những người dân ngưỡng mộ tài đức của tướng quân.

Về cuộc đời của tướng Nguyễn Sơn, giáo sư Vũ Khiêu khái quát bằng 2 câu đối:

“Bắc chiến Nam chinh hai nước vững vàng tình hữu nghị
Văn tài võ giỏi bốn phương lừng lẫy chí anh hùng "
...

(Út Trỗi)



Xem:

1. Giấy mời - HữuThành, 27/9/2008, Blog K4 "Bạn Trường Trỗi".
2. 100 năm Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn - Hồng Thuỷ - Kiến Quốc, 26/9/2008, Blog K8 "ÚT TRỖI".
3. Tin ngắn - Út Trỗi, 1/10/2008, Blog K8 "ÚT TRỖI".

Xem tin, bài cũ:
*. Nguyễn Sơn - Lưỡng quốc tướng quân - 26/12/2008 tại Blog "Bạn Trỗi K6".
1. Tin vui: Nhà Tưởng niệm Tướng Nguyễn Sơn sẽ khánh thành trong tháng 10 này! - Kiến Quốc, 23/4/2008 tại Blog "Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi".
2. TƯỚNG LĨNH ĐỜI THƯỜNG: TIẾT MỤC HAY NHẤT - Kiến Quốc, 9/8/2007 tại Blog "Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi".
3. 11 tướng đầu tiên - Hà Mèo

Sưu tầm trên mạng:
1. Bước quân hành "độc nhất vô nhị" của tướng quân Nguyễn Sơn (Phần I) - Phan Hoàng, 17/10/2008 tại VieTimes – Chuyên mục của Báo điện tử VietNamNet - “vietimes.vietnamnet.vn”.
2. Bước quân hành "độc nhất vô nhị" của tướng quân Nguyễn Sơn (Phần II) - Phan Hoàng, 21/10/2008 tại VieTimes – Chuyên mục của Báo điện tử VietNamNet - “vietimes.vietnamnet.vn”.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2008

Nga hoàng - HaMeoK6


Nga hoàng


Nga hoàng hay còn gọi là Sa hoàng có nghĩa là Hoàng đế Nga với từ Sa (tiếng Nga: царь) có nguồn gốc từ tên của Hoàng đế Ceasar đồng nghĩa với sự thống trị vĩ đại.
Nước Nga hình thành từ năm 1478 và có tất cả 27 Sa hoàng trong 439 năm, trong đó có:

4 Nữ Sa hoàng:
Nữ Sa hoàng Ekaterina I (1683-1727) tại vị từ 1725 đến 1727
Nữ Sa hoàng Anna (1693-1740) tại vị từ 1730 đến 1740
Nữ Sa hoàng Elizabeta (1709-1762) tại vị từ 1741 đến 1762
Nữ Sa hoàng Ekaterina II (hình) (1729-1796) tại vị từ 1762 đến 1796

1 Nữ Nhiếp chính:
Nữ Nhiếp chính Sophia (1657-1704) tại vị từ 1682 đến 1689

Tại ngôi lâu nhất:
43 năm (1462-1505): Sa hoàng Ivan III
37 năm (1547-1584): Sa hoàng Ivan IV
33 năm (1682-1725): Sa hoàng Pyotr Đại đế

Tại ngôi nhanh nhất:
2 ngày (15.-16.3.1917): Sa hoàng Michail II
2 tháng (4.- 6.1605): Sa hoàng Feodor II (1589-1605)
6 tháng (01.-7.1762): Sa hoàng Pyotr III (1728-1762)

9 Sa hoàng nhận ngôi trực tiếp từ cha (Có lẽ làm Sa hoàng là rất khổ (?) nên chỉ có 9/27 vị):
Sa hoàng Vasili III (1479-1533): con thứ 4 của Ivan III lên ngôi 1505
Sa hoàng Feodor I (1557-1589): con thứ 6 của Ivan IV lên ngôi 1584
Sa hoàng Feodor II (1589-1605): con thứ 2 của Boris Godunov lên ngôi 1605
Sa hoàng Alexei I (1629-1676): con thứ 3 của Michail I lên ngôi 1645
Sa hoàng Feodor III (1661-1682): con thứ 10 của Alexei I lên ngôi 1676
Sa hoàng Pavel I (1754-1801): con đầu của Ekaterina II lên ngôi 1796
Sa hoàng Alexandr I (1777-1825): con đầu của Pavel I lên ngôi 1801
Sa hoàng Alexandr III (1845-4894): con thứ 3 của Alexandr II lên ngôi 1881
Sa hoàng Nikolai II (1968-1918): con đầu của Alexandr III lên ngôi 1894

Các Sa hoàng lên ngôi lúc già nhất:
Sa hoàng Vasili IV sinh năm 1552, lên ngôi năm 1606 lúc 53 tuối
Sa hoàng Boris Godunov sinh năm 1552, lên ngôi năm 1598 lúc 46 tuối
Sa hoàng Pavel I sinh năm 1754, lên ngôi năm 1796 lúc 42 tuối

Các Sa hoàng lên ngôi lúc trẻ nhất:
Sa hoàng Ivan VI sinh ngày 12.8.1740, lên ngôi ngày 17.10.1740 lúc 2 tháng.
Sa hoàng Pyotr Đại đế (hình) sinh năm 1672, lên ngôi năm 1682 lúc 10 tuối
Sa hoàng Pyotr II sinh năm 1715, lên ngôi năm 1727 lúc 12 tuối

Các Sa hoàng đặc biệt:
Sa hoàng Ivan III (1440-1505) tại vị từ 1462 đến 1505: là người đã xây dựng Công quốc Moskva thành Đại Công quốc Nga cai trị các Công quốc chư hầu (như Novgorod, Smolensk, Trednigov…) và là người đầu tiên (1478) mang tước hiệu Sa hoàng (царь).
3 chị em (con Alexei I ) cùng trị vì : 1982-1689
con thứ 4: Nữ Nhiếp chính Sophia (1657-1704) tại vị từ 1682-1689
con thứ 13: Sa hoàng Ivan V (1666-1696) tại vị từ 1682-1696
con thứ 15: Sa hoàng Pyotr Đại đế (1672-1725) tại vị từ 1682-1725
Sa hoàng Pyotr Đại đế (1672-1725) tại vị từ 1682 đến 1725: Ông đã thống nhất các Công quốc thành 1 nước Nga và trở thành Sa hoàng đầu tiên của Đế quốc Nga (1721) với 8 chính phủ trực thuộc và khoảng 50 tỉnh (một hình dạng của Liên bang sau này).
Sa hoàng Alexandr I (1777-1825) tại vị từ 1801 đến 1825: Sa hoàng trong thời kỳ Chiến tranh với Napoleon Bonapac
Sa hoàng Alexandr II (hình) (1818-1881) tại vị từ 1855 đến 1881: người bán Alaska cho Mỹ
Sơ lược về Alaska:
1648: người Nga tới (trước đó chỉ có dân da đỏ và người châu Á)
174: hình thành thuộc địa Nga
1867: bán cho Mỹ (thời Tổng thống Andrew Johnson) với giá 7,2 tr. USD/1,6 tr. Km2 (~ 0,0004 cent/m2). Nếu tính theo tỷ giá bây giờ (2006) khoảng 1,67 tỷ USD (~ 0,093 cent/m2 tương đương 1.530 VNĐ/m2). Lý do bán:
Phía Nga:
- Không quản lý nổi hơn 50.000 thổ dân da đỏ thường xuyên quấy nhiễu và lo sợ Anh và Pháp (ở Canada ngày nay) tấn công thì sẽ mất không vì đi từ St.Petrburg (thủ đô lúc bấy giờ) tới Alaska cần tới 6 tháng men theo biển Bắc quanh năm băng giá.
- Thâm hụt ngân sách sau Chiến tranh Crime (1853 – 1856).
- Lúc bấy giờ không thấy được tài nguyên (trừ da thú) tại vùng đất này.
Phía Mỹ:
- Giúp đỡ Nga trong cơn khó khăn và cũng là cám ơn đã là đồng minh ủng hộ Chính phủ Liên bang trong cuộc Nội chiến tại Mỹ (1861-1865).
- Tham vọng ép được Anh và Pháp bán phần Canada ngày nay do bị Mỹ bao bọc.
- Quyết định của chính phủ Mỹ đã bị báo chí lúc bấy giờ cực lực đả kích do mua miếng đất (dù rẻ) không có giá trị kinh tế mà sẽ tốn chi phí quản lý trong tương lai.

Sa hoàng Mikhail II (hình) (1878-1918) tại vị 2 ngày (15. và 16.3.1917): là con thứ 5 và là con trai út của Alexandr III, lúc bấy giờ (1917) là Sư trưởng Kỵ binh Nga hoàng tại mặt trận Áo. Ông đã từng có những hành vi phản đối cuộc chiến. Ngày 13.3.1917, Sa hoàng Nikolai II (anh cả của Ông) buộc phải thoái vị trước sức ép của lực lượng Cách mạng. Song trong văn bản thóai vị có ghi người nối ngôi là em trai út là Mikhail A. Romanov. Để “pháp lý hóa” việc chuyển giao quyền lực cho chính quyền Sô viết, Mikhail phải lên ngôi lấy hiệu là Mikhail II và ký văn bản rồi từ chức! Bởi vậy, cho tới nay người ta vẫn coi Nikolai II là Sa hoàng cuối cùng.


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2008

Tước vị Quý tộc - HaMeoK6



Tước vị Quý tộc



Các tước vị Quý tộc là một hệ thống đẳng cấp phong kiến cực kỳ rắc rối và phức tạp. Nó có sự khác nhau dưới các triều đại khác nhau. Nó cũng được sửa đổi theo từng thời kỳ cai trị của các chế độ tập đoàn khác nhau. Ngoài ra, chế độ phong kiến châu Âu có rất nhiều khái niệm khác với châu Á (và phần nào với Nga – khu vực giữa Á và Âu), do vậy việc chuyển ngữ sang tiếng Việt có rất nhiều kiếm khuyết. Tôi xin trình bầy ra đây sự hiểu biết của mình trên cơ sở lấy tiếng Anh làm gốc và có tham khảo 1 số ngôn ngữ khác (Xin phép “múa rìu qua mắt…” các nhà Ngôn ngữ học).

1. Emperor / Empress: Hoàng đế / Nữ Hoàng đế
là vua của các vua. Vd. như Hoàng đế Pháp Napoleon Ponapac (hình) là vua Pháp, đồng thời là vua của vua Italia, vua Ba Lan, vua Áo… (Empress: Nữ Hoàng đế hoặc Hoàng hậu – vợ Hoàng đế. Không có phân biệt trong từ ngữ giữa các Nữ Hoàng / tước vị Nữ Quý tộc với phu nhân Hoàng đế /các Quý tộc. Nhưng chồng của các Nữ Hoàng / nữ Quý tộc thì chỉ được gọi là Phu quân Bà…..và tước vị của chính ông ta – nếu có).
2. King / Queen: Vua / Nữ hoàng
là vua của một nước. Vd. như Ba Lan, Sachsen (thuộc Đức ngày nay).
3. Viceroy / Vicereine (tiếng Đức: Vizekönig / Vizekönigin): Phó vương, chính xác là Nhiếp chính vương
– người thay mặt Vua / Hoàng đế điều hành triều đình.
4. Sovereign Baron / Sovereign Baroness: Công tước / Nữ Công tước
– Người có quyền lực tối cao trong một vùng lãnh thổ (Công quốc). Đây là tước hiệu có rất nhiều dạng khác nhau:
4.1. Archduke / Archduchess: Còn có thể gọi là Tiểu vương
– Là vua của một phần của đất nước. Vd. như vua phần nước Áo trong đế quốc Áo – Phổ (1918).
4.2. Grand Duke / Grand Duchess: Đại Công tước / Nữ Đại Công tước
– Là người cai quản một lãnh thổ bao gồm nhiều Công quốc / lãnh thổ trong đó. Trong tiếng Đức và Tây Ban Nha phân biệt 2 loại Đại Công tước là:
- Großherzog / Großherzogin (Đức) và Gran Duque / Gran Duquesa (TBN):
Là người lãnh đạo một Liên minh các Công quốc / lãnh thổ trực thuộc. Vd. như Đại Công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach ở Đức trong thế kỷ 19.
- Großfürst / Großfürstin (Đức) và Gran Príncipe / Gran Princesa (TBN):
Là người lãnh đạo một Công quốc có nhiều Công quốc / lãnh thổ trực thuộc. Vd. như Đại Công quốc Nga trước năm khi hình thành Đế quốc Nga – 1721 - với các Công quốc chư hầu là Novgorod, Smolensk, Trednigov.

4.3. Duke / Duchess: Công tước / Nữ Công tước
cai quản một Công quốc độc lập trong một Đại Công quốc hoặc một nước (tương tự như Tiểu bang hoặc nước chư hầu). Vd. Như Công quốc Wuerttenberg trong đế quốc Phổ thế kỷ 19.
4.4. Prince / Princess (Đức: Fürst / Fürstin – Nga: князь): Công tước / Nữ Công tước
lãnh đạo một Công quốc phụ thuộc hoàn toàn hoặc từng phần (tương tư như Khu tự trị). Vd. Như Công quốc Monaco (Pháp), York (Anh). Trong tiếng Anh Hoàng tử và con của các Công tước trở lên (những người sẽ được hưởng thừa kế) cũng gọi là Prince.
4.5. Elector / Electoral (Đức: Kurfürst / Kurfürstin): Công tước / Nữ Công tước
do được bổ nhiệm cai quản một Công quốc trong một thời gian. Tước này không có quyền thừa kế, nhưng được quyền ứng cử / bầu Hoàng đế. Loại này chỉ có trong thời Đế quốc La mã.

5. Marquess / Margrave (Nga: Бояре): Hầu tước / Nữ Hầu tước. Tước vị này tương tự như phó Công tước
– Người thay mặt Công tước điều hành Lãnh thổ. Tước vị này được sử dụng nhiều ở khu vực nước Nga trước khi thành Đế quốc Nga (1721).
6. Earl hoặc Count / Countess: Bá tước.
Có tới 14 loại Bá tước khác nhau tùy theo quyền lực và luật lệ của các nước khác nhau.
6.1. Earl: là Bá tước có quyền lực cao nhất, có thể coi là vua (King) ở xứ của mình quản lý.
6.2. Count / Countess: Là Bá tước / Nữ Bá tước gần như không có quyền lực, chỉ có danh vọng và không được cho thừa kế tước vị.

7. Viscount / Viscountess: Tử tước / Nữ Tử tước. Tước vị này tương tự như phó Bá tước
– Người thay mặt Bá tước điều hành Lãnh thổ.
8. Baron / Baroness: Nam tước / Nữ Nam tước
9. Knight: Hiệp sĩ. Danh tước này dành cho bất cứ nam Quý tộc nào đủ tiêu chuẩn.

Trên thực tế, một Quý tộc có thể mang rất nhiều tước vị rắm rối khó mà có thể hiểu làm sao có thể thực thi đủ nhiệm vụ, nếu không phải là chỉ hình thức. Dưới đây là ví dụ điển hình cho Tước danh đầy đủ của Thái tử Charles (nước Anh hiện nay) là:
“His Royal Highness The Prince Charles Philip Arthur George, Prince of Wales, Duke of Cornwall and Earl of Chester, Duke of Rothesay, Earl of Carrick, Baron of Renfrew, Lord of the Isles, Prince and Great Steward of Scotland, Knight Companion of the Most Noble Order of the Garter, Knight of the Most Ancient and Most Noble Order of the Thistle, Great Master and First and Principal Knight Grand Cross of the Most Honourable Order of the Bath, Member of the Order of Merit, Knight of the Order of Australia, Companion of the Queen's Service Order, Member of Her Majesty's Most Honourable Privy Council, Aide-de-camp to Her Majesty”
Hoàng Thái tử Charles Philip Arthur George, Công tước xứ Uên, Công tước xứ Cornwall và Bá tước xứ Chester, Công tước xứ Rothesay, Bá tước xứ Carrick, Nam tước xứ Refrew, Thượng nghị sĩ các đảo thuộc Hoàng gia Anh, Công tước và Toàn quyền Scotlen, Hiệp sĩ Quý tộc Anh đẳng cấp thượng đỉnh, Hiệp sĩ Quý tộc truyền thống cổ đại đẳng cấp thượng đỉnh Scotlen, Đại sư phụ và Hiệp sĩ thủ lãnh đứng đầu đẳng cấp Tướng công cao cấp xứ Bath, Thành viên Hiệp hội Huân chương Chiến công Hoàng gia, Hiệp sĩ Cao cấp Oxtralia, Ngự lâm quân của Nữ hoàng, Thành viên Hội đồng Tướng lãnh tùy tùng Viện Cơ mật Nữ hoàng, Sĩ quan tùy tùng Nữ hoàng.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2008

Tình bạn - Duy Đảo


TÌNH BẠN


Đào Duy
(Thân tặng B)

Ngồi làm việc ở cơ quan thấy tin nhắn trên máy, tên người, số máy và nội dung đều lạ. Chắc có lẽ ai đó lộn số chăng? Vốn tính “cẩn thận” tôi bấm số máy đã nhắn và “a lô”
- Xin lỗi! chị vừa nhắn vào số máy của tôi?
- Vâng ạ! Xin lỗi anh có phải là Nam? Nguyễn Nam không? Giọng một phụ nữ đã trung tuổi ở đầu máy bên kia.
- Dạ! Đúng rồi. Tôi trả lời.
Sau khoảnh khắc im lặng, giọng người phụ nữ ngập ngừng:
- Chắc Nam đã quên! Mình là Vân, Khánh Vân học cùng lớp với cậu hồi cấp ba ở trường Hồng Quang cậu còn nhớ không?
Câu hỏi quá đột ngột, “bất động” đến mấy giây tôi mới ấp úng:
- Ờ! … ờ … ờ … mình … mình … à … mình … nhớ rồi! tôi trả lời “đại” sợ làm buồn lòng người bạn cũ!!!
Vội vàng lục lọi trong trí nhớ xem có cái tên Khánh Vân nào trong đám bạn thời phổ thông? Cái tên chỉ cho tôi cảm giác quen quen mà không tài nào nhớ nổi. Bạn học phổ thông ư! thời gian quá vãng đã hơn ba mươi năm, nửa già đời người rồi còn gì, có quên cũng chả ai nỡ trách.
Đang định “tra cứu” thêm thì có chút việc cần giải quyết ở cơ quan nên tôi đành xin lỗi bạn và hẹn sẽ liên lạc lại.

Trừ mấy năm đầu sau hòa bình gia đình tôi sống ở Hải Phòng. Khi chiến tranh phá hoại xảy ra má con tôi rồng rắn theo quân y viện 7 sơ tán khắp nơi rồi viện chuyển về thị xã Hải Dương. Suốt thời phổ thông cho tới năm 1975 đi bộ đội cả tuổi thơ tôi gắn bó với thị xã này.
Ba tôi quê Vĩnh Long. Má tôi nữ sinh Đồng Khánh dân gốc Sài Gòn. Hai ông bà gặp nhau trong bưng và cưới nhau, được ít ngày thì đình chiến. Tập kết ra bắc ba má tôi đi học, tốt nghiệp bác sỹ cả ba má tôi được cục cán bộ điều về quân khu ba nhận công tác. Ba tôi về bệnh xá sư 320, còn má về quân y viện 7. Được vài năm thì ba tôi đi chiến trường. Đằng đẵng suốt thời chiến tranh một mình má nuôi chúng tôi lớn lên.

Cả thị xã Hải Dương hồi đó chỉ có một trường cấp ba - trường Hồng Quang. Tôi học suốt ba năm với lũ bạn từ lớp 8 cho đến lớp 10. Ba năm học chung nên con trai, con gái trong lớp, chúng tôi thuộc hết tính nết của nhau. Ngoài một vài đứa con em cán bộ quan chức trong tỉnh còn lại đa phần bọn bạn tôi đều xuất thân từ gia đình tiểu thương buôn bán nhỏ và lao động nghèo.
Trong lớp so với bọn con trai “mẫu mã” của tôi cũng không đến nỗi nào, tôi học khá nhưng lười và nghịch, bù lại tính tôi hòa đồng và rất “ga lăng” nhất là đối với cánh chị em. Có việc gì khó khăn bạn bè nhờ vả trong khả năng tôi đều nhiệt tình giúp đỡ. Ba má tôi lại là bác sỹ, sỹ quan quân đội, gia đình “cơ bản” nên tôi cũng được nhiều chị em trong lớp để ý.
Cuối năm lớp chín có một sự việc xảy ra. Lớp tôi có Hương là lớp phó phụ trách học tập, Hương là con gái út trong gia đình buôn bán, nhà kinh tế khá, Hương học đều các môn. Ngồi cạnh Hương là Khánh Vân, nhà Vân nghèo lắm, tôi nghĩ nếu không quá vất vả giúp gia đình mưu sinh Vân sẽ là người nổi trội nhất lớp về học tập.

Tôi còn nhớ có một lần tôi và mấy thằng bạn ở khu gia binh quân y viện 7, lò mò xách cần câu ra phía ga xe lửa ở đó có mấy cái hồ để câu trộm cá. Thị xã Hải Dương ngày ấy mang tiếng là thị xã lớn nhất miền bắc nhưng sao tôi thấy từ trung tâm thị xã mới ra tới ngoài ga nhìn xung quanh đã là làng xóm ngoại ô.
Mấy cái hồ do các cụ phụ lão quản lý được chăm sóc trông coi nên cá rất nhiều. Đang chăm chú câu thế chó nào bọn tôi bị các cụ phát hiện. Thế là chúng tôi tứ tán chạy thục mạng vứt cả cá lẫn cần, mỗi thằng một hướng. Tôi nhảy đại và chui vào đống ve chai của một gia đình mua bán đồng nát nằm sát hồ. Chả biết vướng vào cái quái gì mà chiếc quần đùi tôi mặc rách toạc ra và mất toi đi đâu gần nửa ống. Khi mọi việc êm xuôi lúc chui ra bất ngờ tôi gặp ngay Vân từ trong túp “lều” gần đó đi ra
- Ô kìa! Sao Nam lại ở đây? Vân ngạc nhiên, vừa nói Vân vừa đưa tay lên che miệng và vội vàng quay mặt đi .
Gãi đầu gãi tai mặt thì đỏ lên tôi xoay người đi dùng tay còn lại cố che đi cái khoảng trống lạnh lạnh ở gần mông do cái quần bị “mất ống”, một lúc tôi mới ậm ừ:
- Mình đi câu cá “tưởng” hồ tự nhiên không ai quản lý té ra là của mấy cụ phụ lão nên bị các cụ ấy đuổi, mình chạy đại, trốn ở đây.
- Nhà Vân đây à? vừa hỏi tôi vừa quan sát “túp lều” ọp ẹp thấp lè tè. Tôi đứng nói chuyện trong tâm trạng không được “tự tin” còn Vân cũng chẳng dám mời. Vân mặc cảm trước gia cảnh của mình. Biết “hoàn cảnh” của mình và hoàn cảnh của bạn nên sau vài ba câu, tôi chào Vân rồi “chuồn”. Nhưng trong lòng tôi hình ảnh “ngôi nhà” của gia đình Vân cứ ám ảnh tôi mãi.

Vào một buổi sáng sau giờ chơi chúng tôi vào lớp bỗng dưng tôi thấy Hương đang ngồi gục xuống bàn khóc tức tưởi. Cả lớp chả hiểu chuyện gì? Khi mọi người xúm lại thì mới biết, sự việc quá nghiêm trọng lần đầu tiên xảy ra trong lớp tôi - Hương bị mất chiếc nhẫn vàng để trong cặp.
Chuyện nhanh chóng được báo với cô chủ nhiệm và ngay sau khi buổi học kết thúc lớp tôi phải ở lại. Sau tường trình của Hương cô giáo khuyên giải động viên nếu có ai lỡ cầm của bạn thì tự giác đưa cho cô hoặc có thể gặp riêng bạn để trả, chúng ta chỉ xử lý nội bộ trong lớp. Sau 20 phút không có ai ý kiến gì. Cô giáo nói: “trước mắt cô sẽ thành lập một tổ gồm bốn tổ trưởng và mời tất cả các em ra ngoài để nguyên sách vở “tư trang” trong lớp cho tổ kiểm tra”.
Nhưng cuộc kiểm tra không có kết quả.
Cô chủ nhiệm một mặt vẫn động viên các bạn tự giác một mặt cô nói: “ Hương em hãy nhớ kỹ lại xem có chắc chắn chiếc nhẫn bị mất trong lớp không?
Hương khẳng định trước giờ thể dục vẫn còn đeo ở tay, sau đó tháo ra cho vào cặp vì sợ chạy nhảy rơi mất.
Tuy không nói ra nhưng Hương và các bạn trong lớp đều dồn hết sự nghi ngờ về phía Vân vì theo trực nhật lớp Vân là người cuối cùng rời khỏi lớp xuống khu thể thao và là người ngồi bên cạnh biết Hương tháo chiếc nhẫn cất đi.
Tôi thấy Vân im lặng, mặt “bình thản” chả bàn tán góp ý kiến gì trong câu chuyện xảy ra.
Hai ngày sau, sự việc không “tiến triển”. Cô chủ nhiệm đành phải báo cáo với ban giám hiệu nhà trường. Sự kiện làm xôn xao trong khóa và theo tự nhiên tất cả những ai liên quan đều được thầy hiệu phó phụ trách kỷ luật của trường mời lên trong đó có Vân.
Suốt mấy ngày không khí nặng nề bao trùm trong lớp, mọi người nhất là bọn con gái đều nhìn Vân với ánh mắt ghẻ lạnh và tìm cách xa lánh tẩy chay thậm chí có những câu nói xa xôi xúc phạm đến gia đình Vân.
Lủi thủi lặng lẽ ngày ngày cắp sách đến trường Vân chẳng thanh minh và cũng chẳng nói với ai chỉ lầm lũi cô độc như chiếc bóng trên con đường chiều hai buổi đi về căn nhà nhỏ ọp ẹp nơi ngoại ô. Vân vốn đã gầy và xanh xao giờ đây sau mấy ngày của sự việc tôi thấy hình như Vân gầy hơn, xanh hơn.
Từ bữa gặp Vân hôm đi câu cá trộm, cộng với sự việc xảy ra vừa rồi tôi càng thông cảm với hoàn cảnh của bạn. Mọi người trong lớp thậm chí cả cô chủ nhiệm chỉ biết nhà Vân nghèo còn cụ thể ra sao thì chắc gì ai đã biết.
Riêng tôi, tôi đứng về phía Vân. Tôi không tin sự giáo dục của những gia đình nghèo khó tá túc trong những căn nhà tồi tàn kia lại dung túng cho lòng tham? Tôi không tin trong trái tim người bạn gái với thân hình xanh xao gầy yếu kia lại trú ngụ đức tính xấu xa nhất của con người!
Từ khi sự việc xảy ra tôi thay đổi lộ trình trên đường trở về nhà sau khi tan lớp. Tôi đi xa hơn nhưng bù lại tôi cùng đường về với Vân.
Mấy ngày đầu Vân có ý tránh tôi nhưng thấy thiện chí của tôi mấy ngày sau Vân đi chậm có ý chờ, không còn “trốn chạy” nữa.
Tôi an ủi động viên bạn và cho Vân biết tôi không bao giờ tin chuyện mọi người nghi ngờ Vân. Suốt mấy ngày Vân không hề nói một câu ngoại trừ lời chào khi chia tay và lời cảm ơn.
Cho đến mấy ngày sau, hôm ấy trên đường về, bỗng dưng Vân nói:
- Mình muốn nói với Nam một điều, chỉ một mình Nam biết thôi.
Giọng Vân buồn bã.
- Đã có bao giờ Nam nghĩ tới cái chết chưa?
- Đã có bao giờ Nam nghĩ tới chuyện bỏ học? Im lặng một lúc:
- Thế mà đã có lúc Vân đã nghĩ tới điều đó.
Nói rồi Vân ngồi sụp xuống đường nức nở, mấy cuốn vở che mặt chữ nhòe đi vì nước mắt.
Quá bất ngờ, tôi ngơ ngác chả biết an ủi khuyên giải Vân ra sao? Rồi tiếng Vân nghèn nghẹn.
- Nam ơi! chính Vân là người đã lấy chiếc nhẫn của Hương.
Tôi quá choáng váng trước lời tự thú của bạn.
Trong trái tim tôi những gì tốt đẹp nhất mà tôi luôn nghĩ và dành cho bạn bè, dành cho Vân bỗng chốc tan thành mây khói. Giống như chiếc ly pha lê trong suốt bị ai đó nhẫn tâm ném mạnh xuống sàn đá hoa cương, người tôi rũ ra chẳng khác nào hình hài của Vân đang ủ dột ngồi kia.
Rồi Vân nói tiếp:
- Mẹ mình ốm nặng cả tháng nay nhà túng quẫn quá, thương mẹ mình không kiềm chế nổi và trong giây phút xao lòng mình đã hành động như một kẻ táng tận lương tâm. Lúc đó mình chỉ nghĩ tới mỗi một điều “phải có tiền để cứu mẹ”. Sau sự việc mình ân hận và nhục nhã quá giờ chả biết giải quyết ra sao? Rồi Vân lại khóc…
Hoàn cảnh của Vân như xát muối vào trái tim vốn hay xúc động của tôi. Tôi bỗng nghĩ tới người mẹ thân yêu của mình.
Trong lòng tôi, tôi vẫn không tin người bạn gái nhỏ bé, mềm yếu kia là con người như vậy. Ngược lại tôi thấy thương và thông cảm với bạn hơn.
Trên đoạn đường còn lại trở về nhà hai chúng tôi im lặng. Chả biết Vân nghĩ gì? Có thể Vân vơi đi một chút khổ đau trong lòng sau khi giãi bày với tôi chăng? Còn tôi, trong đầu tôi từ lúc đó chỉ canh cánh có mỗi một điều “phải làm gì đây để giúp bạn? ”
Khi chia tay tôi hỏi Vân.
- Thế chiếc nhẫn bây giờ Vân để đâu?
- Mình vẫn cất kỹ ở nhà
Sau một hồi suy nghĩ tôi nói:
- Mình đã có cách, Vân có thể đưa cho mình chiếc nhẫn được không?
Trong đôi mắt vẫn còn sóng sánh nước của Vân tôi thấy dường như lóe lên tia hy vọng và lòng tin cậy ở người bạn trai.
- Đợi Vân một chút!
Nói rồi Vân chạy như bay về nhà, ít phút sau đứng trước mặt tôi Vân chìa tay ra, trong lòng bàn tay trắng xanh gầy guộc vẫn không dấu nổi những vết chai sần là một cái gói giấy nhỏ, tôi cầm lấy và mở ra. Lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn và được sờ vào chiếc nhẫn vàng, chiếc nhẫn bé tí teo này vì nó mà bạn tôi đã suýt tìm tới “cái chết”, vì nó mà bạn tôi suýt phải bỏ học, vì nó mà lớp tôi nháo nhào cả lên, vì nó …?
Cầm chiếc nhẫn tôi quả quyết.
- Vân yên tâm mình đã có cách.
Rồi chúng tôi chia tay nhau. Khi quay đi tôi vẫn có cảm giác ánh mắt tin tưởng của Vân dõi theo cho tới khi bóng tôi khuất dần phía cuối con đường.
Sáng hôm sau tôi tới trường sớm hơn thường lệ một phần vì tuần này tổ của tôi làm trực nhật. Trường vắng hoe, tôi về lớp của mình, cẩn thận ngoái lại xem có ai không, nhanh nhẹn tiến về phía bàn học chỗ Hương ngồi. Tôi nhấc chiếc ghế băng thò tay vào túi quần lấy chiếc nhẫn đặt nơi chân ghế rồi để lại y như cũ, rồi lao ra cổng trường tự thưởng cho mình gói xôi ngồi ăn chờ bọn bạn.
Khoảng mười năm phút sau bọn bạn trong tổ đến đông đủ chúng tôi trở về lớp phân công nhau, đứa thì lau bảng, đứa quét lớp bụi bay mù mịt, các cửa sổ được mở ra cho thoáng, đèn được bật lên. Khi đã xong xuôi tôi nói “bàn ghế xộc xệch quá xếp lại cho thẳng hàng đi”.
Làm như vô tình tôi tiến về phía bàn của Hương nhấc ghế lên kê lại rồi tôi la toáng lên:
- Chiếc nhẫn! chiếc nhẫn vàng các cậu ơi!
Bọn bạn xúm hết cả lại, chiếc nhẫn nằm gí dưới chân ghế.
Buổi học hôm ấy lại xôn xao chả khác gì như hôm Hương mất chiếc nhẫn.
Mọi người bán tín bán nghi đứa thì ra chiều hối hận khi đã có những ý nghĩ xấu về bạn, đứa thì lại nghĩ hay lần trước Hương dấu xuống chân ghế rồi quên … Nhưng điều cơ bản là chiếc nhẫn đã được tìm thấy và đã trở về với chủ của nó. Tôi kín đáo đưa ánh mắt về phía Vân. Vân vẫn ngồi kia nơi đầu bàn, ánh mắt vẫn “bình thản”, vẫn dáng hình gầy yếu xanh xao như hôm nào.
Sau khi sự việc kết thúc tôi và Vân còn đi lại trên con đường trở về nhà Vân một lần nữa. Vân cảm ơn tôi, khi chia tay chúng tôi nắm chặt lấy bàn tay nhau.
Chỉ duy nhất một điều thay đổi đối với tôi sau sự việc trên, đó là tôi lại quay trở lại con đường cũ vẫn thường đi học của mình và thỉnh thoảng trong ngăn bàn tôi có một vài điếu thuốc được gói trong tờ giấy học trò của ai đó “để quên”.
Mọi việc trở thành quá khứ lớp tôi lại vui vẻ đoàn kết như xưa và tôi vẫn tếu táo nghịch ngợm như cũ. Với Vân tôi cũng coi bạn như những người bạn khác trong lớp vô tư hồn nhiên và coi sự việc vừa qua như một nghĩa cử bình thường trong tình bạn. Ngoài tôi và Vân trong lớp chẳng có ai biết.
Năm 1975 tôi đặc cách tốt nghiệp lớp mười rồi đi bộ đôi. Sau 1975 gia đình tôi chuyển hẳn về Nam và cũng từ đó cho tới nay tôi chưa một lần quay trở lại Hải Dương thăm lại chốn cũ nơi dấu những kỷ niệm tuổi thơ êm đẹp của mình.
Người nhắn tin mà tôi kể với các bạn lúc đầu là Vân trong câu chuyện vừa rồi. Vân nói hàng năm lớp cũ của tôi ngày xưa vẫn thường xuyên họp mặt chỉ duy nhất một người không bao giờ có mặt đó là Tôi. Vân kể sau khi tốt nghiệp phổ thông Vân học đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Ra trường được mấy năm thì lấy chồng gia đình Vân hiện ở Hà Nội. Cuộc sống ổn định kinh tế gia đình khá. Vân có hai đứa con một đứa đã tốt nhiệp đại học một đứa đang làm thạc sỹ tại Anh.
Hành động vô tư xuất phát từ tình bạn hết sức bình thường tuổi học trò của tôi không ngờ nó lại có ý nghĩa lớn lao đến thế. Vân nói “Hành động của Nam ngày ấy đã cứu vớt Vân, cứu rỗi một tâm hồn bế tắc và cho Vân hiểu ý nghĩa lớn lao của tình bạn. Hình ảnh của Nam cách ứng xử của bạn bao nhiêu năm qua luôn nằm trân trọng trong trái tim Vân”.
Không biết Vân có nói quá không? Nhưng thực sự tôi rất cảm động và rất mừng khi thấy Vân, bạn bè của mình, người thân và mọi người xung quanh hạnh phúc và thành đạt.

T/p Hồ Chí Minh
Những chiều mưa không dứt - 8/2008

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Ông thợ cạo - Duy Đảo



ÔNG THỢ CẠO

Đào Duy

Khi tôi viết câu chuyện này thì nhân vật chính trong câu chuyện mà tôi sắp kể với các bạn đã là người thiên cổ từ lâu, thậm chí đã rất lâu rồi.
Câu chuyện về kỷ niệm tuổi thơ tôi vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Hồi đó trong khu gia binh chúng tôi bọn trẻ lit nhít cỡ tuổi tôi có khoảng hơn chục đứa. Còn khu gia binh phía bên kia đường thì đông lắm tôi không nhớ hết.
Có thể do “mải” trận mạc mà các phụ huynh của chúng tôi sau hòa bình mới có thời gian gần vợ, gần con nên “tranh thủ” chăng? vì nếu không thì làm sao lũ trẻ trong khu tôi sàn sàn cỡ tuổi sinh năm 1954-55;56;57 đông thế?
Hai khu gia binh tuy cách biệt, đối diện nhau qua một con phố nhưng do cùng gia cảnh và lứa tuổi nên bọn chúng tôi cả trai lẫn gái chơi với nhau rất thân. Thân tới mức khi bọn con trai chúng tôi đá bóng với lũ trẻ ở khu công nhân bên cạnh. Lắm khi thiếu người chúng tôi buộc phải huy động cả mấy “thị tẹt” trong khu bắt vào làm hậu vệ hoặc giữ gôn. Ấm ứ một hồi rồi các “nàng” cũng xắn quần tham gia vì “màu cờ sắc áo” của đội nhà và nể tình bạn hữu, anh em.
Chúng tôi thân nhau tới mức ấy.
Còn chuyện cứu “bồ” thoát những trận đòn tưởng như trong gang tấc, tới chuyện chơi lò cò, ô ăn quan, bịt mắt bắt dê … là chuyện nhỏ trai gái đều tham gia tuốt.

Nhân vật mà tôi muốn kể với các bạn đây không phải là lũ trẻ bạn tôi trong khu. Cũng chẳng phải “mối tình” nào đó thời “thò lò” mũi mà là kỷ niệm về ông lão thợ cạo, người bạn vong niên bao nhiêu năm gắn bó và có rất nhiều kỷ niệm với lũ chúng tôi.
Chả hiểu sao lần mò thế quái nào mà ông thợ cạo “dạo” lại có trong tay được cái “hợp đồng béo bở” trong khu gia binh chúng tôi.
Nghĩa là hàng tháng đúng sáng chủ nhật đầu tháng (giống như giao ban café của chúng ta hiện nay) như “ánh trăng rằm đến hẹn lại tròn” ông thợ cạo lại có mặt ở gốc bàng trong khu tôi triển khai đồ nghề để “tác nghiệp”.
Cứ mỗi sáng như thế là tiếng gọi con ơi ới …
Chúng tôi bị các ông bố bà mẹ lùa ra tập trung ở gốc bàng bắt cắt theo đúng mẫu mã đã giao hẹn với ông thợ cạo. Dài ngắn gì đến tháng đều phải cắt hết.
Đầu méo, đầu tròn, đầu gồ gề … một kiểu! cấm thắc mắc. - Tiêu chí cắt cao, cạo trắng cho khỏe lại mát, dễ gội ngoài ra còn tránh được tật chốc đầu - một bác gái trong khu oang oang giải thích cho lũ chúng tôi. (chả hiểu sao hồi ấy bọn bạn tôi lắm thằng bị “chốc đầu” thế).
Ngồi cạnh tôi trong lớp là một thằng chốc đầu kinh niên, mùi nặng lắm khó chịu chả khác gì tật thối tai. Tôi thề! Nếu có bác nào xúi quẩy giống tôi thì nhớ đời. Vì vụ này mà tôi xin đổi chỗ trong lớp bao nhiêu lần mà không được).

Ông thợ cạo của chúng tôi năm đó quãng độ trên dưới sáu mươi. Nhưng dưới góc nhìn của chúng tôi ông đã già lắm, tính ông rất vui và hiền. Đồ nghề của ông là một cái hòm gỗ nhỏ bên trong gồm hai cây kéo, một cây dùng để tỉa. Một cái “tôngđơ”, cái lược nhỏ và một cái “chổi” đã cùn dùng để quét xà phòng lên mặt trước khi cạo. Chả biết “ cái chổi” ông dùng nó từ khi nào mà tôi thấy nó chỉ còn ngắn cun củn khi quét lên mặt chả khác nào bàn chải rễ tre chà lên quần áo khi giặt, rát hết cả mặt.
Tất cả những thứ đó đều già nua cũ kỹ như chính ông chủ của nó, thậm chí con dao cạo tôi thấy hình như chỉ còn có mỗi sống dao còn lưỡi thì có ma mới biết nó ở đâu?
Tôi còn thấy trong hòm của ông có một cái bình giống như cái bình trong chuyện cổ Aladanh và cây đèn thần. Nó có một đoạn ống được nối với một cái núm cao su tròn như quả bóng nhỏ. Thì ra đó là cái bình xịt nước cho tóc ướt để chải đầu.
Ông nói những đồ này ông sắm từ thời Pháp tốt lắm, tuy cũ nhưng bây giờ đố lùng đâu ra. Nó đã cùng ông, giúp ông mưu sinh ba bốn chục năm qua.
Ngoài ra còn một tấm vải loang lổ, màu cháo lòng và mùi vị thì đặc trưng mà cho mãi tới bây giờ khi đi hớt tóc mỗi khi ông thợ cạo quàng tấm vải qua cổ dù đã có tí “thuốc hoa” nhưng tôi vẫn còn thấy thoang thoảng “hương vị” của ngày xưa. Mùi mồ hôi của đủ hạng người, mùi dầu mỡ của tông đơ và dao kéo … tôi lại bỗng nhớ tới ông thợ cạo năm nào da diết.
Ngoài cái hòm gỗ, bên vai ông còn có một cái ghế có thể xếp lại được. Cái ghế gỗ này là nguyên nhân của bao nhiêu lần tôi và lũ bạn bị kẹp đít đau muốn chết. Tuy thế vẫn còn may, có thằng còn bị kẹp cả vào “chỗ ấy” nữa đau đến chảy cả nước mắt, nước mũi.
Về sau có tí kinh nghiệm mỗi lần chuẩn bị ngồi xuống ghế chúng tôi đều đưa tay xuống phía dưới cẩn thận vén “nó” lên cho gọn nên tránh được.
Do bị “khiếu nại” nhiều nên sau này ông thợ cạo thay mặt gỗ chiếc ghế bằng miếng vải bạt dày, ngồi vừa êm lại không còn lo bị “kẹp” nữa.
Một lần trong khi chờ tới lượt mình tôi và thằng bạn giạng chân ra mắm môi mắm lợi cắt cái thắt lưng da đã cũ, loại dùng đeo súng lục của bố tôi “thải” cho để làm miếng đệm của súng cao su.
“Nhay” mãi không được, chúng tôi đành nhờ ông thợ cạo. Sau khi cắt được một miếng chiếc dây lưng da còn dài quãng hai ba gang tay ông thợ cạo lên tiếng
- Cho ông xin! các cháu cắt nó phí đi. Cho ông, ông cắt tóc miễn phí cho, tiền để dành mua kẹo bột mà “bồi dưỡng”.
Lời đề nghị quá ư hấp dẫn, chúng tôi đồng ý ngay thế là hai thằng cộng lại được hai hào “đánh chén” một trận ra trò.
Chả hiểu sao? khi người lớn cắt tóc tôi thấy các vị ấy nằm lăn ra trên ghế như thư giãn hai mắt lim dim ra chiều thỏa mãn lắm. Còn tôi, thì tôi sợ phát khiếp. Nhất là đoạn khi ông thợ cạo dùng “tôngđơ” húi phía sau gáy của tôi. “Tôngđơ” thì cùn ông cứ dũi ngược lên tóc bị dắt đau không chịu được. Tôi hét toáng lên, ông lão dừng tay chỉnh lại cái vít phía trên “tông đơ”. Vẫn vậy! chả khác gì trước, vẫn đau như cầm từng nắm tóc mà lôi lên, đau đến độ mồ hôi tôi vã ra như tắm.
Đến đoạn cạo mặt, sau một hồi dùng “chổi” đánh vào cái hũ nhựa đựng miếng xà phòng có cho tí nước. Hũ xà phòng nổi ngầu bọt, chả khác nào bọt của bát mắm tôm mà thực khách vắt chanh vào chuẩn bị cho món thịt cầy một chiều mưa trên quán đê mạn Quảng Bá.
Ông thợ cạo cứ thế dùng chổi “rễ tre”quét xà phòng lên mặt tôi. Nhìn qua chiếc gương chỉ to hơn bàn tay một tí treo trên gốc cây bàng, khuôn mặt tôi trắng phớ chỉ còn hở có hai hốc mắt, hai lỗ mũi cũng bị phủ kín xà phòng.
Từng đợt bong bóng theo hơi thở qua hai lỗ mũi của tôi to dần lên. Tôi còn “lườm thấy” cả vân màu ngũ sắc trên từng chiếc bóng xà phòng. Rồi nó vỡ toác ra trước mũi tôi bắn cả vào mắt cay ghê gớm.
Có “nhẽ” ông thợ cạo chỉ định quét xà phòng lên trán, tóc mai và phía sau gáy để cạo, còn mặt mũi thì bọn tôi lấy chó đâu ra râu ria cơ chứ. Nhưng có lẽ do bệnh nghề nghiệp và thuận tay nên ông “quét” luôn cả mặt tôi. Được cái chúng tôi cũng dễ tính chả thắc mắc gì.
Cạo một hồi thấy không hiệu quả, tôi thấy ông thợ cạo cúi xuống lấy từ trong hòm ra một “vật” đen đen, dài dài.
Ô hay! Tôi phát hiện ra đúng cái thắt lưng da của mình đổi cho ông lần trước.
Cẩn thận buộc một đầu cái dây lưng da vào thân cây bàng còn đầu kia ông dùng tay kéo căng ra, cứ thế ông miết lưỡi dao cạo lên. Ông nói làm như vậy cho dao nó sắc.
Được một lúc tôi lại thấy ông thò tay vào túi quần lôi ra một cái “cục”, nó từa tựa như cái “cục” mà bác nào hay thụt bida dùng để “vê” đầu cây cơ cho tăng ma sát. Ông chà đi chà lại “viên” đó lên cái thắt lưng sau đó mới liếc dao lên.
Hiệu quả trông thấy, lưỡi dao sắc hẳn mặt tôi đỡ rát hơn.
Vốn “chân chạy” mà phải ngồi bất động gần tiếng đồng hồ, chân tay tôi ngứa ngáy khó chịu chỉ muốn chuồn. Nhấp nha nhấp nhổm tôi hỏi ông:
- Sắp xong chưa hả ông?
- Sắp xong rồi, còn chải tóc “cân chỉnh” lại tí chút nữa là xong. Ông thợ cạo trả lời.
- Có đứa nào nhà gần? chạy về nhà cho ông xin ca nước. Ông lão lên tiếng.
- Để cháu! Thằng bạn tôi nhiệt tình chạy ù ngay về nhà chỉ một loáng đã thấy hắn lễ mễ hai tay bưng chiếc ca men to đầy nước vừa đi hắn vừa nói:
- Cháu dốc hết cả chai nước lọc nhà cháu đấy.
- Ấy chết! phí quá cứ múc nước bể cho ông cũng được.
- Uống nước lã đau bụng đấy ông ơi! Thằng bạn tôi can ngăn.
Ông già đón lấy ca nước từ tay thằng bạn tôi, ông đưa lên miệng làm một ngụm to rồi ngửa cổ lên súc miệng òng ọc rồi cứ thế cúi xuống nhè đầu tôi ông phun mù mịt.
Quá bất ngờ tôi hãi quá la lên thất thanh và giơ cả hai tay ra đỡ, tuy nhiên đầu và mặt tôi nhòe nhoẹt nước.
- Sao lại thế hả ông? Hai tay vuốt mặt, tôi ngỡ ngàng.
- Ông phun cho tóc nó ướt để chải nếp, sửa laị tóc lần cuối. Cái bình phun của ông bị hỏng nên ông mới phải làm thế.
Thấy ông giải thích có lý tôi câm bặt không thắc mắc gì nhưng cứ thấy hãi hãi thế nào!!!
Cuối cùng cái đầu tôi cũng hoàn thành, tôi không dám chạy nhảy, chân tay ngứa ngáy rất khó chịu. Tôi chỉ dám đi đứng “khoan thai” vì sợ mất nếp trên cái đầu vừa cắt mới tinh kia.
Hơn bốn mươi năm trôi qua, trên đầu tôi giờ đã loáng thoáng hai thứ tóc. Hàng tháng đều đặn mỗi khi bước vào tiệm cắt tóc trái tim tôi lại se thắt nhớ tới ông lão thợ cạo thưở nào. Trong lòng lại cồn cào nỗi nhớ, nhớ tới lũ bạn cũ ngày xưa đứa còn đứa mất… Tất cả những kỷ niệm của những ngày tháng cũ giờ đây đã trở nên quá vãng xa xôi.


T/p Hồ Chí Minh - 6/2008

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Bài hát số 2 (Ra khơi nhờ tay lái vững) - HaMeoK6

ôi mới "tìm" được bài hát số 2 của ACE mình, mới đăng trên blog K6. Mời ACE vô nghe và đọc.

HMK6
16:59 Ngày 17 tháng 9 năm 2008




大海航行靠舵手
Dà hǎi háng xíng kào duò shǒu
Ra khơi nhờ tay lái vững
--------------------------------------------------------------------------------

 
大海航行靠舵手,
dà hǎi háng xíng kào duò shǒu,
Lướt trùng dương ta vững tay chèo lái,
万物生长靠太阳。
 wàn wù shēng cháng kào tai yáng.
Ngàn cây xanh nhờ ánh mặt trời.
 雨露滋润禾苗壮,
yǔ lù zī rùn hé miáo zhuàng,
Mưa xuân đến muôn hoa tươi đẹp,
 干革命靠的是毛泽东思想。
gàn gé mìng kào de shì máo zé dōng sī xiǎng.
Lực lượng ta đi lên có mao trạch đông dẫn đầu.
 鱼儿离不开水呀,
yú ér lí bù kāi shuǐ ya,
Cá đưới hồ đang tung tăng bơi,
瓜儿离不开秧。
 guā ér lí bù kāi yāng.
Vui sống tự do trong bình minh.
 革命群众离不开共产党。
 gé mìng qún zhòng lí bù kāi gòng chǎn dǎng.
Nhân dân mình không sao xa rời đảng công sản.
毛泽东思想是不落的太阳。
  máo zé dōng sī xiǎng shì bù luò de tai yáng.
Mao trạch đông dẫn lối ngời sáng chói như vầng dương.
 

Xem thêm:
万 岁 毛 主 席 - wàn suì máo zhǔ xí - vạn tuế mao chủ tịch                                                  东方红 The East is Red 1964


Bài 2.   东 方 红  Đông phương hồng Dōng fāng hóng

东方红太阳升
中华出了个毛 泽东
他为人民 谋幸福 呼呀咳哟
他是人民大救星
毛主席爱人民
他是我们的带路人 呀
为了建设新中华呼呀咳哟
领导 我们向前进
共产党 像太阳
照 到哪 里哪里亮
哪里有了共产党呼呀咳哟
哪 里 人 民得解放
Dōng fāng hóng, tài yáng shēng
Zhōnghuā chū liăo gè Máo Zédōng
Tā wèi rén mín móu xìng fú hū yā hāi yō
Tā shì rén mín dà jiù xīng
Máo Zhǔxí ài rénmín
Tā shì wǒmen dè dài lù rén
Wèi liăo jiàn shè xīn Zhōnghuá hū yā hāi yō
Lǐng dǎo wǒ men xiàng qián jìn
Gòng Chǎn Dǎng xiàng tài yáng
Zhào dào nă lǐ nă lǐ liàng
Nă lǐ yǒu liăo Gòng Chǎn Dǎng hū yā hāi yō
Nă lǐ rén mín dé jiě fàng




Ánh hồng ở phương Đông

Màu hồng ở phương Đông, mặt trời lên
Trung Hoa xuất hiện con người Mao Trạch Đông
Người vì nhân dân mưu hạnh phúc, gọi dô ta Người là vị đại cứu tinh của nhân dân
Mao Chủ tịch yêu nhân dân
Người là vị dẫn đường cho chúng ta
để kiến thiết nước Trung Hoa mới, gọi dô ta
Lãnh đạo chúng ta tiến lên phía trước
Đảng Cộng sản như mặt trời
chiếu ánh sáng khắp mọi nơi
Nơi nào Đảng Cộng sản đến hô gọi
nơi ấy nhân dân được giải phóng.
Đông phương hồng

Đông phương hồng, thái dương thăng
Trung Hoa xuất liễu cá Mao Trạch Đông
Tha vị nhân dân mưu hạnh phúc hô khái ước
Tha thị nhân dân đại cứu tinh
Mao Chủ tịch ái nhân dân
Tha thị ngã môn đích đới lộ nhân
Vị liễu kiến thiết Tân Trung Hoa hô khái ước
Lãnh đạo ngã môn hướng tiền tiến
Cộng sản Đảng tượng thái dương
chiếu đáo ná lí ná lí lượng
Ná lí hữu liễu Cộng sản Đảng hô khái ước
Ná lí nhân dân đắc giải phóng



Đây là Lãnh tụ ca (领袖歌) hát trong nghi lễ hoặc sinh hoạt tập thể.

http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1672&Itemid=103 Đông phương hồng (ca khúc)

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Kỷ niệm về một bài ca - Duy Đảo



KỶ NIỆM VỀ MỘT BÀI CA


Đào Duy

Nằm trằn trọc trên giường, bài hát “Những ánh sao đêm” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu trong chương trình ca nhạc tối trên Tivi cứ mãi ám ảnh tôi.

Lời bài hát đụng chạm tới một kỷ niệm của tôi hơn bốn mươi năm về trước.

Năm 1962 lúc đó tôi học lớp hai. Lũ trẻ chúng tôi khi ấy mỗi một mùa trong năm chúng tôi đều có những trò chơi riêng, toàn những trò chơi dân dã mà giờ đây không còn, đã “tuyệt chủng” có chăng chỉ còn tra trong “sách đỏ” mới thấy.

Mùa đông, mùa của trò súng diêm, súng diêm là trò chơi có tính “công nghệ” hớp hồn tất cả lũ trẻ trong xóm chúng tôi.

Sau khi thập thò ở trại mộc cuối phố kiếm được tấm “phôi” gỗ 3x15x20 là tuyệt vời. Về nhà tìm một chiếc đinh to, đập bẹt một đầu để làm đục. Sau hai ba ngày kỳ cạch cuối cùng khẩu súng gỗ cũng được hình thành.

Chúng tôi mặc sức sáng tạo. Khẩu súng thằng bạn tôi làm giống y khẩu “Pạckhọoc” trong phim tàu. Nhưng chỉ những tay nào hào hoa, giàu trí tưởng tượng thì mới sáng tạo ra. Còn tôi, tôi cứ làm theo mẫu mã cổ điển đơn giản có đủ báng, nòng và một cái lỗ để cho “đầu van” vào sau khi ho sặc sụa và mắt cay xè vì lúi húi ở cái lò than dùi cho xong cái lỗ trong nòng súng.

Khâu quan trọng nhất của khẩu súng là cái “đầu van”. Về cái “đầu van” này mà có lần tôi xuýt bị một trận đòn tuốt xác nếu sự việc vỡ lở ra.

Hồi đó nhà tôi ở là một ngôi biệt thự được xây từ thời Pháp. Bộ tư lệnh quân khu phân cho bốn gia đình. Tầng trên có gia đình tôi và gia đình bác Tường (Bác nguyên là đại tá chính ủy sư 320, 308 khi đánh Quảng trị năm 1972 sau đó bác được điều về làm phó tổng thanh tra quân đội. Bác mất 19/8/1981)

Bác Tường ở một mình. Gia đình bác ở xa nên bác chỉ nhận một phòng lớn đủ ở khi có bác gái và con cháu thỉnh thoảng lên thăm. Còn lại gia đình tôi “chiếm hết”.

Tầng dưới là gia đình bác chính ủy và gia đình bác tư lệnh phó hậu cần quân khu.

Bác Tường coi tôi như con vì tôi cùng tuổi lít nhít như lũ con của bác. Có kẹo bánh ngon hay thứ gì lạ khi bác đi dự tiệc hay đi công tác về bác đều dành cho tôi nên tôi với bác “thân nhau” như hai người bạn vậy.

Một lần sang phòng bác chơi tôi thấy trên bàn của bác có một chiếc xăm sao vàng còn mới, có lẽ bác đem ra chuẩn bị thay vào chiếc xe đạp thống nhất của mình. Mắt tôi sáng rực lên khi nhìn thấy chiếc đầu van vàng óng cắm trên chiếc xăm xe. Tôi như kẻ đói năm Ất Dậu đứng trước tô cháo gà bốc khói nghi ngút. Trong đầu tôi “ước gì mình có được chiếc đầu van kia? Khẩu súng đã hoàn tất chỉ còn thiếu mỗi mình nó!”.

Thế là chẳng nói chẳng rằng tôi chạy về nhà xách chiếc kéo cắt chỉ của mẹ len lén sang phòng bác rồi mắm môi mắm lợi cắt nghiến ngay cái đầu van phóng vội về nhà giấu xuống gậm giường rồi ở tịt nhà không sang phòng bác nữa.

Một lúc sau tôi thấy tiếng bác gọi ngoài cửa:

- Duy ơi sang bác bảo!.

Biết không thể trốn được vì chỉ có mỗi mình tôi ở nhà. Tôi đành lủi thủi đi qua phòng bác coi như không có chuyện gì xảy ra.

Vừa sang tới nơi bác đã hỏi:

- Đang chơi với bác sao lại bỏ về? bác bận sửa chiếc xe đạp không có ai tiếp chuyện buồn hả?

Vòng vèo một hồi rồi bác hỏi:

- Cháu có cất hộ bác cái “đầu van” xe không?

Tôi lí nhí trả lời:

- Không ạ!

- Lạ nhỉ! Chỉ có hai bác cháu mà cái “đầu van” bị ai cắt mất? có lẽ trong khu nhà của chúng ta có kẻ trộm chăng? Cháu ngồi đây bác đi báo công an để các chú ấy điều tra, phen này thế nào các chú ấy cũng tìm ra thủ phạm, các chú ấy mà bắt được thì chỉ có nước tù mọt xương.

Bác còn “tra tấn” tôi thêm:

- Không khéo các chú ấy còn thông báo với nhà trường và bị đuổi học nữa.

Tôi sợ đến vãi tè ra quần, thế là tôi khóc toáng lên và tuồn tuột khai hết sự tình.

Bác lấy khăn lau nước mắt cho tôi và giảng giải một hồi về việc làm sai trái của mình rồi động viên tôi bằng mấy viên kẹo.

Thế là bác đành bỏ giở việc thay chiếc xăm xe mới, cẩn thận dựng lại chiếc xe vào góc phòng rồi nói với tôi: “yên tâm bác sẽ không cho bố mẹ cháu biết chuyện này đâu”.

Bài học “sư phạm” ấy của bác đã theo tôi đi suốt cuộc đời. Sau này khi lớn lên có gia đình và có con tôi đã vận dụng những kiến thức ấy để giáo dục thằng con tôi.

Cũng những năm ấy tôi có thằng bạn thân học cùng lớp, tên nó là Đạt ngồi ngay sát bên tôi ở dãy bàn trên cùng. Bố Đạt làm nghề sửa chữa xe đạp, nhà Đạt ở gần trường. Hôm đó trong giờ học Đạt quay sang khoe với tôi. Hắn rút từ trong túi quần ra một cái bao diêm rồi cẩn thận mở ra, bên trong là cái gói giấy, tờ giấy gói được xé từ quyển sổ tay, trong lớp giấy là một chiếc “đầu van” Pháp mới cứng. Mắt nhìn chiếc “đầu van” trong miệng tôi nước bọt không biết ở đâu tuôn ra lắm thế.

Đối với Đạt chiếc “đầu van” thật đơn giản còn với tôi là cả một ước mơ lớn lao. Suốt trong giờ học đầu óc tôi chỉ vẩn vơ nghĩ tới chiếc “đầu van” và tự nhiên tôi nghĩ ra “trò”. Tôi nhẹ nhàng thò tay vào túi quần của hắn. Đạt không hề biết gì. “Khua khoắng” một hồi tôi bỗng thấy một vật gì mềm mềm cỡ bằng đầu ngón tay. Không phải! Cái đầu van cứng mà phải nằm trong bao diêm? Thế là tôi bỏ qua cái vật mềm mềm bằng đầu ngón tay ấy. Đây rồi! nó nằm đây! Đạt vẫn không hề hay biết. Tôi nhẹ nhàng lấy bao diêm ra, mục đích của tôi muốn dấu đi để trêu Đạt.

Thấy công việc trót lọt hoàn hảo quá mà thằng bạn không hề hay biết. Thế là lòng tham và sự thèm muốn dâng tràn trong đầu óc thiển cận của tôi. Tôi không còn đủ ý chí để cưỡng lại cám dỗ vật chất nữa.

Giờ ra chơi tôi phóng một mạch về nhà và vội vã quay trở lại trường. Nhưng không kịp, 30 phút nghỉ giữa giờ không đủ thời gian cho tôi từ trường về nhà và quay trở lại lớp, khi tới các lớp đã vào tiết học mới.

Vừa tới gần cửa lớp tôi đã nghe thấy tiếng khóc thảm thiết từ trong vọng ra. Tiếng khóc nghèn nghẹt bởi nước mắt, nước mũi tràn ứ trong cuống họng. Giọng Đạt méo xẹo: “Cô ơi! Em bị mất cái đầu van Pháp rồi! chỉ có nó thôi! em chỉ cho một mình nó biết! hu hu u u…

- Thưa cô em vào muộn!

Cả lớp dồn hết ánh mắt nghi ngờ về phía cửa lớp nơi tôi đang đứng. Lúc này giọng Đạt lại ùng ục vống lên: “Trả tao cái đầu van! Cô ơi! Chỉ có nó! Hu hu u u …

- Duy em đi đâu bây giờ mới vào?

Ngập ngừng một lúc tôi mới cất được lên lời:

- Dạ thưa cô … thưa cô … em bị đau bụng nên giờ ra chơi tranh thủ về nhà giải quyết .

Không hiểu sao tôi lại trơn tru trả lời cô không một chút ngượng ngập như thế?

Chuyện đau bụng của tôi đã có “tiền sử”, nên tôi đem ra làm vũ khí để hù dọa cô, dọa luôn cả lũ bạn trong lớp chăng?

Số là thế này: Có một lần tôi bị đau bụng, chả biết giờ ra chơi tôi ăn phải cái quái gì? Thịt bò khô hay ốc mút hay táo dầm, khế dầm … hay gì gì chẳng biết nữa của ông già người tầu bán ở đầu chợ “Baty” ngay sát cổng trường mà khi vào lớp tôi bị đau bụng ghê gớm.

Đáng lẽ ra thì tôi cũng cố nhịn được cho tới lúc tan trường. Nhưng khổ cho tôi, tôi lại ngồi ngay bàn đầu, xúi quẩy hôm ấy lại vớ phải mấy đứa trực nhật chết tiệt “lười” không chịu giặt giẻ lau bảng. Khi cô xóa bảng bụi phấn bay mù mịt. Tôi lại có tật viêm mũi dị ứng nên tôi nhảy mũi, hắt xì hơi liên tục.

Thế có chết không! các bác tính đau bụng đi cầu mà hắt xì hơi thì coi như “hết thuốc”. Thế là bao nhiêu sản phẩm “đầu tôm và xương cá” tôi cho ra bằng hết. Nửa lớp phía trên bọn bạn dạt hết về phía sau, đứa thì bịt mũi, đứa thì vơ vội lấy tập vở che lên miệng. Đến độ cô giáo cũng phải vọt ra ngoài cửa lớp tay cầm tập giáo án quạt lia lịa. Thế là cô buộc phải cho tôi về và cứ thế sản phẩm theo ống quần rơi xuống đường theo tôi tới tận nhà.

Có lẽ do ám ảnh bởi “tỳ vết” cũ của tôi nên sau khi vãn hồi trật tự cô tuyên bố sự việc sau giờ học sẽ giải quyết. Rồi lớp học lại đâu vào đấy cho tới hết buổi.

Khi ra về tôi và Đạt lại chuyện trò bình thường như không hề có chuyện gì xảy ra. Đạt còn nói với tôi “tao còn mấy cái đầu van nữa, cái đó chưa tốt, mai tao cho mày xem chiếc khác còn oách hơn nhiều”.

Sau giờ học cô giáo chắc cũng vội về đón con nên cũng chả thiết gì tới việc giải quyết vụ việc lặt vặt con trẻ. Bọn bạn trong lớp cũng cuống cuồng vì bố mẹ đang chờ trước cổng trường. Sự việc của tôi trôi về quá khứ chả còn ai nhắc tới nữa.

Yêu biết bao tuổi thơ, tuổi của tình cảm bộc phát dễ quên và cũng dễ bỏ qua, chả bao giờ để bụng, chả thù dai hay ghen ghét tị hiềm ai, vô tư khoáng đạt những tình cảm đó thật đẹp và hồn nhiên biết bao. Khi lớn lên tôi chỉ thấy tiếc. Sao người lớn chúng ta không còn giữ được sự hồn nhiên, vô tư như thế!!!

Ngay chiều hôm đó về đến nhà tôi vội chui vào gậm giường lôi chiếc bao diêm có cái đâu van ra để lắp vào súng. Chiếc đầu van được bọc trong tờ giấy xé từ cuốn sổ tay phủ kín chữ còn nguyên màu mực tím. Khi tôi vuốt thẳng tờ giấy ra thì thật ngạc nhiên, các bác có biết gì không? Đó là lời của bài hát “những ánh sao đêm” mà đài phát thanh mới phổ biến trong phần học hát chiều chủ nhật.

Mấy bà chị trong khu tôi như vớ được vàng. Không hiểu sao chiều chủ nhật trong phần phổ biến ca khúc mới lại chả “bà” nào chịu tham gia. Mấy ngày sau nghe lại bài ca thấy hay quá nên tiếc hùi hụi.

Vớ được lời bài ca tôi đưa mấy “mẹ” chổng mông lên hí húi chép vào sổ tay rồi nghêu ngao như nhà có đám.

Sổ tay của các “mẹ” ấy ghi linh ta, linh tinh. Có lần tôi đọc trộm mà chả hiểu gì. Từ nhật ký tới lưu bút và bài hát thậm chí cả “lịch” nữa: “Hôm nay thứ bảy: bạn gặp niềm vui. Thứ hai: cẩn thận! bạn trai trong lớp đang để ý bạn … Thứ năm: buồn vô cớ …” Toàn là những câu vớ vẩn.

Khi tôi hỏi thì các “mẹ” ấy giải thích “chuyện của người lớn, của đàn bà con gái, trẻ con không được biết”.

Mà cũng lạ hồi đó “mẹ” nào trong khu tôi cũng có một cuốn sổ tay như thế, nó như phong trào vậy giờ nghĩ lại mới biết các “mẹ” ngày xưa lãng mạn thật.

Còn với Đạt sáng hôm sau gặp nhau ở lớp hắn than vãn với tôi.

Hôm qua đi học về tao bị bà chị quật cho một trận vì tội “ẩu” dám xé sổ tay của bà ấy mà lại nhằm đúng cái tờ bài hát “những ánh sao đêm” bà ấy mới chép chưa kịp thuộc. Tao ra sức cãi, nhưng cái lý cứ đuối dần. Vì có lần tao bị bà ấy bắt quả tang xé giấy khen của bà ấy làm giấy đi cầu. Sáng hôm sau bà ấy phát hiện vứt trong sọt đựng giấy ở “toalet”. Tao bị “bà ấy” mách bà già tao, rồi bà già tao lại đi mách với ông già tao – hắn dài dòng. Thế là ông già giã cho một trận “thừa sống thiếu chết” nên tao đành phải thừa nhận

Tôi quay đi không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt “đau khổ” của thằng bạn, lòng đầy ân hận. Trên đời này lắm cái oái oăm, nhiều khi niềm vui của thằng này lại là nỗi khổ của thằng khác. Tôi cứ day dứt.

Sau này nghe nói khi lớn lên Đạt đi bộ đội và “hy sinh tại chiến trường phía nam” theo như thông báo hết sức “vô trách nhiệm” của cơ quan chính sách.

Hòa bình, gia đình Đạt nhiều năm ngược xuôi Nam Bắc, lặn lội “thầy bà” mà chả tìm thấy xác.

Mỗi khi nghe ca khúc “Những ánh sao đêm” tôi lại nhớ tới Đạt, nhớ tới sự “ly kỳ” của lời một bài ca đối với riêng tôi. Tôi lẩm bẩm lời bài hát trên giường và miên man nỗi nhớ… nhớ thằng bạn tuổi ấu thơ giờ không biết “lăn lóc” nơi đâu?

 

T/p Hồ Chí Minh ngày thương binh liệt sỹ-27/7/08

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2008

Họp mặt truyền thống 60 năm (1948-2008) Thiếu sinh quân Việt Nam.

Start:     Oct 26, '08 08:00a
End:     Oct 26, '08 11:00a
Location:     Hội trường Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 45 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp. HCM
…Đây là cuộc gặp mặt của các thế hệ TSQ từ mọi miền đất nước - với không gian trải dài từ địa bàn KQ9 ở cực nam đến KQ1,2 ngày nay…
… Cá nhân tôi nghĩ, học sinh NVT cũng có những cái chung căn bản với TSQ VN và thực chất là một thành phần trong TSQ VN. Bản thân tôi tự hào về điều này…
(Amk3)

… Nhìn những mái đầu bạc của lứa tuổi U70 và U80 bị giới hạn nhiều về sức khỏe, tài chính, điều kiện… vẫn say sưa bàn về những việc thắp sáng lên tinh thần TSQVN mà tôi thấy nao lòng. Cứ tự nhắc mình cần cố gắng làm được cái gì đó để sẻ chia với thế hệ TSQ đàn anh! …
… Theo đánh giá của BTC, cuộc họp mặt thành công khá trọn vẹn, có đôi điều đáng tiếc xảy ra vì vượt khỏi tầm kiềm soát của BTC…
… BTC giới thiệu có hai lẵng hoa chúc mừng họp mặt là của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và TSQ NVT. Thật vui…
… mọi người tham dự đều cảm thấy vui vẻ, hào hứng và tự hào – thậm chí vượt quá những suy nghĩ và hình dung ban đầu.
(Dương Minh)

Xem:


Xem thêm:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Một số trong 34 Chiến sĩ - HaMeoK6



Một số trong 34 Chiến sĩ


Danh sách 34 chiến sĩ

Văn Đế

STT Tên Bí danh Dân tộc Quê quán

1

Trần Văn Kỳ

Hoàng Sâm

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

2

Dương Mạc Thạch

Xích Thắng

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

3

Hoàng Văn Xiêm

Hoàng Văn Thái

Kinh

Tiền Hải, Thái Bình

4

Hoàng Thế An

Thế Hậu

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

5

Bế Bằng

Kim Anh

Tày

Hoà An, Cao Bằng

6

Nông Văn Bát

Đàm Quốc Chưng

Tày

Hoà An, Cao Bằng

7

Bế Văn Bồn

Bế Văn Sắt

Tày

Hoà An, Cao Bằng

8

Tô Văn Cắm

Tiến Lực

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

9

Nguyễn Văn Càng

Thu Sơn

Tày

Hoà An, Cao Bằng

10

Nguyễn Văn Cơ

Đức Cường

Kinh

Hoà An, Cao Bằng

11

Trần Văn Cù

Trương Đắc

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

12

Hoàng Văn Củn

Quyền, Thịnh

Tày

Võ Nhai, Thái Nguyên

13

Võ Văn Dảnh

Luân

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

14

Tô Vũ Dâu

Thịnh Nguyên

Tày

Hoà An, Cao Bằng

15

Dương Văn Dấu

Đại Long

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

16

Chu

Nam

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

17

Nông Văn Kiếm

Liên

Tày

Nguyên Bình, Thái Nguyên

18

Đinh Văn Kính

Đinh Trung Lương

Tày

Thạch An, Cao Bằng

19

Hà Hưng Long


Tày

Hoà An, Cao Bằng

20

Lộc Văn Lùng

Văn Tiên

Tày

Cao Lộc, Lạng Sơn

21

Hoàng Văn Lường

Kính Phát

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

22

Hầu A Lý

Hồng Cô

Mông

Nguyên Bình, Cao Bằng

23

Long Văn Mần

Ngọc Trình

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

24

Bế Ích Nhân

Bế Ích Vạn

Tày

Ngân Sơn, Bắc Kạn

25

Lâm Cẩm Như

Lâm Kính

Kinh

Thạch An, Cao Bằng

26

Hoàng Văn Nhưng

Xuân Trường

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

27

Hoàng Văn Minh

Thái Sơn

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

28

Giáp Ngọc Páng

Nông Văn Bê

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

29

Nguyễn Văn Phán

Kế Hoạch

Tày

Hoà An, Cao Bằng

30

Ma Văn Phiêu

Bắc Hợp

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

31

Đặng Tuần Quý

 

Dao

Nguyên Bình, Cao Bằng

32

Lương Quý Sâm

Lương Văn Ích

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

33

Hoàng Văn Súng

La Thanh

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

34

Mông Văn Vẩy

Mông Phúc Thơ

Nùng

Võ Nhai, Thái Nguyên

Võ Nguyên Giáp tức Văn: chỉ huy chung (không tính trong 34 CS),
Hoàng Sâm tức Trần Văn Kỳ: đội trưởng,
Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch: chính trị viên,
Hoàng Văn Thái tức Hoàng Văn Xiêm: phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến,
Lâm Cẩm Như tức Lâm Kính: phụ trách công tác chính trị,
Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên : quản lý.
Bế Bằng (Kim Anh), Nguyễn Văn Càng (Thu Sơn) và Bế văn Bồn (Bế văn Sắt hay Hồng Quân) là 3 tiểu đội trưởng.

Đội VNTTGPQ

các ông Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái do đã có nhiều tài liệu nói tới, nên ko nêu lại tại đây.




Dương Mạc Thạch
(1915 – 1979) bí danh Xích Thắng; sinh năm 1915, vốn họ Mạc (cha là Mạc Văn Tân), vì ở rể nên theo họ Dương, giữ chữ Mạc làm tên đệm. Ông là Chính trị viên Đội VNTTGPQ. Năm 1934 ông tham gia cách mạng, được kết nạp vào Đảng và  là Bí thư Chi bộ đầu tiên của huyện Nguyên Bình. Năm 1940, ông DMT là Ủy viên Ban chấp hành lâm thời tỉnh Cao Bằng.Tháng 5/1941 đến trước CMT8, ông hoạt động ở Nguyên Bình và vùng giáp ranh với Bắc Kạn. Tháng 12/1942, ông là Tỉnh uỷ viên Cao - Bắc - Lạng.Trong CMT8, ông đã tham gia giải phóng Thị xã Bắc Kạn. Cho đến năm 1948 có thời kỳ ông làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBHC kháng chiến Bắc Kạn. Giữa năm 1948, ông về Bộ Tư lệnh làm đặc phái viên các tỉnh miền núi. Đầu năm 1949, ông làm Trưởng phòng quốc dân Miền núi của Liên khu I. Năm 1950, ông học ở trường Chính trị Hà Nam (Trung Quốc). Cuối năm 1951, ông về nước được bổ sung vào Tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái sau đó được điều lên Hà Giang và đã qua các chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch UBHC tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Giang. Đầu năm 1970 ông là Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái. Tháng 8/1978 ông nghỉ hưu, sống tại Cao Bằng và mất một năm sau đó. Ông đã được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh, huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất và nhiều huân chương khác.
- Con ông là Dương Mạc Thăng, là Uỷ viên Trung ương Đảng (khóa IX), Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, Đại biểu Quốc hội khoá 10.

Văn Tiên (Lộc Văn Lùng) là “lão đồng chí". Đội viên duy nhất quê ở Lạng Sơn. Ông là người cao tuổi nhất đội, từng tham gia Cứu quốc quân trước đó.Chính ông Lê Quảng Ba đã đề nghị với ông Văn đưa LVL vào đội. Ông đảm nhiệm công việc quản lý quân nhu-hậu cần-tài chính… nói chung và vũ khí gồm có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp, gọi là làm “quản lý” của độiSau này ông công tác ở Cục đối ngoại – bộ QP, khi về hưu là đại uý, qua đời năm 1969.

Kim Anh - tức Bế Bằng. Năm 36-37: ôngtham gia Đoàn thanh niên dân chủ ở quê, được Liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng cử sang Trung Quốc học lớp quân sự “Việt cán ban” của trường Hoàng Phố. Về nước, ông hoạt động ở vùng Lục Khu-Hà Quảng, làm nhiệm vụ tiễu phỉ, xây dựng vùng căn cứ... cùng ông Hoàng Văn Nhủng (hay Nhưng ?). Khi thành lập Đội VNTTGPQ ông cùng các ông Thu Sơn và Bế Sắt (Hồng Quân) được phân công làm các tiểu đội trưởng đầu tiên.Nay (2000) sống cùng con cháu tại khu tập thể Nước Giáp-thị xã Cao Bằng.
Hình: ô. Bế Bằng – Kim Anh (năm 2000)

Nguyễn Văn Cơ (bí danh Đức Cường), sinh năm 1920. 1937, ông Cơ được giác ngộ, sang học trường Hoàng Phố (Trung Quốc). Năm 1943, về nước. Tháng 10/1945, ông Cơ tham gia đội quân Nam tiến. Ông từng chiến đấu ở Bình Định, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, rồi do hậu quả chiến tranh, bị điếc nặng, lại thêm bệnh viêm khớp, ông ra quân và xây dựng gia đình với một cô thôn nữ ở Quảng Ngãi và ông đã ở lại nam vĩ tuyến 17 khi chia cắt 2 miền. Năm 1975, khi tổ chức tìm được, NVC đã lấy vợ có con, sinh sống ở thôn Lạc Hoà, xã Ninh An, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. 9/1997 …ông đã rất yếu. Tỉnh ủy Khánh Hoà đã khẩn trương xây một ngôi nhà tình nghĩa cho ông ở được hơn một tháng thì qua đời.
Hình: ô. Cơ - năm 1997

Xuân Trường là bí danh của Hoàng Văn Nhủng (Nhưng ?). Tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1936-1937 ở châu Hà Quảng; được cử học lớp “Việt cán ban” của trường quân sự Hoàng Phố. Đêm ngày 4 rạng ngày 5-2-1945, đánh đồn Đồng Mu, ông đã hy sinh. Ngày nay, Đồng Mu đã được mang tên Ông - xã Xuân Trường - liệt sĩ đầu tiên của Quân đội ta.

Hà Hưng Long, 84 tuổi (2007) hiện sống ở Tuyên Quang. Khi mặt trận Việt Minh thành lập năm 1941, HHL được ông Nguyễn Bằng Giang (người Nước Hai- Cao Bằng) vận động bỏ nhà đi theo Cách mạng.Sau Tổng Khởi nghĩa Đại đội chia ra, người về Hà Nội, người lên Lào Cai… ông được cử về Bắc Kạn. Ngày nay, có chuyện ông kể đi kể lại và đúng như sách lịch sử đã ghi, nhưng cũng có chuyện muốn hỏi thêm thì ông không hiểu.
Hình: ô. Long (năm 2004)

Tiến Lực
, tên thật là Nông (Tô ?) Văn Cắm, hiện (2007) đang sống tại Lâm Đồng nhưng ốm nặng đã lâu và nằm liệt giường nhiều năm nay.

Long Văn Mần bí danh là Ngọc Trình. Ông thoát ly gia đình khi vừa tròn 15 tuổi (Năm 1943) lên Lục Khu, Hà Quảng và đổi tên thành Long Ngọc Trình. Ông là đội viên người trẻ nhất (16 tuổi). Giữa năm 1945, LNM theo nhóm “Đông tiến” sang hoạt động ở vùng biên giới Việt – Trung thuộc huyện Văn Lãng, Lạng Sơn. 5/1945, LNM tham gia cướp chính quyền ở Lạng Sơn, sau đó phụ trách đại đội độc lập huyện Văn Lãng. 1949, LNM tham gia lực lượng sang giúp cách mạng Trung Quốc ở khu Thập Vạn Đại Sơn và đã hy sinh. Phần mộ của ông nằm trên đồi Pò Luông (Ái Khẩu, Quảng Tây, Trung Quốc). LNM được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất năm 1956.

Một số điểm không rõ:
- Một số tài liệu xác định có 3 nữ trong 34 chiến sĩ (trong đó có Bà Đàm thị Loan (Thanh Xuân), phu nhân tướng Hoàng văn Thái).
- Ông Nông văn Phách – Vũ Lập (1924-1987), Thượng tướng, Tư lệnh kiêm Chính ủy QK 2 (78-87), UV TW Đảng khóa IV – VI được ghi nhận trong lý lịch là có trong 34 chiến sĩ đầu tiên của QDNDVN.

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Út Trỗi”: Thứ hai, ngày 15 tháng chín năm 2008)


1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>