Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Mái trường sinh ra trong khói lửa - Tập 3: Còn mãi với thời gian

Mái trường sinh ra trong khói lửa


Tập 3: Còn mãi với thời gian




QPVN

Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập ngày 15/10/1965 với mục đích đào tạo con em cán bộ trung, cao cấp trong quân đội, con em gia đình có công với cách mạng. Trường hoạt động đến tháng 5/1970, trải qua nhiều lần di chuyển địa điểm, đã đào tạo 8 khóa với hơn 1.200 học sinh, hơn 900 người đã nhập ngũ, 28 học sinh và 2 thầy giáo hy sinh, một học sinh được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 5 năm nhưng Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đào tạo các em thiếu niên trong môi trường quân đội để tiếp bước cha anh lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Dù không còn là mái trường cụ thể nhưng những dấu ấn của ngôi trường mang tên anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi và thầy trò trường văn hóa quân đội Thiếu sinh quân Nguyễn văn Trỗi còn mãi với trang vàng lịch sử của đất nước.

Thể loại: Phim tài liệu
Ngày phát sóng: 11/06/2018
http://www.qpvn.vn/tin-video/mai-truong-sinh-ra-trong-khoi-lua-tap-3.html





PHIM TÀI LIỆU "Mái trường sinh ra trong khói lửa" (3 tập)




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Mái trường sinh ra trong khói lửa - Tập 2: Dấu ấn Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi

Mái trường sinh ra trong khói lửa


Tập 2: Dấu ấn Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi




QPVN

Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập ngày 15/10/1965 với mục đích đào tạo con em cán bộ trung, cao cấp trong quân đội, con em gia đình có công với cách mạng. Trường hoạt động đến tháng 5/1970, trải qua nhiều lần di chuyển địa điểm, đã đào tạo 8 khóa với hơn 1.200 học sinh, hơn 900 người đã nhập ngũ, 28 học sinh và 2 thầy giáo hy sinh, một học sinh được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 5 năm nhưng Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đào tạo các em thiếu niên trong môi trường quân đội để tiếp bước cha anh lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Dù không còn là mái trường cụ thể nhưng những dấu ấn của ngôi trường mang tên anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi và thầy trò trường văn hóa quân đội Thiếu sinh quân Nguyễn văn Trỗi còn mãi với trang vàng lịch sử của đất nước.

Thể loại: Phim tài liệu
Ngày phát sóng: 10/06/2018
http://www.qpvn.vn/tin-video/mai-truong-sinh-ra-trong-khoi-lua-tap-2.html





PHIM TÀI LIỆU "Mái trường sinh ra trong khói lửa" (3 tập)




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Mái trường sinh ra trong khói lửa - Tập 1: Sinh ra trong KHÓI LỬA

Mái trường sinh ra trong khói lửa


Tập 1: Sinh ra trong KHÓI LỬA




QPVN

Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định thành lập ngày 15/10/1965 với mục đích đào tạo con em cán bộ trung, cao cấp trong quân đội, con em gia đình có công với cách mạng. Trường hoạt động đến tháng 5/1970, trải qua nhiều lần di chuyển địa điểm, đã đào tạo 8 khóa với hơn 1.200 học sinh, hơn 900 người đã nhập ngũ, 28 học sinh và 2 thầy giáo hy sinh, một học sinh được phong tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy chỉ tồn tại trong vòng 5 năm nhưng Trường Văn hóa quân đội – Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, đào tạo các em thiếu niên trong môi trường quân đội để tiếp bước cha anh lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Dù không còn là mái trường cụ thể nhưng những dấu ấn của ngôi trường mang tên anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi và thầy trò trường văn hóa quân đội Thiếu sinh quân Nguyễn văn Trỗi còn mãi với trang vàng lịch sử của đất nước.

Thể loại: Phim tài liệu
Ngày phát sóng: 09/06/2018
http://www.qpvn.vn/tin-video/mai-truong-sinh-ra-trong-khoi-lua-tap-1.html

FB Nguyễn Việt Cường
https://www.facebook.com/nguyenviet.cuong.79656/videos/2047734098773913/




Phạm Mạnh, Nguyễn Quang Thắng K4.

PHIM TÀI LIỆU "Mái trường sinh ra trong khói lửa" (3 tập)




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

Đón xem PHIM TÀI LIỆU "Mái trường sinh ra trong khói lửa" (3 tập)



🎥 THÔNG BÁO CHÍNH THỨC ✅

Về lịch phát sóng PTL "Mái trường sinh ra trong khói lửa" (3 tập) trên kênh truyền hình Quốc Phòng Việt Nam - QPVN

⏰ Phát mới
22g15 ngày 8-9-10/6/2018 (Tập 1,2,3)

⏰ Phát lại
14g30 ngày 9/6 (Tập 1), ngày 10/6 (Tập 2)


✏️ Trân trọng kính mời các đồng chí và gia đình đón xem.




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K5 Gặp mặt Quy Nhơn 2018

Tran Kienquoc 02/6/2018 lúc 9:37: Thầy, bạn chúng tôi sau 53 năm gặp mặt ở Quy Nhơn!
Tổng số 206 trong suốt thời gian 5 năm (1965-70). Tính đến 2018 có 36 bạn hy sinh và mất vì tai nạn, bệnh tật, chưa già mà yếu...
Trong số 170 bạn còn sống, hôm nay có mặt 55. (Trong ảnh chụp còn thiếu vài người đấy).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Ảnh Nha Trang 2018

Đăng lại ảnh chụp toàn thể ACE tại Nha Trang 05/5/2018 với độ phân giải lớn 6800px



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Những kỷ niệm về CHU TẤN QUANG - Sử Bình



...
Ngày Trường chuyển về Bắc Thái. Thời điểm chiến tranh ngày càng ác liệt, đề phòng máy bay Mỹ đánh phá, nên các Trung đội đóng rải rác cách xa nhau trên một quả đồi lớn, nhà của Ban chỉ huy Đại đội ở khu vực giữa, nhà ăn và bếp thì nằm phía Đông Bắc của đồi...

Nói chung, bạn bè trong Đại đội đều quen biết nhau, qua sinh hoạt tập thể, nhưng ít thân hơn các bạn trong cùng Trung đội.

Có một hôm ăn cơm chiều xong tôi tha thẩn ra xem cái cối gạo nương sử dụng sức nước đang giã cụp cụp phía dưới nhà ăn, rồi men theo bờ ruộng ra tới con suối lớn. Hồi còn ở nhà tôi rất mê câu cá và biết câu cũng rất sớm, nên thấy có suối, có nước là xem thử có cá không. Đến nơi thấy nước suối rất nông và chảy qua đá khá xiết, chả thấy có con cá nào. Đang phân vân thì giật mình khi nghe tiếng hỏi:
- Đằng ấy đang tìm gì thế?
Tôi nhìn sang thì thấy Quang "bò liếm" đang đứng trong bụi cây cũng đang nhìn dòng suối.
- Tớ xem suối có cá không để Chủ nhật đi câu - tôi nói.
- Có nước là có cá thôi, nhưng ở đây làm gì có bán đồ câu...
Cứ thế, tôi và Quang "bò" nói chuyện làm quen và bàn cách làm lưỡi câu bằng kim khâu, dây câu bằng chỉ trắng chập đôi, chì thì cắt từ tuýp kem đánh răng, rồi đập dẹp... Tôi có dịp quan sát kỹ thằng bạn mới quen: mái tóc trước trán dựng ngược lên một mảng (chắc thế bạn bè mới đặt là "bò liếm"). Đôi mắt một mí với cái nhìn gườm gườm khó gần. Nhưng khi nói chuyện rồi mới thấy đây là một bạn chân thành, tử tế. Hóa ra hai đứa đều có chung sở thích câu cá, bắn chim.

Đúng hẹn, sáng Chủ nhật được nghỉ, tôi và Quang chuẩn bị xong hết "đồ nghề" xuống suối. Nhìn đồ câu của tôi Quang nói:
- Chưa được rồi, cậu để dây trắng thế này mà câu cá nó sợ không ăn đâu.
Không đợi tôi phản ứng, Quang bứt mấy cái lá rừng chà xát lên dây câu cho tôi. Trong nháy mắt dây chỉ trắng đã thành màu xanh lá và sẵn sàng.

Ở đoạn suối này chỉ có độc loại cá giống cá Trạch dưới xuôi, nhưng màu xanh nước biển lốm đốm chấm trắng rất đẹp. Cá ăn câu liên tục, hai đứa tôi ngồi trong bóng cây câu được mấy xâu, nhiều lắm.

Vừa câu vừa nói chuyện "trên trời dưới đất". Đến trưa thì hai đứa như đã thân nhau từ lâu lắm rồi.

Vậy là từ đó, tuy không cùng Trung đội nhưng tôi và Quang hay đi câu cùng nhau. Sang trường mới Quế Lâm hai đứa cũng cùng đi bắt cá đuôi cờ về nuôi chọi với cá của các bạn khác. Cá của Quang nuôi thường là những con không đẹp, thậm chí là xấu xí nữa, nhưng hầu như chả có cá của đứa nào dám đấu, vì cá Quang nuôi toàn loại có độc chiêu: con thì chuyên cắn lòi mắt đối thủ, con thì tấn công rách đuôi, cụt đuôi đối thủ ngay khi mới vào dạo đầu "ép nước"...

Khi Trường chuyển về Hưng Hóa, hai đứa chúng tôi cùng làm súng cao su, chiều nào cũng trèo tường, trốn ra ngoài đi bắn chim Chào mào, Liếu điếu.

Sang năm sau, hai đứa tôi đều "đạt" danh hiệu "cá biệt" và "được" chuyển đến Đồng Lạc - Thạch Thất cùng với Quốc Bình, Hồng lồi, Thái bò, Triều Tiên, Toàn trố, Quang chày...

Tôi nhớ, đến Đồng Lạc hôm trước hôm sau Quang đã phát hiện có cái ao "phụ lão" cách nhà chỉ vài trăm mét. Tối đến hai đứa rủ nhau ra câu trộm (thực ra chỉ vì mê câu, chứ câu lên lại thả xuống hoặc vứt đi chứ có ăn bao giờ đâu). Trời tối đen như mực, ao nằm giữa đồng không mông quạnh, không có nhà xung quanh, chả sợ bị ai phát hiện, hai đứa ngồi ngay trên đường lộ câu xuống. Sau lưng là một đường mương thủy lợi, bên kia bờ mương là rặng chuối mỗi lần gió thổi qua là lại nghe đập lạch bạch, thật bất an. Ngồi câu mà tôi cứ thấy phảng phất mùi nhang đen (loại nhang mà người ta chỉ dùng cho đám ma ở Miền Bắc). Cá không ăn mồi, không được con nào. Ngồi chán tôi đứng dậy đi khám phá xung quanh thì phát hiện: sát bên rặng chuối sau lưng là một ngôi mộ người ta mới chôn lúc chiều, vòng hoa còn mới, mùi nhang đen còn vương trên đất. Quay lại báo cho Quang, cậu ấy vẫn tỉnh khô ngồi câu. Còn tôi thì da gà nổi lên, chỉ muốn chạy. Đúng là Quang "bò" lỳ lợm thật...

Năm sau nữa tôi và Quang lại cùng nhau có mặt ở Đồi Dền - Thạch Thất với phần lớn những gương mặt "thân quen" từ Đồng Lạc (bớt đi Thái bò, Triều Tiên... Thêm vào Phú sĩ...). Chiều nào hai đứa cũng mang súng cao su đi rảo quanh đồi, săn lũ chào mào đang đi tìm chỗ ngủ.

Rồi Trường giải tán, tôi và Quang không gặp lại nhau nữa. Khoảng năm 1971 tôi đi xem Triển lãm Giảng Võ, xem xong đang đi ra thì gặp Quang đi vào. Cậu ấy mặc bộ quân phục mới toanh, không có quân hàm. Mừng quá nhưng hai thằng chỉ hỏi thăm nhau được mấy câu. Quang nói đang học năm nhất ĐH Sư phạm, xung phong đi bộ đội đơt này... Cậu ấy đang đi với bạn gái nên tôi không tiện giữ lâu. Chúng tôi chào nhau rồi đi mà không ngờ đó là lần cuối cùng tôi gặp và nói chuyện với Quang.

Bẵng đi một thời gian dài. Khoảng năm 1981. Tôi đang là Trợ lý Hậu cần phụ trách Doanh trại của Viện Quân y 115 Tp. Hồ Chí Minh. Đơn vị có một số giường chiến lợi phẩm cần tân trang phục vụ thương bệnh binh. Tôi ký Hợp đồng với một sĩ quan Quân đội hưu trí nhận giải quyết việc này - đó là chú Chu Tấn Kiệt. Sau khi Hợp đồng hoàn tất, chú Kiệt mời tôi ra nhà chơi. Nhà chú ở đường Nguyễn Trãi, ngay cửa chợ An Đông. Buổi chiều hết giờ làm, tôi ra thăm chú. Hôm nay chú ở nhà một mình, cô đi vắng, hai em cũng không có nhà. Ngồi ở phòng khách chờ chú vào pha nước, tôi có dịp quan sát: nhà mặt tiền đường, chú mở xay xát gạo để có thêm thu nhập. Quay nhìn bức vách sau chỗ đang ngồi tôi giật mình thấy Bằng TỔ QUỐC GHI CÔNG đề tên Chu Tấn Quang và có cả ảnh của Quang lồng bên trong. Tôi như chết lặng. Tiếng chú Kiệt hỏi vọng từ bên trong mà tôi không nghe thấy. Chú Kiệt mang nước ra, tôi còn đang đứng quay lưng nhìn tấm ảnh bạn mình. Tôi nói:
- Chú là ba của Chu Quang bạn rất thân của cháu hồi Trường Trỗi mà cháu không biết.
- Hôm nay ở đây mất điện nên chú không mở được băng cho cháu nghe Lễ truy điệu của đơn vị Quang hồi nó hy sinh...

Rồi chú kể: Quang hy sinh khi giữ chốt chống lính dù ngụy lấn chiếm ở khu vực Lộc Ninh. Sau khi hết đạn đã giương lê, (dùng những tuyệt chiêu mà thầy Trần Sinh dạy) tiêu diệt thêm 5 thằng nữa. Khi lê gãy, bị thằng khác bắn lén, Quang đã ngã xuống như thế.

- Ở Viện 115 còn có Nguyễn Hoàng Anh là bạn cùng khóa Trường Trỗi với cháu và Quang - tôi nói với chú.

Vài hôm sau, Chủ nhật tôi và Hoàng Anh ra nhà thăm gia đình chú. Cô Chú có việc phải đi, còn lại tiếp chúng tôi là cậu em út Chu Tấn Quốc. Anh em chúng tôi nói chuyện về Quang rất lâu. Dự định của gia đình là sẽ cải táng cho Quang về Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố. Thời gian sau đó thỉnh thoảng tôi vẫn ra thăm gia đình Quang.

Năm 1984 tôi chuyển ngành và làm việc trên Quận 12, ít có dịp thăm nhà Quang, nên khi chú Kiệt mất, gia đình chuyển đi mà không hay biết.

Năm 2001, cuốn "Sinh ra trong khói lửa" (Tập 1) được in. Với mong muốn gia đình Quang cũng sẽ có địa chỉ để giữ mối quan hệ với bạn Trỗi K6, tôi đã mua thêm một cuốn và sau đó ít lâu cùng Nguyễn Nam Điện đến trao cho gia đình Quang. Tôi và Nam Điện đã hỏi thăm rất nhiều người quanh khu vực chợ An Đông. Mãi sau cũng có người biết cho địa chỉ Số 9 ở một con đường mới mở bên Gò Vấp. Tôi và Nam Điện đã tìm ba bốn tiếng đồng hồ trên con đường này, vào ba ngôi nhà khác nhau mang số 9 nhưng không ai biết. Đến trưa, hai anh em vô cùng thất vọng vì hết cách. Chúng tôi vào quán cà phê bên lề đường cùng bàn bạc và thống nhất: sẽ tìm lại một lần nữa thật kỹ, nếu không được thì phải làm lại từ đầu bằng cách khác. Cuối cùng chúng tôi cũng đã tìm được ngôi nhà thứ tư mang số 9 là nhà của gia đình Quang. Gặp mẹ và em gái, em trai của Quang, trao cho gia đình cuốn sách kỷ niệm... Ray rứt lớn nhất của gia đình là chưa cải táng được bạn về, do thời gian đã lâu, cảnh quan thay đổi nên lạc mất phần mộ của bạn rồi...

Quang ơi, trái tim cậu đã dừng lại ở tuổi 20, nhưng chúng tớ những đứa bạn Trỗi K6 sẽ không bao giờ quên cậu: Mái tóc "bò liếm", đôi mắt một mí gườm gườm... nhưng có một tấm lòng luôn chân thành cởi mở với bạn bè, cực kỳ dũng cảm và kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và cấp trên giao. Cậu và những người bạn K6 khác đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc - những Tiến Quân, Mạnh Minh, Bá Linh v.v... sẽ mãi mãi là những anh hùng của đại gia đình K6. Chúng tớ sẽ gìn giữ hình ảnh trẻ thơ của các cậu trong tim. Không bao giờ quên! Hãy tin là như thế!

FB Sử Bình - 01 Tháng 6/2018 lúc 00:16




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>