Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

K6 40 năm trường NVT- HCM




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thăm mẹ bạn Linh cố (năm 2003) - AM



Mở máy tính ra thấy những files ảnh, tuy chưa gọi là cổ, những cũng đã nhuốm màu thời gian. Những ảnh này chụp hôm khóa 6 HCM, đến thăm gia đình bạn Linh, hôm bạn được truy tặng huân chương sau nhiều chục năm chiến tranh đã trôi qua. Mới đây mà đã 6 năm trôi qua. Lúc đó bạn Tâm trông còn phong độ, trẻ trung, thế mà hôm rồi ra bắc dự đám cưới con bạn Minh Chính, chân đã cà nhắc, cà nhắc. Thể mới biết không gì thắng nổi thời gian, chỉ rượu, bia mới làm quên được thời gian.




















Free Web Counter
Free Web Counter

5 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thầy Tâm ở Hưng Hóa



Nguyễn Anh Minh

Vì công việc, tôi thỉnh thoảng phải đi công tác ở hướng "qua miền Tây Bắc núi ngút ngàn trùng xa". Thỉnh thoảng đi theo dường Láng-Hòa Lạc, đến cầu Trung Hà là rời khỏi đất HN. Vùng này thì AE Trỗi quá rành rồi. Kể cả bây giờ nhiều bạn vẫn còn rành, vì hay phải lên công tác tại Thanh Thủy. Đến thị trấn Hưng Hóa, là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm của các bán trời.

Thầy Tâm trong buổi ACE K6 thăm Hưng Hóa, Trung Hà - 23/12/2006Thầy Tâm trong buổi ACE K6 thăm Hưng Hóa, Trung Hà - 23/12/2006
Chắc nhiều bạn đã biết, ở tại Hưng Hóa, hiện vẫn còn một thầy giáo của chúng ta đang sống cùng gia đình. Đó là thầy Tâm, dạy Nga văn. Sau khi trường NVT giải tán thầy về dạy ở trường ngoại ngữ quân đội, lên đến chức trưởng khoa, hàm trung tá. Khi về hưu, thầy về sống tại Hưng Hóa, vợ thầy là cô Hậu, chắc nhiều bạn còn nhớ, là nhân viên bán của hàng cung tiêu của Hưng Hóa, đi từ phía cửa ngách của trường.
Nhà của thầy tuy nằm ven quốc lộ, nhưng rất thoáng mát. Trước cửa nhà là một cây si khá to, đẹp. Thầy bảo, có nhiều cơ quan đã trả hàng chục triệu để mua về trồng trước cửa, nhưng thầy không bán. Cái gì đẹp, thì mình phải được hưởng, không thể qui hết ra thóc được.

Con cái thầy đều đã trưởng thành, các em không công tác gần nhà, nên ở nhà chỉ có 2 thầy cô.
Gần đây thầy bị bệnh phù tim. Đã về Bạch Mai chữa hàng tháng trời, tốn nhiểu tiền nhưng không khỏi. Con thầy công tác tại Sở công an Lào Cai, đưa thầy sang chữa bệnh tại bệnh viện nông trường ở Hà Khẩu TQ (giáp với TP Lào Cai). Sau 1 tuần nằm viện, vài triệu đồng tiền thuốc, cơm nước thì con gái thầy nấu ở nhà rồi hàng ngày vượt biên mang cho thầy, thế mà khỏi bệnh. Vấn đề này chắc các bán trời là tiên sư giáo sĩ nên có đợt khảo sát thực tế xem tay nghề của các bác sĩ TQ có cao đến như vậy không.

Tôi có báo cáo với thầy là đến nay, trường ta đã ra được 2 tập Sinh ra trong khói lửa, rất có tiếng vang và chuẩn bị ra tập 3. Thầy rất muốn đóng góp những bài viết về kỷ niệm của thầy về một thời tuổi trẻ với lũ bantroi. Nhưng điểu kiện để liên lạc với Ban biên tập không thuận lợi. Tôi đã thông báo với anh TKQuốc để tìm biện pháp.

Nếu bạn nào có điều kiện quay lại Hưng Hóa thì qua thăm thầy cô. Điện thoại của thầy Tâm: 02103879756.
Thầy nói, nếu lũ bán trời lên đây, nếu đi cả một xe Hải Âu thì hơi gặp vấn đề chứ chỉ 1-2 mâm sáu thì thầy xử lý được ngay.


Xem thêm: Gặp thầy Nguyễn Chí Tâm - Kiến Quốc, 19/1/2010, Blog K5.


Free Hit Counter 

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thầy Tâm ở Hưng Hóa.

Start:     Dec 31, '09 09:00a
Vì công việc,tôi thỉnh thoảng phải đi công tác ở hướng "qua miền Tây Bắc nút ngút ngàn trùng xa". Thỉnh thoảng đi theo dường Láng-Hòa Lạc, đến cầu Trung Hà là rời khỏi đất HN. Vùng này thì AE Trỗi quá rành rồi. Kể cả bây giờ nhiều bạn vẫn còn rành, vì hay phải lên công tác tại Thanh Thủy. Đến thị trấn Hưng Hóa, là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm của các bán trời. Chắc nhiều bạn đã biết, ở tại Hưng Hóa, hiện vẫn còn một thầy giáo của chúng ta đang sống cùng gia đình. Đó là thầy Tâm, dạy Nga văn. Sau khi trường NVT giải tán thầy về dạy ở trường ngoại ngữ quân đội, lên đến chức trưởng khoa, hàm trung tá. Khi về hưu, thầy về sống tại Hưng Hóa, vợ thầy là cô Hậu, chắc nhiều bạn còn nhớ, là nhân viên bán của hàng cung tiêu của Hưng Hóa, đi từ phía của ngách của trường. Nhà của thầy rất tuy nằm ven quốc lộ, nhưng rất thoáng mát. Trước của nhà là một cây si khá to, đẹp. Thầy bảo, có nhiều cơ quan đã trả hàng chục triệu để mua về trồng trước cửa, nhưng thầy không bán. Cái gì đẹp, thì mình phải được hưởng, không thể qui hết ra thóc được. Con cái thầy đều đã trưởng thành, các em không công tác gần nhà, nên ở nhà chỉ có 2 thầy cô. Gần đây thầy bị bệnh phù tim. Đã về Bạch Mai chữa hàng tháng trời, tốn nhiểu tiền nhưng không khỏi. Con thầy công tác tại Sở công an Lào Cai, đưa thầy sang chữa bệnh tại bệnh viện nông trường ở Hà Khẩu TQ (giáp với TP Lào Cai). Sau 1 tuần nằm viện, vài triệu đồng tiền thuốc, cơm nước thì con gái thầy nấu ở nhà rồi hàng ngày vượt biên mang cho cho thầy, thế mà khỏi bệnh. Vấn đề này chắc các bán trời là tiên sư giáo sĩ nên có đợt khảo sát thực tế xem tay nghề của các bác sĩ TQ có cao đến như vậy không. Tôi có báo cáo với thầy là đến nay, trường ta đã ra được 2 tập Sinh ra trong khói lửa, rất có tiếng vang và chuẩn bị ra tập 3. Thầy rất muốn đóng góp những bài viết về kỷ niệm của thầy về một thời tuổi trẻ với lũ bantroi. Nhưng điểu kiện để liên lạc với Ban biên tập không thuận lợi. Tôi đã thông báo với anh TKQuốc để tìm biện pháp. Nếu bạn nào có điều kiện quay lại Hưng Hóa thì qua thăm thầy cô. Điện thoại của thầy Tâm: 02103879756.
Thầy nói, nếu lũ bán trời lên đây, nếu đi cả một xe Hải Âu thì hơi gặp vấn đề chứ chỉ 1-2 mâm sáu thì thầy xử lý được ngay.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chúc Mừng Năm Mới 2010

húc Mừng Năm Mới 2010




HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Họp mặt truyền thống K5-TPHCM

Start:     Dec 27, '09 09:00a
Location:     Khách sạn Ba Son, 2 Nguyễn Hữu Cảnh, Q1, TPHCM


Anh em trong Nam họp lần này có 25 bạn cùng 1 số bạn dâu, thầy cô và chị Quyên. Kể ra hơi ít. Bạn Dương Minh k4 thay mặt BLL trường đến dự.
(BLLk5)


Ảnh họp mặt 27/12/2009:
- Hàng đầu: Công Trường, Bình "máu", thầy Mai Duy Vọng, Phan Nam, anh Tường k1, Cần "gù", Đông Nhân.
- Hàng 2: tấn Mỹ, Trần Lảnh, Kiên, chị Quyên, 2 bạn gái k9, Thịnh "cổ".
- Sau cùng: K9, Phước Lợi, Thu "cóc", Kha Tư Xô, Quang Việt, Huy Dũng, Đôn Hoà, Tăng Tiến k8 (em Tăng Lực), Dương Minh k4, Bùi Thắng k8HN, Bùi Dũng Sô k4, Chỉnh Huấn.

Xem:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2009

Chuyện thời học viên (tiếp 3) - d.đ



Chuyện thời học viên (tiếp 3)
"  Cái áo ngực"  
*

d.đ 

Ký túc xá bọn tôi là khu nhà 4 tầng xây từ những năm nảo năm nào chả đứa nào biết. Toà nhà dài mấy chục mét có hai cầu thang lớn ở hai đầu nhà. Tường xây “mộc” (nghe nói khi xây xong phần thô thì hết mẹ nó kinh phí để trát. Ngày ấy chưa có tật xà xẻo vật tư). Kẻ nào có máu lãng mạn kiểu cổ điển thì khi nhìn toà nhà từ xa sẽ thấy nó phảng phất như những toà nhà bên Anh quốc thế kỷ trước.

Thiết kế nội thất khu nhà theo tiêu chuẩn “công xã nguyên thuỷ”:

- Tầng một dùng để làm nhà trẻ, vì con trẻ đái, ỉa đã có bô.

- Tầng hai dành cho giáo viên vì các vị ấy giải quyết nỗi buồn ở trường.

- Tầng ba cho giới văn nghệ sỹ vì các vị này chuyên gia ỉa đái vào miệng nhau.

- Tầng bốn dành cho bộ đội vì chiến sỹ ta kết hợp giải quyết chuyện ấy ở thao trường.

Nghĩa là toàn bộ toà nhà không có hệ thống vệ sinh, nước máy. Muốn “giải quyết” phải đi ra một khu riêng thật xa. Tay nào bị "Tào Tháo đuổi" thì chỉ có nước són ra quần.

Bọn tôi ở tầng 4. Tầng gồm rất nhiều phòng nhỏ, mỗi phòng kê được 4 giường hai tầng, vừa chẵn biên chế một tiểu đội. Trong phòng được trát vữa tử tế nhưng chả vôi ve gì. Có ông bạn ngồi học bài ở nhà. Buổi chiều mùa hè nóng quá cởi áo vắt vai tựa lưng vào tường. Tự dưng thấy “nhói” sau lưng quay lại tưởng muỗi ngày đốt, nhưng chả thấy con nào. Tựa lưng tiếp tục “cầy”, lại thấy “nhói” ở lưng. Tức mình dí cánh tay vào tường “làm mồi” rồi ngồi theo rõi. Thì ra là rệp. Rệp nhiều vô kể, rệp cư ngụ trong các khe vữa trên tường. Thế là bỏ học, cả buổi chiều chỉ đưa tay làm mồi nhử. Phát hiện được “hang nào” có rệp là lại cậy dỉ mũi trét lại, chơi kiểu hành xác như Thượng Cam Lĩnh bên tàu ngày xưa. Trên tường chi chít đốm đen hậu quả của cuộc chiến chống rệp. (Tay này giờ to phết, đại tá lâu rồi nhưng kẹt hay sao ới, nhưng được xơi lương tướng).

Phòng chật và kín tới mức có thằng về nhà tranh thủ chủ nhật ăn uống nhiều đạm quá. Thứ hai buổi trưa nằm ngủ hắn lỡ đánh phát rắm mà cả phòng phải tung cửa chạy bổ ra ngoài. Bảy thằng cứ thế chõ mõm vào phòng chửi cu cậu như hát chèo cho tới khi “nhạt mùi” mới dám kéo nhau chui vào. (Tay này giờ đại tá hình như là giáo viên học viện cao cấp).

Đôi bạn dưới mưa - Sơn mài 40x30 - Phạm Lực

Ngày ấy quân đội ta mới có chế độ bắt đi giày. Một lũ lười, giày chả bao giờ chịu giặt. Chân 8 thằng thì 9 thằng tê thấp, đi giầy mà cảm giác như chân đặt trên bùn nhão. Mùa hè buổi trưa đi ngủ mười sáu bàn chân cùng lúc “toả hương” thì ôi thôi… nhưng được cái ngửi mãi cái mũi nó cũng quen đi. Tôi với hắn ngủ chung một giường, tôi tầng một, còn hắn tầng hai. Một tối chủ nhật đã khuya đang mộng mị “ngon chớn”. Tôi thấy nhói ở chân tưởng chuột gặm (đã có thằng bị chuột gặm da chân, vì da chân lên mùi là món khoái khẩu của chúng). Tôi vội tỉnh dậy thấy thằng bạn ghé sát đầu giường thì thào:

- Dép đâu cho tao mượn rửa chân.

- Thế dép mày đâu?

- Đi chơi với em bị bọn trẻ ranh ngoài “công viên tỉnh uỷ” nẫng mẹ mất rồi.

Tôi vừa làu bàu chửi vừa lật chiếu lôi cho hắn mượn đôi dép đúc Trung quốc vừa được phát. Tôi đã cẩn thận dùng dao xẻo đi hai miếng ở hai mũi đôi dép. Tuy mất thẩm mỹ nhưng chắc ăn không lẫn được với thằng nào. Tuy nhiên khi đi ngủ tôi vẫn cẩn thận lật chiếu nhét đôi dép phía dưới để tránh nhầm lẫn rồi nghi kị mất đoàn kết lẫn nhau. Đang loay hoay chuẩn bị ngủ tiếp thì thấy thằng bạn lại lồm cồm tụt từ tầng hai xuống vén màn chui vào giường tôi. "Tôi cho ông xem cái này". Vừa nói hắn vừa dí cho tôi một nắm vải rồi hai tay cứ thế đưa lên bưng miệng hi hí cười.

- Cái gì mà dây dợ lằng nhằng thế này? - Trời tối nên tôi không biết nó là quái quỷ gì.

- Đố ông biết?

Sờ mó một hồi mà tôi không thể nào luận ra. "Chịu!". "Cái “nịt vú” của đàn bà! Cái “nịt vú”! Ông hiểu không? Ông chưa qua thực tế không hình dung ra là phải". "Trời ơi! Sao liều thế, lôi ở đâu về cái của nợ này, không cẩn thận tai bay vạ gió bị kỷ luật như chơi". "Chả trộm cắp của ai mà tôi phải sợ. Buổi tối đi chơi với em lúc về quên bố nó không đưa trả lại cho nàng, vả lại đang tức vì bị nẫng mất đôi dép nên còn tâm trí đâu mà nhớ". Rồi hắn kể lể: "Ngồi tâm sự với em thấy nó vướng víu quá thế là cởi bố nó ra đút vào túi áo quân phục rồi cài nút cẩn thận. Chính vì cẩn thận thế nên mới quên. Lỡ rồi biêt làm sao bây giờ? Ông có kế gì không?"

- Thì cất đi chủ nhật tới tìm cách trả lại cho nàng.

- Một tuần… tôi sợ chẳng may chuyện vỡ lở ra có thằng nào biết nữa thì chết.

- Thế thì lẳng bố nó qua cửa sổ xuống đất cho bọn năm thứ nhất chúng nó chịu trận.

- Hay! Ý kiến hay! Thế mà tôi không nghĩ ra, ông sáng dạ thật.

Thế là hắn vo viên cái của nợ ấy vứt tõm qua cửa sổ. Rồi hai thằng ai về giường ấy thẳng cẳng làm một mạch tới khi có kèn báo thức.

Phía sau toà nhà chúng tôi dưới đất là hai dãy dây phơi, sở hữu của bọn học viên năm thứ nhất. Chiếc nịt vú chu du trong không gian từ tầng 4 vô tình rơi xuống vắt vẻo trên dãy dây phơi. Sáng hôm sau kiểm tra nội vụ sáng tay chính trị viên phụ trách năm thứ nhất chửi như "hát Quan họ", rồi cho tiến hành điều tra. Bọn năm thứ nhất xanh mặt ôm bụng mà không đứa nào dám cười. Sau đó nghe nói “cái nịt vú” còn trở thành giẻ lau bảng.

Trong giờ học tay trực nhật vắt giẻ không kỹ. Đến giờ giảng thầy phải thò tay qua cửa sổ vắt lại cho khô rỗi giũ giũ, cái nịt vú bung ra cả thầy trò được trận cười vỡ bụng. Mất mẹ nó nửa tiết học.

...

Lại nói về chuyện của em. Khi đi chơi nàng cẩn thận thủ theo cuốn vở, nói dối mẹ qua nhà bạn trao đổi bài. Khi về bị mẹ chửi quê gần chết.

- Con gái lớn rồi dù là sang nhà bạn ở gần, dù là buổi tối con cũng phải nên ý tứ mặc cái áo ngực vào, chứ cứ thỗn thện như hai quả bưởi thế kia chướng mắt lắm.

Chủ nhật sau gặp lai em. Em đòi lại “của quý” và kể lại sự tình cho hắn. Rồi tôi lại được tin tưởng “Ka-tôt lặp lại” cho nghe. Đúng là cái thằng quỷ chỉ gây toàn chuyện rắc rối.

Bây giờ lắm lúc ngồi nghĩ lại thời học viên tự dưng thấy nhớ hắn.


* Tiêu đề phụ do Bạn Trỗi K6 tự đặt thêm. Xin lỗi tác giả vì đã mạn phép.

Gửi bởi DĐ lúc 09:50: 30 tháng mười hai, 2009

Đăng lại bài viết của DĐ (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: thứ tư, 30 tháng mười hai, 2009)


Xem bài liên quan:



HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

BG




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2009

Đám cưới con gái Lê Minh Chính

Start:     Dec 28, '09 6:00p
Location:     Cung Văn hoá Việt – Xô, HN.



... Tối dự đám cưới con gái Lê Minh Chính k6 Trỗi tại Cung Văn hoá Việt – Xô. Gặp nhiều bạn bè cũ, nhất là anh em k6 và đồng nghiệp ở Cục Tác chiến điện tử...

...Sau đó anh em k6 lại kéo ra Cấm Chỉ ăn nhậu chia tay Tâm từ SG ra. Khỏe ra phết!!!

(kienquoc, 29/12/2009)


Đăng lại tin của KQ (đã đăng tại Blog K5: Thứ ba, ngày 29 tháng mười hai năm 2009)



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

K3-SG tổ chức kỷ niệm 65 năm QĐNDVN

Start:     Dec 22, '09 6:00p
Location:     NHÀ HÀNG CÔNG NGHỆ ẨM THỰC 168 - 168 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM





Xem:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K3-HN tổ chức kỷ niệm 65 năm QĐNDVN

Start:     Dec 22, '09 11:00a
Location:     Bia "Hải xồm" 23 Nguyễn Đình Chiểu, HN





Xem:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Họp mặt K7-SG 27/12/2009.

Start:     Dec 27, '09 11:00a
Location:     Quán Lẩu Cá Thanh Đa số 102/7 Xô viết Nghệ Tĩnh P.25 Q. Bình Thạnh, TP.HCM (Chân cầu Thanh Đa rẽ phải có biển nhà hàng)
Đỗ Nghĩa nói...

Khách của K7 hôm qua: Thày Trọng, cô Thục, a.Tuấn Linh k3, a.JM, a.DS k4, a.DĐ, a.Hameo k6, k8 có Bùi Thắng ở HN vào, Đạt bột, Tăng Tiến, Minh Tuấn, k9 có chị HNN, Suối, đông vui lắm. Còn thiếu ai khg nhỉ. Huỳnh Hòa Bình k7 ở Tuy Hòa vào buổi sáng, dự xong tối nhảy xe đò về. Thày cô và các anh chị giành ưu ái cho k7, đến chơi lại còn có quà nữa cơ. Nhưng k7 hơi vắng. Tối khuya Khánh chuột điện thoại nói buồn vì anh chị em vắng quá. Ừ cũng buồn thật. Lại thêm cái anh AK7 trg ban LL tự nhiên đau và đi mổ ruột thừa, nằm viện (bv An Sinh đg T.H.Liệu).


Xem:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Họp mặt k5 phía Bắc

Start:     Dec 26, '09 11:00a
Location:     Quán Vườn Treo - 281 Đội Cấn, HN



Ảnh (trái qua):<br>- Hàng sau cùng: Trần Đức Thành, Phan Tuấn Khôi, Tạ Minh (cận), Nguyễn Trọng Huấn, Hoàng Việt, Trần Minh Sơn, Đặng Dũng (ngố), Hà Văn Công, Lê Chí Hòa, Sĩ Bắc, Trịnh Mạnh Tường, Hải Thành, Khánh Vân, Nguyễn Đôn Nhân, Thế Dũng, Ngô Cửu, Việt Châu, Hoàng Sùng..<br>- Hàng giữa: Bùi Chương, Việt Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng, Mai Lâm, Hoàng Văn Chương, Vũ Hữu Việt (Nam Định), Cát Thịnh, Lương Quốc Minh, Hoàng Minh Sơn, Công Chính, Chí Sơn, Hồng (toạc).<br>- Hàng ngồi: Hoàng Việt Dũng (loa), Tường Anh (vợ Kỳ Bắc), Xuyên, Hoa, cô Tâm, Mẫn, Thúy, thầy Phong, Kỳ Bắc, Đức Thắng, Dũng Minh, Ngọc Nghĩa (cáo).
Ảnh (trái qua):
- Hàng sau cùng: Trần Đức Thành, Phan Tuấn Khôi, Tạ Minh (cận), Nguyễn Trọng Huấn, Hoàng Việt, Trần Minh Sơn, Đặng Dũng (ngố), Hà Văn Công, Lê Chí Hòa, Sĩ Bắc, Trịnh Mạnh Tường, Hải Thành, Khánh Vân, Nguyễn Đôn Nhân, Thế Dũng, Ngô Cửu, Việt Châu, Hoàng Sùng..
- Hàng giữa: Bùi Chương, Việt Thắng, Nguyễn Mạnh Hùng, Mai Lâm, Hoàng Văn Chương, Vũ Hữu Việt (Nam Định), Cát Thịnh, Lương Quốc Minh, Hoàng Minh Sơn, Công Chính, Chí Sơn, Hồng (toạc).
- Hàng ngồi: Hoàng Việt Dũng (loa), Tường Anh (vợ Kỳ Bắc), Xuyên, Hoa, cô Tâm, Mẫn, Thúy, thầy Phong, Kỳ Bắc, Đức Thắng, Dũng Minh, Ngọc Nghĩa (cáo).

Xem:


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009

Bài viết của con gái Quốc Công - Thu Hồng

Đăng lại bài của cháu Võ Thanh Nga con gái của Quốc Công và Thu Hồng (theo bản của Trần Hữu Dũng tại viet-studies.info).
Bài đã được HữuThành.Nguyễn giới thiệu tại Blog Bạn Trường Trỗi, Thứ bảy, 26 tháng mười hai, 2009.

Bài viết của con gái Quốc Công - Thu Hồng


Bài viết, được giới thiệu là của cháu Võ Thanh Nga con gái của Quốc Công và Thu Hồng, đăng trên trang của Trần Hữu Dũng, gốc tại báo in Văn Nghệ Trẻ, 26/12/2009. Tôi chuyển thành ảnh gửi kèm đây.

Quốc Công, Thu Hồng vừa là bạn Trỗi, còn là bạn công tác của nhiều người trong chúng ta, của tôi. Có những điều cháu Thanh Nga nói đúng những điều tôi đã biết về tính cách Quốc Công. Nhưng những khổ ải cuối chặng đường thì đâu có nhiều người biết.

Tải bài này trên trang Bạn Trường Trỗi, tôi muốn thêm một lần nhớ tới bạn, chia sẻ sự đau buồn và thông cảm với Thu Hồng và các cháu.




"Bụi trong nắng" (Dust Motes Dancing in the Sunbeams) (1900) - Vilhelm Hammershøi
(Minh hoạ của viet-studies)



Tôi bước đi và ngoái lại
Trên vai tôi là bụi của nắng mặt trời tinh khiết…

Võ Thanh Nga


Lời giới thiệu của Vũ Ngọc Tiến: Tôi đọc truyện này từ khi còn trong bản thảo (trước khi in trên báo Văn Nghệ Trẻ số 52 ngày 26/12/2009), do mẹ cháu gửi đến qua mail và đã bật khóc. Lớp trẻ 8x nhìn đất nước, suy ngẫm tương lai qua hình hài người cha mang căn bệnh ung thư mà cái chết như được báo trước bằng sự bòn rút của cải bên trong và bài thuốc lừa đảo bên ngoài. Tôi càng khóc vì tác giả sinh ra trong một gia tộc lừng danh, cả ông nội, ông ngoại đều là bậc nhất khai quốc công thần!... VNT


Tháng 4-5 năm 2009…

Tôi tốt nghiệp đại học. Không chuông kèn, không áo nón của những cử nhân. Trước đó, tôi tưởng mình sắp phát điên bởi cái căng thẳng khi làm luận án tốt nghiệp. Người ta làm luận án trong mấy tháng, tôi dồn nó vào mấy tuần. Luận án của tôi là phân tích một bộ phim siêu thực tên Donnie Darko, đưa những lý thuyết của nhà thuyết học Michel Foucault về sức mạnh tâm lý bên trong con người, nhận thức và vô thức trong điều khiển bản thân vào bộ phim ấy mà phân phân tích tích. Tôi hài lòng với cái đề tài đó, nhưng có lẽ tôi tự đánh giá quá cao sự cứng rắn của bản thân. Tôi bị chính cái đề tài luận án của mình ảnh hưởng đến tâm lý, nhìn thấy mình trong những lý thuyết sâu xa, tôi bắt đầu thả suy ngẫm, tự hỏi vào đó. Khi người ta đi vào quá sâu trong đầu của chính mình, người ta rất dễ bị kẹt luôn bên trong mà không ra ngoài được. Tôi sợ điều đó.

Khi tôi vừa hoàn thành luận án tốt nghiệp một cách tốt đẹp cũng là lúc tôi nghe tin ba tôi bị ung thư tụy. Tôi ngỡ ngàng, thậm chí không cảm nhận được cái cảm giác đầu tiên khi nghe điều đó từ mẹ. Tuy lâu nay tôi không gần gũi ba như mẹ, nhưng ông vẫn là ba tôi. Tôi sợ, khi đã rất lâu tôi thường không nghĩ về người, thì giờ tôi lại sắp mất người. Thiên hạ vẫn luôn nói, chỉ đến lúc ta sắp mất một cái gì ta đang có, ta mới thấy quý nó. Ở đây là một người ba mà đôi lúc tôi thậm chí vô tình quên mất. Tôi hoàn tất các môn còn lại rồi vội vã bay về nước. Trong đầu tôi còn quá nhiều thứ. Tôi về, và lần đầu gặp lại ba chỉ sau vài tháng từ hồi Noel, ba ốm đi hẳn. Mẹ buồn nhiều. Tôi biết giữa mẹ và ba là một thứ tình nghĩa chân thành dù đã ly dị nhau.


Tháng 6 năm 2009…

Tôi chuyển sang nhà ba ở để tiện chăm sóc ba, vì mẹ tôi bận nhiều công việc, còn chị gái thì vướng bận gia đình, con cái. Ông trời có mắt, sắp đặt tôi không phải vướng bận gì, lại vừa tốt nghiệp đại học, không bị dở dang chuyện học hành. Thời gian đầu, ba tôi có vẻ ngại. Trước kia, ba gần như chỉ ở một mình, có ông bạn thân cùng nhà ở lầu trên nhưng cũng đi suốt. Ba bảo tôi muốn sang ở cũng được, nhưng cứ đi chơi, cứ ngủ thoải mái. Sau đó, ba cũng có vẻ vui lên, nhiệt tình trang trí cho phòng của tôi thật hoành tráng, lắp thật nhiều đèn. Phòng tôi trở thành căn phòng nhiều đèn nhất trong nhà, rộng rãi, không gian thoải mái để tôi lắp giá vẽ, để tranh, còn có cái TV to đùng. Tôi vui vì thấy ba vui, buồn vì thấy ba vẫn càng ngày càng tiều tụy. Mỗi khi có người sang thăm, ba đều khoe là con gái ba chuyển sang ở cùng để chăm sóc ba. Ba khen với mọi người rằng tôi giỏi, lanh lẹ.

Từ hồi chuyển sang nhà ba, tôi không ra ngoài nữa. Tôi không gọi bạn bè để tụ tập đi chơi như những lần trước về Việt Nam. Tôi ở nhà nhiều, chỉ ra đường khi cần mua gì cho ba. Hàng ngày nhìn ba chịu đựng đau đớn, nhìn mẹ và chị cứ lén lút khóc lóc, tâm lý cũng bị đè nén. Tâm trạng tôi khó chịu đi, hay căng thẳng. Ba lại càng ngày càng quen với chuyện tôi ở đây để chăm sóc, nên gọi thường xuyên, tôi lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn sàng. Tính ba kỹ lưỡng, cẩn thận, lúc dễ lúc khó nhưng đòi hỏi khi cần gì là phải có ngay, có tốt. Tôi cô đơn và căng thẳng. Mà sự cô đơn dễ khiến người ta bi lụy. Tôi vẽ tranh như một phương pháp trị liệu tâm lý cho mình. Những bức tranh rướm máu, rồi đến những bức tranh nhẹ nhàng, thanh thản. Mẹ sang thăm tôi và ba hàng tối, nói thương tôi vì phải gánh trách nhiệm chăm ba cho cả nhà. Tôi không nói gì, tôi làm điều này một phần để trả hiếu cho ba, một phần lớn là cho mẹ. Tôi biết tôi đang làm mẹ tự hào, và điều đó là điều duy nhất khiến tâm lý tôi trụ vững.

Tôi là đứa yêu thích tự do, thích lang thang ngoài đường ngắm cuộc sống đi lại trên những đôi chân, lăn tròn trên những bánh xe. Thích ngồi quán cà phê nhìn cà phê nhỏ giọt, rồi ngẫm đời qua cái muỗng cà phê. Thích tụ tập bạn bè, hay chỉ đi dạo với một đứa bạn thân đâu đó. Nói chung, nếu thời tiết không phải là mùa đông, thì tôi không thích ở nhà. Có một con bạn của tôi, tên Dung, trước kia lớn lên với tôi trong cùng một ngôi nhà. Nó thương tôi lắm. Thời gian tôi ở nhà ba, nó nói thấy tôi trở nên khác hẳn. Trước kia suốt ngày lông nhông ngoài đường, bây giờ thì suốt ngày nhốt mình trong nhà. Tôi không dám đi đâu vì sợ mỗi lần ba tôi cần lại không có mặt. Mà vì tôi không thể đi chơi, nên mấy đứa bạn cũng chẳng thèm gọi tôi nữa. Chỉ có mỗi con Dung là qua lại thường xuyên để tôi đỡ cô đơn. Tính tình nó đơn giản, dễ thương, thật thà, chứ không phức tạp như những đứa bạn thân khác của tôi.

Thời gian này, tôi nhận ra một điều đáng giá. Có những bạn bè chỉ ở đó khi ta vui, khi ta đủ điều kiện để trả tiền ăn chơi, có thời gian để hưởng thụ niềm vui. Còn khi ta buồn bã, khóc lóc, thì phần lớn thời gian đó ta trải qua một mình. Dù vậy, tôi cũng không khỏi ngạc nhiên khi có những thằng bạn khác mà tôi từng nghĩ là không thân, thi thoảng lâu lâu mới gặp mặt đi ăn một lần, thì lại gọi điện hỏi thăm thường xuyên khi nghe tin ba tôi bị bệnh. Tôi biết ơn những người đó, vì họ cho tôi hiểu ra luôn có bất ngờ trong cuộc sống.

Ba tôi bệnh càng ngày càng nặng. Thời gian đầu, ba tôi đi Hà Nội chữa với một ông thầy được cho là giỏi về thuốc Nam, tìm được sâm ngọc linh gì đó. Ông ta nghe nói ba tôi là con của một ông lớn, hăng hái nhận chữa và bảo đảm sẽ hết bệnh. Khi tôi ghé thăm nhà ông ta, thấy bức hình đóng khung to đùng chụp ông ta bắt tay với ông nội tôi trong một lần được ba tôi đưa sang thăm, bên dưới có dòng chữ lớn chú thích rõ là ai. Tôi nhìn bức hình cười mỉa. Tôi không tin vào những ông thầy lang, lại càng không tin những ông mở miệng chắc chắn mình chữa được bệnh ung thư. Ông ta để râu dài bạc trắng nom cứ như Hoa Đà, Biển Thước tái thế! Ông tỏ ra rất thông thái. Cái điệu bộ của ông suýt nữa cũng gây ấn tượng với tôi, nhưng cái ý nghĩ về bức hình đóng khung khiến tôi cảnh giác. Thêm nữa là cái tài thuyết giảng của ông. Ông ngồi kể chuyện hành trình trên đường Trường Sơn, leo rừng lội suối tìm nhân sâm, bị người dân tộc bắt. Tôi, bà chị và ông anh rể nghệt mặt ra nghe. Rồi ông ngồi nói hùng hồn về sự khám phá cách chữa bệnh ung thư của ông, nhưng ông phải giữ bí mật vì sợ người ta tìm giết, sợ những người chế tạo ra máy móc hóa trị, xạ trị tìm xử bắn. Ông bảo nếu phương pháp chữa bệnh ung thư của ông truyền ra, bác sĩ, kỹ sư y học đều sẽ bị thất nghiệp, sẽ rất nguy hiểm cho ông. Khi tôi hỏi anh rể cũng là bác sĩ rằng ông đã chữa được ai chưa, anh rể tôi bảo ông chữa được một số bệnh nhân ung thư. Bao nhiêu thì không biết, chỉ biết có hôm ông được ba tôi mời vào Sài Gòn khám bệnh, ở khách sạn, có hai vệ sĩ võ công cao cường đi theo. Rồi không hiểu ai tung tin ông vào thành phố, mà bệnh nhân đến tạ ơn rầm rầm. Tôi nghe mà cười khùng khục. Khi nói chuyện, nghe bảo tôi học bên Anh về, ông hào hứng bàn chuyện chính trị với tôi, đố tôi giờ nước mình đang hòa bình hay chiến tranh. Ông ngồi kể chuyện lịch sử làu làu, thỉnh thoảng tôi còn để ý ông trộn thêm chuyện thần thoại vào lịch sử cho nó kịch tính. Ba tôi ban đầu nể ông lắm, bảo ông đầy kinh nghiệm, thông thái. Nhưng về sau, nhắc đến ông là ba lắc đầu. Ông thầy thông thái đó bán cho ba tôi một bọc sâm củ to củ nhỏ, củ tươi củ héo với giá mấy chục triệu, thêm hàng tá thuốc linh tinh khác. Mới đầu ông bảo chữa bệnh cho ba là chính, tiền là phụ, nhưng dĩ nhiên ông nói thêm là mấy cái này phải bán cho ba vì người như ba tôi mới trả nổi. Tôi nghe lại cười, nhưng lần này là cười buồn. Tội nghiệp ba tôi.

Ba tôi uống một đống thuốc của ông ta mỗi ngày. Bụng đầy thuốc, ăn uống không được. Hôm nôn mửa, hôm ôm bụng than đau, mà chẳng thấy khá hơn, chỉ xuống sắc. Ba tôi đành phải kiếm hướng khác. Về sau, ông thầy già ấy cũng tự im lặng rồi biến mất.

Ở với ba một thời gian, tôi thấy ba là con người nghị lực, nghị lực đến cứng đầu. Ba tin chắc mình sẽ khỏi, thế nên tìm hết thầy thuốc này đến thầy thuốc khác, uống hàng trăm thứ thuốc trên đời. Uống xong lại bảo những ông thầy này chỉ kinh doanh, muốn lấy tiền, lừa đảo, thuốc chả tác dụng. Tôi nhìn ba mà xót, nghe mà chẳng biết nói gì, chỉ biết lo cho ba ăn uống đầy đủ.


Tháng 7-8 năm 2009…

Rồi một người bạn của ba tôi giới thiệu một mối chữa bệnh ở Trung Quốc. Người ta nói thuốc này mới được chế tạo, dùng thuốc bắc với công nghệ lên men, đang thử nghiệm. Nghe bảo chữa được mấy người ung thư phổi và dạ dày, hiệu quả lắm. Lúc nghe tin về mối đó, ba tôi đang nhịn đói. Nhịn đói để lọc chất độc và làm teo khối u. Đó là một trong hàng loạt phương pháp ba tôi nghe người ta mách, rồi làm theo. Ba nhịn đói được hai mươi mốt ngày, chỉ uống nước trái cây mà sống. Người ba gầy sọm đi, da vàng ủng dính sát vào xương. Người nào không gặp ba thường xuyên, nhìn thấy ba thì sốc. Khi đi kiểm tra lại, khối u chẳng nhỏ đi bao nhiêu, có chăng là teo đi một chút theo tỷ lệ cơ thể của ba. Thế nên khi nghe về phương thuốc mới bên Trung Quốc, ba tôi như người chết đuối vớ được phao.

Vậy là tôi với ba soạn đồ, khăn gói đi Quảng Châu, Trung Quốc. Lúc này ba vẫn đi lại được, dù hai bàn chân đã bắt đầu phù to. Tôi hơi lo lắng, bởi tôi không biết tiếng Trung, và tôi không biết mình có đủ sức một mình lo cho ba ở bên đó không. Chúng tôi sang, gặp một nhóm các ông Trung Quốc xì xồ xì xào cái thứ tiếng mà tôi không hiểu. Có một ông người Hoa nhưng từng sống ở Việt Nam, là người làm dịch vụ trung gian đồng thời là phiên dịch cho chúng tôi. Ông ta chỉ xuất hiện khi mấy ông thầy thuốc già đến để khám bệnh và đưa thuốc cho ba tôi. Toàn bộ thời gian còn lại, ba con tôi phải tự xoay sở. Thế là tôi dẫn ba đi ăn, rồi đi siêu thị mua đồ đạc cần dùng. Tôi ra sức huơ tay múa chân để họ hiểu tôi muốn gì, lắm lúc thấy mình như diễn viên kịch câm chuyên nghiệp.

Ở đấy hơn một tuần thì tôi nghe tin cuối tuần sau mẹ tôi sang và sẽ cùng về với hai ba con. Thế là tuần kế tiếp trôi qua nhẹ nhàng hơn. Tôi cũng đã dần quen với những gì cần làm bên này, quen với vài quán ăn gần khách sạn, và quen những kiểu múa tay chân cần thiết. Hai tuần, đến khi mẹ tôi qua, ba tôi đã không thể đi lại bình thường. Cẳng chân ba phù to lên đầu gối, mỗi đêm đều đau. Thậm chí có một hôm ba vấp té, đập mặt chảy máu răng. Tôi đỡ không kịp, sợ tái người. Trước khi về Việt Nam, người ta cho ba đi chụp cắt lớp và siêu âm để xem sau hai tuần uống thuốc kết quả thế nào. Mấy ông thầy thuốc Trung Quốc bảo thuốc này chỉ cần 14 ngày là người ta hết bệnh. Vào viện thử máu, mấy bà y tá xì xồ tiếng Trung với chúng tôi, rồi chích ba tôi cả chục lần trong cả tiếng mới lấy được tí máu để xét nghiệm. Vậy mà chụp chụp chích chích xong rồi, người ta không dám đưa kết quả cho chúng tôi xem, chỉ vỏn vẹn bảo kết quả thấy khá lên. Ba tôi nghe thì mừng lắm. Còn tôi thì không tin.

Ba tôi đem một đống thuốc về uống. Ba bảo bọn này không phải kinh doanh, bởi họ cho ba thuốc miễn phí và ghi ba vào danh sách thử nghiệm. Họ chỉ lấy tiền khách sạn và tiền đưa đón mấy ông thầy thuốc. Họ muốn chữa hết cho mình để quảng bá thuốc tại Việt Nam. Tôi im lặng, không nói gì, hàng ngày vẫn lấy thuốc đều đặn như ba muốn. Thuốc ba uống của Trung Quốc là dạng men, như uống dấm mỗi ngày. Hôm nào ba ăn được thì không đến nỗi, hôm nào ăn ít thì nó cào ruột, đau hơn bình thường. Ba luôn miệng nói phải quyết tâm theo tới cùng, rồi chắc chắn qua mùa thu ba sẽ khỏi. Một ông bạn thầy bói phong thủy của ba bảo thế. Tôi lại im lặng, mỉm cười không nói gì.


Tháng 9 năm 2009…

Chỉ một hai tuần sau khi trở về từ Trung Quốc, ba tôi gần như không thể đi lại được nữa. Chân ba phù to, da mỏng tang, vàng khè. Có một vết rộp ở chân do ba đắp đồ chườm nóng, rồi từ cái vết đó, nước dịch vàng ứ trong chân ba chảy ra. Mọi người bảo ba phải rắc thuốc hay bôi kem cho nó lành, nhưng ba muốn để tự nhiên nó hết. Thế là ngày này qua ngày khác, dịch vàng chảy òng ọc ra khỏi cái lỗ đó ở chân ba. Nó không lành. Ngày nào tôi cũng lấy khăn chậm cho ba năm đến sáu lần, nước chảy đọng trong dép, dính trên quần, lên giường gối. Ướt nhẹp, bốc mùi. Ba mất dần cảm giác. Có vài lần, ba tôi nhìn đống nước vàng trên sàn nhà, hỏi cái gì thế. Tôi ấp úng, rồi bảo nước chảy ra từ chân ba đấy. Ba lặng lẽ nhìn, hỏi lại thế à, rồi không nói gì nữa.

Từ từ, bụng ba bắt đầu trương phình lên. Ba ăn không nhiều, miệng lạc cảm giác, ăn lúc kêu mặn lúc kêu đắng. Nước sôi bốc khói ba tu ừng ực như không. Mỗi khi đau, ba không bao giờ than, chỉ bực dọc, khó tính hơn. Thỉnh thoảng tôi hỏi ba có đau không, ba bảo ba hết hẳn đau rồi, rằng thuốc có tác dụng đấy. Không hiểu sao tôi không hề vui khi nghe câu đó. Tôi nhìn thấy rõ tình trạng của ba từng ngày. Từ hồi đi Trung Quốc về, sức khỏe ba xuống dốc từng tuần, rồi sau đó là từng ngày. Tôi không dám rời ba nửa bước. Càng về sau, ba càng té nhiều, trong phòng ngủ, trong nhà tắm. Mẹ tôi mua cho ba mấy cây gậy để chống, rồi đủ loại ghế để ba ngồi mà không phải gập bụng.

Theo kế hoạch là từ Trung Quốc về, chúng tôi ở nhà cho ba tôi uống thuốc 20 ngày rồi lại phải sang kiểm tra lần nữa. Hai mươi ngày trôi qua trong chớp mắt. Tôi nơm nớp lo sợ cái ngày phải trở lại Quảng Châu. Tôi sợ lần này tôi không đủ sức lo cho ba và đỡ ba, bởi ba yếu hẳn và không thể đi lại được nữa. Thời gian này, tôi thường xuyên phải đỡ ba vào nhà vệ sinh, đỡ ba lên giường. Toàn thân ba cứng đờ đi, tay không có lực, mặt không khác gì cái sọ với lớp da vừa vàng vừa thâm, còn chân và bụng thì ngày càng ứ dịch phình to. Tôi căng thẳng những lúc ba té. Dù thể trạng tiều tụy, nhưng đầu óc ba tôi tỉnh táo kinh hồn. Đôi lúc tôi tự hỏi cái nào đỡ hơn, chịu đựng sự tra tấn thể xác nhưng vẫn tỉnh táo như ba, hay thà là mê man lú lẫn. Có những lúc ba ngồi thừ trên ghế nhìn ra cửa sổ, mắt suy tư buồn bã, hay có những lúc mặt hiện lên vẻ tính toán. Tôi không hiểu những lúc đó ba nghĩ gì, tính gì.

Có lần, ba đứng trước cửa sổ đung đưa tay lên xuống, bài tập thể dục mà ba tôi vẫn làm hàng ngày. Tôi ngồi trong bếp, nhìn bóng phản chiếu của ba qua cánh cửa kính nhà bếp, một bóng người gầy còm đang quạt tay trước một cái cửa sổ có song, bên ngoài lá cây đập vào nhau khi gió thổi. Lúc đó, hình ảnh của ba y hệt một con chim với cái cánh trụi lông và thân mình đầy xương, đang cố đập cánh thoát khỏi những song sắt của cửa sổ, hay một cái lồng. Cho đến bây giờ, tôi vẫn không quên được hình ảnh đó.

Một sự giải thoát xa xỉ. Một sự giải thoát mà người bị giam không mong muốn có.

Đêm trước hôm bay đi Trung Quốc, ba cẩn thận dặn tôi kiểm tra lại đồ đạc tôi đã soạn cho ba kỹ lưỡng. Rồi trước khi đi ngủ, ba uống một viên thuốc giảm đau và một viên thuốc ngủ, vì ba muốn ngủ yên để hôm sau dậy sớm, đủ khỏe để đi máy bay. Ba cẩn thận quá. Kết quả là, không hiểu do ông trời sắp đặt, hay do sự cẩn thận của ba phản lại ba, đến buổi sáng ba tôi mê man, gọi mãi không dậy được. Một lúc sau, ba dậy nhưng vẫn nửa mê nửa tỉnh, tôi đỡ ba vào nhà tắm, vào được bên trong, tôi vừa buông tay thì ba ngã đập mặt xuống. Tôi sợ phát khóc. Tôi không đỡ nổi ba nữa, anh rể tôi phải đỡ ba vào phòng. Ba ngồi trên giường, mắt mở không lên. Tôi và mẹ khuyên ba nên hoãn chuyến này lại. Ba mở mắt, lắc đầu nguầy nguậy, bảo nhất định phải đi. Chúng tôi chiều ba. Chú lái xe gần như khiêng ba xuống xe hơi. Ngồi trong xe, ba nhìn mọi người mỉm cười, yếu ớt bảo, lần này đi sẽ vui vì có cả nhà đi cùng. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, không ai dám nói một lời. Xe hơi lăn bánh ra sân bay. Ba mê man hẳn.

Đến sân bay, tôi chạy vào gọi dịch vụ xe lăn đã đặt. Theo nguyên tắc bác sĩ của sân bay đến khám cho ba trước. Khi đẩy ba trên xe lăn vào, ba vẫn không biết gì. Ông bác sĩ nhìn ái ngại, đo huyết áp, nhịp mạch, rồi lắc đầu bảo không bay được. Ba bị hạ đường huyết quá thấp. Chúng tôi đành phải đưa ba đi cấp cứu. Ai cũng tưởng ba tôi đã đi vào hôn mê do gan tổn thương, mà hôn mê gan thì không tỉnh lại nữa. Đến khi xe cấp cứu tới, ông bác sĩ gọi to tên ba, ba tôi lại giật mình thức dậy. Ai cũng mừng. Tôi đi theo ba lên xe cấp cứu. Thi thoảng ba mở mắt hỏi đến sân bay chưa, hay tới Trung Quốc chưa, hay đang đi đâu, rồi lại mê.

Ngày đầu nằm trong phòng hồi sức của bệnh viện, ban ngày ba mê man, đến ban đêm ba lại tỉnh. Khổ nỗi ban đêm người ta không cho người nhà bệnh nhân vào. Tôi về nhà mà trong lòng không yên. Hôm sau tôi vào, y tá bảo chưa đến giờ cho người thăm bệnh, nhưng sẽ ngoại lệ cho tôi vào với ba, vì cả đêm và cả buổi sáng ông cứ gọi và đòi tôi mãi. Tôi vào thì thấy ba mở mắt thao láo, vừa thấy tôi ông đã thốt lên rằng tôi đi đâu, ông gọi mãi mà không trả lời, rằng mấy cô y tá làm ông đau lắm, mà hỏi gì cũng không trả lời. Ba tôi ứa nước mắt, bảo tôi phải ở lại đây, không được rời ba, bảo rằng có tôi thì ba mới yên tâm được. Tôi cố kìm khóc, giải thích là người ta không cho vào, rồi hứa với ba sẽ ở đây luôn, không đi đâu nữa.

Người ta chuyển ba xuống khu khác để người thân có thể ở cùng qua đêm, nhưng lại phải chung phòng với một bệnh nhân khác. Ba luôn miệng đòi ra viện. Mẹ tôi bàn chuyển ba ra bệnh viện tư để có phòng riêng thoải mái. Bác sĩ đã đưa kết quả, bảo không còn hy vọng gì nữa, có giữ trong bệnh viện cũng chỉ là hỗ trợ thêm. Tình trạng của ba là tính theo ngày theo giờ, chứ không còn tính theo tháng nữa. Mật tắc và tràn ra máu, u to, thận và gan biến chứng. Tôi ngồi nghe, mặt thộn ra, chẳng tỏ vẻ gì. Tôi đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi cũng chẳng muốn nghe những khẳng định đó. Tôi đi theo ba sang bệnh viện tư, phòng ở rộng rãi thoải mái hơn nhiều. Ba hài lòng hơn. Mọi người đề nghị thay phiên nhau chăm ba, nhưng ba chỉ muốn tôi và anh rể ở lại, vì ba quen tôi chăm sóc, còn anh rể đỡ ba vào nhà vệ sinh.

Trong vài ngày sau đó, tôi sống luôn trong bệnh viện, nhìn ba nằm bất động trên giường, lúc mê lúc tỉnh. Ba tôi bảo bây giờ nhìn ai cũng hai đầu. Khi mê, ba nằm ngủ mở miệng mở mắt. Khi tỉnh thì ba nằm đó chớp mắt, mặt chán đời nhưng vẫn cố ăn. Có hôm giữa đêm, ba cố ngồi dậy, tôi chạy ra đỡ thì ba xua tay, bảo ba muốn tập tự đi, để sớm ra viện. Nhưng đến ngồi thẳng dậy ba cũng không ngồi nổi. Ba nghị lực đến mức ba chối bỏ cái đau, chối bỏ sự yếu sức của mình, chối bỏ những điều có thể xảy ra. Yếu vậy mà đầu ba vẫn sáng và nhớ mọi thứ, những khi ba tỉnh, ai đến thăm hỏi ba đều nhớ, không lú lẫn. Ung thư là căn bệnh độc ác, nó rút mòn và hành hạ thể xác nạn nhân, nhưng lại giữ đầu óc họ tỉnh táo để cảm nhận rõ những nỗi đau đó.

Ba ngày sau khi ba tôi chuyển sang bệnh viện tư, vào ban đêm, ba tôi tỉnh dậy, trợn trừng mắt, đưa tay xoa bụng mà không nói gì. Mới ngày hôm đó, ông vẫn nói chuyện bình thường. Tôi hỏi ông có đau không, nhưng ba tôi không trả lời, chỉ liên tục trừng mắt, đầu quay qua quay lại rồi đưa tay xoa bụng. Tôi chạy đi gọi bác sĩ, bác sĩ đến khám rồi cho ông một viên thuốc giảm đau, im lặng đi ra. Tôi cho ba uống, tôi biết ba tỉnh bên trong bởi ba vẫn uống được thuốc. Nhưng mỗi khi tôi hỏi, ông không thể trả lời, chỉ mở to mắt nhìn tôi. Cho ba uống thuốc xong, tôi tắt đèn và ra giường nằm. Ba lại quay nghiêng đầu, nhìn thẳng vào tôi với đôi mắt muốn nói nhiều thứ. Đôi mắt ấy chưa bao giờ rời khỏi ký ức tôi. Tôi lại bật dậy, mở đèn ra hỏi ba có muốn gì không. Nhưng vẫn thế, ba chỉ mở to mắt nhìn tôi chằm chặp, miệng há ra mà lời không thoát. Rồi từ từ, ba mê dần. Sáng hôm sau, ba tôi đi.

Đó là một ngày cuối tháng 9.

Kết thúc một tháng. Kết thúc một cuộc đời. Kết thúc một hy vọng.

Với tôi, nó là kết thúc một chặng đường. 


Tháng 10 năm 2009…

Ba tôi mất rồi, mọi người lục tìm lại giấy tờ thì phát hiện một bí mật mà ba tôi giấu suốt bao năm nay. Đó là sự tồn tại của một đứa bé tám tuổi trong cuộc đời của ba. Không ai trong gia đình tôi, từ ông bác là anh trai của ba tôi, đến những người thân cận của ba như lái xe, giúp việc, đều chẳng hề biết gì về đứa bé này. Mẹ tôi tìm được địa chỉ, báo tin cho họ rằng ba tôi mất, ngỏ thiện ý mời họ đến đám tang. Hỏi chuyện ra thì mẹ thằng bé đang trong trại giam vì nghiện ma túy từ hai năm nay. Ba tôi đón thằng bé và bà ngoại nó từ Hải Phòng vào thành phố để nuôi. Cứ mỗi cuối tuần, ba cho tất cả các nhân viên nghỉ, ngay cả người giúp việc, để đến thăm và dẫn thằng bé đi chơi. Trong một cái cặp của ba, tôi tìm thấy những lá thư của người mẹ thằng bé, viết cho ba những lời ướt át, tình cảm nhưng cuối cùng cái ý chung lại là để đòi tiền. Đa số các bức thư đều đem thằng bé ra, lấy lý do tội nghiệp nó mà cứu lấy mẹ nó. Mỗi lần, cô ta xin từ hàng chục đến trăm triệu, trong mỗi lá thư đều nói rằng đây sẽ là lần cuối cô ta xin tiền ba tôi. Tôi còn tìm thấy một tờ giấy từ con viết bằng tay, bảo rằng xin trả lại thằng bé cho ba tôi và để bà ngoại nó nuôi, bởi cô ta không thể rũ bỏ chất bẩn. Trong tờ giấy đó, cô ta viết hãy bảo thằng bé rằng cô ta đã chết vì không thể làm một người mẹ tốt, rồi xin ba tôi mười triệu đồng lần cuối.

Nhiều người nghe chuyện, gọi cho tôi và mẹ tôi bảo rằng phải làm rõ ràng, gia đình ấy đã làm tiền ba tôi bao lâu nay, làm cho ba căng thẳng rồi sinh bệnh. Có người nói bọn họ không phải người đàng hoàng mà là dân lừa đảo. Mẹ tôi lại bảo, có lẽ những năm sau này, thằng bé là niềm vui của ba. Tôi chỉ xót xa một điều, rằng lâu nay ba sống với những nỗi niềm và gánh nặng ấy giấu kín. Ba tôi là người rất sĩ diện, lại rất cẩn thận trong mọi chuyện giao tiếp, tuy ba luôn là người hiền lành, thương người. Tôi biết ba sợ người ta đánh giá, bởi người mẹ thằng bé rất trẻ, chỉ lớn hơn chị tôi một hai tuổi, lại là một người nghiện. Thêm nữa, lúc thằng bé sinh ra, ba mẹ tôi vẫn chưa ly dị. Vì thế, đến những người thân nhất ba cũng không hé miệng một lời. Khi tôi gặp thằng bé, nó rất kháu khỉnh, dễ thương, nhưng nó không giống ba tôi. Mẹ tôi và mọi người đều bảo không cảm thấy thằng bé có mối liên hệ ruột thịt với ba. Thằng bé đến dự lễ tang với bà ngoại và dì của nó, họ đến khóc lóc và kể đủ chuyện cho chúng tôi nghe, rằng ba thương và chăm sóc thằng bé nhiều đến thế nào. Còn thằng bé thì nhảy loanh quanh chụp hình quan tài của ba tôi. Lúc di quan, nó vừa chạy theo sau vừa nhảy chân sáo và hát. Tôi thầm nghĩ, nó mới 8 tuổi, liệu nó có nhận ra ba trong chiếc quan tài đó, dù khi hỏi nó gật đầu?

Về sau, vì thủ tục pháp lý, chúng tôi dẫn thằng bé đi thử ADN để kiểm chứng xem nó có phải con ruột của ba tôi không. Kết quả, nó không mang cùng dòng máu với ba tôi. Chúng tôi thở dài. Vậy là lâu nay ba còng lưng nuôi con người khác, lại phải ra sức giấu giếm để cuộc sống nặng nề thêm. Bà ngoại thằng bé bảo, từ hồi tôi chuyển sang ở cùng để chăm sóc ba, ba tôi cấm tiệt thằng bé liên lạc với ba vì sợ tôi biết. Tôi nghe mà chạnh lòng. Cho đến những ngày cuối, dù sức yếu nhưng ba vẫn không hề dặn dò gì tôi. Ba cẩn thận, chu đáo, kỹ lưỡng cả đời, để rồi đến lúc cuối lại chẳng một lời. Khi chết đi thì những gì ba tôi cố công giấu kỹ lại vỡ ra và tràn vào thiên hạ như ong vỡ tổ. Ồn ào. Lạc hướng.

Niềm tin là một thứ có sức mạnh khiến người ta vượt qua nhiều thứ. Nhưng rồi nó cũng có sức mạnh hủy diệt nhiều thứ. Nó là sản phẩm của thiên thần, mà cũng là đứa con của quỷ dữ.

Hy vọng cũng vậy.

Chặng đường tôi đi cùng ba chỉ có vài tháng, nhưng nó thay đổi tôi đáng kể. Nó thêm vào 21 năm ngắn ngủi của tôi một đoạn phim thể loại siêu thực.

Có những thứ qua đi như một giấc mơ đầy mộng mị, có những thứ ở lại như những ký ức giăng tơ.

Điều kỳ lạ ở những sự kiện trong đời là có những thứ xảy ra trong nhiều năm có thể tóm gọn vào vài dòng chữ. Lại có những điều chỉ diễn ra trong vài tháng thì phải trải dài ra những trang giấy.

Một ngày đẹp trời, tôi mang tro của ba tôi ra biển, mượn thuyền của một người quen ra giữa biển để rải. Tro bay ra gió rồi rơi xuống nước. Trong túi tro đó có hai loại tro, một loại màu đen nổi lềnh bềnh trên mặt nước, còn một loại màu trắng lấp lánh dưới ánh nắng trong nước rồi từ từ chìm xuống. Tro màu trắng là phần cốt vụn của ba tôi, trừ những cốt lớn được bỏ vào hũ đá hoa cương đặt ở nghĩa trang thành phố. Lúc ngồi trên thuyền, tay nắm những vốc tro bụi từng một thời là cơ thể của ba tôi, một thời là con người biết thở, biết nghĩ, biết sống mấy chục năm, tôi cảm một xúc cảm lạ lẫm. Mọi thứ là phù du, vô nghĩa khi con người trở về với cát bụi. Đám tro trắng lấp lánh trong nước trước khi chìm xuống ấy như đám bụi của bà tiên, thần kỳ và ma mị. Cuối cùng thì những nỗi niềm bị giấu kín, những bí mật của ba tôi cũng thành tro cát cùng ba.

Tro bay. Có cái gì đó trong tôi cũng bay đi.

Tôi quay về nhà, quay lưng với biển rộng thênh thang giờ đang ôm một phần của ba tôi trong lòng.

Tôi quay về với mẹ tôi, quay về như chưa từng ra đi. Ở lại như chưa từng ở xa. Tĩnh như chưa từng động.

Tôi quay về để bắt đầu một chặng đường mới của tôi.


Tp Hồ Chí Minh mùa đông 2009
VTN

 

Lên trang viet-studies ngày 26-12-09




1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2009

Họp mặt K8-HN 19/12/2009

Start:     Dec 19, '09 09:00a
Location:     Quán Vườn Treo - 281 Đội Cấn, HN


Họp mặt K8-HN 19/12/2009, Quán Vườn Treo - 281 Đội Cấn, HN
Mời xem bài:
  1. Hình ảnh họp mặt của K8 HN - Út Trỗi, 21/12/2009, Blog "Út Trỗi”
  2. Họp mặt truyền thống K8, tại Hà nội - Út Trỗi, 21/12/2009, Blog "Út Trỗi”.
  3. K8 HN 20.12.2009 - Ảnh tại Picasa Web Album của K8-NVT, 21/12/2009
  4. K8 HN 19.12.2009 - Ảnh tại Picasa Web Album của K8-NVT, 20/12/2009
  5. Ban LL K8 HN thông báo, mời gặp mặt - Bùi Thắng, 14/12/2009, Blog "Út Trỗi”









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Họp mặt K6-HN 20/12/2009 - Anh Minh

Start:     Dec 20, '09 11:00a
Location:     P1T2 Nhà khách Trúc Bạch, Số 1 - Phố Trấn Vũ - Ba Đình, HN.
Khóa 6 tại Hà Nội theo thông lệ tổ chức họp khóa hàng năm vào ngày nghỉ gần ngày 22/12 nhất. Năm nay tổ chức vào ngày chủ nhật 20/12, tại địa điểm truyền thống là Ụ pháo hồ Trúc Bạch. Khóa 6 có mời anh Trần Kiến Quốc K5, đại diện ban liên lạc của Trường đến dự, nhưng anh đang bận "công chuyện" ở "Hà Lội 2" nên vui vẻ từ chối.
Năm nay anh em đến khá đông đủ vì có một số tin vui. Xin thông báo để anh em Trỗi toàn quốc biết để vui chung.
Khóa 6 năm nay có 2 bạn được Đảng, Nhà Nước tín nhiệm phong quân hàm thiếu tướng. Đó là bạn Phạm Hòa Bình, hiện là Phó giám đốc Bệnh viện trung ương quân đội 108, thứ 2 là bạn Tạ Quang Chính, hiện đang là Cục trưởng chính trị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Niềm vui thứ 3: bạn Nguyễn Văn Hòa (Hòa còm) được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội, sau 16 năm miệt mài làm Phó giám đốc. (Hy vọng cống rãnh HN không bị tắc và không "nụt nội" như năm nào!).
Ngoài ra còn một số tin chưa được kiểm chứng: bạn Hoàng Tam Châu (Trâu điên) có thể được bổ nhiệm Cục trưởng Cục kỹ thuật Binh chủng Tăng thiết giáp, bạn Lê Quân (Lê Khơ) được bổ nhiệm Phó giám đốc Công ty Tây Hồ (thuộc Văn phòng Trung ương Đảng).
Xin gửi một số ảnh chụp trong cuộc gặp mặt của Khóa 6. Trong đó có ảnh của các bạn Phạm Hòa Bình, Tạ Quang Chính, Nguyễn Văn Hòa lên phát biểu, bạn Vũ Điện Biên (Biên rồ), Trần Tuấn Quảng (Quảng tỳ), Phạm Ngọc Chỉnh (Chỉnh thọt) thay mặt khóa lên "chỉ đạo" hội nghị và thông báo mức đóng góp.
Ngoài ra bạn Lê Minh Chính (Chính phổng) và Đinh Văn Nghĩa lên mời các bạn đến dự đám cưới con tổ chức vào dịp cuối tháng 12.
Nhân dịp K6 họp, có các bạn khóa 8 đến tham dự: Nguyễn Minh Tuấn từ tuyến đầu tổ quốc ra, Trí Dốt...
Còn lại nội dung chính là ăn to nói phét, nhưng không có bạn nào say xỉn. Tất cả về nhà an toàn.



Xem:


1. Tin vui từ cuộc gặp mặt k6 HN - Nguyễn Anh Minh, 27/12/2009, Blog K5.
2. Ảnh tại Blog K6
3. Ảnh gốc tại Blog K8-NVT







0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Họp mặt K6-HN 20/12/2009 (Update 1/1/2010)





Cảm ơn bạn Tuấn K8-NVT đã chụp và đưa lên mạng các hoạt động của K6. Xin phép được lấy về và post lại tại Bạn Trỗi K6.

Xem:

Ảnh gốc tại Blog K8-NVT
Tin vui từ cuộc gặp mặt k6 HN - Nguyễn Anh Minh k6, 27/12/2009, Blog K5.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Kỉ niệm 65 năm Ngày thành lập QĐNDVN (22/12/1944 - 22/12/2009)

Start:     Dec 22, '09
Location:     Blog


34 đội viên đầu tiên của lực lượng Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - (nguồn Wikipedia)


Xem:



Free Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Chuyện thời học viên (tiếp 2) - DĐ



Chuyện thời học viên (tiếp 2)
"  Con... con... hư... rồi...!"  
*

DĐ 

Cu cậu thường tâm sự. Gần 60 năm sống trên cõi đời điểm lại các mối quan hệ ngoài những người bạn quý hắn ra, còn có những người không ưa hắn, có nhiều người ghét hắn, thậm chí có người thù hắn. Nhưng hắn chưa từng thấy có ai thù hắn dai dẳng, ghê gớm bằng người đàn bà mà tới thời khắc này đã ngót nghét 50. Có nghĩa là cho tới bây giờ mỗi lần họp lớp bên đám bạn già cùng lứa. Không động đến tên hắn thì thôi, hễ cứ bạn bè nhắc tới tên hắn là y như rằng bà lại nguyền rủa, nhiều khi đến cay độc, hơn cả "nguyền rủa đế quốc Mỹ".

Hơn 30 năm trước hai đứa chúng tôi học năm thứ hai ĐHKTQS những ngày ôn thi chúng tôi hay trốn ra ngoài doanh trại "để ôn". Thường chúng tôi hay "bùng" qua tường lối xưởng cơ khí của trường, qua bệnh viện tỉnh rồi rẽ lên mấy quán nước trên dốc Láp (phía bên kia dốc là trường cấp ba Trần Phú).

Một lần sau khi ngồi hơn tiếng đồng hồ xem "nổ ngô" (hạt ngô được cho vào một cái bình sắt giống như bình chứa oxi của cánh thợ hàn, rồi đậy nắp thật kín. Sau đó cho lên bếp than quay. Khi đã đủ độ chín người thợ chuyến cái bình ra khỏi lò để trên một cái giá, giống như khẩu súng cối đặt trên bệ vậy. Một đấu chĩa vào tấm chăn màu cháo lòng được căng phía trước. Người thợ bật nắp bình một tiếng nổ lớn phát ra do nhiệt và áp suất cao. Kéo theo là những hạt ngô đã bung ra hết cỡ bắn như mưa vào tấm chăn phía trước rồi rơi xuống chiếc chiếu cũ đặt phía dưới. Người làm cứ thế lao vào xúc cho vào bao đem đi phân phối cho các quán hoặc đổ sỉ cho các chợ quê).

"Cảm kích" trước sự nhiệt tình ngồi xem của chúng tôi ông chủ múc một rổ con ra mời. Đã "tã lót" một bụng nước trà, giờ lại thêm rổ ngô tống vào, bụng căng ra thì cũng là lúc hai con mắt tự dưng muốn díp mẹ nó lại.

Chúng tôi bàn nhau sang trường cấp 3 Trần Phú kiếm cái bàn lớp nào đó chui vào đánh một giấc (vì bọn học sinh phổ thông đang kỳ nghỉ hè).

Hai thằng mỗi thằng một ghế băng. Đang "kéo bễ" thì thấy tiếng léo nhéo của mấy đứa con gái. Bọn tôi vội nhổm dậy, tiếng cười trong trẻo tuổi 16 của các em cứ thế vút lên.

Các em biết và rất ngưỡng mộ cánh lính ĐHQS chúng tôi. Quả thực hồi đó bọn tôi cũng đẹp trai và "miệng lưỡi" cũng không đến nỗi nào.

Thì ra là các em lớp 9 lên trường học thêm. Thế là chúng tôi quen rồi sau này thân nhau.

Bẵng đi một thời gian. Một lần thằng bạn về HN nghỉ tranh thủ. Đêm thứ bảy tự dưng cu cậu thức rất khuya ngồi giữa phòng khách bên ấm trà. Thuốc "điếu này ra điếu kia vào". Nửa đêm bà già tỉnh giấc phát hoảng khi thấy thằng con quý tử vẫn ngồi "đồng" giữa nhà. Bà hỏi:

- Có việc gì mà thức khuya thế anh? Dạo này học hành thế nào? Anh vẫn nói với mẹ là anh đang học "cơ bản". Học cơ bản thì tốt chứ có vấn đề gì nào?

Dân kỹ thuật chúng tôi có 2 năm đầu học cơ bản còn 3 năm sau là cơ sở. Dưng anh bạn tôi lại đúp mẹ nó mất một năm. Nên sau nghỉ hè trước khi lên trường mẹ hỏi: "Thế năm nay anh vào hoc năm thứ mấy?" Anh bạn ấp úng nói đại: "Con đang học cơ bản", cho nó gọn đỡ phải giải thích, năm thứ mấy cho nó lằng nhằng, sợ mẹ biết.

Tranh F Lực

Chẳng thấy con nói năng gì. Bà mẹ lại gặng hỏi. Bỗng anh cu cậu khóc rống lên như bò bị chọc tiết, rồi gục xuống mặt bàn mắt mũi lênh láng nước:

- Mẹ ơi con hư rồi! ... Con... con... hư... rồi...!

- Ơ! Cái anh này hay nhỉ! Hư là hư thế nào? Anh chỉ được cái... Có chuyện gì cứ bình tĩnh, từ từ nói cho mẹ biết xem nào?

Sau một hồi ngập ngừng cu cậu đành khai hết với mẹ.

Sự thật quá ghê gớm! Nó còn ghê gớm hơn nhiều lần chuyện ở lại lớp của cu cậu. Đó là việc tày đình, cô bạn gái cu cậu quen biết ngày nào, đang thi học kỳ 1 lớp 10 bị dính bầu.

- Giời ơi là giời! Sao lại đến nông nỗi này hả anh! Một lúc lâu chờ cho cơn tức trong người vơi đi mẹ anh mới chậm rãi hỏi căn kẽ sự tình.

Thế là thi học kỳ xong nhân nghỉ tết anh đưa bạn gái về chơi nhà và bà chị là bác sỹ ở bệnh viện giải quyết sự vụ êm thấm.

Sau sự việc bà rất giận anh nhưng tình thương của người mẹ đã giúp bà tỉnh táo trước vấp ngã của con trẻ. Bà dăn dò khuyên răn động viên chăm sóc cô bé chu đáo như con gái mình. Mua đường sữa bồi dưỡng rồi cho tiền, khi về bà tiễn cô bé ra tận bến xe.

Bà nói với anh: "Chuyện yêu đương, yêu ai là quyền của anh, mẹ không ép. Nhưng hiện tại con đang học nên quan hệ tình bạn cho đúng mực, phải tôn trọng và giúp đỡ nhau...". Bà dặn dò anh cũng là dặn dò cô bé.

Thế rồi năm tháng qua nhanh anh ra trường nhận công tác. Đơn vị ở xa nơi biên giới, thời gian, khoảng cách và nhiều thứ khác nữa khiến cho tình yêu của hai anh chị không thành.

Dưng chị không tin, chị vẫn đổ tiệt cho là anh không chung thuỷ, là anh không còn yêu chị nữa, chê chị là gái tỉnh lẻ, là anh đã có người khác... Kể từ đó chị ghét anh, chị thù anh. Cho tới tận bây giờ chị vẫn tức, chị tức cái buổi trưa hè trên sân trường Trần Phú năm nào đưa đẩy để chị quen anh.

Người đàn bà "thù dai" ấy giờ đã là bà ngoại. Nghe nói người ta vẫn thấy bà múa kiếm, đi quyền đều đều mỗi sáng bên bờ Đầm Vạc trên tận Vĩnh Yên.


* Tiêu đề phụ do Bạn Trỗi K6 tự đặt thêm. Xin lỗi tác giả vì đã mạn phép.

Gửi bởi DĐ lúc 09:49: 19 tháng mười hai, 2009
Đăng lại bài viết của DĐ (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: thứ bảy, 19 tháng mười hai, 2009)


Xem bài liên quan:



Free Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Chuyện thời học viên - DĐ



Chuyện thời học viên
"  Nghe... xui dại "
  *

DĐ 

Anh lớn tuổi nhất trong tiểu đội, anh em quen nhau khi tập trung về ĐHKTQS ôn thi rồi sau này thân nhau. Anh quê Quảng Xương Thanh Hoá. Hết lớp 10 đi bộ đội, là lính pháo binh bảo vệ đảo Hòn Mê.

Anh em trong tiểu đội trọ học quanh quẩn trong mấy nhà dân ở đầu làng Yên Lãng, Yên Lạc, Vĩnh Phú.

Anh ở nhà bà cụ có nghề làm bún, cụ có người con gái là chị Tươi ít hơn anh vài tuổi. Chị đã đính hôn với một anh bộ đội người cùng làng nhưng anh vào Nam đã mấy năm.

Chị làm điều dưỡng viên trại an dưỡng của tỉnh ở Đầm Vạc trên thị xã Vĩnh Yên.

Anh vui tính và rất hay "dân vận" sáng sáng anh thường dậy sớm giúp gia đình giã bột vắt bún chuẩn bị cho phiên chợ sáng.

Những ngày nghỉ chị Tươi về thăm nhà, những buổi sớm như những hôm ấy thường chỉ có hai anh chị thậm thịch bên cối bột.

Khi học phổ thông anh có cô bạn thân là chị Nghĩa. Hết lớp mười chị đỗ Bách khoa. Ra trường chị về nhận công tác ở tổng kho Đông Anh.

Một lần về HN tình cờ họ gặp nhau trên tàu, thế là tình bạn thời phổ thông sau bao năm xa cách được nối lại.

Chị hay lên thăm anh. Mỗi lần chị lên bọn tôi lại được bữa no.

Hình như chị yêu anh nhiều còn anh, anh vẫn coi chị như người bạn thân cùng lớp ngày nào. Rồi chị lấy chồng, một kỹ sư cùng cơ quan.

Khi thi đại học xong chúng tôi về Vĩnh Yên, lại gần ngay chỗ cơ quan chị Tươi.

Mỗi lần về nhà lên chị hay nhắn anh ra chơi có khi cả ngày chủ nhật thỉnh thoảng có chúng tôi rồi sau này chỉ còn mình anh.

Mãi sau bọn tôi mới biết chị rất quý anh, có khi còn hơn thế, nhưng có lẽ chị không dám bước qua "lời nguyền" với người ngoài mặt trận. Chả biết đời chị sau này ra sao?

Những ngày ấy đói kém lắm về tranh thủ về HN thăm nhà lên thực phẩm đem theo làm quà cho nhau chỉ có can tương ớt. Cứ thế chan vào cơm độn ngô, độn sắn mà nuốt. Ỉa đến rát cả đít mà vẫn cứ ăn.

Anh nói với tôi cái anh tương ớt HN này là bố anh ở quê thích lắm. Cụ viết thư bảo đợt này phát quân trang cho bố xin đôi giầy cao cổ. Tết về qua HN nhớ mua cho bố can tương ớt để bố ăn tết.

Thế rồi năm ấy về nghỉ tết khi lên anh kể:

Xuống ga Thanh Hoá vai đeo ba lô tay xách can tương ớt 5 lít. Tàu chạy chậm chậm chưa dừng hẳn anh đã bước xuống đường ke. Khi chân tiếp đất anh vẫn nắm chặt tay nắm nơi cửa toa. Cứ thế tàu lôi sềnh sệch anh đi, tới gần chục mét anh mới buông được tay ra. Cả người và can tương ớt đổ sập xuống mặt đường. Can tương ớt vỡ tan, văng tung toé đỏ ối cả khoảng đường.

Bà con trên tàu la thất thanh "Ố giời ôi! Tàu kẹp chết anh bộ đội rồi, máu me lênh láng thế kia thì còn sống làm sao được nữa hả giời". Tàu dừng hẳn bà con lao đến. Hết hồn!!!

Về đến nhà bố anh đã đón ở đầu ngõ. Anh kể lại sự việc. Cụ an ủi: "Thôi của đi thay người con ạ, không sao là may rồi".

Anh nói ngay để bố vui: "Con có đem về cho bố đôi giầy cao cổ đây này, chả biết bố đi có vừa không?"

Chưa biết mặt mũi đôi giày ra sao cụ đã lườm anh mắng yêu: "Không vừa là không vừa thế nào! Rộng quá thì đi nó thoải mái, còn nếu chật thì nó ôm lấy chân mình mùa đông càng ấm chứ sao. Sao lại không vừa! Anh chỉ được cái..."

Rồi anh lấy vợ, chị làm ở nhà máy quân khí Đông Anh. Có lần chị lên thăm, anh mời chúng tôi ra chơi. Cơm xong chúng tôi kéo ra chiêu đãi sở. Tìm đúng số phòng cứ thế chúng tôi gõ cữa chả thấy động tĩnh gì chúng tôi càng gõ tợn bỗng thấy tiếng anh luống cuống ở phía trong: "Ấy ấy! Đợi anh mặc quần cái đã".

Ngồi chơi chả thấy chị đâu. Anh nói chị bị mệt xin lỗi nằm. Sau tấm rèm hoa chắc chị ngượng vì câu nói quá "chân thành"của anh.

Cuối hè 78 đi thực tập ở Thái Nguyên rẽ qua Đông Anh chơi. Anh chị lúc đó đã có hai thằng con khoảng 3-4 tuổi. Hai đứa con anh ra chào tôi. Tôi cứ ôm bụng cười, không làm sao hiểu được thứ tiếng Thanh Hoá nặng chịch do con trẻ phát âm. Anh đỡ lời: "Có ba tháng hè vứt chúng về quê cho ông bà mà khi đón lên chúng nó đã nói đặc giọng Thanh Hoá, thế có chết không cơ chứ! Đến anh chị nhiều câu chúng nó nói luận mãi mới ra".

Sáng hai anh em rủ nhau đi chợ Tó. Mua được mớ cá rô đồng rẻ, ít rau sống cà chua định làm bữa tươi thết thằng em. Lúc về hai anh em đang cong đít chở nhau lên dốc cầu bê tông vắt qua con mương giữa cánh đồng. Bỗng nghe thấy tiếng vịt kêu. "Quái! Sao có tiếng vịt nhỉ?" Dừng xe nhìn quanh quất anh nói. Giữ xe cho anh. Vừa nhìn xuống gầm cầu thấy một chú vịt cỏ chân bị trói đang nằm. Thì ra con vịt của ai đó đi chợ buộc ở Poocbaga bị rơi không biết. Thế là bữa trưa hôm ấy hai anh em có thêm món vịt luộc mắm tỏi và đĩa tiết canh ngoài kế hoạch. Bữa trưa chả hiểu vợ anh cũng kiếm ở đâu cho chúng tôi được "cút" rượu. Vừa gắp thịt cho hai anh em chị vừa mắng "hai anh em sao hôm nay hoang thế!?".

Một lần về thư viện quốc gia tìm tài liệu cho đồ án. Từ HN lên thế quái nào anh quen được một em học trường Trung cấp Cơ khí ngay đường vào Tam Dương. Tiện có xe đạp, trời lại khuya thế là anh đèo em về trường. Chia tay bịn rịn trên đồi bạch đàn. Trời xui đất khiến thế quái nào hai anh chị tự dưng ôm chặt lấy nhau cả tiếng sau mới dứt được ra.

Đêm khuya lắm anh mới mò về tới trường. Cả bọn nhao nhao hỏi tàu HN hôm nay lên muộn thế hả anh? Anh ậm ừ rồi kể hết sự tình cho bọn tôi nghe, cả bọn dáo dác dỏng tai nghe quên bố nó cả ngủ.

Nude -Tranh Giay 60x45 - F Lực

Tôi còn nhớ cũng trong những đêm như thế trước khi ngủ chúng tôi thường hay phỏng vấn anh. Bọn tôi hỏi: "Thế anh đã thấy cái ấy của phụ nữ bao giờ chưa?". Anh thú thực là hai mặt con rồi mà chưa biết nó tròn méo ra làm sao.

Bọn tôi kích: "Anh kém thật trước khi cưới phải kiểm tra chứ lỡ nó không có thì sao?" Thế rồi kỳ nghỉ hè năm ấy anh kiểm tra thật.

Sẵn có cái đèn 3 pin Trung quốc mới mua khi đi thực tập ở biên giới anh cẩn thận đặt dưới gối trước khi ngủ. Nửa đêm lừa cho vợ ngủ say anh mới len lén lôi đèn pin ra hí hoắi soi. Đang ngủ thấy nhồn nhột dưới chân theo phản xạ chị co chân đạp, cái đèn pin văng bố xuống sàn nhà vỡ toi cái pha đèn. Thế là chị tỉnh, chị chửi um lên: "Có con rồi mà còn đổ đốn, nếu nó xinh, nó đẹp thì đã phô cho anh xem từ lâu rồi chứ còn phải để đến bây giờ". Anh ngượng quá cứ thế chổng mông vào vợ im thin thít ngủ tới tận sáng.

Hết hè lên anh chửi chúng tôi như hát hay: "Lớn đầu mà tự dưng đi nghe bọn mày xui dại làm tao mất hết cả uy tín với vợ".

....

Chuyện vui đời học viên thì còn nhiều, viết không "lổi".


* Tiêu đề phụ do Bạn Trỗi K6 tự đặt thêm. Xin lỗi tác giả vì đã mạn phép.

Gửi bởi DĐ lúc 17:54: 14 tháng mười hai, 2009
Đăng lại bài viết của DĐ (đã đăng tại Blog "Bạn Trường Trỗi”: thứ hai, 14 tháng mười hai, 2009 )


Xem bài liên quan:
  1. Chuyện thời học viên (tiếp 6): "ANH TUYNH" - Duy Đảo, 03/02/2010, Blog K6.
  2. Chuyện thời học viên (tiếp 5): Học viên bên "tây" (phần 2) - Duy Đảo, 12/01/2010, Blog K6.
  3. Chuyện thời học viên (tiếp 5): Học viên bên "tây" (phần 1) - Duy Đảo, 08/01/2010, Blog K6.
  4. Chuyện thời học viên (tiếp 4): "Gác đêm" - Duy Đảo, 02/01/2010, Blog K6.
  5. Chuyện thời học viên (tiếp 3): "Cái áo ngực" - Duy Đảo, 30/12/2009, Blog K6.
  6. Chuyện thời học viên (tiếp 2): "Con... con... hư... rồi...!" - Duy Đảo, 19/12/2009, Blog K6.
  7. Chuyện thời học viên (tiếp 1): "Nghe... xui dại" - Duy Đảo, 14/12/2009, Blog K6.



Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>