Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

K6 HN gặp mặt thường niên cuối năm 2018

Tổng hợp - Ảnh Bạn Trỗi
K6 Trường NVTrỗi gặp mặt thường niên cuối năm (Thắng Lương > FB Bạn Trỗi K6).

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

K6 HCM gặp mặt thường niên







Ảnh Bạn Trỗi, Video Tuấn Huỳnh


Ban liên lạc k6 phía Nam... Có cao, thấp, ốm, mập... đủ các thành phần kkkkk... (Tuấn Huỳnh, Sử Bình)

















THÔNG BÁO "Họp mặt K6 HCM trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi"

BLL K6 HCM thông báo sớm để các bạn lên kế hoạch: K6 HCM sẽ họp gặp mặt thường niên
vào lúc 10g30 ngày 15/12/2018
tại nhà hàng Lẩu Gà úp số 59 Tú Xương, P.7 Q.3.

Thân mời tất cả các bạn k6 phía Nam và các bạn k6 miền Bắc miền Trung tới dự.
Đề nghị các bạn báo tin tiếp cho các bạn k6 cùng biết.

Thân mời đại diện các K 1,2,3,4,5,7,8,9 cùng tham dự.

BLLK6


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Không hoàn thành nhiệm vụ

Công ty tôi đóng sát sân bay. Bên kia bức tường phía sau lúc bấy giờ là khu vực quân sự - Vành đai bảo vệ sân bay (nay là sân golf). Đã có lần, ở công ty bên cạnh có thằng chuyên gia Nhật leo đứng lên trên tường rào để quay phim cảnh công ty nó. Đang loay hoay tác nghiệp thì bỗng có 1 “chú” bộ đội xuất hiện chĩa khẩu AK lên hất hất kêu nó xuống. Thằng em quýnh quáng xém té, đánh rớt cả cái máy quay phim xuống đất hư mẹ nó luôn. Mấy thằng nhân viên Việt Nam vội chạy ra can thiệp, ra sức giải thích và năn nỉ xin tha cho thằng Nhật. Sau 1 hồi thì “chú” bộ đội cũng đồng ý tha kèm theo lời dặn dò “Coi chừng tụi nước ngòai, cần phải hết sức nâng cao cảnh giác!”
Nhưng thôi, đấy là chuyện công ty kế bên mà tôi cũng chỉ nghe kể lại (tụi nó kể cho tôi nghe chỉ để hết sức nâng cao cảnh giác mà thôi).
Còn chuyện bên công ty tôi thế này. Ở sát bên tường phía Vành đai bảo vệ sân bay là đọan đường thử xe nên tôi cũng ít khi đi bộ tới đó. Nhưng có 1 hôm, tôi rảo rảo đi ngang qua đúng lúc có cơn gió nhẹ thổi từ phía sân bay qua. Tôi sựng lại nói thằng em đi cùng: Này có cái mùi gì hôi quá mày? – Mùi phân heo đó. – Hả? – Bên kia tường là cái chuồng heo của sư đòan bảo vệ sân bay. – Sao mày biết? Thằng em vội lấy cái thang bắc lên tường cho tôi leo lên coi. Nhìn qua bờ tường tôi thấy cách khỏang chục mét đúng là có 1 cái chuồng heo to … cở cấp sư đòan, hôi rình. Thế này không được rồi. – Mày biết bọn bộ đội bên đó không? – Tôi hỏi thằng em. – Dạ, không, nhưng em biết đó là sư 370 Không quân.
Vậy là sau đó, tôi làm công văn chính thức gởi ông Sư trưởng phản ánh vụ chuồng heo gây ô nhiễm. Rồi qua vài lần liên hệ tôi được liên lạc trực tiếp qua điện thọai với ông Sư trưởng. Nghe danh Sư trưởng, tôi nghĩ ngay tới các phụ huynh anh em mình hồi đó, tòan các chú, các bác già. Nay mình cũng đã không còn trẻ, nhưng chắc ông Sư trưởng cũng phải tầm cỡ. Vậy là qua điện thọai, tôi hết sức lịch sự xưng em gọi anh nhã nhặn với ông Sư trưởng mong sao được việc mà không bị cây AK hất hất lên ….Sau nhiều lần trao đổi tôi nhận được 1 cái hẹn gặp mặt trực tiếp để làm việc.
Tới ngày, tôi phi xe 1 vòng sân bay để tới cái cổng vào Sư đòan (đúng là gần nhà, xa ngõ). Tới cổng, sau khi trình bầy với “chú” lính gác, tôi được đồng chí sỹ quan trực ban ra tiếp hỏi han thêm 1 hồi nữa, rồi đồng chí sỹ quan trực mới gọi điện vào Sư với nhiều lần kết nối tôi mới được “anh” Sư trưởng nhận điện và lệnh cho đồng chí sỹ quan trực cho tôi vào.
Vào đến Sư đòan bộ, thấy 1 đám gần chục (có lẽ) là sỹ quan sư đoàn đang rất ồn ào náo nhiệt, có vẻ như vừa mới tan 1 cuộc họp gì đó. Tôi tia mắt tìm kiếm, không thấy ai trọng trọng tuổi có vẻ là “anh” Sư trưởng cả, bèn hắng giọng lên tiếng: Xin phép cho tôi gặp đồng chí Sư trưởng Võ Tuấn. Một người trắng trẻo, trông trẻ măng cũng chỉ cỡ anh em mình đứng lên nói: Mời anh ngồi. Thì ra đây là “anh” Sư trưởng! Tôi bị hơi lúng túng. Tuấn chủ động hỏi thăm: Nghe giọng chắc trước anh ở Hà Nội? – Vâng, tôi ở Hà Nội (lúc này tôi chuyển giọng không còn xưng “em” nữa) – Anh học trường nào? – Tôi ở trường Nguyễn Văn Trỗi. Tuấn cười nói nhỏ gì đó với 1 người bên cạnh. Tụi sỹ quan cũng cười rồi từ từ kéo nhau ra ngoài. Bọn này cũng biết ý đấy chứ - Tôi nghĩ và bắt đầu vô chuyện cái chuồng heo ngay mà không đợi chờ gì. Mới qua lại được mấy câu, bỗng thấy 1 người sồng sộc bước vào Sư bộ. Tuấn ngẩn lên mới nói: Đây là …. Thì người đó hỏi ngay: Hà Mèo, đi đâu vô đây vậy? – Giật mình, tôi ú ớ: … Ơ, ơ… Nam cùi! – Thì ra là Nam cùi, phi công của khóa 6 mình. Cả 3 bật cười lên ha hả. – Quen à? Người nhà cả! Người nhà cả! – Tuấn vui vẻ vừa cười vừa kéo Nam ngồi xuống rồi đứng dậy nói: Lâu ngày gặp nhau, anh em mình làm mấy ly nhỉ!
1 chai Vodka được mở ra, 3 anh em cụng ly. 1 hộp cá mòi, mấy gói thuốc, 3 anh em chuyện trò huyên náo. Thì ra Võ Tuấn, sư trưởng cũng cỡ tuổi anh em mình, trước ở Hà Nội, giờ cũng quen rất nhiều anh em Trỗi các khóa và tất nhiên là rất thân với Nam cùng Sư đoàn. Vậy là đủ thứ chuyện từ trên trời (đúng nghĩa đen) xuống tới đất, lan từ sân bay ra tới ngoài đường, kéo từ hôm nay tới ngày xưa khi còn đi sơ tán … đủ cả, chỉ thiếu mỗi cái chuồng heo là không được nhắc tới!!!
Trời ngả dần về chiều, 3 anh em tôi chia tay nhau vui vẻ. Tôi ngà ngà say, trên đường về mới sực nhớ: Chết mẹ, nhiệm vụ chính là cái chuồng heo chẳng giải quyết được cái gì. Đành tặc lưỡi, thôi thì bữa nào gọi điện trao đổi cũng được. Nhưng rồi công việc cứ kéo tới làm tôi quên lửng.
Tới 1 bữa, mấy thằng thợ trong lúc vui vẻ nói với tôi: Anh qua làm việc với Sư đoàn không quân thế mà có tác dụng. Giác này thấy mùi hôi bớt đi nhiều. – Hả? Tụi nó chuyển chuồng heo qua chỗ khác rồi à? - Không, vẫn còn đó, nhưng chắc dọn dẹp có sạch sẽ hơn nên nên cũng đỡ hẳn. – Hay để tao yêu cầu tụi nó dẹp đi. Tôi nói cứng, nhưng trong bụng nghĩ: Chắc gì được! – Thôi anh ơi, anh em bộ đội cũng chỉ có chút đỉnh tăng gia cải thiện. Mà giác này cũng tốt nhiều rồi.
Vậy là tuy không hoàn thành nhiệm vụ, nhưng cũng vun đắp thêm được cho tình quân dân. Mà đúng thiệt chớ: Tôi thì tìm lại được thằng bạn bộ đội, tạo dựng thêm mối quan hệ với thủ trưởng đơn vị. Còn anh em công nhân thì thông cảm với tình hình sinh hoạt của anh em bộ đội mà!



FB Bạn Trỗi K6 - 13/12/2018

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Trỗi đụng nhau

Hồi Liên doanh chúng tôi mới được thành lập, một trong những việc đầu tiên là phải mua bảo hiểm. Bọn Tây hỏi tôi : Chọn công ty bảo hiểm nào đây? Thực tình tôi chỉ biết có 2 cái tên Bảo Việt và Bảo Minh, còn tốt không thì chịu. Hồi đó đến giờ có mua bảo hiểm đâu mà biết. Nhưng rồi cũng xong. Tập đoàn bên kia bắt toàn cầu phải mua chung 1 công ty bảo hiểm, mà đại lý của công ty bảo hiểm bển ở Việt Nam là Bảo Việt. Vậy là không cón lựa chọn nào khác. Tôi liên hệ với Bảo Việt HCM. Tới bữa đại diện Bảo Viêt HCM tới thì … thật không ngờ lại là ông bạn thời Trỗi: Phú sỹ! Vậy là không còn gì thắc mắc. Hợp đồng được ký cái rẹt.


Sau suốt thời gian yên ổn (có nghĩa là chúng tôi cứ yên lặng đóng tiền bảo hiểm mà chẳng có chuyện gì xảy ra), đến 1 bữa có sự cố. 2 chiếc xe của chúng tôi đụng phải nhau trong sân nhà máy. Vậy là có việc cho bảo hiểm.

Nhân viên bảo hiểm tới xem xét kỹ càng rồi đưa ra ý kiến: không bồi thường! Lý do là 2 xe đều của chúng tôi. Nếu bồi thường xe này thì xe kia phải trả và ngược lại. Bực mình, tôi không chịu vì chúng tôi phải mua bảo hiểm cho cả 2 xe. Sau 1 hồi tranh luận không đến đâu, tôi yêu cầu gặp cấp lãnh đạo.

Vậy là mấy ngày sau, ông bạn Phú cùng 6, 7 đứa nhân viên tới công ty tôi làm việc. Phía bên này chỉ có tôi và Quang chày – trưởng phòng Nhân sự mà công tác bảo hiểm của công ty thuộc phòng nó phụ trách. Oái ăm thay, Quang chày cũng là cựu học sinh khóa 6 Trỗi. Vậy là 3 thằng Trỗi gặp nhau trong phòng họp.

Đám chuyên viên của Bảo Việt trình bày đủ các văn bản pháp lý, quy định, hướng dẫn … của nhà nước để chứng minh là tụi nó không phải bồi thường. Tôi nghe ù cả tai, chẳng thấy cái gì giống trong cái Hợp đồng Bảo hiểm đã ký. Đúng là kiểu lý luận của Quốc doanh : Cứ nhà nước quy định thì phải làm theo!

Bực mình tôi nói với mấy đứa nhân viên Bảo Việt: Xin lỗi mấy em nha, để anh nói chuyện riêng với nó. Nó là bạn anh - Vừa nói tôi vừa chỉ Phú sỹ đang ngồi đối diện.
- Phú, ..ụ mẹ mày! Mày mà không bồi thường thì tao bỏ sang ký hợp đồng bảo hiểm với thằng khác đấy. Nghe nãy giờ rối quá, chẳng hiểu gì hết.
Lúc này, sau 1 thời gian, tôi cũng đã có hiểu biết chút ít về mấy cái công ty bảo hiểm rồi, nên ăn nói rất tự tin.

Quang chày bên tôi nhe răng cười hì hì. Phú sỹ thì ngồi sửng, rồi nói: Làm gì mà dữ thế! Để từ từ rồi tính. - Ừ thì tính đi! – Rồi 2 bên chia tay hẹn tới khi có cái “tính” sẽ gặp lại.
Sau này nghe Phú sỹ kể lại: trên đường về, mấy thằng lính nói: Ổng chửi ..ụ mẹ đó anh. Ổng là sếp ở bển đó. - Phú cười: Nó là bạn tao mà.

Sau đó, tụi Bảo Việt thông báo: sẽ bồi thường cho chúng tôi 1 xe và xe kia sẽ mua lại với giá phải chăng. Ghi nhận thiện ý, tụi tôi bán cho nó cái xe với giá xe cũ (mặc dù đã được sửa chữa hoàn chỉnh như mới xuất xưởng, có bảo hành đàng hoàng) và không tính chi phí sửa chữa, thay đồ.

Vậy là xong 1 phi vụ giữa 2 thằng Trỗi. Để rồi sau này, tụi tôi vẫn cứ tiếp tục đóng phí bảo hiểm suốt mất chục năm cho tới khi cả 2 đứa đều nghỉ mà chẳng có sự kiện nào xảy ra nữa.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Thầy cô trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Di Sản Của Bố Tôi - Phạm Nguyễn Thanh Tùng

Giỗ Thắng híp

Di Sản Của Bố Tôi







Nếu bạn bảo chả có gì là mãi mãi thì tôi sẽ trả lời là đây. Mối quan hệ của bố tôi với mọi người xung quanh. Những người trong bức ảnh này là bạn bố, mọi người quen nhau từ hồi ĐH, từ thời 18 tuổi, đến giờ cả hội đã U70 tức là họ đã chơi với nhau khoảng 50 năm, có người thì quen nhau từ hồi lớp 4. Nói qua một chút thì nhà mình có gốc rễ là quân đội, con nhà tướng, thế nên bạn bố cũng toàn là con tướng và làm quân nhân. Hồi xưa thì con nhà tướng đều học chung với nhau, thường là trường nội trú thế nên có khi thời tuổi thơ và thanh xuân họ dành nhiều thời gian cho nhau còn nhiều hơn gia đình.

Nói về bố thì ông thuộc kiểu người nhiệt tình, sống vì bạn, sống quảng giao thoải mái. Bố là linh hồn của các bữa tiệc, gần như không bữa nhậu nào không thể thiếu bố. Hồi còn sống mỗi ngày bố mình có thể đi nhậu 3 trận sáng trưa tối. Trong mắt mình bố mình như ông sâu rượu còn trong mắt bạn bè bố, ông là lãnh tụ tinh thần  . Bố mình chả cần kiếm nhiều tiền, chỉ vừa đủ nuôi con cái ăn học, nhưng mọi người luôn chủ động mời bố đi nhậu. Thằng bạn thân mình bảo, khi người ta gặp mình chỉ vì tiền thì cuộc đời mình đang thất bại, vì đến một ngày mày không có tiền thì không ai muốn gặp cả, giá trị của người đàn ông nằm ở kiến thức và nhiều cái khác. Quan điểm này của nó giống với cách sống của bố mình, bố có kiến thức rất sâu rộng và các mối quan hệ cực quảng giao, đó là điều khiến người ta ngưỡng mộ ở ông, và gặp ông nói chuyện không bao giờ chán cả, ông biết nhiều đến mức lúc nào cũng có nhiều thứ để nói, kể cả những chuyện lịch sử cũ rich thì bố vẫn khai thác được nhiều khía cạnh mới mẻ. Nói không phải khoe, nhưng bố mình không làm nhà sử gia thì hơi phí, mà nếu thời đi học mà ông mà đứng lớp thì giới trẻ bây giờ đã chả ghét sử VN.

Có vẻ hơi lan man, quay lại về các mối quan hệ của bố, mình gọi nó là minh chứng của các mối quan hệ mãi mãi. Khi người ta đối xử với nhau chỉ bằng sự chân tình, không vụ lợi thì chả có lý do gì nó phải kết thúc cả. Hồi lớp 12, mình đọc 1 bài viết của anh Lữ Hồng Ân “Nói yêu thôi đừng nói yêu mãi mãi”, theo quan điểm tác giả thì con người ai cũng sẽ thay đổi, và khi thay đổi thì người ta đối xử với nhau cũng khác đi. Thế nên không nên quá ỷ lại vào một mối quan hệ, không nên trách móc đối phương vì họ không còn yêu thương mình như cũ, mọi thứ đều chỉ có giới hạn cũng như đồ ăn thì chỉ có hạn sử dụng. Những năm về đây, quan điểm đó còn được mọi người nhắc nhở nhau nhiều hơn, thể hiện nhiều hơn. Người ta ly hôn, người ta chia tay, người ta lánh mặt và người ta lấy lý do là ai cũng thay đổi. Người ta khuyên là nâng được thì buông được, người ta khuyên nên sống theo cách nhà phật bao dung để mọi thứ cứ trôi qua, đừng quá quỵ lụy. Mình thì nghĩ người ta đang đánh tráo khái niệm, họ nhầm lẫn giữa sự thay đổi và sự buông bỏ, giữa việc đối xử với nhau bằng chân tình với lợi ích trong một giai đoạn. Theo tôi khi chúng ta yêu nhau thật sự, dù có chia tay người ta cũng không tránh mặt, họ vẫn gặp nhau và nhớ về kỷ niệm đẹp.

Ngày bố mình mất, người đến dự đông như đám tang của chủ tịch nước, thậm chí còn có các bác đại tá, đại tướng. Dỗ đầu của bố, các bác vẫn đến đông đủ, và lần này là đám dỗ lần 2, mọi người vẫn cố sắp xếp thời gian để tham gia. Hồi xưa bố bảo người ta đến đám cưới chưa chắc vì tình cảm, nhưng những người đến đám tang của người thân trong nhà mình hay của mình thì chắc chắn đó là họ có tình cảm sâu sắc với mình. Sống tình cảm là quan điểm sống và là di sản mà bố để lại cho mình. Bản thân gia đình mình nhiều thế hệ cùng ở chung với nhau, cả nhà nội và nhà ngoại đều sống như vậy. Người trong nhà có thể có lúc mâu thuẫn nhưng mọi người luôn ở bên nhau. Đối với mình tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu là thứ quan trọng tạo nên nền móng cuộc sống của mình. Được hưởng thụ tinh thần đó, môi trường sống đó nên mình luôn lạc quan tin vào cái thứ gọi là MÃI MÃI. Có người bảo mình ngây thơ, trẻ con, thiếu va chạm, cũng đúng thế thật nhưng thôi cứ để tôi ngây thơ đi vì tôi đã chứng kiến và sống với nó. Thực ra không ai dạy được cho ai phải sống như thế nào, bạn không phải là tôi để hiểu cuộc sống của tôi. Nhưng mình đơn giản là chia sẻ về cuộc sống và quan điểm của mình như vậy đấy, nếu bạn thấy đồng cảm xin chúc mừng là bạn đang có một cuộc sống rất hạnh phúc.

Ngày 10/11/2018 (4/10/ Mậu Tuất)


FB Phạm Nguyễn Thanh Tùng
11/11/2018


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Những ngày đầu lên Trỗi - Sử Bình



Tôi nhớ, khoảng cuối 1965, má đưa tôi qua Lý Nam Đế để tập trung lên Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi. Chả là má có mấy người bạn chung đơn vị từ thời chưa đi tập kết, đã có con gởi lên Trường từ những đợt trước (Hoàng Anh và Y Nam...), nên quyết định cũng cho tôi học Trường này. Chiều tà, xe quân sự phủ bạt kín mít chở chúng tôi - gồm một số anh em thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, lứa của tôi là nhỏ nhất - lên Trường.

Xe chạy trong đêm không bật đèn pha, chỉ có đèn gầm lờ mờ. Chiến tranh mà, xóc, đường tối đen như mực, hé bạt nhìn ra cũng chả thấy được gì. Chúng tôi ngồi trên xe khoảng chục người. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai một lời nào, mỗi người đều theo đuổi dòng suy nghĩ riêng của mình. Ai cũng bắt đầu cảm thấy nhớ nhà, nhớ người thân, nhớ nơi thân thuộc đã từng sống...

Xe chạy mãi rồi cũng dừng lại. Một chú bộ đội trong nhóm hộ tống xuống sau xe đọc vài cái tên trong danh sách xuống xe, về nơi đóng quân. Xe lại đi tiếp, nhóm của tôi là nhóm thứ hai xuống xe, những người còn lại tiếp tục lên đường...

Mấy đứa nhi đồng chúng tôi đeo hành lý được lệnh đi theo người dẫn đường. Hành quân bộ dọc con đường mòn lờ mờ quanh co, có lúc là đường đồi, có đoạn là bờ ruộng và cả xắn cao quần lội qua suối... Đi mãi khi đã thấm mệt, cuối cùng cũng đến nơi. Chú bộ đội dẫn đường nói nhỏ:
- Tất cả nhẹ nhàng, không làm ồn ảnh hưởng đến những người khác đang ngủ.

Chú thắp lên một ngọn đèn dầu phòng không, ánh sáng leo lét chiếu qua cái lỗ nhỏ trên thân đèn. Tôi kịp nhận ra mình đang đứng trong một lớp học (chính xác hơn là một cái lán), vì có bàn ghế, nền nhà bằng đất, vách đất, mái lợp tre và lá cọ. Người dẫn đường tiếp tục:
- Đêm nay tạm thời các em ngủ ở đây, sáng mai sẽ bố trí sắp xếp sau.

Mấy đứa nhỏ chúng tôi chả ai bảo ai đều cùng xúm lại kê bàn sát vào nhau làm giường ngủ tạm.
Nằm trên bàn, không màn, không chăn chiếu... Cái lạnh của vùng trung du những tháng cuối năm, rồi muỗi và nỗi nhớ nhà, nhớ phố cũng không ngăn nổi giấc ngủ chập chờn. Chỉ bực nhất hai cái chân lội suối còn ướt chưa khô nên lạnh quá.

Tờ mờ sáng tôi thức dậy, nhìn xung quanh thấy 4 - 5 đứa trạc tuổi mình đang say sưa ngủ, những khuôn mặt lạ, chả quen đứa nào. Mà sao hai cái chân vẫn chưa khô? Ngồi trên bàn, tôi nhìn xuống chân, thấy bê bết máu, dính đầy cả trên bàn, một con đỉa trâu to như ngón chân cái người lớn đang lủng lẳng ở bắp chân, khiếp quá. Chắc lúc đêm lội qua suối nó đã kịp bám vào. Vội vàng nhảy xuống đất, tôi tìm nhặt một cái que ra sức gạt con đỉa ra. Máu chảy hoài, chả có bông băng gì, tôi chạy ra ngoài vặt vài cái lá dại nhai nát, đắp vào vết cắn. Một lúc sau, may thay máu cũng ngưng chảy. Vậy là qua được đêm đầu tiên ở Trường Trỗi. Thật kinh khủng!

Bên ngoài, tôi quan sát xung quanh, đúng là nơi đây toàn đồi núi. Mùi đất và mùi lá rừng rất lạ, nồng nồng, hăng hắc. Tiếng những con gì đó kêu to lắm, chắc là tiếng chim hay thú. Tiếng nước chảy róc rách dưới khe, bên kia những lùm cây rậm rạp... Buồn thê lương!
Gần đó cũng có một cái lán lợp lá nữa, chắc là nhà ở tập thể.

Rồi mọi người cũng dần thức dậy. Lũ "lính" cũ mặc quân phục, cười nói, lom lom nhìn bọn lính mới chúng tôi bàn tán. Lát sau, một chú bộ đội đến dẫn chúng tôi đi sang một khu vực khác, cách đó vài trăm mét. Sau này khi đã quen tôi mới biết chúng tôi được bố trí ở chung nhà với Thầy Trường - CTV Đại đội và Thầy Ninh - Đại đội trưởng.

Những ngày sau, lũ lính mới chúng tôi được cấp phát quân trang, chăn màn, xúng xính quân phục mới và cả cái bát sắt tráng men B52. Rồi học dần Điều lệnh của Trường, tác phong Quân đội, nội vụ buổi sáng, giờ giấc học tập, ăn, ngủ, vệ sinh, sinh hoạt v.v. Chúng tôi lên sau nên còn phải học đuổi các bạn lên trước.

Nhiều đứa bạn mới lên vẫn nhớ nhà, trốn ra chỗ vắng ngồi khóc một mình. Tôi thì không khóc, quen dần với cuộc sống và nề nếp mới. Một thời gian ngắn sau tôi đã quen thân được các bạn mới trong lớp mình và cả các lớp khác. Cuộc sống thiếu thốn, gian khổ ở trên Trường: không có chỗ đi chơi, tối không có điện, không có quà vặt như ở nhà... cũng dần quen. Chuyện học hành, sinh hoạt hàng đêm, tập hành quân, tự làm hầm tránh máy bay, lấy củi, vác gạo, sinh hoạt tập thể... lũ bộ đội nhi đồng mới cao chừng mét mốt, mét hai sau ít ngày ở trên Trường chả có thời gian mà nghĩ đến khổ đến buồn nữa.

Tôi ấn tượng và nhớ nhất hình ảnh Thầy Trường với đôi tai cực thính luôn phát hiện ra máy bay địch trước mọi người để đánh kẻng báo động cho các trò xuống hầm an toàn, kịp thời. Những buổi trưa, Thầy ngồi đó còng lưng xuống, dùng kim khâu bắt từng con cái ghẻ nhỏ xíu trên bàn tay của các trò. Nhiều bạn gọi Thầy là bố, xưng con đầy thân mật...

Những ngày đầu tôi trở thành học sinh Trường Trỗi là như thế. Nhớ lắm và tự hào về một thời "sinh ra trong khói lửa", mới đó mà đã hơn nửa Thế kỷ rồi! Các Thầy của tôi, các bạn tôi ngày xưa, nay đầu đã bạc, thành ông, thành bà và nhiều người đã không còn nữa. Nhưng tôi tin rằng mọi người cũng như tôi vẫn nhớ như in, mọi chuyện như mới xẩy ra ngày hôm qua thôi! Phải không các bạn?

Tháng 10/2018

FB Sử Bình - 2 tháng 11, 2018

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Về Đất Mũi




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Ảnh cũ K7 - K6

Ảnh từ Bài viết của Như Nguyện Hồ>>NVT K3 - 03/10/2018 14:09
K7 CỦA EM TÔI.

Thương nhớ khôn nguôi...

Nguyễn Thắng Bình
Đây là nhóm "bồ Tây" ở B4 ra Quế Lâm chơi, hồi đó còn ở bên Y Trung!
Hàng trên: Đinh Sỹ Luyện K7, Lý Tân Huệ K7, Hà Quang Vũ K7;
hàng giữa: Hứa Bá Vũ (Vũ chó) K6, Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng cò) K6, Vũ Mạnh Hùng K7 (đã mất);
hàng dưới: Hồ Phương Bình K7 (đã mất), Nguyễn Thằng Bình K7Vũ Hào (Hào sẹo) K6.
Mấy ông K6 là bị lưu ban vì nhiều lý do dễ cảm nhận đc!

Xem: FB Khóa 7 Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

100 ngày bạn Dũng Kều


Son Luu Minh 26/8/2018
Dự đám 100 ngày bạn Kều Dũng.
Photo Long Hoàng

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Gặp mặt K6 toàn quốc - 5/2018




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Thăm thầy Khương


Vu Dien Bien 17 Tháng 7/2018 lúc 011:11 · Vĩnh Yên, Việt Nam ·
Hôm nay chúng tôi thay mặt các bạn K6 NVT đến thăm thầy Khương

Thầy Nguyễn Văn Khương

B trưởng K6, K8-B4
1936

Mb: - Nr: 0211.3846292 - Cq: - FB: - Email: - - Blog: http://bantroi.blogspot.com/2009/06/hoc-sinh-ve-tham-thay.html - Vĩnh Phúc - VN
- - 1

29/04/2015

khi biết tin thầy vừa đi điều trị bệnh trọng ở BV về. Kính chúc thầy Khương chóng lành bệnh và còn được tâm sự với thầy nhiều chuyện nữa về kỷ niệm trường NVT!
Và gặp mặt các bạn K6 Vĩnh Yên, Vũ ty và Huy Hùng vui vẻ sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của khoá giao.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

VÀI KỶ NIỆM VỀ CÁCH MẠNG VĂN HOÁ TẠI TRUNG QUỐC



Nhân sự kiện Sở VH-TT-DL Tiền Giang cấm bài hát cách mạng: Màu Hoa Đỏ và 353 bài hát khác mà một số giới đã cảnh báo về sự kiện: cách mạng văn hoá mới, tôi xin kể cho quý vị vài kỷ niệm về cách mạng văn hoá tại Trung Quốc thời kỳ tôi trực tiếp chứng kiến 1966-1968.

Năm 1966 sau 2 năm bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc trường của chúng tôi được lệnh di chuyển qua Trung Quốc, cả trường đi tàu đến từ Hà Nội đến Lạng Sơn và chuyển tàu tại ga Bằng Tường trực chỉ thành phố Quế Lâm một thành phố xinh đẹp và nên thơ của tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Đang đi trên đoàn tàu khổ 1m00 chạy bằng than đá phun bụi mù mịt mặt người nào cũng đen nhẻm vì bụi than chuyển sang đoàn tàu liên vận 1m44, giường trải gaz trắng muốt và được phục vụ theo tiêu chuẩn khách nước ngoài, sáng ngủ dậy có bánh ngọt ăn, có sữa tươi uống, bữa trưa đến phòng ăn và chúng tôi “lác mắt” vì những lọ mì chính (bột ngọt) để thoải mái và đầy đủ trên bàn ăn (thời gian đó mì chính quý hiếm lắm nên dân gian vẫn có câu: quý như mì chính cánh). Nếu kể chi tiết thì còn dài lắm nhưng bây giờ xin kể cho quý vị câu chuyện chính về kỷ niệm CÁCH MẠNG VĂN HOÁ tại Trung Quốc.

Khi đoàn tàu đến ga Quế Lâm hàng trăm người với cờ, hoa, biểu ngữ đón chào chúng tôi (trường tôi khoảng 1200 người), các xe car với rèm cửa trang nhã, ghế sạch boong và đặc biệt những hàng người Trung Quốc xếp hai hàng dài tươi cười vẫy chào và dúi vào tay mỗi học sinh chúng tôi một quyển … Mao tuyển nhỏ chừng bàn tay nhưng dầy phải tới 2cm (chú thích: Mao tuyển là lời dạy của Chủ tịch Mao Trạch Đông mà mỗi người Trung Quốc thời bấy giờ phải học thuộc lòng và luôn mang theo bên người, đọc và hô to trong mỗi dịp tuần hành, meeting …). Chúng tôi ngơ ngác vì có biết tiếng Trung đâu, chẳng biết cầm cuốn Mao tuyển này để làm gì!!! (sang Trung Quốc nhưng chúng tôi vẫn học ngoại ngữ là tiếng Nga)
Chúng tôi được đưa về ở nội trú tại trường Y Trung, một ký túc xá của học sinh trung học Trung Quốc, mỗi người nằm 1 giường nhưng là giường tầng, thôi cũng thú vị vì mình đã được xuất ngoại. 5 giờ sáng đang ngủ ngon bỗng bị đánh thức bởi bài hát Đông Phương Hồng (ca ngợi Mao Trạch Đông) và tiếng hô muôn năm Mao Chủ tịch lẫn tiếng đọc tập thể rền vang về các câu trong Mao tuyển, chúng tôi tò mò bò ra khỏi chăn (mền) và ngắm nhìn hàng người Trung Quốc đông như kiến đang say mê và thành kính khi đọc Mao tuyển! Nó là gì thế nhỉ? Chúng tôi hỏi nhau một cách tò mò và đưa những thắc mắc đến các thầy giáo Việt Nam những câu trả lời của các thầy đưa chúng tôi đến một sự hoang mang về một loại chủ nghĩa văn hoá nào đó, một sự giáo điều và đức tin mãnh liệt của họ, chúng tôi lờ mờ hiểu rằng: à, đây là Cách mạng văn hoá Trung Quốc. Sáng nào cũng vậy cứ đúng giờ đó, mặc trời đông giá, mặc tuyết rơi mặc thời tiết thế nào các dòng người mê mẩn và mụ mị vẫn đọc và hô vang các khẩu hiệu về Mao và những nắm tay vung lên mạnh mẽ hô hào chống những người không ủng hộ cách mạng văn hoá.

Rồi một buổi chiều sau khi sang Trung Quốc được vài tháng chúng tôi nghe tiếng súng nổ rền vang, chúng tôi tò mò chạy ra xem thì thấy rất nhiều người mang vũ khí và đang trấn áp một dãy nhà nhiều công nhân sinh sống ở đó, họ mang đủ loại súng nhưng lại không có quân phục chỉ có băng đỏ Hồng vệ binh đeo tay và từ đó trở đi tiếng súng đã trở nên quen thuộc bên tai chúng tôi, chúng tôi chẳng còn tò mò, chẳng buồn chạy đi xem nữa vì nó quá quen thuộc và bình thường như hàng ngày ăn cơm phải có chút canh hay món gia vị cay cay nào đó. Sau một thời gian nghe tiếng súng đì đẹt chúng tôi nghe tiếng pháo mặt đất, đạn súng cối và lệnh ở chính phủ Trung Quốc đưa trường chúng tôi phải chuyển xa thành phố hàng chục km để được an toàn, trường được bao bọc bởi bờ tờ tường cao và một trung đội Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc bảo vệ, do trường ở xa nên hàng ngày một ô tô tải hiệu giải phóng đều đi vào trung tâm thành phố nhận thực phẩm với 2 cô tiếp phẩm người Trung Quốc rất dễ mến và đang tập nói tiếng Việt, một ngày nọ tin động trời: 2 cô tiếp phẩm đều bị giết chết và xe thực phẩm không thể quay về trường (chúng tôi không biết số phận lái xe) như thế toàn trường được ăn cơm với chao (chao TQ ngon tuyệt vời các bạn ơi) và chuyện thiếu thực phẩm xảy ra như cơm bữa vậy. Một ngày kia chúng tôi thực sự hoang mang và còn thấy kinh khủng hơn khi chứng kiến một đám đông mang băng Hồng vệ binh, tay lăm lăm súng AK đang áp giải một đoàn người đi trên đường phố, những người bị áp giải phải đội một cái mũ có chóp nhọn thật cao, ngực lủng lẳng một tấm biển ghi hàng chữ tiếng Trung gì đó, lũ Hồng vệ binh này mặt non choẹt chừng 18 đôi mươi nhưng thái độ thật hung dữ và cuồng tín. Chúng tôi hỏi và được biết đây là kẻ thù của Chủ tịch Mao Trạch Đông, của cách mạng văn hoá đưa họ đi bêu riếu ngoài đường phố sau đó xử tử ngay mảnh đất gần đấy. Chúng tôi còn trẻ lần đầu nhìn những cảnh ghê tởm này sợ mất vía và hỏi nhỏ nhau: cách mạng văn hoá là thế này đây sao?

Sang năm 1968 thấy tình hình không thuận lợi trường chúng tôi được lệnh trở về Việt Nam, khi đến được dòng người cờ hoa đón tiếp đi bằng các xe car sạch sẽ văn minh lúc chúng tôi ra ga trở về Việt Nam thì đi bằng xe tải quân sự, trên mỗi đầu mũi xe đều cắm 2 lá cờ Việt Nam và Uỷ ban cách mạng TP Quế Lâm, hai bên thành xe được căng bandron đỏ với khẩu hiệu: đoàn kết với nhân dân Việt Nam … và nhiều câu khẩu hiệu khác về Việt Nam (nghe nói toàn thành phố được lệnh im tiếng súng trong thời gian đoàn học sinh Việt Nam về nước), đoàn xe đi dọc đường thấy các họng súng trung liên chĩa vào đoàn xe may mà không bị bắn nhầm. Lúc đến thành phố nhỏ nhắn xinh đẹp nhưng giờ này nhiều nhà bị pháo bắn sập, bị cháy đổ ngổn ngang và chẳng khác cuộc chiến tranh với Mỹ mà miền Bắc phải hứng chịu. Khi ra ga Quế lâm chỉ có 1 người phiên dịch và 1 đại diện của Uỷ ban cách mạng TP Quế Lâm tiễn. Cuộc đưa tiễn lặng lẽ, vội vàng và buồn bã, chúng tôi lên tàu lòng nặng trĩu: cách mạng văn hoá là thế này sao???

Nhân sự kiện Tiền Giang cấm các bài hát một cách vô ý thức và thiếu trách nhiệm chúng tôi sợ rằng rồi một ngày nào đó thảm cảnh cách mạng văn hoá lại tái diễn bởi những con người thiếu ý thức, kiến thức và cái tâm với văn hoá nước nhà. Hãy đừng có cuộc cách mạng văn hoá nào xảy ra ở Việt Nam, hãy cách mạng bởi chính tư tưởng, tâm hồn chính mình, hãy vì nhân dân, đất nước mà chính những người Trung Quốc có câu rất hay mà tôi vẫn thường nghe: (為民服務): Vì nhân dân phục vụ

Bài gửi 03/04/2017.



1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

K6HN tưởng nhớ bạn liệt sĩ

Tháng 7 với ngày 27 - Tri ân Thương binh Liệt sỹ

FB Vu Dien Bien 26 Tháng 7 lúc 11:34

K6HN tưởng nhớ bạn liệt sĩ


Hôm nay thay mặt các bạn K6 NVT, chúng tôi thắp hương tưởng nhớ bạn Nguyễn Mạnh Minh, Nguyễn Tiến Quân là liệt sĩ của K6 tại HN và ra đài liệt sĩ của phường Khương Đình, Khương Trung nhân ngày 27/7/2018. Chúng tôi ghi sâu lòng biết ơn tới các TB & LS đã hy sinh vì nền độc lập và tự do của nước nhà!
Ảnh: Điện Biên, Chí Hùng




* Thắp hương tưởng nhớ Bạn Nguyễn Mạnh Minh

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

Đọc "Lính Bay"



Meo Ha >> Bạn Trỗi K6, 14/7/2018 lúc 09:49
Đọc "Lính Bay" T2 của Phạm Phú Thái, có mấy trang nói đến bạn mình thế này:

Giữa chị Châu và bạn Phượng là Ánh (con cụ Trần Bạch Đằng)




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2018

Đăng Sơn thăm BanTroi hải ngoại


Gia đình Đăng Sơn trong chuyến du lịch châu Âu vừa qua đã gặp mặt Bạn Trỗi Đức - Hung - Áo.



Leipzig

Vo Hung Pham 17 Tháng 6 lúc 23:21 ·
Chú Tùng tổ chức buổi họp mặt anh em Trỗi tại Leipzig gồm Quý k4, Võ k8, Sơn k6 và Xương k9.


Budapest

Trần Đăng Sơn 21 Tháng 6 lúc 19:27 ·
Gặp lại các bạn K6 tại Budapet Hung ga ri.



Wien

Trần Đăng Sơn 23 Tháng 6 lúc 09:26 ·
Xin chào các bạn K6. Các bạn có nhận ra Hoa Hậu K6 ko?

Kim Thanh Trân 23 Tháng 6 lúc 10:48 ·
Gđ em cám ơn người bạn, người chị - Phượng đã nhiệt tình đón và đưa cả đoàn đi chơi thăm thủ đô Vien - Áo thật tuyệt ạ.


Leipzig

Quang Hoang 24 Tháng 6 lúc 22:15 ·
...
Chủ nhật, chú Tùng chủ quán Phố Việt - Leipzig (Trỗi K9), mở tiệc chiêu đãi các bạn Trỗi từ VN sang chơi: Quang xèng, Quí xồm (K4), Võ Hùng (K8), Sơn (K6) và Xương (K9).
Vo Hung Pham: Chị Thuận và gia đình Tùng Thúy mời cơm hội Trỗi và bạn bè tại quán nhà Phố Việt, rất vui!

Hà Nội Người Đẹp: Hôm nay vc con gái mời những người bạn của vc Kim Thanh Trân và Anh Xương cùng học ở trường Trỗi, đến Phố & Việt ăn bữa cơm gđ.
Để các bạn của Thuận về VN.




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>