Hòn đá đỏ Uluru giữa nước Úc


   giữa nước Úc, nơi sa mạc cằn cỗi nhất, có 1 hòn đá hay có thể gọi là 1 ngọn núi đá nhỏ tên là Ayers Rock (đá Ayers) được cho là nơi linh thiêng của thổ dân ở đây. Chẳng rõ nó linh cỡ nào, nhưng có người nói: đến Úc mà chưa đến Uluru xem hòn đá này thì chưa phải là đến Úc. Vậy là nơi đây được đầu tư trở thành nơi cho đám du lịch khắp thế giới tới để được coi là “đã đến Úc”. Tôi cũng không phải ngoại lệ.



Nơi tạm gọi là thị trấn Uluru nằm giữa sa mạc khô cằn, sự sống chỉ có ở sân bay và 4 cái khách sạn (thực ra là 4 cái ốc đảo giữa sa mạc).





Trung tâm thị trấn, nơi duy nhất có thể shopping có đầy đủ hàng hóa chỉ thiếu mỗi người mua!



Hệ thống xe buýt công cộng miễn phí (mỗi 30 phút có 1 chuyến) có thể đưa ta đi chơi từ khách sạn này qua khách sạn khác và cũng chẳng biết đi đâu hơn!



Mỗi ngày có 4 chuyến máy bay tới và đi. Phục vụ kèm theo tất nhiên lá 4 chuyến xe đưa rước miễn phí tới 4 khách sạn. Sau đó là sân bay đóng cửa, nhân viên phục vụ mặt đất về nghỉ vì cũng chẳng có ai để phục vụ nữa.


Khách sạn loại sang ở trong phòng và loại hèn ở lều.




Thổ dân thực thụ được “điều” đến hướng dẫn khách du lịch (nói tiếng thổ dân có phiên dịch ra tiếng Anh)



Thấp thoáng thấy bóng vài người thổ dân (thật ra chẳng biết họ sống thực ở đâu?) phục vụ trong các khách sạn.



Và “thổ dân” trắng bóc nói tiếng Anh như người Úc “biểu diễn” văn nghệ phục vụ du khách miễn phí. Loại hình văn hóa duy nhất ở đây.



Hòn đá Ayers nằm giữa sa mạc thay đổi màu hàng ngày theo ánh nắng. Nếu chịu khó tới đây ngồi giữa sa mạc từ sáng sớm khi mặt trời chưa lên với nhiệt độ khoảng 2 – 3 độ C ngồi canh qua trưa nắng nóng lên tới 30 độ C rồi tới chiều tối lúc mặt trời lặn khi 10 độ C thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng đầy đủ các cảnh sắc màu tuyệt diệu của hòn đá này.





Hòn đá thiêng từng bị khai thác cho dân leo núi trèo lên ngắm nghía. Nhưng nay do đám thổ dân phản đối, nên dịch vụ này đã tạm ngưng (không rõ đến bao giờ?). 



Không chỉ vậy, thỉnh thoảng có những mỏm đá bị cấm chụp hình vì nó là linh thiêng của thổ dân.



Dưới chân hòn đá có những hình vẽ và “tác phẩm” của thiên nhiên là “di tích” mà thổ dân từng thờ cúng.



Vậy là tôi “đã đến Úc”!