Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

K6 HN gặp mặt nhân 22/12/2015 (P2)

Giao lưu văn nghệ



Không ngờ K6 về già lại khai quật được rất nhiều tài năng văn nghệ trẻ.
Anh Minh

Giao lưu văn nghệ giữa khoá 6 và cựu binh ngân hàng đầu tư phát triển có nhiều nhân tài phát lộ.
Chí Hùng


Ảnh từ Nguyễn Thắng Lương (tức Ngọc) và từ FB của Anh Minh, Chí Hùng, Lê Quý, Công Thành, Trọng Tình, Việt Thắng.
Xin nhấp chuột vào ảnh để xem ở độ phân giải lớn.






Cuộc Đời Vẫn Đẹp Sao

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K6 HN gặp mặt nhân 22/12/2015 (P1)

50 năm Trường Nguyễn Văn Trỗi (1965-2015)



Đăng lại 1 sô ảnh và clip buổi gặp mặt giao lưu với cán bộ, nhân viên Ngân hàng Phát triển Việt Nam BDV do bạn Nguyễn Quang Dũng tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập QĐND và ngày Hội Quốc phòng toàn dân tối ngày T6 18/12/2015 tại 25 Cát Linh Hà Nội.


Ảnh từ Nguyễn Thắng Lương (tức Ngọc) và từ FB của Anh Minh, Chí Hùng, Lê Quý, Công Thành, Trọng Tình, Việt Thắng.
Xin nhấp chuột vào ảnh để xem ở độ phân giải lớn.






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 48/e






CHƯƠNG VIII: NÓNG – LẠNH

“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp

“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov



(tiếp theo)

Đây là biểu diễn toán học của qui luật biến đổi tiềm áp suất trong hệ Ho.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 48/d





CHƯƠNG VIII: NÓNG – LẠNH

“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp

“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov


(tiếp theo)

Như vậy, trong chân không, xét về mặt cản trở U, có thể nói là mức chiết quang đạt cực đại, và mọi môi trường khác chân không, về mặt cản trở, đều kém chiết quang hơn, đó là những môi trường kg bị cô lập, chứa số đông bức xạ điện từ là những môi trường kém chiết quang nhất.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Lễ kỷ niệm 50 năm



Mời ACE xem Lễ kỷ niệm 50 năm trường Trỗi trên toàn quốc qua Video này.










1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Phim về trường Trỗi trên THQP



Gửi đến các bạn đoạn phim về trường Trỗi của kênh THQP thực hiện nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Phim đã từng được chiếu trên TV vào lúc 16g00 ngày 4/10/2015 và trình chiếu trong lễ Kỷ niệm 50 năm trường Trỗi ở Hanoi.








0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 48/c





CHƯƠNG VIII: NÓNG – LẠNH

“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp

“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov


(tiếp theo)


Sau đó Ginxơ, bằng một con đường khác cũng đến được công thức này nên nó được gọi là “công thức Rêlây-Ginxơ”. Công thức này cũng không được thực nghiệm chấp nhận. Điều đáng chú ý là nếu công thức Viên tỏ ra phù hợp với thực nghiệm ở miền tần số cao và tỏ ra phi lý ở miền tần số thấp, thì công thức Rêlây-Ginxơ lại phù hợp với thực nghiệm ở miền tần số thấp nhưng phi lý ở miền tần số cao. Hơn nữa, đối với công thức Rêlây-Ginxơ, khi tính năng suất bức xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối thì dẫn đến một kết quả kỳ quặc, trái với thực tế: năng suất bức xạ toàn phần của vật đen ở mọi nhiệt độ đều lớn vô cùng!

Công thức Rêlây-Ginxơ làm choáng váng các nhà vật lý để rồi họ phải gọi nó bằng những cái tên đáng sợ như: “Tai biến tử ngoại”, “Thảm họa tử ngoại”, “Khủng hoảng tử ngoại”. Có tình hình đó là bởi vì các đường cong thực nghiệm hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy và đã có ứng dụng thực tế quan trọng, nhưng công thức Rêlây-Ginxơ cũng tỏ ra hoàn toàn hợp lý về mặt lý thuyết, có lập luận chặt chẽ không thể phủ nhận được và dựa trên những định luật nhiệt động lực học đã được thực nghiệm kiểm chứng kỹ càng và cũng qua thử thách lâu dài trong ứng dụng thực tiễn. Vậy mà thực nghiệm và lý thuyết lại mâu thuẫn nhau gay gắt đến mức không thể dung hòa được. Nhưng nếu không khắc phục được sự bất hòa ấy thì vì thực tiễn có tính rõ ràng hơn, chân thực hơn, có sức thuyết phục hơn, cho nên chỉ còn cách phải xem xét lại lý thuyết, nghĩa là phải rà soát lại những khái niệm và suy lý của tư duy khoa học, hoặc chí ít cũng phải vượt qua định kiến thời đại để điều chỉnh lý thuyết sao cho phù hợp với thực nghiệm. Nói cách khác: nhiệm vụ của lý thuyết là giải thích đúng đắn thực tiễn chứ không phải bắt thực tiễn phục tùng nó, cho nên một khi lý thuyết mâu thuẫn với thực tiễn thì nó phải vừa xem xét lại thực tiễn vừa tích cực tư duy sáng tạo để tự sửa mình cho phù hợp. Chúng ta cho rằng đó là phương hướng mang tính tất yếu của mọi nghiên cứu, nhận thức khoa học. Chính vì thế mà có thể nói công thức Rêlây-Ginxơ đến như một tiếng pháo báo hiệu tình huống đã chín muồi cho hàm (hay ) xuất hiện dưới dạng đích đáng nhất của nó.

Max Planck sinh ngày 23-4-1858 ở Kiel, là con của một giáo sư luật. Năm lên 9 tuổi, Planck theo gia đình đến định cư tại Munich. Sau khi tốt nghiệp tú tài (năm 1874), ông theo học vật lý và năm 21 tuổi, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Munich và trở thành nhà vật lý lý thuyết. Năm 1885, Planck được phong hàm giáo sư trường Đại học Kiel và trở thành giáo sư thực thụ tại trường Đại học Berlin năm 1889. Năm 1907, sau khi nhà vật lý nổi tiếng Boonzman (thầy giáo trước đây của ông) qua đời, ông được cử sang đại học Viên (Áo) để thay thế. Ít lâu sau ông trở lại Berlin và làm việc ở đó cho đến cuối đời. Từ năm 1930 cho đến khi mất ông làm giám đốc Viện nghiên cứu vật lý lý thuyết nổi tiếng Hoàng đế Wilhelm. Sau khi ông mất, viện này đổi tên thành Viện Planck.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Chuyện trao đổi với K9



Gặp một số bạn k9 (những người không ở trường Trỗi, nhưng yêu thương trường Trỗi như học sinh trường Trỗi) khen: trường Trỗi tồn tại có 5 năm mà đạo tào nên biết bao người cho quân đội, nhà nước và hầu hết đều là người có ích cho xã hội.


Thật tự hào. Bởi vậy có một số người (trong cũng như ngoài trường) có ý kiến đây là một mẫu hình đào tạo tốt mà ngày nay cần phải phát huy xây dựng thêm nhiều trường Nguyễn Văn Trỗi như vậy.



Đến đây thì tôi xin có ý kiến: Cứ gắn tên NVT cho bất cứ 1 trường nào đó thì nó sẽ là trường NVT ngay. Không khó! Nhưng không thể có được kết quả như trường NVT này được chính vì không thể có được đội ngũ thầy cô giáo như trường mình đã có. Những thầy cô tuyệt vời mà chúng ta đều biết nên tôi xin không nhắc lại ở đây nữa. 
Tôi chỉ xin kể lại 1 chuyện có thật 100% : Có 1 bạn K9 hỏi tôi: Học sinh trường anh toàn con các “cụ” tướng tá, chắc thầy cô các anh bây giờ “ngon” lắm? – Xin thưa: Lúc bấy giờ, quân hàm cao nhất là bác Quỳnh – Thượng tá, còn hầu hết các thầy cô đều là chuẩn úy tới trung úy (mà đa phần là chuẩn úy) có những thầy chỉ là trung sỹ, nhưng các thầy cô vẫn hết lòng vì học sinh.  Mà không có (không phải là hầu hết mà không hề có) bất kỳ thầy cô nào tới gặp riêng các “cụ” để nói tôi là thầy giáo của con anh, đề nghị anh giải quyết cho cái này, cái nọ! Có lẽ đây là chuyện cổ tích thời nay, nhưng đối với các thầy cô chúng tôi là chuyện bình thường!
Lại có bạn k9 khác thắc mắc: Phụ huynh trường Trỗi đều là các “cụ” tướng tá, lãnh đạo nhà nước hồi đó mà đưa con đi bộ đội, vào chiến trường, thậm chí có nhiều người hy sinh. Thật khó hiểu -  Tôi xin nói: chuyện ngày nay không nói ở đây, nhưng các phụ huynh của chúng tôi dựng nước thì chúng tôi (con cháu các “cụ”) phải giữ nước. Còn phụ huynh ai đó dựng nhà, kiếm tiền, thì con cháu họ phải giữ nhà, giữ tiền. Chứ đâu có gì lạ!

Trình độ chính trị của tôi hơi tối tăm, nên không dám phê phán gì, chỉ có mấy câu chuyện có thật kể lại cho AE nghe chơi.







1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

K6.Quy Nhơn










0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 48/b




CHƯƠNG VIII: NÓNG – LẠNH

“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp

“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov


(tiếp theo)
Toàn bộ những hiểu biết về nhiệt và về những thể hiện của nó mà loài người tích lũy được từ trước đến nay, đã được đúc kết, hệ thống hóa lại thành một khối kiến thức tương đối độc lập để phục vụ cho việc truyền thụ cũng như nghiên cứu, mang tên: “Nhiệt học”. Trong đó nhiệt động học là một bộ phận của nó, cũng là bộ phận mang tính nền tảng, nòng cốt.
“Thế giới” nhiệt học mà loài người tạo dựng được từ quá trình nhận thức tự nhiên khách quan theo khả năng chủ quan của mình, dù không vĩ đại bằng toán học hay vật lý học, nhưng cũng thực sự rộng lớn và cũng muôn hình vạn trạng cảnh sắc, cũng phong phú kỳ hoa dị thảo. Sau đây, chúng ta sẽ “du lịch” đây đó trong thế giới ấy, nhưng chỉ đến những nơi mình thích, để quan chiêm một phen theo cách “cưỡi ngựa xem hoa”, rồi nếu lúc nào cảm thấy cần thiết, sẽ đưa ra những lời “bình loạn” kiểu “ngây thơ cụ”, nghĩa là già đầu mà nghĩ ngợi ngớ ngẩn như con nít hoang tưởng.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

THỰC TẠI & HOANG ĐƯỜNG 48/a





CHƯƠNG VIII: NÓNG – LẠNH

“Nhiệt thể hiện ở chuyển động của các hạt vật chất.”
M.V. Lômônôxốp

“Tính chất kỳ lạ nhất của năng lượng là khả năng biến đổi của nó. Một trong những dạng phổ biến nhất của năng lượng trong tự nhiên là năng lượng chuyển động hay động năng. Năng lượng nhiệt là nguồn dự trữ động năng của các phân tử hoặc nguyên tử chuyển động hỗn loạn và liên tục.”
K.A Gladkov


Con người sẽ không có khả năng nhận thức tự nhiên nếu không phân biệt được các sự vật - hiện tượng. Để phân biệt được các sự vật - hiện tượng một cách nhất quán mà cùng nhau tìm hiểu về chúng thì phải đặt tên, định nghĩa nêu ra những đặc điểm… của chúng. Từ đó mà xuất hiện các khái niệm. Có thể nói, hệ thống các khái niệm là bà đỡ cho con người nhận thức tự nhiên và con người chỉ có thể nhận thức được tự nhiên thông qua hệ thống các khái niệm mà nó chủ động sáng tạo ra. Nhận thức càng sâu rộng thì hệ thống khái niệm càng phong phú và bản thân mỗi khái niệm cũng theo đó mà đòi hỏi một nội hàm hoàn thiện hơn. Do tính chủ quan, siêu hình không thể loại trừ được của tư duy nhận thức mà các khái niệm cũng hàm chứa sự bảo thủ, lạc hậu. Vì vậy, có lần chúng ta đã nói: khái niệm như con dao hai lưỡng, mở đường cho nhận thức tiến lên nhưng nhiều khi cũng làm trì trệ nhận thức, thậm chí là làm cho nhận thức mới bị lầm lạc. Có thể lấy khái niệm vật chất làm ví dụ điển hình. Thời cổ đại, vật chất nói chung được hiểu là bao gồm các vật thể hữu hình, cảm tính, đang tồn tại trong Vũ Trụ. Sự thể hiện đa dạng của vật chất và sự xuất hiện – tiêu vong của vạn vật cũng như sự chuyển hóa qua lại giữa chúng đã hướng triết học cổ đại đến suy lý: phải có một hoặc vài dạng vật chất đóng vai trò nguồn gốc của các chất, nền tảng tạo sinh vạn vật. Vì không những không thể giải quyết rốt ráo được mà còn đầy ngây thơ và mâu thuẫn về nguồn gốc vật chất, nên không còn con đường nào khác là phải “nhờ đến” Thượng Đế để khắc phục khâu cuối cùng này.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

KỶ NIỆM 50 NĂM TRƯỜNG VHQĐ NGUYỄN VĂN TRỖI










0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

50 năm - Gương mặt Bạn Trỗi


Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Trường Trỗi, tôi đã cập nhật DS các khoá theo mẫu K6 trên cơ sở tư liệu gốc, có bổ sung thêm ảnh mới từ Blog các khóa (rượu cũ, bình mới).
DS sẽ được cập nhật liên tục. (02/2016)


Rất mong các ACE góp ý, bổ sung, giúp hoàn thiện DS!

Theo ABC

Phiên bản danh mục tên:

Phiên bản ảnh:














0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

NGÔN & LUẬN 5

 Khi vẫn còn một người ăn xin vì đói khát trên đường phố thì chưa có xã hội XHCN !
 ĐI LÊN CNXH ?

-Nước là tiền đề của sự sống. Sự sống chỉ có thể nảy sinh và tồn tại trong môi trường nước. Có thể nói trong Vũ Trụ, chỉ có nơi nào có nước thì mới có khả năng có sự sống. Như vậy, dễ thấy rằng cùng với nhiều điều kiện khác nữa, sự sống trên Trái Đất là hiện tượng không đến nỗi phổ biến trong Vũ Trụ, thậm chí là hi hữu.
-Theo quan niệm của triết học duy tồn thì trên thế giới này không có gì khác ngoài Tự Nhiên Tồn Tại. Một thể hiện đặc thù của Tự Nhiên Tồn Tại là sự sống. Mục đích của Tốn Tại chính là tồn tại, nghĩa là mọi Tồn Tại khi đã được sinh ra hoặc hình thành đều "cố gắng" duy trì sự tồn tại của chính nó (thể hiện rõ ràng nhất về mặt này là vạn vật đều có quán tính, có khối lượng!). Vì là dạng đặc thù của Tồn Tại nên sự sống đều tuân thủ đặc tính cơ bản này, sự sống sinh ra phải "cố gắng" sống còn trước khi tự nhiên chết đi, trở về với Tồn Tại.
-Tồn Tại phải vận động để thể hiện sự tồn tại. Vũ Trụ có tính hữu hạn. Tính hữu hạn của Nó thể hiện ở chỗ mọi vận động đều phải tuân theo qui luật nhân quả. Nhưng Vũ Trụ cũng có tính vô hạn. chính vì thế và cũng vì sự cố gắng tồn tại mà vận động thường có xu hướng chu kỳ, lặp lại, xoay vần. Môi trường sống là một tồn tại, do đó, nó cũng vận động, biến đổi và phân tương đối thành hai trạng thái tương phản gọi là "bất lợi hơn" và "thuận lợi hơn" theo qui ước đối với sự sống và biến đổi một cách xoay vần tương đối qua hai trạng thái đó.
-Vì môi trường dung dưỡng sự sống là hữu hạn, phải xoay vần như vậy nên sự sống, để sống còn được, để duy trì giống nòi được, thì phải đấu tranh sinh tồn, phải định hình đồng thời phải biến hóa phù hợp (tiến hóa thích nghi) theo nguyên tắc tăng trưởng-suy thoái lạm phát. Nhờ thế mà sự sống trở nên đa dạng, đa giống loài và nảy sinh ra sự sống có tư duy (loài người).
-Có một xu thế phổ biến trong quá trình đấu tranh sinh tồn của thế giới sinh vật là hợp với nhau thành quần thể, thành bầy đàn để tăng khả năng mưu sinh, khả năng sống sót. Ở loài người đó là xu thế hợp quần xã hội.
-Quá trình đấu tranh sinh tồn ở loài người có tư duy đã làm xuất hiện ở con người thứ gọi là "tình cảm" với đủ thứ cung bậc hỉ, nộ, ái, ố (trong đó, lòng tham vị kỷ trước lựa chọn sống còn có nguồn gốc sâu xa từ bản năng, nổi trội, có thể được coi là nguồn cội phát sinh mọi sắc thái tình cảm khác.).
-Cố gắng sống còn rõ ràng được hối thúc từ bản năng. cho nên có tính cá thể. Nhưng quá trình mưu sinh cũng sẽ giúp sinh vật tìm đến lối mưu sinh tập thể, đến những ưu việt để sinh tồn mà tìm kiếm sống còn được hối thúc từ bản năng cá thể không thể có được. Nói tóm lại, đấu tranh sinh tồn và tiến hóa thích nghi là qui luật phổ biến trong thế giới sinh vật. Đó là quá trình đan xen giữa hai biểu hiện cá nhân và tập thể. Cả hai mặt ấy đều phục vụ sống còn, một cái là trực tiếp, cái còn lại là gián tiếp, trong đó, cái thứ nhất đóng vai trò cốt lõi, nền tảng, là ưu tiên số một.
-Phải nói ở loài có tư duy (loài người), lối sống hợp quần xã hội đã có từ thời săn bắt-hái lượm, trở thành như một lối sống duy nhất trong thời trồng trọt-chăn nuôi và định cư lâu dài.
-Tự Nhiên Tồn Tại có đặc tính cơ bản trước tư duy quan sát là phân biệt được, theo qui ước thì phân thành hai trạng thái tương phản và chuyển hóa qua lại giữa hai trạng thái ấy. Ở loài người cũng vậy, trong quá trình mưu sinh cũng một đàng là duy trì, củng cố sự hợp quần xã hội và ngược lại, đàng khác, cũng có những yếu tố làm chấm dứt, phân rã xã hội.
-Nhưng hợp quần xã hội vẫn là lối sống được ưu tiên lựa chọn tự nhiên đầu tiên của loài người trong quá trình sinh tồn với những ưu việt do tính tập thể đem lại mà tính cá thể không có được, cho nên quần chúng trong xã hội đó (thành viên hợp thành xã hội đó, còn gọi là Đại Chúng), đã tự phát lập ra một thứ đóng vai trò công cụ rồi ủy quyền quyền lực cho nó (sau này phát triển thành "nhà nước"), nhằm hòa giải, trị an, điều hành xã hội, giúp gắn kết xã hội, làm cho xã hội hoạt động một cách đồng bộ, thống nhất, đoàn kết. phục vụ cho đời sống của mình.
-Như vậy, sự tồn tại nhà nước là mang tính tự nhiên, và mục đích nguyên thủy của nhà nước là "do dân, vì dân", vì ấm no, hạnh phúc của xã hội nói chung, trong đó có ấm no, hạnh phúc của từng con người cá thể nói riêng. Tuy nhiên, lòng tham ích kỷ và mù quáng vốn có ở mỗi con người đã lũng đoạn nhà nước, làm cho nhà nước dần dần xa rời mục đích chính đáng ban đầu của nó, nói đúng hơn là mục đích chân chính của nó đã bị làm cho nhạt nhòa.
-Định hướng tiến triển tự nhiên, có tính tự phát của xã hội loài người từ trước đến nay vẫn là "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" (nếu không có định hướng ấy thì xã hội loài người có đạt trình độ văn minh như hiện nay không?). Có điều, tiến trình ấy xảy ra nhanh hay chậm là do các cuộc cách mạng (đột biến) trong khoa học, trong nhận thức xã hội cũng như trong hoạt động thực tiễn của loài người qui định. Nếu cho rằng xã hội loài người chính thức hình thành từ khi sống định cư lâu dài và trồng trọt-chăn nuôi đã được chọn là phương thức sinh tồn chủ yếu thì hình mẫu về một xã hội phi giai cấp, phi áp bức bất công, dân cư xã hội chung lưng đấu cật làm ăn, thực sự an hưởng hạnh phúc thái bình (thường gọi là xã hội cộng sản nguyên thủy, trái ngược với quan niệm của Ănggen!) đã từng hiện diện trên Trái Đất này. Và nhà nước nguyên thủy cũng xuất hiện từ đó. phải nói rằng, xét về mặt cảm thụ hạnh phúc, tức là mức độ mãn nguyện về cuộc sống, thì xã hội đẹp nhất mà con người đã trải qua chính là xã hội cộng sản nguyên thủy và chuẩn mực xã hội đang hướng tới (có hướng tới được hay không???) là xã hội cộng sản chủ nghĩa. Quá trình phát triển xã hội làm nảy sinh ra nhiều yếu tố (quan hệ sản  xuất, lực lượng sản xuất, sự tăng trưởng của số lượng cư dân xã hội...) tạo ra những nhu cầu xã hội (số lượng và chất lượng tiêu dùng tăng lên...) thúc ép xã hội chuyển hóa sang phương thức tư sản nguyên thủy (gia đình hóa, tư hữu hoá công cụ sản xuất...).
-Vô hình dung, ngay từ đầu tự nhiên đã vạch hướng tối ưu cho con người sống còn, nhưng lòng tham vị kỷ xuất phát từ bản năng ở mỗi con người trong thời kỳ môi trường sự sống đang lâm vào trạng thái bất lợi, đã dẫn đến sự thèm khát tư hữu, từ đó mà lý trí của họ chìm đắm trong mù quáng và vì thế mà xã hội của họ rối loạn, lạc vào lũng đoạn (chiến tranh, cướp bóc, nô dịch...) cho tới tận ngày nay. Có thể nói, từ thời cổ đại đến nay, loài người vẫn tìm chưa ra Thiên Đường đã đánh mất của mình (đó là xã hội cộng sản nguyên thủy, một xã hội đại đồng nhân ái, không có áp bức bất công!). Bao nhiêu thế hệ con người với những trí tuệ triết học ưu tú nhất đã ra sức nhận thức, đã hình dung ra bao nhiêu hình thức xã hội đẹp đẽ, rồi cố gắng thực hiện mà vẫn không thành hiện thực, mà vẫn chỉ là nếu không "không tưởng", "hoang tưởng" thì cũng là "lý tưởng"...
-Từ khi loài người sống theo lối hợp quần xã hội tới nay, họ đã trải qua các hình thái xã hội:
      +Cộng sản nguyên thủy: Cộng đồng, "chung lưng đấu cật" làm ăn không có áp bức, bất công. Hình thành nhà nước sơ khai (thủ lĩnh, già làng...được xã hội thừa nhận, được bầu trực tiếp, công khai). Con người nói chung chưa có khái niệm "danh lợi".
      +Tư sản nguyên thủy: Bắt đầu có lối sống gia đình, tư hữu hóa về tư liệu sản xuất. Nhà nước đã bắt đầu chiếm dụng quyền lực. Đã có hiện tượng bóc lột thặng dư, nhưng nói chung, hiện tượng áp bức bất công chưa phổ biến.  Giàu-nghèo xuất hiện, nhưng chưa  phân tầng giai cấp. Đã có hiện tượng tích lũy của cải, giữ gìn công cụ trong từng hộ gia đình.
      +Chế độ Chiếm hữu nô lệ: Hình thành quyền lực và phân chia quyền lực (tư hữu quyền lực!). Nhà nước đã bắt đầu theo thể chế "tập hợp đại diện cộng đồng" thao túng quyền lực, tranh dành quyền lực, làm hình thành hai tầng lớp cơ bản trong xã hội là "thống trị" , "bị trị"  và đương nhiên đứng về phía bênh vực quyền lợi cho tầng lớp "thống trị". Áp bức, bất công đã trở nên phổ biến.
      +Chế độ phong kiến: tư hữu hóa nhà nước (nhà nước đã bắt đầu theo thể chế "cha truyền con nối"), khẳng định uy quyền cá nhân tuyệt đối của nhà nước (quân chủ) đối với Đại Chúng. Tuy nhiên, thông qua đấu tranh, tầng lớp bị trị đã dành lại được quyền tự quyết cá nhân về sinh mạng, dành lại phần nào quyền lợi sống còn cơ bản của mình. Lòng tham vị kỷ tràn lan trong xã hội.
      +Chế độ tư bản: Nhà nước "vì dân" một cách hình thức, đã tập thể hóa quyền lực nhưng vẫn "gián tiếp" phục vụ quyền lợi kinh tế cá  nhân cho tầng lớp "thống trị", vẫn là công cụ áp bức, bóc lột của tầng lớp "thống trị" đối với toàn xã hội, cho nên đầy rẫy áp bức bất công, thậm chí áp bức bất công có lúc, có nơi vượt quá sự tàn bạo, ăn cướp công khai, trắng trợn, gây ra mâu thuẫn đối kháng, một mất một còn, không thể dung hòa được...Sự tư hữu được mở rộng phạm vi đến cực độ, gây ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa hai tầng lớp thống trị và bị trị, giữa hai bộ phận (đã hóa thành hai giai cấp đối kháng) tư sản và vô sản. Chủ nghĩa cá nhân thống trị mọi tâm hồn xã hội. Nhà nước, trên danh nghĩa, là "của dân, do dân, vì dân", nhưng vẫn là nhà nước "của nó, do nó, vì nó"!
      +Chế độ cộng sản: Nhà nước thực sự là "của dân, do dân, vì dân", quyền lực xã hội thực sự thuộc về Đại Chúng, Đại Chúng ủy quyền cho nhà nước thông qua "quốc hội" để nhằm mục đích trị an, đối ngoại. Về mặt lý thuyết, xã hội cộng sản không còn bóc lột nữa, không còn áp bức, bất công nữa (tương tự xã hội cộng sản nguyên thủy nhưng văn minh hơn nhiều!). Sự tư hữu và giaù có tới mức thừa thãi đối với một đời người đã mất đi sức hấp dẫn của nó (không thể giàu có được bằng làm ăn cá thể, tiền bạc ngập đầu cũng chẳng để là gì!!!).
-Khi ta nói: "Đi lên CNXH" hay: "Theo định hướng XHCN" là ta đang nói tới việc xây dựng một xã hội cộng sản. Vậy, có thể hiểu nôm na, xã hội XHCN là xã hội cộng sản chưa hoàn chỉnh, khác xã hội tư bản ở chỗ đã thực sự xây dựng được nhà nước "của dân, do dân, vì dân"?
-Vì cuộc sống con người là tối linh, vì xã hội cộng sản là xã hội tối ưu giúp mọi người nói chung được sống còn một cách mãn nguyện, nên nó là hình thái xã hội tươi đẹp nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người từ thời cổ đại nhưng loài người đã "vô  tình" không biết gìn giữ, để nó mất đi, rồi lại cố công tìm kiếp trong tủi nhục, đau thương cho đến ngày nay dù đã nhận thức được nhưng vẫn chưa hoạch định chính xác được. Vì sao xây dựng xã hội cộng sản khó như vậy? Vì sao mô hình xã hội theo chủ nghĩa xã hội (do C.Mác đề xướng!), khi mới truyền bá, lại được Đại Chúng đồng lòng ủng hộ, tin theo, để rồi sau một thời gian trải nghiệm mới "ngộ ra" những nét phi thực của nó, đã quay sang dè bỉu nó, chối bỏ nó? Bởi vì đó là sự diễn tả giấc mơ tuyệt đẹp, đậm nét hiện thực nhất mà họ có thể mơ ước được, là hình ảnh về Thiên Đường đã mất của họ, nhưng rồi vỡ lẽ ra chỉ như "cái bánh vẽ to tướng" và họ đã bị lừa dối! Có lẽ nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân của mọi nguyên nhân là những người làm cách mạng chưa thấm nhuần chính xác khái niệm "nhà nước", khái niệm "chuyên chính", thiếu tình yêu thương Đại Chúng và không biết cách xây dựng được một nhà nước thực sự "của dân, do dân và vì dân"!? Nhà nước đó còn được gọi là "nhà nước cộng sản". (Bên cạnh nhà nước cộng sản có cần thiết tồn tại một đảng cộng sản giữ vai trò "kim chỉ nam", lãnh đạo toàn thể xã hội nữa không nhỉ?).
-Khi đã  xây dựng được một nhà nước thực sự "của dân, do dân và vì dân" thì nhất quyết nhà nước đó sẽ xây dựng được nền kinh tế XHCN với kinh tế kế hoạch do nó làm chủ đạo, sự công hữu trở thành hình thức cơ bản và nổi trội trong xã hội, đến lúc đó nhiều khả năng xã hội cộng sản sẽ thành hiện thực không thể chối cãi!
-Ngày nay, nếu một xã hội bao gồm những nét tươi đẹp của xã hội Mỹ, Cuba, Bắc Triều Tiên cộng lại, thì đó phải chăng đã là xã hội cộng sản!? 
 ---------------------------------------------------------------

-Đọc tham khảo: 

5 HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI

Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là 
một quá trình lịch sử-tự nhiên
 - C.Mác - 

Hình thái kinh tế xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh tế xã hội tuy là một phạm trù xã hội nhưng lại có quy luật phát triển như một quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Nguồn gốc sâu sa của việc phát triển và thay thế các hình thái kinh tế xã hội nằm ở chỗ:
       ● Sự phát triển của lực lượng sản xuất gây lên sự thay đổi về quan hệ sản xuất.
       ● Sự thay đổi về quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) đến lượt nó sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng (là hệ thống các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một sơ sở hạ tầng nhất định) thay đổi.
Theo chủ nghĩa Mác – Lenin, trong lịch sử loài người đã và sẽ tuần tự xuất hiện 5 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:
Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ
Hình thái KTXH phong kiến
Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa
Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa

1/ Hình thái KTXH cộng sản nguyên thủy


 Đây là hình thái KTXH đầu tiên và sơ khai nhất trong lịch sử loài người. Một số đặc trưng nổi bật của hình thái này là:
Tư liệu lao động thô sơ, chủ yếu sử dụng đồ đá, thân cây làm công cụ lao động
Cơ sở kinh tế là sự sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
Là xã hội chưa có giai cấp, Nhà nước và pháp luật
Quan hệ sản xuất là quan hệ bình đẳng, cùng làm cùng hưởng thụ.

2/ Hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ


Khi chế độ thị tộc tồn tại trong công xã nguyên thủy tan rã và hình thành nên xã hội có Nhà nước, và cuộc cách mạng xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người đã hình thành nên hình thái KTXH chiếm hữu nô lệ. Đặc trưng của hình thái này là đã thay thế chế độ công hữu (sở hữu chung) về từ liệu sản xuất sang chế độ tư hữu chủ nô, thay thế xã hội không có giai cấp thành xã hội có giai cấp đối kháng (chủ nô – nô lệ), thay thế chế độ tự quản thị tộc bằng trật tự có nhà nước của giai cấp chủ nô. Giai cấp chủ nô dùng bộ máy cai trị của mình bóc lột tàn nhẫn sức lao động của nô lệ, nô lệ trong xã hội này được coi như một công cụ lao động biết nói. Hình thái này cũng tạo ra kiểu nhà nước đầu tiên: Nhà nước chủ nô.

3/ Hình thái KTXH phong kiến


Giai cấp thống trị mới trong hình thái này là giai cấp quý tộc – địa chủ, giai cấp bị trị là nông nô. Phương pháp bóc lột sức lao động trong xã hội chiếm hữu nô lệ được thay thế bằng hình thức bóc lột địa tô – người nông dân được giao đất đai và canh tác trên thửa ruộng của mình, đến kỳ hạn nộp tô thuế cho địa chủ. So với hình thái chiếm hữu nô lệ, hình thức lao động trong thời kỳ phong kiến đã tiến bộ hơn nhiều, tuy phải nộp tô thuế nhưng nông dân vẫn có thể được giữ lại phải của cải dư thừa của mình. Đồng thời nhiều tầng lớp, giai cấp mới đã xuất hiện trong xã hội.

4/ Hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa



Xuất hiện đầu tiên ở châu Âu, phôi thai và phát triển trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức xác lập như một hình thái KTXH đầu tiên ở Anh và Hà Lan vào thế kỷ 17. Adam Smith (1723-1790) là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Những nét đặc trưng cơ bản của hình thái KTXH tư bản chủ nghĩa:
Quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo vệ và coi như quyền thiêng liêng của con người.
Cá nhân dùng sở hữu tư nhân để kinh doanh trong điều kiện thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế.
Gắn với nền sản xuất công nghiệp có năng suất lao động cao.
Bản chất sự “bóc lột” nằm ở giá trị thặng dư mà sức lao động tạo ra khi các nhà tư bản thuê lao động và sử dụng sức lao động.

5/ Hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa


Là hình thái phát triển cao nhất của xã hội, có quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, tạo thành cơ sở hạ tầng có trình độ cao hơn cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa tư bản, có kiến trúc thượng tầng tương ứng thực sự là của nhân dân với trình độ xã hội hóa ngày càng cao. Những đặc trưng cơ bản của hình thái KTXH này là:
Cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại gắn liền với lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao: năng suất lao động cao, tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân.
Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu: xóa bỏ những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội, giúp gắn bó các thành viên trong xã hội với nhau vì lợi ích căn bản.
Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới: phù hợp với địa vị làm chủ của người lao động và xóa bỏ tàn sư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ.
Chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động: cơ sở cho công bằng xã hội.
Chủ nghĩa xã hội có nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới, nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, mang bản chất nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân. Nhà nước XHCN do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thông qua nhà nước, Đảng lãnh đạo xã hội trên mọi mặt và nhân dân thực hiện quyền lực và lợi ích của mình trong mọi mặt xã hội.
Chủ nghĩa xã hội giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con người phát triển.
-Cách mạng xã hội chủ nghĩa (lý luận của Chủ nghĩa Mác, đã lạc hậu, đọc tham khảo!)
-Phần này cũng đọc tham khảo thôi
Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu?
Bài 1: Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu - Vì sao sụp đổ?
Thứ ba, 06/10/2009, 01:59 (GMT+7)


Lời tòa soạn: Từ ngày 29-6 đến ngày 5-7-2009 Báo SGGP đã đăng loạt bài viết “Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu?” của các học giả, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Đây là những bài viết có tính chất tham luận, trao đổi về một đề tài rất quan trọng nhưng cũng khá “nhạy cảm” - luận bàn về một học thuyết đã làm “đảo lộn” cả thế giới và vẫn đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của các ý thức hệ chính trị ở tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Sau khi đăng báo, loạt bài viết đã nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc gửi đến bày tỏ quan điểm của mình, có đồng tình hưởng ứng và có cả hoài nghi, phản ứng… Đặc biệt, có không ít học giả, giáo sư tiến sĩ, các nhà nghiên cứu chính trị - xã hội đã gửi bài viết tham gia, góp phần tiếp tục làm sáng tỏ chủ đề trên. Tuy nhiên, như đã thông tin, do khuôn khổ tờ báo có hạn, chúng tôi xin tạm dừng và hẹn sẽ tiếp tục vào thời điểm thích hợp… Để thực hiện lời hứa, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, bắt đầu từ số báo hôm nay, ngày 6-10-2009, Báo Sài Gòn Giải Phóng tiếp tục trở lại chủ đề trên. Mặc dù còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng loạt bài viết mà chúng tôi tập hợp đăng tải sau đây nhằm tiến tới một khẳng định: Học thuyết Mác - Lênin và CNXH - Xu thế phát triển tất yếu! 

Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Đông Âu đi vào thời kỳ khủng hoảng. Từ tháng 4-1989 đến tháng 9-1991, chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên  “cơn chấn động” chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Vấn đề đặt ra là vì sao chế độ XHCN lại bị thất bại ở Liên Xô và Đông Âu? Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cả bên trong và bên ngoài để cắt nghĩa, lý giải về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu…
Nguyên nhân chủ quan: Quan niệm giáo điều về CNXH
Trước hết, là do quan niệm giản đơn, phiến diện quy luật về mối quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất; cho rằng, có thể dùng ý chí cách mạng để xây dựng nhanh quan hệ sản xuất tiên tiến trên cái nền lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém và lạc hậu, và cho rằng, quan hệ sản xuất tiên tiến tự nó mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Sau khi V.I.Lênin qua đời ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau chiến tranh thế giới lần 2, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.
Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, xây dựng năng lực cầm quyền của một chính đảng cách mạng sau khi giành được chính quyền chưa thực hiện đầy đủ, khiến Đảng không phát huy được vai trò của người lãnh đạo, người tổ chức nhân dân; vừa không phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội..., dẫn đến tình trạng quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng, xa rời thực tiễn.
Một nguyên nhân chủ quan khác là đánh giá quá cao CNXH hiện thực và đánh giá quá thấp chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc; chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong việc hoạch định các bước đi của tiến trình xây dựng CNXH (như quan điểm của Liên Xô về “CNXH đã hoàn toàn thắng lợi”, “xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”, “CNXH phát triển”...), không thấy hết tính chất lâu dài, quanh co, phức tạp của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH.
Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài trên cản trở sự cải tổ, cải cách, đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ XHCN suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ XHCN, mà do quan niệm giáo điều về CNXH.
Nguyên nhân trực tiếp: Lệch lạc về hệ tư tưởng XHCN và sự can thiệp từ bên ngoài
Một là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thể hiện trước hết ở những người lãnh đạo cao nhất. Những tuyên bố ban đầu: “cải tổ để có nhiều dân chủ hơn, nhiều CNXH hơn”, “chúng ta sẽ đi tới CNXH tốt đẹp hơn chứ không đi ra ngoài nó”, “chúng ta tìm trong khuôn khổ của CNXH chứ không phải ở ngoài giới hạn của nó những câu trả lời cho các vấn đề do cuộc sống đặt ra”..., rốt cuộc chỉ là những tuyên bố suông ngụy trang cho ý đồ phản bội.
Những người lãnh đạo cải tổ lùi dần từng bước, từng bước, thậm chí ngày càng công khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu XHCN mà họ từng hứa hẹn, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Bằng phát súng lệnh “công khai”, “dân chủ”, “không vùng cấm”, cải tổ đã nhanh chóng tạo ra làn sóng phê phán, công kích, bôi đen tất cả những gì gắn với lịch sử 70 năm xây dựng CNXH, phủ định sạch trơn mọi thành tựu của CNXH. Nó gây hoang mang, xáo động đến cực độ trong tư tưởng xã hội, phá vỡ niềm tin của quần chúng đối với những giá trị của CNXH. Người ta sử dụng toàn bộ phương tiện thông tin đại chúng để làm việc này và chiến dịch tuyên truyền, đào bới, phủ định quá khứ được các đài, báo phương Tây tiếp sức mạnh mẽ và lái theo những ý đồ, mục đích của phương Tây.
Hai là, chủ nghĩa đế quốc đã can thiệp toàn diện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn, thực hiện được “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và các nước Đông Âu. Các chiến lược gia phương Tây sớm nhận ra “gót chân Asin” của cải tổ: đó là đường lối xét lại, là hệ tư tưởng tư sản, là chính sách thỏa hiệp, nhân nhượng vô nguyên tắc với Mỹ và phương Tây thể hiện tập trung ở “tư duy chính trị mới”. Hứa hẹn viện trợ kinh tế được dùng làm một thứ vũ khí rất lợi hại để lái cuộc cải tổ theo quỹ đạo mà phương Tây mong muốn. Chủ nghĩa đế quốc đã đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình” trong nội bộ Liên Xô và Đông Âu.

Trong cuốn sách Chiến thắng không cần chiến tranh, Tổng thống Mỹ Níchxơn cho rằng “mặt trận tư tưởng là mặt trận quyết định nhất”. Ông ta viết: “Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hiệp định mậu dịch, viện trợ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên mặt trận tư tưởng”. Chiến lược của Mỹ trước sau như một là đưa bất ổn vào bên trong “bức màn sắt”.
Tóm lại, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc cùng với sự phản bội từ bên trong và từ trên chóp bu của cơ quan lãnh đạo cao nhất là nguyên nhân trực tiếp làm cho Liên Xô sụp đổ.
Trong tình hình CNXH trì trệ và khủng hoảng do những sai lầm của mô hình cũ thì cải tổ, cải cách mở cửa, đổi mới là tất yếu. Vì chỉ có một cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới sâu sắc, toàn diện mới đưa CNXH thoát khỏi khủng hoảng để bước vào thời kỳ phát triển mới. Cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới là tất yếu nhưng sụp đổ thì không là tất yếu. Vấn đề ở chỗ: cải tổ, cải cách, mở cửa, đổi mới thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào.
Một số đảng cộng sản các nước trên thế giới đã nhận định nguyên nhân của sự sụp đổ này là: Sự lệch lạc về hệ tư tưởng của những người lãnh đạo đảng và sự thiếu hiểu biết về hệ tư tưởng XHCN của nhân dân; sự thiếu dân chủ trong xã hội và trong đảng; tình trạng quan liêu trong đảng, tham nhũng và sự xa lánh nhân dân của lãnh đạo đảng; một số sai lầm trong chính sách kinh tế của đảng cộng sản cầm quyền; và sự phá hoại tinh vi của chủ nghĩa đế quốc…

TS Nguyễn Viết Thông
Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu?
Bài 2: CNXH ở Việt Nam trước đổi mới
Thứ tư, 07/10/2009, 00:28 (GMT+7)
Trước đổi mới, tức là trước Đại hội VI (năm 1986) trở về trước, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta chịu ảnh hưởng của mô hình Xô Viết. Đây cũng là tình hình chung trong tất cả các nước trong hệ thống XHCN. Vậy quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta trước đổi mới là gì? 
Độc lập dân tộc và CNXH 
Trong Đường cách mệnh và tiếp đó là những văn kiện do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã thể hiện rõ đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Làm cách mạng tư sản dân quyền kiểu mới, do giai cấp công nhân lãnh đạo để thực hiện giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập dân tộc và dân chủ để tiến tới cách mạng vô sản, không phải kinh qua chế độ tư bản chủ nghĩa, để xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Từ đó đến nay, Đảng ta đã kiên trì với sự lựa chọn lịch sử đó. CNXH vẫn là mục tiêu, lý tưởng không thay đổi của cách mạng Việt Nam. Đó là một nhận thức khoa học và thể hiện rõ lập trường cách mạng triệt để, kiên định của Đảng ta. 
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đó là điểm nổi bật, xuyên suốt và chủ đạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. 
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiếp theo là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH đã khẳng định lựa chọn này là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Tiếp theo đó là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên CNXH. Kế thừa những thành tựu và những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc và trong những năm đầu khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm sáng kiến của nhân dân, Đảng ta đã đề ra và lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bối cảnh quốc tế mới. 
Quá trình nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH 
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được giải phóng và đi lên CNXH, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối cách mạng XHCN đã bước đầu hình thành.
Đại hội III của Đảng (năm 1960) đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng: vạch ra con đường tiến lên CNXH ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Đại hội đã xác định đường lối chung của Đảng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc: Đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống phấn đấu anh dũng và lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường sức mạnh khối XHCN, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới… 
Đến Đại hội IV của Đảng (năm 1976), với khí thế của người chiến thắng, Đảng ta đã đề ra đường lối đẩy nhanh quá trình đi lên CNXH trên phạm vi cả nước.
Đại hội IV cũng xác định đường lối chung cách mạng XHCN ở nước ta là: nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên CNXH; xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới XHCN; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu…; xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và XHCN; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. 
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, thời kỳ trước đổi mới, nhận thức của Đảng ta về mục tiêu, bản chất của CNXH và sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta là đúng đắn - giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Điều này phù hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng khuyết điểm, sai lầm 
Vấn đề đặt ra là, vì sao bên cạnh những thành tựu đã đạt được nhưng việc thực hiện đường lối đó, chỉ ít lâu sau Đại hội IV của Đảng nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, đời sống nhân dân ngày một khó khăn và từ cuối những năm 1970 nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội. 
Đại hội VI của Đảng với phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng với sự thật, nói rõ sự thật đã khẳng định những thành tựu đạt được, đồng thời chỉ rõ những khuyết điểm, sai lầm. Đại hội chỉ rõ chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện.
Về mặt lý luận, đó là sự lạc hậu về nhận thức lý luận và vận dụng các quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; đã mắc bệnh chủ quan duy ý chí, giản đơn hóa, muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu của CNXH trong điều kiện nước ta mới ở chặng đường đầu tiên.
Chúng ta đã có thành kiến không đúng, trên thực tế, chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hóa đang tồn tại khách quan; do đó không chú ý vận dụng chúng vào việc định chế các chủ trương, chính sách kinh tế. Chưa chú ý đầy đủ việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của mình và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước anh em. 
Từ thực tiễn cách mạng, cả thành công và khuyết điểm sai lầm, Đại hội VI đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan”.
Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là sản xuất, phát triển lưu thông thông suốt, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, con người mới XHCN ngày càng được hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ XHCN được củng cố. Mọi chủ trương, chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự vận dụng không đúng quy luật khách quan, phải được sửa đổi hoặc bãi bỏ… 

NGUYỄN VIẾT THÁI
Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu?
Bài 3: Thành tựu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam: Con đường đi lên CNXH hình thành những nét cơ bản
Thứ năm, 08/10/2009, 00:25 (GMT+7)
Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1986) đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt là đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; nắm vững quy luật khách quan, lấy dân làm gốc… Nhờ vận dụng đúng đắn các quy luật thông qua các chủ trương, chính sách, sản xuất trong nước ngày càng phát triển, lưu thông ngày càng thông suốt, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, xã hội ngày càng lành mạnh, qua đó, chế độ XHCN ngày càng được củng cố…
Kinh tế thị trường định hướng XHCN
Có thể nói, đây là thành quả to lớn và quan trọng của nghiên cứu lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN là mô hình kinh tế mới mẻ chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Tư duy lý luận và nhận thức về KTTT định hướng XHCN là một quá trình lâu dài, thường xuyên và qua nhiều bước với mục tiêu không thay đổi là xây dựng thành công CNXH ở nước ta.
KTTT là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội; trong đó quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị trường. Vì thế KTTT không chỉ là “công nghệ”, là “phương tiện” để phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế - xã hội, nó không chỉ gồm lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống quan hệ sản xuất. Như vậy rõ ràng là không thể có một nền KTTT chung chung, trừu tượng tách rời khỏi hình thái kinh tế - xã hội, tách rời khỏi chế độ chính trị - xã hội của một nước.
KTTT định hướng XHCN là nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của KTTT, vừa chịu sự chi phối của các nhân tố định hướng XHCN. Vì thế KTTT ở nước ta vừa có những đặc trưng chung, phổ biến của mọi nền KTTT, vừa có những đặc trưng mang tính đặc thù - định hướng XHCN. Theo tinh thần của các đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam từ lần thứ VI đến lần thứ X định hướng XHCN nền KTTT thể hiện ở các nội dung sau đây: Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, đồng thời khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng và giúp đỡ, tạo điều kiện để người khác thoát khỏi nghèo, từng bước khá giả hơn; phát triển kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục... giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người; thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng với nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội; phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Sự khác nhau về bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình phát triển là điều kiện, là một “tiêu thức” quy định đặc trưng bản chất của nền KTTT nước ta.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự quản lý của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định thành công sự phát triển rút ngắn, bền vững nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam và công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, KTTT... mới không bị chệch định hướng XHCN.
Những thành tựu về kinh tế, xã hội

Hơn 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô hình KTTT định hướng XHCN, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu đáng kể, làm thay đổi khá rõ tình hình đất nước.
Về tốc độ tăng trưởng, trong những năm khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Do tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người/năm cũng tăng lên đáng kể, từ 289 USD (năm 1995) lên 1.024 USD (năm 2008), cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh giới của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp (theo quy ước chung của quốc tế và xếp loại các nước theo trình độ phát triển thì nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp là những nước có GDP/người từ 765 đến 3.385 USD).

Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu. Khu vực kinh tế nhà nước được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế .
Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở cửa, tích vực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc tế mới. Từ một quốc gia bị phong tỏa, cấm vận; từ một nền kinh tế kém phát triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích trước 10 năm với mục tiêu xóa đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.
Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”
GS-TS CHU VĂN CẤP
Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương


8 lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại

Giới thiệu: bài viết này giải thích ngắn gọn và dễ hiểu vì sao Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) lại thất bại trong việc đạt tới mục đích tối cao của nó. Không phải vì CNXH xấu, hoặc những con người tin vào nó thiếu tâm trí hoặc tinh thần. Cũng không phải vì điều kiện tài nguyên hay vì chất xám con người. CNXH thất bại, hoặc có thể nói là CNXH không thể nào hoạt động được và bất khả thi, đơn giản vì nó thiếu vắng và kìm nén những động cơ kinh tế và động lực để con người phát triển.
Bài viết được dựa theo cuốn sách tên ‘Socialism‘ (Chủ Nghĩa Xã Hội) của Ludwig von Mises, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của trường phái kinh tế học Áo (Austrian Economics). Đối với riêng tôi, đây là tác phẩm phân tích về nền kinh tế CNXH hay nhất cho đến nay.
Lưu ý: Nếu các đọc giả muốn đọc thêm thì xin vào đây, Mises Institute.


Sau đây là 8 lý do vì sao nền kinh tế CNXH không thể hoạt động và phát triển được:
  1. Không cho phép quyền sở hữu cá nhân.
  2. Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc.
  3. Sự công bằng và bất công bằng.
  4. Thiếu vắng giá cả.
  5. Không có động lực cá nhân, lòng tham.
  6. Thiếu vắng Lời và Lỗ.
  7. Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt.
  8. Dùng tiền của người khác cho người khác.

Lý do số 1: Không cho phép quyền sở hữu cá nhân

Trong nền kinh tế CNXH, hoàn toàn không có quyền và sự tư hữu. Tất cả các tài sản đều được đồng sở hữu, nghĩa là tất cả mọi thứ đều sở hữu bởi chính phủ thay cho mọi người. Đây là một lý tưởng không có gì sai trên lý thuyết. Nhưng khi áp dụng thì nó đi ngược lại tâm lý và lịch sử con người. Nếu một cá nhân không có quyền sở hữu thì cá nhân đó có động lực để quan tâm và duy trì những tài sản tạm thời của cá nhân đó không?
Hãy tự hỏi bản thân bạn. Bạn là một nông dân, bạn làm việc nhưng bạn lại không có quyền sở hữu những thành quả của bạn làm ra, cũng như trang trại của bạn. Bạn có chịu thức khuya dậy sớm để làm việc không? Dĩ nhiên là không. Vì tại sao bạn phải làm việc khi những thành quả của bạn sẽ không bao giờ thuộc về bạn? Vậy còn gì là động lực để con người phấn đấu và phát triển?

Lý do số 2: Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc

Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?

Lý do số 3: Sự công bằng và bất công bằng

CNXH dựa trên nền tảng là mọi người đều công bằng, mọi người đều như nhau. Theo CNXH, ai cũng phải làm việc như nhau, không hơn và không kém.
Nhưng thực tế là gì? Hãy quan sát, mọi người quanh bạn có như nhau không? Hoàn toàn không. Mỗi cá nhân trong xã hội đều khác nhau. Tôi thích làm việc 12 tiếng 1 ngày, người kia thích làm việc 8 tiếng. Người kia thích mạo hiểm kinh doanh, người kia thì thích ăn lương tháng. Người kia muốn làm trong ngành dầu khí, trong khi người nọ thích làm nhạc sĩ. Mỗi người đều khác nhau hoàn toàn và không thể gom chung lại với nhau.
Vì mỗi người khác nhau nên giá trị lao động cũng khác nhau, đồng nghĩa với việc lương mỗi người cũng khác nhau. Thị trường quyết định giá trị của từng người chứ không phải là chính phủ.
Mượn câu nói của Milton Friedman:
“Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai.”

Lý do số 4: Thiếu vắng giá cả

Một trong những thứ căn bản của nền kinh tế là giá cả. Giá cả là gì? Nó không đơn thuần chỉ là một con số. Nó là một sự phản ảnh của sự cung cầu của một và mọi thứ hàng hóa và dịch vụ. Nó cho con người biết món hàng đó phải tốn bao nhiêu công sức để sản xuất ra, tiền lời là bao nhiêu, và sự khang hiếm của vật liệu cần thiết để làm ra nó.
Các doanh nhân dựa vào giá cả để đánh giá mức độ cần thiết của nó và dựa theo nó để phân phối và sử dụng tài nguyên. Giá tăng có nghĩa là người mua sẵn lòng trả thêm để có nó, cũng đồng nghĩa với việc là doanh nhân sẽ có thêm lời và động lực, cũng đồng nghĩa với việc để làm ra một món hàng thì phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Giá cả là sự phản ảnh cuối cùng của thị trường về nhu cầu và sự khang hiếm của một món hàng.
CNXH thì không cho phép giả cả linh hoạt và phản ảnh thực trạng. Trong thị trường, giá cả được quyết định bởi tất cả thành viên tham gia. Nhưng trong nền kinh tế CNXH thì nó được quyết định bởi một nhóm quan chức làm việc trong một tòa nhà đâu đó xa xôi. Vấn đề là gì? Vấn đề là một nhóm người đó thì làm sao thấy và phản ứng linh hoạt bằng tất cả mọi người?
CNXH dựa trên nền tảng một nhóm người có sự hiểu biết nhiều hơn cả trăm triệu người đang hoạt động linh hoạt với nhau. Một nền tảng phi lý. Chính phủ không thể nào định giá linh hoạt và chính xác bằng thị trường được.
Để ví dụ. 1 kg cà phê được thị trường định giá là 100 VND. Không ai có thể giải thích được vì sao lại là 100 VND nhưng mọi người đều chấp nhận giao dịch với giá đó vì mọi người cảm thấy hài lòng. Mọi người đều tìm được giá trị riêng từ 1 kg cà phê với giá 100 VND đó. Còn chính phủ sẽ định giá bao nhiêu? 90 VND? 150 VND? Sẽ mất bao lâu để các quan chức đưa ra quyết định đó, và khi họ đưa ra quyết định rồi giá đó còn phản ứng thực trạng của thị trường không? Rất khó, gần như bất khả thi. Sự thất bại của ‘Kinh tế mới’ năm 1976-1986 ở Việt Nam là ví dụ điển hình.

Lý do số 5: Không có động lực cá nhân, lòng tham

Trong nền kinh tế CNXH, mọi thứ đều được đồng sở hữu, ai cũng nhu ai. Không ai được giàu hơn và không ai được nghèo hơn, mọi người đều như nhau. Nếu bạn không được quyền sở hữu những thành quả của bạn thì bạn có chịu làm việc không?
Ở trong cái làng kia có 10 người, mỗi người một sào ruộng. Quy luật là không cần biết và không phân biệt ai làm bao nhiêu giờ, ai làm nhiều hay ít. Cứ cuối mùa thu hoạch là mọi người gom chung lại và chia đều nhau. Khi áp dụng ngoài đời thì nếu một người siêng năng chịu làm hơn nhưng vẫn phải chia đều cho những người còn lại mặc dù họ không chịu làm, thì tại sao người siêng năng đó phải làm và phải siêng năng hơn?
Ai cũng có tâm lý thụ động, ai cũng muốn hưởng chứ không muốn làm. 1 người làm còn 9 người kia không muốn làm thì chẳng có lý do gì để phát triển. Làm việc và phát triển làm gì khi mình không được sở hữu thành quả của mình và phải chia đều cho những người không siêng năng như mình? Đó là tại sao mô hình Hợp Tác Xã lại thất bại, vì nó tiêu diệt động lực và lòng tham trong từng cá nhân. Làm cho họ lười biếng và thụ động. Chỉ khi nào những cá nhân đó được sở hữu thành quả của mình, hưởng lợi theo sức lao động của mình thì họ mới có động lực để cạnh tranh và phát triển.
Mô hình làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là một triết lý rất lý tưởng và khả thi nếu mọi người đều siêng năng như nhau. Nhưng thực tế thì không. Xã hội có người lười người siêng. Tại sao người siêng phải chia đều công lao của mình cho người làm biếng? Bạn làm bài được 10 điểm, bạn có chịu và chấp nhận chia điểm cho người được 5 điểm không? Thật bất công phải không? Nhưng đó chính là nền tảng của CNXH.

Lý do số 6: Thiếu vắng Lời và Lỗ

Trong nền kinh tế thị trường, Lời & Lỗ là tín hiệu, như đèn giao thông. Lời là đèn xanh, hãy đi tiếp. Lỗ là đèn đỏ, hãy ngưng lại. Khi một doanh nhân làm việc có lời, điều đó nghĩa là lĩnh vực đó có tiềm năng, khách hàng có nhu cầu sử dụng món hàng đó. Doanh nhân đó sẽ dựa theo mức lời để tái đầu tư và báo hiệu cho các doanh nhân khác cùng tham gia. Nhưng nếu là lỗ thì có nghĩa là lĩnh vực đó hay anh ta đã làm gì đó sai, hoặc khách hàng không có nhu cầu, lỗ ra tín hiệu cho các doanh nhân đầu tư vào chỗ khác, tránh việc tiếp tục đầu tư vào một việc không tạo ra giá trị.
Nền kinh tế XHCN thì không có chuyện lời lỗ. Phải nói chính xác hơn là không có chuyện lỗ, vì doanh nghiệp nhà nước thì không lỗ được. Bởi vì không có Lời & Lỗ nên các quan chức không biết phải phân phối tài nguyên như thế nào, Không biết nên đầu tư vào lĩnh vực gì, với kinh phí bao nhiêu và quan trọng hơn là nên ngừng lại ở điểm nào. Nếu không có Lời & Lỗ thì làm sao một nền kinh tế và các thành viên trong nền kinh tế đó có thể đưa ra quyết định được?

Lý do số 7: Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sẽ có một quyết định riêng và khác nhau. Sự quyết định này linh hoạt và thay đổi theo từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ. Vì sao? Vì khi một ai đó thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn nhỏ đến sự quyết định của người khác. Hôm nay người ta thích dùng Blackberry, ngày mai lại thích iPhone. Nền kinh tế phát triển dựa trên sự linh hoạt này.
Nhưng trong nền kinh tết CNXH, mọi quyết định đều do một nhóm người ban hành. Vì sao đây lại là vấn đề? Vì tại sao một nhóm người này lại có sự hiểu biết để đưa ra quyết định thay cho những người còn lại trong xã hội? Ai là người đã bầu họ để họ ra quyết định? Nếu họ quyết định đúng thì không sao, nhưng rất hiếm và rất khó. Nếu họ quyết định sai thì mọi người đều bị ảnh hưởng. Tư duy này được FA Hayek gọi là sự ‘lừa dối hoặc ngạo mạn của trí thức‘.
Làm sao một nhóm người nào đó ở một nơi xa xôi nào đó có thể có đủ kiến thức và sự linh động để đưa ra quyết định thay cho hàng trăm triệu người được? Nếu họ nghĩ họ có đủ khả năng đó thì sao không cho người khác suy nghĩ và đưa ra quyết định thay cho họ? Đây là tư duy ngạo mạn, phi lý.
Nền kinh tế và xã hội chỉ phát triển được khi mỗi con người có tự do tự quyết.

Lý do số 8: Dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ)

Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân.
Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm.
Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>