Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Thằng em K9 - K6 LS

Thằng em K9

_ K6 LS _

(Hãy yên nghỉ với tất cả tình cảm chân thành nhất anh dành cho chú ).
Tĩnh vật - 1984, 80x80cm,  F.Lực.Tĩnh vật - 1984, 80x80cm, F.Lực.
Khi xuất hiện với vẻ nhâng nháo coi mọi người không ra gì, anh đã rất ghét chú. Rồi cách xưng hô mày tao với cả anh làm anh thấy chú là một kẻ không thể chơi được, anh vốn cổ hủ mà.

Thế rồi trong những đêm lạnh giá của mùa đông chúng mình đã chung giường và chung chăn để sưởi ấm cái giá lạnh của miền xứ Lạng. Những lần nhảy tường và bị vệ binh đuổi chúng mình đã thoát rất ngoạn mục và đi chơi đến tối mới về.

Ngày đó chú còn rất trẻ, đẹp trai và đá bóng rất giỏi. Mỗi khi chiều về lũ trẻ con vẫn đứng ở cổng trường VHQĐ LS thấy chú đều hô: 1,2,3 chú Tiến ơi.
Chúng nó hô nhiều lần như vậy cho đến khi chú vào trận mới thôi.

Anh có nhiều kỷ niệm với chú, chú là người tình nghĩa và chu đáo. Chú sống đơn giản nhưng nguyên tắc.
Anh nhiều tuổi hơn chú nhưng cách cư xử anh vẫn thường phải học chú. Chú quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cốt cách của chú là cốt cách của lãnh tụ. Chú rất ghét nói về mình, về nguồn gốc của chú. Chú dân dã và hòa đồng và quan tâm đến cả những kẻ hèn yếu nhất. Từ chỗ anh rất ghét chú, anh đã thành kẻ ngưỡng mộ chú. Nhiều người vẫn không hiểu chú vì vẻ bên ngoài chú như một gã xe ôm, cách sống dân dã như một lão nông và phóng khoáng như một kẻ thắng bạc dù chú không biết gì về cờ bạc. Những ngày cuối cùng của chú với bệnh ung thư nhưng chú đã chịu đựng như không có gì xảy ra. Chú đã kiên cường chịu cái đau bệnh tật và tỏ ra đó là chuyện nhỏ. Anh đã ôm chú vào lòng an ủi mà lòng đau nhức nhối bởi sự chia xa không còn lâu nữa.

Bây giờ mộ chú đã xanh cỏ, chú đã yên nghỉ nhưng trong lòng anh lại dậy sóng.
Làm sao để làm được những điều như chú đã làm và hoài mong.

Lạng Sơn 30.7.2011. Nhớ về một chú em K9 và người bạn chung thủy Nguyễn Tài Tiến em anh Nguyễn Tài Trung K2 con bác Lê Văn Lương .

 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Thứ 4, ngày 11 tháng 5 năm 2011).



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011

Kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7

Start:     Jul 27, '11
Location:     Blog

Xem Blog Bạn Trỗi:
  1. 'A còng' - bài hát gợi nhắc về những lá thư thời chiến - Thoại Hà, 27/07/2011.
  2. Thành kính tưởng nhớ 27.7.2011 - Thắng k5, 27/07/2011, BGM K5.
  3. Quán Cóc - Tr.Trung, 26/07/2011, BGM K5.
  4. ĐÀN SẾU - Thơ Расул Гамзатов - Tuấn Linh dịch từ bản tiếng Nga, TP HCM, 05/2011, đăng 26/07/2011, Blog K3.



Xem loạt bài kỷ niệm tại Bee.net.vn
  1. Nhớ sao thằng bạn hay cười - Nguyễn Khánh Hòa, 27/07/2011.
  2. Nắm đất nhỏ thay cho xương thịt anh - Kiến Quốc, 26/07/2011.
  3. Gian nan những lá thư ra Bắc - Kiến Quốc, 26/07/2011.
  4. Thư chưa về đến tay cha mẹ, anh đã hi sinh - Tạ Việt Chiến, 24/07/2011.
  5. Bức thư cuối của "mùa hè đỏ lửa 1972" - Lê Bình - Kiến Quốc, 23/07/2011.
  6. Vị phù sa đến hôm nay còn mặn - Nguyễn Xuân Lăng, 22/07/2011.
  7. Giờ này bạn ở đâu? - Lê Trí Dũng, 21/07/2011.
  8. Mong đổi danh hiệu Mẹ anh hùng thành giây phút gặp con - Đỗ Quang Việt, 21/07/2011.
  9. Anh viết thư về trước khi vào trận - Trần Kiến Quốc, 19/07/2011.
  10. Lời chào vĩnh biệt! - Trần Kiến Quốc, 16/07/2011.



Kính viếng Online




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Gian nan những lá thư ra Bắc - Kiến Quốc



- Địa chỉ người nhận và người gửi vô cùng mơ hồ nhưng lá thư của liệt sĩ Mạnh Minh vẫn về tới gia đình. Có biết bao lá thư như thế đã được những anh quân bưu tình cờ mang ra Bắc, bởi làm sao có thể thờ ơ trước nỗi nhớ nhà nhớ quê của người lính, những người kề bên cái chết…


Trên tay tôi là những lá thư cùng một bì thư của liệt sĩ Nguyễn Mạnh Minh gửi từ chiến trường về nhà. Mạnh Minh sinh năm 1953, hy sinh ngày 25/3/1972 tại mặt trận Nam Lào. Những dòng chữ viết ngoài bì thư thật lạ.


Người gửi: Người đi xa; Người nhận: Bố

Vì đã bị xé góc lấy thư ra nên mặt trước bì thư ở góc dành cho “người gửi” chỉ còn lại mấy chữ “…i xa”. Có thể luận ra đó là mấy chữ “Người đi xa”.

Người lính luôn sống với nguyên tắc “bảo mật”, không được phép làm lộ phiên hiệu đơn vị nên ngoài bì thư Minh không đề tên người gửi, không đề cả hòm thư đơn vị. Thay vào đó chỉ vẻn vẹn ba chữ “Người đi xa”!

Chữ trên bì thư của Mạnh Minh Chữ trên bì thư của Mạnh Minh

Liệt sĩ Mạnh MinhLiệt sĩ Mạnh Minh



Ở phần dành cho “người nhận” bạn chỉ viết “Kính gửi: Bố - Nhà 2, buồng 49 -  Khu tập thể Nam Đồng - Hà Nội”.

Có ai đó sẽ hỏi: Sao anh không viết rõ tên bố? Không có tên người nhận thì làm sao thư đến được? Hay là có ai đó đã xóa đi rồi?

Không! Minh đã cố tình làm như vậy. Bố của Mạnh Minh cũng là một sĩ quan quân đội nên tên ông cũng phải giữ bí mật như hòm thư đơn vị. Nếu trên bì thư có đề hòm thư hay tên bố bị lọt vào tay bọn thám báo (vì dọc đường Trường Sơn đầy thám báo) thì đối phương dễ dàng phát hiện ra đơn vị hoặc nắm được sự điều động lực lượng của quân đội Bắc Việt. Không loại trừ trường hợp từ tên bố có thể tìm ra đơn vị con!

Và thực tế, không chỉ bố Minh mà nhiều bậc cha mẹ, vợ con, người yêu… của lính ta ở hậu phương đã nhận được những lá thư từ chiến trường mà ngoài phong bì đề đơn giản, ngắn gọn như thế.




Thư không tem bỏ ra vệ đường…

Ai đã sống qua cái thời ấy hẳn biết, ngoài mặt trận, thời gian rảnh để viết thư về nhà cực kì hiếm. Và nếu có viết xong thì sẽ gửi ai, vì làm gì có thùng thư bưu điện mà thả vào; còn đơn vị thì luôn cơ động.

Vậy mà vẫn có những người lính vì nhớ nhà, nhớ vợ con, nhớ người yêu… cứ viết thư rồi cho thư vào phong bì dán lại (chả cần dán tem, và có quái tem đâu mà dán!). Xong xuôi quẳng luôn ra vệ đường dù biết đây là điều cấm kị vì thám báo ngụy có thể nhặt được những lá thư này. Và họ thầm mong lỡ có mưa thì đừng làm ướt nội dung bên trong.

Hơn nữa, họ hy vọng “biết đâu đấy” có đồng đội nào đi ngược trở ra, trong một giây phút mệt mỏi sẽ ngồi bệt xuống nghỉ ven đường rồi “biết đâu đấy” tiện tay nhặt lên chiếc bì thư này. Liếc qua, anh lính ấy vội nhét nó vào túi cóc ba-lô.

Ngay sau đó anh ta trở thành “anh quân bưu vui tính“. Có đến nửa ba-lô là thư của bạn bè, đồng đội gửi ra Bắc được “nhặt” ở ven đường như thế. Dễ dàng nhận ra, lá thư này Minh đã “nhờ người mang ra Hà Nội” theo kiểu ấy.


Dán tem cho những lá thư dãi nắng dầm mưa
 
Đường ngược ra Bắc hay tiếp tục vào sâu đều cực kì gian nan, nguy hiểm, cái chết  cận kề. Khi đi vào 10 người thì hy sinh 9, lúc ra chắc 10 thì cũng chỉ còn 4, 5. Bom đạn liên miên, rồi máy bay trinh sát OV-10, máy bay phản lực, trực thăng bay dọc tuyến suốt ngày…

Có ai đó may mắn vượt qua được gian khó, ra được tới miền Bắc, khi đã an tọa trên cái chõng tre trong ngôi nhà thân yêu của gia đình mới an tâm lộn ba-lô ra ngắm nhìn những lá thư của đồng đội. Chúng đã nằm trên lưng mình không biết bao nhiêu ngày; mưa nắng, mồ hôi đã thấm cả vào bên trong, không hiểu nội dung thư có còn đọc được?

… Và niềm hạnh phúc nhất là khi cầm một xấp thư, mang ra bưu điện, nở nụ cười tươi rói với cô nhân viên: “Cho tôi mua mấy chục con tem”, rồi dán  vào những bì thư của lính và thả ngay vào thùng thư (cái mà ngoài mặt trận chẳng có).

Anh hy vọng, ít bữa nữa gia đình đồng đội sẽ nhận được thư. Nhưng chợt buồn, không hiểu khi thư đến gia đình thì bạn  mình có còn sống hay không?

Con tem “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” trên bì thư của Minh chắc đã được đồng đội dán hộ như thế? Cảm động hơn khi đọc những dòng chữ Mạnh Minh ghi lại ở mặt sau bì thư:

“Tôi! Đứa con xa của gia đình.

Cảm ơn tất cả các cô bác và đồng chí nào đã mang lá thư này của tôi ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa thân yêu của tôi và đến tay gia đình tôi.

CÁM ƠN & RẤT CÁM ƠN.

Người đi xa. Mạnh Minh”.
Đăng lại bài viết của Kiến Quốc (đã đăng tại Bee.net.vn.)


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

“Thần chú” - hameok6






“Thần chú”

 hameok6



Có một chuyện cũ thật 100% mà lâu nay tôi vẫn thường kể khi trà dư tửu hậu, nhưng không viết lên vì thấy nó nhố nhăng quá và chuyện này cần phải có diễn tả thì mới cảm nhận hết “ý nghĩa” của nó. Tuy vậy, hôm nay vẫn viết gởi AE xem cho vui (AE cần phải tưởng tượng ra các âm thanh nha!)

Nhớ hồi C61 ở Y Trung, có cái nhà cầu nằm riêng biệt sau dãy nhà ở. Một lần tôi đang ngồi bỗng nghe tiếng hát “Ta hải hang …” rất hùng dũng vang lên. Ủa, không lẽ có ai vừa hát vừa “hành tiến” đi cầu? Tiếng hát ngày một gần và đúng là đang tiến tới nhà cầu thật. Nghe giọng hát thì biết ngay là 1 “chú” GPQ đang hát. Thời gian đó có khoảng 1 tiểu đội GPQ TQ đóng trong cái nhà nho nhỏ gần đó cũng dùng chung nhà cầu này. “Chú” tiến vào nhà cầu, bước vào ngăn cách nơi tôi ngồi khoảng 2 – 3 ngăn gì đó (nên có lẽ “chú” nghĩ chỉ có 1 mình mình trong nhà cầu?).


“Chú” vẫn tiếp tục hát cho đến hết bài xen lẫn với nhữngtiếng mở - cài cửa, tiếng tháo dây nịt loảng xoảng. Khi hết bài hát “chú” tiếp tục đọc những câu quen thuộc thường có mà AE mình vẫn nghe trong thời gian đó. “Uầy ta xủng xoảng, uầy ta … ịị ….linh tinh …. ị ị …. Mao chủ …. ị ị ị …. sỉ …. ị …. oan xâ …. ị ị … ây … oan oan …. ị ị ị …. xây …ây ……” kết thúc là tiếng thở phào nhẹ nhõm. Chắc là ra rồi!? Tôi sực nhớ tới những câu chuyện đã từng nghe hồi trước khi đi TQ: Mao tuyển là “thần chú” của dân TQ bấy giờ. Nhiều diễn viên xiếc ra biểu diễn té lên té xuống. Song sau khi đọc 1 đoạn Mao tuyển thì biểu diễn trơn tru(?). Phải chăng “chú” GPQ này bị táo bón nên đang áp dụng phương pháp “thần chú” đó chăng? Chẳng hiểu có tác dụng gì với “chú” không? Nhưng với tôi thì có ngay tác dụng vì thấy quá ngộ nên phì cười trong nhà cầu làm cái “rẹt” . Thế là xong. Tôi đi ra ngay nên cũng chẳng có cơ hội để chiêm ngưỡng dung nhan “chú”. Thật đáng tiếc!

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 25 tháng bảy năm 2011).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Ngôi chùa - hameok6

Ngôi chùa

_ hameok6_
 

Thời nay ai cũng giỏi hết. Diễn viên làm đạo diễn được, lại còn tự viết kịch bản nữa. Người mẫu thì trở thành diễn viên, người dẫn chương trình. Nhà khoa học đi làm kinh tế. Chính trị gia làm chủ các đề tài khoa học …. Tôi thấy mình cũng “giỏi” chẳng kém gì nên cũng thử viết (bịa) một câu chuyện xem có trở thành nhà văn được không. Mong AE xem và cho vài câu chửi biết đâu sau này lại chẳng khoe là đã từng chửi thằng (muốn làm) “nhà văn”!

Chuyện thế này:


Hồi đó, ở một làng nọ, người ta xây một cái nhà nhỏ nhắn, đẹp đẽ. Rồi họ đem một cục đất (nghe nói là đã có từ 4 ngàn năm rồi) về sơn phết đặt vào giữa nhà làm “linh vật”. Thế là căn nhà trở thành ngôi chùa. Hàng ngày mọi người tới cúng bái “cục đất” rất thành kính. Ngôi chùa trở nên nổi tiếng khắp một vùng.

Một ngày kia, bỗng có một người trong làng nghĩ tại sao mình cứ phải thờ cúng cái “cục đất” này nhỉ? Khúc gỗ ở nhà mình còn “ngon” hơn. Vậy là ông ta mang khúc gỗ ở nhà tới, cũng sơn phết đàng hoàng và đặt kế bên “cục đất”. Từ đó, hàng ngày ông ta thành kính cúng bái cái “khúc gỗ” của mình và thấy làm mãn nguyện lắm.

Người hàng xóm thấy vậy cũng đem tới một cái lu, nhưng vì quá lớn nên phải đặt ở ngay cửa. Rồi người khác một cái chổi, người khác một cái khác nữa …. Trong chùa bày biện tùm lum không thiếu một thứ gì. Mấy bà không muốn mang đồ nhà tới bèn quay qua cúng bái cái cột nhà. Bà khác lại thấy cái cửa “linh” hơn. Mỗi người nhận một món “linh” cho mình. Thậm chí có thằng em còn “nhìn thấy” cái toilet là “linh” nhất. Có ông kia còn nghĩ chính mình mới “Thiêng”. Vậy là ổng đem một cái ghế tới, hàng ngày leo lên đó ngồi để tự cảm thấy cái “linh thiêng” của mình đang cựa quậy trong … người.

Cứ vậy, mọi người thi nhau cúng bái “linh vật” của mình. Họ vái lẫn nhau, họ chổng vào nhau, thậm chí còn cắm cả nhang vào vào cái chỗ chổng lên của người khác …. Rồi họ chê “linh vật” của nhau. Họ cãi nhau, chửi nhau, dán biểu ngữ lên tường nói xấu nhau … may mà chưa xảy ra án mạng vì mấy vụ này.


Lên Chùa - Sơn mài F.LựcLên Chùa - Sơn mài F.Lực

Một hôm, có một lão du khách đi ngang qua. Sau khi đi một vòng, lão kéo quần lên làm một bãi ngay trước cổng chùa. Dân làng tức giận đòi “ăn thua đủ” với thằng du khách bố láo dám “lái” vào cổng chùa. Lão mới “sủa” lên: Ủa, cái lày không phải chùa lớ! Chùa sao không có chước sau, không có chên dưới. Ngộ muốn lái mà chỗ lái có nhang thì phải ra lây lái chứ có gì lâu mà mấy nị dữ dậy!

Mọi người mới quay nhìn lại thì đúng thật. Chẳng làm sao gọi cái nhà này là chùa được nữa. Cái gì cũng được coi là “linh vật”. Ai cũng chỉ lo cho “linh vật” của mình mà quên ngôi chùa của chung làm nó nay đã xuống cấp trầm trọng. Góc tường nào cũng đen xạm khói nhang vì có quá nhiều “linh vật” được cúng bái. Mái nhà dột tứ tung vì có người chỉ tin cái “ảo” nằm trên trời nên nhất quyết trổ mái để được trực tiếp nhìn thấy “linh vật” của mình lang thang trên đó. Bên ngoài rêu mọc, cây cối phủ um tùm. Không ai ngó tới vì còn lo cho “linh vật” của mình cũng đã hết giờ rồi. Thôi thì đủ thứ không sao kể xiết. Nhìn chẳng khác gì ngôi nhà hoang chứ đừng nói gì tới chùa chiềng.

Dân làng vội dọn dẹp sửa sang lại ngôi chùa những mong muốn trở lại như xưa. Nhưng nhìn lại “cục đất” thì thấy nó cũng đã rệu rã, bong tróc sơn nham nhở. Còn may nó chưa tới mức sụm xuống. Thôi thì “cục đất” rệu rã để dùng tạm tới khi có “linh vật” đích thật còn hơn không có cái để người đời gọi là chùa! Thật may, cái duy nhất vẫn còn là tấm bia đá công nhận Di tích lịch sử cấp … chưa bị mất.

Không biết tới nay cái chỗ đó đã trở lại thành cái chùa như xưa hay chưa?

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 21 tháng 7 năm 2011).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

Các bạn Trỗi có thể thắp hương trực tuyến cho LS Nguyễn Mạnh Minh k6


Đọc Tuổi Trẻ biết các bạn trẻ TpHCM đã làm xong trang web: http://nghiatrangtruongson.quangtri.gov.vn/

Tôi đã vào và tìm được mộ:

Họ tên liệt sĩ: Nguyễn Mạnh Minh.
Năm sinh: 1953
Năm hy sinh: 25/03/1972.
Nguyên quán: P2, KTT Nam Đồng, Đống Đa.
Tỉnh: Hà Nội.
Phân Khu: Khu I - Khu mộ: hno - Lô mộ: I
Hàng mộ: k - Số mộ: 6

Sau đó có thể dâng hoa, thắp hương được cho bạn.


Tại Trang chủ >> chọn Bản đồ 3D >> Điền Nguyễn Mạnh Minh vào ô Tên liệt sĩ ...
     Đường từ cổng vào mộ bạn

Đường từ cổng vào mộ bạn Toàn cảnh nghĩa trang
Đường từ cổng vào mộ bạn
Đường từ cổng vào mộ bạn Khu I
Đường từ cổng vào mộ bạn mộ bạn

Đăng lại bài viết của TranKienQuoc (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ năm, ngày 21 tháng 7 năm 2011).


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Bạn Trỗi dự buổi lễ chia tay với anh Quang Mỹ Yên về hưu

Start:     Jul 20, '11
Location:     Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên

Xã Mỹ Yên làm một buổi lễ chia tay với anh Quang về hưu, rời bỏ tất cả các chức vụ dân cử, chính quyền và Đảng cử. Buổi lễ được chọn vào ngày mà Viện Quân Y 354 tổ chức thăm khám bệnh cho người thuộc diện chính sách để tiện một lần mời các anh lãnh đạo Viện lên một thể; ...

Tôi thay mặt bạn Trỗi phát biểu về quan hệ "người nhà" của chúng ta với địa phương mà anh Quang là một người luôn có mặt trong những cuộc gặp, với đủ các tư cách của Đảng, chính quyền địa phương, người bạn cùng trang lứa, người đồng đội binh chủng thông tin, và cả đại diện... bị hại do những trò nhổ khoai bắt vịt thời xa xưa ấy.

Món quà mà chúng tôi thay mặt bạn Trỗi trao cho anh Quang là tấm ảnh lễ nhận bằng công nhận trường mẫu giáo đạt chuẩn cấp độ 1 năm ngoái. Với ý nghĩa rằng anh và chúng ta, những khuôn mặt cụ thể có tính tượng trưng, gặp nhau khi cùng góp sức cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Anh Quang cám ơn những lời chúc và kỷ niệm tốt đẹp đã có với 354, với bạn Trỗi. Lời nhắn gửi của anh: chúc bạn Trỗi và gia đình sức khỏe và thành đạt. Cá nhân anh vẫn tiếp tục những trách nhiệm cá nhân mà anh đã từng làm từ nhiều năm nay với địa phương và những người bạn bè như chúng ta...

(HữuThành.Nguyễn)


Xem:
  1. Mỹ Yên - Tr.trung, 20/07/2011, Blog K5.
  2. Một ngày bình yên - Thắng k5, 20/07/2011, Blog K5.
  3. Anh Quang Mỹ Yên về hưu - HữuThành.Nguyễn, 20/07/2011, Blog K4.
  4. Mỹ Yên, tháng Bẩy - HữuThành.Nguyễn, 12/07/2011, Blog K4.



Quà tặng anh Quang là một tấm ảnh làm trên nền gỗ phủ nhựa (laminate) dịp trường Mầm non Mỹ Yên đạt chuẩn cấp độ 1. Quà tặng anh Quang là một tấm ảnh làm trên nền gỗ phủ nhựa (laminate) dịp trường Mầm non Mỹ Yên đạt chuẩn cấp độ 1.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Đêm giao lưu ca nhạc "Những ngôi sao sáng mãi"

Start:     Jul 18, '11 7:00p
Location:     Nhà Hát Quân Đội - 140 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Đêm qua (18/7/2011), tại Nhà hát QĐ phía Nam có chương trình giao lưu "Những ngôi sao sáng mãi" của NSND Quang Thọ, NSUT Quang Huy và NSUT Dương Minh Đức cùng sinh viên trường Đại học VHNTQĐ (Thu Thủy, I-ra Gri-a (con NSND Y Moan), Yến Ngọc...) với khán giả hâm mộ tại TPHCM.
SAU ĐÊM DIỄN: Anh em kéo về Đất Tiên Sa.
Lúc này với là lúc những nghệ sĩ được thực sự trải lòng. Thầy trò bên nhau hát những ca khúc bất hủ của 1 thời. "Tôi người thợ lò", "Người HN", O sole mio, Xatalucia...

(Kiến Quốc)


Xem:




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Bạn Trỗi các miền vui dự đám cưới con Bs HỌC k7

Start:     Jul 16, '11 11:00a
Location:     86 Trần Phú, Đà Nẵng


16/7/2011

 Bạn Trỗi các miền đã vui dự đám cưới

K6 có Kim Hồ

K6 có Kim Hồ

Xem:
  1. Cảm ơn Bạn Trỗi chung vui - Bs HOC; 19/07/2011, Blog K8.
  2. Bs HỌC k7 BÁO HỶ - Bs HOC; 28/06/2011, Blog K7.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Truyện nhiều kỳ: Ba thằng bạn cùng làng (8) - Duy Đảo




Quãng năm 1967-68 chả biết quy hoạch “nhầm” hay đo đạc thế chó nào mà Bộ Quốc phòng lại phê duyệt cho đường ống dẫn dầu quân sự dã chiến chạy qua làng tôi. Lúc đầu bà con trong làng hãi lắm, chỉ sợ máy bay trinh sát Mỹ nó “soi” thấy. Cái kẹp tóc trên đầu các mẹ máy bay nó còn chụp hình, to như đòn gánh huống hồ đường ống dẫn dầu lừng lững như bắp đùi bà chửa mà đoạn qua làng dài cả chục cây số chứ có ít đâu. Nó mà bỏ bom thì tan hết làng chứ chả chơi.

Nhưng mãi sau này chả thấy bom đạn gì, hoá ra toàn tin vịt cả. Thỉnh thoảng ống dầu bị vỡ, bà con trong làng đổ xô nhau đi vớt. Có nhà đổ cả bể 2-3 khối nước mưa tích trữ ăn uống quanh năm để chứa dầu. Khi có tin ống dầu vỡ bà con trong làng chạy như chạy giặc. Người cầm chậu, người cầm nồi… thôi thì cứ cái gì vớt, chứa được dầu là vơ vội lao đi.

Vinh kể có một lần sau khi ngâm nước tới ngang lưng để vớt dầu. Vớt xong cánh đàn bà con gái lên bờ gánh dầu về nhà. Vừa bước lên bờ cứ thế quần chị em tuột xuống tận háng, mông trắng phau. Đồng loạt chả ai bảo ai như duyệt binh, chị em ngồi thụp xuống, bỏ cả dầu lấy tay che, thế là công cốc, dầu vớt được đổ hết. Có bà, có cô còn bị “dầu ăn” dị ứng, sưng hết cả bộ phận phụ khoa, phải lên tận bệnh viện huyện điều trị tốn khối tiền.

Sau này sau khi tìm nguyên nhân, Vinh giải thích: “Dầu là dung môi, nó giống như là… món xáo chó, khi ta hầm xương phải cho đu đủ xanh vào cho chóng nhừ, cho nên cao su gặp dầu cũng giống thế, sẽ bị mủn ra, mà cạp quần chị em ta luồn toàn thun cao su từ xăm xe đạp cũ cắt ra nên sau thời gian ngâm dầu cao su bị phân huỷ, thành thử chun quần không còn tác dụng nữa nên quần các mẹ bị tuột là vì thế". “Đúng là con nhà có học có khác”. Bà con nghe Vinh giải thích thế mới chịu.

Năm 71 Vinh nhập ngũ. Vì có văn hoá nên Vinh được chọn đi học lái xe. Tình cờ trong bộ phận tuyển quân có ông sỹ quan ở binh chủng “đặc biệt”, thấy Vinh trắng trẻo đẹp trai cao ráo lại có văn hoá nên ông điều đình với bộ phận lái xe để xin. Thế là Vinh trở thành người lính.

Sau huấn luyệnVinh và một số chiến sỹ được chọn lọc nhận nhiệm vụ “đặc biệt”: thay mặt cho hàng ngàn, hàng vạn người lính ra trận được ở lại miền Bắc, ngay thủ đô, trực tiếp bảo vệ đảng, bảo vệ cơ quan đầu não TW.

Cả đời binh nghiệp mấy chục năm không mấy khi Vinh phải xa thủ đô yêu dấu. Sau 3 tháng huấn luyện, khởi đầu làm lien lạc kiêm công vụ cho cán bộ tiều đoàn. Vinh thật thà chịu khó lại có văn hoá, chữ đẹp, viết lách được, không nghiện ngập thuốc xái, trà cháo thì chả biết. (Toàn những “thứ” mà chỉ cần nghe lướt qua, thủ trưởng dù khó tính cách mấy cũng phải xiêu long). Cho nên mấy năm sau nhập ngũ Vinh bị các thủ trưởng giữ rịt, không cho đi đâu.

Rồi các thủ trưởng cho Vinh ôn văn hoá thi đại học, Vinh chọn đại học Pháp lý. Bốn năm đèn sách từ anh hạ sỹ quan Vinh tốt nghiệp chuyển ngạch và được điều động về bộ tư lệnh làm chuyên môn. Ngày ấy tốt nghiệp đại học luật còn hiếm, nhất là trong quân đội nên Vinh như “mỳ chính cánh”. Từ trợ lý dần dần theo năm tháng Vinh lên chức cao dần, bây giờ quân hàm đại tá. Lương tháng hơn chục triệu, được cấp đất xây nhà giữa thủ đô. Gia đình Vinh hạnh phúc, vợ bác sỹ, con cái ngoan ngoãn, xinh xắn, học giỏi. Nhìn gia cảnh bạn chúng tôi thèm dỏ rãi.

Thỉnh thoảng gặp nhau trong ngôi nhà mấy tầng to đẹp của Vinh, quen cung cách bỗ bã “làng Lằn”, có lần tôi buột miệng: “Tiền ông đào đâu ra mà sẵn thế?”.


Tranh  F.LựcTranh F.Lực
Vẫn thật thà chả giấu tôi, Vinh chậm rãi: “Ngày xưa thời còn hàn vi thì vợ chồng tớ nấu rượu, nuôi lợn, tích cóp mỗi năm mỗi tí. Sau này lương lậu khá hơn, hai vợ chống tằn tiện mỗi năm cũng dư chút chút. Khi phố xá văn minh, bà con chửi quá đành phải bỏ nuôi lợn (dù đã bao năm kinh nghiệm!). Phân lợn ông biết rồi đấy, nó thối quá bà con khối phố chịu không nổi. Thế là phèo! Nguồn thu chính bị mất nhưng bù lại, thời gian đó tớ được “cử” đi làm kinh tế ở vùng biển phía nam.

Nói là đi làm kinh tế chứ thực chất là đi giám sát các tàu đánh cá của Thái. Theo thoả thuận với ta, tàu cá Thái được đánh bắt trong lãnh hải của ta ở một số toạ độ nhất định, nhà nước thu tiền. Để kiểm soát ta cử sỹ quan chuyên trách đi cùng với tàu bạn để kiểm tra việc thực hiện quy định. Chỉ cần xuê xoa một tí là có tiền bồi dưỡng. Cho nên mỗi chuyến như thế khi về, ngoài quà cho vợ mấy cặp xilíp Thái, cái quần bò cho con… anh em đơn vị ký tôm,  ký mực khô; quà cho thủ trưởng thì… hì… hì… Cậu biết rồi đấy...”.
Vinh nói, hai mắt tít lại cười.

Đêm đầu tiên sau mấy tháng xa nhà, dù đã có quà cho vợ mà nàng vẫn ấm ức chổng mông về phía mình. Tức mình tớ mới vén màn chui ra tìm cái ca táp kéo phẹc-mơ-tuya ngăn đựng giấy tờ lôi cái phong bì day dày mà chủ tàu Thái nó biếu trước khi chia tay, rồi chui vào màn dúi cho vợ. Nàng bật dậy như robôt ôm chầm lấy tớ  “Thế mà cứ giấu. Đồ chết tiệt, thôi cởi nốt ra, nhanh lên đang thèm muốn chết đây!”. Căn phòng bỗng chốc tối om.

Mỗi năm đều đều ra bắc vào nam, xuống đơn vị kiểm tra. Nhất là khi có vụ việc vi phạm pháp luật dưới đơn vị, mà chuyện đó không nhỏ thì to, đơn vị nào mà chả có. Anh em họ quý, mỗi lần xuống giải quyết như thế cũng có đồng ra đồng vào. Tích tiểu thành đại, bao nhiêu năm bóp mồm bóp miệng hà tiện cho nên ông hỏi tại sao “sẵn tiền” thì tình thực là vậy, chả giấu gì ông.


Ngắm kỹ Vinh dù đã gần 60 nhưng trông thằng bạn vẫn phong độ, da trắng hồng, tính tình vẫn như xưa chất phác, hồn hậu, chu đáo. Tôi nói với Vinh: “Tiếc là ông thầy Khúc ở chùa làng không còn, nhưng dù đã mất ông cũng nên sắm cái lễ về quê thắp nhang tạ ơn ông ấy”.
….

Có phải là số phận không? Tôi cứ đắn đo tự hỏi rồi lại tự giả nhời. Nhiều khi không muốn tin nhưng như cuộc đời của ba thằng bạn cùng làng mà tôi vừa kể cho các bạn nghe kia thì là cái quái gì nhỉ? Chẳng lẽ không phải là số phận!

Đúng như lời ông thầy Khúc ở chùa làng “Cuộc đời mỗi người sướng khổ đều do trời đất sắp đặt cả, chả ai thoát và chọn lựa được số phận”.
 

Xem:
  1. Ba thằng bạn cùng làng (1) -  22/06/2011, Blog K6.
  2. Ba thằng bạn cùng làng (2) -  24/06/2011, Blog K6.
  3. Ba thằng bạn cùng làng (3) -  27/06/2011, Blog K6.
  4. Ba thằng bạn cùng làng (4) -  30/06/2011, Blog K6.
  5. Ba thằng bạn cùng làng (5) -  03/07/2011, Blog K6.
  6. Ba thằng bạn cùng làng (6) -  05/07/2011, Blog K6.
  7. Ba thằng bạn cùng làng (7) -  06/07/2011, Blog K6.
  8. Ba thằng bạn cùng làng (8) -  08/07/2011, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧ 


Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ sáu, ngày 08 tháng bảy năm 2011).



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Truyện nhiều kỳ: Ba thằng bạn cùng làng (7) - Duy Đảo




Tình yêu - Sơn dầu  F.LựcTình yêu - Sơn dầu F.Lực
Như lời ông thầy Khúc ở chùa làng thì số của Vinh “sướng từ bé sướng đi”.

Lúc mới sinh Vinh đã mũm mĩm, mặt phật, da trắng, tai to và đặc biệt là dễ nuôi. Nghe bu Vinh nói: “Thằng này ngày bé khi được vài tháng tuổi chỉ cần nước cơm hoà tí nuối hột là nó có thể đả hàng bát”. Bố Vinh là cán bộ nhà nước, ăn tem phiếu. Trong kháng chiến chống Pháp ông từng là xã đội trưởng du kích, hoà bình lập lại thì thoát ly, là cán bộ trong ngành lương thực lên tới chức trưởng phòng của sở. Ông ít khi về, thỉnh thoảng mới tạt qua nhà khi có việc như cúng giỗ, ma chay, cưới xin… hoặc lắm khi mua được chục ký gạo, ít mỳ chính hay vài thước vải, cái lốp xe phân phối… ông mới qua nhà, đem về cho vợ cho con.

Nhớ cái ngày mới có mỳ chính do Trung Quốc viện trợ,  một lần bố Vinh về phép, sau khi mâm cơm được dọn có đĩa rau muống luộc, bát nước rau vắt chanh, bát mắm cáy và quả trứng vịt sốt cà chua. Cả nhà đã yên vị quanh mâm cơm, ông mới từ tốn lôi ở túi áo ngực ra cái lọ Pelexicline rồi trịnh trọng:

- Vinh đâu! Lấy cho bố cái tăm.

Cầm cây tăm nhúng vào bát nước rau, sau khi vẩy cho cây tăm bớt nước, ông mới từ tốn mở lọ Pelexicline cắm que tăm vào rồi rút ra nhúng vào bát nước rau. Dùng muôi ngoáy cho đều, múc một ít đưa lên miệng nhấp nhấp môi, mắt nhắm lại, ông gật gù: “Ngon… tuyệt !”. Cả nhà ngạc nhiên, ngỡ ngàng rồi vui vẻ xơi bữa cơm sum họp.

- Bà thấy thế nào? Có ngọt không? Mỳ chính Trung Quốc đấy. Mấy anh em được phân phối chia nhau. Tôi trưởng phòng nên được cả lọ, anh em khác chỉ được nửa lọ thôi. – Ông giải thích.

- Tôi thấy chả có vị gì. - Bà thật thà. Rồi chợt nhận ra lỡ lời, không muốn làm ông và các con mất vui bà nói vớt - Hình như có ngọt hơn một tẹo thì phải!

Một hôm đặt nồi cháo suông. Sau khi cháo đã nhuyễn bà lấy lọ mỳ chính ra nêm nếm theo như cách của ông.

- Cháo nhạt toèn toẹt chả ra chó gì - Bà lầm bầm.

Tức mình bà dốc cả lọ vào nồi. Trời ơi! nó ngang và lợ không thể nuốt nổi, thế là đành phải đổ nồi cháo cho lợn.

… Khi học cấp ba, Vinh phải trọ học ở phố huyện cho gần trường, vì từ nhà tới huyện hơn chục cây số. Nhà nghèo ăn còn bữa đói bữa no, đào đâu ra xe đạp mà đi, họa có mơ. Vinh kể: Vinh trọ học ở nhà tay y sỹ tên Tược. Ông Tược có tật từ bé bị thọt một chân, là cán bộ phòng y tế phụ trách khối “sinh đẻ kế hoạch” của huyện. Ngoài giờ học Vinh hay phụ giúp gia đình chủ nhà nên tay y sỹ rất quý.

Một lần về nhà ngày chủ nhật, tay y sỹ nói với Vinh: “Cho chú mày cái này về nhà, làm quà đón tay cho mấy đứa em”. Vừa nói tay y sỹ vừa dúi cho Vinh một bọc giấy báo to. Về nhà lôi bọc quà mở ra chia cho các em thì ra một bọc toàn “bong bóng bay”. Mấy đứa em la lên mừng rỡ.

- Cái này chúng em phải đổi cả bộ lông gà cho mấy bà ve chai mới được một cái đấy, một hào chỉ được hai cái thôi.


- Ô hay! Sao bong bóng này miệng nó lại to thế nhỉ. Chỉ được cái thổi bao nhiêu hơi cũng chả vỡ, dai thật đấy. Thậm chí thổi chán đổ đầy nước vào chơi, nó dài ngoẵng ra như quả bí xanh,  nhún nhảy lên xuống như Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh trong phim Tàu, còn dai hơn cả bong bóng lợn ngày tết.

Vừa nghe thấy mấy đứa em nói “một hào chỉ được có 2 cái”, trong đầu Vinh đã nghĩ ngay ra “tiền”. Bọc này chí ít cũng cả trăm cái chứ chả chơi. Thế là Vinh nói với mấy đứa em. Chỉ một loáng sau trẻ con trong làng đã đổ dồn về nhà Vinh. Bọc bong bóng hết veo. Vinh bán rẻ một hào 3 cái. Bỗng dung phút chốc trong lưng quần Vinh có tới bốn năm đồng bạc. Số tiền này bu Vinh có bán phần tư số thóc vụ mùa cũng chả ra.

Thế là lần sau Vinh lại xin tay y sỹ. Vinh thật thà nói là bán cho đám trẻ trong làng làm bóng bay được tiền, nên tay y sỹ bắt Vinh phải “ăn chia”. Phi vụ này Vinh làm ăn khá,sắm được cả kính đen, những 3 đồng bạc. Đeo cho oách với lại cũng đỡ nhức mắt những trưa hè nghỉ học cuốc bộ về quê.

Mãi sau này nghe mấy bà sồn sồn trong làng kháo nhau Vinh mới vỡ nhẽ nó không phải là bong bóng bay bình thường mà là cái túi chuyên dùng, để bịt “b…” đàn ông, khi vợ chồng gần nhau cho khỏi đẻ con. Lúc đầu bà con thấy hay hay sợ đẻ đái, con cái nhiều lấy cứt cho chúng ăn. Với lại được nhà nước cho không tội gì, thử cho biết. Vậy mà sau này chả ai thèm dùng, cho không cũng chả ai “dây”. Nên mới có chuyện trong buồng tay y sỹ phụ trách khâu đẻ đái kế hoạch tồn hàng ngàn cái bao cao su là vì thế. Qua thực tế sử dụng bà con phản ảnh với tổ chức “Đeo cái của nợ ấy vào vướng víu, cồm cộm, khó chịu lắm, mất cả sướng”. Có ông khi sử dụng sau một hồi thao tác liền vùng dậy tháo ra vứt đến xoạch một cái xuống gậm giường, lầm bầm chửi: “Mẹ tiên sư nó, ăn đã phải độn quanh năm, giờ đến cái khoản sung sướng này cũng lại phải độn nữa thì chết quách đi cho nó xong, sống ở đời làm quái gì nữa”.

Rồi tự dưng đang nằm lim dim gãi đùi vợ, bỗng nghe thấy tiếng hai con chó cắn nhau ỳ xéo dưới gậm giường: “Thôi chết! chúng tranh nhau cái của nợ kia, không khéo ăn vào không tiêu hoá được lăn ra chết thì toi”. Hai con chó con mới mua mất đồng bạc tận chợ huyện. Tự dưng lại đi chuốc gánh lo vào người đúng là…

Vinh kể ông Tược thọt sau này khổ, bị mất chức, thu hồi đảng tịch về vườn vì tội hủ hoá. Ông bị bắt quả tang khi đang luyến ái, trên người chả còn tí quần áo. Dân quân cứ thế còng tay dong ông dọc con phố từ kho thương nghiệp sang công an huyện. Bà con đổ ra xem tụm năm tụm bảy chỉ trỏ rồi thì thầm: “Người chả ra người, một chân thì to, một chân thì bé, mà cái chân bé sao lại ngắn thế nhỉ? Các bà nhìn kìa… chỉ được cái ấy thì…”. Một bà cao hứng thò cả tay ra chỉ. Mấy bà trong nhóm nhìn theo rồi vội quay đi úp mặt vào lưng nhau, cười ré lên hai tay vỗ thùm thụp.
...
(Còn tiếp).

Xem:
  1. Ba thằng bạn cùng làng (1) -  22/06/2011, Blog K6.
  2. Ba thằng bạn cùng làng (2) -  24/06/2011, Blog K6.
  3. Ba thằng bạn cùng làng (3) -  27/06/2011, Blog K6.
  4. Ba thằng bạn cùng làng (4) -  30/06/2011, Blog K6.
  5. Ba thằng bạn cùng làng (5) -  03/07/2011, Blog K6.
  6. Ba thằng bạn cùng làng (6) -  05/07/2011, Blog K6.
  7. Ba thằng bạn cùng làng (7) -  06/07/2011, Blog K6.
  8. Ba thằng bạn cùng làng (8) -  08/07/2011, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧ 


Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ tư, ngày 06 tháng bảy năm 2011).



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Truyện nhiều kỳ: Ba thằng bạn cùng làng (6) - Duy Đảo




Xóm chài - Tranh F.LựcXóm chài - Tranh F.Lực
Hà kể, sau khi trả phép vốn quen mò tôm bắt cá lặn, lội sông nước nên Hà xin bác cho chuyển ngành về xí nghiệp đánh cá Chiến thắng. Ngày ấy đám thuỷ thủ Chiến Thắng giàu lắm. Cá vừa kéo lưới là con buôn đã thu mua ngay trên biển. Tiền cá, tiền dầu, tiền vượt biên hối lộ…  có chuyến đột xuất mỗi thuỷ thủ kiếm cả cây vàng. Tàu thuyền ra khơi ngày ấy rất khó, biên phòng cấp phép kỹ và kiểm soát gắt gao. Chỉ riêng xí nghiệp đánh cá Chiến Thắng mới được cấp phép ra khơi xa, nên đôi khi vớ được tàu vượt biên, bị hối lộ là vì thế.

Hà giữ tôi ở lại chơi. Được hai ba ngày thì rủ tôi đi Vũng Tàu. Chúng tôi nhảy xe đò, xuống bến kêu xe ôm chạy thẳng ra Bãi Trước. Dúi cho tôi ổ bánh mỳ kẹp thịt còn nóng và bịch café đá Hà vừa mua rồi chỉ vào chiếc ghế đá ven bờ biển, bảo tôi ngồi chờ. Hà lững thững đi về phía đám đông đang bu quanh hai tàu cá cập dưới bãi. Vừa nhìn thấy Hà đám đàn bà con gái thương lái bỏ cả cá, bu lấy:

- Sếp Hà! Sếp Hà! Hôm nay không đi biển à?

Thì ra đó là đám bạn hàng của Hà mỗi lần tàu về Vũng Tàu. Hà nói với một cô dáng như chủ vựa: “Chuẩn bị cho anh ít tôm, cá ngon để tối tiếp bạn. Có con Mú, con Hồng cỡ 2-3 kí giữ lại cho anh để sáng mai đem về thành phố làm quà cho ông bác”.

- Có chứ! Sếp cần loại 2-3 kí chứ “loại” 50-60 kí tươi rói lúc nào cũng sẵn hầu sếp.

Giọng cô chủ vựa oang oang cất lên. Cả lũ đàn bà con gái trên bãi hùa theo cười xoe xóe.

- Tối nay bọn anh nghỉ ở nhà Duyên.

- Được rồi! Hai sếp cứ yên tâm về trước tắm giặt, nghỉ ngơi giữ sức đi, mọi cái bọn em sẽ lo. Vừa nói cặp mắt cô chủ vựa vừa đong đưa như rượu trong ly trên tay của kẻ say.

Duyên là em gái cô chủ vựa, có đứa con nhỏ, chồng chết trận. Nhà ngay chợ trung tâm là điểm phân phối cá cho các bạn hàng bán lẻ. Duyên mặn mà chứ không đẹp ngỗ nghịch ào ạt như bà chị không chồng của mình. Đêm ấy cơm ngon, rượu say và lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là sự ấm áp dịu dàng của cánh phụ nữ phương nam.

Trong xí nghiệp của Hà, đám thuỷ thủ hầu như đều dân bắc, gốc gác lính tráng trận mạc với nhau. Hà sống một mình phóng khoáng, hay giúp đỡ mọi người nên anh em rất thương. Ngay đến căn nhà sau này Hà cũng rủ những anh em độc thân khó khăn chưa có nhà đến ở. Khi bạn có gia đình Hà cũng nhường hai tầng lầu cùng một căn phòng nơi tầng 2 còn trống cho bạn.


Rồi căn bệnh cũ, “động kinh”, như định mệnh sau mười mấy năm bỗng dưng tái phát. Nhưng lần này thì nặng hơn. Xí nghiệp đưa Hà vào viện điều trị. Được ít ngày thì Hà trốn viện và bắt đầu cuộc sống lang thang vô định. Anh em trong xí nghiệp bổ đi tìm. Nhưng tìm làm sao giữa cái thành phố lộn xộn và rộng lớn, lại đang khó khăn vật lộn sau chiến tranh. Hà lang thang chẳng biết những đâu cả năm rồi bỗng nhiên mò về được quê. Cơ quan biết tin cho người về nhà đón Hà vào lại Sài Gòn để chữa bệnh. Nhưng bệnh tình Hà ngày càng nặng, nhớ nhớ quên quên, lúc thì ngồi ôm đầu hét: “Máy bay ném bom”. Lúc thì khóc gào kêu tên những thằng bạn đã chết. Lúc thì ôm khúc cây bắn súng miệng “pằng pằng”… Hà điên thực rồi. Xí nghiệp đành cho người đưa Hà trở lại quê. Hàng tháng vẫn gửi tiền lương và thuốc cho Hà điều trị.

Sau nhiều năm, xí nghiệp làm nghĩa cử cuối cùng với Hà, với một người lính đã giải ngũ - đó là giải quyết chính sách. Hàng tháng Hà có sổ mất sức hơn 600.000 đ. Nghe nói số tiền này hai mẹ con, rồi cả cô em bị bệnh như Hà, sống nhờ vào đó mấy chục năm qua.

Câu chuyện tình nghĩa xí nghiệp cũ nơi Hà công tác bây giờ kể lại người nghe ngỡ chuyện hoang đường. Nhưng đúng là đã có một thời người ta sống với nhau tử tế như thế. Thời quá vãng xa xôi ấy không còn nữa. Nhiều khi gặp bạn bè cũ trong hơi men chỉ biết thều thào vào tai nhau ngậm ngùi: “Bao giờ cho tới ngày xưa”.

Hà vẫn sống. Mấy năm nay tôi không về quê, nghe người làng nói dạo này Hà không còn tỉnh,  người gầy đét, mắt trũng sâu, hai gò má nhô cao. Cứ sáng sớm đầu đội mũ bảo hiểm, quần dài, áo bảo hộ chân đất là Hà đi. Đi cho tới khi lặn mặt giời Hà lại mò về nhà. Có hôm người làng thấy Hà tha thẩn trên sân ga Tiền Trung cách nhà gần 20 km. Hà tìm đến đúng sân ga nơi mà 40 năm trước Hà cùng những đứa bạn tuổi 18-20 ngờ ngệch hồn nhiên bước chân lên tàu. Hà vẫn còn may mắn, nhiều đứa bạn ra đi với Hà chiều đông năm ấy không có cơ hội như Hà, dù chỉ mong được làm cái bóng vật vờ của chính mình để quay về làm khổ cha khổ mẹ. Hình hài những thằng bạn đã chết giờ chỉ còn là những tấm ảnh truyền thần nhoè nhoẹt màu do ông thợ vẽ trên phố huyện nghĩ ra. Cho dù bạn có căng mắt hàng giờ, dù hồi ức kỷ niệm của bạn có sâu đậm, dạt dào đến bao nhiêu chăng nữa, tài thánh bạn cũng không thể nào luận ra được là ai, là thằng bạn nào đang ngồi kia chơ vơ trên nóc tủ bên tấm bằng Tổ quốc ghi công loang lổ màu thời gian, tư lự ngắm lũ nhện giăng tơ bắt muỗi mỗi chiều chạng vạng.
... 
(Còn tiếp).

Xem:
  1. Ba thằng bạn cùng làng (1) -  22/06/2011, Blog K6.
  2. Ba thằng bạn cùng làng (2) -  24/06/2011, Blog K6.
  3. Ba thằng bạn cùng làng (3) -  27/06/2011, Blog K6.
  4. Ba thằng bạn cùng làng (4) -  30/06/2011, Blog K6.
  5. Ba thằng bạn cùng làng (5) -  03/07/2011, Blog K6.
  6. Ba thằng bạn cùng làng (6) -  05/07/2011, Blog K6.
  7. Ba thằng bạn cùng làng (7) -  06/07/2011, Blog K6.
  8. Ba thằng bạn cùng làng (8) -  08/07/2011, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧ 


Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ ba, ngày 05 tháng bảy năm 2011).



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

Truyện nhiều kỳ: Ba thằng bạn cùng làng (5) - Duy Đảo




Phố -   Sơn mài  F.LựcPhố - Sơn mài F.Lực
Giải phóng xong, Hà muốn về quê ngay. Nhưng công việc nhiều. Mãi tới đầu năm 1976, ông bác họ mới gọi Hà lên. Ông ôn tồn: “Quê hương đã thống nhất, bây giờ là lúc cần có nhiều lực lượng để củng cố xây dựng đất nước. Hiện bên dân sự đang cần một số cán bộ nòng cốt để phát triển ngành: Hải quan, công an và các khối kinh tế. Quân đội cũng đang có chủ trương giảm bớt quân số. Cho cháu 3 lựa chọn: Hải quan, công an và kinh tế. Kinh tế thì Bộ Thuỷ sản đang thành lập một xí nghiệp đánh cá lớn hoạt động trên biển, đó là xí nghiệp đánh cá Chiến Thắng. Đợt này cho cháu về phép thăm gia đình rồi suy nghĩ chọn hướng nào thì tùy. Vào phép bác sẽ cho chuyển ngành. Ngữ mày chữ ít, sức khoẻ lại kém, không phục vụ quân đội lâu dài được. Là người lính từng kinh qua bom đạn chiến tranh nay hoà bình tăng cường cho lĩnh vực kinh tế thì quý lắm, cháu ạ”.

Rồi ông bảo quản lý đơn vị chuẩn bị cho Hà gói quà. Khi sắp xếp đồ đạc mở gói quà ra Hà hết sức cảm động, trong đó gồm hai cây Rubi Queen, xấp vải đen, vải hoa, ký mỳ chính, ít mỳ tôm, bánh kẹo và cái bật lửa chiến lợi phẩm thu được trong dinh Độc Lập có chữ ký của kẻ bại trận, Tổng thống Thiệu, làm kỷ niệm.

Quãng cuối năm 1976, tôi có dịp vào Nam. Khi chuẩn bị ra Bắc theo địa chỉ tìm tới thăm Hà. Tôi không còn nhớ căn nhà Hà ở lúc đó nằm ở phố nào, chỉ nhớ ở quận 5. Đấy là ngôi nhà mặt phố hình ống, ba tầng lầu. Hà mở khoá đưa tôi qua tầng 1, lên tầng 2. Hà ở một phòng rộng. Phòng ốc lộn xộn, chăn nệm tứ tung, bánh mỳ, đồ ăn thừa, thuốc lá, vỏ rượu vứt lỏng chỏng. Mở tủ lạnh Hà dúi cho tôi chai bia Con cọp. Hai đứa cụng chai trong tiếng gió thổi vù vù của cái quạt trần tuốc năng và 3 chiếc quạt cây Hitachi chạy hết số.

- Chạy gì mà lắm quạt thế? Gió thế này khéo cảm thì chết. - Vừa nói tôi vừa đưa cả hai tay lên đầu giữ mớ tóc bị mấy cây quạt thổi dựng đứng lên.

- Để nhớ cái thời bão gió tháng 8 ngoài quê, anh ạ. Hà cười. - Trong nụ cười có cái gì đó hoài cổ chất phác rất thương.- Nói vui thôi. Em đang thử tải mấy cái quạt. Chạy ròng rã 4 ngày 4 đêm rồi đấy, tính gửi ra Bắc làm quà nhỡ làm sao, lại đâm mang tiếng.

- Ấy chết!

Hà giật mình lao tới cái nồi cơm điện cắm từ sáng. Mở nắp nồi bới một hồi Hà lôi ra hai chiếc đồng hồ. Một chiếc Ôrient và một Seiko dính đầy cơm nếp nhão nhoẹt. Rồi phóng vào toilet. Sau một hồi cọ rửa, cầm hai cái đồng hồ sáng loáng trong tay đi ra, vừa đi vừa gật gù.

- Đúng là cái anh Nhật lùn, Japan, tốt thật! Vẫn chạy êm ru, chính xác đến từng giây mà mặt đá cứ trong vắt, chả có tý hơi nước nào.


Rồi Hà quay sang tôi:

- Em mới mua định một cái để đeo, một cái gửi về quê cho thầy em. May quá… Tiện gặp anh đây tặng anh một cái làm kỷ niệm, anh thích cái nào thì lấy, còn một cái nhờ anh đem về quê cho thầy em, để thầy em biết giờ mà đánh kẻng hợp tác. Chứ cái kiểu xem giờ theo bóng nắng thì … Toàn đồng hồ nguyên tử, tự động cả đấy, khỏi phải lên giây.

Buổi trưa, Hà đưa tôi đi ăn ở nhà hàng Tầu, nhà hàng Đông Kinh. Tôi còn nhớ có món gà rô ty ăn với mỳ xào thập cẩm. Cả đời quen cầm cuốc, cầm cày có biết dao dĩa phóng sết là quái gì đâu nên chọc ngoáy lung tung, hất văng cả mỳ xuống nền nhà. May mà đùi gà chỉ văng ra bàn nên còn thu hồi được. Tức mình tôi dùng tay vừa xé vừa xúc, tuy dân dã nhưng tiện. Ăn uống như thế cảm thấy tự tin hơn.

Quãng 2 giờ chiều, hai thằng về đến nhà. Căn nhà thênh thang, vẫn chỉ có tôi và Hà. Lúc này tôi mới thắc mắc. Hà nói: “Nhà này là nhà em ở từ ngày tiếp quản. Rồi ra quân chuyển ngành ở lại luôn. Chả ai thiết cái nhà như bao diêm, sâu hun hút, lại nằm trên con phố, mở cửa ra là bị tra tấn toàn tiếng ngoại quốc: Ngộ ngộ, lị lị, chả biết đâu mà lần. Hàng quán ăn uống thì món nào cũng đầy mỡ, ngọt lừ như chè đường ngày tết…”.

Trong khi Hà ngủ tôi mới có dịp thăm quan hết 3 tầng lầu, phòng nào cũng tủ giường đồ đạc. Tò mò tôi lôi một cái ngăn tủ trong phòng của Hà. Trời ơi! Nhẫn, sao lại nhiều nhẫn thế, nhẫnvàng hẳn hoi, nhưng sao lại để hớ hênh thế?

Tôi có hỏi, Hà giải thích “Toàn vàng mạ thôi, anh ơi. Cả đời có biết vàng bạc là gì đâu, em bị chúng nó lừa”. Hà chẳng giải thích gì thêm, khuôn mặt bình thản. Với tay bật cái cat-xec, giọng cô ca sỹ như kẹo kéo gặp trời nắng to vọt ra từ hai chiếc loa đặt trên nóc tủ, vừa buồn vừa lạ, chả như những thứ nhạc mà tôi từng nghe mấy chục năm qua.

Đêm ấy tôi ngủ lại với Hà. Chai rượu chứa thứ nước màu hổ phách trong vắt chỉ vật đổ hai thằng khi tiếng chuông nhà thờ Cha Tam đầu phố điểm giờ nguyện buổi sớm.

...

(Còn tiếp).

Xem:
  1. Ba thằng bạn cùng làng (1) -  22/06/2011, Blog K6.
  2. Ba thằng bạn cùng làng (2) -  24/06/2011, Blog K6.
  3. Ba thằng bạn cùng làng (3) -  27/06/2011, Blog K6.
  4. Ba thằng bạn cùng làng (4) -  30/06/2011, Blog K6.
  5. Ba thằng bạn cùng làng (5) -  03/07/2011, Blog K6.
  6. Ba thằng bạn cùng làng (6) -  05/07/2011, Blog K6.
  7. Ba thằng bạn cùng làng (7) -  06/07/2011, Blog K6.
  8. Ba thằng bạn cùng làng (8) -  08/07/2011, Blog K6.
 ❧ ❀ ❧ 


Đăng lại bài viết của Duy Đảo (đã đăng tại Blog bantroi5: Chủ nhật, ngày 03 tháng bảy năm 2011).



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Tưởng nhớ các Anh hùng, Liệt sĩ

Rating:★★★★★
Category:Books
Genre: Biographies & Memoirs
Author:SRTKL, Blog Bạn Trỗi
Nhân ngày 27/7, tôi chuyển bài "Tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ"  sang dạng  flipbook (Xem: http://issuu.com/nvtk6/docs/ahls-f). Cảm ơn các ACE đã góp ý, bổ sung. Các update sau này sẽ được ghi lại tại đây. Bản flipbook này chỉ để xem trên mạng, ai có nhu cầu lấy về máy riêng hoặc in, xin liên hệ (bản gốc dạng doc, hơn 100 MB).

Dưới đây là bản "embed" xem tại chỗ








TTh

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Giao ban Cafe ☕

Start:     Jul 3, '11 08:00a
Location:     Cafe Anh Đỗ - 14/4 đường Lam Sơn, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP HCM.


Mời các Bantroi cùng bạn bè dự buổi giao ban cafe thân mật tại:

Địa điểm: Cafe Anh Đỗ - 14/4 đường Lam Sơn, Phường 6, Quận Bình Thạnh.
Thời gian: sau 08 giờ ngày Chủ nhật, 03 tháng 07 năm 2011.


CAFE ANH ĐỖ KÍNH MỜI.


Trung Liêm


Xem:
  1. Giao ban Cafe ☕ - 01/07/2011 tại Blog K4
  2. Giao ban Cafe ☕ Th6 - 04/06/2011 tại Blog K6
Xem thêm:
  1. Giao ban Cafe mới ☕- 24/11/2010, Blog K6
  2. Tin thời sự - cafe giao ban - Hà Chí Quang K4
    (Về phiên khai mạc cafe giao ban 02/03/2008)
  3. Café "Đôi khi" - Điểm hẹn Trỗi - Blog K6
  4. Cuộc sống và tách cà phê - Blog K6









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Bạn Trỗi Quy Nhơn với đoàn xuyên Việt

Start:     Jun 26, '11
End:     Jul 26, '11
Location:     Quy Nhơn




Ảnh Hữu ThànhĐN

 Bạn bè Quy Nhơn, nhưng chưa phải là hết (Bạn Trỗi, bạn QS/QH và các K9)
 Nh.Trung K5, Cảnh K6, Thủy K4, Hợp K9, K.Việt K7

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>