Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Một đời tôi


MỘT ĐỜI TÔI

(Nhân ngày Quốc tế Lao Động)





1 - HOANG MANG



Mới hai năm trời không gặp
Hôm nay tôi đến thăm anh
Căn nhà tôn vút lên ba tấm
Tường cao, cổng rộng bao quanh...

Anh tiếp tôi lạt như nước ốc
Cho tôi buồn, nghĩ ngợi, phân vân
Không lẽ tại hèn-sang
Chênh nhau lắm rồi nấc thang danh-lợi?

Nhớ hồi đó chúng mình hay trò chuyện
Ngày lại ngày, quí mến thành thân
Cùng làm bở hơi, cùng kiếm miếng ăn
No đói, ít nhiều chia vui bằng hữu
Đứa đóng làm công, đứa vai ông chủ
Ngạo đời ha hả cười vang

Chỗ cũ hết việc làm
Tôi và anh mỗi người một ngả
Bịn rịn chia tay hẹn ngày tái ngộ
Mai này giàu có tìm nhau

Chẳng hiểu nổi vì sao
Anh lại lạnh lùng với tôi như vậy
Buổi gặp mặt sượng sùng ái ngại
Nói cười gượng gạo cụt ngang

Mới hai năm trời chứ mấy
Mà tấm lòng xưa quay ngoắt, bơ bơ
Chắc hình hài tôi ngó suy đồi, lem luốc
Bạn sợ dây vào lây dính bùn nhơ?

Chào anh khe khẽ ra về
Ngơ ngác bồ hòn thời cuộc
Đèn báo ngã tư nhăn nhăn, nhở nhở
Xanh, đỏ,vàng trục trặc, dở ương
Khiến dòng đời ngược xuôi kỳ quặc
Và tôi chán chường, ngao ngán, hoang mang!...





2 - BẠN CÙNG CẢNH



Tôi và anh cửa nhà đối diện
Thường vẫn thấy nhau mà chẳng thân nhau
Mỗi lần gặp, miễn cưỡng chào gật gật
Mỉm miệng cười cười, không thốt nửa câu

Chuyện gia cảnh, đèn ai nấy rạng
Việc làm ăn, thây kệ, đó là đâu
Sướng khổ, sang hèn, riêng ai nấy gánh
Tứ xứ mới về tọc mạch láng giềng sao?

Kể cũng lạ, tỉnh bơ, chạy mặt
Lại ngó sau lưng, lom lóm, tò mò
Mắt đụng mắt, đôi khi bất chợt
Bối rối xoay ngang như thể tình cờ

Anh suốt ngày xem chừng bận lắm
Lật đật vào ra đến đỗi giơ xương
Tôi hí hoáy tuồng như rất gấp
Mài đũng bên bàn, má tóp da nhăn

Chờ, đột ngột tôi sang xin lửa
Thấy anh ngồi lấp xó buồn thiu
Rình, bất chợt anh qua mồi thuốc
Thấy tôi ngồi nấp vách đìu hiu

Té ra hai đứa dân thất nghiệp
Cố dấu nỗi đời, diễn kịch từ lâu
Nực cười quá, hai con bò đực
Ế ẩm vai cày, lấy ách quàng nhau!

Trò lộ tẩy, hai thằng ngặt ngẽo
Ôm bụng cười lăn, dàn giụa mày râu
Kể từ đó "phe ta" thành tri kỷ
Bảy nổi ba chìm, tỏ hết nông sâu

Cũng từ đó buồn lo vơi bớt
Chúng mình chung vai hợp sức làm ăn
Vui nhộn quá, hai con bò đực
Chia chác ách cày, nắm cỏ, phần rơm!...





3 - LỘN PHÈO



Ngày xưa, lúc làm nên
Ta xưng mình quá giỏi
Bạn khen ta gặp may
Đời chê: thằng khôn lỏi!

Bây giờ, khi lụn bại
Ta nhận mình bị xui
Bạn trách ta quá dở
Đời cười: đứa bất tài!

Hay!!!





4 - THẰNG ĐIÊN



Có một kẻ điên rồ
Bơ vơ trong xó tối
Nhếch nhác thân ốm đói
Mò tìm Không-Thời gian

Ngang ngược hơn thằng gàn
Hợm mình hơn ông chủ
Tham lam hơn bạo chúa
Vô lý hơn bóng ma

Bê tha hồn lê la
Chẳng biết thân biết phận
Khoảng khắc lầm vô tận
Gang tấc tưởng mênh mông

Vô tội muốn chung thân
Neo xác vào cô độc
Thả đầu bay huyền hoặc
Say Vũ Trụ, lông bông

Có một kẻ điên khùng
Đắm chìm trong khói thuốc
Thấy bóng mình ngơ ngác
Cười cợt mãi bâng quơ

Tối tăm âm phủ xó nhà
Mà như ở giữa sáng lòa dương gian!...





5 - SIÊU GÀN




Loài người có một thằng gàn
Trốn vào xó tối thi gan với Tình
Móc ra đỏ chói trái tim
Soi lên ngàn giấy cố tìm Hư Vô
Máu đào thấm đẫm hồ đồ
Mồ hôi lênh láng tràn bờ dở hơi...







6 - LỜI TRỐI




Nếu một mai chẳng còn ta
Thì đời như thể hôm qua chẳng mình
Có ta thêm đứa vô minh
Thêm hồn nhăng cuội, thêm tình ruồi bu.

Kiếp này bệ rạc đường tu
Xin Trời lượng thứ, tu bù kiếp sau
Tu cho...nức tiếng, sụ giàu
Chuộc về Hòn Đất thả vào Tự Nhiên!








MỘT ĐỜI TÔI

(Nhân ngày Quốc tế Lao Động)

1-HOANG MANG

Mới hai năm trời không gặp
Hôm nay tôi đến thăm anh
Căn nhà tôn vút lên ba tấm
Tường cao, cổng rộng bao quanh...

Anh tiếp tôi lạt như nước ốc
Cho tôi buồn, nghĩ ngợi, phân vân
Không lẽ tại hèn-sang
Chênh nhau lắm rồi nấc thang danh-lợi?

Nhớ hồi đó chúng mình hay trò chuyện
Ngày lại ngày, quí mến thành thân
Cùng làm bở hơi, cùng kiếm miếng ăn
No đói, ít nhiều chia vui bằng hữu
Đứa đóng làm công, đứa vai ông chủ
Ngạo đời ha hả cười vang

Chỗ cũ hết việc làm
Tôi và anh mỗi người một ngả
Bịn rịn chia tay hẹn ngày tái ngộ
Mai này giàu có tìm nhau

Chẳng hiểu nổi vì sao
Anh lại lạnh lùng với tôi như vậy
Buổi gặp mặt sượng sùng ái ngại
Nói cười gượng gạo cụt ngang

Mới hai năm trời chứ mấy
Mà tấm lòng xưa quay ngoắt, bơ bơ
Chắc hình hài tôi ngó suy đồi, lem luốc
Bạn sợ dây vào lây dính bùn nhơ?

Chào anh khe khẽ ra về
Ngơ ngác bồ hòn thời cuộc
Đèn báo ngã tư nhăn nhăn, nhở nhở
Xanh, đỏ,vàng trục trặc, dở ương
Khiến dòng đời ngược xuôi  kỳ quặc
Và tôi chán chường, ngao ngán, hoang mang!...


2-BẠN CÙNG CẢNH


Tôi và anh cửa nhà đối diện
Thường vẫn thấy nhau mà chẳng thân nhau
Mỗi lần gặp, miễn cưỡng chào gật gật
Mỉm miệng cười cười, không thốt nửa câu

Chuyện gia cảnh, đèn ai nấy rạng
Việc làm ăn, thây kệ, đó là đâu
Sướng khổ, sang hèn, riêng ai nấy gánh
Tứ xứ mới về tọc mạch láng giềng sao?

Kể cũng lạ, tỉnh bơ, chạy mặt
Lại ngó sau lưng, lom lóm, tò mò
Mắt đụng mắt, đôi khi bất chợt
Bối rối xoay ngang như thể tình cờ

Anh suốt ngày xem chừng bận lắm
Lật đật vào ra đến đỗi giơ xương
Tôi hí hoáy tuồng như rất gấp
Mài đũng bên bàn, má tóp da nhăn

Chờ, đột ngột tôi sang xin lửa
Thấy anh ngồi lấp xó buồn thiu
Rình, bất chợt anh qua mồi thuốc
Thấy tôi ngồi nấp vách đìu hiu

Té ra hai đứa dân thất nghiệp
Cố dấu nỗi đời, diễn kịch từ lâu
Nực cười quá, hai con bò đực
Ế ẩm vai cày, lấy ách quàng nhau!

Trò lộ tẩy, hai thằng ngặt ngẽo
Ôm bụng cười lăn, dàn giụa mày râu
Kể từ đó "phe ta" thành tri kỷ
Bảy nổi ba chìm, tỏ hết nông sâu

Cũng từ đó buồn lo vơi bớt
Chúng mình chung vai hợp sức làm ăn
Vui nhộn quá, hai con bò đực
Chia chác ách cày, nắm cỏ, phần rơm!...


3-LỘN PHÈO


Ngày xưa, lúc làm nên
Ta xưng mình quá giỏi
Bạn khen ta gặp may
Đời chê: thằng khôn lỏi!

Bây giờ, khi lụn bại
Ta nhận mình bị xui
Bạn trách ta quá dở
Đời cười: đứa bất tài!

Hay!!!


4-THẰNG ĐIÊN

Có một kẻ điên rồ
Bơ vơ trong xó tối
Nhếch nhác thân ốm đói
Mò tìm Không-Thời gian

Ngang ngược hơn thằng gàn
Hợm mình hơn ông chủ
Tham lam hơn bạo chúa
Vô lý hơn bóng ma

Bê tha hồn lê la
Chẳng biết thân biết phận
Khoảng khắc lầm vô tận
Gang tấc tưởng mênh mông

Vô tội muốn chung thân
Neo xác vào cô độc
Thả đầu bay huyền hoặc 
Say Vũ Trụ, lông bông

Có một kẻ điên khùng
Đắm chìm trong khói thuốc
Thấy bóng mình ngơ ngác
Cười cợt mãi bâng quơ

Tối tăm âm phủ xó nhà 
Mà như ở giữa sáng lòa dương gian!...


5-SIÊU GÀN

Loài người có một thằng gàn
Trốn vào xó tối thi gan với Tình
Móc ra đỏ chói trái tim
Soi lên ngàn giấy cố tìm Hư Vô
Máu đào thấm đẫm hồ đồ
Mồ hôi lênh láng tràn bờ dở hơi...


6-LỜI TRỐI

Nếu một mai chẳng còn ta
Thì đời như thể hôm qua chẳng mình
Có ta thêm đứa vô minh
Thêm hồn nhăng cuội, thêm tình ruồi bu.

Kiếp này bệ rạc đường tu
Xin Trời lượng thứ, tu bù kiếp sau
Tu cho...nức tiếng, sụ giàu
Chuộc về Hòn Đất thả vào Tự Nhiên!


                                Trần Hạnh Thu

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Hoa nguyệt quế




HOA NGUYỆT QUẾ



Hoa nguyệt quế
Sáng nay sao rộ thế
Nở trắng cành thơm nức ban mai?

Hoa nguyệt quế
Tỏa nỗi niềm gì thế
Mà lòng người rộn trăn trở tương lai?

Hoa nguyệt quế
Chắc bừng nhớ năm xưa
Đoàn quân chính nghĩa trở về
Hát vang lừng thành phố!

Hoa nguyệt quế
Có biết chăng
Liệt sĩ còn nằm rải khắp non ngàn
Bao xương khô còn chưa về quê cha đất mẹ?

Hoa nguyệt quế
Rạng rỡ vui tươi mà bỗng người ứa lệ
Thương tiếc chiến công
Đau xót anh hùng
Trước nhiễu nhương hậu thế
Tham nhũng tràn lan
Tình nghĩa suy tàn!...

Hoa nguyệt quế
Sáng nay sao lẫy lừng thơm thế?
Phải chăng đoàn nghĩa dũng năm xưa
Đang hành quân thần tốc trở về
Đánh đòn đám cháu con nghịch tặc
Đang hóa thành bạc ác
Với nước với dân
Bởi tham lam, ích kỷ, mê lầm?

Ôi!
Hoa nguyệt quế
Huyền thắm linh thơm
Vạn tuế!









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Hai chàng hát rong




HAI CHÀNG HÁT RONG



Có hai chàng hát rong
Anh mù theo anh cụt
Lần hồi đi khắp chốn
Vào quán nhậu, quán ăn

Thường anh mù đệm đàn
Anh cụt gân cổ hát
Giọng ngân rung cặp nạng
Bình thản trước nhân tâm

Cũng có khi hòa thêm
Tiếng anh mù khàn đục
Và nhịp theo lốc cốc
Tiếng nạng khua vào nhau

Chẳng bi lụy mè nheo
Ai kêu là đàn hát
Ngày qua ngày gom nhặt
Nhễ nhại với nắng mưa

Đâu ai biết thuở xưa
Hai thanh niên cường tráng
Một anh quê miền Bắc
Anh kia quê miền Nam

Cùng dòng giống Lạc Hồng
Chung lòng yêu xứ sở
Bỗng nghĩa tình vỡ lở
Ngăn cách hai quê hương

Chàng trai Bắc lên đường
Vâng theo lời sông núi
Bốn ngàn năm kêu gọi
Đánh đuổi giặc ngoại xâm

Ngơ ngác chàng trai Nam
Cũng buông cày cầm súng
Tin theo lời lạc lõng
Về đốt phá xóm làng

Đau xót cảnh tương tàn
Anh em phân trận tuyến
Dương súng vào ruột thịt
Bắn tan nát thân mình
Hai anh thành thương binh
Tình cờ sau Giải phóng
Xóa oán thù, sát cánh
Mò mẫm kế sinh nhai

Còn sức còn tương lai
Chí trai chưa tàn phế
Cứ đó đây Trần thế
Cứ đàn hát chan hòa

Âm vang mãi lời ca
Thiết tha yêu cuộc sống
Trên chặng đường dũng cảm
Mặc bốn bề nhục vinh

Có hai chàng hát rong
Anh mù theo anh cụt
Kề vai ngày Thống nhất
Tang bồng giữa đục trong...








1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Ngôn và luận, bài 3/b

N-L 3/b

(Tiếp theo N-L 3/a)


- Như đã nói, triết học duy tâm khách quan của Hêghen đã là một bước dài đưa loài người đến gần hơn trong việc nhận chân thực tại khách quan. Trên cơ sở kế thừa có phê phán và sáng tạo triết học cổ điển Đức mà nòng cốt là triết học Hêghen, Mác đã xây dựng nên triết học duy vật biện chứng và qua đó lại giúp loài người nhận thức xác đáng hơn nữa về tự nhiên (tuy vậy, theo tôi, tương tự như cơ học Niutơn trong vật lý học, triết học Mác phải cần đến một bước tiến có tính đột phá, cải cách triệt để mới đến được với chân dung đích thực của thực tại khách quan!). Trên cơ sở triết thuyết về tự nhiên của mình cũng như kế thừa được tinh hoa của các học thuyết xã hội trước đó và đương thời, cùng với khả năng quan sát, phân tích xuất sắc, Mác đã chỉ ra tương đối chính xác bản chất của hiện thực thời đại mình và trong bối cảnh đó, đề xướng ra học thuyết xã hội mang tên "chủ nghĩa cộng sản". Dù ngày nay thời thế đã đổi thay, có thể phải xem xét và nhận thức lại không ít luận điểm của chủ nghĩa cộng sản, thì cũng không thể nói khác được rằng, học thuyết này đã hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh ra đời của nó, không những đã phản ánh đúng cái hiện thực bi thương của "những người khốn khổ" có nguyên nhân từ sự thống trị vô lương tâm của nhà nước tư sản đã bị thao túng bởi thế lực đồng tiền, mà còn chỉ ra con đường duy nhất đúng cho quần chúng cần lao đi đòi lại quyền sống cơ bản và thích đáng cho mình. Hơn nữa, học thuyết ấy, về mặt lý thuyết, đã phác thảo ra một cách có lý luận hình mẫu một xã hội (gọi là xã hội "xã hội chủ nghĩa") tương phản với xã hội tư bản đầy rẫy bất công thời bấy giờ. Trong xã hội ấy, nhà nước tư sản được thay thế bằng nhà nước chuyên chính vô sản (đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo), một nhà nước (được coi là) đại diện cho quyền lợi của dân chúng trong xã hội, đứng về phía nhân dân lao động nghèo khổ, chống áp bức, bóc lột, bạo quyền.

- Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan rã là do, không thể nói khác được, đại chúng ở những nước đó đã không còn thiết tha với nhà nước theo thể chế cộng sản nữa. Điều đó có nghĩa nền kinh tế tập trung, bao cấp, thực hiện kế hoạch theo mệnh lệnh (bất chấp qui luật cung-cầu, qui luật cơ bản của nền kinh tế hàng hóa (tạm gọi là) phi kế hoạch) cùng với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất của các nhà lý luận mác-xít, đã không phù hợp với đời sống thực tế xã hội đương đại. Như thế, tất nhiên phải dẫn đến nghi vấn rằng nhiều khả năng học thuyết Mác-Lê (gồm triết học Mác và những phát triển làm sâu rộng thêm của Lê-nin) có ẩn chứa "vướng mắc" trong hệ thống lý luận của nó. Có lẽ vì thế mà ngày nay học thuyết Mác-Lê đã và đang phải chịu nhiều phản biện triết học dù chưa hẳn xác đáng về mặt nhận thức nhưng cũng không hẳn là vô lý, thậm chí rất cần phải có những nghiên cứu nghiêm túc, chuyên sâu. Nhưng nếu phản biện học thuyết đó một cách khích bác, phủ nhận sạch trơn tính chân lý của nó, thậm chí còn buộc tội nó chống nhân loại thì thật là đáng lên án, bởi vì như thế không những sai hoàn toàn mà còn rất bạc bẽo nữa. Không thể phủ nhận được công lao của Mác (và Ănghen) đối với nhân loại! Nhờ sự xuất hiện của triết học Mác mà phong trào đấu tranh đòi quyền sống cơ bản và thích đáng của quần chúng cần lao trở nên sâu rộng hơn, tập trung hơn, mạnh mẽ hơn trong lòng xã hội tư bản. Qua đó, làm cho xã hội tư bản phải tích cực chuyển biến nhanh hơn từ nhẫn tâm hơn, bạo ngược hơn sang "biết điều" hơn, ôn hòa hơn. Nếu không có Liên bang Xô-viết đóng vai trò tiên phong và quyết định đánh tan bè lũ phát-xít cường bạo thì không biết thế giới có thoát khỏi vòng nô dịch của "phe Trục" không, có được chất lượng cuộc sống như ngày nay không? Nếu không có hệ thống xã hội chủ nghĩa tồn tại ngót 50 năm như một thế lực phản diện đáng gờm thì liệu xã hội tư bản có nhanh chóng chuyển biến để đạt mức độ tương đối hòa dịu như đang thấy không? Cần phải khẳng định rằng học thuyết Mác-Lê đã đóng trọn vai trò cứu cánh một thời của quần chúng cần lao và đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng cao đẹp của nó đối với nhân loại.

- Do bị khống chế bởi trình độ nhận thức khoa học nói chung của thời đại về tự nhiên mà dù mang danh là "biện chứng" thì triết học Mác ít nhiều vẫn còn hàm chứa tính bao biện, hình thức,siêu hình (chưa thực sự khách quan). Sinh ra và tồn tại trên nền tảng triết học đó nên tất nhiên hình mẫu xã hội và nhà nước do Mác phác thảo cũng hàm chứa không nhiều thì ít sự khiên cưỡng, chủ quan duy ý chí (dù cũng bởi hạn chế nhận thức thời đại mà rất khó phân tích để thấu tỏ được đích xác vấn đề!). Tuy nhiên, dù có thế thì về mặt lý thuyết, hình mẫu xã hội của Mác đã trưng ra một hoạt cảnh xã hội đầy nhân ái mà cũng đậm nét hiện thực nhất từ xưa đến nay. Tính nhân ái và hiện thực của hình mẫu xã hội ấy "mạnh" đến nỗi làm cho nó trong suốt một thời gian dài kể từ lúc xuất hiện, trở thành niềm khát vọng của quần chúng cần lao, đồng thời cũng là một chân lý bất di bất dịch, là mục tiêu cần phấn đấu đạt tới của phong trào cách mạng vô sản toàn thế giới. (Tôi cho rằng dù hiện nay hình mẫu xã hội xã hội chủ nghĩa đã bộc lộ không ít khuất tất cả về mặt thực tiễn lẫn lý luận nhưng không phải là hoàn toàn phi lý. Hơn nữa những khuất tất ấy rất có thể là do những hạn chế nhận thức có tính thời đại gây ra. Đến một thời đại nào đó trong tương lai, khi trình độ nhận thức tự nhiên cũng như trình độ sản xuất xã hội của loài người đạt đến trạng thái thích hợp gọi là chín muồi, thì hình mẫu xã hội của Mác, sau khi đã được điều chỉnh, sẽ trở thành một hiện thực hiển nhiên. Trong thời đại ngày nay, dù hình thái xã hội mà Mác mơ ước chưa thực sự xuất hiện, thì do cái tinh thần thấm đẫm tình yêu thương đồng loại của nó, nó vẫn đóng vai trò là một xã hội lý tưởng tuyệt đẹp của con người. Tôi tin chắc rằng nếu các nhà chính trị, tư tưởng, kinh tế trên thế giới có lòng hướng tới lý tưởng ấy một cách sáng suốt, thành tâm và thiết thực trong hoạt động thực tiễn của mình, họ sẽ góp phần đích đáng làm giảm thiểu đến mức tối đa những bất công, những nhẫn tâm đang hàng ngày hàng giờ gây ra biết bao nhiêu khốn khổ, đau thương trong xã hội).

- Độc quyền lãnh đạo là một đòi hỏi hợp lý, có tính tự nhiên. Dù ý chí con người có muốn hay không muốn,tự giác hay không tự giác, dù cơ cấu nhà nước có hình thức như thế nào đi nữa thì cũng phải tuân theo nguyên tắc ấy, nếu muốn hoạt động nhà nước không bị rối loạn và có hiệu quả. (Điều đó đã từng thể hiện rất rõ trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, xảy ra vào khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XX: nếu không tất cả thì cũng hầu hết nguyên thủ các quốc gia tham chiến đồng thời cũng là tổng tư lệnh quân đội, có quyền uy tối hậu duy nhất). Chính cái nguyên tắc độc quyền lãnh đạo có tính tự nhiên nêu trên đã chỉ ra rằng, nhà nước nói chung mang bản chất độc tài toàn trị. Một nhà nước, dù là theo thể chế nào, trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của nó, đều thể hiện ra cái bản chất ấy dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Có hai hình thức độc tài toàn trị là độc tài toàn trị có tính cá nhân và độc tài toàn trị có tính tập thể. Về mặt triết học, đó là hai hình thức có mối quan hệ biện chứng, có thể chuyển biến từ cái này sang cái kia và ngược lại, nghĩa là trong chúng đều hàm chứa "hình bóng" của nhau với những "mức độ đậm nhạt" khác nhau tùy thuộc vào thực trạng cụ thể xã hội và cả nhận thức chủ quan của con người. Trong thực tế hoạt động chính trị, trên phương diện lý thuyết, có thể phân biệt tương đối được hai hình thức đó theo loại hình thể chế nhà nước. Như vậy, nếu nhà nước quân chủ thống trị xã hội theo cách thức độc tài toàn trị cá nhân thì nhà nước tư sản thống trị xã hội theo cách thức độc tài toàn trị tập thể. Cái cấu trúc "tam quyền phân lập" xuất hiện là do ý chí chủ quan tạo ra với mong muốn đảm bảo cho bộ máy độc tài toàn trị tập thể hoạt động một cách "đứng đắn" nhất có thể mà thôi chứ thực ra chả "đả động" gì tới tính thiện-ác của bộ máy ấy. Trong thực tế, cái cấu trúc ấy cũng gây ra không ít nhiêu khê!

- Sẽ rất khiên cưỡng nếu so sánh sự xấu hơn hay tốt hơn giữa hai kiểu nhà nước ấy, vì đơn giản, sự xuất hiện hay tiêu vong của chúng là có tính tự nhiên, do đòi hỏi khách quan của tiến trình vận động xã hội và sự tồn tại của chúng chỉ phụ thuộc vào điều kiện phù hợp hay không phù hợp với trình độ hoạt động của cuộc sống xã hội mà thôi. Mặt khác, nếu xét về phương diện đạo đức, tức là về thái độ và hành động đối với quần chúng nhân dân (đối tượng thống trị của nhà nước), thì mức độ tốt-xấu hay hiền-ác của một nhà nước không phải do thiết chế của nhà nước đó qui định, thậm chí không có liên quan gì tới thiết chế nhà nước. Lịch sử vẫn còn tươi rói: nhà nước tư sản thời kỳ đầu (tạm qui ước là từ cuộc Cách mạng tư sản Anh đến cuộc Cách mạng Tháng Tám giành độc lập ở Việt Nam-đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân) và nhà nước tư sản thời kỳ sau (tính cho đến nay), xét ra là cùng một thiết chế, thế nhưng nhà nước tư sản hiện nay đã tốt và hiền hơn nhiều (dù không phải không còn xấu và ác, nhất là tính vụ lợi một cách vô cảm và hiếu chiến thì hình như giảm chưa được bao nhiêu) so với nhà nước tư sản "hồi đó". Tại sao vậy? Phải chăng sự chuyển biến đó là kết quả hợp thành từ những nguyên nhân: phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột của quần chúng cần lao, cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt đến một mất một còn mà chủ nghĩa Mác đã đóng vai phản biện đầy sức thuyết phục, sự hiện diện "sừng sững" Liên bang Xô-viết (nước có thiết chế nhà nước tương phản với thiết chế của nhà nước tư sản và được đông đảo quần chúng đương thời trên thế giới ngưỡng mộ), khủng hoảng kinh tế xảy ra có tính định kỳ, trình độ sản xuất của nhân loại ngày một nâng cao, quá trình tự nhận thức lại bản thân của nhà nước tư sản...?

- Trên thế giới hiện nay chỉ còn "lèo tèo" vài ba nước tự nhận là xã hội chủ nghĩa và vẫn duy trì thiết chế nhà nước với đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo. Nếu cho rằng hiện nay, nhà nước cộng sản tiêu biểu là nhà nước Trung Quốc và nhà nước tư sản tiêu biểu là nhà nước Mỹ thì hai nhà nước ấy giống và khác nhau ở chỗ nào? Dễ thấy rằng hai nhà nước ấy đều thuộc loại độc quyền toàn trị tập thể và nếu nhìn vào thực trạng kinh tế- xã hội của hai nước ấy thì rất khó phân biệt sự khác nhau giữa chúng, thậm chí là không thể phân biệt được. Nói cách khác, hai nhà nước ấy trong thực tế đã không còn khác nhau về bản chất mà chỉ khác nhau một cách hình thức ở khâu cơ cấu tổ chức. Cũng có thể nhận xét theo một góc độ khác. Đó là hai nhà nước cùng thuộc loại độc quyền toàn trị tập thể, đều bảo hộ quyền bình đẳng trong kinh doanh mà thực chất vẫn là ưu tiên cho các thế lực giàu có, có tư bản mạnh. Sự khác nhau giữa hai nhà nước ấy mang tính lịch sử, có nguyên nhân từ tình thế ra đời của chúng, đó là: nếu nhà nước Mỹ giương cao ngọn cờ tự do thì nhà nước Trung Quốc giương cao ngọn cờ dân chủ. Tuy nhiên, sự khác nhau ấy giờ đây chỉ còn là hình thức thuần túy. Sự hạn chế nhận thức có tính thời đại đã dẫn đến cách hiểu siêu hình (nên cũng chưa xác đáng) về hai khái niệm "tự do" và "dân chủ", để rồi cũng xuất hiện quan niệm: thực thi tự do trước hết và trên hết là ưu tiên đảm bảo nhân quyền (có tính cá nhân), còn thực thi dân chủ thì trước hết và trên hết là ưu tiên đảm bảo dân quyền(có tính cộng đồng xã hội). Nếu sự tàn bạo của chế độ tư bản thời kỳ đầu làm cho nó bị lên án và khơi dậy phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của quần chúng cần lao, thì sự bảo thủ chuyên quyền, sẵn sàng đàn áp không thương tiếc bằng bạo lực của chế độ tư bản chính là nguyên nhân sâu xa đưa phong trào đấu tranh ấy hướng đến mục tiêu quyết liệt hơn: thủ tiêu nhà nước chuyên chính tư sản, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản với khẩu hiệu "vì dân". Thuở ban đầu, về mặt lý thuyết và theo quan niệm của triết học Mác-Lê, đó là hai nhà nước đối lập nhau về bản chất, đối kháng nhau về mục đích hoạt động. Ngày nay đã có đủ điều kiện để bình tâm nhìn lại và thấy rằng, thực ra hai "loại" nhà nước ấy chính là hai thể hiện mặt còn khiếm khuyết của nhau. Sự xuất hiện của nhà nước vô sản, với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung (dù còn nhiều khiên cưỡng duy ý chí nên cũng chưa phù hợp với tâm lý sống đời thường (nói chung) của con người cũng như với trình độ sản xuất của thời đại) đã tạo ra hai "lực lượng nhà nước" tương phản nhau ở mức đối kháng trên thế giới, tác động nhau quyết liệt đến một mất một còn và nếu muốn sống còn thì đồng thời cũng phải tự chuyển hóa theo hướng duy nhất là tiếp cận lẫn nhau (cũng có nghĩa là theo hướng hợp lòng đại chúng hơn!). Các nước trong phe tư bản chủ nghĩa, có sự vận động xã hội thoát thai ra từ yêu cầu tự nhiên hơn nên uyển chuyển hơn và do đó cũng dễ dàng chuyển hóa hơn. (Chính điều đó đã giải thích vì sao mà các đảng cộng sản ở các nước đó nói chung là đều mất dần "sức chiến đấu"). Sự cực đoan duy ý chí bởi hạn chế nhận thức của thời đại đã làm cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trở nên "cứng dòn", không chuyển hóa kịp thời và hợp lý được, đành sụp đổ, dẫn đến đại đa số nhà nước cộng sản biến thái thành nhà nước tư sản, và trong số còn lại thì một vài nhà nước,tiêu biểu là nhà nước Trung Quốc, dù vẫn mang danh cộng sản thì chỉ là hình thức, là sự gắn nhãn mác chứ thực chất cũng có "phong thái" tư sản nốt.

- Nói thêm,cần nhận thức rằng thực hiện đảm bảo về nhân quyền thì cũng đồng thời đảm bảo ở mức độ nào đó về dân quyền, và thực hiện đảm bảo về dân quyền thì đồng thời cũng đảm bảo ở mức độ nào đó về nhân quyền, vì thực ra nhân quyền và dân quyền chỉ là hai khía cạnh của một vấn đề thống nhất hữu cơ. Một nhà nước chuẩn mực là nhà nước trước tiên phải hiểu cho đúng vấn đề để "biết cách" đảm bảo được thỏa đáng đồng thời hai quyền ấy trong thực tế, và khi "làm được" như thế thì nhà nước sẽ được toàn thể quần chúng (cả người giàu lẫn người nghèo) ủng hộ và tôn vinh, vì nó đã mang bản chất thực sự do dân và vì dân. Và như thế, có lẽ trong một tương lai không xa, vấn đề xét một nhà nước là tư sản hay cộng sản sẽ không còn cần thiết phải đặt ra nữa, mà chỉ là vấn đề nhà nước đó thiện hay ác đối với quần chúng của nó-cái lực lượng tiềm ẩn sức mạnh vô địch nhưng lành tính, cưu mang nó và tin tưởng ủy thác sinh mạng của mình cho nó- ở mức độ nào mà thôi.

- Tiến trình vận động của xã hội loài người, do có sự lũng đoạn bởi hành động chủ quan, duy ý chí của chính con người mà thấy có lúc nhanh lúc trì trệ, đầy quanh co khúc khuỷu, nhưng thực ra vẫn luôn theo đúng chiều của nó. Nếu sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản là tất yếu thì sự xuất hiện phong trào đấu tranh giành quyền sống cơ bản của quần chúng cần lao thế giới mà phong trào đấu tranh giải phóng đòi độc lập dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa là bộ phận hợp thành của nó, cũng là một tất yếu. Để có thể đối đầu được trước một binh lực tập trung và cường bạo của nền thống trị chuyên chính tư sản, thì yêu cầu bức bách tự nhiên nảy sinh ra đối với phong trào đấu tranh đó là phải có một sự lãnh đạo tập trung , nhất quán về cương lĩnh nhằm thống nhất hành động.
Học thuyết Mác ra đời trong bối cảnh đó và các đảng cộng sản được thành lập để đóng vai trò tiên phong lãnh đạo phong trào cũng là vì lẽ đó...Cuộc sống của con người hiện nay trên thế giới, nói chung, "dễ thở" hơn nhiều về mặt tinh thần so với cách đây hơn một thế kỷ, không phải là sự "tình nguyện hiến dâng" của chủ nghĩa tư bản. Hãy nhận thức cho công tâm để biết nhớ ơn sự xả thân của lực lượng cần lao, trong đó có hàng triệu triệu con người cộng sản mà điển hình là nhân vật chính trong "Thép đã tôi thế đấy" thuộc một thời đoạn lịch sử đã qua!

- Xét riêng trường hợp Việt Nam. Năm 1858, thực dân Pháp nã pháo vào Đà Nẵng, mở màn cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Ngay từ đầu, triều đình Huế, đứng đầu là ông vua nhát cáy, tham sống sợ chết Tự Đức, đã không có lòng quyết chiến, và càng về sau càng tỏ ra khiếp hãi, bạc nhược trước đội quân xâm lược không đông nhưng tinh nhuệ hơn và có hỏa lực áp đảo. Trong khi đó, trái lại, tinh thần chống xâm lăng của quần chúng ngày một dâng cao, làm xuất hiện phong trào tự phát vũ trang, đứng lên bảo vệ tổ quốc mà đứng đầu là những sĩ phu, nhà nho yêu nước. Dù tự phát và có tính manh mún thì phong trào ấy (lúc đầu nổ ra ở Nam Kỳ-Lục tỉnh, sau là Bắc Kỳ và Trung Kỳ) không những làm cho thực dân Pháp gặp rất nhiều khốn đốn với những tổn thất không nhỏ, mà còn không chỉ một hoặc hai lần đưa cuộc xâm lược của chúng vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, thậm chí là có khả năng bị thất bại hoàn toàn. Chính cái tư tưởng cầu hòa, chủ bại đầy bạc nhược của triều đình Huế đã làm cho những cơ hội hiếm hoi ấy trôi qua, không trở thành hiện thực được. Đó là một tội rất lớn đối với dân tộc Việt (gồm dân tộc Kinh và mọi dân tộc khác sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam). Nếu xét về trách nhiệm cá nhân thì kẻ gây ra tội ác đó, không ai khác là đích danh Tự Đức-một ông vua giỏi văn chương, thơ phú nhưng bản chất là nhẫn tâm, yếu hèn, đạo đức giả, trong thời trị vì trước khi Pháp xâm lược đã từng bị thần dân của mình nguyền rủa, chẳng hạn: "Bao giờ Tự Đức chết đi / Thiên hạ bình thì mới dễ làm ăn". Vì quá khiếp nhược trước thực dân Pháp, lại coi nhân dân không ra gì và chỉ mong toàn mạng mà Tự Đức đã không hề đếm xỉa đến vận mệnh dân tộc, trở nên phản động, bán dần đất nước, không những tích cực cản trở, ngăn chặn, mà còn đồng thời trực tiếp làm tay sai cho Pháp trong việc đàn áp phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược của dân tộc Việt. Vì thế mà triều đình Huế nói chung và Tự Đức nói riêng cũng phải chịu trách nhiệm là nguyên nhân sâu xa gây nên hàng loạt cái chết uất ức (nhưng tiết liệt) của nhiều quan lại, sĩ phu yêu nước đương thời đó như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Võ Duy Ninh, Phan Thanh Giản, Thủ khoa Huân, Nguyễn Trung Trực...Có đủ bằng chứng lịch sử để nói rằng, triều đình Huế thời Tự Đức là triều đình "dở hơi" và phản động nhất trong lịch sử Việt Nam, và Tự Đức là ông vua "sợ dân hơn sợ giặc",đê hèn còn hơn cả sự ươn hèn của Lê Chiêu Thống, kẻ mang danh vua nhưng chưa từng làm vua có thực quyền, thực lực và được cai quản cả một đất nước như Tự Đức. Mặt khác, nếu tiền bối Gia Long là kẻ mở ra "công cuộc" rước voi về dày mả tổ thì hậu duệ Tự Đức là kẻ đã hoàn thành "suất sắc" cái "công cuộc" ấy!

Về danh nghĩa, có thể coi ngày ký hiệp ước Patơnốt (6-6-1884) là ngày thực dân Pháp hoàn thành cuộc xâm lược toàn cõi Việt Nam, nhưng trong thực tế phải coi ngày Hoàng Hoa Thám bị sát hại (10-2-1913) mới là ngày thực dân Pháp dập tắt được hoàn toàn phong trào đấu tranh vũ trang thời kỳ đầu của dân tộc ta chống sự xâm lược của chúng. Hiệp ước Patơnốt đã giúp Pháp nhanh chóng hoàn chỉnh, củng cố vững vàng bộ máy thống trị dưới danh nghĩa bảo hộ, tồn tại "bên cạnh" triều đình Huế, một nhà nước "hữu danh vô thực" mà thực chất là làm tay sai đắc lực cho chúng. (Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, dù đã bán nước thì không phải vì thế mà triều đình Huế vẫn tồn tại được. Nó được tiếp tục tồn tại là nhờ dã tâm "cáo già" của thực dân Pháp cho phép!). Tình hình đó và ít nhiều có cả sự góp phần của cái ý thức hệ nho giáo còn hằn sâu trong tâm trí người Việt, đã làm suy giảm hẳn khả năng qui tụ lực lượng, tổ chức vũ trang khởi nghĩa với khẩu hiệu chống xâm lược một cách đơn thuần như thời kỳ đầu. Đây là một trong số ít những nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội Việt Nam lắng dịu hẳn xuống kể từ sau phong trào đấu tranh Cần Vương (có thể cho là vào năm 1895 với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa An Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo) đến ít ra là hết thời kỳ "Khai thác thuộc địa lần thứ nhất" của thực dân Pháp (đến năm 1918). Nghĩa là nói chung, không còn hình thức đấu tranh vũ trang nữa mà chỉ còn hình thức đấu tranh chính trị dưới dạng "ngấm ngầm", mà cũng rất manh mún, gói gọn ở một số ít chí sĩ yêu nước và hoạt động tuyên truyền chủ yếu trong giới trí thức, học sinh.

Phong trào tự phát khởi nghĩa đấu tranh vũ trang, đối đầu trực diện với thực dân Pháp trong thời kỳ đầu, có động lực thuần túy từ lòng yêu nước nồng nàn, được hun đúc thành truyền thống qua hàng ngàn năm chống quân xâm lược phương bắc của dân tộc ta. Mục tiêu duy nhất của phong trào đó đơn thuần là chống thực dân Pháp xâm lược. Sau năm 1895, do tình hình xã hội Việt Nam đã thay đổi nên mục tiêu đấu tranh chống xâm lược đơn thuần không còn phù hợp nữa, làm cho cuộc đấu tranh yêu nước thời kỳ đó cũng lâm vào trạng thái hoang mang, mất phương hướng chủ đạo. Lịch sử đã cho thấy rằng buổi đầu cuộc đấu tranh chính trị chống ách đô hộ của thực dân Pháp với sự tiếp tay và "ăn theo" của triều đình Huế thối nát, cũng đồng thời là cuộc tự đấu tranh tư tưởng để xác định đường lối khả dĩ nhất cho hành động. Cuộc đấu tranh tư tưởng đó làm xuất hiện nhiều trào lưu cách mạng, nhưng bị "rào cản" của nhận thức đương đại mà chung qui lại, không ảo tưởng (Phan Bội Châu), cải lương (Phan Chu Trinh) thì cũng phiêu lưu manh động (Nguyễn Thái Học), và đều đi đến bế tắc. Biểu hiện chung nhất của phong trào đấu tranh chính trị thời kỳ này là tản mạn, không lôi kéo được đông đảo quần chúng cần lao tham gia. Có như thế là vì một mặt, không có trào lưu cách mạng nào có được một cơ sở lý luận đủ sức thuyết phục, mặt khác là trong đời sống xã hội chưa xuất hiện hoặc nếu xuất hiện thì chưa rõ rệt một tình thế có lợi cho cách mạng phát triển.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp tuy là nước thắng trận nhưng do bị tàn phá nặng nề nên đời sống kinh tế-xã hội cũng trở nên tiêu điều. Để khắc phục hậu quả chiến tranh, chính phủ Pháp chủ trương tăng cường khai thác không thương tiếc các nước thuộc địa. Ở Việt Nam, chủ trương đó được hiện thực hóa bằng cuộc "Khai thác thuộc địa lần thứ hai". Qui mô và sự tàn bạo của cuộc bóc lột này làm cho tầng lớp làm công ăn lương (công nhân) tăng lên nhanh chóng về số lượng đồng thời làm cho họ cũng nhanh chóng lâm vào cuộc sống rất cơ cực. Đây là khâu trọng yếu làm xuất hiện tình thế cách mạng mà chính thực dân Pháp với bản chất ăn cướp trắng trợn đã tự gây ra. Tuy nhiên, tình thế cách mạnh chỉ có thể kích thích phong trào cách mạng vốn đang tản mạn về đường lối và lúng túng về lý luận lên mức độ hoạt động nào đó sôi nổi hơn, thậm chí là quyết liệt hơn (để dễ dẫn đến đổ vỡ đau thương hơn?!), chứ không thể đột nhiên làm cho phong trào ấy biến thành một cuộc cánh mạng đấu tranh giải phóng duy nhất, có cơ sở lý luận vững chắc, có tiêu chí và mục đích nhất quán, rõ ràng, cụ thể, thuyết phục và lôi cuốn được đại bộ phận quần chúng cần lao vì cũng thỏa mãn được niềm mong ước của họ.

Ngày nay, dù vẫn còn là vấn đề bí ẩn đối với khoa học, thì hiện tượng tâm linh đã được thừa nhận rộng rãi. (Từ đó mà nảy sinh luận điểm: một triết thuyết về thực tại khách quan, muốn xác đáng thì không được hàm chứa mâu thuẫn nội tại và đồng thời phải thực sự biện chứng, nhưng muốn thực sự biện chứng thì trước hết không được chối bỏ hiện tượng tâm linh (chứ không phải mê tín dị đoan) mà phải coi đó là biểu hiện một phương thức vận động của tự nhiên. Triết học Mác chưa thỏa mãn được yêu cầu đó!). Xét ở góc độ con người sinh học thì sự xuất hiện Hồ Chí Minh là một ngẫu nhiên, nhưng xét ở góc độ tâm linh thì sự xuất hiện đó là một linh ứng. Có thể nói tinh thần Hồ Chí Minh là kết quả được hun đúc nên từ tinh hoa khí thiêng sông núi Việt, từ nguyện vọng được sống độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc hết mực thiết tha, nung nấu thường trực trong tâm hồn dân tộc Việt, từ nỗi uất ức còn đọng lại thành khối và thấu đến trời xanh của những anh hùng, nghĩa sĩ đã bất khuất chọn cái chết chứ không đầu hàng trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp xâm lược. Đã là con người thì không thể là thần thánh, nhưng có thể là sự ủy thác của thần thánh và ở mức độ nào đó nhận được sự mách bảo của thần thánh qua con đường linh cảm linh tri. Vì thế mà cuộc đời Hồ Chí Minh là một chuỗi những quyết định và hành động phi thường chỉ có thể có ở những bậc vĩ nhân. Ngay ở tuổi thiếu thời, dù kính trọng lớp cha anh là Phan Bội Châu, thì Hồ Chí Minh vẫn không theo tư tưởng cách mạng của Phan Bội Châu. Bước vào tuổi thanh niên, Hồ Chí Minh đã tự thân quyết định ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Rồi lúc ở Pháp tiếp xúc với bậc yêu nước lão thành Phan Chu Trinh, dù vẫn kính trọng tiền bối nhưng cũng không theo tư tưởng cách mạng của tiền bối mà lại hướng về cách mạng vô sản. Chỉ riêng từng đó thôi, vào thời buổi ấy, có thanh niên hay nói chung là người Việt yêu nước nào có đủ bản lĩnh và sáng suốt làm được như Hồ Chí Minh? Không ai cả! Hồ Chí Minh chính là người được sinh ra để gánh trên vai trọng trách đưa đất nước và dân tộc Việt thoát khỏi vòng đô hộ và nô dịch của ngoại bang và bè lũ ngụy quyền tay sai. Ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà tổ quốc Việt Nam giao phó và do đó ông cũng hiển nhiên trở thành vị anh hùng dân tộc trong thời đại mình.
Phong trào cách mạng Việt Nam đang trong "cơn bĩ cực" về tư tưởng và đường lối thì được cuộc khởi nghĩa thắng lợi của cách mạng vô sản Nga (cách mạng Tháng mười Nga, năm 1917) cùng với học thuyết Mác-Lê soi rọi tới. Những năm đầu thập niên hai mươi của thế kỷ XX là khoảng thời gian rộ lên một cách tích cực sự chuyển biến về tư tưởng và đường lối đấu tranh yêu nước, giành độc lập dân tộc trong hàng ngũ các chí sĩ, những trí thức cấp tiến của phong trào cách mạng Việt Nam. Cuộc chuyển biến có tính nhất quán ở chỗ xác định kẻ thù chính (không thể thỏa hiệp) của dân tộc là thực dân Pháp, do đó mục tiêu trọng yếu và trực tiếp của cách mạng là trước sau gì cũng phải đối đầu trực diện, kiên quyết đánh đuổi chúng đi. Lịch sử cho thấy quá trình chuyển biến tư tưởng ấy có xu hướng qui dần đến lựa chọn học thuyết xã hội Mác-Lê và cách mạng vô sản. Phan Bội Châu vào những năm tháng cuối đời (khoảng thời gian bị quản thúc ở Huế) đã hết lời ca ngợi chủ nghĩa xã hội. Phạm Tuấn Tài là người cùng Nguyễn Thái Học sáng lập Việt Nam quốc dân Đảng, tổ chức chính trị tiêu biểu cho xu hướng cách mạng dân chủ tư sản. Sau khi Việt Nam quốc dân Đảng tan rã, trước lúc mất vì bệnh, Phạm Tấn Tài đúc kết: "...Chủ nghĩa quốc gia hiện đã trái mùa, cả đến chủ nghĩa xã hội dân chủ (tư sản-NV) hay chủ nghĩa tam dân cũng chỉ là những cách mệnh cải lương không công hiệu. Nói rõ hơn, chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin mới có thể đánh đổ được chủ nghĩa đế quốc mà giải phóng cho các dân tộc yếu hơn, chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin mới phá tan được xã hội giai cấp mà dẫn nhân loại tới thế giới đại đồng". Theo Lê Duẩn ("Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam", NXB Sự Thật, Hà Nội, năm 1967) thì: "Từ năm 1930, trên dải đất Việt Nam, phong trào chống đế quốc giành độc lập, giải phóng dân tộc, chỉ là những phong trào do giai cấp công nhân lãnh đạo". Như vậy, tương tự như phong trào cách mạng Nga, sự hướng tới thực hiện cách mạng vô sản dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với phong trào cách mạng Việt Nam chính là lựa chọn có tính tự nhiên của thời cuộc, cũng tức là có hàm chứa tính tất yếu.
Không đếm xỉa nhưng cũng chấp luôn cả đám mang lòng thù hận cộng sản điên cuồng đến mức hoàn toàn mù lòa và bệnh hoạn, mở miệng ra, không chửi bới thô lỗ cũng trơ tráo đặt điều vu khống trắng trợn, chắc rằng không một ai có thể trưng ra bằng chứng đích đáng và đủ lý lẽ phản biện để phủ nhận được vai trò tiên phong và quyết định của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo, dẫn dắt dân tộc ta giành lại độc lập, chủ quyền đất nước, đập tan ý đồ nô dịch nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp bằng thắng lợi sau chín năm kháng chiến trường kỳ, đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi bờ cõi, đánh đổ ngụy quyền tay sai, thống nhất nước nhà sau ngót hai mươi năm kháng chiến thần thánh và đại thắng. Trong lịch sử nhân loại thời hiện đại chỉ duy nhất có dân tộc Việt Nam, trong suốt cuộc đấu tranh gan góc và bền bỉ nhằm giành lại quyền sống cơ bản và chính đáng của mình trước thực dân, đế quốc, luôn được nhân dân thế giới, trong đó có cả nhân dân Mỹ không những đồng tình ủng hộ mà còn cảm phục và hết lời ngợi ca. Đó chính là niềm tự hào dân tộc của mọi con dân Việt Nam! Và trong niềm tự hào ấy, tất nhiên phải hiện lên rõ nét hình ảnh sống động của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh cùng với những con người tiêu biểu cho tinh thần bất khuất, quả cảm vô song, cho trí tuệ minh triết của dân tộc trong thời đại mới, như: Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt...Như đã nói, con người không phải là thần thánh và dù là thần thánh thì khi hành động đôi khi cũng vẫn phạm sai lầm cá nhân, thậm chí là sai lầm lớn. Song, không phải vì thế mà chê bai có ý đồ mạt sát, bôi nhọ tài năng và đức độ những con người tiêu biểu đã đi vào lịch sử ấy-những con người là cha anh của thế hệ hôm nay, nhất là phủ nhận công lao thực sự to lớn của họ đối với đất nước, dân tộc. "Người quân tử (trong khi hành hiệp) đôi khi phạm phải điều bất nhân, nhưng chưa từng thấy kẻ tiểu nhân làm được điều nhân nghĩa". Đó là lời của Khổng Tử và ngẫm nghĩ thấy...cũng chí lý! Nếu đặt các vị có trình độ giáo sư, tiến sĩ hiện nay đang lớn tiếng chê khinh sự "ít học" của những con người tiêu biểu nêu trên, vào thời cuộc ấy và ở ngay những vị trí của họ, chắc gì các vị đã lập được một "góc nhỏ" công trạng cho đất nước như họ và phạm sai lầm ít hơn họ?

(Còn tiếp)









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thăm Vương quốc Anh tháng 7/2012



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Liệt sỹ phi công Lê Trọng Long


Để ACE tiện theo dõi, xin đăng lại thư của bạn Lê Dung - cháu gái ruột LS Lê Trọng Long
Lê Trọng Long
Liệt sỹ Phi công Lê Trọng Long
- gửi anh Huỳnh Quang Tín K2 có trong comment bài "Đọc thơ cô" cùng một số thông tin liên quan sưu tầm trên mạng.

Cũng là dịp tri ân liệt sĩ nhân kỉ niệm Ngày Thống Nhất!

TTh



Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết





Các bài viết, thông tin về LS Lê Trọng Long trên mạng




-----------
Anh hùng phi công Nguyễn Nhật Chiêu:
Bị “đo ván” trận đầu đến một trận diệt 2 phi cơ địch
QĐND - Thứ Sáu, 01/07/2011, 19:55 (GMT+7)

QDDND Online – Trận đầu xuất kích, phi công Nguyễn Nhật Chiêu (sau này là Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân, Phó tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ) bị đối phương "đo ván”. Không nản chí, ông tiếp tục rèn luyện để nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật. Sau đó không lâu, ông đã giành được những chiến công vang dội, có trận tiêu diệt liền 2 máy bay địch…

Trận đầu ra quân bị đối phương “đo ván”...

...
ngày 17-6-1965, ông xuất kích trận đầu tiên.

Khoảng 9 giờ sáng hôm đó, biên đội gồm các phi công Lâm Văn Lích, Cao Thanh Tịnh, Lê Trọng Long, Nguyễn Nhật Chiêu nhận lệnh đánh chặn tốp máy bay địch trên bầu trời tỉnh Ninh Bình. Xuyên mây lên, Nguyễn Nhật Chiêu bị máy bay địch trực sẵn trên không lao vào công kích. Thấy một chiếc F-4 vọt lên trước mình, ông vứt thùng dầu phụ, bám theo bắn một loạt đạn. Tiếc thay, đạn không trúng mục tiêu.

Mải đuổi theo địch, ông bị một máy bay từ hướng khác phóng liền hai quả tên lửa khiến máy bay của ông trúng đạn, bốc cháy. Ông kịp bật dù thoát hiểm và “đáp” xuống khu rừng Cúc Phương, nằm trên địa phận huyện Yên Thuỷ (Hoà Bình). Sau 3 ngày lần mò tìm lối ra giữa bốn bề núi đá tai mèo-trong khi bị thương nặng ở đầu, mắt và chân- ông được nhân dân địa phương cứu sống…

2 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Ngôn và luận, bài 3/a

N-L 3/a


(Xin kính dâng TỔ QUỐC muôn quí ngàn yêu)


"Cái quí nhất của con người ta là đời sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời-sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người"
LB:
- N. A. Ôxtơrốpxki là người toàn tâm toàn ý, hiến dâng trọn đời mình cho cách mạng vô sản Nga và cũng là một nhà văn nổi tiếng thời Liên bang xô-viết. Ô. sinh ngày 29-9-1904 tại làng Vilia thuộc Ucraina. cách mạng Tháng 10 Nga bùng nổ vào năm 1917. Năm đó, Ô. mới 13 tuổi nhưng đã tham gia phục vụ Cách mạng rồi tiếp theo là gia nhập Hồng Quân...Năm 1925, do trước đó từng bị thương và mắc bệnh nặng trong điều kiện sinh hoạt kham khổ nên sức khỏe của Ô. suy giảm mạnh, buộc phải đi điều trị ở Khácốp rồi sau đó, vào tháng 5-1926 thì chuyển sang một khu an dưỡng ở Crimê. Đến tháng 12-1926, bệnh tình của Ô. trở nên trầm trọng đến nỗi hầu như không còn đi lại được nữa. Tuy thế, Ô. vẫn nỗ lực học tập và hoàn thành chương trình bậc đại học vào tháng 6-1929. Bất hạnh thay, đến tháng 8-1929, không những bại liệt, Ô. còn bị mù hoàn toàn nữa. Ấy vậy mà ngay năm sau, tức năm 1930, Ô. đã bắt đầu được việc chấp bút viết tác phẩm để đời của mình - cuốn tiểu thuyết mang tựa đề: "Thép đã tôi thế đấy". Bên cạnh đó, Ô. còn thường xuyên viết bài cho các tờ báo, tạp chí cộng sản cũng như thường xuyên nói chuyện trên đài phát thanh... Tháng 10-1935 Ô. được trao Huân Chương Lênin (là huân chương tôn vinh công trạng cao quí nhất của nhà nước Liên-Xô)... Ô. qua đời trong bệnh tật ngày 2-12-1936.

- Cuộc đời Ô. tuy ngắn ngủi nhưng đã là một tấm gương sáng ngời về tình yêu mãnh liệt cuộc sống và nghị lực sống phi thường đối với nhiều thế hệ thanh niên trên thế giới. Cuốn "Thép đã tôi thế đấy" đã từng có tác dụng to lớn trong việc động viên tinh thần "phục vụ quên mình" đối với tuổi trẻ theo lý tưởng cộng sản, trong đó có thanh niên Việt Nam ở các thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ XX...

- Tại sao trên thế giới có một thời kỳ mà Chủ nghĩa xã hội được đông đảo quần chúng cần lao rất mực ngưỡng mộ, cũng như Lý tưởng cộng sản có được sức lôi cuốn mãnh liệt con người, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên, còn bây giờ, hầu như mọi người đều thờ ơ với chúng, thâm chí là căm ghét chúng? Phải chăng vì quần chúng và cả tầng lớp trí thức hồi đó nhận thức kém, mê muội trước một sự tuyên truyền mị dân? Không phải! Tại sao hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (có nhà nước theo thiết chế "tập trung dân chủ", theo đuổi một chế độ mà trên lý thuyết, nếu xét riêng về mặt bác ái, nhân nghĩa, thì ai cũng phải thừa nhận là ưu việt, đáp ứng được nguyện vọng của đại bộ phận dân chúng trong xã hội, và hơn nữa, trong thực tế, số đông những người cộng sản đóng vai trò lãnh đạo ở những mức độ khác nhau trong bộ máy nhà nước vô sản vẫn là những con người có tài năng, liêm khiết, vẫn một lòng một dạ với mục đích xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, vẫn tận tụy vì dân vì nước), lại chỉ tồn tại không quá nửa thế kỷ không lấy gì làm "huy hoàng" cho lắm rồi đổ sụp nhanh chóng (nói đúng hơn là tan rã và biến thái)? Phải chăng là do cái thiết chế độc đảng độc quyền lãnh đạo gây ra? Cũng không phải nốt! Cần phải tìm nguyên nhân của hiện tượng ở nơi thâm thúy hơn nhiều!

- Hiện nay trên chính trường Việt Nam đã xuất hiện cuộc đấu tranh tư tưởng xoay quanh vấn đề mà chung qui lại là xét sự đúng-sai của chủ nghĩa Mác-Lênin, và cuộc đấu tranh này đang trở nên ngày một gay gắt. Đúng là khó lòng phủ nhận được, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay đang bộc lộ ra nhiều vấn nạn trong khâu quản lý và điều hành đất nước, trong việc ngăn chặn, trừng trị tệ cường quyền, tệ tham quan lại nhũng cũng như những tệ nạn gây ảnh hưởng xấu đến khối đoàn kết dân tộc và làm suy đồi nền tảng đạo đức khác. Cũng đúng là do có những mặt hoạt động còn yếu kém mà chính phủ và cả Đảng cộng sản Việt Nam phải chịu trách nhiệm phần lớn khi để xảy ra những tiêu cực có thể đã không xảy ra hoặc xảy ra không đến mức trầm trọng như đã thấy. Nhưng nếu từ đó đi đến qui kết cho rằng chính cái thiết chế nhà nước mang ý thức hệ cộng sản đã đóng vai trò nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện các vấn nạn chính trị- kinh tế-xã hội hiện nay, để rồi dựa trên những chiêu bài nhân quyền, tự do, dân chủ, bình đẳng...(những khái niệm tưởng đơn giản nhưng lạ lùng là từ trước đến nay, kể cả ta lẫn tây, kể cả những triết gia được cho là "to đầu" nhất vẫn chưa thực sự tường tận, vẫn mỗi ông một phách, do đó... vẫn đang "cãi nhau chí chóe") mà đòi nằng nặc phải đa nguyên đa đảng, nghĩa là đòi gì thì gì cũng phải lập tức "cách cái mạng" thể chế "này", còn hậu họa ra sao mặc kệ, thì thật là không những nông nổi, thiển cận, bất cẩn mà còn cực đoan, duy ý chí, mang tính ngông cuồng, đầy ác ý (dù có thể chỉ vô tình!), tưởng là phụng sự nhân dân nhưng lại hóa ra vô trách nhiệm trước vận mệnh dân tộc. Đành rằng, về mặt cấu trúc, không phải cái thiết chế nhà nước đang hiện hành không hàm chứa những bất ổn, khuất tất trong nội tại nó, không phải cái triết thuyết xã hội làm tiền đề tồn tại cho nó đã hoàn hảo (thậm chí là đã bộc lộ ra những nghịch lý và chưa khắc phục được!). Tuy nhiên, nguyên nhân chính yếu, mang tính cốt lõi gây ra tình trạng suy thoái xã hội về cả vật chất lẫn tinh thần hiện nay, xét ở bình diện sâu xa nhất, thực chất nhất, lại không phải là tại điều đó, nghĩa là tại cái thiết chế nhà nước mang ý thức hệ cộng sản. Dù có phản bác đến mấy đi chăng nữa thì cũng phải thừa nhận rằng, qui mô nền kinh tế và kéo theo là mức sống người dân nói chung trong xã hội hiện nay, nếu đem so với thời điểm "đêm trước" đổi mới, đã ở mức phát triển vượt bậc. Không thể phủ nhận được thành tích đó, hơn nữa là thành tích to lớn, của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam khi đã tự thân phá bỏ được cái quan niệm xây dựng kinh tế theo hình mẫu tưởng như duy nhất đúng, tưởng như phải thế chứ không thể khác mới phù hợp với tiến bộ và văn minh nhân loại nhưng thật ra là duy ý chí,khiên cưỡng, siêu hình và do đó mà cũng phi lý, để đưa đất nước đang trong tình trạng lạc hậu đói nghèo, xơ xác sau chiến tranh chống Mỹ xâm lược, rồi chịu thêm tổn thất lớn về người và của bởi hai cuộc chiến tranh cục bộ do các thế lực thù địch gây ra, chịu thêm cú "tự phá phách" của thời đoạn "Đêm trước đổi mới", bên cạnh đó còn bị siết chặt bởi nạn bao vây kinh tế của đế quốc siêu cường kinh tế Mỹ và của cả "ông anh Tàu láng giềng (chỉ chính phủ và giới lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc) tham, thâm, bẩn tính", đến được vị thế ngày hôm nay...

- Vậy, nếu thiết chế nhà nước cộng sản không phải là nguyên nhân chính yếu và cốt lõi dẫn đến tình trạng suy thoái vật chất - tinh thần xã hội thì do đâu, tại vì cái gì? Khỏi phải mất công suy luận, giải thích dài dòng chi cho mệt xác mà chỉ cần "lướt qua" lịch sử thế giới cũng phần nào suy ra được câu trả lời! Trong suốt hàng ngàn năm tồn tại thể chế quân chủ (đúng nghĩa là thể chế độc tài, toàn trị nhé!), thực trạng của một nước thịnh hay suy hoàn toàn tùy thuộc vào trí tuệ và tâm hồn của ông vua chứ chẳng cần nhờ đến bất kỳ "thứ" đa nguyên, đa đảng nào. Vào thời đó, khi trong một nước bùng lên cái đòi hỏi mang bản chất đa nguyên - đa đảng thì tình trạng xã hội sẽ lâm vào hỗn loạn và tất yếu dẫn đến nạn cát cứ, chia năm xẻ bảy đất nước, để rồi sau một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, đất nước lại thống nhất dưới sự điều hành của một nhà nước theo thiết chế quân chủ y như cũ và (thường là) bước vào môt quá trình đi đến thịnh vượng mới...

- Ngày nay, nếu không tất cả thì cũng hầu hết các học giả vẫn quan niệm rằng chế độ phong kiến nói chung là bất công, thống trị xã hội một cách độc đoán, hà khắc, hoàn toàn mất tự do dân chủ. Đó là một ngộ nhận! Đúng là có những giai đoạn như vậy và trở nên nổi bật vào giai đoạn tồn tại cuối cùng của thể chế quân chủ thế giới. Song, xen kẽ những giai đoạn ấy (thường gắn liền với trạng thái xã hội suy đồi) lại là những giai đoạn cởi mở, người dân thật sự được sống trong cảnh ấm no sung túc, an bình và tự do. Có rất nhiều ông vua, bà chúa được nhân dân đương thời tôn vinh, nhiều người trong số họ còn được sùng tín ngang với thần thánh. Vì sao???...Và thêm câu hỏi này nữa: nếu sự độc tài - toàn trị là phi lý, xấu xa, phản dân hại nước thì sao hình thức nhà nước với thiết chế quân chủ lại có thể tồn tại trường kỳ suốt hàng ngàn năm một cách phổ biến khắp thế giới như vậy?

- Hãy tạm "rời mắt" khỏi xã hội loài người mà nhìn vào thế giới động vật - cái nôi tự nhiên sản sinh ra giống loài người! Lối sống bầy đàn (nguồn cội của lối sống xã hội) không phải là kết quả ngẫu nhiên của thiên tạo mà là kết quả tất yếu của quá trình tiến hóa thích nghi sinh vật. Đã bầy đàn thì phải có thủ lĩnh, thường là một cá thể độc quyền. "Đoàn quân" đông hàng triệu con dê rừng thiên cư theo mùa ở châu Phi là có tính bầy đàn, chứ chưa phải là bầy đàn thực thụ theo nghĩa có liên kết nội tại tương đối ổn định, bền vững. "Đoàn quân" ấy có thủ lĩnh chỉ huy không mà răm rắp trường chinh theo "tuyến đường" duy nhất (dù rất "gian nan vất vả và đầy hy sinh", có đến một phần tư số lượng con chết dọc đường) hướng đến nơi phải đến? Có, dù là thủ lĩnh... ẩn, đó chính là Thiên Nhiên vĩ đại, độc quyền và toàn trị! Thêm câu hỏi nữa bật ra: các cá thể trong "đoàn quân" thiên di ấy có tự do không? Khó mà trả lời khẳng định hay phủ định một cách dứt khoát được, nhưng có một gợi ý thú vị: chúng không hề bị ...bóc lột -c ái vấn nạn phổ biến, có tính mặc định và là "nơi" phô bày ra mọi bất công, bất hạnh, bất bình trong xã hội loài người!...

- Nhìn ở góc độ khác, đấu tranh sinh tồn là qui luật cơ bản của thế giới sinh vật. Nhờ có qui luật đóng vai trò quyết định này mà trong thế giới sinh vật mới có quá trình tiến hóa-thích nghi làm xuất hiện đa dạng giống loài sinh vật. Nói chung, tùy thuộc vào thể tạng, lối sống đã định hình trước đó và xu thế biến chuyển có tính trường kỳ của môi trường sinh thái mà hướng ưu tiên tiến hóa-thích nghi ở những giống loài khác nhau là khác nhau. (Hiển nhiên, trong các hướng ấy có hướng làm xuất hiện loài người biết tư duy trừu tượng. Đây là một ngẫu nhiên mang tính tất yếu "may mắn" hay là một tình cờ có tính định mệnh "xui xẻo" của Trái Đất!!!???). Với sự xuất hiện và tồn tại đa dạng giống loài trong thế giới sinh vật, có vẻ như quá trình tiến hóa-thích nghi không hề bị khống chế về kiểu cách biến cải cơ thể sinh vật, miễn không vi phạm các quy luật vật lý (nghĩa là trái với tự nhiên). Không hẳn thế! Ngoài điều kiện tiên quyết là không được vi phạm các quy luật vật lý, quá trình đó còn bị khống chế, giới hạn phạm vi hoạt động bởi ngay chính tính mục đích của nó. Mục đích tối hậu của quá trình tiến hóa - thích nghi ở mọi giống loài sinh vật là để đảm bảo và duy trì sự sống còn của chúng. Theo đó, cơ thể của chúng sẽ dần biến cải trên nguyên tắc kế thừa thực tạng cũng như lối sống sinh học đặc thù đang có nhằm đáp ứng một cách phù hợp với điều kiện sống mới do môi trường sinh thái (không phải chỉ gồm thời tiết, khí hậu, đất, nước, ..., mà bao gồm cả sự hiện diện của các giống loài sinh vật khác)đã biến đổi, thêm nữa, nhằm tăng cường cạnh tranh sinh tồn theo hướng tối ưu hóa trong khả năng có thể. Một trong những đặc trưng cơ bản của tự nhiên nói chung là sự thể hiện đa dạng trong thống nhất của nó. Thiên nhiên của Trái Đất, vì là bộ phận tương đối độc lập của tự nhiên nói chung nên phải bộc lộ đặc tính này. Lệ thuộc vào thiên nhiên đồng thời là bộ phận hợp thành của thiên nhiên, đến lượt thế giới sinh vật cũng vậy nốt...Có thể nêu ra ngay lập tức hàng loạt dẫn chứng về sự bị khống chế trong giới hạn của quá trình tiến hóa-thích nghi bởi tính mục đích của chính nó. Chẳng hạn, tất cả động vật bậc cao trên nấc thang tiến hóa đều có bốn "chi" (hai chi trước có thể là "tay" để cầm nắm hay "cánh" để bay), trong đó, hầu hết động vật chuyên ăn rau, cỏ là có sừng, hình như chỉ loài ngựa (nhờ chạy nhanh), thỏ (nhờ thân hình nhỏ, linh động) và tương tự như thỏ là không có, còn ở động vật chuyên ăn thịt thì hoàn toàn không có sừng mà thay vào đó là có móng vuốt sắc và răng nanh. Hiện tượng phổ biến hơn nữa mà cũng gây ấn tượng rất mạnh là tuyệt đại đa số giống loài động vật kể cả trên cạn và dưới nước đều có hai mắt, không nhiều hơn mà cũng không ít hơn. Xét riêng toàn bộ lớp thú trên cạn thì đầu con vật nào cũng phải có và chỉ có hai tai, hai mắt, một mũi và một mồm, được sắp đặt tại những vị trí tương tự nhau để có những bộ mặt "na ná" nhau... Cuối cùng, hiện tượng có lẽ chung nhất mà cũng điển hình nhất, thể hiện rõ ràng nhất về sự tiến hóa có tính đa phương trong nhất quán tuân thủ ở thế giới sinh vật, đồng thời có mối liên quan "sát sườn" đến bài viết này, đó là ngay từ buổi đầu xuất hiện sự sống, hoạt động sống của một cá thể sống (đơn bào) đã phải tuân theo nguyên tắc (dù thể hiện còn mờ nhạt) thống nhất phối hợp điều hành bởi một trung tâm chỉ huy duy nhất, và trong suốt quá trình tiến hóa sinh vật, dù theo hướng nào, cũng không vi phạm nguyên tắc đó. Hơn nữa, qui luật đấu tranh sinh tồn đã tạo ra một xu thế tiến hóa củng cố ngày càng hoàn thiện phương thức hoạt động sống tuân theo sự thống nhất phối hợp điều hành bởi một cơ quan duy nhất đóng vai trò chỉ đạo. Cơ quan đó, nói nôm na, đối với thực vật gọi là "cái gốc", đối với động vật gọi là "cái đầu" (mà đối với động vật bậc cao, "chính danh" là bộ não!).

Tại sao ở tất cả các giống loài động vật, mỗi cá thể đều chỉ có duy nhất nhưng phải có cái bộ phận (tạm) gọi là "cơ quan đầu não" ấy? Dù có vẻ như không tham gia trực tiếp vào bất cứ "công việc" cụ thể nào để nuôi sống cơ thể nhưng lại là cơ quan tối quan trọng của cơ thể. Mọi hoạt động duy trì cuộc sống ở mọi cá thể động vật đều nhằm ưu tiên trước hết và trên hết cho sự sống còn của cơ quan đầu não bởi không còn nó, con vật cũng không còn "hồn vía", nghĩa là không thể sống được nữa. "Nguy hiểm" cỡ đó nhưng quá trình tiến hóa vẫn tuyệt nhiên không được phép tạo ra giống loài động vật có từ hai cơ quan đầu não trở lên (với mục đích "dự phòng" chẳng hạn!) để tăng khả năng sống còn cho chúng. Tại sao vậy?

- Ở loài người biết tư duy trừu tượng cũng không khác, mỗi con người cũng chỉ có một cái đầu (gồm một bộ não với những cơ quan chức năng "dưới quyền") đảm nhận một cách (rõ ràng là) độc tài và toàn trị vai trò đề ra "đường lối, chính sách" cũng như trực tiếp "lãnh đạo, chỉ huy" đối với mọi hoạt động sống của cơ thể người đó? Sao tạo hóa không cho con người sở hữu chẳng hạn là ba bộ não để cơ thể được "bảo hộ" trong chế độ "đa nguyên đa đảng" hoặc chí ít cũng có được một "bộ máy lãnh đạo" theo chế độ "tam quyền phân lập", nếu đó là những cách thức làm cho hoạt động sống của cơ thể người dễ dàng hơn, lành mạnh hơn, ít phạm sai lầm hơn và do đó cũng hiệu quả hơn, so với cách thức "lãnh đạo, điều hành" kiểu "độc tài toàn trị" (đương nhiên rồi!) của một bộ não duy nhất? Rất có thể câu trả lời chỉ đơn giản thế này: tạo hóa "rất sợ" phải thấy cảnh một cuộc vận động được điều hành bởi một đầu não "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", hoặc cảnh một máy bay đang bay được lái đồng thời bởi hai phi công (có cách xử lý tình huống khác nhau) với hai hệ thống lái độc lập nhau!

- Dù còn phải bàn lại nhiều điều để đi đến đồng thuận về mặt triết học trong nhận thức tự nhiên - xã hội, song, về đại thể, có thể nhất trí được rằng: trước một chủ thể quan sát và tư duy (cụ thể ở đây là con người), thực tại khách quan thể hiện ra như một tổng thể "xã hội" thống nhất, được hợp thành một cách hòa quyện bởi hai "lực lượng" không thể tách rời nhau, là lý do tồn tại của nhau, nhưng đồng thời cũng tương đối độc lập nhau, đó là vật chất và tinh thần (trong đó vật chất đóng vai trò tiền đề, "vật mang"). Cũng có thể mường tượng theo một góc độ khác: thực tại khách quan chính là vũ trụ vạn vật - hiện tượng. Trong vũ trụ, vạn vật (chất) tồn tại và vận động một cách phụ thuộc lẫn nhau, có tính phối hợp nhịp nhàng (nếu không thì không thể có vũ trụ!), tuân thủ nghiêm ngặt theo những nguyên lý tự nhiên, hợp thành một quần thể thống nhất (rõ ràng là) mang tính xã hội. Thế thì những nguyên lý tự nhiên đó từ đâu mà có? Đây là câu hỏi cực khó đối với những ai không tin vào sự tồn tại của Thượng Đế (nhưng không phải là không trả lời được!). Hêghen (G. F. Hegel, 1770-1831), nhà triết học kiệt xuất thế giới, người đại diện cuối cùng của Triết học cổ điển Đức, chắc rằng trong khi phát triển tư tưởng triết học của mình đã "đụng độ" với câu hỏi sinh-tử này. Có lẽ vì chưa thấy được nguồn gốc sâu xa của sự vốn dĩ cũng như sự khác nhau giữa vốn dĩ "trần trụi" khách quan và nguyên lý "đẫm màu" chủ quan, hơn nữa là để tiếp tục tiến lên, Hêghen đã không còn cách nào khác, buộc phải thừa nhận, đồng thời cũng thực lòng tin vào sự tồn tại của cái gọi là "ý niệm tuyệt đối" hay "tinh thần tuyệt đối". Điều này đã lý giải vì sao tinh thần triết học Hêghen từ duy vật - vô thần thời kỳ đầu chuyển dần sang duy tâm khách quan. Dù sao, cái quan niệm về sự tồn tại "tinh thần tuyệt đối" không phải là không có lý, và nếu "gột rửa" cái sắc màu huyễn hoặc, kỳ bí của nó đi thì đã rất gần với sự thực khách quan. Có thể thay "tinh thần tuyệt đối" bằng thuật ngữ "tạo hóa", và dù vẫn chưa biết đích xác tạo hóa là gì thì vẫn hoàn toàn xác đáng nếu cho rằng nó chính là nguồn gốc xuất phát của mọi nguyên lý tự nhiên. Nhưng có mấy tạo hóa, một, hai hay nhiều?Con người, dù giàu trí tưởng tượng đến mấy, dù hoang tưởng phiêu lưu đến mấy thì từ xưa đến nay, chưa thấy ai đề xướng ra thế giới tự nhiên có hai (chứ chưa cần nói đến nhiều) thượng đế, hai đấng tối cao hay hai tạo hóa cả. Đơn giản vì "vẽ ra" như thế không thể không phát sinh mâu thuẫn nội tại. Hơn nữa, nếu tạo hóa toàn năng thì chỉ cần một đấng là quá đủ! Còn nếu tạo hóa không toàn năng thì dù có bao nhiêu đấng đi nữa, vũ trụ này cũng không thể tồn tại. Vậy, tạo hóa phải là toàn năng và duy nhất! Dông dài đến đây thì có được hình dung: nếu coi vũ trụ như một quần thể xã hội loài người, những nguyên lý tự nhiên cơ bản là hiến pháp, và tất cả qui luật triển khai ra từ những nguyên lý ấy là luật pháp thì tạo hóa chính là một nhà nước độc quyền toàn trị. Hình dung đó cũng đúng ở phạm vi hẹp hơn: trong cơ thể một con người, chỉ có một "cái tôi" chỉ huy theo lối độc tài và toàn trị, không bao giờ có thể tồn tại đồng thời hai "cái tôi" (con người có thể có đa nhân cách nhưng trong một thời gian chỉ có thể hiện diện một nhân cách!). Phải chăng độc quyền toàn trị là một nguyên tắc có nguồn gốc sâu xa từ tự nhiên?

- Trái với tự nhiên là không thể tồn tại. Đây là một chân lý tuyệt đối (hiểu theo nghĩa rộng)! Như vậy, sự tồn tại trường kỳ của hình thức nhà nước theo thiết chế quân chủ (triều đình) trong lịch sử rõ ràng không phải là một cái gì đó khiên cưỡng, được tạo ra bởi ý thích chủ quan và tùy tiện của con người, mà chính là do đòi hỏi bởi thực tại khách quan, và vì thế nên cũng đáp ứng phù hợp đối với thực trạng xã hội (với trình độ cuộc sống,sinh hoạt, lao động và sản xuất) ở những thời đoạn ấy. Có lẽ chính điều đó đã lý giải vì sao trong gần suốt thời gian tồn tại xã hội phong kiến, vấn đề tìm cách thay thế nhà nước quân chủ bằng một nhà nước có thể chế khác nào đó (chẳng hạn như thể chế nhà nước kiểu dân chủ hay cộng hòa đã từng xuất hiện ở Hi Lạp hay La Mã cổ đại) đã hầu như không được đặt ra. Lúc đó, sự quan tâm của các nhà tư tưởng chỉ trong phạm vi tìm kiếm biện pháp, cách thức cai trị cụ thể đối với một chính thể quân chủ, sao cho yên quốc an dân...

- Do có sự tác động liên tục của tổng hợp nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan (nếu xét cho đến cùng thì đều là tự nhiên), mà xã hội loài người không ngừng biến đổi theo xu thế (qui ước gọi, quen gọi là) phát triển về trình độ sống, chất lượng sinh hoạt cũng như trình độ sản xuất. Châu Âu, với những đặc thù tự nhiên-xã hội của nó, đã có bước phát triển đột khởi về khoa học-kỹ thuật kéo theo sự phát triển đột khởi về trình độ sản xuất, làm xuất hiện hình thức sản xuất công nghiệp tập trung có qui mô ngày một lớn, mở đường cho nền kinh tế lấy cạnh tranh tự do làm lẽ sống còn ra đời mà về sau được gọi là nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Quá trình đó làm nảy sinh trong xã hội những đòi hỏi ngày càng gay gắt và quyết liệt về những vấn đề liên quan đến những khái niệm (mà ngày nay đã đóng vai trò là những yếu tố hợp thành xuất phát điểm của mọi luận thuyết chính trị, của mọi hiến pháp): tự do, dân chủ, nhân quyền, công bằng, bình đẳng...,tạo tiền đề "truất phế" thiết chế nhà nước quân chủ (đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống kinh tế xã hội), dựng nên một nhà nước mang hình thức mới, có thiết chế tương phản với thiết chế quân chủ, gọi là nhà nước (cộng hòa) tư sản.

- Sự xuất hiện nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa trong xã hội của giống loài sống theo lý trí trên nền tảng bản năng, là một tất yếu, mà nếu xét về phương diện đạo đức (được xây dựng nên từ cốt lõi là tình yêu thương đồng loại) thì cũng chẳng ưu việt gì hơn nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất phân tán trong xã hội phong kiến, nghĩa là danh lợi vẫn là tiêu chuẩn chủ yếu trong việc xác định phẩm giá con người. Hơn nữa, trong xã hội tư bản thời kỳ đầu, dưới sự bảo hộ của nhà nước tư sản- một nhà nước thực chất là đại diện cho quyền lợi của tầng lớp tư sản giàu có mà phần đông trong số họ thoát thai ra từ giới quí tộc, tăng lữ phong kiến thời mạt vận, suy đồi, với bản chất sống khoa trương, đạo đức giả nhưng đầy vị kỷ và tàn nhẫn-, cuộc cạnh tranh tự do mang tính chất cá nhân, tư hữu được đẩy lên cao trào, tỏa rộng cũng như len lỏi đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế, để rồi làm cho cái tinh thần vị kỷ đến mức nhẫn tâm vốn có nổi bật lên, bao trùm đời sống xã hội và ngày càng "dữ tợn", lấy "mạnh vì gạo bạo vì tiền", "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" làm phương châm sống. Chính cái tinh thần ấy đã thúc đẩy các nhà nước tư sản châu Âu ở thời kỳ đầu tồn tại xã hội tư bản đua nhau xua quân ồ ạt đi xâm lược mọi miền đất trên thế giới để chiếm làm thuộc địa, chà đạp lên mọi ý niệm về quyền sống cơ bản của con người do chính xã hội tư bản nêu ra và cũng là những yếu tố tạo thành lý do tồn tại của bản thân thể chế nhà nước tư sản.

- Nhà nước pháp quyền tư sản ra đời nhằm đảm bảo cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tồn tại và phát triển. Thuở ban đầu, cạnh tranh tự do là động lực hoạt động cơ bản của nền kinh tế ấy, cho nên đảm bảo quyền cạnh tranh tự do đối với mọi cá thể trong xã hội cũng là mục đích đầu tiên của nhà nước tư sản. Như vậy, nhà nước tư sản, chí ít là vào thời kỳ đầu xuất hiện, không hề "đả động" gì tới đời sống của quần chúng cần lao, tới "những người khốn khổ", nghĩa là không có một biểu hiện có ý chí tự giác và trực tiếp nào thực sự hướng tới "vì dân". Theo tôi, có hai câu nổi tiếng trong lịch sử đóng vai trò hợp thành luận điểm khởi xuất ra hiến pháp của một nước có thể chế nhà nước tư sản. Câu thứ nhất trong Tuyên ngôn Độc Lập của nước Mỹ năm 1776: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", và câu thứ hai trong Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng tư sản Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Từ trước đến nay, ai cũng thừa nhận hai câu nổi tiếng đó là vô cùng chí lý. Thật ra, nếu bình tâm suy xét kỹ thì chúng là những câu không những tối nghĩa, chứa đựng mâu thuẫn nội tại về mặt nhận thức triết học, mà hơn nữa còn hàm chứa tiềm tàng sự vô cảm, vị kỷ, nhẫn tâm (tức là sự vô đạo đức, xét ở góc độ tình yêu thương đồng loại). Có như thế là vì những khái niệm cơ bản được nêu ra từ hai câu đó, đến tận ngày nay, vẫn chưa được hiểu rõ ràng và đồng thuận, quan trọng hơn, vẫn chưa được định nghĩa trên cơ sở tình yêu thương đồng loại. Chẳng hạn, như thế nào gọi là "quyền được sống", một người có đủ "quyền được sống" chưa khi do hoàn cảnh khách quan gây ra phải sống đói khổ và không được đoái hoài tới, trong lúc người xung quanh sống sung túc, dư dả?... Vì những lẽ đó mà hai câu nêu trên trong thực tế hóa ra lại chỉ là một thứ vũ khí bảo vệ hữu hiệu cho sự cạnh tranh có tính tự phát, mù quáng, vô tổ chức trong hoạt động kinh tế, cho quyền tự do tư hữu (đến vô hạn độ) những gì thu được từ cuộc cạnh tranh đó, và qua đó đồng thời cũng (vô tình) dung túng cho lối sống (biểu hiện nổi trội ở động vật hoang dã) "mạnh được yếu thua", "cá lớn nuốt cá bé", "được làm vua thua làm giặc", mà thực chất là bảo vệ đắc lực cho quyền lợi của tầng lớp giàu có. Tinh thần sống thực dụng đầy vị kỷ và tham lam đến nhẫn tâm kiểu "đồng bạc đâm toạc tờ giấy", trở thành như một đặc tính của tầng lớp tư sản giàu có thời kỳ đầu, cũng từ đó mà ra.

- Lịch sử đã ghi nhận sự quá ư tàn nhẫn của chủ nghĩa tư bản (của các nhà nước tư sản) trong thời kỳ đầu tồn tại của nó. Việc áp bức, bóc lột sức lao động của quần chúng cần lao chính quốc bởi các chủ tư bản và nhất là việc xâm chiếm, giết chóc, cướp phá trắng trợn, tàn bạo thuộc địa bởi các nhà nước tư sản thời đó là những sự thực không thể chối cãi được. Theo C. Mác, cha đẻ của học thuyết triết học duy vật biện chứng thì: "Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tuyệt diệt người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ, việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc miền Đông Ấn, Việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen-đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa", "Những kho tàng trực tiếp chiếm đoạt được ở ngoài châu Âu bằng cướp bóc nô dịch người địa phương, bằng giết người cướp của, được dồn về chính quốc và trở thành tư bản ở đó", và như vậy, quá trình tích lũy ban đầu, dù dưới hình thức nào cũng "được thực hiện với một sự phá phách tàn nhẫn nhất và dưới sự thúc đẩy của những dục vọng thấp hèn nhất, bẩn thỉu nhất và đáng ghét nhất", do đó "nếu tiền, theo lời của Ôgiê: "ra đời với một vết máu ở bên má" thì tư bản mới ra đời lại có máu và bùn nhơ rỉ ra ở tất cả các lỗ chân lông, từ đầu đến chân".

(Còn tiếp)




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>