Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Tin buồn: Bạn Trần Bá Kiên mất



Bạn Trần Bá Kiên

Trần Bá Kiên - K5-6


1953
Đã mất 24/12/2019 tại TP HCM.
Mb: 0982 994 298 - Nr: 08-39904299 - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100014325552494- Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/tran-ba-kien.html - TP HCM - VN
- - -
2AE - Trần Bá Kiên K5-6, Trần Bá Kim K6

17/05/2015


đã từ trần vào lúc 14:30 ngày 24/12/2019 (ngày 29 tháng 11 năm Kỷ Hợi).
Lễ viếng bắt đầu từ lúc 10:00 ngày 25/12/2019 (ngày 30 tháng 11 năm Kỷ Hợi) tại nhà riêng 17G đường 11, P. Thảo Điền, Q.2, Tp. HCM.
Lễ động quan bắt đầu lúc 05:10 ngày 27/12/2019 (ngày 02 tháng 12 năm Kỷ Hợi).
An táng cùng ngày tại Công viên Vĩnh hằng Long Thành, Đồng Nai.

Em Trần Bá Kim (Sđt 0913034613) Trân trọng kính báo!

Theo tin Bạn Trỗi K5.


Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Trần Bá Kiên!











0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K6 MB Gặp mặt thường niên 12/2019

Thời gian: từ 10g00 ngày CN, 22/12/2019
Địa điểm: số 1 phố Trấn Vũ (Ụ pháo), HN.


Hôm nay gặp mặt K6 NVT thường kỳ đúng dịp kỷ niệm 30 năm ngày QPTD và 75 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam có hơn 50 ace về dự đông đủ. Trong cuộc gặp mặt này các ace đã nhất trí bầu bạn Tạ Chính làm trưởng bạn LL. Sau nhiều năm giữ chức trưởng ban, do điều kiện sức khoẻ tôi xin được lui về sau.
Tôi xin chán thành cám ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của các bạn K6 trong nhiều năm qua. Tôi xin hứa tiếp tục hoạt động giúp trưởng ban LL mới.
Rất mong các bạn ủng hộ và giúp đỡ Ban LL trong hoạt động để đáp ứng nguyện vọng của K6.
Xin chân thành cám ơn!
Vu Dien Bien

Gặp mặt thường niên đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam nên khá đông đủ các bạn K6 NVT phía bắc với 50 hội viên. Vắng các bạn QK Vĩnh Yên, một số bạn dự gặp mặt tại đơn vị cũ và một số bạn bận việc, nhưng bạn Phượng luôn dành thời gian về gặp gỡ anh em vào dịp 22/12, hôm nay cũng có mặt.
Một chương trình khá chi tiết cho kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Trường đã được Ban LL K6 vạch ra. Mong mọi thành viên trong đại gia đình Trỗi K6 (bắc-trung-nam) cùng tham gia đông đủ và, trên tinh thần 3T (tình thân-tự nguyện-tự túc), chuyến "về nguồn" của chúng ta sẽ thành công.
Xin chia sẻ cùng các bạn vài hình ảnh về buổi gặp mặt hôm nay, 22/12/2019.
Tạ Chính

Ảnh Bạn Trỗi K6


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2019

Kỷ niệm những năm tháng tham gia canh trời Hà Nội 1970 -1972



Đây là trận chiến đấu ở trận địa Yên Nghĩa (có tên gọi Ba La Bông Đỏ - Hà Đông).
Là trận địa chốt kiên cường ở cửa ngõ Thủ đô. Có nhiều đơn vị tên lửa chiến đấu ở trận địa này. Tối hôm trước đơn vị cơ động từ trận địa Lăng Bà Chúa Liễu (Vụ Bản, Nam Định) về triển khai khai ở trận địa Yên Nghĩa xong thì trời vừa sáng. Hơn 9 giờ thì máy bay địch bắt đầu tập kích vào Hà Nội. Hôm ấy anh trắc thủ cự ly kíp 1, đơn vị cho tranh thủ về thăm nhà (quê Vụ Bản), nên Hồ đã được tham gia chiến đấu cùng kíp 1. Thật vinh dự khi có 1 đại úy nhà báo phỏng vấn, viết và đăng bài trên báo nhân dân và quân đội nhân dân. Tôi rất nhớ những năm tháng ngày đêm hành quân chiến đấu nổi sôi, vất vả nhưng niềm vui trần trề...
Hồi ấy thức đêm hành quân cơ động nhiều, chỉ có ở VN mình tên lửa mới hành quân nhiều như thế. Vất vả nhưng mà rất vui!
Thực ra mình chỉ trực tiếp tham gia chiến đấu được 5 trận bằng 9 quả đạn tên lửa. Thế là cũng rất vinh dự rồi, bởi vì lúc ấy mình chỉ là trắc thủ kíp 2. Khoảng từ tháng 7/1972 về trước hầu hết các tiểu đoàn tên lửa chủ yếu sử dụng kíp 1 trực tiếp chiến đấu (trắc thủ lớn tuổi rất giỏi, nhiều kinh nghiệm...). Còn kíp 2, 3, 4 chủ yếu huấn luyện và phục vụ chiến đấu. Tiểu đoàn mình là đơn vị duy nhất trong toàn sư đoàn sử dụng kíp 2 trực chiến ban đêm và đã trực tiếp tham gia chiến đấu. Những trắc thủ kíp 1 chiến đấu giỏi nhưng rất thiệt thòi vì không được đi học sỹ quan. Nhờ những năm tháng chiến đấu, làm người chiến sỹ mà sau này gần 7 năm học ở các trường sỹ quan mình cảm thấy rất thuận lợi...
Chiến tranh đã qua đi - những ký ức không bao giờ phai mờ... Những ngày đánh B52 ở Hà Nội (tháng12/1972), mình đã về trường SQPK học tập, lớp mình sơ tán ở Phúc Thọ, Hà Tây, tối đến thay nhau trực súng máy 12,7 ly bắn máy bay bay thấp F117A.
Hồ & Nghinh (sv đại học Thủy Lợi) tại trận địa Dưỡng Tế, Thanh Trì, Hà Nội 12/1970.

Đơn vị mình những ngày ấy có khá nhiều sinh viên các trường đại học...
Ở trận địa Dưỡng Tế này ngoài đê bên bờ sông Hồng, có nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra ở đây. Mình là lớp người đi sau, những năm 70-71 có nhiều sinh viên đại học vào đơn vị. Đây là tiểu đoàn tên lửa anh hùng đầu tiên của QCPK-KQ. Mình rất tự hào về đơn vị này. Ở đây mình được mọi người quý mến bởi vì mình là người chiến sỹ quê ở Miền Nam. Là trắc thủ xe điều khiển nên càng được tin yêu. Mình có rất nhiều kỷ niệm ở đơn vị này.
Hệ thống điều khiển còn thô sơ nhưng đối với ta hồi ấy là rất hiện đại rồi, có điều là bảo quản sử dụng rất phức tạp, khí tài điện tử mà, nhưng người VN biết sử dụng và làm chủ được nó, tất nhiên còn có sự giúp đỡ của bạn. Đặc biệt người VN rất sáng tạo trong cách đánh nên đã sử dụng rất hiệu quả vũ khí được trang bị và đã đánh thắng kẻ thù.


Nợ nước, thù nhà... Nhiều thanh niên lúc ấy đã hành động như mình.

FB Nguyễn Kim Hồ >> Bạn Trỗi K6, 18 tháng 12/2019


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

Thông báo: K6 MB gặp mặt thường kỳ 12/2019







Ban LL K6 NVT xin thông báo:
Kính mới các bạn K6 NVT phía bắc, đại diện các bạn miền trung và TP HCM đến dự gặp mặt thường kỳ
vào hồi 10h00 ngày 22/12/2019,
tại số 1 phố Trấn Vũ (Ụ pháo).

Rất mong các bạn có mặt đông đủ, đúng giờ.
Xin trân trọng cám ơn!

BAN LL KÍNH BÁO











0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

K6 HCM Gặp mặt cuối năm 2019

Thời gian: từ 11g00 ngày CN, 15/12/2019
Địa điểm: phòng VIP 1, nhà hàng “Vườn phố” (A2 Phan Đình Giót, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM), Sân vận động Quân khu 7.

Một dịp may khi vào Tp HCM đúng dịp K6 Trỗi MN gặp mặt. Được cùng đại gia QL bắt tay gần đủ ae ở SG, thấy Tâm Tô đi đứng ngon lành, được đón vc bạn Việt Hoàng ở bển về và sau 40 năm gặp lại Phạm Minh Nghĩa. Cùng tụ tập có cả 4 bạn 10A CVA 70-71. Còn gì bằng. Chỉ ngồi với nhau được có mỗi...4 tiếng.
Tạ Chính

Họp mặt thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi tại TPHCM khoá 6. Thật xúc động khi gặp lại bạn cũ thủa thiếu thời của hơn 50 năm về trước. Có Tô Tâm, Lê Quý, Tạ Quang Chính, Hà Chí Thành, Quang Bình, Phạm Hưng, Tùng Giang, vợ chồng Việt Hoàng, Lê Anh Tuấn, Phạm Minh Nghĩa, Lưu Sơn, Trần Công, Hoàng Anh và nhiều bạn khác của thời “sinh ra trong khói lửa”. Chúc các bạn sức khỏe và mong được gặp lại dài dài...
Phoenix Phung

Ảnh Bạn Trỗi

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Thông báo Gặp mặt cuối năm K6 HCM







Thân mời các bạn K6 tới dự buổi gặp mặt cuối năm K6 HCM
vào lúc 11g00 ngày CN, 15/12/2019
tại phòng V.I.P 1, nhà hàng “Vườn phố” (A2 Phan Đình Giót, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM), Sân vận động Quân khu 7.
Đề nghị các bạn thông báo tiếp cho các bạn K6 khác cùng biết.
Rất vui mừng được đón tiếp các bạn K6 không sinh sống tại TP.HCM nhưng có mặt tại đây vào ngày này.

Meo Ha











0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

Đám cưới con gái bạn Vũ Điện Biên



Đám cưới con gái của Vũ Điện Biên, anh em K6 đến đông như họp khóa.
Minh Nguyen 24 tháng 11/2019

1 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

20/11, thăm thầy Lê Đức Soạn

Nguyễn Kim Hồ 20 tháng 11/2019
Hôm nay 20/11, Đại diện bạn Trỗi MT và khóa 6 đến thăm thầy Lê Đức Soạn - thầy của chúng tôi hơn 50 năm về trước. Chúc thầy và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Sử Bình 20 tháng 11/2019
Nhân ngày Hiến chương các nhà giáo (20/11) K6, K8 ĐN đai diện TSQ NVT đến thăm, Chúc mừng Thầy Soạn và gia đình. Chúc Thầy cô luôn mạnh khỏe, vui và trường thọ !
Phanphan Tien 21 tháng 11/2019
Tình nghĩa thầy trò qua hơn nửa thế kỷ sinh tồn
Nhân ngày nhà giáo các trò tới thăm thầy cùng ôn lại những kỷ niệm xưa và đánh giá chất lượng các món...


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

C11 kỷ niệm 53 năm nhập trường

Yen Vo 2 tháng 10 lúc 10:41
C11 tổ chức họp mặt kỷ niệm 53 năm nhập trường.
Kính mời các thầy cô, Bll nhà trường, đại diện các khóa từ 1-9 tham dự
vào lúc 10h thứ 6 ngày 11/10/2019
tại nhà hàng Âu Cơ số 8 Huỳnh Thúc Kháng.

Trân trọng được đón tiếp.
TM bll C11
Võ Song Yên

Ảnh Ngô Thế Vinh, Nguyễn Hữu Thành

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

Chúng tôi là lính Trỗi



[...]
Thấm thoắt vừa tròn nửa thế kỉ, kể từ khi chúng tôi - những cậu bé 12-13 tuổi, rời xa gia đình, xa thành phố lớn HN, HP, Nam Định… khoác ba-lô lên doanh trại của Tiểu đoàn 126 (Trường VHQĐ Bộ Tổng tư lệnh) đóng ở Trại Hòe, Hiệp Hòa, Hà Bắc (nay là Bắc Giang). Cuộc sống mới lạ với lũ trẻ thành thị được sống trong doanh trại bắt đầu…
Được biên chế theo từng tổ tam tam trong từng tiểu đội, các lớp bố trí theo đội hình đại đội… Hết giờ học, nghe tiếng kẻng là xếp hàng đi đều đến nhà ăn… Sau những buổi chiều “tự tu” là những trận bóng nảy lửa trên sân, sau đó là thời gian vẫy vùng thỏa chí tang bồng trên con mương thủy lợi bên Cống 4 cửa… Cũng thời gian này, chúng tôi được học thêm kiến thức đào giao thông hào, làm hầm chữ A để tránh bom Mỹ. Đó là những ngày hè nóng bỏng năm 1965.
Giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Chúng tôi phải tạm rời doanh trại, sơ tán vào dân cách xa dăm cây số. Hành quân từ sáng sớm, chiều tối mới trở về. Những bài học “dân vận” đầu tiên được học: Giúp dân quét dọn nhà cửa, chăm nom em bé, gặt hái thu hoạch mùa màng… với hình ảnh những cái cối giã gạo, những cối xay lúa, quạt thóc được nhập vào đầu óc trẻ thơ.
Những lần báo động có máy bay Mỹ nay qua không làm bọn trẻ con sợ hãi mà chúng còn cả gan đứng trên miệng hào theo dõi “không chiến”. Vì sự an toàn của nhà trường mà trong 1 đêm tháng 8/1965, chúng ta nhận lệnh bí mật hành quân từ Trại Hòe, Trại Cờ lên An Mỹ, Đại Từ, Bắc Thái – ATK thời gian kháng Pháp. Đoàn xe quân sự bịt bùng, chỉ bật đèn gầm, đi theo “con đường chiến lược” sang đất Thái Nguyên, lên Đại Từ. Sáng hôm sau, bọn trẻ ngỡ ngàng trước cảnh núi rừng hùng vĩ mờ trong sương sớm.

Ngày khai giảng 15/10/1965 tại cửa rừng xã An Mỹ, nhà trường chính thức được mang tên Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, đúng 1 năm sau ngày Anh hy sinh. Chúng tôi tự hào là học sinh dưới mái trường đầu tiên trên miền Bắc XHCN được mang tên Anh.
Được sống trong dân, lại được dân đùm bọc. Các địa danh Cao Chùa, La Yến, Đồng Cháy… không thể nào quên. Sau đó, QK1 và nhân dân địa phương giúp đỡ dựng lán trại mà có nhà ở, lớp học khang trang hơn ngay cửa rừng An Mỹ, rồi chuyển ra Trại Bưởi, Trại Cau, Suối Trì… Chỉ 16 tháng sống ở đây nhưng An Mỹ là địa chỉ ghi nhớ mãi.

Chiến tranh chống Mỹ ngày càng ác liệt. Đảng, Bác cho trường ta cùng các trường HSMN Nguyễn Văn Bé, Dân tộc TW và Nhi đồng Võ Thị Sáu sang tá túc ở Quế Lâm, TQ. Tranh thủ những ngày ngừng bắn dịp Noel 1966 và đầu năm 1967, chúng ta đã có “cuộc hành quân bí mật ngoạn mục” bằng ô-tô từ An Mỹ về HN, rồi bằng tầu liên vận quốc tế từ HN lên Bằng Tường, sang TQ, đến Quế Lâm.
Lũ trẻ con chúng ta lại như đàn gà lạc mẹ, ngơ ngác sống xa Tổ quốc. Cuộc sống mới trong hòa bình nhưng chưa hẳn là thuận lợi với lứa tuổi học sinh đang lớn. Chúng ta vừa học tập nhưng nghịch ngợm không kém và gây không ít lo lắng cho bác Quỳnh Chính ủy và các thầy cô.
Rồi dần dần khó khăn cũng qua đi, chúng ta tích cực tham gia các phong trào thi đua “Hướng về tiền tuyến, thi đua dạy tốt và học tốt” với thành tích từng được ghi nhận trong FB của em Nguyễn Thị Thái k8: Lục lại được một lá thư bác Quỳnh ký gửi các bậc phụ huynh và gia đình ngày 22/12/1968. Trong thư có nói, thành tích năm học 67-68 là 98,5% học sinh lên lớp và tốt nghiệp, 52% khá và giỏi. (Xin cho 1 tràng vỗ tay!).
Chỉ vẹn vẻn 20 tháng sống ở Quế Lâm – mảnh đất “sơn thủy hữu tình”, nhưng lại đúng thời kì Cách mạnh Văn hóa nên cũng được chứng kiến cảnh “Thiên hạ đại loạn”. Dân TQ đói khổ, thầy trò TQ bỏ học “đi làm cách mạng”. Bọn trẻ con VN ngày đó đã có những chính kiến của mình, bất đồng với những gì xảy ra trên đất Trung Hoa.Và nhà trường ta cũng chịu cảnh mất điện, mất nước, không có gạo ăn...
Trong thời gian này, chúng ta cũng đau xót phải chia tay các bạn Nguyễn Văn Hòa k7, Hoàng Châu Linh k8 và Lưu Thế Dũng k5. Mất mát đồng đội đến với bạn Trỗi quá sớm.
Lần lượt khóa 1, khóa 2, khóa 3 tốt nghiệp, lên đường nhập ngũ. Tháng 8/1968, truờng ta được lệnh lên đường về nước.

Trường ta có 2 năm học ở Hưng Hóa, Phú Thọ và Trung Hà, Thạch Thất (Sơn Tây). Ở miền đất trung du ấy, chúng ta đã trưởng thành hơn. Nhiều bạn được gia nhập Đoàn, riêng bạn Ngô Minh Kính, Nguyễn Thế Thịnh được kết nạp Đảng. Các bạn học sinh giỏi khóa 4, 5 từng tham gia Thi học sinh giỏi Toán miền Bắc tại trường Hùng Vương, Phú Thọ và mang về giải đồng đội.

Hôm nay đây, chúng em được gặp lại các thầy cô, từng giảng dạy từ ngày đầu cho đến ngày xa trường. Xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo đã yêu thương chúng em như con em mình, dạy dỗ để chúng em được phát triển toàn diện. Thầy cô không chỉ dạy các môn văn hóa mà cả TDTT (bóng đá, bóng bàn, xà tạ, bơi lội…), cả văn hóa nghệ thuật (đàn, hát, kịch, thơ văn, hội họa…), cả Điều lệnh nội vụ cùng môn quân sự như: hành quân, bắn súng, tuần tra canh gác... Đó chính là những tri thức cần thiết, là hành trang đi vào cuộc sống của mỗi học sinh. (Vỗ tay!).
Cũng hôm nay, xin chân thành đa tạ cha mẹ đã dũng cảm giao những đứa con thơ cho quân đội. Chừng ấy năm, khi trưởng thành, chúng con hầu hết trở thành những sĩ quan trong QĐ và là những công dân có ích cho xã hội. (Vỗ tay!).

Kính thưa các vị khách quý, thầy cô, anh chị và các bạn,
Trải qua 50 năm, có thể tự hào mà nói rằng: học sinh Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã trưởng thành. Chúng ta có hàng trăm bạn là sĩ quan trung, cao cấp trong LLVTND với 3 trung tướng và 15 thiếu tướng; nhiều bạn có hàm thứ, bộ trưởng… Nhiều bạn là TS, GS, PGS trong các nhà trường, học viện, viện nghiên cứu… Trong số đó có bạn Nguyễn Thiện Nhân được tín nhiệm bầu là Ủy viên BCT, Chủ tịch MTTQVN. Khi đất nước vào thời kì đổi mới, nhiều bạn có những đóng góp công sức không nhỏ.

Gặp lại thầy, bạn của 50 năm trước, chúng em không thể quên Đại tá Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh và các cố hiệu trưởng Nguyễn Hữu Điền, Dương Hưng Tuấn cùng thầy cô và các bạn đã ra đi vì tuổi cao sức yếu, bệnh tật, tai nạn. Chỉ mới có 2 tuần nay, tại TPHCM, thầy Trần Chánh Điền và thầy Dương Huỳnh Điểu đã vĩnh biệt chúng ta.
Tên tuổi AHLS Nguyễn Văn Trỗi cùng 2 thầy giáo LS Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Văn Phố và 28 bạn Trỗi đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến Chống Mỹ cứu nước và bảo vệ biên giới của Tổ quốc là niềm tự hào của thầy trò chúng ta.
- Đó là LS Bùi Hữu Thích (khóa 1).
- Đó là 3 LS khóa 3: Ngô Ngời, Lê Minh Tân, Cao Quốc Bảo.
- Đó là 4 LS khóa 4: Lâm Duy, Vũ Chí Dũng, Nguyễn Văn Ơn, Nguyễn Văn Ngọc.
- Đó là 6 LS khóa 5: AHLS Huỳnh Kim Trung, Phạm Văn Hạo, Võ Dũng, Vũ Kiên Cường, Nguyễn Lâm, Trịnh Thúc Doanh.
- Đó là 6 LS khóa 6: Chu Tấn Quang, Võ Nguyên Trọng, Nguyễn Mạnh Minh, Đặng Bá Linh, Nguyễn Tiến Quân, Đỗ Khắc Tiến.
- Đó là 7 LS khóa 7: Y Hòa, Lại Xuân Lợi, Đặng Đình Kỳ, Ngô Tất Thắng, Nguyễn Khắc Bình, Trần Hữu Dân, Nguyễn Đức Thảo.
- Và LS Bùi Thọ Tuyến (khóa 8).
Trong số đó, gần chục bạn chưa tìm thấy mộ phần, hoặc thấy rồi lại thất lạc, mộ phần trở thành “chưa có tên”. Cũng chừng ấy năm, nhiều bạn Trỗi đã cùng gia đình LS đi tìm mộ phần bạn mình.
Xin được chia sẻ cùng chị Phan Thị Quyên và các gia đình AHLS có mặt ngày hôm nay.
*
* *
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và là những gì mà chúng ta đã học được từ cha mẹ và thầy cô.
Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi chỉ tồn tại 5 năm (1965-1970) nhưng phải thay đổi địa điểm đóng quân đến 4-5 lần. Từ Trại Hòe, Trại Cờ, Hiệp Hòa (Bắc Giang) lên An Mỹ, Đại Từ, Thái Nguyên rồi sang nước bạn Quế Lâm, TQ. Địa điểm cuối cùng là Hưng Hóa, Tam Nông (Phú Thọ); Trung Hà, Ba Vì và Thạch Thất (Sơn Tây). Nhớ đôi câu thơ của Chế Lan Viên:
Khi ta ở đất chỉ là đất ở
Khi ta đi Đất đã hóa tâm hồn

Phát huy truyền thống “Đi dân nhớ, ở dân thương” của Anh bộ đội Cụ Hồ, lính Trỗi không bao giờ quên mảnh đất mình từng tá túc, từng được nhân dân che chở, đùm bọc. Hàng năm, các khóa tổ chức những chuyến hành hương về thăm đất cũ, người xưa.
Xin thông báo với các vị khách quý cùng thầy cô, anh chị và các bạn: Chúng ta đã trồng cây và đặt được bia lưu niệm ở những nơi từng đóng quân:
- Ngày 26/4/2015, chúng ta đã trồng 2 cây kim giao lấy từ vườn nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên trồng ở xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên.
- Ngày 4/3/2015, chúng ta đã trồng cây xoài tại Trường Trung cấp Lái xe quân chủng PKKQ tại Trại Cờ, Hiệp Hòa, Bắc Giang.
- Năm 2014, chúng ta đã đặt bia lưu niệm tại Trường Trung cấp Công binh Trung Hà.
- Không quên ơn của nhân dân TQ, nhân dân Quế Lâm dù rất khó khăn nhưng đã đùm bọc nhà trường những năm kháng Mỹ. Chúng ta vẫn giữ được quan hệ thân thiết với các bạn Quế Lâm. Nhiều chuyến trở về thăm đất cũ, bạn xưa được tổ chức. Tháng 10/2007, chúng ta đã trồng cây và đặt bia lưu niệm tại Trường Trung học số 1 Quế Lâm và Trường Đại học Công nghệ Hàng không vũ trụ Quế Lâm – nơi nhà trường từng tá túc từ tháng 1/1967 đến tháng 8/1968. Đến nay, 2 cây thông vẫn xanh tươi, minh chứng cho tình bạn không bao giờ nhạt phai giữa nhân dân 2 nước chúng ta.
*
* *
Nửa thế kỉ trôi qua, đến hôm nay thật xúc động khi được gặp lại phụ huynh, gia đình các AHLS, thầy cô và các bạn.
Thay mặt BTC xin cảm ơn cha mẹ, gia đình các AHLS, thầy cô và các bạn đã cung cấp nhiều tư liệu và bài vở cho cuốn “Sinh ra trong khói lửa” tập 4. Thật hiếm nhà trường nào chỉ 5 năm tồn tại mà có đến 4 tập sách quý!

Xin cảm ơn bạn Hà Chí Thành (tự Hà Mèo) k6 đã tâm huyết sưu tầm, biên tập và tặng chúng ta 1 bộ phim tư liệu rất sống động “50 năm Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi”. Những kỉ niệm này sẽ theo chúng ta đến tận cùng trời cuối đất.

Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn sự có mặt của các quý vị!

Xin cảm ơn các cơ quan thông tấn báo chí cùng Nhà khách C59B BTTM đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho Hội trường thành công tốt đẹp!

Xin kính chúc quý vị đại biểu, thầy cô, anh chị và các bạn dồi dào sức khỏe, có cuộc sống hạnh phúc và có 1 buổi gặp mặt đầy ý nghĩa.

TINH THẦN TRƯỜNG NGUYỄN VĂN TRỖI MUÔN NĂM!


FB Tran Kienquoc >> Bạn Trỗi K5 5 tháng 10, 2019
Tran Kienquoc 5 tháng 10, 2015


K6K6 - Hội trường phía Nam - Kỉ niệm 50 năm (04/10/2015)

Ảnh Nguyễn Việt Cường

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2019

Ban LL K6 Trỗi đi tiền trạm



Trong 2 ngày 24 và 25/9/2019 Ban LL K6 Trỗi đã tiến hành chuyến đi tiền trạm chuẩn bị cho những chương trình kỷ niệm 55 năm Ngày Truyền thống Nhà trường. Ban LL K6 đã mời anh Bùi Vinh – Trưởng Ban LL Trường TSQ NVT và một số bạn K6 cùng đi.
7 giờ sáng, khi ánh nắng đã lên trong mù nhẹ, đoàn xuất phát từ HN.

Điểm đến đầu tiên là Trại Cờ, Phố Thắng, Hiệp Hoà, Bắc Giang. Đây đang là nơi đóng quân của Phân hiệu Đào tạo lái xe – Trường TCKT PKKQ. Được các đ/c lãnh đạo đơn vị cùng anh Chuẩn, người cùng thời đã sống ở đây với anh em Trỗi, tiếp đón chu đáo đoàn, chụp ảnh chung bên cây xoài BLL Trỗi đã trồng và thăm Nhà truyền thống Nhà trường. Một điểm đến mà anh em K6 có thể qua thăm để sang Trại Hoè (nay đã thành khu dân cư) ngắm lại con mương anh em mình hay tắm, bơi, mà nghe nói, anh Nguyễn Thiện Nhân suýt đuối nước ở đây.

Hơn 9h đoàn hành quân lên xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên, nơi 54 năm trước Trường ta đã đóng quân. Sau đúng 2 tiếng, đoàn đến nơi. Cây đa hồi ấy rất to, nay không còn; vẫn nhận ra Trại Cau, Trại Đồi và xóm chúng tôi tạm ở trong nhà dân khi mới tới đây trong khi chờ bộ đội dựng nhà bằng tranh, tre, nứa lá, đào giao thông hào trú ẩn, nhận ra khe núi mà những chiếc F-105D, mỗi khi thả bom Thành phố Thái Nguyên xong, quay về căn cứ. Lãnh đạo xã cùng các bác đã quen biết BLL Nhà trường niềm nở đón chúng tôi. Chị Nhì và anh Khê đang từ huyện trở về. Sớm được các anh thông tin tình hình nhân sự mới của xã. Anh Khương, Bí thư cũ, vừa xin nghỉ sớm để sự chuyển giao thuận lợi và sự tín nhiệm cùng với truyền thống đoàn kết thống nhất, các anh cũng khẳng định chắc chắn kết quả bầu cử sẽ hết sức tốt đẹp, nếu không muốn nói trước là 100%. Và với niềm tin đó, chúng tôi là những người đầu tiên được chúc mừng chị Nhì và anh Khê trước phiên họp quyết định. Ngược lại, các anh chị đó chia sẻ niềm vui chung của lãnh đạo xã đầu tiên cũng cho anh em Trỗi. Đến Yên Mỹ, chúng tôi không thể quên ra Nghĩa trang LS của xã để thắp hương cho các anh hùng LS của xã và bạn Đỗ Khắc Tiến của K6 chúng ta.

Sau khi chung vui bữa cơm trưa với lãnh đạo xã Mỹ Yên, chúng tôi đi lên Khu Tưởng niệm Hồ Chủ tịch trên ATK. Ở đây, chúng tôi kính cẩn dâng hương Bác trong Đền thờ, thăm Đồi Pụ Đồn (Đồi Phong Tướng). Nếu có thời gian, có thể đi thăm Nhà sàn của Bác ở Tỉn Keo dưới chân Đền Thờ hoặc sang thăm Khu Di tích Tân Trào, Lán Nà Nưa cũng chỉ cách đó 8km.

6 giờ chiều chúng tôi sang Đoàn AĐD16 Quân khu 1 để nghỉ tối ở đây. Đoàn 16 đã có một cơ ngơi khang trang hơn trước rất nhiều. Nếu tổ chức cho một đoàn dăm bảy chục người ở, giao lưu, thăm quan và thưởng thức các món ăn dân gian ở Việt Bắc thì rất thuận lợi. Anh em ở Đoan 16 cũng rất tận tình, chu đáo và vui vẻ nhận lời nếu chúng ta có nhu cầu.

Sáng sớm 25/9 chúng tôi rời đây để đi về Trung Hà, nơi chúng tôi đã từng đóng quân sau nghỉ hè 1968 để chuẩn bị cho năm học lớp 8 niên khoá 1968-1969. Chúng tôi đặt vấn đề trước việc tổ chức hội khoá ở đây. Lãnh đạo Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh rất sẵn sàng chào đón và giúp đỡ. Anh Bùi Vinh cũng trao đổi thêm với Nhà trường về các phương án xây dựng Bia lưu niệm Trường TSQ NVT tại địa điểm Nhà trường đã bố trí.

Sau chuyến đi này, kết hợp với gặp mặt toàn Trường NVT năm 2020 nhân 55 năm Ngày Truyền thống, Ban LL K6 sẽ thống nhất đề xuất thời gian, địa điểm, chương trình gặp mặt K6 ba miền để cuộc gặp mặt về nguồn đó thực sự nhiều ý nghĩa, có dịp chia sẻ kỷ niệm và thành công tốt đẹp.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Trở lại Đại Từ



Trở lại Đại Từ sau đúng 54 năm - mùa Thu năm 1965 - khi theo chân đoàn của Ban Liên lạc Khóa 6. Trong lúc Ban Liên lạc đang say sưa làm việc với địa phương, tôi tranh thủ thời gian rất eo hẹp làm một chuyến đi vòng qua các điểm mốc chính của nơi đóng quân của Trường Văn hóa Quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Đó là các địa danh một thời: Gốc đa Hiệu bộ (nay có tên là gốc đa Đình Dậu, trên Google Maps có tên "La Vương" - ngã ba La Vương; suối Cái và nơi đóng quân của K6 và lớp B1 trên ngọn đồi nay có tên địa phương: "đồi Phong Tướng"

Dù tìm hiểu trước nhưng chuyến đi sẽ rất khó khăn: chưa biết đường mới thay đổi, phương tiện đi lại vì khoảng cách các điểm trên cũng tầm trên dưới vài km... Trong bữa ăn trưa do cán bộ xã Mỹ Yên chiêu đãi, tôi lựa chọn một thanh niên địa phương rắn rỏi để hỏi nhờ việc này. Anh ta là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự của xã (trước gọi là Xã đội trưởng), Đỗ Mạnh Hùng, sau mới giới thiệu là cháu của Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến, từng học ở Khóa 6. Đưa cho tôi cái mũ cối màu xanh, có gắn phù hiệu hình quả trám đội thay cho mũ bảo hiểm, thế là leo lên xe máy của Hùng. Dưới đây là những hình ảnh tôi chụp được trên hành trình này


Ban Liên lạc Trường và BLL khóa 6 trước cuộc hội đàm

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

Dự kỷ niệm 70 năm Trường Thiếu sinh quân Việt Nam


Dự kỷ niệm 70 năm Trường Thiếu sinh quân Việt Nam

Sáng hôm qua, 22-9-2019, tôi về dự kỷ niệm 70 năm Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Đây là lần đầu tiên tôi về dự, mặc dù tôi đã biết, từ trong Kháng chiến chống Pháp đến nay, tuỳ điều kiện cụ thể, đã có nhiều trường thiếu sinh quân được thành lập với những tên gọi khác nhau, nên 70 năm chỉ là cái mốc trường TSQ đầu tiên ra đời và lần gặp mặt này tôi mới biết rất nhiều “người nổi tiếng” đã từng là các giáo viên hay học viên của các nhà trường này. Đó là các thày là nhạc sĩ : Huy Du, Đỗ Nhuận, Phạm Tuyên… , là ca sĩ Quốc Hương…. Có nhiều học viên là các nhà khoa học, nghệ sĩ, đạo diễn, dịch giả, nhà văn như Thuý Toàn, Ma Văn Kháng, Đặng Nhật Minh, Phùng Quán,… Nhiều cựu học viên đã đảm nhiệm chức vụ cao trong Đảng, Nhà nước, Quân đội : Lê Xuân Tùng, Trần Đình Hoan, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Khoan, Vũ Mão, Vũ Quốc Hùng, Đoàn Mạnh Giao, Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, Trung tướng Nguyễn Chiến,… Và riêng tôi được biết thêm các anh chị Vũ Thế Khôi, Trần Tiến Đức, Nguyễn Mạnh Kính, Vũ Huy Túc, Khuất Duy Đẩu, Nguyễn Năng Dũng… cũng là dân TSQ.
Gần 500 cựu học viên và các thày cô về gặp mặt lần này. Thật đông và vui. Dù biết chương trình buổi lễ dễ bị cháy giờ, bác Vũ Mão – Trưởng ban liên lạc TSQ Việt Nam, trong lời khai mạc đã khống chế thời gian phát biểu của mỗi đại biểu bằng thời gian phát biểu của đại biểu QH trong hội trường, thế mà ngay bác Trưởng ban cũng “chiếm dụng” thêm một ít và hầu hết bài phát biểu đều quá giờ (dù bài phát biểu của Trưởng ban rất thu hút người nghe bởi cách dẫn dắt rất sinh động và minh hoạ rất hay). Các phát biểu của dịch giả Thuý Toàn, của nhà văn Ma Văn Kháng hay của nhạc sĩ Phạm Tuyên đã làm sống lại những kỷ niệm của gần ba phần tư thế kỷ trước. Rất tiếc, thay mặt lực lượng đông đảo nhất, Trung tướng Nguyễn Chiến không còn thời gian để đăng đàn. Đặc biệt hơn, người phi công già lọm khọm ngồi trước mặt tôi, Đại tá Vũ Thành, cựu học viên TSQVN, đã từng đại diện cho thiếu nhi Việt Nam dự Đại hội Liên hoan thanh niên, sinh viên Thế giới lần thứ 3 tại Berlin năm 1951, cụ xem đi xem lại bài phát biểu của mình rất cẩn thận và cơ hội “lên sân khấu” không còn nhiều, đã không đến lượt lên phát biểu.
Cũng như các lần kỷ niệm năm tròn, năm chẵn trước đây đều có lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự, năm nay Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến chung vui từ đầu đến cuối phần lễ kỷ niệm. Trong phát biểu của mình, Thủ tướng đã khẳng định lại, việc thành lập các trường TSQ là một chủ trương đúng đắn của Đảng, NN, Quân đội về tạo nguồn cán bộ cho đất nước trong điều kiện khó khăn, gian khổ và chiến tranh ác liệt cũng như cho các vùng dân tộc thiểu số. Thủ tướng cũng đánh giá cao những đóng góp, cống hiến của các TSQ cho sự nghiệp đấu tranh GPDT, thống nhất đất nước trước đây và đang đóng những vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Thủ tướng cũng mong các bác, các anh chị cựu học viên TSQ, nay đã hưu trí, luôn là những tấm gương sáng, mẫu mực cho con cháu và thế hệ trẻ tự hào, noi theo.
Trong phát biểu khai mạc, bác Vũ Mão có nói đến ý kiến của một số bác cựu TSQVN 70 năm trước, đây sẽ là lễ kỷ niệm cuối cùng. Nhưng những gì đã diễn ra trong buổi lễ và trong các phát biểu, các thế hệ TSQ sẽ lấy ngày ra đời TSQVN năm 1949 làm dấu mốc chung để tiếp nối duy trì hoạt động của các trường TSQ. Sẽ còn các trường TSQ tiếp tục tiếp nhận học viên là con em người dân tộc ít người, các cháu có nguyện vọng công tác trong những ngành đặc thù. Các em, các cháu sẽ tiếp nối và phát huy truyền thống cha anh, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước hùng cường, bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Một buổi lễ để lại nhiều cảm xúc, niềm vui và thắm tình đồng đội dù không chung một lớp, không cùng độ tuổi, ở khắp miền của Tổ quốc.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

Kỷ niệm 70 năm Thiếu Sinh Quân Việt Nam (1949-2019)


Tran Kienquoc 22/9/2019
70 năm TSQ Việt Nam!
Sáng nay tại Trạm 66 mới đã diễn ra sự kiện. Gần 500 đại biểu các thế hệ TSQ từ 1948 đến TSQ chống Mỹ và sau 1975 tới thời kì đổi mới đã có mặt.
Ha Quangvu 22/9/2019
Lễ gặp mặt truyền thống 70 năm Thiếu Sinh Quân Việt Nam (1949-2019)
09h sáng hôm nay Chủ Nhật 22/09/2019: Tại Nhà khách Bộ Quốc phòng, số 266 Phố Thụy Khê, Hà Nội. Được sự đồng ý của Bộ Trưởng BQP, đã diễn ra Lễ gặp mặt của các thế hệ TSQ Việt Nam, đề Kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống TSQ.
Đến dự có: UVBCT, TT CP Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện BQP, TCCT, BTTM. Các đ/c Bộ Trưởng BQP, Chủ nhiệm TCCT, Tổng TMT QĐNDVN, vì bận công tác không đến dự được, nên đã gửi lẵng hoa Chúc mừng. Cùng hơn 500 cựu TSQ trên khắp mọi miền của Tổ Quốc, bao gồm cả Thầy Cô & HS, đại diện cho 3 Thế hệ TSQ Việt Nam: Chống Pháp (1949-1954), chống Mỹ (1960-1970) & sau khi Thống Nhất đất nước 1975 đến nay.
Thiếu Tướng Bùi Vinh, Trưởng BLL Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi, điều khiển Lễ gặp mặt.
Ông Vũ Mão, cựu TSQ (1950), nguyên Chủ nhiệm VPQH, Trưởng Ban LL TSQ toàn quốc đã ôn lại Lịch sử:
Từ lớp Thế hệ TSQ đầu tiên thời chống Pháp: TSQ Nam Bộ (QK9), TSQ miền Đông NB (QK7), TSQ Khu 5, TSQ QK4, TSQ Liên khu 10... tất cả sau gộp lại. Để tới năm 1950 có Trường TSQ Việt Nam, tại chiến khu Việt Bắc.
Thế hệ TSQ thời chống Mỹ có: D1 thuộc TCCT (1960- 1962). Đặc biệt sau khi Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi được thành lập (1965-1970).
Thế hệ TSQ sau 1975 có: TSQ Quân khu Việt Bắc, TSQ QK2, TSQ Tây Nguyên, TSQ TP HCM.
Đặc biệt Trường VHQĐ-TSQ Nguyễn Văn Trỗi là đào tạo bài bản & chính quy cả số lượng (Số Giáo viên & HS trên 1200 thành viên), cũng như chất lượng đào tạo (biên chế tới D, gồm 2 Phân hiệu). Đây là ngôi Trường đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ TTM về QS & TCCT về GD.
Các Thế hệ TSQ hôm nay gặp nhau, người cao tuổi nhất cũng đã trên 90t, trẻ hơn cũng ngoài 60t. Đại diện cho các Thế hệ TSQ đều ôn lại một quả khứ gian nan vất vả, nhưng cũng rất đỗi hào hùng của TSQ Việt Nam.
(Các Quý ace cỏ thể theo dõi qua kênh TH QPVN).
Thắng Lương 22/9/2019
Gặp mặt truyền thống 70 năm TSQ Việt Nam (1949 - 2019); vinh dự được đón TTCP Nguyễn Xuân Phúc

Ảnh Bạn Trỗi
Vinh Quang: Đã có gần 70 Thày cô và Bạn Trỗi về dự - (22/9/2019)
Tran Kienquoc Lính Trỗi có mặt trong Họp mặt 70 năm TSQ VN

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

THÔNG BÁO V/v Tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Truyền thống Thiếu Sinh Quân Việt Nam







Ban LL K6 NVT xin kính báo:
Thông báo của BLL trường NVT
(Hà Nội, Ngày 9/9/2919)

V/v Tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Truyền thống Thiếu Sinh Quân Việt Nam

Kính gửi: Các Thầy Cô và Ban Liên Lạc các Khóa Trường VHQĐ - TSQ Nguyễn Văn Trỗi

BLL Trường VHQĐ – TSQ Nguyễn Văn Trỗi kính mời các Thầy Cô giáo, Học viên các Khóa trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đến dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Thiếu Sinh Quân Việt Nam (1949 – 2019)
  1. Thời gian: Từ 08h00 – 11h00, Chủ Nhật ngày 22/09/2019.
  2. Địa điểm: Nhà khách Bộ Quốc Phòng (T66), số 266 phố Thụy Khuê, Ba Đình, Hà Nội.
  3. Quân số tham dự:
    • Các Thầy Cô: 5 - 10 người.
    • Khóa 1: 5 người.
    • Khóa 2: 5 - 10 người,
    • Các Khóa 3,4,5,6,7,8: Mỗi Khóa 10 người.
    • BLL TP HCM, BLL Miền Trung: Tất cả những ai đi được thì thông báo quân số tham dự cho BLL Trường.
  4. Kinh phí: BQP mời cơm trưa thân mật.
  5. Phương tiện: Tự túc.
  6. Nơi ăn, nghỉ cho người ở xa: BTC bố trí ăn nghỉ tại nhà khách Bộ Quốc Phòng (T66), số 266 phố Thụy Khuê, Ba Đình, Hà Nội, đón khách từ chiều ngày 21/09/2019.
  7. Trang phục: Lịch sự, quân nhân trang phục Hè Thu, đeo huy hiệu Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi.

Trưởng BLL: Bùi Vinh






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

ĐÓN BẠN



(Xin gửi Lê Trọng Triều và các bạn Trỗi K6)

   ĐÓN BẠN





Đón bạn từ Hung về ụ pháo
Long lanh mặt nước gió Tây Hồ.
Trỗi ở Hà Thành ba chục đứa,
Hẹn bạn về đây “cháy” chuyện trò.

Nụ cười ánh mắt trao thương nhớ
Chuyện cứ ran ran khói, bia mờ.
Gió thu còn lại bao là gió
Nhắc chuyện thằng ni ở nước mô?

“Ngỗng” ta ở bển, khôi ngô lạ
Điệu cười man mát nét huyền mơ.
Thanh Bình - gái Trỗi mà đoan chính,
Vóc dáng còn nguyên vẻ diễm hằng…

Chuyện tui ông kể ngày xưa ấy!
Miệng ngoác tay trao cốc bia vàng (he, he…).
Dù sắp bẩy mươi mùa khoai sọ,
Vẫn đậm ngày xưa vỡ tiếng cười…

Trỗi xưa Hưng Hóa ngày hội tụ
Trấn Vũ trời say lỗi tại người.
Yêu thương còn đấy mùa cỏ úa,
Ôm cả đất trời thương mến thương.

Ta lại hò nhau hội Nhiếp gia,
Sơn “kều” bắt cảnh “ trúc cong cần”
Sơn Vũ than van thời với thế,
Cả Phát âm thầm tay nắm tay…



Tạ Chính còn nguyên dáng tướng quân
Đăng Sơn tư lệnh phớt cha đời.
Thanh Bình để chúng tôi mang nợ
Một thủa mơ huyền trong trắng thay.

Việt Sơn, Đỗ Dũng còn tuấn tú
Hoàn “bệu” cười rung chén rượu đầy.
Biên “rồ” xứng danh là chủ thớt,
Kiên quyết “lệ quyên” bữa tiệc mừng.

Tu La ngả ngớn phô răng tốt
Bên bạn Thanh Hùng báo Công thương.
Lại anh Tứ Qúy – trời, mây, gió.
Ngồi cạnh Khánh “choang” “đỏ ba chuyền”…

Quảng Tỳ - Lương Ngọc và Minh Chính
Sao thắm tình người “Trỗi” Tràng An
Thanh Trung, Đa Vít, Bằng “ruồi”
Thách thằng Châu “bột” nuốt hòn đá bia…

Ai kia đại náo thiên cũng cũ
Hay bóng “Ngộ Không” trẩy kinh về, (chú thích: Cường khẹc).
Thông “đì” Bình “tũn” còn duyên mãi,
Chí “dốt”, Tam Châu “sứng có nghè”?...

Đoàn Quân người cuối giờ khép lại,
“Tống” cả bọn mình đến cõi say.
Trời ơi, gửi gió thu còn mãi,
Để chúc người về sóng Duno…/.

(TVC, sáng 10/09/2019)






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Hè Quy Nhơn 2019









0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>