Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Gặp lại nhau - Kiến Quốc

Gặp lại nhau

_ TranKienQuoc _

Trên chuyến bay TU-154 từ Mat về HN, ngồi cạnh hắn là 1 đại úy không quân trẻ. Anh ta mặc đại cán, quần xanh với quân hàm quân hiệu đầy đủ, (quân dung tươi tỉnh!). Sau khi ổn định chỗ ngồi, máy bay cất cánh, 2 ông bạn làm quen nhau.
- Anh đi công tác hay...?
- Không, tôi vừa tốt nghiệp ở trường Lái Krasnoda.
- Anh là lính không quân chắc đã lâu?
- Vâng, tàm tạm.
- Tôi cũng có mấy anh bạn cùng ngành anh. Không hiểu anh có biết?
- Quân chủng tôi cũng đông, dân tứ xứ.
- Anh có biết ai tên Nam, nghe nói cũng học lái, hồi xưa học cùng trường tôi...
- Trường nào?
- Thuở nhỏ thì học trường Học sinh miền Nam ở Hải Phòng, sau thì trường TSQ...
- TSQ Nguyễn Văn Trỗi chứ gì?
- Ủa, sao anh biết?
- Ừ, tôi còn biết tay bạn thằng Nam ấy còn có vết sẹo trên mặt do đánh nhau.
- Cha, lạ nhỉ, ông này biết nhiều về...?
- Cái thằng Nam bạn mày đang ngồi đây. Tao... Nam đây!
- Trời đất ơi, từ ngày trường giải tán 1970, tao xa mày dễ sắp 20 năm. Ngồi cạnh mà không nhận ra nhau.
...
Sau đó là gì thì xin hỏi tiếp Nam (tham mưu phó Sư không quân 370 vừa nghỉ hưu) và Hoài Phúc (Saigontourist). Hai tên cùng lính k6. Chuyện được kể trong đêm giao lưu của bạn Trỗi k6, tại Vườn Phố QK7, đón Thanh Chung từ HN vào.

 웃 유 
Đăng lại bài viết của TranKienQuoc (đã đăng tại Blog K5: Thứ hai, ngày 31 tháng một năm 2011)


Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Quốc... quốc... quốc...! - hameok6

 

Mấy hôm rày thấy báo chí sôi động vụ bầu chọn “Quốc hoa”. Hoa sen đã được chọn! Còn sắp tới sẽ là “Quốc áo” … ủa, “Quốc phục” chớ. Cái này thì chắc là áo dài trúng rồi, chỉ có mấy thằng đàn ông bận áo dài, khăn đống, đi giầy tây (hay guốc mộc?) coi bộ giống mấy thằng đóng cải lương quá. Mà thôi, kệ mẹ nó, áo dài chắc chắn sẽ là “Quốc áo”, còn cái “Quốc quần” thì tính sau há! Quần đâu có quan trọng.
Vậy rồi tiếp đến không biết sẽ là cái “Quốc” gì nhỉ? “Quốc ăn” thì chắc là phở rồi, còn phở gà hay bò thì để nhân dân bỏ phiếu. “Quốc uống” – phải nói là “uống” chớ dùng “Quốc tửu” mà nói nhanh nghe như quốc lủi. Thế thì cần gì bình chọn nữa. Thiếu tính dân chủ! Tụi bia hơi mà kiện là hết đường cơ cấu.
Còn nhiều cái “quốc” cần bình chọn lắm, nhưng có cái “Quốc toilet” là không thể thiếu được (đầu ra mà thiếu là tắc … thở chết liền!). Hay gọi theo dân gian thì là “Quốc đi cầu”. Cái này không gọi tắt được à, bởi dễ lẫn lộn với vụ cuốc cầu, cuốc đường thì không có gì hơn được “hố tử thần” rồi. Khỏi bầu cũng trúng!
Còn cái “Quốc đi cầu” này chắc không có gì qua mặt được mấy cái cầu tõm ở miền tây rồi. Có ý kiến nói là miền Bắc không có. Sai lầm!

Nhớ hồi ở Y Trung, sướng nhất là “đi” ở cái cầu tõm gần nhà Hiệu bộ. Nhìn xuống thấy cá nhoi nhoi lên tranh nhau đớp mà cứ cầu trời cho nước không dâng cao … nó mà đớp nhầm thì bỏ mẹ!

Quay lại cái cầu miền tây được bắc bên bờ kinh bằng 2 cái cây bước đi thấy trèo trẹo chẳng thua gì cầu khỉ. Phía đầu cầu được quây bằng mấy tấm lá cao hơn đầu gối vừa đủ cho thằng nào vô phải hết sức phối hợp nhịp nhàng chân tay để vừa ngồi vừa kéo xuống. Ngồi xuống rồi, cái đầu lú lên, nhìn ra lộ. Gặp phải lúc cô hàng xóm đi ngang, nhanh nhẩu chào : cậu Hai Saigon mới dìa! Thiệt hết biết nói làm sao, cả 2 cái lỗ đều lúng ba lúng búng.
Vậy đó, tôi hỏi AE không bầu cho nó thì bầu cho ai? AE suy nghĩ kỹ “lựa cái xứng đáng bỏ ngay vào hòm!” sao cho vụ bầu chọn mấy cái “Quốc …” này thành công tốt đẹp (chớ không rực rỡ) theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Quốc… quốc… quốc…!
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 31 tháng một năm 2011).


Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Chuyện của anh - Đào Duy ♨


Chuyện của anh

_ Đào Duy _

Sáng chủ nhật tôi hay lang thang ra chợ nông trường. (Chợ bán đủ thứ do người dân tự trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất. Từ hoa quả, đồ gốm thủ công đến đôi giầy, đồ cũ… ). Tôi hay quanh quẩn ở khu vực mua bán thú. Ở đây buôn bán trao đổi đủ loại từ dê, cừu, lợn, gà, chó, ngựa… riêng chó thì phải có lý lịch, gia phả hẳn hoi.
Đang lang thang tự dưng tôi thấy một bà tây tay xách làn mắt nhìn mình chăm chằm. Nghĩ bụng mình là dân ngoại quốc tóc đen, mũi tẹt thấy lạ chắc bà ta nhìn chăng? Thật bất ngờ bà ta tiến thẳng lại phía tôi. Sau nụ cười đôn hậu và câu chào bà ta hỏi:
- Mày có phải là sỹ quan Triều tiên không?
Hôm ấy tôi chả mặc quân phục. Tôi cảnh giác, trả lời:
- Không phải! Có thể bà nhầm chăng?
- Tao biết có một thằng sỹ quan mặc đồ giống y mày nhưng quân hàm 2 sao 2 vạch. Tối thứ bảy nào nó cũng tới căn hộ của cô bác sỹ đối diện với căn hộ tao ở.
- Có thể là bọn sỹ quan Bắc Hàn vì chúng tôi không có ai đeo quân hàm trung tá, hơn nữa quân phục bọn Bắc Hàn giống y chang tụi tôi. (Tôi bốc phét).
- Ừ! Không sao, tao tò mò, người già hay cẩn thận vậy thôi. - Rồi bà già tiếp lời - Cô bác sỹ là đàn bà đã có chồng, sỹ quan chúng mày quan hệ với hạng đàn bà ấy tao thấy không yên tâm. Chồng nó ở xa thật đấy nhưng nhỡ… biết đâu… Nếu có chuyện gì sẽ ảnh hưởng không tốt tới danh dự sỹ quan chúng mày. Thôi,  không sao! Nếu không phải người của chúng mày thì cho tao xin lỗi. Thôi, chào mày.

Tranh F.Lực

Chiều Đông - Sơn dầu F.Lực

Tôi cảm ơn, chào đáp rồi ái ngại nhìn bà già tốt bụng lệt bệt xách làn đi về phía cổng chợ.
...
Anh ghê thật! Xiết bọn tôi hơn xiết cổ chó, cấm có đi đêm được. Thế mà tối thứ bảy nào anh cũng mò đến nhà bồ. Thảo nào trước khi chuồn đi đâu bọn tôi thường lẻn lên phòng anh, xem anh có nhà không để canh chừng. Rất ít khi thấy phòng anh không khoá(!).
Tôi kể lại chuyện này với mấy thằng cùng “cạ” và cả bọn quyết định “lật bài” để anh em “dễ thở”. Rồi công việc ấy bọn nó lại tin tưởng đùn cho tôi.
Một buổi tối xách chai rượu lên phòng anh chơi ngồi tào phào. Đong đưa lòng vòng mãi mới kể cái chuyện gặp bà già ngoài chợ cho anh nghe. Ông anh cãi mặt tỉnh bơ:
- Chả bao giờ anh mặc quân phục đi chơi cả… - Rồi anh chửi - Mẹ tiên sư nó, sao lại có thằng liều đến thế không biết …
Thế nhưng, kể từ đó chúng tôi “dễ thở” hẳn.

Xem thêm:
  1. Liều đến thế là cùng !!! - KQ, 29/01/2011, Blog Bantroik5 (3).
 ♋ ♨ ♋ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Chủ nhật, ngày 30 tháng một năm 2011).





Free Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Nước giải khát: Chè hạt bưởi - Thạch găng

Description:
Xem:
http://bantroi.blogspot.com/2007/06/chuyn-tri-xa-n.html?showComment=1180670640000#c7990441313561083067

Ingredients:
hạt bưởi
lá găng
đường

Directions:
1/Để dành hạt bưởi, cho vào bát với nước giếng đánh kỹ thấy sệt cho đường vào đánh tiếp, tan đường ta có một bát chè ngon, mỗi thằng 2 thìa.
2/ Lấy lá găng ( hơi bị sẵn ở Trung hà) vò nát, rồi công nghệ làm giống chè hạt bưởi,xong lọc lá ra bằng khăn mặt (Khăn ông nào cũng xanh lè, phơi Ko sợ máy bay Mỹ nhìn thấy) để một lúc thấy hơi rắn là được một bát thạch găng, pha nước đường cắt thạch cho vào và ăn rồi nhớ đến thạch đen ở Hà nội, thế là ổn.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Trưa nay (26/01/2011), tại Đài dẫn đuờng gần - đài trưởng Duy Đảo và Khanh (nguyên sĩ quan radar Hải quân) đã nghênh tiếp phái đoàn úy lạo của trường Trỗi (Đỗ Tấn Mỹ, KQ k5, Thạch "tịch", Phan Công k8) lần đầu tiên lên thăm. Không khí đón tiếp hết sức thân mật, nhiệt thành. Chuyện Trỗi, chuyện Quân sự, chuyện đi Tây du học nổ như ngô rang. Đoàn được mời cơm trưa do Khanh trổ tài nấu nướng (thịt chó hấp, rựa mận, xáo măng). Nhẹ nhàng, đúng khẩu vị Bắc, ngon. Cơ bản là chén sạch sành sanh! (KQ, http://bantroi5.blogspot.com/2011/01/chuc-tet-vung-sau-vung-xa.html)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

Ông Tây biết tiếng ta - Đào Duy



Hơn tuần nay tàu bắc nam chạy rầm rập. Tàu “ra” đông ngịt còn tàu “vào” vắng teo. Chả hiểu ngành đường sắt thu có bù chi trong những ngày tăng chuyến chạy tết?
Tranh thủ nghỉ hai ngày, bổ ra Nha Trang thăm bà già vợ, cụ yếu mấy tháng nay. Tàu SG-NT  phòng 4 giường lịch sự chả kém gì tàu tây. Hôm ở NT về nhận phòng xong tàu sắp chạy mà chỉ có mỗi mình. Ngồi đọc mấy tờ báo mà trong đầu chỉ  “vẩn vơ”, mong sao có được một em cùng phòng để tán dóc cho đỡ buồn. Khổ thế nhàn cư vi là hay nghĩ linh tinh, chả khác nào cái nhà  anh Cung trong chi bộ tôi. (Anh tâm sự: Anh có tật  hay nghĩ tới chị em, ngay cả khi họp chi bộ triển khai nghị quyết. Tay bí thư vóc dáng hom hem như dân ăn kiêng, giọng nói thì choang choác như pháo “đùng” ngày tết mà anh vẫn tưởng tượng đó là một bà bí thư tuổi sồn sồn đang độ hồi xuân, mắt long lanh đang cao giọng chèo, làn điệu “Xẩm xoan” Ninh Bình quê anh. Quả là tài!).
Loa tàu thông báo còn 5 phút nữa thì tàu chuyển bánh. Tôi nằm tầng “trệt’ đang đọc báo bỗng thấy cửa phòng xịch mở, vội bỏ kính hai tay vẫn giữ nguyên tờ báo như đang đọc, cẩn thận quan sát. Trời ơi! sao lại có cặp chân trắng thế kia. Do mắt toét lại bỏ mục kỉnh  góc nhìn  hạn chế nên tôi chỉ quan sát được từ trên đầu gối xuống tới cổ chân của người khách mới. Rồi không kìm được nữa tôi nhỏm dậy sau khi vứt tờ báo lên bàn. Trời ạ! thì ra là chân cẳng của một ông tây chính hiệu.
Tôi mở miệng chào ngay, chào bằng tiếng tây hẳn hoi. Ông tây cũng đon đả chào lại rồi tuôn một thôi, một hồi.  

Thấy mặt tôi đờ đẫn, nghệt ra như vịt chuẩn bị đẻ. Tức mình ông tây vung tay, vung chân rồi dúi cho tôi cái vé chỉ chỉ lên giường phía trên. Rồi để nguyên cả giày ông ta lao vút lên tầng 2. Tôi Ok, gật đầu lia lịa và đưa trả ông tây tấm vé. Ông ta cảm ơn rồi “mất dạng”.
Tàu chuyển bánh tôi mở cửa ra ngoài. Liếc lên tầng hai thấy đôi giầy của ông tây đã được buộc dây cẩn thận trên cái tay nắm giường lắc lư theo nhịp tàu. Còn ông đang chúi mũi vào quyển sách dày, chả biết sách gì.
Tranh F.Lực

Quê tôi - Sơn dầu F.Lực

Vừa lúc đó thì tay nhân viên phụ trách toa tới kiểm tra vé. Cầm tấm vé của tôi giơ giơ rồi vỗ vào chân ông tây. Ông khách tây bật dậy:
- Vé đâu đưa kiểm tra?
Ông tây liền rút vé trong cái túi treo ở ngực đưa cho tay nhân viên.
- Không phải giường này của mày! tay nhân viên lắc lắc đầu sau khi xem vé.
- Sang bên kia ngay! giường của mày ở phòng bên, đây là vị trí của người khác. Tay nhân viên khoát tay chỉ qua phòng bên cạnh.
Ông tây nhanh như chớp gỡ đôi giày, lôi ba lô lồm cồm trèo xuống qua phòng bên không quên “sori, sori”.
Hay! Tây ba lô “biết tiếng” ta như thế cũng là hiếm lắm.
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ ba, ngày 25 tháng một năm 2011).





Free Web Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Chè sắn


Description:
Xem bài gốc: Chè sắn - Lê Tự Thành, 23 tháng 1 2011, Blog K4


Ingredients:
sắn
đường

Directions:
... Ở Đại Từ sắn nhiều ô kể, hai hào là có cả cân rồi. Về xắt nhỏ như viên thuốc, cho vào nước và ít đường. Đặt lên bếp lò cho sôi một lúc là có món chè sắn...

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

TS Đặng Kim Sơn bày cách tránh "vạ" Tết sếp - Lương Bích Ngọc, Nguyễn Yến (thực hiện)

Bee.Net.Vn >> Đi và gặp >>

TS Đặng Kim Sơn bày cách tránh "vạ" Tết sếp


Bee.net.vn - “Với bên ngoài, thiên hạ sống thế nào mình phải thế, nhưng ở cơ quan mình  cố tránh cho cấp dưới cái vạ Tết sếp”.

Câu chuyện của chúng tôi với TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT bị ngắt quãng vì những cuộc điện hẹn gặp và tiếng chuông của những người đến tặng quà Tết.

_ Lương Bích Ngọc, Nguyễn Yến _

“Có những món quà, thấy là mừng...”
Mỗi dịp năm hết Tết đến thế này, anh có nhận được nhiều quà không? (Ít nhất ông là Viện trưởng một Viện cũng có tiếng...)?
Cậu ngồi đây một lúc sẽ thấy có người mang quà đến biếu. Mấy ngày này là thời gian của ngoại giao mà.
Thế anh có nhận không?
Nhận chứ. Chỉ là quà của các đơn vị đối tác, cộng tác với mình cả năm, thường là quyển lịch, chai rượu, có khi là tiền cộng tác viên. Gọi là quà cũng được mà trả công cũng được.
Rồi các cơ quan truyền thông. Cả năm họ hay “lôi” mình ra phỏng vấn, hỏi han, mình cũng hăng hái trả lời, ngày Tết nhớ đến mình, họ tặng quà để nhớ nhau mà tiếp tục cung cấp thông tin. Thường cũng là lịch, sách.
Rồi các tổ chức quốc tế có quan hệ với Viện và cá nhân mình. Thường chỉ là chai rượu vang, bức tranh.
Tôi làm cộng tác viên của nhiều đài, báo, tư vấn cho cơ quan nghiên cứu, Đảng, Quốc hội... Cuối năm, họ mời ăn một bữa, cho thêm quyển sách, phong bì. Đấy là sự ghi nhận công lao của mình và thể hiện tình cảm của người ta...
Những món quà như thế, tôi thấy có là mừng.


Tôi không có đối tác “xin - cho” nên...
Nếu có ai tặng quà vì mục đích nào đấy (nói ý là hôm nay tôi tặng ông quà, mai ông đáp lại cho tôi cái gì đấy, mà món quà quá giá trị), anh có nhận không?
Đối tượng tặng quà đó thường là đối tác muốn tận dụng mình. Tôi không có đối tác kiểu đó nên cũng không có quà loại đó. (Tôi không giữ vị trí cấp vốn, cấp dự án, cho quote, xác định chất lượng, cấp phép...)
Cố tránh cho mình và cho anh em trong đơn vị phải làm những việc mà những người thích xin cho thường giành lấy như quản lý xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị, chia chác đất đai.
Nhưng “xin - cho” đã là cơ chế? Có người muốn tránh cũng không được?
Trong chừng mực có thể được, tốt nhất là tự mình tránh khỏi những việc làm tạo ra quan hệ, ra những đối tác xin-cho. Nên tránh cơ hội có thể "cho”.
Ngay ở cấp Bộ, trước đây, thường thường các Cục, Vụ, các cơ quan sự nghiệp có trách nhiệm chia ngân sách, chia dự án cho các đơn vị địa phương. Bây giờ xu hướng cải cách hành chính chung là số tiền ấy giao hẳn về địa phương. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ cấp kế hoạch, làm chính sách, không cấp tiền. Chưa phải hết hẳn nhưng sẽ từng bước giảm dần xin-cho.
Nếu mọi lĩnh vực liên quan tới nguồn tiền từ ngân sách Nhà nước đều làm được như thế thì sẽ bớt chuyện “xin - cho”, mất tận gốc chuyện tham nhũng. Muốn giải quyết căn bản thì phải trả lương xứng đáng cho những chuyên viên “lo” chính sách để họ sống được khi mất “lộc”. Với mức lương bây giờ công chức khó mà sống đàng hoàng bằng lương.
Như vậy là anh tránh hết các cơ hội về quyền “cho” của cơ quan mình. Biết đâu, đôi khi chính cấp dưới cũng “thù” anh đấy chứ. Họ nghĩ vì làm cho TS Sơn mà nghèo chẳng hạn?
Tất nhiên chuyện đó không thành vấn đề ở một cơ quan nghiên cứu. Nhưng nhìn rộng ra, người ta nói “Nước trong quá thì không có cá”, còn ngày nay mình nói “Sông suối không có cá thì mất cân bằng sinh thái....”; mà thế thì không vững bền.
Vì thế mà cần phải đưa ra một cân bằng mới, những động lực mới, chuyển từ việc gây khó dễ để ban phát (càng rối rắm càng nhiều lộc) sang thực sự làm tốt dịch vụ công (càng làm tốt, thu nhập càng cao) – đấy là một cơ chế quản lý hoàn toàn mới.


“Bổng”, “boa” và hối lộ? Ranh giới mong manh!
Chẳng lẽ, Viện anh cũng không đáp lễ những  nơi cầm quyền việc “cho” hoặc đối tác?
Một mặt phải kiên quyết “nói không với tham nhũng”, kiểu như ăn phần trăm của công việc, của dự án là phải tránh cho xa. Nhưng cán bộ Nhà nước với đồng lương như hiện nay mà giá cả lên vùn vụt, không có cái phong bì khi họp hành, ngồi hội đồng…, họ làm sao sống được mà giữ mình trong sạch để lo làm chính sách cho dân?
Có lẽ với nhiều cán bộ, cái phong bì mỏng ngày lễ cũng là thu nhập quan trọng cho cân đối ngân sách gia đình. Trong lịch sử Việt Nam, từ xa xưa, quan chức cũng coi các khoản “bổng” là thu nhập thông thường bù vào khoản lương đạm bạc của triều đình. Cả vua, cả quan, cả dân đều ngầm hiểu với nhau như vậy.
Tất nhiên điều này thật khó chấp nhận với một nhà nước pháp quyền. Ranh giới giữa ‘bổng’, tiền ‘boa’ với hối lộ là rất mong manh. Chỉ cần cho ‘nhiều hơn mức bình thường’, chỉ cần nhận từ những đối tượng “đang có vấn đề” (muốn xin lợi lộc, muốn chạy tội) là nhúng tay vào chàm rồi.
Nếu mình là người cho cũng phải giữ gìn cho mình và cho đồng nghiệp, vừa không trái luật, vừa không trái lệ.

TS. Đặng Kim Sơn
Tôi cố tránh cho anh em cái “vạ” phải đi Tết sếp!
Tính ra, anh cũng ở trong cơ quan Nhà nước mấy chục năm rồi. Khi còn “thấp cổ, bé họng”, khi chưa thành danh, có phải đi Tết sếp không?
Có chứ! Hồi xưa tôi cũng khổ vì Tết đến không biết biếu sếp cái gì. Mình không Tết thì cũng sợ người ta không ưa. Tết ít thì sợ không phải phép, Tết nhiều, mình không có mà phá lệ anh em cán bộ khác cũng chết. Nói chung là nhức đầu, nên từ khi làm lính đã thề sau này may có ngóc lên thì xin nhớ đừng làm khổ cấp dưới.
Giờ thì Viện trưởng Đặng Kim Sơn có quan tâm ai Tết mình thế nào để cất nhắc không?
Tôi cho rằng đó là việc tệ hại. Chúng tôi tuyệt đối cấm anh em tặng quà và đến nhà cấp trên trong Viện trong các dịp lễ tết. Chỉ có thủ trưởng đến nhà nhân viên và đi tập thể, còn nhân viên không được đến nhà thủ trưởng. Nếu Tết, 1/5, 2/9 đến, đi nước ngoài về... đều đến chỗ này, chỗ nọ thì khổ cả mọi người.
Đến, rồi nhận, rồi cư xử khác, dù tốt hơn hay xấu hơn đều khó làm việc.
Mẹ tôi sẽ mắng tối nếu thấy ai mang quà đến nhà tôi. Với lại, tôi ở trong làng, hàng xóm nhìn thấy người đến tay xách nách mang chỉ trỏ, tôi xấu hổ lắm.
Đối với bên ngoài, thiên hạ sống thế nào mình phải sống thế, nhưng ở cơ quan mình thì làm sao cố tránh cho mọi người cái vạ ấy.


Tôi đi Tết những người giúp tôi nên người
Cấp trên thì sao? Anh có đi Tết người ta không?
Tôi không quen biết nhiều. Những cấp trên mà tôi biết như anh Cao Đức Phát, anh Bùi Bá Bổng… cũng cư xử rất đẹp với trên, với dưới, đúng là những người tử tế.
Anh thường xuyên đi tết những ai?
Năm nào, tôi cũng đi chúc Tết Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – ông là thầy dạy, là ân nhân của tôi, và Bộ trưởng Cao Đức Phát – không phải với tư cách cấp trên mà là bạn của gia đình và là người giúp tôi cơ hội học hành nên người.
Tôi còn đi thăm những người bạn của bố mẹ tôi, tất nhiên trước hết vẫn là họ hàng, quê hương, bạn bè. Tôi cũng dành một buổi cùng anh em quản lý Viện đến thăm cán bộ ở khu tập thể cơ quan. Mọi người ở đấy nhà cửa khốn khổ đã rất nhiều năm mà vướng mắc mãi chưa giải xong...


Bố tôi không bao giờ chúc Tết lãnh đạo
Hình như bố anh cũng từng là một thứ trưởng? Khi đương chức, ông ấy ứng xử thế nào về Tết, quà Tết?
Ông rất coi trọng cái Tết. Tết bao giờ cũng có đào, quất. Bố tôi chơi với nhiều tri thức, nên hay hỏi xin chữ, làm thơ, viết câu đối. Với những cơ sở Cách mạng ở Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Đông đã từng cưu mang, nhất là nhà có người đã mất trong cải cách ruộng đất, mẹ góa con côi, nhất định ông mang quà Tết đến.
Bố anh có đi tết lãnh đạo không?
Tôi không thấy ông đi chúc Tết lãnh đạo trong những ngày nghỉ Tết. Kể cả những người mà ông rất trọng. Bố tôi thường ở nhà ăn Tết với những vị khách đặc biệt của ông.
Là những ai vậy?
Bố tôi là người thú vị. Cận Tết, ông thường vào bệnh viện 108 (Bệnh viện quân đội) mời mấy bệnh nhân không có gia đình về nhà mình ăn Tết. Hoặc các chuyên gia nước ngoài không có gia đình ở Việt Nam. Năm nào, nhà tôi cũng có mấy cô, chú thương binh miền Nam, bộ đội miền Nam, chuyên gia các nước ăn Tết ở nhà.  Vì thế, Tết nhà tôi như nhà khách.
 
Lương Bích Ngọc, Nguyễn Yến (thực hiện)

Xem thêm:
  1. Suy nghĩ chiến lược của 1 bạn Trỗi - Kiến Quốc giới thiệu bài phỏng vấn Đặng Kim Sơn: "Con đường nào cho nông dân?" của Quốc Phương tại BBC - 21/8/2009, Blog K6.
  2. Đặng Kim Sơn: Kệ nhanh, kệ chậm! Miễn hiệu quả! - Lương Bích Ngọc, 24/8/2010, Blog K6
  3. Đã là bạn Trỗi thì đều đáng tự hào - Phúc Chiến, Vũng Tàu, 11/12/2010, Blog K6
  4. Rau sạch - Quang Trung, 14/01/2011, Blog K6
 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài phỏng vấn của Lương Bích Ngọc, Nguyễn Yến (đã đăng tại Bee.Net.Vn, 22/01/2011 và đã được Kiến Quốc giới thiệu tại Blog bantroi5: Thứ bảy, ngày 22 tháng 01 năm 2011).




Free Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

Chùa Am - Đào Duy


Chùa Am

_ Đào Duy _

Em tên Thúy. Hai vợ chồng vào Biên Hoà làm ăn mấy năm nay. Chồng chạy taxi còn em giúp việc nhà. Thúy phụ giúp cho cô em vợ tôi được tháng nay. Hôm lên nhà cô em chơi, thấy Thúy hiền lành, chăm chỉ, tôi hỏi chuyện. Em nói quê Phú Thọ, huyện Tam Nông, em sinh năm Ngọ, có hai con đã lớn. Ngoài quê nhà xây, sân gạch, giếng khơi, điện nước đủ cả. Nhưng hai vợ chồng khoá cửa gửi ông bà, khăn gói vào nam vừa kiếm tiền, vừa chăm con học đại học.

Tôi hỏi nhà em có gần thị trấn Hưng Hoá không? Em nói: "Em hay đi chợ Hưng Hoá. Nhà em ở gần chùa Am, chùa trên đỉnh đồi còn nhà em ở phía dưới. Chùa Am bây giờ đẹp lắm, cây đa trong chùa vẫn xanh tốt quanh năm, tán cây phủ kín cả khuôn viên rộng lớn của chùa. Ngày nhà em đào giếng, vất vả vì vướng phải rễ cây to. Mấy ông thợ đào giếng nói là rễ cây đa chùa Am. Thế là đành lấp đi, dịch giếng sang vị trí khác. Họ nói nhà em sẽ được hưởng lộc chùa, chả biết có phải không mà gia đình em làm ăn được, con cái ngoan, học hành tiến bộ". Tôi hỏi em:
- Có bao giờ nghe ai nói về trường Thiếu sinh quân ngày xưa ở Hưng Hoá không?

- Lúc ấy em còn bé khoảng 5-6 tuổi nghe bố mẹ và người lớn kể lại ở Hưng Hoá có trường Thiếu sinh quân. Trường toàn con em các bác lãnh đạo ở HN, học giỏi, lắm tài chỉ mỗi tội hay cà khịa đánh nhau, vào làng em tán gái còn choảng nhau cả với đám thanh niên làng. (Chuyện này tôi nghi anh em ta bị oan quá) …
Tranh F.Lực

Lên chùa - Sơn mài F.Lực

Ngôi chùa cổ ngày xưa chỉ là cái miếu nhỏ nhưng cây đa thì đã to lắm, phải hàng trăm tuổi chứ không ít, nằm ngay trên quả đồi phía sau thị trấn. Tôi và một thằng bạn đã từng trốn học lên ngôi miếu này nhặt củi nướng gà, nhưng ngày ấy không biết tên ngôi miếu.
Thật ngẫu nhiên gặp em, cô gái ở mảnh đất mà mấy mươi năm trước mình đã từng sống, qua em biết được ngôi miếu cổ ngày xưa giờ đã là ngôi chùa Am to, đẹp, linh thiêng. (Có lẽ tên chùa là do ngày xưa khởi thuỷ là cái Am nên gọi chùa Am?!).
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ sáu, ngày 21 tháng 01 năm 2011).





Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Khóa 8 NVT phía Nam họp mặt thường niên

Start:     Jan 16, '11 10:00a
Location:     Nhà hàng Đất Tiên sa, số 3 đường Đống Đa, phường 2, quận Tân bình, TP HCM.
Thầy trò tâm sự
...
Cỡ 40 bạn cùng thầy Trọng, cô Thục có mặt... Khi truởng ban Đạt đã ra về, khoảng chục anh em còn ngồi lại với cô Thục và thầy Trọng...

...Quân ta còn uống tiếp đến 4g. Sau đó số anh em còn lại: Hà Mèo, Thanh (Lục xí mần), Trung Quốc, Tăng Tiến, Hùng Dũng, Nghị "phệ" còn sang quán nhà thầy uống thêm 1 chai rượu mật bò tót. Chuỵện vui quá là vui...

(Kiến Quốc)


Xem:
  1. Mời dự họp mặt thường niên khóa 8 NVT phía Nam ngày16/01/2011. - Hồ Bá Đạt, 08/01/2011, Blog K8.
  2. Họp mặt k8 và nhiều cuộc chia ly (ghi chép) - Kiến Quốc, 16/01/2011, Blog K5.
  3. Hậu họp mặt k8 - Kiến Quốc, 17/01/2011, Blog K5.
  4. Những khuôn mặt K8 tại buổi họp mặt 16/1/2011 - SG - Lục Sĩ Thanh, 20/01/2011, Blog K8



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

"Kiên quyết bình ổn giá..." - Đào Duy



Vợ đi Nha Trang thăm bà già. Trước khi lên tầu ghé dãy cửa hàng bán đồ ăn trong sân  ga mua hộp xôi, sợ thức đêm hai chị em đói.
- Cô cho hộp xôi. - Vợ tôi nói với cô bán hàng.
- Xôi gì hả chị? Xôi ruốc, lấy hộp hai mươi đồng nhé?
- Vâng cô cho một hộp. - Vừa nói vợ vừa mở bóp lấy ra một mớ tiền lẻ.
- Xôi của chị đây. - Sau một hồi thao tác cô bán hàng đưa hộp xôi cho vợ tôi rồi cầm luôn mớ tiền đưa trả.

Cả hai người sau động tác “mua, bán” đều chúi mũi vào công việc của mình. Cô bán hàng tay lật lật mớ tiền lẻ lẩm bẩm đếm: 5, 7, 8, 10, 12… 28 ngàn; rồi ngẩng đầu lên nhạc nhiên:
- Sao chị đưa nhiều thế! Thừa 8 ngàn đây này.
Còn vợ tôi, khi cầm hộp xôi thấy nhẹ bẫng, liền mở ra coi. Phía dưới lớp ruốc thịt màu vàng mỏng dính là lớp xôi cũng chả dày hơn được bao nhiêu nằm chỏng trơ trong hộp. Một lúc đắn đo vợ tôi sợ cô bán hàng “đong” lộn:
- Hộp xôi 20 ngàn phải không cô?
- Vâng ạ!


Tranh F.LựcBán rong - Sơn dầu F.Lực
Vợ tôi lầu bầu trong miệng: “Buôn bán thế này thì… ". Cầm 8 ngàn thừa cô bán hàng đưa trả, tại đúng cái thời điểm “đưa và nhận” nhìn từ xa người ta có cảm giác như hai người phụ nữ đang bắt tay nhau thân ái.
- Thôi! cô cho tôi nốt 8 ngàn xôi không.
- Tám ngàn! không bán được đâu, cận tết nếp “cao” lắm, bán thế … chúng em lỗ chết, lấy gì bù cho cơ quan.
Tức mình vợ tôi giận giỗi: "Không bán thì thôi!", rồi cầm lại tiền. Nhưng không tài nào rút tiền ra khỏi tay cô bán hàng được vì cô ta giữ rất chặt. Sau khi ngoái lại phía sau trao đổi bằng mắt với một cô nữa, dáng như tổ trưởng, cô bán xôi quay lại:
- Thôi thì … bán cho chị.
Đã quá “quê” nên vợ tôi dứt khoát không mua nữa. Rồi dùng sức giật thật mạnh mới lôi được nổi 8 ngàn tiền lẻ khỏi tay cô bán hàng.
 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ tư, ngày 19 tháng 01 năm 2011).





Free Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 15 tháng 1, 2011

Một thằng bạn - Đào Duy






Một thằng bạn



Tranh F.LựcBến đò quê - Sơn mài F.Lực

Ngày chia tay khi trường giải tán, hai đứa bịn rịn nắm tay nhau. Lâm dặn tôi: “Sau này nếu có dịp bạn đến quê mình chơi. Nếu đi  HN – HP tới thị xã HD bạn rẽ tay phải hỏi đường đi thị trấn Ninh Giang. Rồi từ đó hỏi tiếp bến đò Chanh qua sông Luộc.  Bên kia là đất Vĩnh Bảo  Hải Phòng. Qua đò chừng vài cây số là làng Hà Phương quê mình… ”.

Tôi chơi với Lâm từ bé, trước cả khi học vỡ lòng. Nhà Lâm ở đầu dãy sát nhà tôi, còn đầu phía bên kia là nhà bác Luận, (khi ấy bác Luận là Chính uỷ thành đội HP, anh Giao là con trưởng của bác (anh chơi thân với anh tôi vì gần tuổi nhau và cũng là dân Quế Lâm, anh hy sinh ở miền Trung khi tháo bom năm 1967); còn tôi học với Hợp - em gái anh. Dãy nhà hai tầng nơi gia đình chúng tôi ở xây từ hồi Pháp nằm ngay phía sau ga xe lửa Hải Phòng.
Bố Lâm phụ trách quân lực của quân khu. Lâm có một người chú ruột giáo viên toán cấp 3, chuyên môn rất giỏi nhưng vướng phải vợ con gái tư sản nên cứ đì đẹt mãi, cả đời chỉ là anh giáo đứng lớp. Nhà Lâm lúc đó chỉ có 4 người. bố, anh trai, chị gái và Lâm. Mẹ Lâm ở quê, bà chưa bao giờ đi xa khỏi luỹ tre của cái làng Hà Phương, chưa bao giờ qua bến đò Chanh  bên dòng sông Luộc… những cái tên nghe đẹp như tiểu thuyết nơi bà sinh ra lớn lên có lẽ thế mà đời bà buồn nhiều.


Anh Dân, anh trai Lâm cùng học Quế lâm với anh tôi nhưng ít tuổi hơn. Có thời gian anh học Bách khoa, sau đó chuyển tiếp ĐHKTQS.
Quãng năm 1962 bố Lâm chuyển về Cục Quân lực BQP. Thế là Lâm xa HP - cùng chị chuyển theo bố lên HN. Từ đó tôi xa Lâm.
Sau này tôi mới biết năm 1964 trên chuyến tàu không số Đồ Sơn - Cà Mau có hai người đồng đội “hàng xóm” cũ của nhau - đó là bố Lâm và bố tôi. Nghe bố kể lại chuyến vượt biển  ấy vô cùng nguy hiểm. Tàu từ Đồ Sơn phải vòng lên bán đảo Lôi Châu - Trung Quốc, sau đó ra vùng biển quốc tế rồi trực chỉ hướng Cà Mau. Anh em trên bờ chờ mãi mới đón được.
Bố Lâm hy sinh sau khi vào chiến trường một vài năm. Khi bố đi nam hai chị em Lâm về quê sống với mẹ, hình như sau này Lâm còn có thêm một người em gái nữa. Năm 1966, tôi lên trường Trỗi thì bất ngờ gặp lại Lâm. Hai thằng rất vui sau nhiều năm xa cách. Rồi một buổi chiều nhớ nhà, hai thằng chui xuống giao thông hào ngoặc tay kết nghĩa anh em.
Lâm rất liều, lỳ đòn và không ngán ngại đối thủ nào cho nên Quốc Bình một “hảo hán” của khoá rất nể. Mãi sau này khi chả còn ai nhớ đến Lâm trong đám bạn Trỗi ngày xưa, lang bạt ở đất SG duy nhất chỉ có Quốc Bình vẫn nhắc tới Lâm mỗi lần gặp nhau. Giờ  Quốc Bình đã trở thành người thiên cổ, không biết còn ai để nhắc tới Lâm?
Đêm qua tự nhiên miên man khó ngủ bỗng dưng nhớ Lâm. Già rồi, quá khứ cứ như ngày hôm qua, hôm kia vậy, thỉnh thoảng lại bất chợt ùa về trong cơn mơ. Chả biết sau bao nhiêu năm bể dâu giờ Lâm ra sao?

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ bảy, ngày 15 tháng một năm 2011).




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

"Chú Tân chiếu phim" - Kiến Quốc



Mời các bác sang Blog BanTroiK5(3) xem thông tin của KQ về "chú Tân chiếu phim" (theo danh sách CB, GV, CNV nhà trường = "Tân - Tuyên huấn, thư viện, chiếu phim")
... Năm 1974 và 1985 từng cùng anh Nguyễn Biểu (dân truờng VHQĐ từ 1970, nay sống ở khu tập thể trường Lục quân 1) làm 2 triển lãm ảnh về trường VHQĐ. Hy vọng chúng ta sẽ có thêm nhiều tư liệu ngày ấy!!! ...
KQ
    Bùi Minh Tân,
  Địa chỉ : xóm 4, Đại Đồng, Vĩnh Tuờng, Vĩnh Phúc,
ĐT : 0211.3822201


Xem:
  1. Có phải chú Tân? - hameok6, 18/9/2011, Blog K8
  2. Gặp chú Tân chiếu phim -  dathb136, 18/9/2011, Blog K8
  3. Đố các bạn nhận ra đây là ai? -  dathb136, 17/9/2011, Blog K8
  4. Một ngày lang thang của Đạt "bột" -  TranKienQuoc, 11/9/2011, Blog K5
  5. Ngày 14/1 (tiếp) - 15/01/2011, Blog K5.
  6. Đã tìm được "chú Tân chiếu phim"!!! - 06/12/2010, Blog K5.


▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀▄▀





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

K6 LS tránh rét tại SG, luyện "chiêu nâng ly": - "Sáng qua (12/1), Hà Mèo alô về Café Anh Đỗ. Gặp cả Vũ Anh, Long "giun", Đỗ Nghĩa và Kiên "ngổ" k6. Bốc phét 1 lúc ... rồi ra quán Huy Béo, 54 Mai Thị Lựu ngồi với Vũ Anh, Long, Kiên. Có thêm Long "lủng", em Bằng "ruồi" k6. Anh em tào lao tới hơn 2g thì biến". (TranKienQuoc, http://bantroi5.blogspot.com/2011/01/mot-ngay-2-cu-giao-luu-voi-troi-k7.html) - "Sáng qua, sau khi uống cà phê Anh Đỗ tụi em (Vũ Anh, Long jun, Văn Hoài Nam, Long lủng ) tụ nhau tại Huy béo để luyện tập nâng ly theo chiêu thức cổ truyền". (K6LS - http://uttroi.blogspot.com/2011/01/du-lich-mien-tay-nam-bo.html?showComment=1294878519698#c2936275332315578917)

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Rau sạch - TQtrung


Rau sạch

_ TQtrung _

Tuần trước, HT rủ tôi lên vườn của hắn đổi gió, Hà nội lạnh bỏ mẹ, kéo nhau lên đó chắc chết rét, nghĩ vậy nhưng cứ đi cho vui, kéo nhau lên nhà thành viên Khúc quân hành Phong Quảng uống chén rượu Táo mèo rồi trực chỉ "Hà nội mới". Xong vài ba việc vặt bỗng câu chuyện chuyển hướng sang chú Sơn k6, Đặng kim Sơn cũng có một trang trại gần đó, bèn phi sang chơi. Tôi và Phong Quảng thì đi cho biết nhưng HT thì chắc là có âm mưu, đúng vậy, hóa ra tổng quản nhà ta muốn sang đó học tập làm vườn ao chuồng, he he làm theo lời anh Mạnh, trồng cây gì, nuôi con gì để lên chủ nghĩa cộng sản!!!
Sơn hình như là viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược chiến thuật gì đó nhưng tay trái không ngọ nguậy không chịu được mới lên Lương sơn lập trại nghiên cứu trồng rau sạch, làm thật chứ không phải đùa, nghe cậu phân tích cực kỳ có lý, hiện đang làm thử với các hộ nông dân quanh vùng, cung cấp giống, kĩ thuật, quy trình sản xuất, đảm bảo bao tiêu sản phẩm, sau đó nếu thuận lợi sẽ phát triển rộng ra. Rau ở đây trồng đảm bảo không dùng thuốc sâu.


Trong môi trường thực phẩm như hiện tại mà được dùng rau sạch như cậu nói thì thật hạnh phúc, cứ nghĩ đến rau chợ thuốc trừ sâu bám trắng, rồi viện K bệnh nhân đông như dân chúng tham gia khởi nghĩa tháng tám mùa thu mà run như cầy sấy. Nghe Sơn nói thì thấy hay quá, làm được việc này vừa có thu nhập vừa đúng là làm việc thiện.
Anh em chuẩn bị ăn rau sạch đi là vừa, bởi vì trang trại của HT sẽ chuyển sang canh tác theo hướng này trong nay mai, chú Sơn sau khi đi tham quan thấy đất đai vườn tược của TQ quá thuận lợi đã hứa sẽ đưa vào guồng máy, chỉ còn chờ phê duyệt từ "lãnh đạo" (của HT) nữa là xong. Hy vọng sang năm anh em ta sẽ có nguồn cung cấp rau sạch với giá cả hợp lý, và cái chính là được thưởng thức món rau thơm lừng mùi... rau như lời Sơn nói.
Mời mọi người xem vài cái ảnh trang trại và vườn rau sạch của viện trưởng Sơn.



Xem thêm: Thành lập HTX kiểu mới trồng rau hữu cơ - Lại Thìn, 27/10/2011, Báo điện tử Đài TNVN - VOV Online
Đăng lại bài viết của TQtrung (đã đăng tại Blog K4: Thứ sáu, ngày 14 tháng một năm 2011).





Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Một kỳ thực tập - Đào Duy


Kỷ niệm ĐHKTQS:

Ngày học đại học, tôi với hắn cùng lớp nhưng khi ở trường Trỗi thì tôi học trên hắn những hai khoá, hắn là khoá chót của trường.
Hè năm 1978 trước khi nhận đồ án chúng tôi đi thực tập ở Quân khu 1 trên Thái Nguyên. Hôm tập trung ở ga Vĩnh Yên trước khi lên tầu bà con nhốn nháo chỉ trỏ khi thấy một tay quân hàm trung uý - rất trẻ, mũ cối đội lệch, lưng ba lô, vai vác cây ghi ta - đang  oang oang giao nhiệm vụ, phổ biến kế hoạch hành quân. Người thầy, người anh phụ trách chúng tôi trong chuyến thực tập hơn 30 năm về trước ấy là đ/c Trần Kiến Quốc.

Biết anh từ hồi ở Đại Từ. Ngày ấy tôi học lớp sáu.Trong một buổi tối xem phim ở gốc đa Hiệu bộ. Trước buổi xem nhà trường thường tổng kết và tuyên dương một số học sinh suất sắc trong học tập. Trong số ít những  cái tên của các anh, các chị, các bạn được biểu dương hôm ấy tôi nhớ tên anh. Sau này chơi thân với Công - em của anh - học cùng lớp tôi và nhất là khi về ĐHKTQS lại cùng nhau chơi và tham gia trong đội bóng trường rồi là thầy trò … nên tình cảm anh em cứ thế tự nhiên phát triển.
Khi biết tin anh phụ trách chúng tôi đi thực tập, tôi và hắn sướng rơn. Tôi thích nhất khi anh tuyên bố: “Tất cả chúng ta bây giờ đều là sỹ quan cho nên anh em ta tự giác, tự chủ, nhiệm vụ được giao cứ thế làm và tự chịu tránh nhiệm, sẽ không có ai quản lý các đ/c”. Quan điểm “cải cách” này đối với cánh học viên chúng tôi là “tiên” vì từ trước tới nay chúng tôi chả bao giờ được tự chủ cái quái gì cả.
Chả hiểu sao ngày ấy lằng nhằng và phức tạp thế? Tất cả tiêu chuẩn thực phẩm của chúng tôi trong thời gian đi thực tập phải lĩnh tại nhà bếp của trường. Thực phẩm thì quy ra thịt hộp và nước mắm, còn gạo thì đem theo “tem” tới đơn vị sở tại nhập cho bếp ăn của đơn vị.
Tôi và hắn có nhiệm vụ quản lý xô nước mắm. Thời buổi cái gì cũng thiếu. Nước mắm bỏ vào can đậy chặt nắp lại thì vô tư. Đằng này nước mắm đựng bằng xô nhôm mặc dù đã thả một đống lá chuối để tránh “rung xóc” mà khi tới đơn vị xô nước mắm chỉ còn phân nửa. Ngoài ra hai thằng còn bị mấy em sinh viên đại học Cơ điện chửi như “phản biện đồ án" vì bị nước mắm bắn vào quần áo khi chen chúc với chúng tôi trên tàu.
Tới chiêu đãi sở quân khu thì trời đã khuya. Bụng đói cồn cào. Tôi và hắn bàn nhau lấy cắp một hộp thịt nấu cháo. Nửa đêm thấy chúng tôi xì xụp tay phụ trách hậu cần (cũng là học viên, chức vỗ vai ấy mà) mở ba lô đếm lại thấy thiếu một hộp. Thế là chửi nhau, suýt nữa thì ẩu đả nhưng nhớ lời anh “Phải tự chủ bản thân…” nên kìm được.
Gần chiêu đãi sở Quân Khu có một con phố nhỏ nằm trải dài hai bên đường quốc lộ. Con phố có cái tiệm may của một em trông cũng xinh xinh, vài quán nước, hiệu tạp hoá và một quán thịt chó của ông thương binh cụt chân.


Tôi với hắn thường la cà ra tiệm may có cô gái xinh xinh ngồi tán gẫu. Gần tháng “lả lơi rơi rụng” mới biết là em đã có chồng. Hết hồn! May mà thằng chồng lái xe đường dài ít khi có nhà. (Sao mắt mũi ngày ấy tậm tịt thế không biết!). Tiếc công thì ít, tiếc thời gian vàng ngọc và sợ thì nhiều. Thế là đánh bài lảng, sau khi đã bán cho em được mớ kim may của Ý giá cao mà hắn “thủ” được của bà già chủ nhật tuần trước về thăm nhà.
Tranh F.LựcNữ sinh - Tranh F.Lực

Có tiền thế là hai thằng sinh tật. Bắt đầu lê la sang quán thịt chó của ông thương binh. Và phát hiện ra ông thương binh có cô con gái nhan sắc cũng khá, đang ôn thi đại học Sư phạm Thái Nguyên. Thấy mấy chú sinh viên đại học về thực tập, lại là bộ đội tử tế, đàng hoàng nên ông nhờ chúng tôi phụ đạo cho em nhà. Một công đôi việc được ăn thịt chó lại có người đẹp tán chuyện thì còn gì bằng, chúng tôi nhận lời ngay. Tôi phân công hắn phụ đạo em còn khi nào xơi thịt chó thì mới cần sự có mặt của tôi.
Hắn là thằng thông minh nhưng lười. Trong giờ học chỉ thấy hắn ngủ gà ngủ gật chả ghi chép gì. Thời gian ngồi ngoài quán nhiều hơn trên lớp thế mà khi thi bao giờ điểm cũng cao.
Hắn cũng còn là thằng có trách nhiệm nữa. Ngay chủ nhật ấy hắn mò về HN. Khi lên đem theo một tập các bộ đề thi ĐH. Trong vòng hơn một tháng chả biết hắn phụ đạo cho em được những gì mà cách vài ngày là hắn lại lôi tôi ra nhà em xơi thịt chó chùa do bố em chiêu đãi “trả công”.
Thời gian qua nhanh kỳ thực tập kết thúc. Lúc chia tay ở ga Đồng Quang thấy hai anh chị có vẻ bịn rịn nhau lắm. Rồi chúng tôi cũng quên tịt cái chuyện gia sư phụ đạo ấy. Một hôm đang chổng mông vẽ sơ đồ mạch của đồ án thì thằng bạn gí cho lá thư của em gửi từ Thái Nguyên. Trong thư em thông báo đã đỗ đại học, thừa những 5 điểm và lời tri ân: “Không có các anh thì chắc em chết, đời em rồi chả biết sẽ ra sao”.
Lại có cả thư của bố em gửi kèm giải thích cặn kẽ: “Trong 5 cái điểm thừa ấy có 3 điểm là vì cái chân cụt thương binh của chú, còn hai điểm kia là 2 điểm ưu tiên vùng cao, còn lại là công lao của các đồng chí (té ra em nó chả có tí gì à!??). Tựu chung lại em nó đỗ loại khá, được chọn ngành học. Khi nào rảnh rỗi mời hai em và đ/c trung úy chỉ huy về lại Thái Nguyên chơi, tôi sẽ chọn con cầy thật tơ và nấu món ngon nhất để chiêu đãi cảm ơn các đ/c và mừng cho em nó”.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ năm, ngày 13 tháng một năm 2011).





HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 12 tháng 1, 2011

Kỷ niệm ĐHKTQS: Ông bạn Quang "Tày" - Đào Duy


Kỷ niệm ĐHKTQS:

Tranh F.LựcMiền sơn cước - Sơn dầu F.Lực

Thằng bạn cùng lớp
Quang là người Tày, quê Võ Nhai, thật thà như "đ...ếm" nên bị anh em gán cho cái tên này. Ông gìa hắn là cụ Vinh (1 trong 34 chiến sỹ gốc đa Tân Trào, sau là Tham mưu truởng QK1 thời cụ Chu Văn Tấn).
Hắn là thằng đầu tiên biết dùng rượu và nghiện rượu của đại đội em. Mỗi lần về nhà đem rượu của ông già lên (chắc có pha cao hổ), lừa anh em trùm chăn uống 1 mình. Ngày ấy hắn yêu con gái cụ Bằng Giang, đang học Đại học Y Thái Nguyên.
Hắn có thùng lương khô 902!!! - ngon như sôcôla. Anh em biết đã âm thầm thăn gần hết mà không dám kêu...

Chuyện nữa...
Các buổi sáng trong tuần sau khi báo thức là chúng tôi tập thể dục, riêng sáng thứ năm là lịch chạy dài. Xuất phát từ trường, chạy tới gần Viện 9 rồi quay lại, quãng 5-6 cây số. Mệt muốn chết.
Vốn lười, khi chạy tới dốc Láp thằng bạn tôi hay có màn “tuột quai dép” rồi tách khỏi đội hình, thò tay lôi ở túi quần sau cái rút dép, lúi húi giả đò rút lại quai. Chờ cho đơn vị chạy qua hắn mới tắt ngang vào chỗ mấy bà bán quà sáng ven đường, làm một gói, ngồi xơi xôi nóng với muối vừng thơm phức. Xơi xong là vừa lúc đội hình của đơn vị chạy quay trở về, hắn lại nhập tốp như không có chuyện gì xảy ra.
Đi đêm có ngày gặp ma. Thế rồi hắn bị bắt quả tang khi đang ngồi gặm gói xôi bắp. Có lẽ vì ăn xong rồi chạy ngay nên từ ngày ấy hắn đã bị đau dạ dày(!).
Hắn ra quân đã lâu. Giờ là cán bộ của một đài truyền hình Thái Nguyên.

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ tư, ngày 12 tháng một năm 2011).





Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Chuyện vui của anh Cung - Đào Duy ☺


"
Đề nghị các đồng chí đóng góp mỗi người 60 ngàn, nếu thiếu chi bộ sẽ bù để chúng ta tổ chức liên hoan thân mật cuối năm. Cụ thể: đồ uống mỗi đ/c tiêu chuẩn một chai bia Sài gòn, chị em một lon nước ngọt, địa điểm như năm ngoái – Nhà hàng dê núi Vĩnh lộc. Theo yêu cầu của chi bộ năm nay có cả tiết canh dê nữa đấy".
Dừng lại để lấy hơi và tợp ngụm café đá tiêu chuẩn mỗi lần sinh hoạt, tay Bí thư đề nghị tiếp: "các đ/c mở máy thường xuyên, ngày giờ chi bộ sẽ thông báo cụ thể tới từng đồng chí”.

Tranh F.LựcThời lính - Sơn dầu F.Lực

Hai anh em đang mải tán phét ở cuối hội trường nghe thấy loáng thoáng phải nộp tiền anh Cung vội ngắt lời tôi:
- Quái! lại nộp tiền gì nữa đây!
- Tiền liên hoan cuối năm, mỗi suất 60 nghìn, tôi giải thích.
- Ừ! Thế thì được chứ anh vừa nộp đảng phí quý gần 200, tiền tết ủng hộ bà con nghèo 200… trong bóp anh còn đúng hơn 100 nghìn.
Rồi anh tiếp:
Tết này nhà anh vui. Có thằng cháu con đứa con gái nhớn sắp hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ra quân. Gần hai năm con đi bộ đội hai vợ chồng cứ héo hon, mà nào có phải đánh đấm, biên giới, hải đảo xa xôi gì cho cam, ở ngay Củ Chi cách nhà hơn chục cây số.


Mẹ nó xuýt xoa: “Hai năm khéo quên hết kiến thức. Rồi khi ra quân cơ quan nào nó nhận. Tốt nghiệp bách khoa loại khá đấy vừa tốt nghiệp xong là nhập ngũ. Khổ thế! gia đình cán bộ đảng viên cứ là phải gương mẫu".
- Cháu nó được về phép một tháng, ăn tết xong mới lên nhận quyết định.
- Lính tráng nghĩa vụ sao được nghỉ phép lắm thế, bác có lộn không?
Nhìn trước nhìn sau anh cung ghé sát tai tôi ;
- Hôm mới về nó sang chào biếu anh quà rồi thủ thỉ “Ông ơi! ông cho con xin một triệu”.
Anh dãy nảy người lên “Cháu cần tiền làm gì mà mà nhiều thế?”
- Thủ trưởng đơn vị cháu thông báo (Chỉ phổ biến nội bộ, tỷ lệ 10%) không nhanh đăng ký là hết suất: “Đồng chí nào ra quân đợt đầu năm tới muốn về ăn tết với gia đình thì chạy mỗi đ/c 1 triệu đồng nộp cho đơn vị. Tiền phụ cấp và tiêu chuẩn tết không được lĩnh để lại bồi dưỡng cho anh em trực chiến sẵn sàng chiến đấu”.
- Thôi thì… cũng là… “hợp lý”. (Tôi thấy anh ngập ngừng có vẻ chưa thông cho lắm. Những điều lạ lẫm như thế này từ trước tới nay anh chưa bao giờ hình dung ra).
Thế là anh mở hầu bao ngay. Sáng nay hai mẹ con chở nhau lên đơn vị nộp tiền rồi.
Thấy anh mặt rạng rỡ, tôi cũng vui lây.

 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ hai, ngày 10 tháng một năm 2011).





Free Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

Về Miền Tây Đô - K6 LS

Về Miền Tây Đô

_ K6 LS _
Tôi có một tính rất lạ là: Ngày mai có dự định đi đâu xa hay mưu tính việc gì quan trọng... thì đêm đó cấm có ngủ được chút nào. Suốt đêm háo hức như đứa trẻ sắp được tặng một món quà mà nó yêu thích vào sáng ngày mai vậy. Ngày mai tôi sẽ được về miền Tây nam bộ - Nơi tôi chưa bao giờ được đặt chân tới.

Đầu tiên xin cảm ơn bạn Vũ Anh, bạn Hoài Nam, cô tám Phương và gia đình... đã tạo ra một chuyến du lịch sinh thái cực kỳ sống động (ít nhất là với tôi). Các bạn đã chứng tỏ mình là những chủ nhân chiều khách nhất mà tôi từng được biết.

Và không thể làm mất thời gian hơn nữa, tôi xin kể về chuyến đi ấn tượng này.

Hôm gặp nhau tại 209 Kỳ Đồng 2 tại Nguyễn văn Thủ Quận nhất (hội thường nhậu cuối tuần K7) đầu tiên chọn Nha Trang là nơi cả bọn đi. Tuy nhiên do nhiều lý do nên đã chọn Tây Đô (Vũ Anh và Hoài Nam là "chủ mưu"). Nhân sự lúc ban đầu là Vũ Anh, Hoài Nam, Long jun, Văn hoài Nam, Xuân Thắng và tôi. Giờ chót đã thay đổi chỉ còn Vũ Anh, Hoài Nam, Xuân Thắng, tôi và Long lủng. Okie, Tây Đô thẳng tiến trên chiếc xe Ford 10 chỗ của Hoài Nam (với 1 cơ số rượu hảo hạng Vodka Sa Hoàng mà Vũ Anh đã ém trước 8 chai).

Chân cầu Mỹ ThuậnChân cầu Mỹ Thuận - Ảnh AK7

Điểm dừng chân đầu tiên là bắc cầu Mỹ Thuận với sự hoành tráng và diễm lệ của cây cầu đệ nhất Việt nam. Bọn tôi thi nhau chụp ảnh ("thợ ảnh" đôi khi phải mang vác tới 3-4 cái máy chụp) dù lúc đó đã thấy kiến bò bụng. Điểm dừng chân thứ hai là một quán lẩu mắm nổi tiếng Cần Thơ. Thật tuyệt với các loại rau, hoa... làm cho món lẩu mang một hương vị rất riêng của xứ này. Một điều cần phải nói là: Khi gặp nhau lính Trỗi thường hay cãi nhau và nói tiếng Đan Mạch. Tuy nhiên trong suốt chuyến đi thì do "đồng thuận" từ trước nên không có cãi nhau, thỉnh thoảng có nói tiếng Đan mạch chút "Chiện nhỏ". Quân ta giao hẹn chỉ "uốn" 1 chai còn để dành cho buổi tối gặp mặt bạn hữu với sự nhất trí cao. Sau khi thấy đu đủ mọi người về cơ sở sản xuất của Hoài Nam. Thật sự vui mừng vì bạn mình tổ chức làm ăn thật quy mô với một lực lượng lao động đông đảo và cơ sở vật chất hoành tráng. Vũ Anh, Hoài Nam đặc biệt lưu ý tới Xuân Thắng và tôi. Các bạn đề nghị đi thị xã Ngã Bảy để thưởng thức cảnh sinh hoạt sông nước của đồng bào miền Tây. Okie!

Và tôi đã thấy một chút mênh mang sông nước và cũng là lần đầu nên không thể tả được cảm xúc. Nhưng nói chung là rất tuyệt dù lúc đó chợ trên sông đã tàn. Điểm dừng chân buổi tối tại một nhà hàng (tôi không nhớ tên) với 4 chú rắn hổ hằn, 2 chú rùa rùa và vài chú gà nước và 4 chai Sa Hoàng. Cuối cùng tôi còn nhớ là Xuân Thắng bắt đầu "nói ngọng". Thôi, về khách sạn và ngủ để mơ tới chuyến ấn tượng nhất của ngày sau.

Sáng xuống ăn buffet và uống cà phê.

Cuộc hành trình ngày thứ hai bắt đầu. Tôi không ngờ rằng từ đây tôi mới hiểu, dù rất ít rằng: Thế nào là một cuộc sống rất phóng khoáng, rất mến khách, rất giàu cảm xúc và dung dị. Chúng tôi đã qua rất nhiều đoạn kênh rạch mà bất kỳ ai cũng có thể lạc như những ma trận giao lộ của nhữnh thành phố lớn. Đôi khi cũng bị "kẹt" như trên bộ vậy. Tuy nhiên mọi người xử lý rất tình người chứ không như các trường hợp trên bộ. Họ giúp nhau vượt qua các chướng ngại như cho chính họ vậy. Tôi công nhận cái văn hóa sông nước văn minh và tình người hơn văn hóa đường bộ.

Tới nhà cô tám Phương tôi choáng ngợp bởi quy mô ấp trứng vịt và tay nghề lâu năm của gia đình cô. Qua câu chuyện tôi hiểu họ là những chuyên gia và tại sao mấy anh bạn "xấu" nhà mình lại yêu thích món hột zdịt lộn của cô tám Phương như thế. Hơn nữa gia đình cô quý khách tới mức tôi cũng cảm thấy mình như người nhà của cô vậy. Một bữa nhậu với miên man đồ nhậu. Không tin bạn hãy cùng tôi xem nhé: 1 con cá lóc nướng trui hơn kg, hơn chục con tôm càng xanh luộc đỏ au vô cùng hấp dẫn, 3 con gà luộc, 1 nồi lẩu vịt xiêm hoàn hảo, mười mấy trứng zdịt luộc thiên hạ vô đối... và rau đặc sản của vùng này. Cuối cùng là hai chai rượu Sa Hoàng và 1 thùng bia Heinecken với những cái ly khao khát. Thanks Vũ Anh và Hoài Nam nhìu nhìu.

Chúng tôi ra về với những hương vị của miền đất Tây Đô với ngổn ngang cảm xúc, với những trách móc của Long Jun, Đỗ Nghĩa... . Đặc biệt với ĐN. Bạn đã xỉn và quyết đợi bạn nhưng tụi tôi không thể làm gì hơn nếu hành trình vẫn phải phụ thuộc vào thời gian và luật GT. Xin hẹn gặp lại vào ngày thứ sáu tới với những câu chuyện chưa kịp kể.

Xem thêm: "Du lịch Miền Tây Nam Bộ" - AK7, 10/1/2011, Blog K8.


 ❧ ❀ ❧ 
Đăng lại bài viết của K6 LS (đã đăng tại Blog K8: Thứ bảy, ngày 08 tháng một năm 2011).





Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 7 tháng 1, 2011

Lại chuyện anh Cung - Đào Duy


Hàng tháng đúng mồng 8 là chi bộ sinh hoạt, bất luận là ngày gì (trừ phi có thông báo thay đổi). Bí thư chi bộ đã giao hẹn như thế từ đầu nhiệm kỳ.
Đang gật gù nửa tỉnh nửa mơ ở góc hội trường thấy bộp một cái trên vai giật mình ngẩng lên:
- Ơ! Bác Cung! Sao nghe nói bác được miễn sinh hoạt rồi cơ mà.
- Ừ! Nhưng mà buồn, ở nhà buồn, nhớ chú mày nên ra đây tranh thủ ngồi tán dóc, với lại đang mang cục tức trong bụng đây.
- Ngồi lui ra, từ từ anh kể cho mà nghe. 
Yên vị xong anh mới chậm rãi: "Vừa rồi đi làm giấy tờ hoá giá nhà. Sao mà lắm mẫu biểu thế không biết...

Tranh F.LựcPhố cổ - Sơn dầu F.Lực

Hôm lên quận nộp hồ sơ cô nhân viên thụ lý có đôi mắt “mỹ viện” trông cũng to to và hấp dẫn chỉ tội là cứ hấp háy liên tuc. Dễ tính với nhan sắc của các bà các cô như anh mà ngồi đối diện làm việc một lúc cũng không thể chịu  “lổi”. Về nhà đem thắc mắc hỏi mấy bà thì mấy bà, mấy cô giải thích. Trường hợp như thế không hiếm. Nó là do bác sỹ thẩm mỹ tay nghề yếu nên cắt phạm vào dây thần kinh chớp mắt nên sinh tật không chữa được nữa.
Vừa hấp háy mắt xem giấy tờ của anh, cô nhân viên thụ lý hồ sơ vừa gật gù:
- Hồ sơ đẹp đây! Huân chương  nhiều nhỉ, lại đủ loại, cả cái bằng chứng nhận huy hiệu 40 năm tuỏi đảng nữa này…
Rồi cô ta ngẩng đầu lên, tay đẩy bộ hồ sơ về phía anh mặt hơi lạnh đi cô nói:
- Huân chương nhiều đấy nhưng cái cần thì chú lại không có.
- Cái gì?
-  Huân chương kháng chiến hạng nhất. Hồ sơ chỉ yêu cầu  loại huân chương này thôi còn những thứ khác, vứt!
- Với lại chú còn thiếu Giấy đăng ký kết hôn.
Cô nhân viên nhoài người với tay kéo sơ mi hồ sơ trở lại phía mình sau khi chọn lựa một hồi cố ấy vứt những thứ không cần thiêt trả lại  cho anh  rồi nói tiếp:
- Thôi cháu vẫn cứ nhận cho chú. Chú  về bổ sung thêm cho cháu hai loại giấy tờ trên nữa là đủ.
Phải thừa nhận phụ nữ họ thủ cái tờ kết hôn tài thật. Về nhà nói với vợ thế là bà ấy lục tung các loại giấy tờ lưu cữu trong cái hòm gỗ mầu hồng điều  đã bị mọt ăn lỗ chỗ kỷ niệm ngày xưa khi nhập học trung cấp thống kê trên Thái Nguyên. Ngày ấy bà mẹ bỏ cả buổi cấy lên tận chợ huyện mới sắm được đấy.


(Hồi chúng tôi học trên Vĩnh Yên, hết hè, chuẩn bị mùa tựu trường của các trường ĐH Và trung cấp, thường lang thang ngoài ga tàu và đã làm được một bản tổng kết. Cứ 10 em lơ ngơ bước xuống tầu tay trái cắp hòm gỗ sơn màu hồng điều, tay phải ôm cái chậu thau thì y như rằng 10 em thì chỉ có một em không phải là tân sinh viên. Đến bây giờ tôi cũng không biết thằng chết tiệt nào lại có cái ý tưởng tổng kết ấy. Hay!).
Toát mồ hôi vừa nói vừa hắt xì hơi vì mùi ẩm mốc của giấy tờ cũ vừa dụi mắt, dụi mũi bà chị nói với anh:
- Đây bản chính kết hôn đây. Huân chương kháng chiến đây. Đủ rồi nhé. Mặt tươi như bông.
Thế là anh hớn hở ôm đống “phế tích” lên phường phô tô công chứng.
-  Giả! giấy kết hôn giả! Con bé nhân viên tư pháp khẳng định oang oang giữa văn phòng phường rồi dứt khoát không chịu công chứng. Làm anh ngượng muốn chui đầu xuống đất.
- Giả là giả thế nào, chữ rõ ràng không tẩy xoá, dấu hình chữ nhật sắc nét  mực màu xanh tuy đã phai nhưng vẫn còn rõ. giả là giả làm sao! Anh chửi cho con bé tư pháp một trận.
- Con chưa thấy dấu UB phường, xã nào lại là dấu vuông còn mực lại là mực xanh cả. Con bé gân cổ cãi lại.
Rồi nó ngoắc tay đưa cho con bé phụ trách sinh đẻ kế hoạch xem. Con bé kia cũng gật gù ra chiều tán thưởng.
- Ừ! Ừ! Không  giả mới là lạ.
Tức mình anh lên gặp tay chủ tich. Hắn này cũng ẫm ờ rồi cầm tờ hôn thú xuống quát cô nhân viên:
- Bản chính như thế nào thì cứ sao như thế cho bác, tôi chịu trách nhiệm.
Còn cái huân chương kháng chiến hạng NHẤT của anh mới là rầy rà, xui gì đâu. Anh bảo Cả cái bằng huân chương to như thế mối nó xông đâu không xông lại nhè ngay chữ (…ẤT) mà xông, thế là chỉ còn mỗi chữ (NH…) nên mới rách việc.  
Con bé công chứng nó lại không chịu. Nó bảo: “biết đâu huân chương của ông hạng NHÌ thì sao”. Nó kiên quyết không chứng.
Cái này thì lý thuộc về nó. Thế là anh lại phải gửi giấy ra tận ngoài bắc trích lục chả biết bao giờ mới xong chỉ vì hai cái chữ (ẤT) và chữ (Ì).
...
-  Sinh hoạt chi bộ kết thúc tại đây! Xin cảm ơn các đ/c. 
Tiếng tay Bí thư chi bộ oang oang xen trong tiếng vỗ tay lốp đốp.  Hai anh em giật mình: Quái! Sao sinh hoạt nhanh thế nhỉ. Nhìn đồng hồ ông anh nói:
- Gần 2 tiếng còn gì.  Thôi chào nhé, đứa cháu nó đón anh ngoài kia, hẹn tháng sau anh em mình gặp lại.  
Vừa nói anh Cung vừa chìa tay về phía tôi rồi tất tả lao ra cửa UBNDP.

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ sáu, ngày 07 tháng một năm 2011).


Free Counters


0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

“Kỷ niệm chương” cho LS Đặng Bá Linh - hameok6


Hôm qua đi dự lễ truy tặng “Kỷ niệm chương” của Hội CCB QK Trị Thiên – Huế cho LS Đặng Bá Linh. Lễ do Hội CCB phường Nguyễn Cư Trinh, Q1 tổ chức, tuy không lớn, không hoành tráng, nhưng rất long trọng. Tham dự toàn là các CCB, rất người nhà và rất trang trọng với bạn liệt sĩ đã ra đi.
Có được buổi lễ này là do T.Tiến k8 hết sức tích cực liên hệ, giàn dựng (Tiến tới dự với tư cách đại diện hội CCB mặt trận Thừa Thiên Huế đã "không quản đường xá xa xôi" - theo lời cám ơn của PBT phường phát biểu)

Từ trái. Quang Bình k6, PBT phường, cô Hồng (mẹ  LS Linh), CT hội CCB phường, Tăng Tiến k8, Hameo K6Từ trái. Quang Bình k6, PBT phường, cô Hồng (mẹ LS Linh),
CT hội CCB phường, Tăng Tiến k8, Hameo K6
Kỷ niệm chương (chụp bằng ĐT  nên ko được rõ)Kỷ niệm chương (chụp bằng ĐT nên ko được rõ)


Chuyện bên lề:
Buổi lễ được kết hợp tổ chức với Hội nghị cuối năm Hội CCB phường nên đã được nghe báo cáo tổng kết, phương hướng nhiệm vụ … của Hội, trong đó có mục “phấn đấu đạt chỉ tiêu kết nạp hội viên tăng thêm 3%”. Cô Hồng nói nhỏ:
- Cô, chú không sinh hoạt Hội vì họp hành nhiều quá, không đủ sức khoẻ
- Dạ, vậy năm nay cô chú là mục tiêu của 3% này rồi!

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ năm, ngày 06 tháng một năm 2011)


Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Tư, 5 tháng 1, 2011

Thế cũng là sướng - Đào Duy


Một hôm lò dò sang nhà chị chơi. Thấy bà chị đang dạng chân đánh vật với một đống các loại thuốc nằm ngổn ngang trên chiếc chiếu trải dưới nền nhà.
- Ôi may quá! Vào đây! Cậu vào ngay đây hộ chị. - Bà chị la lên như vớ được vàng. - Đang toét cả mắt ra đây. Mắt mũi càng già càng chả ra làm sao. Chữ nghĩa trên vỏ thuốc thì cứ bé tí như con kiến. Luận xong được công dụng chưa kịp uống  có khi chết bố nó rồi cũng nên.

Tranh F.LựcHai chị em - Sơn dầu F.Lực

- Mua gì mà lắm thuốc thế! Sợ chết rồi à! Tôi ngỡ ngàng trước đống thuốc, rồi chọc bà chị.
- Mua gì đâu. Vừa đi Bình Dương lĩnh tiền  “xâu” về. Chủ hiệu thuốc nó vứt cho một bọc hầm bà lằng. Nó bảo toàn là những thứ thông dụng trong tủ thuốc gia đình cả đấy: Thuốc đi ỉa, thuốc nhỏ mắt, thuốc ho, thuốc xoa bóp, thuốc cảm, thuốc điều hoà kinh nguyệt…. thuốc… Thôi thì đủ thứ.
- Quái! lại còn những vỉ chết tiệt gì nữa đây. Dây dợ lằng nhằng lại bọc giấy thiếc hẳn hoi trông như những vỉ sa tế trong gói mỳ ăn liền. Thì ra là “Cabốt”! - Bà chị càu nhàu. Rồi ném đến xoạch một cái cả xấp ra rìa chiếc chiếu - Tiền đâu mà mua, chủ hiệu thuốc nó biếu không đấy, chả mất xu nào... Tí nữa cậu đem một ít về mà phòng thân, tiện ôm luôn cả cái đống chết tiệt nằm ở rìa chiếu kia hộ chị.

Bà chị mắt nheo nheo sau mục kỉnh, lẩm bẩm đọc tên thuốc rồi giải thích tiếp:
- Có cái bằng dược cao (ĐHQY) giờ về hưu chả biết làm gì. Đem đi  “nhân bản”, công chứng có dầu đỏ uỷ ban. Một bản cho tay chuyên kinh doanh thuốc tây  ở đường Thành Thái bên quận 10 thuê, giá bốn triệu/tháng, lĩnh theo quý. Một bản điều lên Bình Dương cho một mẹ người Hoa, mẹ này cũng là dân chạy thuốc tây chuyên nghiệp. Giá cả phương thức thanh toán  cả hai nơi y hệt nhau - Sao thị trường nó điều tiết tài thế, giá thuốc tăng là  “giá bằng” tăng theo khỏi phải kỳ kèo lằng nhằng!!!.
Rồi chị thở dài đến thượt một cái:
- Có biết cái trò này bao giờ đâu. Về hưu bạn bè nó mới mách nước cho đặng kiếm thêm. Trong thời buổi giá cả phi như chó “Ngộ” thế này, không có nó cũng gay, cậu ạ. Chỉ bực mình  là bất kỳ lúc nào nó yêu cầu  thì dù “mưa chết cò” cũng phải lận lưng bản chính phi đi,  cho nên lắm khi cũng bực mình.
- Thế cũng là sướng rồi! 3 đầu lương nếu tính cả tiền hưu, một tháng chị ẵm mười mấy triệu bạc của thiên hạ rồi còn gì. Nuốt không khéo nghẹn thì chết. Thằng em làm ỉa ra quần mà chả bằng một phần của chị. - Tôi ghen tị.
- Chả nghẹn được! Quan chức nó ăn như cá tra tớp c… mà còn chả nghẹn, huống hồ mấy đồng bọ của chị, thì bõ bèn gì. Mà giả sử có nghẹn thì chị cũng húp thêm hớp “canh” cố nuốt.
Ôm bọc thuốc chị cho ra về,  vốn nhát tính nên tôi vẫn ngoái cổ lại dặn chị: "Vừa vừa thôi, tham quá không khéo có ngày nó phát hiện ra là bỏ bố đấy!".

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ tư, ngày 05 tháng một năm 2011).


Free Counters

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Út Phương 3 - Đào Duy

Loạt truyện "Út Phương - Cô chủ tiệm uốn tóc"

Chuyện 3: "Thằng chồng..." *

_ Đào Duy _

Đang sửa lại mái tóc cho bà vợ tôi. Bỗng có tiếng điện thoại bàn. Út Phương nói với ra phía cửa tiệm nơi thằng chồng cùng ba ông hàng xóm đang ngồi “phỏm”.
- Nghe điện thoại hộ em với!
Thằng chồng ngồi quay đít vào trong nhà chả nói chả rằng giơ tay lên lắc lắc.
Chuông điện thoại vẫn đổ. Tức mình Út Phương làm một hơi:
- Ngồi cho lắm vào! suốt từ sáng tới giờ, ngày nào cũng như ngày nào, ngồi thế cho nên mới  “thủng ruột” ra mà vẫn không chừa. (Chả là thằng chồng vừa bị viêm ruột thừa, cứ  thuốc giảm đau tống  vào tới chừng vỡ ra, may mà cấp cứu kịp).

Miễn cưỡng vứt xếp bài đến xoạch một cái xuống mặt bàn, thằng chồng đứng dậy nói với ba ông bạn đang hăng máu:
- Các ông chờ tôi một tẹo để tôi vào tôi “xử lý” con này.
Mấy ông bạn nghe thế mặt bỗng tái dại đi vội khuyên can:
- Thôi! Thôi!... chúng tôi lạy ông. Ông còn muốn chúng tôi vác mặt tới đây hầu ông nữa thì ông hãy bình tĩnh, chuyện đâu có đó.
Chẳng nói chẳng rằng thằng chồng lao vào nhà. Thấy chuyện có vẻ gay ba ông hàng xóm vứt bài chuồn mất.
Thằng chồng lao tới chiếc máy điện thoại:
- Alô! Tôi nghe đây.
- Tình hả (Tình là tên thằng chồng)? Chị đây, chị Thuỷ đây! Em nói với Phương 30 phút nữa chị tới gội đầu nhé.
Thằng chồng trống không hỏi vợ:
- Bà Thuỷ, bả ấy kêu 30 phút nữa tới có kịp không?
- Anh nói với chị ấy là được.
Trả lời xong cúp máy thằng chồng lại ào ra cửa. Lúc này trên mặt bàn chỉ còn lăn lóc bộ bài và 4 chiếc ghế nhựa nằm chỏng trơ.
Út Phương vừa sửa tóc cho vợ tôi vừa cười vừa kể: "Thằng chồng cháu không biết dạo này làm ăn quái gì mà mỗi tuần khi thì ba triệu, khi thì hơn, chiều thứ bảy về vứt cho vợ mặt vênh lên:
- Cầm lấy! Cấm hỏi.
Thế rồi tuần trước buổi trưa buồn ngủ quá con để mấy đứa phụ nó làm cho khách. Đang thiu thiu thì thằng chồng chả biết từ đâu mặt đỏ gay sồng sộc về:
-  Tiền đâu đưa tôi vay chục triệu
- Làm gì có! - Út Phương càu nhàu.
- Cho mượn thôi, thứ bảy trả cả vốn lẫn lãi.


Tranh F.LựcPhiêu bồng - Sơn mài F.Lực

Vốn nghi ngờ chồng nhưng thấy mấy tuần gần đây tiền đem về đưa vợ đều đều nên con cũng yên tâm nhưng vẫn bắt cam kết:
- Đúng thứ bảy đấy nhá, cả vốn lẫn lãi không có thì chết với tôi.
Tuần sau đúng hẹn chả thấy thằng chồng nói năng gì, con đã bắt đầu điên tiết nhưng cố kìm được. Mấy ngày sau, một hôm thấy thằng chồng xởi lởi:
- Em ơi! Em có biết hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu không?…
Chưa kịp để thằng chồng nói gì thêm thế là cơn tam bành của con nổi lên:
- Không có em ơi, em hỡi, không có mượn mõ gì thêm nữa. Trả ngay tôi chục triệu cả tiền lãi nữa, đang điên tiết cả tuần nay đây.
Thằng chồng con nó sững lại, mặt đang vui bỗng tối sầm. Nó chửi lại con:
- Mẹ tiên sư mày! bố mày hỏi xem mày còn nhớ hôm nay là ngày gì không? Là cái ngày bố mày bị vào tròng đúng 10 năm. Cái ngày mà mày tí tởn mặc áo cưới yên trí không còn sợ bị bố mày lừa như mày nói.
Ngừng một tí để lấy sức nó chửi tiếp:
- Định tối nay đưa cả nhà ra nhà hàng chiêu đãi, tặng mày cái lắc và trả tiền vay cả lãi mà tao mượn đã quá hẹn. Tự dưng mày lại chửi tao. Đã thế bố đéo làm gì nữa.
Con quê một cục, cứ thế lao vào ôm lấy nó, ôm cật lực và dúi mũi vào cặp má sần sùi đầy trứng cá bọc của nó mà hôn, mà xin lỗi, mà nũng nịu. Thế là nó hết giận.
Tối, cả nhà 4 người ra “Em ơi HN phố” mất toi triệu bạc.
- Đây cô này! cô xem cái lắc nó tặng con có đẹp không?


* Tiêu đề phụ do Bạn Trỗi K6 tự đặt thêm. Xin lỗi tác giả vì đã mạn phép.

Xem loạt truyện "Cô chủ tiệm uốn tóc":

Đăng lại bài viết của Đào Duy (đã đăng tại Blog bantroi5: Thứ ba, ngày 04 tháng một năm 2011).



HTML Hit Counter

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>