Thăm cụ Nguyễn Thọ Chân - TranKienQuoc
Thứ Sáu, tháng 10 14, 2011Thăm cụ Nguyễn Thọ Chân
TranKienQuoc
Sáng qua, anh em tôi hẹn đến thăm cụ Chân. Vừa lọc xọc ở cổng đã thấy cụ ra trong áo pull, quần xoóc. Cụ năm nay đã 91, nhanh nhẹn, khỏe mạnh. "Chú vẫn bơi đều đấy chứ?", "Ừ, 600m/ngày, từ thứ 3 đến thứ 7".
Thế rồi chú, cháu tâm sự. Lần này đến báo cáo cụ về blog Bantucondao3045, trong đó có rất nhiều thông tin về các cựu tù Côn Đảo do cụ cung cấp. Trí nhớ cụ tuyệt vời, cho đến nay chỉ cần suy nghĩ 1 lúc là đọc ngay ra tên và đặc điểm bạn bè, đồng đội.
Cuộc đời của cụ
Cụ chả hoạt động bí mật với cha tôi hồi 1942-43 ở Hà Nam, Hà Đông; sau từng là bí thư HN rồi bị bắt đi đày lên Sơn La, ra Côn Đảo đến 1945 được đón về đất liền. 1949 trở ra miền Bắc cùng đợt các cụ Hà Huy Giáp, Trần Xuân Độ...
Trở về Nam, cụ tham gia Đặc khu SG - Gia Định rồi 1951 bị Pháp bắt, giam tới 1954 mới được trao trả. Cũng vì lí do này mà 2 năm cụ bị "nằm chơi xơi nước", tới 1956 mới về làm Vụ trưởng, Trưởng ban Thanh tra Bộ Lao động. Năm 1959 là Phó bí thư Thành ủy HN và 1961 là Bí thư Hồng Quảng.
Cụ nhớ lại: "Hai năm nằm chờ, ông Phạm Ngọc Thạch (khi đó là Bộ trưởng Y tế) rất thương, hay đón đến khám bệnh và cho thuốc. Ông bảo, cậu phải lấy vợ. Chú cười: "Sao anh không lấy?", "Tớ khác" (ông có bà vợ Tây mà). Rồi ông giới thiệu cô em họ (con bà cô) cho chú. Năm 1959, chú cưới cô".
Thế rồi chú, cháu tâm sự. Lần này đến báo cáo cụ về blog Bantucondao3045, trong đó có rất nhiều thông tin về các cựu tù Côn Đảo do cụ cung cấp. Trí nhớ cụ tuyệt vời, cho đến nay chỉ cần suy nghĩ 1 lúc là đọc ngay ra tên và đặc điểm bạn bè, đồng đội.
Cuộc đời của cụ
Cụ chả hoạt động bí mật với cha tôi hồi 1942-43 ở Hà Nam, Hà Đông; sau từng là bí thư HN rồi bị bắt đi đày lên Sơn La, ra Côn Đảo đến 1945 được đón về đất liền. 1949 trở ra miền Bắc cùng đợt các cụ Hà Huy Giáp, Trần Xuân Độ...
Trở về Nam, cụ tham gia Đặc khu SG - Gia Định rồi 1951 bị Pháp bắt, giam tới 1954 mới được trao trả. Cũng vì lí do này mà 2 năm cụ bị "nằm chơi xơi nước", tới 1956 mới về làm Vụ trưởng, Trưởng ban Thanh tra Bộ Lao động. Năm 1959 là Phó bí thư Thành ủy HN và 1961 là Bí thư Hồng Quảng.
Cụ nhớ lại: "Hai năm nằm chờ, ông Phạm Ngọc Thạch (khi đó là Bộ trưởng Y tế) rất thương, hay đón đến khám bệnh và cho thuốc. Ông bảo, cậu phải lấy vợ. Chú cười: "Sao anh không lấy?", "Tớ khác" (ông có bà vợ Tây mà). Rồi ông giới thiệu cô em họ (con bà cô) cho chú. Năm 1959, chú cưới cô".
Kỉ niệm với nhà cụ Hà Huy Giáp
Năm 1948, chú và ông Nguyễn Văn Linh ở cùng căn cứ trong Nam bộ với ông Giáp (bố Chí Quang, Chí Thành). Mẹ cháu (cụ nói với Chí Thành) là học sinh của chú.
Hai chúng tao xui ông Giáp lấy bà Chí. Ông Giáp hiền lành, chả biết tán, đùa lại: "Sao các anh trẻ mà không chịu lấy?". Hồi đó ông Linh và chú đều chưa vợ. Rồi nghe các chú xúi, ông Giáp đến gặp bà Chí, thật thà tâm sự: "Các anh ấy xúi tôi "hỏi" chị".
Khi 2 người đã "bắt" nhau, bọn chú hỏi bà Chí: "Chị thấy anh ấy thế nào?". Bà Chí bảo: "Anh Giáp đẹp như Giê-su!".
Hồi đó nhà cụ Giáp ở Hàn Thuyên, còn chú ở căn phòng bé tí (đâu như 16m2) ở Tôn Đản. Thấy khổ quá, ông Giáp bảo, hay là về ở cùng và dặn thư kí xếp 1 phòng cho chú. Song chú không về.
Còn khi chú về Hồng Quảng, nhà cụ Hà Huy Giáp lần nào xuống nghỉ cũng tới nhà chú. Lần đó ra biển, thằng Quang không biết bơi mà dám tự mình lao ra xa. Suýt chết. May có cô biết bơi nên đã cứu sống nó.
Hà Chí Thành lúc bấy giờ mới bảo "Thảo nào giờ anh Quang vẫn mê bơi lặn!".
Năm 1948, chú và ông Nguyễn Văn Linh ở cùng căn cứ trong Nam bộ với ông Giáp (bố Chí Quang, Chí Thành). Mẹ cháu (cụ nói với Chí Thành) là học sinh của chú.
Hai chúng tao xui ông Giáp lấy bà Chí. Ông Giáp hiền lành, chả biết tán, đùa lại: "Sao các anh trẻ mà không chịu lấy?". Hồi đó ông Linh và chú đều chưa vợ. Rồi nghe các chú xúi, ông Giáp đến gặp bà Chí, thật thà tâm sự: "Các anh ấy xúi tôi "hỏi" chị".
Khi 2 người đã "bắt" nhau, bọn chú hỏi bà Chí: "Chị thấy anh ấy thế nào?". Bà Chí bảo: "Anh Giáp đẹp như Giê-su!".
Hồi đó nhà cụ Giáp ở Hàn Thuyên, còn chú ở căn phòng bé tí (đâu như 16m2) ở Tôn Đản. Thấy khổ quá, ông Giáp bảo, hay là về ở cùng và dặn thư kí xếp 1 phòng cho chú. Song chú không về.
Còn khi chú về Hồng Quảng, nhà cụ Hà Huy Giáp lần nào xuống nghỉ cũng tới nhà chú. Lần đó ra biển, thằng Quang không biết bơi mà dám tự mình lao ra xa. Suýt chết. May có cô biết bơi nên đã cứu sống nó.
Hà Chí Thành lúc bấy giờ mới bảo "Thảo nào giờ anh Quang vẫn mê bơi lặn!".
Đăng lại bài viết của TranKienQuoc (đã đăng tại Blog K5: Thứ sáu, ngày 14 tháng mười năm 2011).
Xem thêm: Thăm cụ Nguyễn Thọ Chân (tiếp).
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>