Bạn Tình của tôi - hameok6


Tổ 3 người sau 40 năm (Thông đì, Tình mốc, Hà mèo)Tổ 3 người sau 40 năm (Thông đì, Tình mốc, Hà mèo)

T
ình này không phải là Tình yêu mà Tình mốc!Ngo Thai Hoa K6+K7 nói...

Tình Mốc cùng B3 trại đồi với tôi và HMK6, sau này về Hà Nội tôi hay đến chơi nhà Tình Mốc ở trong khu tập thể Sở Thương nghiệp Hà Nội ở Hàng Trống.
Cảm ơn HM nhiều về bài này và chúc Blog Bạn Trỗi K6 của bạn ngày càng phong phú và hấp đẫn.
19:20 Ngày 17 tháng 10 năm 2011
Nó với Thông đìVNQ nói...

Bác Thông "đì" này còn có một người em học ở K7 tên Thái. Trước khi lên Trỗi ở khu nhà 4 tầng của tập thể Viện 103. Ngày còn bé tôi cũng ở khu nhà lá của khu TT này, cứ mỗi lần có bão là "tản cư" lên nhà Thông - Thái. Thái K7 trước học ở LX, làm ở Bộ tư lệnh Hóa học, không thấy sinh hoạt với K7 hay K7 mất liên lạc?

08:43 Ngày 18 tháng 10 năm 2011
và tôi là cùng 1 tổ 3 người hồi lớp 8 vậy. Chẳng hiểu nó có mốc chỗ nào không, nhưng từ hồi lớp 5 đã gọi là Tình mốc.
Thằng bạn tôi tỏ ra có tính “thị trường” từ hồi Trỗi. Khi ở Hưng Hóa, nó nuôi 1 con gà ngay đầu giường. Chỗ cái lỗ dưới cửa sổ được nó khoét ra, đóng 1 cái thùng gỗ nhỏ chìa ra bên ngoài rồi nhét con gà vô đó. Con gà không cựa quậy được, đầu hướng vào trong nhà, hàng ngày được thằng bạn tôi cho ăn cơm, uống nước, còn đít trong cái hộp gỗ chĩa ra ngoài cứ việc xả thoải mái xuống mái che cửa sổ tầng dưới. Chẳng ai thấy nếu không leo lên cửa sổ nhìn ra (mà mấy thầy và các cán bộ thì không bao giờ leo trèo rồi). Vậy là chẳng làm ai mất vệ sinh! Lại là con gà mái, nên chỉ “cục, cục” chớ không nửa đêm cất tiếng gáy thì bỏ mẹ ngay! Rồi sau 1 thời gian, con gà lớn lên, nó đem xuống nhà bếp bán cho mấy cô nuôi chớ chẳng dại đem ra nhà bà Béo ăn như mấy con ngỗng của tụi tôi.
Đấy là “lãnh vực chăn nuôi”, còn “lãnh vực trồng trọt”, thằng bạn cũng chẳng kém. Không biết nó kiếm giống má ở đâu đem về trồng 1 cây bí ngay góc đường đi sang trại công binh. Hàng ngày nó tưới nước, chăm sóc rất cần mẫn. Có 1 lần tụi tôi thấy nó dùng dây kéo 1 miếng sắt to như cái xẻng từ đâu về và trên miếng sắt là 1 đống phân bò còn tươi. Thật ấn tượng! Đấy chính là cảnh mà Thắng biêu đã miêu tả trong 1 lần làm báo tường:

Trời mưa trời gió đùng đùng
Học sinh trường Trỗi đi lùng phân trâu
Đem về tưới bí tưới bầu
Cây lên mơn mởn, cô nuôi vui mừng

“Cô nuôi vui” vì sau đó nó đem bán cho cô nuôi mà. Chắc bán cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng có lẽ với đám học trò hồi đó là sướng lắm rồi!



Nói vậy chớ thằng bạn tôi đâu chỉ hay về “nông nghiệp”. Ở “lãnh vực công nghiệp” nó cũng là thằng đáng nể lắm. Hồi đó, anh em mình ngồi học bằng mấy cái dầm cầu công binh một cục to chành bành làm gì có ngăn kéo nên toàn phải để sách vở lên trên, chẳng biết làm sao quay cóp khi kiểm tra cả? Vậy là thằng bạn tôi kỳ cạch mấy buổi trưa không ngủ ngồi đục cái dầm cầu ra 1 lỗ vuông vức, ở phía trên có 1 cái nắp đậy đàng hoàng, nếu không biết thì không thể nhận ra có lỗ ở đó. Bên trong cái hộc, nó nhét 2 cuộn chỉ gắn trục có tay quay lòi ra ngoài. Khi kiểm tra chỉ cần cuộn cái giấy đã viết sẵn bài vào và quay quay cái trục là đọc được như xem phim vậy. Thật là kỳ công! Đục cái dầm cầu công binh của Liên xô đâu phải dễ dàng. Vậy mà thằng bạn tôi đã hoàn thành “công trình” đó như ý tưởng. Vấn đề nằm ở chỗ: Công ngồi viết toàn bộ bài lên cái băng giấy đúng kích cỡ quy định (thì mới cuộn vào cuộn chỉ được) còn nhiều hơn thời gian học thuộc bài đó! Và thực tế, khi vô giờ kiểm tra, nó cứ phải quay tới, quay lui để tìm đúng chỗ cần chép. Gặp phải giấy hồi đó anh em mình dùng không được xịn nên giữa chừng bị đứt. Rối băng! Thằng bạn loay hoay chỉnh sửa kỹ thuật trong bí mật … Hết giờ vẫn chưa xong! Vậy là “công trình không mang lại hiệu quả thực tế”! Sau này, tụi tôi đã phải lật úp cái dầm cầu lại để không ai nhìn thấy cái công trình bí mật đó.N.H.QUE nói...
Hóa ra công nghệ " quay phim " này các đại ca đã thực hiện từ thế kỷ trước . Học trò bây giờ có công nghệ cao nên việc in ấn nhanh , rõ và khỏe thân hơn nhiều . Mỗi tội nội dung nhìu quá nên tìm xem tài liệu nằm ở đoạn nào , cuộn nào hơi bị khó , tìm được thì cũng bị tóm lun .
06:58 Ngày 18 tháng 10 năm 2011

HMK6 nói...
@Quế: Chuyện quay cóp thì đời học sinh nào mà chẳng có. Nhưng thật ra nếu ko học gì hết thì có quay cũng chẳng ra gì. Thằng đó kiểm tra môn toán, xem bài thằng bên cạnh thấy có số 8 mà nó viết nằm ngang bèn sửa đứng lại cho đúng!
09:37 Ngày 18 tháng 10 năm 2011

K6LS nói...
cai cong lam dung cu copy nhu vay thi ngoi hoc hanh cho nghiem chinh co tot hon ko? Ai lai di duong vong nhu the.Doc xong thay chan. 
15:02 Ngày 18 tháng 10 năm 2011

Quế nói...
@K6LS: chứng tỏ đại ca là một trò ngoan (hy vọng còn ngoan đến bi giờ), chứ làm phim ảnh mất công tí nhưng hấp dẫn (phải là có đầu óc năng động mới thiết kế được) hơn việc học bài mừ!
07:18 Ngày 19 tháng 10 năm 2011

HCQuang nói...
Có người nói "Thằng lười thúc đẩy xã hội tiến lên", ý muốn nói:
Anh siêng năng thì chỉ với cái cuốc của cụ tổ để lại, đã cuốc ngon lành hơn sào ruộng.
Anh lười, mới cuốc có mấy phát đã ... nghỉ giải lao giữa giờ, thành thử anh ta mới cột cái cuốc vào lưng thằng trâu. Trâu kéo cuốc, cũng hoàn thành nghĩa vụ vậy (nghĩa vụ của ảnh, chứ không phải của thằng trâu). Thế rồi, từ cái cuốc, cái cầy chìa vôi ra đời, nhằm "thỏa mãn nhu cầu lười ngày càng cao" của ảnh.
Nghe mà buồn cho anh siêng năng, nhưng có vẻ ... chưa tới mức vô lí.
09:47 Ngày 20 tháng 10 năm 2011

Hưng HóaHưng Hóa

Nhưng mà chuyện thằng bạn Tình của tôi có lẽ hay nhất là khi nó 2 lần trốn về Hà Nội (mà khi đó tụi tôi gọi là “đào ngũ”) bị bà già “áp tải” trở lại trường và rồi “chìm xuồng”! Nghe đâu lần đầu thì cũng đơn giản. Nó đi qua Trung Hà, ra bến xe Sơn Tây mua vé về Hà Nội. Nhưng lần thứ 2. Có lẽ bị “canh me” quá, nó đi đò qua bên kia sông, đi bộ tới ga Phủ Đức, nhưng không có tàu (vì đang bị đánh phá) nên tiếp tục “hành quân” tới tận Bạch Hạc rồi mới nhẩy tàu về. Dọc đường cũng lắm chuyện ly kỳ, nhưng chắc phải chính đương sự mới có thể kế hết được.


 ❧ ❀ ❧ 

Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 17 tháng mười năm 2011).