Bệnh Quai bị - hameok6
Thứ Ba, tháng 10 11, 2011Bệnh Quai bị
haᶬeok6
Cái bệnh quái đản tự nhiên “đổ” vào đại đội tôi. Cứ tối đến, cả bọn kéo nhau xuống quân y cho chú y tá xem xét, sờ sờ, nắn nắn cái hạch sau tai. Đứa nào kêu đau là bị đưa đi cách ly ít nhất 2 tuần liền. Hồi đó ở Hưng Hóa, chỗ cách ly là một gian nhà nhỏ xinh xắn kế bên gốc vả trông rất nên thơ nằm cách xa ra hẳn dãy nhà Bệnh xá và xa hơn nữa là nhà C11. Cứ mỗi khi đi qua là lại thấy mấy thằng bạn “cách ly” quanh quẩn bên gốc vả với cái hàm sưng tấy trông mà hãi.
Một lần tôi vừa đi ngang qua, bỗng thấy Hà sái kêu í ới, ngoắc ngoắc vào nhà “cách ly” - Lạ nhỉ, nó đâu có quai bị mà sao ở đây? – Nghĩ vậy nhưng tôi vẫn từ từ tiến tới trong nghi hoặc và chút lo lắng (bị lây bệnh). Lại gần thì ra cần phải “giúp đỡ bạn”. Số là cơm bệnh xá thì đúng là “đặc táo”, rau thịt đầy đủ và trên hết là cơm no không độn. Thật là hiếm có! Nhưng mấy thằng bạn “cách ly” hàm sưng vều, nuốt đâu có vô. Mà ăn không hết là bị mấy chú quân y “phê bình” ngay. Vậy là tụi tôi “có trách nhiệm” tiêu thụ cho hết mâm cơm bệnh xá. Không còn gì tuyệt hơn! ❖4 SG nói...
Nói chung về Bệnh xá thì ăn ngon rồi! Nhưng ngon nhất là thời kỳ ở trường mới.Tôi nhớ hồi mà nhà trường phải thắt lưng buộc bụng (thời kỳ trường xem như bị phong tỏa do văn cách oánh nhau dử dội). Lúc đó tôi bị nhọt ở mông và vêm tai. Đau thật nhưng tinh thần ăn uống thì không giảm sút. Khi lên nằm điều trị ở Bệnh Xá, gần cái núi đá con con, trông như hòn non bộ. Lúc đầu nhớ anh em nên chỉ mong hết bình rồi về. được vài bửa thấy ăn ngon quá (so với bếp tiểu đoàn)nên hết bịnh còn xin nắm thêm bổi dưởng vài hôm. Về đại đô5i, chừng hơn tháng thì trường rút quân về VN.
Khòng tháng 3 1970, không hiểu đồng chí Nhâm, y tá thương mình hay sao (lúc đó đang thuộc danh sách bịnh nặng : thấp khớp" nên cho tiều chuần ăn bồi dưỡng của bệnh xá 10 ngày. Ăn bên nhà ăn của K8. Cũng ngon hơn nhưng không siêu như trước đó. Vì lúc đó bếp K7 được cải thiện nhiều, do K7 đòi phải công khai tài chánh tiền ăn. Đúng là trưởng thành thoe lứa tuổi. Nh7ng chỉ hơn tháng sau thì trường giải thể. Chấm dứt thời hoa niên vô tư lự, không bao giờ trở lại.
Ai còn nhớ tên Ban chỉ huy đại i K7 thời năm học lớp 8.
C trưởng : ?
C phó : ?
C viên : ?
C viên phó : Thọ.
Làm ơn điền vào dấu ?
07:17 Ngày 11 tháng 10 năm 2011
HMK6 nói...
@$SG: "K7 đòi phải công khai tài chánh tiền ăn". Cái vụ này mới nghe lần đầu đấy. Có "mùi" công đoàn quá nhỉ?
09:13 Ngày 12 tháng 10 năm 2011
Gtl. nói...
Chu Kim Giám(C trưởng),Hậu(gan khô C phó),Thác(hay Thát gì đó Ct viên).
Áng chừng vậy ko biết có chính xác ko?
18:17 Ngày 14 tháng 10 năm 2011
4 SG nói...
Cám ơn GTL! tuy có nhầm! Nay xếp lại :
C trưởng : Thát
C phó : Xuân
C viên : Hậu
C viên phó : Thọ.
Ai có thể chỉnh cho chính xác!
Chuyên công khai tài chính ở bếp K7 là thật nhưng chỉ khoảng 1 tháng AE ta cuốn gói về bú tí !
16:32 Ngày 18 tháng 10 năm 2011
Từ đó, cứ khoảng giờ cơm là tôi chạy ngay xuống bệnh xá “thăm” mấy thằng bạn. Nhưng đâu phải chỉ có mình tôi “nhớ” bạn nên đâu phải lúc nào cũng “có ăn” (đúng nghĩa đen). Tóm lại, các thầy, các chú quân y lo lắng cách ly các kiểu, nhưng tụi tôi thì chẳng thấy gì cả!
Mà rồi “chạy trời cho khỏi nắng”, tới một bữa, cái hạch sau tai tôi sưng tấy lên. Vậy là đi “cách ly”! Lần này thì tức thật. Cứ tới bữa là ngồi nhìn bọn bạn “thăm hỏi” muốn phát thèm. Mà thèm cũng đâu có được. Nuốt nước miếng một cái là … đau thấu trời! Chỉ ráng uống mấy miếng canh mà cũng là cả một sự cố gắng vô cùng.
Được hai bữa, có thằng kia bỗng rủ tôi ăn mấy trái vả.
- Mẹ, nước uống không được mà còn ăn vả?
- Ăn đi, thấy đau thì nhả ra. Nhai vài miếng cho ê hàm, lát nữa ăn cơm khỏi đau.
- Ừ há!
Vậy là nhá mấy trái vả. Đau thấu ông bà ông vải!!!
Nhưng kết quả thấy rõ ngay. Từ bữa đó mấy thằng bạn chẳng còn gì để “thăm hỏi”. Không biết khi chọn nơi “cách ly” gần cây vả, mấy chú quân y có nhã ý gì không nhỉ!? Vậy là tụi tôi thật sung sướng với Bệnh xá. Sáng không phải dậy sớm, ăn uống ngon lành, cả ngày ngồi chơi hết cờ tướng lại đánh tú-lơ-khơ, xem truyện, nói dóc mà không phải “đóng kịch” như khi giả vờ ốm. Tuyệt vời!
Ngồi mãi cũng chán. Được vài hôm, đợi sau khi chú quân y thăm bệnh xong, tụi tôi rủ nhau lang thang đi chơi. Cái hàm thằng Thanh Trung sưng đỏ. Lo mọi người sợ, nó lấy cái khăn phu-la quấn trùm ra ngoài trông có vẻ “ăn chơi” lắm. Ra tới nhà bà Béo bán chuối, bả nói: Tưởng gì, quai bị thì để bác chữa cho! - Bả lấy cái bị cói dơ hầy trong nhà ra, hơ hơ cái quai trên bếp cho nóng lên rồi dí vô chỗ sưng trên hàm tụi tôi. Vừa làm, bả vừa nói: Thế nên mới gọi là bệnh “Quai bị”! - Chẳng biết có khỏi không, nhưng thấy âm ấm cũng dễ chịu làm mấy đứa “quất” hết ngay nải chuối “ký sổ”. Ăn xong, đi về qua sân bóng, mấy thằng rửng mỡ kiếm được một quả bóng, bắt Chí dốt ra chụp gôn để cả đám thay nhau đá pê-nan-ty.
Đang vui vẻ, bỗng nghe tiếng la: Giời ơi, mấy cậu quai bị chạy chơi ầm ầm thế này mà biến chứng là chết! – Quay lại thì ra chú quân y – Hoạt động nhiều, sưng d… lên là sau này mất giống hết đấy! – Bị la, cả bọn hoảng hồn bỏ chạy chứ đâu có nghĩ gì tới giống má. Mà nhớ hồi đó thằng P.H. bị quai bị lúc nào cũng phải đi khệnh khạng. Chắc là sưng to lắm? Nhưng tới nay thấy nó vẫn có con cái đầy đủ có thiếu giống nào đâu (có khi thừa mà không biết chừng?).❖ TranKienQuoc nói...
Đúng là không để lại di chứng nên chú nào cũng có con, mà con trai nữa chứ!
07:48 Ngày 11 tháng 10 năm 2011
Chẳng biết do cái quai bị của bà Béo hay do ăn chơi quá đầy đủ mà chỉ mới 1 tuần, tất cả mấy thằng tụi tôi chẳng còn chút vết tích gì của bệnh. Mấy chú quân y có lẽ cũng chán quá vì sợ tụi nó biến chứng mất giống (?) nên cũng cho cả bọn “xuất Bệnh xá” cho rồi. Mà cũng chẳng hiểu sao, sau khi tụi tôi về, cái bệnh quai bị cũng biến mất khỏi đại đội luôn. Còn tụi tôi thì trở thành “miễn mắc dịch”.
❧ ❀ ❧
Đăng lại bài viết của hameok6 (đã đăng tại Blog K8: Thứ hai, ngày 10 tháng mười năm 2011).
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>