Thầy Mãn - hameok6
Thứ Năm, tháng 1 31, 2008THẦY MÃN
B3C5 – năm 1965 được thầy Mãn phụ trách (sau thầy không đi Trung Quốc và nay cũng không nghe nói gì về thầy). Thầy dạy môn địa và đội khi cả toán. Thầy có dáng người nhỏ nhắn, trắng trẻo đúng như các bài tập làm văn mẫu vẫn thường mô tả về một thầy giáo.
Nhưng điều tôi không quên được là những truyện thầy kể cho chúng tôi nghe vào những buổi tối sau giờ sinh hoạt trung đội, trước giờ điểm danh hay cuối các giờ học của thầy “nếu các em trật tự, học tốt thì sẽ có 15 phút kể chuyện”.
Và như vậy, Napoleon chinh chiến khắp châu Âu, châu Phi rồi bị Cutudop đánh bại đã được chúng tôi say sưa nghe với minh họa rõ ràng trên bản đồ Thế giới do thầy vẽ (thầy vẽ bản đồ Thế giới lên bảng với trí nhớ của mình mà không hề sai).
Rồi những Giăng van Giăng, Giave, Codet, Marius... cũng đã cùng chúng tôi đi vào giấc ngủ khi quây quần bên thầy trong những buổi tối ở An – Mỹ, Đại – Từ dưới mái nhà tranh hay trên thảm cỏ.
Những tác phẩm vĩ đại của nền văn học Thế giới đã được thầy truyền lại cho chúng tôi bằng lối kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhưng đơn giản để mấy cái đầu non nớt của tụi học sinh lớp 5 chúng tôi có thể “tiêu thụ” được mà vẫn không hề sai với nội dung và ý nghĩa của các đại văn hào đã viết ra (điều này đã được tôi kiểm chứng khi sau này trực tiếp đọc các tác phẩm vĩ đại đó).
Không biết các bạn khác nghĩ sao, nhưng đối với tôi đây là những bước khai phá đầu tiên tiến vào thế giới văn học cổ điển, mà người khai phá là thầy MÃN.
Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Út Trỗi”: Thứ năm, ngày 03 tháng một năm 2008)
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>