(ĐC sưu tầm trên NET)
Edward Drinker Cope (trái) - Othniel Charles Marsh và cuộc chiến tranh về xương Trong cơn sốt khủng long hồi cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, có hai người đã dùng mọi cách để qua mặt nhau trong cuộc săn lùng hóa thạch khủng long, đó là nhà cổ sinh vật học Othniel Charles Marsh tại Bảo tàng Peabody ở Đại học Yale, và Edward Drinker Cope tại Viện Hàn lâm Khoa học Tự nhiên ở Philadelphia, Pennsylvania. Lúc đầu họ khá thân thiết, nhưng sau đó vì cạnh tranh mà họ trở nên ghét nhau.
Trong một chuyến đi săn hóa thạch, Marsh đã đút lót những người giữ hố đào hóa thạch để có được cái ông mong muốn. Một lần khác, Marsh cài gián điệp tham gia một trong các đoàn thám hiểm của Cope. Người ta đồn rằng hai người họ đã cho đặt thuốc nổ vào hố hóa thạch của nhau để cản trở khám phá của người kia. Trong nhiều năm, họ công khai làm bẽ mặt nhau trên các bài báo học thuật và viết báo kết tội nhau là tham ô tài chính và không có năng lực.
Tuy nhiên, cả hai nhà nghiên cứu đều có đóng góp to lớn cho lĩnh vực cổ sinh vật học. Các loài khủng long mang tính biểu tượng như Stegosaurus, Triceratops, Diplodocus và Apatosaurus được khai quật là nhờ những nỗ lực của họ.
Oliver Heaviside - nhà khoa học kỳ cục nhất Nhà toán học và kỹ sư điện người Anh Oliver Heaviside đã phát triển các kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích mạch điện và giải phương trình vi phân.
Nhưng thiên tài này lại được bạn bè đặt cho biệt danh “người kỳ cục nhất”. Nhà kỹ sư thiết kế nhà ở bằng các khối đá granite khổng lồ, sơn móng tay của ông màu hồng chói, thậm chí ông chỉ uống sữa để tồn tại trong vài ngày.
Nhà khoa học này bị mắc chứng bệnh hypergraphia, một bệnh ở não khiến người ta ham viết lách quá độ.
Nhà vật lý vui tính Richard Feynman Ông là một trong những nhà vật lý lỗi lạc nhất và nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Ông từng tham gia dự án Manhattan, nỗ lực tối mật của Mỹ để xây dựng một quả bom nguyên tử.
Feynman còn là người thích nghịch ngợm. Lúc buồn chán khi thực hiện dự án Manhattan ở Los Alamos, ông thường dành thời gian rỗi của ông chơi với các ổ khóa và chìa khóa để xem các hệ thống này có thể bị vô hiệu hoa dễ như thế nào. Không những vậy, trên con đường phát triển lý thuyết mang lại cho ông giải Nobel về động lực học lượng tử, ông hay đi chơi với các cô gái biểu diễn ở Las Vegas.
Bên cạnh đó, ông còn là chuyên gia về ngôn ngữ của người Maya và tham gia điều tra nguyên nhân dẫn tới vụ nổ của tàu con thoi vũ trụ Challenger vào năm 1986.
Nhà toán học vô gia cư Paul Erdős Nhà lý thuyết số người Hungary đã rất tận tâm với công việc của mình và không kết hôn, ông sống phiêu bạt cùng một chiếc vali, thường xuất hiện trước cửa nhà các đồng nghiệp mà không bao giờ báo trước.
Ông nói rằng "bộ não của tôi rất thoải mái", sau đó ông sẽ làm việc giải toán liên tục trong vòng một, hai ngày.
Về sau, ông nghiện cà phê, uống thuốc caffeine, các chất kích thích để tỉnh táo nghiên cứu toán học suốt 19 đến 20 giờ mỗi ngày, ông đã công bố khoảng 1.500 bài báo quan trọng cho đến cuối cuộc đời mình.
Buckminster Fuller và nhật ký cuộc đời Kiến trúc sư và nhà khoa học nổi tiếng Buckminster Fuller đã sáng tạo ra các kiến trúc mái vòm. Đây những hình dung mang tính viễn tưởng của các thành phố trong tương lai và một chiếc xe được gọi là Dymaxion trong những năm 1930.
Fuller cũng là người lập dị, ông nổi tiếng đeo ba chiếc đồng hồ cùng lúc để xem giờ ở ba khu vực khác nhau khi ông bay khắp trái đất. Ông chỉ ngủ khoảng hai tiếng mỗi đêm, và ông thường gọi là giấc ngủ Dymaxion. Điều đặc biệt, tất cả những gì diễn ra xung quanh ông đều được ông ghi lại.
Từ năm 1915 tới năm 1983 khi ông qua đời, Fuller luôn giữ bên mình quyển nhật kí chi tiết mô tả cuộc sống của ông được cập nhật đều đặn 15 phút một lần. Kết quả là, các sổ nhật ký của ông chất đống cao 82 mét được lưu trữ tại trường Đại học Stanford.
Nhà vật lý Robert Oppenheimer Đây là một nhà bác học thông thạo 8 ngôn ngữ và am hiểu nhiều lĩnh vực bao gồm thơ, ngôn ngữ học và triết học. Chính điều này khiến Oppenheimer đôi khi gặp khó khăn trong việc giúp người khác hiểu điều ông nói. Ví dụ, năm 1931, ông nhờ đồng nghiệp Leo Nedelsky từ trường Đại học California Berkeley chuẩn bị bài giảng cho ông, ông lưu ý rằng việc làm này không khó vì nội dung có sẵn trong một quyển sách mà Oppenheimer đưa cho Leo Nedelsky. Sau đó, người đồng nghiệp không biết phải làm thế nào vì cuốn sách viết hoàn toàn bằng tiếng Hà Lan và người bạn mang trả lại. Phản ứng của Oppenheimer là: “Nhưng tiếng Hà Lan dễ thế kia mà".
Giáo sư đãng trí Werner Heisenberg Ông là nhà vật lý lý thuyết xuất sắc với cái đầu lúc nào cũng để trên “mây”. Năm 1927, nhà vật lý lý thuyết người Đức đã phát triển các phương trình bất định nổi tiếng trong lĩnh vực cơ học lượng tử, các quy tắc để giải thích hoạt động ở quy mô nhỏ của các hạ nguyên tử.
Tuy nhiên ông đã trượt kỳ thi bảo vệ luận án tiến sỹ bởi gần như không biết một chút về kỹ thuật thực nghiệm. Khi một giáo sư phản biện trong ban thẩm định luận án hỏi ông pin hoạt động như thế nào, ông đã không trả lời được.
Anh hùng thầm lặng Nikola Tesla Quê ông ở Serbia, sau đó ông di chuyển đến Mỹ vào năm 1884, ông làm việc cho Thomas Edison, và thực hiện những bước đột phá quan trọng trong đài phát thanh, người máy và điện học.
Nhưng ông bị mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), ông không chạm vào bất cứ thứ gì hơi bẩn, tóc, bông tai ngọc trai hoặc những vật tròn tròn. Ngoài ra ông bị ám ảnh bởi số 3, ông đi bộ xung quanh một tòa nhà ba lần trước khi bước vbào, và trong mỗi bữa ăn ông sử dụng chính xác 18 khăn ăn để lau bóng dụng cụ ăn cho đến khi sáng lấp lánh mới thôi.
Tycho Brahe - chết vì nhịn đi tiểu Vào thế kỷ 16, nhà thiên văn Đan Mạch Tycho Brahe là một nhà quý tộc nổi tiếng với cuộc sống lập dị và cái chết khác thường. Ông đã mất mũi trong một trận đấu kiếm ở trường đại học và phải đeo một chiếc mũi giả làm bằng kim loại, Ông thích những bữa tiệc, ông có một hòn đảo của riêng mình và hay mời bạn bè đến lâu đài vui chơi, hành động phiêu lưu, hoang dã. Ông thường khoe với khách một con nai sừng tấm do ông thuần hóa và một chú lùn tên Jepp ông giữ làm “thằng hề” ngồi dưới gầm bàn, nơi Brahe tỉnh thoảng cho nó một chút thức ăn thừa. Nhưng niềm vui với các cuộc tiệc tùng đã vô tình dẫn đến cái chết của ông. Trong một buổi tiệc ở Prague, Brahe khăng khăng đòi ở lại tại bàn khi cần đi tiểu, vì rời khỏi bàn đồng nghĩa với kém cỏi và thua cuộc trong một trò chơi. Chính điều này khiến ông bị nhiễm trùng thận, bàng quang của ông bị vỡ sau đó 11 ngày, vào năm 1601.
Pythagoras - nhà khoa học không ăn đậu Nhà toán học Hy Lạp Pythagoras là người phát minh ra những định lý hình học cơ bản, nổi tiếng nhất là định lý Pythagore. Nhưng một số tư tưởng của ông đã không đứng vững được trước sự thử thách của thời gian, ông tán thành triết lý ăn chay, nhưng một trong những nguyên lý của nó là cấm tiếp xúc hay ăn các loại đậu.
Truyền thuyết kể rằng đậu là một phần nguyên nhân gây ra cái chết của Pythagoras. Sau khi bị kẻ thù tấn công phải chạy ra khỏi nhà, ông đã gặp một cánh đồng trồng đậu, nơi ông bị cho rằng thà chết chứ không chạy vào cánh đồng trồng đậu, và kẻ tấn công đã nhanh chóng cắt cổ của ông (ghi chép lịch sử không nói rõ vì sao ông bị kẻ thù tấn công).
Lê Hùng (theo
Live Science, WIkipedia )
Thiên tài toán học khước từ các giải thưởng danh giá
Không chỉ nổi tiếng khắp thế giới về tài năng toán học, Grigori Perelman còn gây chú ý hơn nữa khi từ chối hàng loạt giải thưởng danh giá thế giới. Ông nói đã có đủ tất cả những gì mình muốn, không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng.
Nhân dịp nhà toán học nổi tiếng người Nga-Grigori Perelman tròn 47 tuổi, Science Daily, trang tin chuyên về khoa học uy tín của Mỹ, có bài đặc biệt ôn lại thân thế và sự nghiệp của một cá nhân tài năng, vốn nổi danh với công chúng khắp thế giới qua bản tính “lập dị”.
Chào đời 13/6/1966 tại Leningrad, ngày nay là Saint Petersburg trong một gia đình gốc Do Thái, với tên khai sinh đầy đủ là Grigori Yakovlevich Perelman. Cha ông di cư về Israel từ lâu, còn mẹ ông tên Liuba Leibovna làm nghề giáo viên dạy toán tại một trường dạy nghề, bà cũng là người nhen nhúm tình yêu toán học cho cậu con trai độc nhất từ thuở thiếu thời.
Lớp 5, cậu bé G. Perelman bắt đầu tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề tại Trung tâm Toán học ở Cung Thiếu nhi Leningrad. Trung tâm này do chuyên gia đầu ngành của bộ môn khoa học tự nhiên là giáo sư Sergei Rukshin sáng lập.
Lớp 9, Perelman chuyển sang Trường trung học số 239 chuyên về toán lý ở ngoại ô thành phố. Năm 16 tuổi, G. Perelman là một trong 6 thành viên thuộc đội tuyển Liên Xô tham dự cuộc thi Olympic toán quốc tế (IMO) lần thứ 23 tổ chức tại Budapest, Hungary, và giành huy chương vàng với điểm số tuyệt đối 40/40.
Trở về nước, Perelman được đặc cách vào học trường Đại học Tổng hợp quốc gia Leningrad (LGU). Với thành tích học tập xuất sắc, chàng tân cử nhân đã nhận học bổng toàn phần mang tên Lenin để chuyển lên ngạch nghiên cứu sinh.
Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng phó tiến sĩ khoa toán cơ của LGU, chuyên về lĩnh vực nghiên cứu hình dáng các vật thể trong không gian, Perelman làm việc tại phân nhánh Leningrad, thuộc Viện Toán học cao cấp Steklov (LOMI, nay là PDMI) lừng danh.
Năm 1991, Perelman nhận giải thưởng của Hội Toán học trẻ Leningrad với những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn, đây cũng là phần thưởng duy nhất trong đời mà Perelman "chịu nhận".
Tiếp đó, ông được mời đi thuyết trình bản luận án độc đáo tại nhiều trường đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ, nhưng ông lại khước từ lời mời ở lại giảng dạy lâu dài. Perelman trở về quê hương và tiếp tục làm việc ở LOMI cùng niềm đam mê nghiên cứu cháy bỏng.
Năm 2006, Perelman được trao giải thưởng của Hiệp hội Toán học châu Âu (EMS) cho các nhà toán học trẻ, nhưng ông một mực từ chối nhận. Đúng một thập niên sau, Liên minh Toán học Quốc tế (IMU), trụ sở tại Berlin, Đức quyết định trao Huy chương Fields, phần thưởng cao quý mệnh danh là "giải Nobel toán học" cho Perelman, nhưng ông đã khước từ việc đến Madrid, Tây Ban Nha, nơi diễn ra kỳ hội nghị của IMU để nhận giải.
Tên tuổi của G. Perelman được cả thế giới biết tới như một thiên tài lỗi lạc khi vào dịp tổng kết năm 2007 tạp chí học thuật hàng đầu Sience đã tôn vinh danh hiệu "Breakthrough of the Year" (Khám phá của năm) cho Perelman, qua kỳ tích đã chứng minh được giả thuyết hình học của Thurston, tạo tiền đề cho việc khám phá Giả thuyết Poincare. Đây là lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ tồn tại của mình, tạp chí Sience mới phong danh hiệu này cho lĩnh vực toán học.
Perelman Grigori. Ảnh: Wikippeia
Giả thuyết Poincare hay còn gọi là công thức hình thể của vũ trụ, được nhà toán học gạo cội người Pháp Jules Henri Poincare (1854-1912) nêu ra vào năm 1904, là một trong những mệnh đề toán học hóc búa nhất suốt một thế kỷ qua chưa ai giải được.
Đến đầu năm 2010, Viện Toán học Clay (CMI), một tổ chức phi lợi nhuận lừng danh, trụ sở ở thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts, Mỹ quyết định trao giải thưởng Thiên niên kỷ cho nhà toán học Perelman, vì ông đã chứng minh được giả thuyết Poincar kèm phần thưởng là một triệu USD. Nhưng cũng như hai giải thưởng quốc tế trước, lần này ông vẫn khăng khăng cự tuyệt cho dù đại diện Viện Clay đề nghị đích thân đến tận nhà trao giải cho Perelman.
Những bức ảnh hiếm hoi chụp "kẻ lập dị" Perelman lang thang trên phương tiện giao thông công cộng.
Lý giải việc từ chối giải thưởng mang tầm vóc thiên niên kỷ được "kẻ lập dị" nói qua khe cửa căn hộ khiêm nhường, nơi ông đang sống cùng bà mẹ già tại quận Kupchino, khi báo giới địa phương đổ đến phỏng vấn trước quyết định quá bất ngờ của một con người khác thường: "Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng".
Còn giới đồng nghiệp tại PDMI cho biết, Perelman đã lặng lẽ rời viện, chuyển sang "ở ẩn" và nghiên cứu tại gia. "Anh ấy đôi khi có vẻ hơi khùng khùng, nhưng đó là hiện tượng thường thấy ở những nhà khoa học đầy tài năng", Viện phó PDMI Sergei Novikov, người từng làm việc lâu năm bên cạnh Perelman nói.
Nhật báo The Daily Telegraph của Anh năm 2007 đã xếp nhà toán học tài ba Perelman đứng thứ 9 trong bản danh sách "100 thiên tài đương đại còn sống".
Theo An ninh thế giới
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>