Dưa hành


Description:
... Dưa hành là món không thể thiếu để làm nên cái ngon, cái ấm cúng, đậm đà của hương vị tết. AE ta thường chỉ xử lý khâu cuối - “kiểm tra chất lượng” nên chưa chắc đã biết cái sự nhiêu khê của nó ... "để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men…" Thôi thì tôi cứ giới thiệu “võ ta“ so với “võ tàu". AE tự so sánh và kết luận.



Ingredients:
  • củ hành khô
  • Dấm: ? lít
  • Đường: ? kg
  • Muối: ? kg


Directions:

“Võ ta”:
Ta thường dùng
  • củ hành khô,
  • cắt rễ,
  • bóc lớp vỏ ngoài,
  • rửa sạch,
  • phơi nắng cho khô,
  • đem bỏ vào keo.
  • Đổ ngập dung dịch nước dấm, đường, muối
  • rồi ép chìm hành xuống gài lại, đậy nắp.

Như vậy chỉ cần chờ ít hôm là có thể lôi ra chén được.
Đó là trên lý thuyết, thực tế để dưa hành giòn, ngon còn cần một vài thủ thuật, nếu không dưa rất dễ bị hỏng như để lâu sẽ bị mềm, ủng lên men… Và dở nhất là toàn bộ “lô hàng” ở vào thế bị động không cứu vãn , điều chỉnh được gì về mặt chất lượng.

“ Võ Tàu”:
Thâm hậu hơn bởi cách xử lý quá đơn giản, ai cũng có thể làm... ngon được.
  • Việc đầu tiên bạn cần làm là lấy mớ hành khô nguyên liệu ngâm vào dung dịch nước muối bão hòa (đổ ngập mặt).
  • Khi nào muốn ăn, bạn lấy ra một lượng vừa đủ theo yêu cầu (số còn lại để bao lâu cũng được, không hỏng vì ngâm nước muối bão hòa),
    1. lôi ra cắt rễ,
    2. bóc lớp vỏ ngoài sạch sẽ,
    3. rửa lại bằng nước sôi để nguội.

  • Sau đó bạn cho vào keo và làm như “võ ta” nhưng chú ý dung dịch đổ vào chỉ có dấm, đường.

Khoảng 1-2 ngày là chén được, rất giòn, ngon, nước trong keo luôn tím hồng trong vắt.
Do củ hành vốn đã rất mặn, đem ngâm vào dung dịch dấm, đường, “chất” mặn sẽ từ từ thoát ra, “chất” chua ngọt từ từ ngấm vào nên dưa không bị hỏng.
Ngâm càng lâu càng bớt vị mặn nên bạn có thể “điều chỉnh” được vị theo thời gian.
Ăn hết keo này ta lại vớt tiếp hành mặn nguyên liệu làm tiếp keo khác gối đầu, rất chủ động…

* Kinh nghiệm: Các loại dưa, đều nên nấu sôi dung dịch dấm đường để diệt khuẩn, tránh nhiễn bệnh cho sản phẩm. Có người ngâm một hôm xong đem chắt dung dịch ra nấu sôi, để nguội rồi đổ trở lại, kết quả rất tốt.


Xem bài gốc:  “VÕ TÀU” - Thanh Minh, ngày 25 tháng một năm 2009, Blog K8.
Xem thêm:  Dưa hành - WIKIPEDIA