BẠN ANH HÙNG
Liệt sĩ Nguyễn Tiến Quân.
Học sinh khóa 6
Sinh: 1953
Sĩ quan trinh sát pháo binh thuộc Quân khu 1.
Tham gia chiến tranh biên giới.
Hy sinh: 19/2/1979 (23/Tháng Giêng Kỷ Mùi), Mặt trận Lạng Sơn
Mộ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Từ Liêm, Hà Nội
Thời nước nhà chống Mỹ
Bố mày là thủ quân
Bố tao là thượng úy
Của binh đoàn Trường Sơn
Ở trường thiếu sinh quân
Mày là trung đội trưởng
Tao là thằng lính bướng
Chẳng hiểu sao thành thân.
Năm bảy chín chống Trung*
Mày hóa thành liệt sĩ
Tao buồn rồi ngẫm nghĩ:
Có thằng bạn anh hùng!...
Trần Hạnh Thu
Chú thích: *Cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược từ 17-2-1979 đến 18-3-1979.
ĐỌC THÊM:
Đồng Sĩ Nguyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đồng Sĩ Nguyên (
1923-), còn được viết là
Đồng Sỹ Nguyên, là một cựu tướng lĩnh và chính trị gia của Việt Nam. Ông là vị Tư lệnh của
Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967–1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ
Đại tá lên
Trung tướng . Ông cũng từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Giao thông Vận tải; Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về quốc lộ Hồ Chí Minh (Quốc lộ Trường Sơn).
Xuất thân và bước đầu tham gia cách mạng
Ông tên thật là
Nguyễn Hữu Vũ, sinh ngày
1 tháng 3 năm
1923, tại làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, phủ
Quảng Trạch,
Quảng Bình, xuất thân trong một gia đình trung lưu. Song thân ông là ông Nguyễn Hữu Khoán và bà Đặng Thị Cấp, đều là những hậu duệ của thủ lãnh
Phong trào Cần Vương. Ông là con thứ 5 trong gia đình. Cha ông mất sớm khi ông mới 10 tuổi
Thuở nhỏ, ông được thân phụ dạy
chữ Hán và theo học chữ
Quốc ngữ bậc tiểu học tại Thọ Linh (nay thuộc xã Quảng Sơn, huyện
Quảng Trạch. Chịu ảnh hưởng của gia đình, ông sớm đã có tinh thần chống thực dân Pháp. Năm 12 tuổi, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng dưới sự hướng dẫn của ông Nguyễn Văn Huyên (bí danh là Tế), một cán bộ của
Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1938, ông gia nhập
Đảng Cộng sản Đông Dương, lấy bí danh là
Nguyễn Văn Đồng.
Năm 1940, ông được cử làm Bí thư chi bộ Trung Thôn (mật danh là chi bộ Bình). Cùng năm này, ông theo học bậc
trung học tại trường Saint Marie ở thị xã
Đồng Hới. Một năm sau, ông được phân công làm Bí thư chi bộ tại trường. Những hoạt động của ông sớm bị chính quyền thực dân theo dõi. Vì vậy, khi đang học năm thứ 3 bậc Thành chung, ông bị
thực dân Pháp truy nã và phải chuyển vào bí mật tại Lào và
Thái Lan, hoạt động trong phong trào
Việt kiều yêu nước để gây dựng cơ sở.
Tham gia quân đội
Chiến tranh Đông Dương nổ ra, ông được phân công làm chính trị viên kiêm tỉnh đội trưởng Quảng Bình. Trong thời gian 1947-1948, ông chỉ huy nhiều trận tấn công quân Pháp, vì vậy, để tránh liên lụy đến gia đình, ông dùng tên mới là
Đồng Sĩ Nguyên, cái tên về sau gắn bó với ông trong cuộc đời còn lại.
Năm 1950, ông được rút về Việt Bắc học lớp trung cao quân sự, sau đó được điều về
Tổng Cục Chính trị làm phái viên, biệt phái tham gia Bộ tư lệnh cánh phối hợp Trung Hạ Lào trong chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954.
Sau năm 1954, ông được điều về
Bộ Tổng tham mưu, phụ trách Cục Động viên dân quân. Năm 1959, ông được phong quân hàm
đại tá. Năm 1961, ông được cử sang
Trung Quốc học
trường Cao cấp Quân sự Bắc Kinh. Năm 1964, ông về nước và được đề bạt giữ chức vụ Tổng tham mưu phó một thời gian ngắn, sau đó được điều về làm Chính ủy
Quân khu 4 năm 1965, sau đó là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam tại Trung - Hạ Lào.
Cuối năm 1965, ông bị thương, phải về
Hà Nội điều trị. Đầu năm 1966, ông được cử giữ chức Phó Chủ nhiệm
Tổng cục Hậu cần, kiêm Chủ nhiệm Hậu cần tiền phương, dưới quyền ông
Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục.
Chuyển sang ngạch dân sự
Sau khi thôi chức Bộ trưởng, ông được giao nhiệm vụ Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rồi là Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về quốc lộ Hồ Chí Minh (Quốc lộ Trường Sơn).
Gắn bó với đường Trường Sơn
Trong thời gian ông làm Tư lệnh
Đoàn 559, tuyến giao thông chiến lược Trường Sơn từ một con đường mòn nhỏ, trở thành một tuyến giao thông vận tải lớn với cả hệ thống đường được giới truyền thông mệnh danh là "trận đồ bát quái xuyên rừng rậm". Tầm quan trọng của con đường chiến này thể hiện rõ nhất với quân số lúc cao điểm hơn 12 vạn binh sĩ, trong đó có hơn 1 vạn là lực lượng
Thanh niên xung phong, phiên chế thành 8 sư đoàn và một sư đoàn cao xạ tên lửa phối thuộc. Hệ thống đường chiến lược này khi ông vào tiếp nhận đã có 5 tiểu đoàn xe với 750 xe, chia thành 4 binh trạm; đến năm 1975 đã phát triển thành 2 sư đoàn vận tải với 10.000 xe. Đường Trường Sơn không còn những con đường đơn lẻ, mà phát triển thành một hệ thống đường vận tải phức tạp với hơn 16.700 km đường bộ, trong đó có hơn 800 km đường kín, 1.500 km đường rải đá, 200 km đường nhựa. Bên cạnh đó còn có 1.500 km đường ống dẫn xăng dầu, 1.350 km đường dây cáp thông tin, 3.800 km đường giao liên, 500 km đường sông.
Hệ thống đường Trường Sơn không đơn thuần là tuyến đường giao thông, mà thực sự là chiến trường khốc liệt giữa nỗ lực của chính phủ miền Bắc chi viện cho du kích cộng sản miền Nam và lực lượng quân Mỹ và đồng minh. Quân đội Mỹ và đồng minh đã tìm mọi cách từ thô sơ đến hiện đại nhất để nhằm mục đích cắt đứt con đường vận tải chiến lược này. Các khí tài từ những khí tài điện tử lập thành "
Hàng rào điện tử MacNamara", cây nhiệt đới,
pháo đài bay B-52,
vũ khí thời tiết,
hóa học... đến các cuộc hành quân càn quét lớn đến biệt kích phá hoại đều được quân đội Mỹ sử dụng. Kết quả là phía Bắc Việt Nam có gần 2 vạn người chết ngay trên tuyến đường và 3 vạn người thương tật vĩnh viễn. Nhưng tuyến đường vẫn hoạt động.
Vào thời bình, nhu cầu của một con đường Trường Sơn mới, trục xương sống của Việt Nam được đặt ra. Và trong quá trình xây dựng
Đường Hồ Chí Minh hay Đường Trường Sơn, Đồng Sĩ Nguyên được Thủ tướng
Võ Văn Kiệt xem là người thích hợp nhất để giao nhiệm vụ đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng tuyến đường này.
Gia đình
Thân phụ ông là cụ ông Nguyễn Hữu Khoán, năm sinh không rõ, mất năm 1933, là cháu nội của Nguyễn Trọng Đạm, một chỉ huy Cần vương bị Pháp xử bắn ở Cửa Gianh (Quảng Trạch, Quảng Bình).
Thân mẫu ông là cụ bà Đặng Thị Cấp, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1882, mất ngày 22 tháng 4 năm 1982, thọ chẵn 100 tuổi. Chồng mất sớm, bà nuôi dạy 7 người con (5 trai 2 gái) nên người. Cả 5 người con trai đều tham gia cách mạng. Ngoài người con trai thứ 5 là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, người con thứ 6 là
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh, nguyên Phó viện trưởng, Bí thư Đảng ủy học viện hậu cần, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, một người cháu nội là Nguyễn Hữu Cường (con trai của người con thứ 3 - Nguyễn Hữu Lượng) cũng là một Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu quốc hội khoá XI.
Ông Đồng Sĩ Nguyên lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, và có với nhau 4 con trai và 2 con gái (Nguyễn Tiến Quân là người con thứ tư và là út trong số bốn anh em trai).
TRÍCH TỪ BÀI ĐĂNG "LIỆT SĨ NGUYỄN TIẾN QUÂN" CỦA HÀ TRỌNG TUYẾN TRÊN BANTROIK6.BLOGSPOT.COM:
… Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tuy trong gia đình đã có 3 anh đang trong quân ngũ, nhưng Quân vẫn tình nguyện vào phục vụ quân đội. Sau đó, Quân được cử đi học Trường Sĩ quan Pháo binh. Tốt nghiệp, Quân trở thành sĩ quan trinh sát pháo binh và xung phong về đơn vị chiến đấu thuộc Quân khu 1.
Đầu năm 1979 chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Cùng với quân dân Lạng Sơn, Nguyễn Tiến Quân đã anh dũng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Sau lần đi trinh sát từ Đồng Đăng trở về, thấy địch đưa nhiều xe tăng xâm phạm lãnh thổ và nằm dọc quốc lộ 1A, Quân càng quyết tâm lập tọa độ chính xác, chỉnh làn để pháo binh ta bắn trúng đích, tiêu diệt hết những chiếc tăng này. Để có tọa độ chính xác, các sĩ quan trinh sát pháo binh phải dùng đến bản đồ tác nghiệp pháo binh cùng các vật chuẩn trên thực địa.
Đêm đó, Quân cắt rừng tìm đường trở về Ban Tham mưu để nhận bản đồ và phương án tác chiến. Nhận bản đồ cùng nhiệm vụ xong, Quân xin phép đi ngay để kịp ra vị trí trinh sát tiền tiêu. Tiểu đoàn trưởng – một đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu – đã đắn đo, sợ rằng đi ngay trong đêm sẽ không an toàn, vì hiện nay địch đang phục kích khắp nơi, mà ở mặt trận thì giữa cái sống và cái chết gần nhau chỉ trong gang tấc; hơn nữa, Quân lại là con trai của một đồng chí cán bộ có nhiều cống hiến cho cách mạng. Nhưng Quân đã trả lời: “Thủ trưởng yên tâm, em đã tìm đường về được với tiểu đoàn thì em cũng sẽ đi được. Cần phải tranh thủ đi ngay trong đêm nay để sớm đến được vị trí trinh sát, sáng mai khi địch chưa kịp trở tay thì pháo binh ta đã bắn tọa độ tiêu diệt chúng”.
Do quyết tâm của người sĩ quan trinh sát dưới quyền và vì thắng lợi của ngày mai, tiểu đoàn trưởng đã đồng ý cho Quân đi ngay trong đêm ra mặt trận. Trước khi đi, Quân rút phần thuốc lá của mình ra chia cho mọi người cùng hút.
Đêm tháng 2, trời tối đen như mực, sương đêm biên giới lạnh cắt da lùa vào tận chiến hào… Bắt chặt tay mọi người, Quân cùng một chiến sĩ trinh sát lặng lẽ lên đường. Vừa xuống đến chân đồi, các anh đã lọt vào ổ phục kích của giặc. Chúng xả trung liên vào hai người. Chiến sĩ trinh sát người Hải Phòng bị trúng đạn và hy sinh ngay tại chỗ. Còn Quân cũng đã bị thương nặng…, khi đó khoảng 2-3 giờ sáng.
Ở mặt trận thì những tiếng súng nổ trong đêm là bình thường, và chính trong sự bình thường đó, trung úy Nguyễn Tiến Quân của chúng ta đã ra đi khi vừa tròn 26 tuổi.
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>