Bức tượng đài




BỨC TƯỢNG ĐÀI

   (Kính tặng hương hồn Xervantex)


Hỡi dòng người lại qua
Ai kết án ta
Là viển vông mù lòa
Tật nguyền, bệnh hoạn
Dại khờ, ngẩn ngơ, điên loạn?

Không! Hãy hiểu cho lòng ta
Dù người ngựa khẳng khiu, queo quắt xương da
Tơi tả hình hài, lưu đày khổ ải
Mê mải chiến công để suốt đời chất chồng thất bại
Trả giá niềm tin cho toàn chuyện bông phèng
Ta lê la rong ruổi mọi miền
Nhận gánh trên vai cán cân công lý
Múa may quay cuồng thây ma hiệp sĩ
Mò mẫm khua ngọn giáo quáng gà
Chặt xích phá xiềng cứu Vũ Trụ bao la
Bênh kẻ yếu hèn
Diệt gian trừ bạo
Chịu bao phen u đầu, sứt tai, mềm xương, xịt máu
Vẫn tận thủy, tận chung
Giữa cảnh đời mờ mịt mông lung
Bốn bề trắng đen hư ảo
Thật giả tùng phèo bát nháo...

Hỡi dòng người lại qua
Ai kết án ta
Là viển vông mù lòa
Tật nguyền bệnh hoạn
Dại khờ, ngẩn ngơ, điên loạn
Ghê rợn bóng ma
Nấp trong thân xác xấu xí úa già
Đầu thai sống lầm thế kỷ
Một hình nhân khôi hài, mất hồn, vô lý?


Không!
Hãy hiểu cho lòng ta
Hỡi thiên hạ, anh em bầu bạn gần xa
Ta tài giỏi vô song, cực kỳ tỉnh táo
Dù nát thịt nhừ xương vẫn không hề khát máu
Ta là kẻ thù của man rợ chiến tranh
Huynh đệ tương tàn
Lương tri tan nát
Ta chưa từng bắt Vũ Trụ bao la về cho riêng một kiếp
Ta xả thân mình vạch trần những băng hoại thế gian
Chỉ rõ thau vàng...
Hãy hiểu cho lòng ta, xin đừng lẫn lộn!
Nếu đã là hồn ma bệnh hoạn
Thì làm gì còn nỗi khát khao giúp ích cho đời?...
Ta chỉ nói thế thôi!

Hỡi dòng người hối hả lại qua
Hãy hiểu thấu lòng ta!
Ta chính là Con Người lòng lành phúc hậu
Con Người là ta: vui vẻ yêu đời, chứa chan hoài bão
Từ rác rưởi, phù sa
Tự kết thành tinh hoa
Vô giá, vượt tầm thời đại
Bức tượng đài của tâm hồn nhân loại
Muôn đời ngợi ca
Đôn Kihôtê,
chàng quí tộc tài ba
của xứ Mantra!*







Chú thích: *
Đôn Kihôtê là tên nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết bất hủ "Đôn Kihôtê, chàng qúi tộc tài ba của xứ Mantra" của Xervantex (1547-1616), nhà đại văn hào người Tây-ban-nha.
Xervantex (Miguel de Cervantes Saavedra) sinh tại thị trấn Alcala đê Enarêx, gần thủ đô Mađrít, trong một gia đình quí tộc nhỏ đã sa sút. Cha ông làm nghề thầy thuốc. Lúc nhỏ, Xervantex phải theo cha lang thang đó đây để kiếm tiền nuôi gia đình nên việc học hành cũng thất thường. Khoảng năm 22 tuổi, Xervantex
theo làm người hầu cho một vị hồng y giáo chủ ở Ý. Đây là cơ hội tốt cho ông được đọc nhiều sách và tiếp thu kiến thức văn chương. Tiếp đó, ông gia nhập quân đội Tây-ban-nha đồn trú trên đất Ý. Năm 1571, trong trận thủy chiến giữa một bên là hạm đội của đế quốc Thổ-nhĩ-kỳ và một bên là hạm đội của liên minh Cộng hòa Venise với Tây-ban-nha, Xervantex bị trọng thương, bàn tay phải bị dập nát. Sau thời gian điều trị, ông tiếp tục ở trong quân ngũ thêm ba năm nữa. Năm 1575, Xervantex lên đường về nước, mang theo bức thư giới thiệu của vị tướng chỉ huy hạm đội với hy vọng được nhà vua trọng dụng. Nhưng không may, giữa đường tàu của ông bị cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về An-giê.
Trong thời gian bị giam cầm, Xervantex đã nhiều lần tổ chức vượt ngục nhưng không thành, cũng nhiều lần cầu cứu triều đình Tây-ban-nha giải thoát nhưng vô vọng. Mãi đến năm 1580, nhờ sự nỗ lực lo liệu tiền bạc của gia đình mình và của nhà dòng, ông mới được cứu chuộc về nước. Dù đã từng lập nên công trạng nhưng Xervantex vẫn không được triều đình đoái hoài, cất nhắc. Năm 1585 ông lấy vợ và đồng thời cũng chính thức bước vào con đường văn chương với mục đích trước mắt là kiếm thêm tiền nuôi gia đình.

Bộ tiểu thuyết "Đôn Kihôtê, chàng quí tộc tài ba của xứ Mantra" được Selinh (Schelling), triết gia người Đức đánh giá: "Chúng ta sẽ không quá lời khi khẳng định rằng cho tới nay chỉ có hai cuốn tiểu thuyết, đó là cuốn "Đôn Kihôtê" của Xervantex và cuốn "Vinhem Maixtơ" của Gớt". Còn Sơlêgơn (Schlegel), nhà phê bình văn học người Đức, thì cho rằng đó là "tác phẩm có một không hai trong loại của nó, mở đầu cho tiểu thuyết cận đại".

BỨC TƯỢNG ĐÀI

                  (Kính tặng hương hồn Xervantex)


Hỡi dòng người lại qua
Ai kết án ta
Là viển vông mù lòa
Tật nguyền, bệnh hoạn
Dại khờ, ngẩn ngơ, điên loạn?

Không! Hãy hiểu cho lòng ta
Dù người ngựa khẳng khiu, queo quắt xương da
Tơi tả hình hài, lưu đày khổ ải
Mê mải chiến công để suốt đời chất chồng thất bại
Trả giá niềm tin cho toàn chuyện bông phèng
Ta lê la rong ruổi mọi miền
Nhận gánh trên vai cán cân công lý
Múa may quay cuồng thây ma hiệp sĩ
Mò mẫm khua ngọn giáo quáng gà
Chặt xích phá xiềng cứu Vũ Trụ bao la
Bênh kẻ yếu hèn
Diệt gian trừ bạo
Chịu bao phen u đầu, sứt tai, mềm xương, xịt máu
Vẫn tận thủy, tận chung
Giữa cảnh đời mờ mịt mông lung
Bốn bề trắng đen hư ảo
Thật giả tùng phèo bát nháo...

Hỡi dòng người lại qua
Ai kết án ta
Là viển vông mù lòa
Tật nguyền bệnh hoạn
Dại khờ, ngẩn ngơ, điên loạn
Ghê rợn bóng ma
Nấp trong thân xác xấu xí úa già
Đầu thai sống lầm thế kỷ
Một hình nhân khôi hài, mất hồn, vô lý?

Không!
Hãy hiểu cho lòng ta
Hỡi thiên hạ, anh em bầu bạn gần xa
Ta tài giỏi vô song, cực kỳ tỉnh táo
Dù nát thịt nhừ xương vẫn không hề khát máu
Ta là kẻ thù của man rợ chiến tranh
Huynh đệ tương tàn
Lương tri tan nát
Ta chưa từng bắt Vũ Trụ bao la về cho riêng một kiếp
Ta xả thân mình vạch trần những băng hoại thế gian
Chỉ rõ thau vàng...
Hãy hiểu cho lòng ta, xin đừng lẫn lộn!
Nếu đã là hồn ma bệnh hoạn
Thì làm gì còn nỗi khát khao giúp ích cho đời?...
Ta chỉ nói thế thôi!

Hỡi dòng người hối hả lại qua
Hãy hiểu thấu lòng ta!
Ta chính là Con Người lòng lành phúc hậu
Con Người là ta: vui vẻ yêu đời, chứa chan hoài bão
Từ rác rưởi, phù sa
Tự kết thành tinh hoa
Vô giá, vượt tầm thời đại
Bức tượng đài của tâm hồn nhân loại
Muôn đời ngợi ca
Đôn Kihôtê,
              chàng quí tộc tài ba
                                    của xứ Mantra!*


                                                 Trần Hạnh Thu


Chú thích: *Đôn Kihôtê là tên nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết bất hủ "Đôn Kihôtê, chàng qúi tộc tài ba của xứ Mantra" của Xervantex (1547-1616), nhà đại văn hào người Tây-ban-nha.
    Xervantex (Miguel de Cervantes Saavedra) sinh tại thị trấn Alcala đê Enarêx, gần thủ đô Mađrít, trong một gia đình quí tộc nhỏ đã sa sút. Cha ông làm nghề thầy thuốc. Lúc nhỏ, Xervantex phải theo cha lang thang đó đây để kiếm tiền nuôi gia đình nên việc học hành cũng thất thường. Khoảng năm 22 tuổi, Xervantex
theo làm người hầu cho một vị hồng y giáo chủ ở Ý. Đây là cơ hội tốt cho ông được đọc nhiều sách và tiếp thu kiến thức văn chương. Tiếp đó, ông gia nhập quân đội Tây-ban-nha đồn trú trên đất Ý. Năm 1571, trong trận thủy chiến giữa một bên là hạm đội của đế quốc Thổ-nhĩ-kỳ và một bên là hạm đội của liên minh Cộng hòa Venise với Tây-ban-nha, Xervantex bị trọng thương, bàn tay phải bị dập nát. Sau thời gian điều trị, ông tiếp tục ở trong quân ngũ thêm ba năm nữa. Năm 1575, Xervantex lên đường về nước, mang theo bức thư giới thiệu của vị tướng chỉ huy hạm đội với hy vọng được nhà vua trọng dụng. Nhưng không may, giữa đường tàu của ông bị cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về An-giê. Trong thời gian bị giam cầm, Xervantex đã nhiều lần tổ chức vượt ngục nhưng không thành, cũng nhiều lần cầu cứu triều đình Tây-ban-nha giải thoát nhưng vô vọng. Mãi đến năm 1580, nhờ sự nỗ lực lo liệu tiền bạc của gia đình mình và của nhà dòng, ông mới được cứu chuộc về nước. Dù đã từng lập nên công trạng nhưng Xervantex vẫn không được triều đình đoái hoài, cất nhắc. Năm 1585 ông lấy vợ và đồng thời cũng chính thức bước vào con đường văn chương với mục đích trước mắt là kiếm thêm tiền nuôi gia đình.
     Bộ tiểu thuyết "Đôn Kihôtê, chàng quí tộc tài ba của xứ Mantra" được Selinh (Schelling), triết gia người Đức đánh giá: "Chúng ta sẽ không quá lời khi khẳng định rằng cho tới nay chỉ có hai cuốn tiểu thuyết, đó là cuốn "Đôn Kihôtê" của Xervantex và cuốn "Vinhem Maixtơ" của Gớt". Còn Sơlêgơn (Schlegel), nhà phê bình văn học người Đức, thì cho rằng đó là "tác phẩm có một không hai trong loại của nó, mở đầu cho tiểu thuyết cận đại".