Câu chuyện tâm linh

Tư liệu về tâm linh 2

Xin nhấp chuột vào mục cần đọc để xem chi tiết





tu lieu về tâm linh 2

You might also like:
Tin tức » Thế Giới Huyền Bí 10.04.2013 06:56

 
Bí ẩn linh hồn
15.05.2012 20:44
Xem hình

Bạn có tin ở linh hồn? Bạn không tin ở linh hồn? Thật khó trả lời, vì đó là một khái niệm mà chưa bao giờ con người thực sự làm chủ. Nhưng giải thích sự tồn tại và vận động của thế giới xung quanh và thậm chí là của chính bản thân mình là nhu cầu không bao giờ vơi cạn của con người. Vì thế, các nhà khoa học vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm câu trả lời về linh hồn.
Từ một câu chuyện kỳ lạ tại Tây Tạng
Tại vùng đất huyền bí nhất trên thế giới, Tây Tạng cho đến ngày nay vẫn còn lưu truyền một sự kiện hết sức kỳ lạ về “Người cầu vồng“. Sự kiện xảy ra năm 1998 tại Kham, khu vực hẻo lánh phía đông Tây Tạng, sự biến mất kỳ lạ của vị Lạt ma Khenpo A-chos. Ông là một trong các vị Lạt ma có uy tín nhất trong vùng, thường xuyên thuyết giảng về đạo Phật dù Chính phủ Trung Quốc có những quy định rất khắt khe về việc này. Vào tuổi 80 vị Lạt ma vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Một hôm, Lạt ma Khenpo A-chos lên nằm trên giường của mình, miệng lẩm bẩm câu thần chú Tây Tạng “Om mani padme hum” và qua đời. Ngay sau đó, cầu vồng xuất hiện trên căn phòng nhỏ của ông suốt cả ngày.
Những người học trò của Khenpo A-chos tổ chức lễ cầu kinh để linh hồn người thầy siêu thoát. Nhưng hiện tượng lạ thường xảy ra: da thịt của vị Lạt ma bắt đầu hồng hào trở lại. Dường như Khenpo A-chos đang từ từ tái sinh. Học trò của ông đi hỏi ý kiến một vị Lạt ma và được lời khuyên hãy bọc thi thể của thầy lại và tiếp tục cầu kinh. Họ làm đúng như lời chỉ dẫn. Một tuần sau, khi mở tấm áo bọc thi thể vị Lạt ma, người ta chỉ thấy vài sợi tóc còn sót lại trên gối, thi thể của Khenpo A-chos đã hoàn toàn biến mất. Từ đó người Tây Tạng gọi ông là “Người cầu vồng“.
Câu chuyện thần bí lan ra khắp nơi. Cha Francis Tiso – một cha đạo dòng thánh Benedict tại Mỹ cũng nghe được câu chuyện kỳ bí này. Ông là một trong những chuyên gia nghiên cứu về đạo Phật và đã có học vị tiến sĩ trong lĩnh vực này. Cha Francis Tiso tổ chức một chuyến đi đến Kham để ghi lại lời kể của những người đã chứng kiến sự kiện. Người mà cha Tiso muốn gặp nhất là vị Lạt ma đã được các học trò của Lạt ma A-chos hỏi ý kiến. Vị Lạt ma nói với cha Tiso rằng sự biến mất của Lạt ma A-chos là do một lực vật chất xuất phát từ trong linh hồn của ông ấy. Đây không phải là một câu nói mang hàm ý triết học hoặc ẩn dụ, điều ông muốn nói ở đây là một sự thực đã xảy ra. Vị Lạt ma đưa cho cha Tiso xem một bức ảnh của Lạt ma A-chos khi ông đã qua đời. Bằng mắt thường có thể nhìn thấy rất rõ một luồng ánh sáng phát ra từ thân thể của Lạt ma A-chos. Xem bức ảnh, cha Tiso thốt lên: Đây là sự giao hoà giữa cái có thể và không thể,giữa một con người hiện hữu và con người siêu phàm. Một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm được cơ sở để chứng minh rằng nó có thật“.
Điều mà cha Tiso muốn tìm trong sự kiện xảy ra tại Kham cũng nằm trong vấn đề lớn mà ông đang nghiên cứu, đó là có hay không sự tồn tại của linh hồn con người. Hiện nay, những cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề này vẫn diễn ra quyết liệt. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ, nếu có sự tồn tại của linh hồn thì làm sao để xác định được. Những người cho rằng linh hồn là có thật dựa vào các tài liệu tôn giáo để chứng minh cho sự tồn tại của nó, còn người phản đối thì cho rằng các lập luận đó quá mơ hồ và không thể đủ độ tin cậy khi được kiểm chứng bằng các nghiên cứu khoa học.
Những kiểm chứng khoa học
Nhiều người đã cố gắng chứng minh sự tồn tại của linh hồn bằng các thí nghiệm khoa học. Một trong số đó là bác sĩ Duncan MacDougall. Sau khi tiến hành thí nghiệm trên 7 người chết, ông phát hiện rằng ngay sau khi qua đời, cân nặng của người chết giảm đi từ 11 đến 43g. Ông cho rằng đó là phần vật chất mà người ta thường gọi là linh hồn thoát ra khỏi thi thể. Sau này, nhiều người khác cũng thử lặp lại thí nghiệm của Duncan, nhưng câu trả lời cho sự tồn tại của linh hồn vẫn chưa được làm sáng tỏ. Phần trọng lượng bị mất đi đó của con người sau khi chết được giải thích chỉ đơn giản là sự bốc hơi của lượng nước có sẵn bên trong cơ thể.
Một bác sĩ khác cũng cố gắng chứng minh sự tồn tại của linh hồn bằng những thí nghiệm khoa học, đó là Gerard Nahum, giám đốc bộ phận nghiên cứu của công ty dược phẩm Berlex. Ông đã bỏ ra 20 năm chỉ để nghiên cứu lĩnh vực này. Theo Nahum, vấn đề khó nhất để xác định sự tồn tại của linh hồn là phải tìm được những chuỗi điện từ phát ra từ thi thể người chết. Ông đặt hàng loạt những máy dò hiện đại xung quanh thi thể (máy viba, máy dò tia hồng ngoại, tia gama, điện từ,…) để tìm ra “linh hồn“. Nahum chắc chắn rằng sau khi chết, tất cả những gì thuộc về người đó khi họ còn sống không thể ngay lập tức mất đi hoàn toàn được. Nó sẽ phải qua một quá trình chuyển biến đến một nơi nào đó trong không gian. Tại những nơi đó, chúng sẽ được giữ gìn và tồn tại vĩnh cửu. Nhưng khi ông thử trình bày ý tưởng của mình với các trường đại học tại Mỹ thì tất cả đều từ chối. Ngay cả nhà thờ Thiên Chúa giáo cũng không chấp nhận tài trợ cho những nghiên cứu của Nahum. Vì thế những nỗ lực của nhà khoa học này giậm chân tại chỗ…
Tại Đại học Virginia, một chuyên gia tâm thần học là Gruce Greyson cũng có các nghiên cứu liên quan đến sự tồn tại của linh hồn. Greyson là người đầu tiên tập trung vào tâm lý của những người đang ở ranh giới của sự sống và cái chết. Ông phát hiện ra rằng một vài người đang hấp hối đều nhìn thấy một luồng ánh sáng xanh rất mạnh, và cảm thấy một đường hầm đang dẫn họ về phía trước. Nhưng thực ra Greyson lại không hoàn toàn tin tưởng vào sự tồn tại của linh hồn. Ông cho rằng, phải có nhiều nghiên cứu nữa thì mới chứng tỏ được sự tồn tại hay không tồn tại của linh hồn.
Những câu trả lời có căn cứ từ khoa học hoặc tôn giáo hiện nay vẫn chưa thể coi là thoả đáng. Qua 30 năm tìm hiểu về trạng thái tâm thần của người hấp hối, ông đã phát hiện thấy khoảng 10% số người trong số các bệnh nhân suy tim đều có dấu hiệu hoạt động của não trong khi họ đang bất tỉnh. Sau khi được cứu chữa và tỉnh lại, những bệnh nhân này cho biết họ thấy những hoạt động của bác sĩ và y tá ở một điểm cao hơn. Tiếp tục nghiên cứu, Greyson cho đặt một màn hình với những giao diện khác nhau bên ngoài phòng cấp cứu bệnh nhân bị suy tim. Ông cho rằng, nếu thật sự có sự tồn tại của linh hồn, thì những người bị suy tim sau khi tỉnh lại sẽ biết được màu sắc của màn hình đặt tại phòng bên cạnh. 50 người đã được thử nghiệm, nhưng không một ai biết được màn hình có màu gì. Nhà khoa học giải thích rằng đó là do tác dụng của thuốc gây mê đã cản trở sự thoát ra của linh hồn.
Pim van Lommel, bác sĩ chuyên khoa tim người Đan Mạch cũng đồng ý với quan điểm của Greyson. Lommel cho rằng con người không chỉ có một ý thức, trong khi họ đang ở trong tình trạng hấp hối thì những ý thức khác hoạt động và mở rộng phạm vi của nó nhiều hơn so với bất cứ thời điểm nào trước đó. Lúc đó họ có thể hồi tưởng lại những khoảng thời gian xa xôi nhất trong quá khứ và cảm nhận được một cách rõ ràng hơn bình thường sự vật và con người xung quanh. Trong khi đó, thần kinh trung ương của họ vẫn đang ngừng hoạt động.
Những giả thiết trên đã đặt ra một sự nghi ngờ đối với kiến thức mà chúng ta đã biết và thừa nhận từ lâu: Ý thức là sản phẩm của não bộ. Điều đó giờ đây có thể không còn chính xác nữa. Bởi vì nếu như vậy, ý thức sẽ không thể tồn tại nếu não bộ ngừng hoạt động. Nhưng các thí nghiệm ở trên thì đều chứng minh cho điều ngược lại.
Còn hai học giả của trường Oxford là Stuart Hameroff và Roger Penrose lại giải thích sự tồn tại của linh hồn bằng quá trình lượng tử. Theo hai ông, não bộ con người được chia ra làm hàng tỉ ô siêu nhỏ, các ô này liên kết với nhau thông qua một quá trình di chuyển của các lượng tử. Khi cơ thể một người ngừng hoạt động, máu sẽ không được chuyển đến các ô này, và chúng cũng ngừng hoạt động. Nhưng sự di chuyển của các lượng tử thì không mất đi. Chúng sẽ thoát ra bên ngoài não bộ và ghi nhận những gì tồn tại ở không gian xung quanh. Nếu người đó tỉnh lại, các lượng tử sẽ quay trở lại não và hoạt động với chức năng thông thường của chúng. Những gì chúng ghi lại được khi thoát ra bên ngoài cũng được não bộ tiếp nhận. Và đó là lý do tại sao một người hấp hối nhưng sau đó được cứu sống lại có thể biết được những sự kiện mà anh ta không hề tận mắt chứng kiến hoặc được nghe kể lại.
Vậy nếu người đó không tỉnh lại được nữa thì các chuỗi lượng tử đó sẽ di chuyển đi đâu? Tiếp tục mở rộng giả thuyết của Hameroff và Penrose, bác sĩ Ian Stevenson đã nghiên cứu về khả năng các chuỗi lượng tử đó sẽ được tiếp nhận trong bộ não của trẻ sơ sinh, hay nói cách khác đó chính là sự tái sinh! Sau khi Ian Stevenson mất, con trai ông là Tucker tiếp tục theo đuổi giả thuyết này. Tucker tiến hành phỏng vấn rất nhiều trẻ em, trong số đó ông đã tập hợp được 1.400 em có khả năng biết được những sự kiện xảy ra trước khi chúng sinh. Thậm chí một vài em còn có thể kể rất rõ những sự kiện trong cả các giai đoạn phát triển rất sớm của lịch sử loài người.
Thực tế cho đến nay, dù có tập hợp được tất cả các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này thì chúng ta cũng không thể nào biết được chính xác liệu có sự tồn tại của linh hồn hay không, và nếu có tồn tại thì chúng sẽ tồn tại ở dạng nào. Có lẽ khoa học không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ưu cho tất cả mọi vấn đề. Như lời của vị Lạt ma mà cha Tiso gặp tại Kham đã nói:“Đó không phải là thứ dành cho đôi mắt, mà là của trái tim. Đối với chúng ta, có lẽ sự nhìn nhận bằng đôi mắt và cả sự cảm nhận từ trái tim sẽ cho câu trả lời chính xác nhất.”



Phật giáo Việt Nam Net

Linh hồn dưới góc nhìn từ các nhà khoa học
18.12.2011

Cho đến nay, nhiều người vẫn cho là có sự tồn tại của linh hồn và khi con người chết đi, nhưng phần hồn thì vẫn tồn tại. Có hay không có linh hồn? Nếu có thì nó ở dạng thức nào, nó vô hình hay hữu hình? Rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc và đã có rất nhiều nghiên cứu thú vị về vấn đề này.


Bí ẩn về cái chết luôn luôn là nỗi ám ảnh của con người. Từ rất xa xưa, người ta đã muốn khám phá thế giới của con người sau khi chết. Thế nhưng trước đây, đi vào lĩnh vực ấy, chủ yếu chỉ có hai con đường: triết học và tôn giáo. Từ thế kỷ XVI đến nay, vấn đề được xét dưới một khía cạnh mới mang sắc thái sinh lý, sinh vật và y học. Từ hơn 100 năm trước, những hiện tượng tâm linh được nhìn dưới góc độ khoa học. Loại nghiên cứu này được gọi là tâm linh học với nhiều tổ chức như Hội điều tra tâm linh của Đại học Cambride thành lập từ thập nhiên 1850. Gần đây, tên gọi tâm linh học được thay thế bằng siêu tâm lý học (Parapsychology). Một trong những vấn đề được ngành siêu tâm lý học quan tâm là những kinh nghiệm kỳ lạ thoát ly thân xác và thể nghiệm cận kề cái chết. Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.

Các quan niệm về linh hồn

Đầu tiên phải kể đến là những quan niệm dân gian về linh hồn. Linh hồn trong quan niệm của người Việt Nam có từ rất lâu đời. Được dân gian ghi chép lại qua ca dao, tục ngữ. Chẳng hạn như dân gian hay gọi "ba hồn bảy vía", "hồn lìa khỏi xác", "hồn xiêu phách lạc"... Hay đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng đề cập đến chuyện linh hồn trong tập truyện Kiều nổi tiếng rằng: "Thác là thể phách, còn là tinh anh". Nghĩa là cái chết chỉ ở thể xác bề ngoài, còn linh hồn thì vẫn là thứ tồn tại mãi mãi. Không chỉ vậy mà y học cổ truyền phương Đông cũng thừa nhận linh hồn chính là khí trong mỗi con người. Thầy thuốc nhân dân Bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết, từ xa xưa Đông y đã luôn công nhận con người gồm hai phần hồn và xác. Vì Đông y lấy thuyết âm dương và khí huyết làm chủ. Con người sống được là nhờ âm dương cân bằng và khí huyết đầy đủ. Khi người ta chết, Đông y có câu "hữu hình - hữu diệt, vô hình - bất diệt", nghĩa là những cái nhìn thấy được - hữu hình: Xương, thịt, huyết... mất đi, vô hình: khí tồn tại vĩnh cửu trong không gian. Hơn nữa, Đông y coi Tâm là chủ thần (sự sống) khi thần mất đi là chết. Thần tồn tại được nhờ khí và huyết, do đó khi người ta tắt thở tức là tâm mất, thần và khí thoát ra ngoài, sau đó kết hợp với nhau và gọi là hồn.

Linh hồn ra đời từ đâu?

Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử -  chuyên nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh. Theo Giáo sư Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn có dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.

Có lẽ vì thế ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác. Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể.

Sự đầu thai của linh hồn

Theo Giáo sư Bruce Greyson: "Nếu người bệnh không được cứu sống, ý thức sẽ đi vào vũ trụ và biết đâu có thể một ngày nào đó sẽ được một cơ thể khác tiếp nhận trở lại". DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp được cho là thuộc dạng này. Phần lớn đó đều là những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp. Các em có thể kể vanh vách trước đây mình là ai, sống ở đâu, làm gì, trông như thế nào và nhiều chi tiết khác. Đó cũng có thể là cốt lõi của câu chuyện cháu bé bị chết đuối và đầu thai ở Vụ Bản Hòa Bình? Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hoà Bình còn một vài trường hợp ở huyện Lương Sơn và Lạc Sơn rất khó giải thích nổi. Có những đứa trẻ khi sinh ra chẳng đi đâu mà biết rõ gia đình nhà người khác cách hàng chục cây số như trong lòng bàn tay, như việc mình đã trải qua. Trong những trường hợp này dân gian dựa vào quan điểm Phật giáo để giải nghĩa. Phật giáo không cho rằng con người chết là hết mà có linh hồn bất tử tiếp tục đầu thai vào kiếp khác. Cứ như thế con người vào vòng luân hồi không ngừng từ đời này qua đời khác, từ kiếp này sang kiếp khác. Mặc dù vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể về hiện tượng “đầu thai”, nhưng những câu chuyện rất khó tin lại có thật trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu.

Linh hồn nặng 21g?

Với ý định thu thập bằng chứng về linh hồn, năm 1901 Duncan MacDougall, một bác sĩ phẫu thuật ở bang Massachusetts (Mỹ) thuyết phục được một bệnh nhân lao phổi đã gần đất xa trời cho phép ông cân trong lúc lâm chung bằng một chiếc cân cải tiến đặc biệt. Từ lúc bắt đầu hấp hối, người bệnh đã được đặt lên cân. Theo ghi chép của MacDougall: "Ngay khi sự sống vừa ngừng lại thì đĩa cân phía bên không có người bệnh bỗng nhiên trĩu xuống, giống như có thứ gì đó vừa bị lấy khỏi thi thể". Lúc đó nhìn trên mặt cân, thấy người quá cố đã nhẹ đi 21g.

MacDougall tiếp tục tiến hành thí nghiệm với 5 bệnh nhân khác. Ba người trong số này cũng xảy ra hiện tượng giảm trọng lượng đột ngột từ 11 - 43g khi vừa trút hơi thở cuối cùng. Một trường hợp phải ngừng thí nghiệm và một trường hợp không thấy cân nặng thay đổi. MacDougall cho rằng, các trường hợp trọng lượng giảm đi do linh hồn thoát ra khỏi cơ thể!?

Những kết quả nghiên cứu này khiến giới khoa học rất băn khoăn. Nhiều nhà nghiên cứu đều nhận định rằng phát hiện này là vô nghĩa. Quy mô nghiên cứu quá nhỏ, chỉ với 6 bệnh nhân nên kết quả không thuyết phục. Hơn nữa, với trình độ y học khi đó, việc xác định đúng thời điểm người bệnh thực sự lìa đời rất khó chính xác. Chất lượng của cân cũng có thể không đáng tin cậy. Chiếc cân mà MacDougall dùng để cân người bệnh có độ chính xác dao động trong khoảng 5g. Có thể tính rằng nếu bình quân mỗi người chết bị mất 21g mà theo Einstein thì E=mc2 thì năng lượng mất đi là rất lớn, tương đương với việc nâng 189.000.000.000 hòn đá nặng 1 tấn lên cao 1mét!

Bởi vậy, trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới.

Đi giữa hai thế giới


Quan sát thời điểm một người lìa đời để tìm dấu hiệu của linh hồn đã được nhiều nhà khoa học khác cố gắng thực hiện. Trong một nghiên cứu công bố năm 2009, Tiến sỹ Lakhmir S. Chawla, Đại học George Washington (Mỹ) đã theo dõi 7 trường hợp bệnh nhân giai đoạn cuối khi bác sĩ ngừng các phương tiện trợ sinh (thuốc, máy thở) để họ ra đi nhẹ nhàng. Tiến sỹ Lakhmir Chawla và cộng sự đã sử dụng thiết bị đo hoạt động của não đối với gần 60 bệnh nhân sắp chết. Các nhà khoa học nhận thấy hoạt động sóng não của bệnh nhân lúc lâm chung tăng đột biến và kéo dài từ 30 giây đến 3 phút.

Theo quan sát chỉ số BIS (chỉ số lưỡng phổ, có giá trị từ 0 - 100, tương ứng với từng mức độ từ hôn mê sâu đến tỉnh táo hoàn toàn). Khi chưa ngừng thiết bị trợ sinh, BIS ở mức xấp xỉ 40 hoặc cao hơn. Khi ngừng thiết bị, BIS giảm xuống dưới 20 trong vài phút và tim ngừng đập. Nhưng điều bất ngờ là sau đó, chỉ số BIS ở cả 7 bệnh nhân chết tim đều tăng vọt lên mức từ 60 - 80. Thời gian này kéo dài từ 1 - 20 phút rồi đột ngột giảm và về gần mức 0. Các nhà khoa học tại Trường Đại học George Washington tin rằng, việc tăng đột biến này có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng người sắp chết thấy mình như đang bước vào thế giới bên kia, đi theo sự dẫn dụ của ánh sáng trắng.

Điều bí ẩn là tại sao hoạt động điện não có thể bùng nổ sau thời điểm rút thiết bị trợ sinh, khi mà các mô não đã chết về mặt chuyển hóa, không còn nhận được máu và oxy. Tuy nhiên, mọi cách giải thích đến nay đều chưa làm thỏa mãn các nhà nghiên cứu. Chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh là linh hồn không tồn tại, bởi thế người ta cũng có thể không tin vào sự tồn tại của nó vì chẳng có xác minh hợp khoa học là nó tồn tại cả. Có thể thấy Phật giáo và các tôn giáo truyền thống khác quá chú trọng đến sự tồn tại linh hồn và cuộc sống sau khi chết. Ý tưởng thế giới bên kia mang dụng ý nào đó hơn là sự kiện hay một thực tại, không kiểm chứng nổi.

Có thể chụp ảnh linh hồn?

Kết quả thí nghiệm của MacDougall đã thu hút một số nhà nghiên cứu tham gia vào cuộc tìm kiếm linh hồn. Năm 1910, Walter Kilner, kỹ thuật viên tại Bệnh viện St Thomas’s (Anh) tuyên bố đã chế tạo được một bộ kính lọc đặc biệt, có thể cho phép quan sát được trường năng lượng của con người. Patrick O’Donnell, một chuyên gia X-quang tại Chicago (Mỹ) đã sử dụng thiết bị này để quan sát một người sắp chết.

Khi bác sĩ tuyên bố bệnh nhân qua đời, O’Donnell thấy trường năng lượng tỏa ra xung quanh thi thể như một vầng sáng và biến mất ngay sau đó. Tiếp tục quan sát thi thể cũng không phát hiện năng lượng nữa. Ông Nguyễn Phúc Giác Hải, một người nghiên cứu tiềm năng con người đã cho rằng ở  một dạng thức tồn tại khác,  linh hồn mang một lượng năng lượng nhất định. Ở dạng thức này có thể chụp được ảnh linh hồn. Trên thế giới và cả ở Việt Nam, linh hồn xuất hiện với rất nhiều hình dạng khác nhau. Đó là những hình vòng tròn hoặc hình người méo mó. Những hình ảnh này thường chỉ chụp được duy nhất một lần và không có sự lặp lại. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề chụp được ảnh người chết, ảnh linh hồn đa số người đều cho rằng có sự ngụy tạo, giả dối trong đó. Tất cả nền tảng của thuyết luân hồi về linh hồn rất khó kiểm chứng và nó cũng chỉ ở khía cạnh niềm tin nhiều hơn là sự kiện.

Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề này để làm rõ những bí ẩn chưa được giải mã. Khoa học khám phá bản chất và có thể điều khiển được những hiện tượng mà thực tại con người chưa hiểu biết được. Đối với vấn đề cái gì tiếp sau sự sống chắc chắn là được mọi người đều muốn biết rõ.



Tin tức » Thế Giới Huyền Bí 10.04.2013 07:34

Bí mật cột rồng đá ngàn tuổi phá phép yểm bùa
01.04.2012 22:03
Có một điều kỳ thú khiến các nhà khoa học say mê tìm hiểu, đó là làm cách nào mà người xưa, với công cụ thô sơ đã vận chuyển được khối đá khổng lồ này lên gần đỉnh núi Dạm? Theo tính toán, cột đá này nặng ít nhất 54 tấn.
Kinh Bắc là vùng đất cổ kính, với dày đặc các di tích lịch sử xếp hạng quốc gia. Tuy nhiên, trong một báo cáo đề xuất công nhận bảo vật quốc gia gửi đến Cục Di sản Văn hóa, Bảo tàng Bắc Ninh lại chọn cột đá chùa Dạm là bảo vật đứng đầu. Vậy cái cột đá có gì đặc biệt, được coi trọng như thế?
Cột rồng đá chùa Dạm.
Đi tìm bí mật rồng đá
Những ngày đầu năm, chúng tôi theo đoàn người tứ phương, xe cộ nườm nượp đổ về quả núi Đại Lãm, thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh để chiêm ngưỡng, cầu may trước tượng rồng đá ở chùa Dạm. Lên chùa Dạm có hai đường, một đường đi bộ theo các bậc đá quanh co từ chân lên đến đỉnh núi, một đường xe ủi mới mở chạy thẳng lên chùa. Cả hai đường đều vắng quay vắng quắt, chẳng có bóng người. Ngôi chùa tuềnh toàng, tạm bợ, nhỏ xíu cũng cửa khóa, chẳng có ai. Giờ tôi mới hiểu, chùa Dạm chỉ còn là thứ trong sách vở.
Thứ tôi cần tìm nằm uy nghi ngay cuối con đường mới mở từ chân núi lên tận ngôi chùa Dạm dựng lại tạm bợ. Tôi thực sự sững sờ trước một tuyệt tác đã đứng đó gần 1.000 năm. Trải bao mưa nắng, trơ gan cùng tuế nguyệt, công trình điêu khắc độc nhất vô nhị này vẫn chứa đựng những bí mật chưa được khám phá. Thật không quá lời, khi các cán bộ Bảo tàng Bắc Ninh khẳng định rằng, cột đá chùa Dạm là công trình nghệ thuật đặc sắc bậc nhất thời Lý còn lưu truyền cho hậu thế.
Lang thang loanh quanh khu vực núi Dạm, tôi gặp được cụ Nguyễn Thị Thập. Cụ Thập là Phật tử, thường xuyên lên chùa lau dọn, trông giữ những di vật để ngổn ngang, dãi dầu mưa nắng. Theo cụ Thập, truyền thuyết trong làng đều khẳng định rằng, cột đá chạm rồng có từ thời Lý.
Theo truyền thuyết, người phương Bắc đã trấn yểm linh hồn Cao Biền ở quả núi Dạm. Vì muốn xâm lược nước ta, nên tìm cách khiến Cao Biền sống dậy. Họ đã mang 100 nén hương đến nhờ một người dân trong vùng đốt ở núi này. Khi đốt xong nén hương cuối cùng, Cao Biền sẽ sống dậy và nhà Lý sẽ sụp đổớ, nước Nam sẽ về tay phương Bắc. Biết ý đồ xấu của họ, nên người này đã đốt luôn 100 nén cùng lúc, khiến Cao Biền không sống lại được. Cột đá được dựng lên vừa để tưởng nhớ người dân anh dũng kia, vừa là trấn yểm và là biểu tượng của sự vững bền...
Giải mã rồng đá...
Chẳng thế mà, như lời hòa thượng Thích Thanh Dũng (trụ trì chùa Hàm Long kiêm chùa Dạm), dù trải qua ngàn năm, đổi thay thế sự, chùa bị nhiều đời phá hoại, nhưng cột đá vẫn vẹn nguyên. Các cụ truyền rằng, hễ ai động đến cột đá, lập tức thần sét sẽ giáng đòn chí mạng vào đầu? Chẳng ai dám động vào cái cột đá kỳ bí ấy. Theo hòa thượng, các nhà khoa học đo đạc thấy rằng, không tính phần chôn sâu dưới đất, cột đá này cao 5m. Cấu trúc điêu khắc chia cột làm 2 phần. Phần dưới hình vuông, phần trên hình tròn. Có thể điều này biểu trưng cho quan niệm trời tròn đất vuông của cha ông ta. Khối hộp vuông phía dưới có tiết diện một cạnh 1,4m và một cạnh 1,6m. Phần tròn trên thu nhỏ hơn một chút, nhưng đường kính cũng tới 1,3m.
Những nét chạm khắc tinh sảo trên cột đá chùa Dạm.
Điểm nhấn của phần tròn và cũng là của toàn bộ cột đá này chính là tác phẩm điêu khắc rồng đá theo phong cách thời Lý. Thời Trần, Lê sau này điêu khắc rồng mang tính cách điệu cao, nhưng thời Lý thì rất chi tiết, tỉ mỉ. Đôi rồng với vuốt 5 móng sắc nhọn, bờm thành búi, thân giống rắn quấn chặt cột đá, đuôi ngoắc vào nhau, miệng ngậm ngọc, đầu vươn cao chầu mặt trời vừa uy nghi vừa sinh động. Đứng từ xa nhìn lại, thấy cột đá hiên ngang trên sườn núi, tiến lại gần thấy cột đá vô cùng hoành tráng nhưng cũng không kém phần tinh xảo.
Một số nhà nghiên cứu khi xem xét đã cho rằng, cột đá này mang tiểu tượng Linga của văn hóa Champa. Cột đá biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở, cầu mưa thuận gió hòa.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu của nước ta, như TS Lê Đình Phụng (Viện Khảo cổ), ông Nguyễn Hùng Vĩ (giảng viên Trường ĐH KHXH&NV) đều bác bỏ thông tin cho rằng cột đá là một cái Linga. Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, qua 6 lỗ hình chữ nhật (đặt dầm chịu lực-PV) ở gần đỉnh cột, có thể tin rằng cột đá là trụ đỡ của một kiến trúc nào đó. TS. Phụng tin rằng, cột đá này có liên hệ với ngôi chùa Một Cột ở Thăng Long. Vua Lý Thánh Tông đã xây chùa Một Cột sau giấc mơ hoa sen, và người con của ông, vua Lý Nhân Tông cũng có thể dựng một ngôi chùa nữa như phiên bản trên núi Đại Lãm. Theo đó, trên cột đá chùa Dạm người ta thờ Phật Quan âm - gắn liền với hình ảnh hoa sen.
Nhưng cũng có giả thuyết khác cho rằng, trên đỉnh cột đá là tòa sen. Hình tượng rồng đội tòa sen là mô típ rất phổ biến ở trong các ngôi chùa Việt. Có một điều kỳ thú khiến các nhà khoa học say mê tìm hiểu, đó là làm cách nào mà người xưa, với công cụ thô sơ đã vận chuyển được khối đá khổng lồ này lên gần đỉnh núi Dạm? Theo tính toán, cột đá này nặng ít nhất 54 tấn.
Loại đá làm cột này không có trong vùng Bắc Ninh, mà phổ biến ở vùng Hải Dương, Quảng Ninh. Các nhà khoa học cho rằng, người xưa đã vận chuyển cột đá theo đường sông Hồng, rồi đào ngòi Con Tên đến tận chân núi để kéo khối đá. Sau đó, họ mở một con đường dẫn lên núi mà độ dốc ở mức tối thiểu. Những khúc gỗ làm dầm chịu lực phải là loại gỗ lim hoặc cứng tương đương và số người thực hiện vận chuyển khối đá này phải lên đến cả trăm người, cùng trâu mộng, voi, ngựa.
Cùng với cột đá khổng lồ, quả núi Dạm từng tồn tại một ngôi chùa vô cùng hoành tráng. Trải qua chiến tranh loạn lạc, rồi tiêu thổ kháng chiến thời Pháp, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Chùa dạm, đã từng có hàng trăm gian...                    
Hòa thượng Thích Thanh Dũng cho biết, chùa Dạm còn có nhiều tên khác nhau như là Đại Lãm, Cảnh Long Đồng Khánh tự, chùa Tấm Cám. Gọi là chùa Tấm Cám, vì chùa được khởi dựng để làm nơi tu hành của Nguyên Phi ỷ Lan, cũng là nơi khởi nguồn truyện cổ tích Tấm Cám. Trên núi hiện còn một cái giếng có tên gọi là Bống. Hiện tại, nền thứ ba và bốn của ngôi chùa vẫn còn dấu tích chùa và đền thờ Bà Tấm - Nguyên phi ỷ Lan.
Chùa Dạm được xây dựng vào năm 1086. Sau hơn 10 năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành. Vua Lý đã đặt tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi.
Chùa Dạm được xây dựng trên diện tích trên 2 mẫu Bắc Bộ, với 4 cấp cao dần lên đỉnh núi. Các cấp nền đều có xếp đá lớn chống xói lở, cao tới 6-7m. Ngôi chùa này cũng từng được gọi là chùa Trăm Gian, vì chùa rất rộng lớn, với hàng trăm gian nhà. Tuy nhiên, giờ đây, thứ còn lại của ngôi chùa khổng lồ khi xưa chỉ là cột đá chạm rồng, cùng những bức tường đá vĩ đại kè núi. Nhìn những bức tường xếp đá khổng lồ như tường thành vẫn còn lại đến ngày nay có thể hình dung được sự hoành tráng của ngôi chùa này.
Cũng theo hòa thượng Thích Thanh Dũng, Nhà nước đã có dự án phục dựng lại chùa Dạm. Đây là dự án khổng lồ, ngốn kinh phí hàng trăm tỷ đồng. Hiện tại, việc khai quật khảo cổ đã hoàn tất và sẽ triển khai dựng chùa trong thời gian không xa. Với chùa Dạm, Bắc Ninh sẽ lại có một công trình đồ sộ phục vụ Phật tử cả nước.
Hoàng Văn