Tước vị Quý tộc - HaMeoK6



Tước vị Quý tộc



Các tước vị Quý tộc là một hệ thống đẳng cấp phong kiến cực kỳ rắc rối và phức tạp. Nó có sự khác nhau dưới các triều đại khác nhau. Nó cũng được sửa đổi theo từng thời kỳ cai trị của các chế độ tập đoàn khác nhau. Ngoài ra, chế độ phong kiến châu Âu có rất nhiều khái niệm khác với châu Á (và phần nào với Nga – khu vực giữa Á và Âu), do vậy việc chuyển ngữ sang tiếng Việt có rất nhiều kiếm khuyết. Tôi xin trình bầy ra đây sự hiểu biết của mình trên cơ sở lấy tiếng Anh làm gốc và có tham khảo 1 số ngôn ngữ khác (Xin phép “múa rìu qua mắt…” các nhà Ngôn ngữ học).

1. Emperor / Empress: Hoàng đế / Nữ Hoàng đế
là vua của các vua. Vd. như Hoàng đế Pháp Napoleon Ponapac (hình) là vua Pháp, đồng thời là vua của vua Italia, vua Ba Lan, vua Áo… (Empress: Nữ Hoàng đế hoặc Hoàng hậu – vợ Hoàng đế. Không có phân biệt trong từ ngữ giữa các Nữ Hoàng / tước vị Nữ Quý tộc với phu nhân Hoàng đế /các Quý tộc. Nhưng chồng của các Nữ Hoàng / nữ Quý tộc thì chỉ được gọi là Phu quân Bà…..và tước vị của chính ông ta – nếu có).
2. King / Queen: Vua / Nữ hoàng
là vua của một nước. Vd. như Ba Lan, Sachsen (thuộc Đức ngày nay).
3. Viceroy / Vicereine (tiếng Đức: Vizekönig / Vizekönigin): Phó vương, chính xác là Nhiếp chính vương
– người thay mặt Vua / Hoàng đế điều hành triều đình.
4. Sovereign Baron / Sovereign Baroness: Công tước / Nữ Công tước
– Người có quyền lực tối cao trong một vùng lãnh thổ (Công quốc). Đây là tước hiệu có rất nhiều dạng khác nhau:
4.1. Archduke / Archduchess: Còn có thể gọi là Tiểu vương
– Là vua của một phần của đất nước. Vd. như vua phần nước Áo trong đế quốc Áo – Phổ (1918).
4.2. Grand Duke / Grand Duchess: Đại Công tước / Nữ Đại Công tước
– Là người cai quản một lãnh thổ bao gồm nhiều Công quốc / lãnh thổ trong đó. Trong tiếng Đức và Tây Ban Nha phân biệt 2 loại Đại Công tước là:
- Großherzog / Großherzogin (Đức) và Gran Duque / Gran Duquesa (TBN):
Là người lãnh đạo một Liên minh các Công quốc / lãnh thổ trực thuộc. Vd. như Đại Công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach ở Đức trong thế kỷ 19.
- Großfürst / Großfürstin (Đức) và Gran Príncipe / Gran Princesa (TBN):
Là người lãnh đạo một Công quốc có nhiều Công quốc / lãnh thổ trực thuộc. Vd. như Đại Công quốc Nga trước năm khi hình thành Đế quốc Nga – 1721 - với các Công quốc chư hầu là Novgorod, Smolensk, Trednigov.

4.3. Duke / Duchess: Công tước / Nữ Công tước
cai quản một Công quốc độc lập trong một Đại Công quốc hoặc một nước (tương tự như Tiểu bang hoặc nước chư hầu). Vd. Như Công quốc Wuerttenberg trong đế quốc Phổ thế kỷ 19.
4.4. Prince / Princess (Đức: Fürst / Fürstin – Nga: князь): Công tước / Nữ Công tước
lãnh đạo một Công quốc phụ thuộc hoàn toàn hoặc từng phần (tương tư như Khu tự trị). Vd. Như Công quốc Monaco (Pháp), York (Anh). Trong tiếng Anh Hoàng tử và con của các Công tước trở lên (những người sẽ được hưởng thừa kế) cũng gọi là Prince.
4.5. Elector / Electoral (Đức: Kurfürst / Kurfürstin): Công tước / Nữ Công tước
do được bổ nhiệm cai quản một Công quốc trong một thời gian. Tước này không có quyền thừa kế, nhưng được quyền ứng cử / bầu Hoàng đế. Loại này chỉ có trong thời Đế quốc La mã.

5. Marquess / Margrave (Nga: Бояре): Hầu tước / Nữ Hầu tước. Tước vị này tương tự như phó Công tước
– Người thay mặt Công tước điều hành Lãnh thổ. Tước vị này được sử dụng nhiều ở khu vực nước Nga trước khi thành Đế quốc Nga (1721).
6. Earl hoặc Count / Countess: Bá tước.
Có tới 14 loại Bá tước khác nhau tùy theo quyền lực và luật lệ của các nước khác nhau.
6.1. Earl: là Bá tước có quyền lực cao nhất, có thể coi là vua (King) ở xứ của mình quản lý.
6.2. Count / Countess: Là Bá tước / Nữ Bá tước gần như không có quyền lực, chỉ có danh vọng và không được cho thừa kế tước vị.

7. Viscount / Viscountess: Tử tước / Nữ Tử tước. Tước vị này tương tự như phó Bá tước
– Người thay mặt Bá tước điều hành Lãnh thổ.
8. Baron / Baroness: Nam tước / Nữ Nam tước
9. Knight: Hiệp sĩ. Danh tước này dành cho bất cứ nam Quý tộc nào đủ tiêu chuẩn.

Trên thực tế, một Quý tộc có thể mang rất nhiều tước vị rắm rối khó mà có thể hiểu làm sao có thể thực thi đủ nhiệm vụ, nếu không phải là chỉ hình thức. Dưới đây là ví dụ điển hình cho Tước danh đầy đủ của Thái tử Charles (nước Anh hiện nay) là:
“His Royal Highness The Prince Charles Philip Arthur George, Prince of Wales, Duke of Cornwall and Earl of Chester, Duke of Rothesay, Earl of Carrick, Baron of Renfrew, Lord of the Isles, Prince and Great Steward of Scotland, Knight Companion of the Most Noble Order of the Garter, Knight of the Most Ancient and Most Noble Order of the Thistle, Great Master and First and Principal Knight Grand Cross of the Most Honourable Order of the Bath, Member of the Order of Merit, Knight of the Order of Australia, Companion of the Queen's Service Order, Member of Her Majesty's Most Honourable Privy Council, Aide-de-camp to Her Majesty”
Hoàng Thái tử Charles Philip Arthur George, Công tước xứ Uên, Công tước xứ Cornwall và Bá tước xứ Chester, Công tước xứ Rothesay, Bá tước xứ Carrick, Nam tước xứ Refrew, Thượng nghị sĩ các đảo thuộc Hoàng gia Anh, Công tước và Toàn quyền Scotlen, Hiệp sĩ Quý tộc Anh đẳng cấp thượng đỉnh, Hiệp sĩ Quý tộc truyền thống cổ đại đẳng cấp thượng đỉnh Scotlen, Đại sư phụ và Hiệp sĩ thủ lãnh đứng đầu đẳng cấp Tướng công cao cấp xứ Bath, Thành viên Hiệp hội Huân chương Chiến công Hoàng gia, Hiệp sĩ Cao cấp Oxtralia, Ngự lâm quân của Nữ hoàng, Thành viên Hội đồng Tướng lãnh tùy tùng Viện Cơ mật Nữ hoàng, Sĩ quan tùy tùng Nữ hoàng.