Nga hoàng - HaMeoK6


Nga hoàng


Nga hoàng hay còn gọi là Sa hoàng có nghĩa là Hoàng đế Nga với từ Sa (tiếng Nga: царь) có nguồn gốc từ tên của Hoàng đế Ceasar đồng nghĩa với sự thống trị vĩ đại.
Nước Nga hình thành từ năm 1478 và có tất cả 27 Sa hoàng trong 439 năm, trong đó có:

4 Nữ Sa hoàng:
Nữ Sa hoàng Ekaterina I (1683-1727) tại vị từ 1725 đến 1727
Nữ Sa hoàng Anna (1693-1740) tại vị từ 1730 đến 1740
Nữ Sa hoàng Elizabeta (1709-1762) tại vị từ 1741 đến 1762
Nữ Sa hoàng Ekaterina II (hình) (1729-1796) tại vị từ 1762 đến 1796

1 Nữ Nhiếp chính:
Nữ Nhiếp chính Sophia (1657-1704) tại vị từ 1682 đến 1689

Tại ngôi lâu nhất:
43 năm (1462-1505): Sa hoàng Ivan III
37 năm (1547-1584): Sa hoàng Ivan IV
33 năm (1682-1725): Sa hoàng Pyotr Đại đế

Tại ngôi nhanh nhất:
2 ngày (15.-16.3.1917): Sa hoàng Michail II
2 tháng (4.- 6.1605): Sa hoàng Feodor II (1589-1605)
6 tháng (01.-7.1762): Sa hoàng Pyotr III (1728-1762)

9 Sa hoàng nhận ngôi trực tiếp từ cha (Có lẽ làm Sa hoàng là rất khổ (?) nên chỉ có 9/27 vị):
Sa hoàng Vasili III (1479-1533): con thứ 4 của Ivan III lên ngôi 1505
Sa hoàng Feodor I (1557-1589): con thứ 6 của Ivan IV lên ngôi 1584
Sa hoàng Feodor II (1589-1605): con thứ 2 của Boris Godunov lên ngôi 1605
Sa hoàng Alexei I (1629-1676): con thứ 3 của Michail I lên ngôi 1645
Sa hoàng Feodor III (1661-1682): con thứ 10 của Alexei I lên ngôi 1676
Sa hoàng Pavel I (1754-1801): con đầu của Ekaterina II lên ngôi 1796
Sa hoàng Alexandr I (1777-1825): con đầu của Pavel I lên ngôi 1801
Sa hoàng Alexandr III (1845-4894): con thứ 3 của Alexandr II lên ngôi 1881
Sa hoàng Nikolai II (1968-1918): con đầu của Alexandr III lên ngôi 1894

Các Sa hoàng lên ngôi lúc già nhất:
Sa hoàng Vasili IV sinh năm 1552, lên ngôi năm 1606 lúc 53 tuối
Sa hoàng Boris Godunov sinh năm 1552, lên ngôi năm 1598 lúc 46 tuối
Sa hoàng Pavel I sinh năm 1754, lên ngôi năm 1796 lúc 42 tuối

Các Sa hoàng lên ngôi lúc trẻ nhất:
Sa hoàng Ivan VI sinh ngày 12.8.1740, lên ngôi ngày 17.10.1740 lúc 2 tháng.
Sa hoàng Pyotr Đại đế (hình) sinh năm 1672, lên ngôi năm 1682 lúc 10 tuối
Sa hoàng Pyotr II sinh năm 1715, lên ngôi năm 1727 lúc 12 tuối

Các Sa hoàng đặc biệt:
Sa hoàng Ivan III (1440-1505) tại vị từ 1462 đến 1505: là người đã xây dựng Công quốc Moskva thành Đại Công quốc Nga cai trị các Công quốc chư hầu (như Novgorod, Smolensk, Trednigov…) và là người đầu tiên (1478) mang tước hiệu Sa hoàng (царь).
3 chị em (con Alexei I ) cùng trị vì : 1982-1689
con thứ 4: Nữ Nhiếp chính Sophia (1657-1704) tại vị từ 1682-1689
con thứ 13: Sa hoàng Ivan V (1666-1696) tại vị từ 1682-1696
con thứ 15: Sa hoàng Pyotr Đại đế (1672-1725) tại vị từ 1682-1725
Sa hoàng Pyotr Đại đế (1672-1725) tại vị từ 1682 đến 1725: Ông đã thống nhất các Công quốc thành 1 nước Nga và trở thành Sa hoàng đầu tiên của Đế quốc Nga (1721) với 8 chính phủ trực thuộc và khoảng 50 tỉnh (một hình dạng của Liên bang sau này).
Sa hoàng Alexandr I (1777-1825) tại vị từ 1801 đến 1825: Sa hoàng trong thời kỳ Chiến tranh với Napoleon Bonapac
Sa hoàng Alexandr II (hình) (1818-1881) tại vị từ 1855 đến 1881: người bán Alaska cho Mỹ
Sơ lược về Alaska:
1648: người Nga tới (trước đó chỉ có dân da đỏ và người châu Á)
174: hình thành thuộc địa Nga
1867: bán cho Mỹ (thời Tổng thống Andrew Johnson) với giá 7,2 tr. USD/1,6 tr. Km2 (~ 0,0004 cent/m2). Nếu tính theo tỷ giá bây giờ (2006) khoảng 1,67 tỷ USD (~ 0,093 cent/m2 tương đương 1.530 VNĐ/m2). Lý do bán:
Phía Nga:
- Không quản lý nổi hơn 50.000 thổ dân da đỏ thường xuyên quấy nhiễu và lo sợ Anh và Pháp (ở Canada ngày nay) tấn công thì sẽ mất không vì đi từ St.Petrburg (thủ đô lúc bấy giờ) tới Alaska cần tới 6 tháng men theo biển Bắc quanh năm băng giá.
- Thâm hụt ngân sách sau Chiến tranh Crime (1853 – 1856).
- Lúc bấy giờ không thấy được tài nguyên (trừ da thú) tại vùng đất này.
Phía Mỹ:
- Giúp đỡ Nga trong cơn khó khăn và cũng là cám ơn đã là đồng minh ủng hộ Chính phủ Liên bang trong cuộc Nội chiến tại Mỹ (1861-1865).
- Tham vọng ép được Anh và Pháp bán phần Canada ngày nay do bị Mỹ bao bọc.
- Quyết định của chính phủ Mỹ đã bị báo chí lúc bấy giờ cực lực đả kích do mua miếng đất (dù rẻ) không có giá trị kinh tế mà sẽ tốn chi phí quản lý trong tương lai.

Sa hoàng Mikhail II (hình) (1878-1918) tại vị 2 ngày (15. và 16.3.1917): là con thứ 5 và là con trai út của Alexandr III, lúc bấy giờ (1917) là Sư trưởng Kỵ binh Nga hoàng tại mặt trận Áo. Ông đã từng có những hành vi phản đối cuộc chiến. Ngày 13.3.1917, Sa hoàng Nikolai II (anh cả của Ông) buộc phải thoái vị trước sức ép của lực lượng Cách mạng. Song trong văn bản thóai vị có ghi người nối ngôi là em trai út là Mikhail A. Romanov. Để “pháp lý hóa” việc chuyển giao quyền lực cho chính quyền Sô viết, Mikhail phải lên ngôi lấy hiệu là Mikhail II và ký văn bản rồi từ chức! Bởi vậy, cho tới nay người ta vẫn coi Nikolai II là Sa hoàng cuối cùng.