Chúc Mừng Năm Mới Canh Tý 2020! Thời sự: Bạn Trỗi 2018-2019

BLL Trường cùng đại diện các khóa dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Truyền thống Thiếu Sinh Quân Việt Nam (1949 – 2019)

22/09/2019 - tại Nhà khách Bộ Quốc phòng, số 266 Phố Thụy Khê, Hà Nội (Trạm 66)
Ảnh: Một buổi lễ để lại nhiều cảm xúc, niềm vui và thắm tình đồng đội dù không chung một lớp, không cùng độ tuổi, ở khắp miền của Tổ quốc... Tạ Chính

C11 kỷ niệm 53 năm nhập trường 1966-2019

11/10/2019 - tại nhà hàng Âu Cơ số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
Ảnh: Gặp mặt ngày truyền thống 15/10 của C11... Hữu Thành

C11 kỷ niệm 53 năm nhập trường 1966-2019

11/10/2019 - tại nhà hàng Âu Cơ số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
Ảnh: đông đủ các Thầy Cô giáo cùng các Khóa trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã đến dự... Ngô Thế Vinh

K2TQ Gặp mặt truyền thống tại Đà Nẵng 2019

31/7 đến 3/8/2019 - tại nhà khách 683 Đà Nẵng
Ảnh: Thày trò cùng ôn bao kỷ niệm / Rượu đào chưa uống đã ngất ngây... Đỗ Quang Việt

K3HN Họp mặt chào mừng 75 năm ngày thành lập QĐND VN

16/12/2019 - tại Nhà hàng thuộc tòa nhà (Star tower) số 68 đường Dương Đình Nghệ - Câu Giấy HN
Ảnh: Thầy, cô & các bạn trong buổi họp mặt kn 75 năm kn thành lập QĐND... Song Yên

K3HN gặp gỡ nhân kỷ niệm 74 ngày quốc khánh 2/9 2019

27/8/2019 - tại Hội trường Bảo Tàng Phòng không Không Quân (Số 173C Trường Chinh, Quận Thanh Xuân, Tp. Hà Nội)
Ảnh: Cùng nhau gặp gỡ ôn lại những kỷ niệm ngày nhập ngũ... Song Yên

K3TQ kỷ niệm 51 năm ngày nhập ngũ tại Đà Lạt

31/7-3/8/2019 - tại Nhà ga Đà Lạt
Ảnh: Ngày thứ nhất... Anh Minh

K3TQ kỷ niệm 51 năm ngày nhập ngũ tại Đà Lạt

31/7-3/8/2019 - tại Nhà khách 198 số 2b đường Lữ Gia P9 TP Đà Lạt
Ảnh: Mưa gió bão bùng nhưng K3 lên đường là trời lại đep... Song Yên

K3HN kỷ niêm 30/4 - 1/5/2019

28/4/2019 - tại Coffee Hoa Lan Đỗ Nghĩa, Hà Nội
Ảnh: vui như mở hội... những cái bắt tay, những lời thăm hỏi, những tiếng dô dô đầy khí thế... Nhất là văn nghệ, U60, U70 mà hát sung như U... Song Yên

K3TQ Du lịch quần đảo Nam Du - về miền Tây

4-8/3/2019 - tại C59 b quần đảo Nam Du - miền Tây
Ảnh: Sau khi đến Rạch Giá từ TP HCM, cả đoàn lên tàu Super Đông nhắm tới quần đảo Nam Du... Anh Minh

K3TQ Du lịch quần đảo Nam Du - về miền Tây

4-8/3/2019 - tại C59 b quần đảo Nam Du - miền Tây
Ảnh: Anh Minh

K3TQ Du lịch quần đảo Nam Du - về miền Tây

4-8/3/2019 - tại bãi tắm Cây Mến
Ảnh: Song Yên

K3TQ Du lịch quần đảo Nam Du - về miền Tây

4-8/3/2019 - tại C59 b quần đảo Nam Du - miền Tây
Ảnh: K3 Du Hý Nam Du Day04, Vẫn lênh đênh sông nước ... Anh Minh

K4HN Gặp mặt ngày truyền thống

15/10/2019 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: đã gặp là vui, vừa tham gia ý kiến việc chung của khóa, vừa giao lưu bạn bè, hát hò vui vẻ... Hữu Thành

K4HN Gặp mặt ngày truyền thống

15/10/2019 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: đã gặp là vui, vừa tham gia ý kiến việc chung của khóa, vừa giao lưu bạn bè, hát hò vui vẻ... Hữu Thành

K4TPHCM Họp mặt ngày truyền thống 2019

13/10/2019 - tại Nhà hàng Vườn Phố (cổng Sân vận động QK7)
Ảnh: Hoàng Minh Long

K4TQ Kỉ niệm 50 năm ra trường nhập ngũ 1/7/1969-1/7/2019

1-2/7/2019 - 2 nơi tại: 18 Lê Hồng Phong và Khoang Xanh Ba Vì Hà Nội
Ảnh: Tình hình tóm tắt là vui, thân tình, nhiều thời gian cà phê đàm đạo vì bị "nhốt"... Hữu Thành

K4TQ Kỉ niệm 50 năm ra trường nhập ngũ 1/7/1969-1/7/2019

1-2/7/2019 - 2 nơi tại: 18 Lê Hồng Phong và Khoang Xanh Ba Vì Hà Nội
Ảnh: Các bà vợ, bạn đi nhiều hơn là một phong cách mới của cuộc gặp... Hữu Thành

K4HN Gặp mặt Xuân 2019

17/3/2019 - tại Khu nghỉ dưỡng G9 Resort - Đồng Mô, Sơn Tây
Ảnh: ...trời trở lạnh, có chút mưa. Cuộc gặp vẫn tiến hành và khá đông, vui vẻ, rất may ở đó trời không mưa như HN, gió nhẹ, ấm... Hữu Thành

K5+K8HN gặp mặt Truyền Thống năm 2019 chung cả hai Khóa

21/12/2019 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: K5+K8 Ngô Thế Vinh

K5+K8HN gặp mặt Truyền Thống năm 2019 chung cả hai Khóa

21/12/2019 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: K5 Ngô Thế Vinh

K5TPHCM gặp mặt truyền thống

13/10/2019 - tại phòng B (tầng trệt) khách sạn VICTORY SỐ 14 Võ Văn Tần (hay số 141 Nam Kỳ Khởi Nghĩa) Q3 tp HCM
Ảnh: Phùng Duy Hưng

K5TQ Hành hương về miền Đất Lửa Quảng Bình

15-18/4/2019 - tại Nhà khách 30/4 - Tỉnh đội QB: Đường Trương Pháp, p Hải Thành, Tp Đồng Hới.
Ảnh: ...gặp mặt, giao lưu tình nghĩa, tràn đầy những hồi ức, kỷ niệm thân thương của cả một chặng đường dài suốt 54 năm... Kiến Quốc

K5TQ Hành hương về miền Đất Lửa Quảng Bình

15-18/4/2019 - tại Nhà khách 30/4 - Tỉnh đội QB: Đường Trương Pháp, p Hải Thành, Tp Đồng Hới.
Ảnh: Cơ bản là có cơ hội được gặp nhau của những cậu bé, cô bé từng học với nhau 54 năm trước... Kiến Quốc

K5TQ Hành hương về miền Đất Lửa Quảng Bình

15-18/4/2019 - tại Biển Nhật Lệ
Ảnh: Hoan hô Biển Nhật Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình... Ngô Thế Vinh

K6MB Gặp mặt thường niên 12/2019

22/12/2019 - tại số 1 phố Trấn Vũ (Ụ pháo), HN
Ảnh: khá đông đủ các bạn K6 NVT phía bắc với 50 hội viên Nguyễn Thắng Lương (Ngọc)

K6HCM Gặp mặt cuối năm 2019

15/12/2019 - tại phòng VIP 1, nhà hàng “Vườn phố” (A2 Phan Đình Giót, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM), Sân vận động Quân khu 7
Ảnh: Thật xúc động khi gặp lại bạn cũ thủa thiếu thời của hơn 50 năm về trước... Xuân Lộc

K6TQ Gặp mặt Quy Nhơn 2019

từ 08 đến 12 tháng 7/2019 - tại Khách sạn Én Việt - 54 đường An Dương Vương - Tp.Quy Nhơn; thăm một số địa danh tại Quy Nhơn.
Ảnh: Ngày thứ 2 ở Bình Định, nhóm k6 Trỗi tham quan bảo tàng Quang Trung, khu du lịch sinh thái Hầm Hô... Kim Hồ

K6HN gặp mặt truyền thống 6/2019

02/6/2019 - tại số 1 phố Trấn Vũ (Ụ pháo), HN
Ảnh: Tật xấu từ hồi Hưng Hóa vẫn chưa bỏ được. Thấy 2G là xúm hết lại Anh Minh

K6HN gặp mặt truyền thống 6/2019

02/6/2019 - tại số 1 phố Trấn Vũ (Ụ pháo), HN
Ảnh: Gặp mặt k6 Trỗi thường niên lúc nào cũng vui như tết... Ngô Sơn

K6TQ Hành hương tri ân, thăm đảo Cồn Cỏ 2019

từ 14 đến 20 tháng 4/2019 - tại Khách sạn CKC Thiên Đường 76 Đồng Hải, Hải Thành, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình - Khách sạn Golden, 297 Lê Duẩn, Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị. Thăm một số địa danh tại Quảng Bình, Quảng Trị và đảo Cồn Cỏ.
Ảnh: Cổng chào Cồn Cỏ Vũ Điện Biên

K6TQ Hành hương tri ân, thăm đảo Cồn Cỏ 2019

từ 14 đến 20 tháng 4/2019 - tại Khách sạn CKC Thiên Đường 76 Đồng Hải, Hải Thành, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình - Khách sạn Golden, 297 Lê Duẩn, Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị. Thăm một số địa danh tại Quảng Bình, Quảng Trị và đảo Cồn Cỏ.
Ảnh: Cột Cờ trên đảo Trần Vinh Quang

K6TQ Hành hương tri ân, thăm đảo Cồn Cỏ 2019

từ 14 đến 20 tháng 4/2019 - tại Khách sạn CKC Thiên Đường 76 Đồng Hải, Hải Thành, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình - Khách sạn Golden, 297 Lê Duẩn, Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị. Thăm một số địa danh tại Quảng Bình, Quảng Trị và đảo Cồn Cỏ.
Ảnh: Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ đảo Cồn Cỏ Vũ Điện Biên

K7 Phía Nam Gặp mặt thường niên 2019

17/11/2019 - tại nhà hàng Biển Dương 6 - 205 CMT8 Q.3, Tp. HCM.
Ảnh: Điều lắng đọng bạn bè gặp nhau đc sống lại những kỷ niệm cùng tính tình ai nói nấy nghe, vui uống hết mình... Lý Tân Huệ

K7 phía Bắc gặp mặt thường niên 2019

15/09/2019 - tại Trang trại của Vợ Chồng Dũng - Hảo K9 (em ruột LS Nguyễn Đức Thảo K7), Khu Thủy Sản, thôn Lương Ý, xã Mỹ Thọ, Bình Lục, Hà Nam.
Ảnh: Trong niềm vui chung, mọi người đã ôn lại những Kỷ niệm của một thời đáng nhớ, một thời đáng yêu... Hà Quang Vũ

K7 phía Bắc Gặp mặt xuân Kỷ Hợi 2/2019

26/02/2019 - tại Resort Quảng Tây, TP Sơn Tây.
Ảnh: Lễ gặp mặt diễn ra thật vui & cảm động của một Thệ hệ TSQ cách đây hơn 1/2 Thế kỷ... Hà Quang Vũ

K5+K8HN gặp mặt Truyền Thống năm 2019 chung cả hai Khóa

21/12/2019 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: K8+k5 Ngô Thế Vinh

K5+K8HN gặp mặt Truyền Thống năm 2019 chung cả hai Khóa

21/12/2019 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Ảnh: K8 Ngô Thế Vinh

K8 Phía Nam Gặp mặt thường niên 2019

20/11/2019 - tại quán Lẩu Cá Thanh đa 860/75/1 XVNT - P. 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Ảnh: Nguyễn Phương Tuấn

K8TQ Gặp mặt Quảng Bình 2019

28-30/6/2019 - tại Nhà khách Thanh Thiếu nhi (Trung Tâm hoạt động TTN khu vực Bắc trung Bộ) - Đường Trương Pháp, Quang Phú, TP Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.
Ảnh: Hoàng Minh Long

K8TQ Gặp mặt Quảng Bình 2019

28-30/6/2019 - tại Nhà khách Thanh Thiếu nhi (Trung Tâm hoạt động TTN khu vực Bắc trung Bộ) - Đường Trương Pháp, Quang Phú, TP Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.
Ảnh: Khám phá bãi tắm Nhật Lệ hoang sơ biển xanh cát trắng nắng vàng ! Ngô Hoàng Hà

Bạn Trỗi Miền Trung kỷ niệm 55 năm ngày hy sinh của anh TRỖI

15/10/2019 - tại Nhà hàng NƠM (Khu biệt thự Đảo Xanh, Trần Thị Lý, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng).
Ảnh: Tặng quà cho các phu nhân nhân ngày PNVN. Rất đông vui, ấm cúng và tình nghĩa... Tôn Thất Hải

BLL Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi tổ chức về thăm Trại Hòe và Trại Cờ

01/3/2018 - tại thôn Ngọc Tân - xã Ngọc Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang
Ảnh: Đến hẹn lại lên Lễ Hội thôn Trại Hòe 2018... Ngô Thế Vinh

BLL Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi tổ chức về thăm Trại Hòe và Trại Cờ

01/3/2018 - tại thôn Ngọc Tân - xã Ngọc Sơn - huyện Hiệp Hòa - tỉnh Bắc Giang
Ảnh: Đi thăm lại con mương cống 4 cửa thân quen ở Trại Hòe đầy ắp những kỷ niệm xưa Phạm Hồng Phương

C11 Gặp mặt truyền thống 2018

12/10/2018 - tại nhà hàng Lộc Việt, 6 Huỳnh Thúc Kháng, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.
Ảnh: Hữu Thành

C11 du xuân 2018

14/3/2018 - tại Chùa Tiêu, xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Ảnh: Chùa Tiêu Sơn nằm trên lưng chừng núiTiêu quanh năm cây cối u tịch... Song Yên

K2TQ Gặp gỡ kỷ niệm 51 năm tốt nghiệp và nhập ngũ 1967-2018

31/7 đến 3/8/2018 - tại TP HCM
Ảnh: Thật vui, thật cảm động khi đc sống bên bạn bè từ thỏa ngày xưa. Những dọt nước mắt đã rơi... Kỳ Minh

K3HN kỷ niệm 74 năm ngày QĐNDVN 22/12 2018

17/12/2018 - tại Nhà hàng VUA GÀ - Số 3 Hồ Đắc Di HN (Cà Phê Cây Dừa 118 Đặng Văn Ngữ, Hà Nội).
Ảnh: Ấm áp và tưng bừng với các bài ca truyền thống QĐ cùng bài ca của đời bộ đội... Thái Chi

K3 kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ 1/8/1968-1/8/2018

2 ngày 31/7 và 1/8/2018 - tại Bảo tàng PKKQ đường Trường Chinh Hà Nội và Chí linh, Hải Dương (trường Quân Sự QK3, KS Huy Hoàng, nhà hàng Biển xanh, tham quan khu Côn Sơn - Kiếp Bạc).
Ảnh: Bạn bè gặp nhau, có những người tròn 50 năm mới lại gặp lại... Anh Minh

K3 kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ 1/8/1968-1/8/2019

2 ngày 31/7 và 1/8/2018 - tại Bảo tàng PKKQ đường Trường Chinh Hà Nội và Chí linh, Hải Dương (trường Quân Sự QK3, KS Huy Hoàng, nhà hàng Biển xanh, tham quan khu Côn Sơn - Kiếp Bạc).
Ảnh: Anh Minh

K3 kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ 1/8/1968-1/8/2020

2 ngày 31/7 và 1/8/2018 - tại Bảo tàng PKKQ đường Trường Chinh Hà Nội và Chí linh, Hải Dương (trường Quân Sự QK3, KS Huy Hoàng, nhà hàng Biển xanh, tham quan khu Côn Sơn - Kiếp Bạc).
Ảnh: Anh Minh

K4TPHCM gặp mặt Ngày truyền thống 2018

14/10/2018 - tại Cơ sở 2 Trường Đại học VHNT Quân đội - 142 Cộng Hoà, Tân Bình (phía sau Nhà hát QĐ, đi vào hẻm 142).
Ảnh: ...một phút mặc niệm tưởng nhớ các liệt sĩ và các bạn đã đi xa rồi tiệc lợn Mán... Nguyễn Phương Tuấn K8

K4HN Gặp mặt ngày truyền thống Trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi 2018

14/10/2018 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Hà Nội.
Ảnh: ...Năm nay rất vui vì có mặt các bạn ít gặp... Hữu Thành

K4TQ du lịch Tây Nguyên

2-5/6/2018 - tại Ks Công Đoàn (số 9 Hai Bà Trưng, thành phố Pleiku, Gia Lai).
Ảnh: điều mong muốn lớn nhất là mỗi năm được gặp nhau một lần nhiều bạn nhất có thể... Hữu Thành

K4HN Gặp mặt đầu Xuân 2018

23/3/2018 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Hà Nội.
Ảnh: ...lại có mặt một số bạn ít đi... Hữu Thành

K5 TPHCM Họp mặt truyền thống 2018

30/12/2018 - tại nhà hàng Vườn Phố (sân vận động QK7), Tp.HCM.
Ảnh: Quân số k5 có mặt: 25 Kiến Quốc

K5 phía Bắc Họp mặt Truyền Thống 2018

23/12/2018 - tại nhà hàng Vườn Treo Pacific 281 Đội Cấn, Hà Nội.
Ảnh: Anh chị em vui mừng, phấn khởi gặp mặt, hỏi thăm sức khỏe, hàn huyên, trò chuyện suốt cả buổi... Ngô Thế Vinh

K5TQ Hành Hương về Quy Nhơn - Hè 2018

30/05 - 02/06/2018 - tại Nhà khách T102 BCHQS tỉnh Bình Định: 05-07 Lê Lai, phường Ngô Mây, Tp Quy Nhơn.
Ảnh: Lễ gặp mặt Phạm Hồng Phương

K5TQ Hành Hương về Quy Nhơn - Hè 2018

30/05 - 02/06/2018 - tại Nhà khách T102 BCHQS tỉnh Bình Định: 05-07 Lê Lai, phường Ngô Mây, Tp Quy Nhơn.
Ảnh: Lễ gặp mặt Phạm Hồng Phương

K5TQ Hành Hương về Quy Nhơn - Hè 2018

30/05 - 02/06/2018 - Thăm Đàn tế Trời Đất Tây Sơn (Khu du lịch Tâm Linh Ấn Sơn) - Thăm Bảo tàng Quang Trung
Ảnh: Ngô Thế Vinh

K5TQ Hành Hương về Quy Nhơn - Hè 2018

30/05 - 02/06/2018 - Thăm Đàn tế Trời Đất Tây Sơn (Khu du lịch Tâm Linh Ấn Sơn) - Thăm Bảo tàng Quang Trung
Ảnh: Ngô Thế Vinh

K5TQ Hành Hương về Quy Nhơn - Hè 2018

30/05 - 02/06/2018 - Làng chài Nhơn Lý - Bãi Biển Kỳ Co...
Ảnh: Ngô Thế Vinh

K6 HN gặp mặt thường niên cuối năm 2018

23/12/2018 - tại Nhà khách Trúc Bạch, số 1 Trấn Vũ (Ụ pháo), p. Quán Thánh, q. Ba Đình, TP Hà Nội.
Ảnh: Các bạn đại diện ba miền và 3 bạn nữ C11 có mặt, thật vui… Nguyễn Thắng Lương (Ngọc)

K6HCM gặp mặt thường niên 2018

15/12/2018 - tại nhà hàng Lẩu Gà úp số 59 Tú Xương, P.7 Q.3 TPHCM.
Ảnh: Hà mèo

K6TQ "Gặp mặt truyền thống" tại Nha Trang

05/5 đến 07/5/2018 - Đoàn an-điều dưỡng 26, Cục Chính trị-QK 5. Địa chỉ: 86 đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang.
Ảnh: Nguyễn Thắng Lương (Ngọc)

K6TQ "Gặp mặt truyền thống" tại Nha Trang

05/5 đến 07/5/2018 - Trường Sĩ quan Không quân. Địa chỉ: cổng số 03, đường Biệt Thự, phường Tân Lập, TP Nha Trang.
Ảnh: không gian đủ để tổ chức cho hơn 500 người, hơi choáng ngợp với buổi lễ gặp mặt của khoảng hơn 120 thành viên... Tạ Chính

K6TQ "Gặp mặt truyền thống" tại Nha Trang

05/5 đến 07/5/2018 - Trường Sĩ quan Không quân. Địa chỉ: cổng số 03, đường Biệt Thự, phường Tân Lập, TP Nha Trang.
Ảnh: ...người điều hành phần này là ông trùm “sáng tạo”, không muốn giống ai... Tạ Chính

K6TQ "Gặp mặt truyền thống" tại Nha Trang

05/5 đến 07/5/2018 - Trường Sĩ quan Không quân. Địa chỉ: cổng số 03, đường Biệt Thự, phường Tân Lập, TP Nha Trang.
Ảnh: Tất cả như bung ra, bật lên, càng về sau càng mạnh.... sân khấu nhỏ bé ken đặc người, chỉ còn mấy người phía dưới chụp ảnh lia lịa... Tạ Chính

K7 phía Nam Họp mặt 2018

17/11/2018 - tại Nhà Hàng Biển Dương 6 - 205 Cách Mạng Tháng 8, P. 4, Quận 3, TP. HCM.
Ảnh: Nguyễn Hoài Nhân

K7 phía Nam Họp mặt 2018

17/11/2018 - tại Nhà Hàng Biển Dương 6 - 205 Cách Mạng Tháng 8, P. 4, Quận 3, TP. HCM.
Ảnh: Nguyễn Hoài Nhân

K7 phía Bắc Gặp mặt thường niên 9/2018

9/9/2018 - tại Vườn treo Babilon (Pacific) 281 Đội Cấn, Hà Nội.
Ảnh: Vui cùng các Bạn K7 còn có đại diện BLL K2, K3, K4, K5, K6 & K8. Các Bạn Thanh Sơn từ TP HCM, Lưu Công Hùng từ Hải Phòng, Ngọc Văn từ Thái Nguyên cũng đã về dự Tống Ngọc Tráng

K7 phía Bắc gặp gỡ Xuân 2018 tại Xuân Mai

4/3/2018 - tại khu nghỉ gia đình của bạn Bùi Thắng, tại Xuân Mai, Hoà Bình.
Ảnh: ...rất vui vẻ, đầm ấm trong ngày đầu xuân Nguyễn Chấn Biên

K8 phía Bắc Gặp mặt truyền thống 2018

22/12/2018 - tại Vườn Treo Pacific, 281 Đội Cấn, HN.
Ảnh: ...vui mừng gặp mặt ôn nghèo kể khổ... Ngô Hoàng Hà


Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

Tin buồn: bạn Nguyễn Xuân Lộc mất



Bạn Nguyễn Xuân Lộc - K6

Nguyễn Xuân Lộc - K6

B1
1954

Mb: 0903 970 483 - Nr: - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006697606789- Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-xuan-loc.html - TP HCM - VN
- - -

1969

2018


đã mất tại TP. HCM,
ngày 20/6/2024 (Ngày 15 tháng 5 năm Giáp Thìn), thọ 71 tuổi.


(Theo tin từ Meo Ha!)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Xuân Lộc!






Bạn Nguyễn Xuân Lộc - K6

Nguyễn Xuân Lộc - K6

B1
1954

Mb: 0903 970 483 - Nr: - Cq: - FB: https://www.facebook.com/profile.php?id=100006697606789- Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-xuan-loc.html - TP HCM - VN
- - -

1969

2018


đã mất tại TP. HCM,
ngày 20/6/2024 (Ngày 15 tháng 5 năm Giáp Thìn), thọ 71 tuổi.


(Theo tin từ Meo Ha!)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Xuân Lộc!




Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Tin buồn: bạn Phan Đình Nhân mất



Bạn Phan Đình Nhân - K6

Phan Đình Nhân - K6


1953
2024
Nhân chột
0913.217988 - HN - VN
2CE - Phan Thu Lương K3-C11, Phan Đình Nhân K6
Blog: https://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/phan-inh-nhan.html

1967

2017


đã mất tại Hà Nội,
ngày 18/5/2024 (Ngày 11 tháng 4 năm Giáp Thìn), thọ 72 tuổi.
Lễ viếng vào hồi 9h00 ngày 21/5/2024
tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (BV quân y 108), Hà Nội.
Kính mời các bạn K6 đến viếng.

(Theo tin từ Vu Dien Bien!)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Phan Đình Nhân!






Bạn Phan Đình Nhân - K6

Phan Đình Nhân - K6


1953
2024
Nhân chột
0913.217988 - HN - VN
2CE - Phan Thu Lương K3-C11, Phan Đình Nhân K6
Blog: https://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/phan-inh-nhan.html

1967

2017


đã mất tại Hà Nội,
ngày 18/5/2024 (Ngày 11 tháng 4 năm Giáp Thìn), thọ 72 tuổi.
Lễ viếng vào hồi 9h00 ngày 21/5/2024
tại Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (BV quân y 108), Hà Nội.
Kính mời các bạn K6 đến viếng.

(Theo tin từ Vu Dien Bien!)

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Phan Đình Nhân!




Khóa 6 NVT





Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023

Gặp mặt K6 HN 03/6/2023


Số 1 Trấn Vũ HN


Số 1 Trấn Vũ HN

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2023

Chuyện tình nơi chiến khu Ba Lòng



Chuyện tình nơi chiến khu Ba Lòng


PHẠM THU THỦY


TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH
SKNC
Những kỷ vật về chồng -Đại tá Nguyễn Ấu Thực- được Thiếu tá, bác sĩ Phạm Thị Hồng, nguyên cán bộ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y lưu giữ cẩn thận. Mỗi lần nhìn lại, bà rưng rưng nhớ về lần đầu gặp gỡ để rồi nên duyên chồng vợ nơi Chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị)...

Yêu từ cái nhìn đầu tiên
Sinh ra và lớn lên ở Cam Lộ (Quảng Trị), khi 14 tuổi (năm 1946), cô bé Phạm Thị Hồng theo anh trai làm cách mạng. Dù nhỏ bé nhưng Hồng luôn là “đầu trò” trong các hoạt động tập thể. Năm 1947, gia đình tản cư về quê hương Lệ Thủy (Quảng Bình), Phạm Thị Hồng được giao phụ trách công tác phụ nữ. Hoạt động năng nổ, một năm sau, bà được kết nạp Đảng. Năm 1952, bà nhập ngũ vào Bệnh viện K42 đóng ở Chiến khu Ba Lòng. Tại đây, bà gặp “một nửa” của mình là bác sĩ Nguyễn Ấu Thực.

20 tuổi, lần đầu vào lán phẫu thuật quan sát và học việc, Phạm Thị Hồng đã chứng tỏ được tư chất của một nhân viên y tế. Ngày ấy, bà ghi nhớ từng thao tác của bác sĩ Thực, cách ông yêu cầu phụ mổ đưa những dụng cụ phẫu thuật với đủ loại khác nhau. Bà không ngần ngại đưa phần chi thể bị cắt do hoại tử của thương binh về nhà xác. Nắm bắt nhiệm vụ, công việc nhanh ngay từ những ngày đầu nên chiến sĩ Hồng đã gây ấn tượng mạnh với bác sĩ Thực. Chẳng thế mà chỉ ít tuần sau đó, cả cơ quan truyền tai nhau về chuyện bác sĩ Thực “quan tâm” đến chiến sĩ Hồng hơn mức bình thường.
Gia đình bác sĩ Phạm Thị Hồng - Nguyễn Ấu Thực năm 1965. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Về phía mình, do còn trẻ và chỉ muốn thực hiện tốt nhiệm vụ nên khi đó bà chưa hề nghĩ đến chuyện tình cảm. Chỉ đến khi nghe những đồn đoán thì chiến sĩ Hồng mới giật mình suy nghĩ về những hành động của bác sĩ Thực. Như lần bà bị sốt rét, bác sĩ Thực đã dành tặng bà hai ống thuốc cuối cùng của mình. Rồi khi bà hôn mê do phản ứng thuốc, ông đã lo lắng cả đêm, đến lúc bà tỉnh mới yên tâm đi làm nhiệm vụ. Có người nói rằng bác sĩ Thực chưa phải đảng viên, bà đã thẳng thắn bày tỏ: “Tôi thấy anh ấy là người làm việc rất tích cực, có chuyên môn tốt. Bây giờ anh ấy chưa là đảng viên nhưng tôi nghĩ anh ấy sẽ sớm trở thành đảng viên!”.

Tuy nhiên, khi ông đặt vấn đề tìm hiểu, bà đã từ chối bởi e ngại ở ngoài Bắc, biết đâu ông đã có vợ con hay người yêu? Vậy là để khẳng định mình hoàn toàn độc thân, bác sĩ Thực mời mấy người bạn cùng vào công tác ở Liên khu 4 đến đơn vị xác nhận với bà. Ít ngày sau đó, bà Hồng nhận được thư của bố - ông Phạm Xuân Chiểu. Lúc ấy, bà mới biết, nhân một chuyến công tác, bác sĩ Thực đã về nơi gia đình bà sơ tán ở Quảng Bình để trò chuyện với bố đẻ của bà. Trong thư, bố của bà cho biết sẽ để bà tự quyết định việc đại sự. Nếu cần, có thể hỏi thêm ý kiến anh rể là Nguyễn Đình Bút đang công tác ở Tỉnh đội.

Trước tấm lòng cũng như sự “tấn công” của bác sĩ Thực, Phạm Thị Hồng dần xiêu lòng. Giống như bà sớm mồ côi mẹ, bác sĩ Thực là tấm gương tự lập, tự học từ năm 10 tuổi khiến bà ngưỡng mộ. Năm 1946, đang học năm cuối Trường Đại học Y Dược Hà Nội (nay là Trường Đại học Y Hà Nội), ông Thực nhập ngũ và xung phong vào Liên khu 4 công tác. Ngày nhận được cái gật đầu đồng ý của bà, bác sĩ Thực sung sướng bày tỏ: “Anh đã yêu em ngay từ lần đầu gặp mặt và mong muốn em sẽ là vợ anh!”.
Bà Phạm Thị Hồng (chính giữa) tại Đại hội đại biểu CCB phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2017-2022. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Tình yêu vừa nảy nở thì bác sĩ Thực được lệnh chuẩn bị sang Lào công tác. Trước khi đi, ông báo cáo tổ chức chuyện của hai người. Được cấp trên ủng hộ cho dời lại ngày lên đường để cưới vợ, ông Thực đã thuyết phục người yêu làm lễ thành hôn.

Ngày 15-7-1953, đám cưới giản dị của họ diễn ra ngay giữa lán thương binh. Đặc biệt là còn có một đôi nữa tổ chức lễ cưới cùng với họ. Chính trị viên Trần Khôn đảm trách nhiệm vụ chủ hôn. Giữa chiến khu rộn vang lời ca, tiếng đàn, các khách mời và cả hai đôi cô dâu, chú rể cùng hòa nhịp trong các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tình yêu quê hương, đất nước.

Cuộc trùng phùng bất ngờ
Sau lễ cưới, hai người được cấp một căn lán giữa rừng làm phòng tân hôn. Căn phòng hạnh phúc chỉ có chiếc sạp để ngủ. Ông cũng chỉ ở với vợ vài tháng rồi sang Lào công tác. Trước khi đi, ông hạnh phúc khi vợ báo tin sắp được làm bố.

Dù mang thai nhưng Phạm Thị Hồng không nề hà bất cứ việc gì, tận tình chăm sóc thương binh và tích cực tham gia học tập chính trị. Mang thai đến tháng thứ 6, bà được cấp trên phân công đưa thương binh về tuyến sau rồi về Sư đoàn 325 công tác, một thời gian sau thì về Bệnh viện K43 (tiền thân của Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần Quân khu 4 ngày nay) làm việc.

Tháng 6-1954, bà sinh hạ con trai đầu lòng Nguyễn Quốc Thông tại Thanh Chương, Nghệ An. Con được hơn 20 ngày tuổi, một hôm, có hai anh bộ đội vào nhà xin nước uống. Bà sửng sốt nhận ra một trong hai người ấy là chồng mình. Bác sĩ Nguyễn Ấu Thực cũng không ngờ giữa đường công tác lại gặp vợ, mừng hơn nữa là bà đã sinh con thuận lợi. Do điều kiện thời chiến, hai người bặt tin nhau từ ngày ông sang Lào. Cuộc trùng phùng bất ngờ đầy hạnh phúc diễn ra ngắn ngủi. Vì nhiệm vụ, chỉ ở bên vợ con được mấy tiếng, ông lại đi công tác ngay.
Bác sĩ Phạm Thị Hồng tại nhà riêng. Ảnh: KHÁNH AN.

Bà Hồng kể rằng, dù công tác cùng tỉnh Nghệ An nhưng thi thoảng ông mới về thăm nhà. Bà sinh con trai Nguyễn Quốc Thái năm 1956, rồi Nguyễn Quốc Thanh năm 1960, ông cũng vắng mặt. Khó có thể nói hết nỗi vất vả của người phụ nữ một mình nuôi con trong thời chiến, nhưng bà Hồng không một lời than phiền với chồng. Sau này, khi hai người được chuyển ra Hà Nội, rồi cùng về Viện Quân y 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103) công tác, họ mới có điều kiện gần gũi hơn. Các con trai học hành giỏi giang, thành đạt khiến ông bà tự hào. Người con cả là tiến sĩ sinh học, hai người con sau là cán bộ cao cấp trong Quân đội. Ông Thực đã mất hơn 10 năm nay. Còn bà Hồng ở tuổi 91 luôn duy trì tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh để giữ cuộc sống của một người già mạnh khỏe, vui vầy bên con cháu.

PHẠM THU THỦY



Nguồn: Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng - Báo Quân đội nhân dân - 15/05/2023



Chuyện tình nơi chiến khu Ba Lòng


PHẠM THU THỦY


TÌNH YÊU NGƯỜI LÍNH
SKNC
Những kỷ vật về chồng -Đại tá Nguyễn Ấu Thực- được Thiếu tá, bác sĩ Phạm Thị Hồng, nguyên cán bộ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y lưu giữ cẩn thận. Mỗi lần nhìn lại, bà rưng rưng nhớ về lần đầu gặp gỡ để rồi nên duyên chồng vợ nơi Chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị)...

Yêu từ cái nhìn đầu tiên
Sinh ra và lớn lên ở Cam Lộ (Quảng Trị), khi 14 tuổi (năm 1946), cô bé Phạm Thị Hồng theo anh trai làm cách mạng. Dù nhỏ bé nhưng Hồng luôn là “đầu trò” trong các hoạt động tập thể. Năm 1947, gia đình tản cư về quê hương Lệ Thủy (Quảng Bình), Phạm Thị Hồng được giao phụ trách công tác phụ nữ. Hoạt động năng nổ, một năm sau, bà được kết nạp Đảng. Năm 1952, bà nhập ngũ vào Bệnh viện K42 đóng ở Chiến khu Ba Lòng. Tại đây, bà gặp “một nửa” của mình là bác sĩ Nguyễn Ấu Thực.

20 tuổi, lần đầu vào lán phẫu thuật quan sát và học việc, Phạm Thị Hồng đã chứng tỏ được tư chất của một nhân viên y tế. Ngày ấy, bà ghi nhớ từng thao tác của bác sĩ Thực, cách ông yêu cầu phụ mổ đưa những dụng cụ phẫu thuật với đủ loại khác nhau. Bà không ngần ngại đưa phần chi thể bị cắt do hoại tử của thương binh về nhà xác. Nắm bắt nhiệm vụ, công việc nhanh ngay từ những ngày đầu nên chiến sĩ Hồng đã gây ấn tượng mạnh với bác sĩ Thực. Chẳng thế mà chỉ ít tuần sau đó, cả cơ quan truyền tai nhau về chuyện bác sĩ Thực “quan tâm” đến chiến sĩ Hồng hơn mức bình thường.
Gia đình bác sĩ Phạm Thị Hồng - Nguyễn Ấu Thực năm 1965. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Về phía mình, do còn trẻ và chỉ muốn thực hiện tốt nhiệm vụ nên khi đó bà chưa hề nghĩ đến chuyện tình cảm. Chỉ đến khi nghe những đồn đoán thì chiến sĩ Hồng mới giật mình suy nghĩ về những hành động của bác sĩ Thực. Như lần bà bị sốt rét, bác sĩ Thực đã dành tặng bà hai ống thuốc cuối cùng của mình. Rồi khi bà hôn mê do phản ứng thuốc, ông đã lo lắng cả đêm, đến lúc bà tỉnh mới yên tâm đi làm nhiệm vụ. Có người nói rằng bác sĩ Thực chưa phải đảng viên, bà đã thẳng thắn bày tỏ: “Tôi thấy anh ấy là người làm việc rất tích cực, có chuyên môn tốt. Bây giờ anh ấy chưa là đảng viên nhưng tôi nghĩ anh ấy sẽ sớm trở thành đảng viên!”.

Tuy nhiên, khi ông đặt vấn đề tìm hiểu, bà đã từ chối bởi e ngại ở ngoài Bắc, biết đâu ông đã có vợ con hay người yêu? Vậy là để khẳng định mình hoàn toàn độc thân, bác sĩ Thực mời mấy người bạn cùng vào công tác ở Liên khu 4 đến đơn vị xác nhận với bà. Ít ngày sau đó, bà Hồng nhận được thư của bố - ông Phạm Xuân Chiểu. Lúc ấy, bà mới biết, nhân một chuyến công tác, bác sĩ Thực đã về nơi gia đình bà sơ tán ở Quảng Bình để trò chuyện với bố đẻ của bà. Trong thư, bố của bà cho biết sẽ để bà tự quyết định việc đại sự. Nếu cần, có thể hỏi thêm ý kiến anh rể là Nguyễn Đình Bút đang công tác ở Tỉnh đội.

Trước tấm lòng cũng như sự “tấn công” của bác sĩ Thực, Phạm Thị Hồng dần xiêu lòng. Giống như bà sớm mồ côi mẹ, bác sĩ Thực là tấm gương tự lập, tự học từ năm 10 tuổi khiến bà ngưỡng mộ. Năm 1946, đang học năm cuối Trường Đại học Y Dược Hà Nội (nay là Trường Đại học Y Hà Nội), ông Thực nhập ngũ và xung phong vào Liên khu 4 công tác. Ngày nhận được cái gật đầu đồng ý của bà, bác sĩ Thực sung sướng bày tỏ: “Anh đã yêu em ngay từ lần đầu gặp mặt và mong muốn em sẽ là vợ anh!”.
Bà Phạm Thị Hồng (chính giữa) tại Đại hội đại biểu CCB phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, nhiệm kỳ 2017-2022. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Tình yêu vừa nảy nở thì bác sĩ Thực được lệnh chuẩn bị sang Lào công tác. Trước khi đi, ông báo cáo tổ chức chuyện của hai người. Được cấp trên ủng hộ cho dời lại ngày lên đường để cưới vợ, ông Thực đã thuyết phục người yêu làm lễ thành hôn.

Ngày 15-7-1953, đám cưới giản dị của họ diễn ra ngay giữa lán thương binh. Đặc biệt là còn có một đôi nữa tổ chức lễ cưới cùng với họ. Chính trị viên Trần Khôn đảm trách nhiệm vụ chủ hôn. Giữa chiến khu rộn vang lời ca, tiếng đàn, các khách mời và cả hai đôi cô dâu, chú rể cùng hòa nhịp trong các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ và tình yêu quê hương, đất nước.

Cuộc trùng phùng bất ngờ
Sau lễ cưới, hai người được cấp một căn lán giữa rừng làm phòng tân hôn. Căn phòng hạnh phúc chỉ có chiếc sạp để ngủ. Ông cũng chỉ ở với vợ vài tháng rồi sang Lào công tác. Trước khi đi, ông hạnh phúc khi vợ báo tin sắp được làm bố.

Dù mang thai nhưng Phạm Thị Hồng không nề hà bất cứ việc gì, tận tình chăm sóc thương binh và tích cực tham gia học tập chính trị. Mang thai đến tháng thứ 6, bà được cấp trên phân công đưa thương binh về tuyến sau rồi về Sư đoàn 325 công tác, một thời gian sau thì về Bệnh viện K43 (tiền thân của Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần Quân khu 4 ngày nay) làm việc.

Tháng 6-1954, bà sinh hạ con trai đầu lòng Nguyễn Quốc Thông tại Thanh Chương, Nghệ An. Con được hơn 20 ngày tuổi, một hôm, có hai anh bộ đội vào nhà xin nước uống. Bà sửng sốt nhận ra một trong hai người ấy là chồng mình. Bác sĩ Nguyễn Ấu Thực cũng không ngờ giữa đường công tác lại gặp vợ, mừng hơn nữa là bà đã sinh con thuận lợi. Do điều kiện thời chiến, hai người bặt tin nhau từ ngày ông sang Lào. Cuộc trùng phùng bất ngờ đầy hạnh phúc diễn ra ngắn ngủi. Vì nhiệm vụ, chỉ ở bên vợ con được mấy tiếng, ông lại đi công tác ngay.
Bác sĩ Phạm Thị Hồng tại nhà riêng. Ảnh: KHÁNH AN.

Bà Hồng kể rằng, dù công tác cùng tỉnh Nghệ An nhưng thi thoảng ông mới về thăm nhà. Bà sinh con trai Nguyễn Quốc Thái năm 1956, rồi Nguyễn Quốc Thanh năm 1960, ông cũng vắng mặt. Khó có thể nói hết nỗi vất vả của người phụ nữ một mình nuôi con trong thời chiến, nhưng bà Hồng không một lời than phiền với chồng. Sau này, khi hai người được chuyển ra Hà Nội, rồi cùng về Viện Quân y 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103) công tác, họ mới có điều kiện gần gũi hơn. Các con trai học hành giỏi giang, thành đạt khiến ông bà tự hào. Người con cả là tiến sĩ sinh học, hai người con sau là cán bộ cao cấp trong Quân đội. Ông Thực đã mất hơn 10 năm nay. Còn bà Hồng ở tuổi 91 luôn duy trì tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh để giữ cuộc sống của một người già mạnh khỏe, vui vầy bên con cháu.

PHẠM THU THỦY



Nguồn: Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng - Báo Quân đội nhân dân - 15/05/2023

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

Gặp mặt K6 Đà Nẵng 2023





Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2023

Lính Trỗi


Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023



Những năm 60 của thế kỷ trước, đất nước chìm đắm trong cuộc chiến tàn khốc…
Ngày ấy, chúng tôi “… Sinh ra trong khói lửa…” chiến tranh.
Chúng tôi được giáo dục và lớn lên trong khúc quân hành: “Vì nhân dân quên mình…” và niềm kiêu hãnh: ”…Vinh Quang thay trường Nguyễn Văn Trỗi, ngời chói tương lai muôn vì sao sáng…”.

Hè 1965.
Những cậu bé chừng 11, 12 tuổi đến 16, 17 về Trại Hoè, Hà Bắc tựu trường. Đó là những lớp học sinh đầu tiên của trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi sau này.
Nhiều năm đã trôi qua kể từ ngày đó, cái cậu bé Hà Nội mặt còn búng ra sữa (là tôi) ấy vẫn nhớ như in những gương mặt đầu tiên kết bạn: Nhân chột (bị hư 1 mắt, con bác Đinh Đức Thiện) tháo con mắt giả doạ tôi, Hồng lồi (vì mắt không được phẳng, con bác Huỳnh Văn Trí) trợn mắt nhìn tôi… Đặc biệt hơn là Lê Quốc Bình (con bác Lê Quốc Sảng) dáng ngang tàng, mày tao chí tớ, giọng Nam, đ. má “liên tục. Rồi Tứ Quý hiền lành (con chú Lê Bân), Tạ Quang Chính (con bác Tạ Quang Bửu) dáng thư sinh, Đoàn Quốc Khánh nhanh nhẹn (con bác Đoàn Trọng Truyến) và lần lượt thêm rất nhiều bạn mới.
Lần ấy khi cùng chơi đá bóng, Quốc Bình đuổi theo tôi không kịp, cu cậu ngồi bệt xuống đất, ca 1 câu cải lương thật lạ: “Anh Năm ho lao hắc lào ra máu”. Chẳng ngờ, câu cải lương ấy trở thành tên cúng cơm của tôi đến bây giờ. (Mặc dù chả ăn nhằm gì với đặc điểm của tôi).
Sau này tôi mới biết rằng gần như mỗi cậu lính Trỗi đều có tên đệm riêng, “đặc sản” Nguyễn Văn Trỗi mà. Nào là Hà mèo, Tâm heo, Quảng tỳ, Thiệp bệu, Mình đùn, Thắng híp, Chính phổng, Chỉnh thọt v.v và v.v, các tên đệm còn tiếp tục kéo dài.

Đợt báo động đầu tiên chúng tôi chuyển quân về Đại Từ, Thái Nguyên. Doanh trại là những ngôi nhà trên đồi chè xanh mướt, bên dưới là suối Chì róc rách suốt đêm ngày. Thì thoảng khi hòa cùng với gió, tiếng suối reo cho ta những âm hưởng tuyệt vời. Thơ mộng là thế nhưng suối Chì này cũng là nguồn cơn gây nên bao “đau khổ” cho lũ nhóc chúng tôi. Cứ tối tối, chú Chích, y tá đại đội bôi thuốc xanh, đỏ khắp người cho lũ trẻ ghẻ ngứa, gãi như gẩy đàn t’rưng vậy. Mấy cậu bé hay nghịch ngợm như Biên Hoà, Khánh Thái, Gia Lượng, Điện Biên, Thắng hip… nhảy tưng tưng, miệng là hét om xòm vi xót quá.
Những ngày đầu với tôi thật bỡ ngỡ. Từ bộ quân phục áo màu olive, quần xanh đậm, mũ cối trên đầu, ba-lô sau lưng…, đến kỷ luật quân đội, trật tự nội vụ hàng ngày, xếp hàng đi đều… chúng tôi được rèn kỹ càng như người lính. Dù vậy, chúng tôi vẫn là những đứa trẻ như vừa mới thôi nôi mà thôi. Nói vậy để không lấy làm lạ khi mỗi ngày có thêm đứa thì “đùn”, đứa thì đái dầm liên miên, đứa tham ăn… đều là… chuyện thường ngày ở huyện. Phần tôi vì được làm lớp trưởng (trung đội trưởng) nên “gương mẫu” không có “chuyện ấy”, vậy mà lại mếu máo viết thư về nhà: “Mẹ ơi, mua cho con cái bát ăn cơm thật to, chúng nó ăn hết của con rồi”.
Năm đầu sống trong quân ngũ thật vất vả. Học là chính, chúng tôi lên lớp buổi sáng và tự học buổi chiều, sinh hoạt theo hiệu lệnh. Sau giờ học chiều, lũ trẻ ùa ra sân chơi thể thao, mê nhất vẫn là đá bóng. Văn Minh, Lê Minh Chính, Tô Tâm… là những tay ghi bàn xuất sẳc, giỏi đến mức làm chúng tôi tự hỏi, tại sao họ không đá cho Thể công nhỉ?
Đất nước đang có chiến tranh, tiếng kẻng báo động vang lên mọi lúc, mọi nỏi, mọi ngày. Chúng tôi xuống hầm trú ầm ngay lớp học hoặc theo giao thông hào đi khắp đơn vị. Công binh quân đội đã đào cho chúng tôi một hệ thống hoàn hảo, hiệu quà.
Các thẩy giáo của chúng tôi thật tài năng, đức độ. Thầy Trường, trung úy, chính trị viên đại đội, thầy Giám, thượng úy, đại đội trường, thầy Hoà dạy văn, thầy Mãn dạy toản, thầy Khoát dạy hóa, thầy Sinh dạy võ, thầy Lực dạy vẽ, thầy Cừ dạy Sử, thầy Tiến dạy Địa Lý, thầy dạy chính trị, thầy dạy âm nhạc…, cùng sự dạy dỗ của các thầy, chúng tôi lớn lên từng ngày.

Trại Đồi, lớp 5, học toán.
Chuẩn úy Mãn của chúng tôi thật đặc biệt, dáng dấp thư sinh, trắng trẻo, dạy môn toán khô khan, khó nuốt. Vậy mà “chàng” lại làm chúng tôi say mê bởi sự hài hước, kiến thức “bác học” và… tình yêu với lũ trẻ chúng tôi.
Hôm ấy thầy ra đề toán khó quá,cả lớp vò đầu, bứt tai, tìm không ra đáp số. Vậy mà Tuấn Quảng lại “ồ“ lên một tiếng, cả lớp ngỡ ngàng tưởng cậu đã tìm ra. Nào ngờ sau đó, cậu tiếp tục “ồ” lên vài tiếng rồi… tắt đài luôn.
Lần ấy Tuấn Quảng được điềm 5 (điểm cao nhất), còn tôi, khi trả bài, thầy Mãn nhìn tôi tủm tỉm cười rồi chậm rẫi nỏi to: Hoàng: Năm!
Năm đầu tiên tôi đạt toàn điểm 5, được tặng bằng khen với chữ kỳ của thượng tá chính ủy nhà trường Bùi Khắc Quỳnh. Tôi mừng lắm, tường như đã lớn và trưởng thành. Đúng là công thầy, các thầy dạy tôi biết chỉ huy trung đội, biết nói trước hàng quân mà không run, biết báo cáo chì huy, biết hô hàng quân đi đều...
Năm ấy, cũng trại Đồi, đêm mưa giông, sấm sét đùng đùng, chúng tôi “trốn” trong chăn, chùm kín đầu vì… sợ. Nữa đêm, trong ánh lửa sưởi ấm bập bùng giữa nhà, tôi chợt tỉnh vì nghe tiếng thì thào như của gió: các em ơi, cứu thầy với… Tôi bừng tỉnh, hốt hoảng gọi các bạn cùng dậy thì thấy thầy Toàn, thiếu úy phụ trách lớp đang nằm xoài dưới đất, thầy bị sét đánh khi đi kiểm tra đơn vị. Cả lũ trẻ tỉnh ngủ hò nhau kéo thầy lên giường (giống như hò kéo pháo vậy vì thầy nặng quá), rồi Lê Minh Chính, tiểu đội trưởng chụp cây đèn bão chạy lên đại đội gọi chú Chích, y tá.
Nhiều năm sau tôi vẫn còn thắc mắc sao Lê Minh Chính lại can đảm đến thế, dám chạy giữa đêm, mưa gió đùng đùng.
Thực ra lúc đó thầy Toàn mới về đơn vị vài ngày. Trước đó, khi đi kiểm tra giữa trưa, chẳng đứa nào ngủ cả, lấy gối nện nhau tưng bừng, thầy hô tập hợp cả lớp vác ba-lô rồi lệnh chạy lên đồi, xuống suối 3 lần, sau đó bở hơi tai, cu cậu nào lăn ra ngủ như chết.
… Thời gian… Rất nhiều năm đã trôi qua…, nó bào mòn nhiều thứ, nhưng cái kỷ niệm nhự thể vẫn lưu lại như mãi mãi, như mổi tình đầu của tôi vậy…

Thảng 4 năm 2023.
Tại Đà Nẵng bên bãi biển Mỹ Khê trải dài, sóng bạc trắng xô bờ, khóa 6 chúng tôi lại gặp nhau. Biết bao chờ mong, biết bao khao khát, biết bao nghĩa tình… Và Niềm Vui vỡ òa trong hân hoan vô tận… Tay bắt mặt mừng, những vòng tay ôm chặt, những giọt nước mắt “tự động” rơi trên những gương mặt vừa đủ 70… đã tạo nên khung cảnh đầy xúc động. Thầy Lê Đức Soạn, trung úy chính trị viên đại đội ngày nào của chúng tôi hôm nay thật hạnh phúc. Một ngày là trò, cả đời là trò của thầy, chúng tôi vây quanh người thầy đáng kính, chúc thọ thầy 90 tuổi. Trên ngực thầy không có tẩm huấn chương nhà giáo nào cả, nhưng tình cảm học sinh dành cho thầy chính là tấm Huân chương cao quý nhất. Trong bộ suit trang trọng và rất nhiều hoa học trò tặng, thầy cười thật hiền lành, hạnh phúc.
Chúng tôi trò chuyện cùng nhau thật… bình yên (mà không hề “chí choé” như ngày xưa). Trong các bạn tôi ngồi đây, rất nhiều bạn là cán bộ cao cấp quân đội, có người là tướng, là thứ bộ trưởng, là nhà khoa học tài ba có học hàm học vị cao, là những doanh nghiệp thành đạt…, còn nhiều bạn khó khăn, trăn trở mưu sinh, số phận chẳng mỉm cười. Và còn nhiều bạn đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ vì Tổ Quốc trường tồn…
“…lớp cha trước, lớp con sau…, đã thành đồng chí chung câu quân hảnh…” cùng dân tộc, chúng tôi góp phần làm nên trang sử mới. Những Hà Ngọc Tuấn, Nam Điện, Kim Phú, Thông, Vũ Điện Biên, Vũ Đồng, Hồ Chí Dũng, Sử Bình, Phan Tiên Tiến, Thiệp, Dũng, Vũ Thắng Lộ, Lê Tứ Quý, Lê Minh Chính, Tạ Quang Chỉnh, Trần Tuấn Quảng, Hà Chí Thành, Ngô Mình Sơn… đã làm tôi thật sự xúc động. Tôi như sống lại tuổi thơ…
Nhiều bạn nữa, không có mặt nhưng tôi vẫn nhớ: Tạ Việt Thắng, Lê Anh Tuấn, Tuần Hùng, Huỳnh Hội, Phạm Gia Lượng, Phạm Hoà Bình, Quang Việt, Biên Hoà, Đoàn Quốc Khánh, Đỗ Hoà Bình, Tô Tâm, Quang Bình, Lưu Mình Sơn, Mình Nghĩa, Nguyễn Hữu Thọ, Việt Hồng, Việt Sơn…

Sau 53 năm, tôi và vợ cùng em gái Laika gặp lại Nguyễn Kim Hồ và Trần Huy Hùng. Khỏi phải nói, tôi mừng vui vô hạn… Những người bạn này là tuổi niên thiếu và là phần máu thịt đời tôi. Mừng mừng tủi tủi, chúng tôi ôm nhau trong nước mắt. Có lẽ khi chứng kiến, vợ tôi lặng lẽ quay mặt đi… Năm 1970, Hưng Hoá, năm học cuổi tại trường. Huy Hùng lúc đó là bi thư Liên Chi đoàn, Kim Hố là uỳ viên tổ chửc, còn tôi là Phó Bí thư Liên chi. Gặp lại, chúng tôi chụp chung bức ảnh, tôi cười cười: đây là ban chấp hành mới… không ai bẳu.
“Sinh ra trong khói lửa
Trường ta đã lớn lên
Trường đẹp chói ngời tên anh Nguyễn Văn Trỗi
Tìm ta đang thắm đỏ,
Máu anh và đời anh
Chỉ sẳt thép làm nên trang sử mới…”
Các lớp lớp thiếu sinh quân đã trường thành, đóng góp xứng đáng cho Tổ Quốc.
Cùng thế hệ cha anh, cùng dân tộc, họ đã viết nên trang sử mới, xây dựng đất nước hùng cường. Bác dạy
“Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là tấm gương sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.
Chí khí của người anh hùng đã làm nên nhân cách của học sinh Nguyễn Văn Trỗi. Đó là: tận trung với nước, tận hiếu với dân, khó khãn vượt qua, kể thù đánh thắng.
Mang tên thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi là niềm vinh quang và tự hào của mỗi chúng tôi. Tôi thật yêu và tự hào về các bạn.
Bạn hỏi tôi ư ?
Vâng, Tôi Là Lính Trỗi.
Trời Quảng Nam, quê anh Trỗi hôm nay thật đẹp. Xanh ngắt một bầu trời hy vọng, những bãi biển trải dài, sóng biển xô bờ như hôn làn cát trắng vẽ nên bức tranh ngoạn mục của đất trời…
Chúng tôi, thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, khi tuồi đã 70 và thầy giáo 90 tuổi, sau 53 năm, gặp lại nhau và cùng hát khúc quân hành:
“… Vinh Quang thay trường Nguyễn văn Trỗi
Ngời chói tương lai muôn vì sao sáng…”
…Xa lắm… Vẫn là điệp khúc:
…Vinh Quang thay trường Nguyễn Văn Trỗi.


Phoenix Phung >> Bạn Trỗi K6 - Th6 28/4/2023


Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023



Những năm 60 của thế kỷ trước, đất nước chìm đắm trong cuộc chiến tàn khốc…
Ngày ấy, chúng tôi “… Sinh ra trong khói lửa…” chiến tranh.
Chúng tôi được giáo dục và lớn lên trong khúc quân hành: “Vì nhân dân quên mình…” và niềm kiêu hãnh: ”…Vinh Quang thay trường Nguyễn Văn Trỗi, ngời chói tương lai muôn vì sao sáng…”.

Hè 1965.
Những cậu bé chừng 11, 12 tuổi đến 16, 17 về Trại Hoè, Hà Bắc tựu trường. Đó là những lớp học sinh đầu tiên của trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi sau này.
Nhiều năm đã trôi qua kể từ ngày đó, cái cậu bé Hà Nội mặt còn búng ra sữa (là tôi) ấy vẫn nhớ như in những gương mặt đầu tiên kết bạn: Nhân chột (bị hư 1 mắt, con bác Đinh Đức Thiện) tháo con mắt giả doạ tôi, Hồng lồi (vì mắt không được phẳng, con bác Huỳnh Văn Trí) trợn mắt nhìn tôi… Đặc biệt hơn là Lê Quốc Bình (con bác Lê Quốc Sảng) dáng ngang tàng, mày tao chí tớ, giọng Nam, đ. má “liên tục. Rồi Tứ Quý hiền lành (con chú Lê Bân), Tạ Quang Chính (con bác Tạ Quang Bửu) dáng thư sinh, Đoàn Quốc Khánh nhanh nhẹn (con bác Đoàn Trọng Truyến) và lần lượt thêm rất nhiều bạn mới.
Lần ấy khi cùng chơi đá bóng, Quốc Bình đuổi theo tôi không kịp, cu cậu ngồi bệt xuống đất, ca 1 câu cải lương thật lạ: “Anh Năm ho lao hắc lào ra máu”. Chẳng ngờ, câu cải lương ấy trở thành tên cúng cơm của tôi đến bây giờ. (Mặc dù chả ăn nhằm gì với đặc điểm của tôi).
Sau này tôi mới biết rằng gần như mỗi cậu lính Trỗi đều có tên đệm riêng, “đặc sản” Nguyễn Văn Trỗi mà. Nào là Hà mèo, Tâm heo, Quảng tỳ, Thiệp bệu, Mình đùn, Thắng híp, Chính phổng, Chỉnh thọt v.v và v.v, các tên đệm còn tiếp tục kéo dài.

Đợt báo động đầu tiên chúng tôi chuyển quân về Đại Từ, Thái Nguyên. Doanh trại là những ngôi nhà trên đồi chè xanh mướt, bên dưới là suối Chì róc rách suốt đêm ngày. Thì thoảng khi hòa cùng với gió, tiếng suối reo cho ta những âm hưởng tuyệt vời. Thơ mộng là thế nhưng suối Chì này cũng là nguồn cơn gây nên bao “đau khổ” cho lũ nhóc chúng tôi. Cứ tối tối, chú Chích, y tá đại đội bôi thuốc xanh, đỏ khắp người cho lũ trẻ ghẻ ngứa, gãi như gẩy đàn t’rưng vậy. Mấy cậu bé hay nghịch ngợm như Biên Hoà, Khánh Thái, Gia Lượng, Điện Biên, Thắng hip… nhảy tưng tưng, miệng là hét om xòm vi xót quá.
Những ngày đầu với tôi thật bỡ ngỡ. Từ bộ quân phục áo màu olive, quần xanh đậm, mũ cối trên đầu, ba-lô sau lưng…, đến kỷ luật quân đội, trật tự nội vụ hàng ngày, xếp hàng đi đều… chúng tôi được rèn kỹ càng như người lính. Dù vậy, chúng tôi vẫn là những đứa trẻ như vừa mới thôi nôi mà thôi. Nói vậy để không lấy làm lạ khi mỗi ngày có thêm đứa thì “đùn”, đứa thì đái dầm liên miên, đứa tham ăn… đều là… chuyện thường ngày ở huyện. Phần tôi vì được làm lớp trưởng (trung đội trưởng) nên “gương mẫu” không có “chuyện ấy”, vậy mà lại mếu máo viết thư về nhà: “Mẹ ơi, mua cho con cái bát ăn cơm thật to, chúng nó ăn hết của con rồi”.
Năm đầu sống trong quân ngũ thật vất vả. Học là chính, chúng tôi lên lớp buổi sáng và tự học buổi chiều, sinh hoạt theo hiệu lệnh. Sau giờ học chiều, lũ trẻ ùa ra sân chơi thể thao, mê nhất vẫn là đá bóng. Văn Minh, Lê Minh Chính, Tô Tâm… là những tay ghi bàn xuất sẳc, giỏi đến mức làm chúng tôi tự hỏi, tại sao họ không đá cho Thể công nhỉ?
Đất nước đang có chiến tranh, tiếng kẻng báo động vang lên mọi lúc, mọi nỏi, mọi ngày. Chúng tôi xuống hầm trú ầm ngay lớp học hoặc theo giao thông hào đi khắp đơn vị. Công binh quân đội đã đào cho chúng tôi một hệ thống hoàn hảo, hiệu quà.
Các thẩy giáo của chúng tôi thật tài năng, đức độ. Thầy Trường, trung úy, chính trị viên đại đội, thầy Giám, thượng úy, đại đội trường, thầy Hoà dạy văn, thầy Mãn dạy toản, thầy Khoát dạy hóa, thầy Sinh dạy võ, thầy Lực dạy vẽ, thầy Cừ dạy Sử, thầy Tiến dạy Địa Lý, thầy dạy chính trị, thầy dạy âm nhạc…, cùng sự dạy dỗ của các thầy, chúng tôi lớn lên từng ngày.

Trại Đồi, lớp 5, học toán.
Chuẩn úy Mãn của chúng tôi thật đặc biệt, dáng dấp thư sinh, trắng trẻo, dạy môn toán khô khan, khó nuốt. Vậy mà “chàng” lại làm chúng tôi say mê bởi sự hài hước, kiến thức “bác học” và… tình yêu với lũ trẻ chúng tôi.
Hôm ấy thầy ra đề toán khó quá,cả lớp vò đầu, bứt tai, tìm không ra đáp số. Vậy mà Tuấn Quảng lại “ồ“ lên một tiếng, cả lớp ngỡ ngàng tưởng cậu đã tìm ra. Nào ngờ sau đó, cậu tiếp tục “ồ” lên vài tiếng rồi… tắt đài luôn.
Lần ấy Tuấn Quảng được điềm 5 (điểm cao nhất), còn tôi, khi trả bài, thầy Mãn nhìn tôi tủm tỉm cười rồi chậm rẫi nỏi to: Hoàng: Năm!
Năm đầu tiên tôi đạt toàn điểm 5, được tặng bằng khen với chữ kỳ của thượng tá chính ủy nhà trường Bùi Khắc Quỳnh. Tôi mừng lắm, tường như đã lớn và trưởng thành. Đúng là công thầy, các thầy dạy tôi biết chỉ huy trung đội, biết nói trước hàng quân mà không run, biết báo cáo chì huy, biết hô hàng quân đi đều...
Năm ấy, cũng trại Đồi, đêm mưa giông, sấm sét đùng đùng, chúng tôi “trốn” trong chăn, chùm kín đầu vì… sợ. Nữa đêm, trong ánh lửa sưởi ấm bập bùng giữa nhà, tôi chợt tỉnh vì nghe tiếng thì thào như của gió: các em ơi, cứu thầy với… Tôi bừng tỉnh, hốt hoảng gọi các bạn cùng dậy thì thấy thầy Toàn, thiếu úy phụ trách lớp đang nằm xoài dưới đất, thầy bị sét đánh khi đi kiểm tra đơn vị. Cả lũ trẻ tỉnh ngủ hò nhau kéo thầy lên giường (giống như hò kéo pháo vậy vì thầy nặng quá), rồi Lê Minh Chính, tiểu đội trưởng chụp cây đèn bão chạy lên đại đội gọi chú Chích, y tá.
Nhiều năm sau tôi vẫn còn thắc mắc sao Lê Minh Chính lại can đảm đến thế, dám chạy giữa đêm, mưa gió đùng đùng.
Thực ra lúc đó thầy Toàn mới về đơn vị vài ngày. Trước đó, khi đi kiểm tra giữa trưa, chẳng đứa nào ngủ cả, lấy gối nện nhau tưng bừng, thầy hô tập hợp cả lớp vác ba-lô rồi lệnh chạy lên đồi, xuống suối 3 lần, sau đó bở hơi tai, cu cậu nào lăn ra ngủ như chết.
… Thời gian… Rất nhiều năm đã trôi qua…, nó bào mòn nhiều thứ, nhưng cái kỷ niệm nhự thể vẫn lưu lại như mãi mãi, như mổi tình đầu của tôi vậy…

Thảng 4 năm 2023.
Tại Đà Nẵng bên bãi biển Mỹ Khê trải dài, sóng bạc trắng xô bờ, khóa 6 chúng tôi lại gặp nhau. Biết bao chờ mong, biết bao khao khát, biết bao nghĩa tình… Và Niềm Vui vỡ òa trong hân hoan vô tận… Tay bắt mặt mừng, những vòng tay ôm chặt, những giọt nước mắt “tự động” rơi trên những gương mặt vừa đủ 70… đã tạo nên khung cảnh đầy xúc động. Thầy Lê Đức Soạn, trung úy chính trị viên đại đội ngày nào của chúng tôi hôm nay thật hạnh phúc. Một ngày là trò, cả đời là trò của thầy, chúng tôi vây quanh người thầy đáng kính, chúc thọ thầy 90 tuổi. Trên ngực thầy không có tẩm huấn chương nhà giáo nào cả, nhưng tình cảm học sinh dành cho thầy chính là tấm Huân chương cao quý nhất. Trong bộ suit trang trọng và rất nhiều hoa học trò tặng, thầy cười thật hiền lành, hạnh phúc.
Chúng tôi trò chuyện cùng nhau thật… bình yên (mà không hề “chí choé” như ngày xưa). Trong các bạn tôi ngồi đây, rất nhiều bạn là cán bộ cao cấp quân đội, có người là tướng, là thứ bộ trưởng, là nhà khoa học tài ba có học hàm học vị cao, là những doanh nghiệp thành đạt…, còn nhiều bạn khó khăn, trăn trở mưu sinh, số phận chẳng mỉm cười. Và còn nhiều bạn đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ vì Tổ Quốc trường tồn…
“…lớp cha trước, lớp con sau…, đã thành đồng chí chung câu quân hảnh…” cùng dân tộc, chúng tôi góp phần làm nên trang sử mới. Những Hà Ngọc Tuấn, Nam Điện, Kim Phú, Thông, Vũ Điện Biên, Vũ Đồng, Hồ Chí Dũng, Sử Bình, Phan Tiên Tiến, Thiệp, Dũng, Vũ Thắng Lộ, Lê Tứ Quý, Lê Minh Chính, Tạ Quang Chỉnh, Trần Tuấn Quảng, Hà Chí Thành, Ngô Mình Sơn… đã làm tôi thật sự xúc động. Tôi như sống lại tuổi thơ…
Nhiều bạn nữa, không có mặt nhưng tôi vẫn nhớ: Tạ Việt Thắng, Lê Anh Tuấn, Tuần Hùng, Huỳnh Hội, Phạm Gia Lượng, Phạm Hoà Bình, Quang Việt, Biên Hoà, Đoàn Quốc Khánh, Đỗ Hoà Bình, Tô Tâm, Quang Bình, Lưu Mình Sơn, Mình Nghĩa, Nguyễn Hữu Thọ, Việt Hồng, Việt Sơn…

Sau 53 năm, tôi và vợ cùng em gái Laika gặp lại Nguyễn Kim Hồ và Trần Huy Hùng. Khỏi phải nói, tôi mừng vui vô hạn… Những người bạn này là tuổi niên thiếu và là phần máu thịt đời tôi. Mừng mừng tủi tủi, chúng tôi ôm nhau trong nước mắt. Có lẽ khi chứng kiến, vợ tôi lặng lẽ quay mặt đi… Năm 1970, Hưng Hoá, năm học cuổi tại trường. Huy Hùng lúc đó là bi thư Liên Chi đoàn, Kim Hố là uỳ viên tổ chửc, còn tôi là Phó Bí thư Liên chi. Gặp lại, chúng tôi chụp chung bức ảnh, tôi cười cười: đây là ban chấp hành mới… không ai bẳu.
“Sinh ra trong khói lửa
Trường ta đã lớn lên
Trường đẹp chói ngời tên anh Nguyễn Văn Trỗi
Tìm ta đang thắm đỏ,
Máu anh và đời anh
Chỉ sẳt thép làm nên trang sử mới…”
Các lớp lớp thiếu sinh quân đã trường thành, đóng góp xứng đáng cho Tổ Quốc.
Cùng thế hệ cha anh, cùng dân tộc, họ đã viết nên trang sử mới, xây dựng đất nước hùng cường. Bác dạy
“Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là tấm gương sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.
Chí khí của người anh hùng đã làm nên nhân cách của học sinh Nguyễn Văn Trỗi. Đó là: tận trung với nước, tận hiếu với dân, khó khãn vượt qua, kể thù đánh thắng.
Mang tên thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi là niềm vinh quang và tự hào của mỗi chúng tôi. Tôi thật yêu và tự hào về các bạn.
Bạn hỏi tôi ư ?
Vâng, Tôi Là Lính Trỗi.
Trời Quảng Nam, quê anh Trỗi hôm nay thật đẹp. Xanh ngắt một bầu trời hy vọng, những bãi biển trải dài, sóng biển xô bờ như hôn làn cát trắng vẽ nên bức tranh ngoạn mục của đất trời…
Chúng tôi, thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, khi tuồi đã 70 và thầy giáo 90 tuổi, sau 53 năm, gặp lại nhau và cùng hát khúc quân hành:
“… Vinh Quang thay trường Nguyễn văn Trỗi
Ngời chói tương lai muôn vì sao sáng…”
…Xa lắm… Vẫn là điệp khúc:
…Vinh Quang thay trường Nguyễn Văn Trỗi.


Phoenix Phung >> Bạn Trỗi K6 - Th6 28/4/2023

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

Tin buồn: bạn Phạm Sơn Lương mất



Bạn Phạm Sơn Lương - K6-7

Phạm Sơn Lương - K6-7


1954
2023
Mb: 0916 605 181 Viber, 0919.190782 - Nr: 043.5331451 - Cq: - FB: - Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/pham-son-luong.html - HN - VN
- Tự do - -

0

2017


đã mất tại Hà Nội,
ngày 25/4/2023 (Ngày 6 tháng 3 năm Quý Mão), thọ 70 tuổi.
Lễ viếng vào hồi 7h00 ngày 27/4/2023
tại Nhà tang lễ BV Đống Đa, Hà Nội.
Kính mời các bạn K6 đến viếng vào 7h30 cùng ngày.

(Theo tin từ BLL K6 - Vu Dien Bien!); BLL K7 Hồ Bàng

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Phạm Sơn Lương!






Bạn Phạm Sơn Lương - K6-7

Phạm Sơn Lương - K6-7


1954
2023
Mb: 0916 605 181 Viber, 0919.190782 - Nr: 043.5331451 - Cq: - FB: - Email: - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/pham-son-luong.html - HN - VN
- Tự do - -

0

2017


đã mất tại Hà Nội,
ngày 25/4/2023 (Ngày 6 tháng 3 năm Quý Mão), thọ 70 tuổi.
Lễ viếng vào hồi 7h00 ngày 27/4/2023
tại Nhà tang lễ BV Đống Đa, Hà Nội.
Kính mời các bạn K6 đến viếng vào 7h30 cùng ngày.

(Theo tin từ BLL K6 - Vu Dien Bien!); BLL K7 Hồ Bàng

Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Phạm Sơn Lương!




Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

ĐÀ NẴNG LẦN HAI VÀ LÀ BA LẦN


Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023



Ba ngày (8-10/4/2023) bình thường như bao ngày trong năm. Ba ngày đó không rung chuyển thế giới mà cũng chẳng ấn tượng cho bất cứ ai thờ ơ vô cảm. Với anh chị em K6 thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi và người viết bài là những ngày đong đầy cảm xúc, tỉnh nghĩa thiêng liêng thày trò cùng bằng hữu.
Đầu năm 2023 sau ba năm “nội bất xuất ngoại bất nhập“ do dịch Covid-19 ban liên lạc K6 quyết định hội khoá. Anh em háo hức mong giờ G. Lâu không gặp mặt, nhớ lắm và cũng thương nhau lắm lắm. Ban liên lạc chọn Đà Nẵng là nơi hội khoá dẫu trước đó, đây đã tổ chức một lần. Lý do đơn giản và thuyết phục. Thày Lê Đức Soạn tuổi 90, nguyên chính trị viên K6 ngụ tại Đà Nẵng. Xin giải thích để ai đó quan tâm hiểu cơ cấu tổ chức nhà trường. Các khoá học gọi đại đội, lớp gọi trung đội. Tiểu đoàn một là khối cấp ba, tiểu đoàn hai khối cấp hai, không có khối cấp một. Trường là đơn vị chịu sự quản lý của Tổng cục chính trị. Chính ủy và hiệu trưởng là thày Bùi Khắc Quỳnh, Nguyễn Hữu Điền (sau là thày Dương Hưng Tuấn). Các thày có quân hàm thượng tá hay trung tá tôi không nhớ. Tóm lại phiên chế tên gọi như quân đội.
K6 có năm lớp tức năm trung đội. Hai thày đại đội trưởng, chính trị viên phụ trách chung. Quân số lớp xáo trộn mỗi năm. Hai trăm trò ít nhất có một năm cùng lớp. Thày Lê Thanh Phong người Nam Bộ mất đã lâu. Thày Soạn tuổi 90 ai biết tiếp theo là gì. Trò 70 đập tay nhau cái bốp OK. Học chung nhau 5 năm hiểu rõ tính nết nhau. Trui rèn trong kỷ luật nhà binh đám trò ni tính tự lập cao, trượng nghĩa và quyết đoán.
Đúng giờ G, sáng 8/4 anh em từ Bắc, Trung, Nam và cả Việt kiều có mặt tại Đoàn an dưỡng 27 (268 Võ Nguyên Giáp Đà Nẵng). Tay bắt mặt mừng chuyện như rang bắp, mày tao chí tớ ồn ã khoảng sân cửa khách sạn. Tuổi 70 quay về ngày thơ dại, chim cò bằng quả ớt chỉ thiên nay cũng vậy. Hơi… bị buồn. Ôn lại những ngày đóng quân, học tập tại Hiệp Hoà, Đại Từ, Quế Lâm, Trung Hà, Hưng Hoá. Mấy nhân viên Đoàn an dưỡng trố mắt há mỏ nghe mấy già GÂN chém gió.
Bữa cơm trưa, anh em gọi nháp cho buổi lễ trọng chiều tối. Đơn giản song đủ chất và… uống ít thôi nhé. Sếp ban liên lạc K6 nhắc nhở. Mấy cao thủ nhìn nhau: ”Cẩn thận… hơi bị thừa“. Hai giờ chiều, đoàn viếng thăm nhà tưởng niệm và ngôi nhà thân sinh anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi (Điện Bàn Quảng Nam). Chiều tối, tắm rửa sạch sẽ quân dung tươi tỉnh (may không gã nào xức nước hoa) xuống trệt dự lễ đại thọ thày Lê Đức Soạn. Mở đầu K6 cất cao bài hát truyền thống Sinh ra trong khói lửa, sáng tác của thày nhạc sỹ Nguyễn Hồng Tuyến. Bạn lưu ý, tại mái trường này chúng tôi học Nhạc, Hội Hoạ, Võ thuật... những môn không bắt buộc của Bộ giáo dục ngày đó. Trưởng ban liên lạc K6 Vũ Điện Biên thay mặt anh em chúc mừng thày đại thọ. Vợ chồng thày phát biểu cám ơn trò K6. Tôi nhớ có câu: ”Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời tôi. Các anh chị em K6 tuổi cũng 70 cả rồi không quản đường xa cùng nhiều khó khăn khác vẫn nhớ đến tôi, tổ chức buổi lễ long trọng này…”. Vẫn giọng nói xưa của người dân xứ Quảng. Gặp nhau thày vẫn nhớ trò nào nhại tiếng. Trong số này có Vũ Điện Biên. Thày trò nắm tay nhau cười ngất. Có câu: ”Chửi cha không bằng pha tiếng“ thày trò tháo bỏ. Đây sự bao dung của những tâm hồn đẹp. Phần lễ kết thúc khi đại diện ban liên lạc Nhà trường, K6 và anh Nhơn nguyên phó tư lệnh quân khu V lên tặng hoa cùng lời chúc.
Vào hội, phần xôm tụ nhất trong bất cứ cuộc hội ngộ nào. Bạn tin không? Không tin ngó thời sự trên TV sẽ tin lời tôi nói. Lễ lạt Nhà nước, nguyên nọ nguyên kia khi nào cũng góp mặt. Nhiều gã mặt dạn mày dày dẫu biết dân ghét cay ghét đắng vẫn chường mặt thớt. Tỷ như nguyên kiếm lâm viên, y tá viên “tuần chay nào cũng có nước mắt“. Hai gã bảo nhau: ”Được ăn được nói được gói mang về ngu gì không đến”. Vô sỷ, vô sỷ hết mức.
Hơn trăm gã 70 ồn ã chúc tụng nhau, rượu tuôn như nước suối. Thương mấy cháu chạy đôn chạy đáo phục vụ các đại ca. Mấy gã trêu Biên: "Chúc thọ đọc cả tiểu sử, quá trình công tác. Công đoạn này thường thấy ở đâu ta?” Biên: "Lời chúc được ban liên lạc cân nhắc kỹ. Viết và sửa vài lần mới được vậy”. Tôi góp: “Thêm câu: Do đánh giá không đúng mức công lao thành tích của thày nên đảng viên trung tá Lê Đức Soạn chỉ được nhận…”. Mấy gã cười tủm tỉm. Chả hiểu tụi nó nghĩ gì.
Hỏi cháu nhân viên: "Tụi con nghĩ sao?” Một cháu: "Con thấy ý nghĩa và cảm động lắm ạ. Thày hạnh phúc lắm chú à". Tôi nói: ”Không trân trọng những gì người đi trước làm cho mình là đám vô ơn. Lễ nghĩa thể hiện trong hành động dù nhỏ nhất mỗi cá nhân. Trong gia đình có lời răn:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trong giáo dục thì: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Vậy mà một gã giáo sư kiến nghị bỏ câu “Tiên học lễ, hậu học văn". Mấy đứa có OK? Cả đám: "Gã ni điên. Giáo sư gốc mít". Một cháu rụt rè: "Bài hát mở màn hay quá. Cháu muốn học có được không?” Kéo gã Đà Nẵng bàn giao và trao nhiệm vụ. Có nên cơm cháo gì không. Tiếc rẻ: "Giá mình ở Đà Nẵng”.
Hai mươi ba giờ, cuộc vui kết thúc. Cả đoàn chìm trong giấc ngủ sâu… ngày mai tính tiếp. Sau bữa sáng 9/4 đoàn đi thăm khu tưởng niệm mẹ Thứ và Thánh địa Mỹ Sơn.
Mẹ Thứ là đại diện tiêu biểu cho hàng vạn mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ có mười một người thân (con trai, con rể…) hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tượng đài Mẹ uy nghi, bên dưới là chân dung mười một người con. Khu tưởng niệm rộng, thoáng đãng xứng với sự hy sinh vô bờ bến của Mẹ Việt Nam. Chợt nghĩ: "Cái giá phải trả cho công cuộc Thống nhất đất nước khùng khiếp quá. Với người dân, đây là cuộc chiến nhằm giang sơn thu về một mối Bắc Nam thống nhất. Người ngoài cuộc (các quốc gia trung lập) xem là cuộc chiến ý thức hệ được ủy nhiệm bởi mấy cường quốc (Mỹ, Nga, Tàu cộng). Ý thức hệ, khái niệm mơ hồ, lồng trong nó là dã tâm đen tối các cường quốc. Liệu có con đường khác mà vẫn đạt mục đích?
Thánh địa Mỹ Sơn, công trình kiến trúc kỳ vỹ người Chăm. Nó được UNESCO công nhận di sản thế giới năm 1999. Lặng người trước các toà tháp xây từ thế kỷ IV rồi tự vấn: ”Dân tộc có nền văn hoá rực rỡ, kiến trúc đặc sắc như vậy. Nay họ ở đâu?” Hỏi, cũng là lời cảnh báo người Việt khi đương đầu với hoạ phương Bắc.
Quá trưa kết thúc chuyến du ngoạn đoàn vô Nhà hàng bê thui Cầu Mống. Danh bất hư truyền, ngon bổ rẻ. Địa chỉ cần lưu bộ nhớ, lần sau qua Đà Nẵng thế nào cũng ghé thăm. Ăn đầu bảng trong tứ khoái người Việt. Bạn cần nói rõ nữa không?
Chiều và sáng 10/4 xả trại. Từng nhóm nhỏ, kẻ đi bơi người lang thang thăm thú. Bảo tàng Chăm, chùa Linh Ứng… là địa chỉ nhiều người lui tới. Tôi ngủ vùi dành sức cho chuyến đi Tây Nguyên ngay sau đó. Tây Nguyên, đất phên giậu phía Tây đất nước với bản sử thi Trường ca Đam San nổi tiếng. Tây Nguyên tôi mới ghé Lâm Đồng (Đà Lạt) và Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột) địa danh khác chưa hề. Đây cơ hội, không để lỡ. Sau chuyến đi sẽ có đôi dòng chia sẻ và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm khi đi PHƯỢT. Ai có lòng gắng đợi:
Nhà tui hai một Cột Cờ
Ai thương thì đến, hững hờ… cho qua
Kết thúc ba ngày hội khoá K6, anh em ra về trong trạng thái vui vẻ, phấn khích. Cám ơn Ban liên lạc, đặc biệt Nguyễn Kim Hồ người đứng mũi chịu sào lo liệu mọi việc đâu ra đấy. Lần tới tổ chức sẽ là lần thứ tư giao lưu toàn quốc. BỐN LẦN hẳn xôm tụ hoành tráng lắm đây. Nên chọn đâu ta?



Duy Sơn Vũ​ >> Bạn Trỗi K6 - Th7 22/4/2023


Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023



Ba ngày (8-10/4/2023) bình thường như bao ngày trong năm. Ba ngày đó không rung chuyển thế giới mà cũng chẳng ấn tượng cho bất cứ ai thờ ơ vô cảm. Với anh chị em K6 thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi và người viết bài là những ngày đong đầy cảm xúc, tỉnh nghĩa thiêng liêng thày trò cùng bằng hữu.
Đầu năm 2023 sau ba năm “nội bất xuất ngoại bất nhập“ do dịch Covid-19 ban liên lạc K6 quyết định hội khoá. Anh em háo hức mong giờ G. Lâu không gặp mặt, nhớ lắm và cũng thương nhau lắm lắm. Ban liên lạc chọn Đà Nẵng là nơi hội khoá dẫu trước đó, đây đã tổ chức một lần. Lý do đơn giản và thuyết phục. Thày Lê Đức Soạn tuổi 90, nguyên chính trị viên K6 ngụ tại Đà Nẵng. Xin giải thích để ai đó quan tâm hiểu cơ cấu tổ chức nhà trường. Các khoá học gọi đại đội, lớp gọi trung đội. Tiểu đoàn một là khối cấp ba, tiểu đoàn hai khối cấp hai, không có khối cấp một. Trường là đơn vị chịu sự quản lý của Tổng cục chính trị. Chính ủy và hiệu trưởng là thày Bùi Khắc Quỳnh, Nguyễn Hữu Điền (sau là thày Dương Hưng Tuấn). Các thày có quân hàm thượng tá hay trung tá tôi không nhớ. Tóm lại phiên chế tên gọi như quân đội.
K6 có năm lớp tức năm trung đội. Hai thày đại đội trưởng, chính trị viên phụ trách chung. Quân số lớp xáo trộn mỗi năm. Hai trăm trò ít nhất có một năm cùng lớp. Thày Lê Thanh Phong người Nam Bộ mất đã lâu. Thày Soạn tuổi 90 ai biết tiếp theo là gì. Trò 70 đập tay nhau cái bốp OK. Học chung nhau 5 năm hiểu rõ tính nết nhau. Trui rèn trong kỷ luật nhà binh đám trò ni tính tự lập cao, trượng nghĩa và quyết đoán.
Đúng giờ G, sáng 8/4 anh em từ Bắc, Trung, Nam và cả Việt kiều có mặt tại Đoàn an dưỡng 27 (268 Võ Nguyên Giáp Đà Nẵng). Tay bắt mặt mừng chuyện như rang bắp, mày tao chí tớ ồn ã khoảng sân cửa khách sạn. Tuổi 70 quay về ngày thơ dại, chim cò bằng quả ớt chỉ thiên nay cũng vậy. Hơi… bị buồn. Ôn lại những ngày đóng quân, học tập tại Hiệp Hoà, Đại Từ, Quế Lâm, Trung Hà, Hưng Hoá. Mấy nhân viên Đoàn an dưỡng trố mắt há mỏ nghe mấy già GÂN chém gió.
Bữa cơm trưa, anh em gọi nháp cho buổi lễ trọng chiều tối. Đơn giản song đủ chất và… uống ít thôi nhé. Sếp ban liên lạc K6 nhắc nhở. Mấy cao thủ nhìn nhau: ”Cẩn thận… hơi bị thừa“. Hai giờ chiều, đoàn viếng thăm nhà tưởng niệm và ngôi nhà thân sinh anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi (Điện Bàn Quảng Nam). Chiều tối, tắm rửa sạch sẽ quân dung tươi tỉnh (may không gã nào xức nước hoa) xuống trệt dự lễ đại thọ thày Lê Đức Soạn. Mở đầu K6 cất cao bài hát truyền thống Sinh ra trong khói lửa, sáng tác của thày nhạc sỹ Nguyễn Hồng Tuyến. Bạn lưu ý, tại mái trường này chúng tôi học Nhạc, Hội Hoạ, Võ thuật... những môn không bắt buộc của Bộ giáo dục ngày đó. Trưởng ban liên lạc K6 Vũ Điện Biên thay mặt anh em chúc mừng thày đại thọ. Vợ chồng thày phát biểu cám ơn trò K6. Tôi nhớ có câu: ”Hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời tôi. Các anh chị em K6 tuổi cũng 70 cả rồi không quản đường xa cùng nhiều khó khăn khác vẫn nhớ đến tôi, tổ chức buổi lễ long trọng này…”. Vẫn giọng nói xưa của người dân xứ Quảng. Gặp nhau thày vẫn nhớ trò nào nhại tiếng. Trong số này có Vũ Điện Biên. Thày trò nắm tay nhau cười ngất. Có câu: ”Chửi cha không bằng pha tiếng“ thày trò tháo bỏ. Đây sự bao dung của những tâm hồn đẹp. Phần lễ kết thúc khi đại diện ban liên lạc Nhà trường, K6 và anh Nhơn nguyên phó tư lệnh quân khu V lên tặng hoa cùng lời chúc.
Vào hội, phần xôm tụ nhất trong bất cứ cuộc hội ngộ nào. Bạn tin không? Không tin ngó thời sự trên TV sẽ tin lời tôi nói. Lễ lạt Nhà nước, nguyên nọ nguyên kia khi nào cũng góp mặt. Nhiều gã mặt dạn mày dày dẫu biết dân ghét cay ghét đắng vẫn chường mặt thớt. Tỷ như nguyên kiếm lâm viên, y tá viên “tuần chay nào cũng có nước mắt“. Hai gã bảo nhau: ”Được ăn được nói được gói mang về ngu gì không đến”. Vô sỷ, vô sỷ hết mức.
Hơn trăm gã 70 ồn ã chúc tụng nhau, rượu tuôn như nước suối. Thương mấy cháu chạy đôn chạy đáo phục vụ các đại ca. Mấy gã trêu Biên: "Chúc thọ đọc cả tiểu sử, quá trình công tác. Công đoạn này thường thấy ở đâu ta?” Biên: "Lời chúc được ban liên lạc cân nhắc kỹ. Viết và sửa vài lần mới được vậy”. Tôi góp: “Thêm câu: Do đánh giá không đúng mức công lao thành tích của thày nên đảng viên trung tá Lê Đức Soạn chỉ được nhận…”. Mấy gã cười tủm tỉm. Chả hiểu tụi nó nghĩ gì.
Hỏi cháu nhân viên: "Tụi con nghĩ sao?” Một cháu: "Con thấy ý nghĩa và cảm động lắm ạ. Thày hạnh phúc lắm chú à". Tôi nói: ”Không trân trọng những gì người đi trước làm cho mình là đám vô ơn. Lễ nghĩa thể hiện trong hành động dù nhỏ nhất mỗi cá nhân. Trong gia đình có lời răn:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trong giáo dục thì: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Vậy mà một gã giáo sư kiến nghị bỏ câu “Tiên học lễ, hậu học văn". Mấy đứa có OK? Cả đám: "Gã ni điên. Giáo sư gốc mít". Một cháu rụt rè: "Bài hát mở màn hay quá. Cháu muốn học có được không?” Kéo gã Đà Nẵng bàn giao và trao nhiệm vụ. Có nên cơm cháo gì không. Tiếc rẻ: "Giá mình ở Đà Nẵng”.
Hai mươi ba giờ, cuộc vui kết thúc. Cả đoàn chìm trong giấc ngủ sâu… ngày mai tính tiếp. Sau bữa sáng 9/4 đoàn đi thăm khu tưởng niệm mẹ Thứ và Thánh địa Mỹ Sơn.
Mẹ Thứ là đại diện tiêu biểu cho hàng vạn mẹ Việt Nam anh hùng. Mẹ có mười một người thân (con trai, con rể…) hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tượng đài Mẹ uy nghi, bên dưới là chân dung mười một người con. Khu tưởng niệm rộng, thoáng đãng xứng với sự hy sinh vô bờ bến của Mẹ Việt Nam. Chợt nghĩ: "Cái giá phải trả cho công cuộc Thống nhất đất nước khùng khiếp quá. Với người dân, đây là cuộc chiến nhằm giang sơn thu về một mối Bắc Nam thống nhất. Người ngoài cuộc (các quốc gia trung lập) xem là cuộc chiến ý thức hệ được ủy nhiệm bởi mấy cường quốc (Mỹ, Nga, Tàu cộng). Ý thức hệ, khái niệm mơ hồ, lồng trong nó là dã tâm đen tối các cường quốc. Liệu có con đường khác mà vẫn đạt mục đích?
Thánh địa Mỹ Sơn, công trình kiến trúc kỳ vỹ người Chăm. Nó được UNESCO công nhận di sản thế giới năm 1999. Lặng người trước các toà tháp xây từ thế kỷ IV rồi tự vấn: ”Dân tộc có nền văn hoá rực rỡ, kiến trúc đặc sắc như vậy. Nay họ ở đâu?” Hỏi, cũng là lời cảnh báo người Việt khi đương đầu với hoạ phương Bắc.
Quá trưa kết thúc chuyến du ngoạn đoàn vô Nhà hàng bê thui Cầu Mống. Danh bất hư truyền, ngon bổ rẻ. Địa chỉ cần lưu bộ nhớ, lần sau qua Đà Nẵng thế nào cũng ghé thăm. Ăn đầu bảng trong tứ khoái người Việt. Bạn cần nói rõ nữa không?
Chiều và sáng 10/4 xả trại. Từng nhóm nhỏ, kẻ đi bơi người lang thang thăm thú. Bảo tàng Chăm, chùa Linh Ứng… là địa chỉ nhiều người lui tới. Tôi ngủ vùi dành sức cho chuyến đi Tây Nguyên ngay sau đó. Tây Nguyên, đất phên giậu phía Tây đất nước với bản sử thi Trường ca Đam San nổi tiếng. Tây Nguyên tôi mới ghé Lâm Đồng (Đà Lạt) và Đắc Lắc (Buôn Ma Thuột) địa danh khác chưa hề. Đây cơ hội, không để lỡ. Sau chuyến đi sẽ có đôi dòng chia sẻ và cùng nhau trao đổi kinh nghiệm khi đi PHƯỢT. Ai có lòng gắng đợi:
Nhà tui hai một Cột Cờ
Ai thương thì đến, hững hờ… cho qua
Kết thúc ba ngày hội khoá K6, anh em ra về trong trạng thái vui vẻ, phấn khích. Cám ơn Ban liên lạc, đặc biệt Nguyễn Kim Hồ người đứng mũi chịu sào lo liệu mọi việc đâu ra đấy. Lần tới tổ chức sẽ là lần thứ tư giao lưu toàn quốc. BỐN LẦN hẳn xôm tụ hoành tráng lắm đây. Nên chọn đâu ta?



Duy Sơn Vũ​ >> Bạn Trỗi K6 - Th7 22/4/2023

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Gặp mặt K6 NVT toàn quốc - Đà nẵng 8-9/4/2023

Lời cám ơn

BTC gặp mặt K6 TSQ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi xin :
- Trân trọng cám ơn sự có mặt thầy Lê Đức Soạn và Cô
- Trân trọng cám ơn các vị khách quí: đ/c Thiếu tướng Nguyễn Qui Nhơn, nguyên Phó tư lệnh QK5, các khoá 3, 4, 5, 7, 8 TSQ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi, sinh sống tại Đà Nẵng
- Cám ơn Đại tá Phạm Ngọc Huyên, trưởng đoàn AD27 đã tạo điều kiện tổ chức gặp mặt K6 TSQ trường VHQĐ
- Cám ơn bạn Học K7 đã giúp BTC có nhiều bức ảnh kỷ niệm của K6
- Cám ơn Ban LL miền trung và Tây Nguyên, các bạn K6 sinh sống tại TP Đà Nẵng, đặc biệt là bạn Nguyễn Kim Hồ, đã không quản ngày đêm tiếp đón, sắp xếp nơi ăn chốn ở chu đáo cho chúng ta
- Cám ơn các bạn: Hà Chí Thành, Trần Tuấn Quảng đã đồng tâm hiệp lực với tôi trong BTC để tổ chức thành công cuộc gặp mặt lần này
- Cuối cùng cám ơn tất cả các bạn K6 thân yêu, đã đến dự đông đủ làm nên cuộc gặp mặt và tổ chức lễ mừng đại thọ cho thầy Lê Đức Soạn tháng 4/2023 tại TP Đã Nẵng
Chúc các bạn khoẻ mạnh, mang tình yêu bạn bè lên đường thượng lộ bình an
Hẹn gặp lại K6 thân yêu năm 2024!
Vu Dien Bien
Video Phúc Học K7.


Ảnh chung kỷ niệm gặp mặt 4/2023 - trước cửa chính của Đoàn AĐD 27


Thắp hương tưởng niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi tại quê hương Điện Bàn chiều 8/4/2023
Tại Nhà lưu niệm Anh.


Liên hoan gặp mặt: 18h30-21h00 ngày 08/4/2023, tại Hội trường lớn Đoàn AĐD 27


Lễ mừng thọ thầy giáo Lê Đức Soạn 90 tuổi
Video Fb Thắng Lương


Du lịch ngày 09/4/2023:
Thăm khu tượng đài mẹ Thứ, mẹ VN anh hùng.


Thăm Thánh địa Mỹ Sơn.


Kết thúc gặp mặt: thứ hai, 10/4/2023
Chia tay.

Lời cám ơn

BTC gặp mặt K6 TSQ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi xin :
- Trân trọng cám ơn sự có mặt thầy Lê Đức Soạn và Cô
- Trân trọng cám ơn các vị khách quí: đ/c Thiếu tướng Nguyễn Qui Nhơn, nguyên Phó tư lệnh QK5, các khoá 3, 4, 5, 7, 8 TSQ trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi, sinh sống tại Đà Nẵng
- Cám ơn Đại tá Phạm Ngọc Huyên, trưởng đoàn AD27 đã tạo điều kiện tổ chức gặp mặt K6 TSQ trường VHQĐ
- Cám ơn bạn Học K7 đã giúp BTC có nhiều bức ảnh kỷ niệm của K6
- Cám ơn Ban LL miền trung và Tây Nguyên, các bạn K6 sinh sống tại TP Đà Nẵng, đặc biệt là bạn Nguyễn Kim Hồ, đã không quản ngày đêm tiếp đón, sắp xếp nơi ăn chốn ở chu đáo cho chúng ta
- Cám ơn các bạn: Hà Chí Thành, Trần Tuấn Quảng đã đồng tâm hiệp lực với tôi trong BTC để tổ chức thành công cuộc gặp mặt lần này
- Cuối cùng cám ơn tất cả các bạn K6 thân yêu, đã đến dự đông đủ làm nên cuộc gặp mặt và tổ chức lễ mừng đại thọ cho thầy Lê Đức Soạn tháng 4/2023 tại TP Đã Nẵng
Chúc các bạn khoẻ mạnh, mang tình yêu bạn bè lên đường thượng lộ bình an
Hẹn gặp lại K6 thân yêu năm 2024!
Vu Dien Bien
Video Phúc Học K7.


Ảnh chung kỷ niệm gặp mặt 4/2023 - trước cửa chính của Đoàn AĐD 27


Thắp hương tưởng niệm AHLS Nguyễn Văn Trỗi tại quê hương Điện Bàn chiều 8/4/2023
Tại Nhà lưu niệm Anh.


Liên hoan gặp mặt: 18h30-21h00 ngày 08/4/2023, tại Hội trường lớn Đoàn AĐD 27


Lễ mừng thọ thầy giáo Lê Đức Soạn 90 tuổi
Video Fb Thắng Lương


Du lịch ngày 09/4/2023:
Thăm khu tượng đài mẹ Thứ, mẹ VN anh hùng.


Thăm Thánh địa Mỹ Sơn.


Kết thúc gặp mặt: thứ hai, 10/4/2023
Chia tay.