Bài viết hay 9



BÀI VIẾT HAY 9



(Đại Chúng chép lại từ Đôimắt-2ku.blog)
            ___________________

Biết thì thưa thốt...


Thanh Tung Nguyen vào lúc 11:43.

Kỳ họp thứ 5 quốc hội khóa XIII đang diễn ra. Facebooker Bức Tường Nước có gửi cho tôi một bài viết, tạm gọi là "Thư ngỏ gửi các vị đại biểu Quốc hội khóa XII". Các sự kiện trong bài viết thì đã qua 2 năm rồi nhưng tính thời sự, ý nghĩa của nội dung bài viết vẫn còn "tươi roi rói". Xin giới thiệu với các bạn bài viết giá trị này.


Biết thì thưa thốt ... - Tác giả: Bức tường nước

Kính gửi các đại biểu Quốc hội khóa XII,
Sau ĐH XI Đảng ta, tôi vẫn thực thi đúng Điều lệ Đảng về quyền và trách nhiệm đảng viên trong việc phát ngôn và bảo lưu ý kiến. Việc này cũng nằm trong quan niệm về quán triệt, để thực hiện Các Văn kiện ĐH XI và các NQ của BCHTW Đảng . Sự thật này đã có thực tiễn chứng minh ngay cả trong nhiệm kỳ gần nhất là ĐH X : Tôi và một số đảng viên làm lý luận chính trị đã kiên định việc không tán thành Văn kiện ĐH X bỏ 2 quan điểm cơ bản là : “GCCN Việt Nam lãnh đạo xã hội thông qua Đảng CS Việt Nam…”. Mãi đến Hội nghị TW 6 về GCCN VN thì BCH TW mới sửa Văn kiện ĐH X , đưa trở lại quan điểm GCCN VN lãnh đạo XH ta thông qua ĐCS VN . Và, đến Hội nghị TW 12 thì BCHTW mới chấp nhận tiếp sửa Văn kiện ĐH X : đưa trở lại quan điểm về “…trên cơ sở chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”.
Tôi tiếc rằng Hội thảo cấp QUỐC GIA đầu tiên sau ĐH XI đã mời tôi tham gia, nhưng lại “ngại” bài tham luận tôi có phê phán một vài quan điểm lệch lạc tại ĐH XI. Cho nên, dù đại diện BTC khen bài của tôi “rất thẳng thắn, xây dựng và sâu sắc…” nhưng tôi không thể dự, với lý do: Hội thảo “quán triệt” các Văn kiện ĐH XI thì không nên phê phán. Trong khi đó, Điều lệ Đảng do chính ĐH XI vừa thông qua vẫn ghi rõ những việc tôi nói ở đầu bài này về thế nào là quán triệt và thực hiện các NQ của Đảng. Và, có người còn cố giải thích những cái mới của ĐH XI gồm cả một số lệch lạc!

Tôi chẳng tin các quan điểm về “quyền tự do ngôn luận” ; về “mọi người đều có quyền, có thể tự do có chính kiến” ; về “tôn trọng những ý kiến khác nhau” ; về “tự do cư trú, tự do đi lại ”, hoặc “góp ý kiến không có vùng cấm” v.v… một cách chung chung, kể cả trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, trên sách báo, thông tin đại chúng. Vì như vậy chỉ tạo điều kiện cho một số người “chơi chữ”, “đánh tráo khái niệm”, lạm dụng, gây tranh cãi không cần thiết, gây tác hại .Các quan điểm chung chung đó theo nguyên văn một số Tuyên ngôn và “Tam quyền phân lập” của dân chủ Tư sản (ngoài một số vấn đề ta có chọn lọc, vận dụng) và từ một số vị nói mỵ dân. Trên thực tế thì ngay ở các nước TBCN đã mấy thế kỷ nay, họ có cho tự do ngôn luận, tự do cư trú, v.v…tùy ý cá nhân đâu? Luật pháp mọi nước vẫn cấm những “ngôn luận” xuyên tạc, vu khống; cấm cư trú bất hợp pháp…Tôi cũng chẳng tin quan điểm chung chung rằng: thảo luận, phản biện, phê bình, tố cáo…không có vùng cấm…, có vẻ “được lòng dân” lắm ! Thế là lại có lạm dụng. Lại có phạt, cấm…và lại có kêu ca về “mất tự do-dân chủ” ! Sự thực là ở đâu còn lãnh đạo - quản lý thì ở đó còn nhiều “vùng cấm”: những điều pháp luật cấm; điều lệ các Tổ chức cấm;…Chỉ có những ai tố cáo tham nhũng, phê bình, phản biện…đủ chứng cứ, lý lẽ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật... góp phần xây dựng chế độ ta hiện hành... mới không có vùng cấm. Chống chế độ, chống Đảng, vi phạm Hiến pháp, Pháp luật, Điều lệ, Nội quy…; vu khống, xuyên tạc…thì phải cấm - tức kỷ cương XH . Sẽ có người nói: ai chẳng biết thế! Sự thực thì… khối người đâu có “biết thế”? Điều này càng quan trọng cho việc “xốc lại hàng ngũ đảng viên Cộng sản và quan chức Nhà nước ta ”…của chế độ ta trong tình hình hiện nay .
Thu Đăng Lê:
Chủ nghĩa MLN là khoa học! Cho đến nay chưa có hệ tư tưởng nào thay thế được về măt phương pháp luận! Ngay cả tư bản cũng phải nghiên cứu CNMLN để lãnh đạo xã hội. Đó là thành tựu của loài người nói chung chứ khiing phải sản phẩm của cộng sản hay không cộng sản. Chỉ có việc lĩnh hội, hiểu biết, vận dụng và vì lợi ích cho ai cá nhân hay cộng đồng... Là theo chủ quan của giai cấp lãnh đạo nào mới ảnh hưởng đến xã hội chú không do CNMLN đã lạc hậu, vì cho đến nay vẫn chưa có cái khác thay thế về mặt phương pháp luận. Do không hiểu đúng, viết sách giáo khoa về CNMLN sai hoặc theo lăng kính chủ quan của một tác giả hoặc nhóm tác giả nên các lãnh đạo lại càng ngày càng đi xa bản chất đúng đắn của CNMLN. Tôi cũng đã được đào tạo về CNMLN và đọc sách giáo trình, giáo khoa của ta thấy viết rất sơ sài và thậm chí sai cơ bản về nhận thức về các khái niệm ...chỉ khi nào được nghiên cứu nguyên bản( bản gốc) thì mới đáng tin cậy ... Tam sao thất bổn là vậy!
Thời Văn minh trí tuệ, không ít người có trình độ học vấn cao, chuyên sâu một lĩnh vực nào đó; có chức vụ rất cao… và họ góp công lớn cho xã hội. Nhưng cũng chẳng ít người trong số đó lại quá tự tin công bố ý kiến mình về những lĩnh vực mà họ không chuyên, không hiểu đáng kể, thậm chí hiểu sai . Về mặt này thì tác hại lớn cho xã hội cũng từ chính họ. Xã hội sẽ tin họ hơn so với tin người bình thường, kể cả khi họ sai .
Do các phương tiện thông tin đại chúng đã công khai tên và ý kiến một số vị cho nên tôi cũng mạn phép công khai ý kiến của tôi, để chúng ta cùng suy ngẫm lại và thực thi lời người xưa : “ Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” (...thì hỏi…), sao cho Chế độ ta ngày càng thống nhất, ổn định, phát triển nhanh, đúng định hướng XHCN. Dù còn nhiều sai sót, tiêu cực, thách thức nhưng Đảng và chế độ ta không “mắc lỗi hệ thống” (trong Hệ tư tưởng, Đường lối cách mạng, hoặc sai về Mục tiêu - con đường phát triển Đất nước ta … như một vị nguyên Chủ tịch Quốc hội ta vốn có uy tín rất cao, nhưng gần đây lại “có chính kiến một cách dân chủ - công khai và trí tuệ” như vậy !). Thực tiễn ổn định và phát triển khá nhanh của nước ta không phản ánh “lỗi hệ thống” đó. Người nói về “lỗi hệ thống” lại chưa hiểu lý thuyết Hệ thống (xin bàn việc này sau).
Tôi chỉ phân tích sự quá tự tin, nhưng sai lệch của một số vị đã công bố trên thông tin đại chúng :
  • Ông Chủ tịch Ủy ban pháp luật của Quốc hội khóa XII (chuyên sâu và có đóng góp tốt về luật pháp, đại biểu dự ĐH Đảng XI ) trên diễn đàn QH ta ông nói rằng : Đổi mới của ta có thành tựu vì chúng ta đã mấy lần sửa chữa khác hẳn Mác khi ta cho kinh tế tư nhân, tư hữu phát triển, vì Mác thì “xóa bỏ TƯ HỮU”.!? Ông không biết hoặc chẳng hiểu quan điểm trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” (1848) về xóa bỏ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU. Mác, Ăng ghen, Lênin đã nhiều lần nhắc lại rằng : CNCS không xóa bỏ quyền tư hữu, tư nhân của ai; chỉ xóa bỏ việc những ai dùng các quyền đó để chiếm đoạt các quyền và lợi ích chính đáng của người khác. Còn loài người thì còn quyền tư hữu cá nhân về nhiều lĩnh vực. Mác và Ăng Ghen còn trả lời “Không”, đối với câu hỏi: có thể xóa bỏ NGAY chế độ tư hữu hay không? (có sai lầm đó là thời kỳ sau Lênin). Ông còn “tuyên dương” Đảng ta rằng: từ Đổi mới, ta đã sửa chữa khác hẳn quan điểm Mác coi “đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội” để ta mở rộng hợp tác quốc tế. Ông cũng không biết rằng, học thuyết Mác-Lênin đã đề cập nhiều loại động lực xã hội, trong đó động lực gốc là các nhu cầu - lợi ích của con người, nhất là về kinh tế. Đấu tranh giai cấp chỉ là một động lực trong xã hội có giai cấp. Ngay đấu tranh giai cấp cũng vì lợi ích các giai cấp. Hơn nữa, trong Đổi mới, tôi thấy Đảng ta không mơ hồ về lập trường chính trị để bác bỏ đấu tranh giai cấp; trái lại, còn nhận định rằng, thời đại hiện nay, đấu tranh giai cấp có những nội dung và hình thức mới, toàn diện và sâu sắc, tinh vi và phức tạp hơn; nhất là “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là nó “thúc đẩy tự diễn biến trong nội bộ ta” (xem NQ T.Ư. 9, khóa X ) .
  • Một vị nữ đại biểu Quốc hội đoàn Hà nội khóa XII là người giỏi kinh doanh, nhiều ý kiến sắc xảo, đúng đắn, nhưng cũng trong kỳ họp Quốc hội bà lại quá tự tin mà sai lệch đến mức… hài hước về lý luận chính trị khi công khai rằng: "về hệ tư tưởng của Đảng thì “Tư tưởng Hồ Chí Minh là đương nhiên rồi…”, (chắc là do kính yêu Bác Hồ!) ; “… nhưng về Chủ nghĩa Mác-Lên nin, thì nên xem lại” (đã chẳng ít người trí thức quá tự tin… hài hước, như vậy! Sao họ không nghĩ lại rằng : nếu có ai, nhất là người đầy quyền uy, do thiếu hiểu biết mà nói một cách tùy tiện và sai lệch vào lĩnh vực chuyên sâu của họ thì họ đã nực cười, coi thường, thậm chí bực bội như thế nào? Khi ấy họ có chấp nhận “quyền tự do có chính kiến” đó không?). Tư tưởng Hồ Chí Minh - như một hệ thống mà ta đang có tới nay chỉ có thể hình thành và được vận dụng, phát triển đúng đắn, sáng tạo để có nhiều thành tựu to lớn cho Việt Nam và góp phần cho Thế giới… nếu dựa trên cơ sở căn bản nhất là Chủ nghĩa Mác-Lênin - nhân tố hàng đầu của tư tưởng Hồ Chí Minh. Còn các nhân tố Dân tộc, nhân loại và thực tiễn là những nhân tố gắn liền cùng nhân tố hàng đầu trên. Không thể lẫn lộn “Con người Hồ Chí Minh” có nhân tố hàng đầu đương nhiên là Dân tộc Việt Nam với “Tư tưởng Hồ Chí Minh” phải có nhân tố hàng đầu là Tư tưởng Mác-Lênin. Bởi vì các nhân tố Dân tộc, nhân loại và thực tiễn thì đã có từ ngàn đời trước Hồ Chí Minh. Nhưng, chỉ với những nhân tố đó thì đã ra Tư tưởng Hồ Chí Minh đâu? Từ khi Bác Hồ tiếp thu học thuyết Mác-Lênin thì từ đó mới dần dần hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy, Tư tưởng Mác- Lênin phải là nhân tố mới nhất và quyết định nhất để có Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin thì không thể còn Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng lại vẫn thực hiện Đường lối cách mạng Việt Nam “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH…” thì lại là làm cho Bác Hồ bị mang tiếng đạo văn Mác-Lênin, tức là phạm luật “Bản quyền tác giả” của Mác-Lênin… ( bởi vì chỉ Dân tộc ta và Hồ Chí Minh thì không thể có vấn đề Chủ nghĩa xã hội ; Giai cấp Công nhân; Đảng Cộng sản lãnh đạo xã hội ; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Liên minh Công-Nông-Trí thức, giành chính quyền về tay Nhân dân v.v…). Điều này, hơn ai hết, các vị đại biểu trong cơ quan quyền lực cao nhất – cơ quan làm Luật và giám sát thực thi Luật ... phải hiểu và nghiêm chỉnh, gương mẫu thực thi pháp luật nhất ! Sai lệch trớ trêu đến mức hài hước của “đề xuất” nêu trên cần làm rõ như thế !
  • Ông Bộ trưởng kế hoạch - đầu tư, đại biểu QH khóa XII là một người có năng lực nói và công tác ở Bộ của ông . Nhưng ông đã công khai trên Hội trường Đại hội XI Đảng ta bác bỏ quan điểm “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” (công bố họp báo trước ĐH XI : có tới gần 45% người trong BCHTW khóa X đồng ý bỏ “chế độ công hữu về các tư liệu xuất chủ yếu”. Chứng tỏ sự “ lơ mơ lý luận”, hoặc dao động về vấn đề này ở cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước ta là không thể xem thường. Ông Bộ trưởng nói mâu thuẫn với quan điểm của ông khi họp Quốc hội trước đó ít hôm . Lý giải “vụ Vinashin” ông nói : Quốc hội cũng có lỗi khi sửa luật đầu tư : giao toàn quyền cho DNNN như Vinashin khiến Tổng giám đốc tự tác như tư nhân, (tức là ông phê phán tư nhân hóa); nếu Bộ ông can thiệp là “vướng luật”; Bộ ông vô can! Ở ĐH Đảng XI ông (và một vài vị chức vụ cao như ông) phủ nhận “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”, bằng câu hù dọa rằng: nếu trở lại quan điểm “chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” thì các tư nhân sẽ không đầu tư vì sợ ta vỗ béo - làm thịt . Vị thế của vài ông “lớn vai và lớn tiếng”, trong sự lơ mơ lý luận - thực tiễn vả cả dũng khí…của đa số trong ĐH XI đã biểu quyết bác bỏ quan điểm “chế độ công hữu về cac tư liệu sản xuất chủ yếu”. Lẽ ra, những vấn đề lý luận phức tạp về khoa học thì không thể đem ra biểu quyết theo đa số. Ví dụ : không thể đem Chủ nghĩa Mác-Lênin, CNXH, đa đảng hay một đảng v.v… ra biểu quyết; hoặc để Dân bỏ phiếu “phúc quyết”, nếu có các vấn đề đó trong Hiến pháp. Đây là một biểu hiện “có vẻ dân chủ”- nhưng thực chất là mỵ dân kiểu mới, của một số vị quan chức nước ta.
Bức tường nước:
Ngay cả nhiều loại giáo trình, SGK MLN...những năm qua, nhất là trước Đổi mới, cũng " tam sao thất bản" so với " Gốc MLN" . Chỉ từ khi Đổi mới, nguyên TBT Nguyễn Văn Linh và T.Ư. đặt yêu cầu có ý nghĩa khách quan-KH hơn, đó là : các cơ quan KH, các nhà KH chuyên ngành lý luận chính trị MLN, trong đó chủ lực là HV. CTQG HCM, cần bằng mọi cách tiếp cận cho được các văn bản gốc MLN, HCM và qua trực tiếp trí tuệ độc lập của mình mà phân tích một cách KH hơn...theo các yêu cầu sau : 1) Những gì chắc chắn đã đúng và có giá trị bền lâu, đã được kiểm nghiệm thực tiễn...thì kiên quyết giữ và vận dụng . 2) cái gì không còn phù hợp hiện nay, không chuẩn xác...thì bỏ. 3) cái gì chưa rõ nhưng có giá trị thì làm rõ hơn để vận dụng . 4) cái gì thiếu so với thời đại hiện nay thì bổ sung hợp lý...Do vây, sau 10 năm ( 1992-2002) cấp T.Ư. mới ra được " Bộ giáo trình chuẩn quốc gia" trước hết cho 5 môn cơ bản nhất . Những ai được đào tạo trươc 2002 chưa đọc bộ giáo trình này thì có lẽ ít rõ nhiều cái rất mới của nó...Có lẽ vì vậy mà một số CB chủ chốt do đã được đào tạo khá lâu, kể cả " thời 2 phe, 4 mâu thuẫn" cách nay mấy chục năm...do bận công việc, cũng do chủ quan là " biết rồi..." không chịu học tiếp, - nhất là nhận thức về CNXH -cho nên hiện nay mới dần mất niềm tin, nẩy sinh sự phát ngôn tùy tiện, cơ hội chính trị . Tuy vậy, ngay cả Bộ giáo trình chuẩn đó, dù đã triển khai ra nhiều loại giáo trình cho các đối tượng và trình độ khác nhau cho đến nay, cũng vẫn còn cần luôn luôn được bổ sung, phát triển " cập nhật" hơn nữa... . Điều đáng trách nhất là : nhiều CB chủ chốt đã được đào tạo chuẩn lý luận đó, nhưng ra công tác...thì ... " quên" rất nhiều, chưa kể là không ít vị thoái hóa, biến chất...vì những lý do thực dụng vật chất- ngoài khoa học...cho nên mới có những cơ hội chính trị, tham nhũng... như vậy . Đương nhiên, còn nhiều nguyên nhân khac, kể cả việc T.Ư., các Bộ, nhất là Bộ Giáo dục& Đào tạo, chưa coi trọng các KHXH, nhất là lý luận chính trị ; chưa tận dụng hết các co quan, các chuyên gia lý luận đầu ngành vừa HỒNG, vừa CHUYÊN, sống chết vì sự nghiệp của Dân tộc và của Đảng ta để trực tiếp tư vấn cho T.Ư. về lý luận chính trị ( Hội đồng lý luận T.Ư. phải là HỘI ĐỒNG LÝ LUẬN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ, không thể quá nhiều các môn khác, ngành khác, hầu hết lại gồm nhiều vị có chức tước là chủ yếu, không chuyên sâu, không đầu ngành lý luận chính trị...như nhiều năm qua và hiện nay càng xuống cấp hơn nữa!).
Sự thật là: Từ ĐH VII có quan điểm “trên cơ sở chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” cho đến ĐH IX của Đảng ta, kinh tế tư nhân vẫn ngày càng phát triển tốt và thực chất hơn các thành phần khác, đóng góp rất lớn cho Đổi mới đất nước. Chưa thấy doanh nghiệp tư nhân nào không vi phạm pháp luật, chính sách mà bị Đảng, Nhà nước ta “vỗ béo-làm thịt”. Trái lại, chính nhiều vị chức sắc tham nhũng của Nhà nước và kinh tế nhà nước ta đã hợp sức với nhiều tư nhân mà “vỗ béo- làm thịt dần” (thậm chí chưa vỗ béo đã làm thịt) khá nhiều doanh nghiệp nhà nước và tập thể, do lạm dụng cổ phần hóa thực chất nhiều khi thành tư nhân hóa; thiệt hại không nhỏ cho ngân sách và tài sản của toàn dân.

Vì sao mà đa số đại biểu ĐH XI Đảng ta bị thuyết phục dễ dàng trước một vấn đề rõ, trước hết về thực tiễn như vậy, theo… lời hù dọa tùy tiện, mù mờ kia ?

May mà ĐH XI Đảng ta vẫn “quyết” được những vấn đề cơ bản bao trùm và quyết định nhất. Đó là vẫn có: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của GCCN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam… và là tổ chức chính trị duy nhất lãnh đạo dân tộc Việt Nam đi lên CNXH; Kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo, cùng kinh tế tập thể sẽ trở thành nền tảng của nền kinh tế nước ta v.v…

Một vấn đề nữa cũng cần nói thêm là: khi góp ý cho Dự thảo VK ĐH XI tôi và một số người đồng tình đã phê phán những quan điểm cực đoan về tăng trưởng nhanh…( họ hù dọa rằng “nếu không thì sẽ lỡ thời cơ một lần nữa là Đảng ta có tội với dân tộc” !? Và, họ đã thuyết phục được cấp cao chủ trương tăng trưởng 7,5 % hoặc hơn nữa). Chúng tôi đề nghị chỉ nên tăng trưởng từ 5,5 đến 6,5%, nếu lớn hơn sẽ không bền vững và không an sinh xã hội. Ý kiến của chúng tôi không được cấp cao nhất chấp nhận . Nay, dẫu vì lý do gì (kể cả không dự báo đúng về Thế giới) thì cũng chủ yếu là do chủ quan của các vị mà lạm phát, giá cả tăng nhanh, dân khó khăn đời sống, không ổn định kinh tế vĩ mô, không an sinh XH. Quý 1/2011 ta chỉ tăng trưởng khoảng 5% (thực chất, nếu so với lạm phát và giá cả tăng thì không tăng trưởng). Chính phủ phải công bố: ưu tiên chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh XH (mà có lẽ còn lâu mới đạt được). Sau đó nhiều “chuyên gia kinh tế hàng đầu VN ” lại “rất trí tuệ ”… giải thích ngược lại ý kiến trước đây của họ về tăng trưởng, với những “ngụy trang mới”!

Thiết nghĩ, con người chân chính, nhất là người trí thức được xã hội cho ăn học thuận lợi hơn về học vấn (chưa chắc đã hơn về văn hóa theo nghĩa rộng) cần biết điều hơn trước xã hội để luôn ngẫm lại, thực thi câu người xưa còn nguyên giá trị rằng: “Biết thì…, không biết thì…”. Chỉ như vậy, mỗi người trí thức mới không chủ quan - tự mãn - coi thường người khác; coi thường các vấn đề khác mà mình chưa biết, chưa sâu; thậm chí, mới không cơ hội chủ nghĩa. Nếu khắc phục được những biểu hiện đó sẽ tạo động lực thôi thúc mỗi người trí thức nếu muốn hiểu sâu nhiều chuyên ngành thì cần và có quyền tiếp tục học hỏi thực chất bằng nhiều cách để cộng tác một cách chủ động và có kết quả tốt với nhiều chuyên ngành, mà góp phần lớn hơn cho dân tộc. Ngẫm về câu xưa : “Biết thì…, không biết thì…” để thận trọng hơn trong phát ngôn trước công chúng, tạo sự tin yêu và góp sức của nhân dân xây dựng và bảo vệ chế độ ta ổn định, phát triển nhanh, bền vững, đúng định hướng XHCN (đây không phải là khuyên mọi người im lặng… trong một xã hội luôn luôn cần sự giác ngộ - tự giác - chủ động- sáng tạo đúng đắn và hiệu quả của mọi người, như chế độ ta)./.
Giữa Tháng 4/2011
Bức Tường Nước là nickname trên Facebook của PGS. TS. Nguyễn Đức Bách, nguyên Phó Viện trưởng Viện CNXHKH của Trung tâm HVCT-HCQG Hồ Chí Minh. Ông hiện là Viện Trưởng Viện KH Môi trường và XH, trực thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam. Với sự thấu hiểu sâu sắc về lý luận chính trị và mong mỏi đóng góp sức mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, của Đảng CSVN, PGS. TS. Nguyễn Đức Bách muốn chuyển đến các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước những đề nghị như sau (bạn đọc nào có điều kiện xin giúp 1 tay chuyển thông điệp này đi xa hơn):

"... Cơ bản là vì nhận thức sai lêch về CNXH (hoặc hiểu lơ mơ). Đó chính là một trong những vấn đề mà tôi rất mong được nói miễn phí cho cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước ta. Tôi có thể trung thực, công khai (không hề kiêu căng, chủ quan...) rằng: từ ít nhất 20 năm qua tôi đã có sưu tầm được rất nhiều tư liệu của thế giới rất quý báu về CNXH, giai cấp công nhân (ngoài học thuyết Mác - Lênin, nhưng lại phong phú hơn, mà vẫn chứng minh sự đúng đắn cơ bản và dự báo khoa học của MLN về CNXH, CNCS gắn với sứ mệnh LS của giai cấp công nhân hiện đại dẫn dắt nhân dân các dân tộc xây dựng CNXH, CNCS...). Các tư liệu ấy cho đến nay chưa ai ở nước ta có và trình bày để T.Ư. Đảng và QH ta rõ. Cho nên tôi cũng bức xúc, nhưng luôn an tâm trước mọi nhiễu nhương XH, kể cả sự chống đối lẫn những sai lầm của chế độ ta ... vì hoàn toàn có thể và cần phải khắc phục... để vượt qua mọi trở lực, đi lên vững vàng hơn".

***

"Xin các vị ở cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay lưu ý một điều cốt tử, nhưng rất dễ hiểu một cách phổ biến rằng: tất cả các vị đã tán thành tư tưởng HCM, thì cũng có nghĩa là tán thành Đường lối CM VN nhất quán và xuyên suốt là “Độc lập dân tộc gắn liền CNXH” (với 2 giai đoạn kế tiếp nhau, gắn với tên nước ta tương ứng). Do vậy, bản chất chế độ ta khác cơ bản so với các nước không theo CNXH. Ta vẫn cần và có thể ngày càng chủ động hội nhập quốc tế hiệu quả ngày càng cao để ổn định, phát triển nhanh, bền vững, mà vẫn hướng đúng mục tiêu XHCN. Ta không thể tiếp thu toàn bộ CHẾ ĐỘ dân chủ và CHẾ ĐỘ kinh tế của các nước không theo CNXH. Đề nghị, khi các vị phát biểu TRƯỚC THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG thì rất cần thận trọng về chính trị: trong đó có nhiều ý kiến liên quan đến mấy vấn đề cơ bản, quan trọng nhất như: Điều 4 HP? Luật về ĐCSVN? Ai trao quyền lãnh đạo cho ĐCSVN? Dân lập hiến và phúc quyết HP? Đổi tên nước? Chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu? Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế? Kinh tế Nhà nước chủ đạo?... Đề nghị, nếu vị nào chưa rõ, chưa chuyên sâu lý luận Mác-Lênin, HCM.. có liên quan đến các vấn đề trên... thì chỉ nên đặt vấn đề... “phải chăng... thế này, thế kia...”? chứ KHÔNG NÊN KHẲNG ĐỊNH ý mính một cách suy diễn cảm tính, nhưng... “ rất lưu loát ”, cho nên dễ “ vào lòng người”! Đã có rất nhiều ý kiến của không ít vị sai cơ bản chung quanh các vấn đề trên. Và, với cương vị đã, đang có thì ý kiến sai đó của các vị rất nguy hại cho XH ta hiện nay. Cũng mong đừng vị nào đưa lý lẽ về “quyền tự do ngôn luận, tự do có chính kiến; ý kiến trái chiều là bình thường”... với các vấn đề cơ bản nêu trên ...để “phản biện” lại đề nghị của tôi. Kiểu lý sự đó là lạm dụng, “đánh tráo khái niệm” thô thiển, cổ hủ, lặp đi lặp lại rất nhiều năm rồi... do bắt chước DC tư sản mà thôi! Tôi xin sẵn sàng tranh luận khoa học và thực tiễn với các vị có những khẳng định cảm tính và sai trái như vậy chung quanh các vấn đề nêu trên.
Tôi rất tiếc rằng, T.Ư. Đảng họp, Quốc hội họp (cả tháng ) mà chưa bao giờ bỏ lấy 1 ngày để các nhà KH chân chính-CS thực sự, có uy tín XH báo cáo những vấn đề lý luận đang “có vấn đề” cần thống nhất nhận thức để lãnh đạo, quản lý... cho đúng đắn, kịp thời, hiệu quả hơn (ví như đợt sửa đổi Hiến pháp hiện nay, ý kiến phân tán nhiều). Rất nhiều vị giỏi và cống hiến to lớn ở các lĩnh vực chuyên sâu của mình, nhưng có khi lại sai lầm ở lĩnh vực chính trị . Điều này dễ hiểu thôi ! Mỗi người may ra giỏi một nghề là tốt lắm rồi! Vấn đề là tự sử dụng và được sử dụng ra sao? Vì mục đích gì?...
Vị nào muốn tranh luận với tôi hãy liên hệ với tôi. Tôi luôn sẵn sàng để chúng ta có thể hiểu nhau hơn ..."