Đêm giao lưu "Quế Lâm... 50 năm, ngày trở về!" 17/10/2017


Quế Lâm 10/2017


Cảm nhận tuyệt vời trong đêm giao lưu "Quế Lâm... 50 năm, ngày trở về" là thật tình, thật nghĩa. Đó là giao lưu của bạn Trỗi với bạn cũ Y Trung, với các lão binh "kháng Mỹ viện Việt", với thế hệ sinh viên trẻ VN tại ĐHSPQT.
Dù bận nhưng Phó hiêụ trưởng Tô Quế Phát cũng có mặt, đáp lời Thiếu tướng Bùi Quang Vinh và hát bài hát VN "Thề quyết bảo vệ Tổ quốc tôi":
"Năm 1967 khi các bạn sang TQ thì tôi mới 4 tuổi. Tôi đã được xem 1 bộ phim VN và thuộc bài hát trong phim đã 40 năm nay. Tôi không biết tiếng Việt nhưng mời các bạn cùng hát!... Đế quốc Mỹ xâm lược Tổ quốc ta, mối căm hờn trút lên thành núi cao, ngàn đau thương tràn dâng bốn bể. Đồng bào ơi, đồng bào ơi!..."
Lão binh Tạ Hùng Uy thì chạy lại, ghé tai tôi: "Lão binh TQ hát 2 bài "Giải phóng Miền Nam" và "Việt Nam, Trung Hoa" nhé". Khi các anh lên hát, nghe anh Phan Bản Ấm bắt nhịp "Giải phóng miền Nam... yi, er" mà cảm động, cả hội trường đã đứng dậy, vỗ tay, hát theo. Khí thế hừng hực.
Chị Niệm sau khi kể về quá trình đóng góp cho cách mạng, đã hát "Bài ca may áo".
Sau khi chia sẻ lại những kỉ niệm ngày vừa đặt chân đến Quế Lâm, Trương Đông Nhân có bài "Vì 1 nước Trung Hoa phú cường". Còn Văn Công Phước nhắc lại lần bị trôi xuôi theo dòng Ly Giang rồi đệm ghi-ta, hát "Khát vọng" - bài hát trong phim cùng tên mà thanh niên TQ rất ưa thích.
Cao Tư lệnh thì lên nhắc lại kỉ niệm đặc biệt:
"Sáng sáng loa của 2 trường cùng phát, bên này thì "Dongfang hong" còn bên kia thì: "Ten ten ten, ten tèn ten... Đây là tiếng nói VN, phát thanh từ HN - thủ đô nước VNDCCH. Mời các đồng chí và các bạn đón nghe.."
rồi anh hát vang "Diệt phát xít", cả hội trường cùng hòa giọng hát theo. Thật cảm động khi thấy mẹ con Mã Quân cùng hưởng ứng.
Các cháu lưu học sinh VN có 4 tiết mục tặng đoàn, nhất là đơn ca nữ "Ca ngợi chị Võ Thị Sáu" được 1 bạn Mông-cổ đệm ghi-ta. Các cháu hứa sẽ kế tục thế hệ đi trước vun đắp cho tình hữu nghị trường tồn giữa 2 dân tộc.
Cảm động hơn khi cả hội trường được nghe lão binh Tạ Hùng Uy kể chuyện Bác Hồ đến thăm đơn vị pháo phòng không Quân giải phóng bảo vệ tuyến đường sắt Lạng Sơn - Yên Viên.
Những bạn cũ thân tình được tặng kỉ niệm chương của đoàn. Riêng Gs Đỗ Kiếm Tuyên - bạn thân của Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh, người có công đầu "chập" bạn cũ Y Trung với Bạn Trỗi - được mời lên nhận kỉ niệm chương cuối cùng. Dù đã mệt (đã 80) nhưng thầy vẫn chia sẻ những kỉ niệm ngày mới gặp nhau...
Khi mọi người vui vẻ thì Lưu Đào cứ lầm lũi chụp ảnh và ghi hình. Đến đêm hôm sau, chúng tôi ở lại, được Hội cựu sinh viên ĐHSPQT mời cơm, anh mới hát "Từ ruộng đồng, từ bưng biền, từ rừng sâu, từ núi cao, nhân dân đứng lên cùng ta đứng lên. Đoàn ta là giải phóng quân, là con em của nhân dân...".
... Đêm giao lưu "Quế Lâm... 50 năm, ngày trở về" để lại nhiều ấn tượng trong bạn bè.

FB Tran Kienquoc 4/11/2017, 23 Tháng 10 lúc 7:43


Ảnh: Các Bạn Trỗi, Cao Cẩm Quỳ



















Vào đầu chương trình là phí lộ của anh Bùi Vinh


Dù bận nhưng Phó hiêụ trưởng Tô Quế Phát cũng có mặt, đáp lời Thiếu tướng Bùi Quang Vinh và hát bài hát VN "Thề quyết bảo vệ Tổ quốc tôi":
"Năm 1967 khi các anh chị sang đây, tôi mới 4 tuổi. Tôi được xem 1 bộ phim VN và thuộc bài hát trong phim "Thề quyết bảo vệ Tổ quốc". Đã 40 năm rồi, tôi vẫn nhớ và ... xin hát tặng các bạn bài này. Tôi không biết tiếng Việt nhưng mời các bạn cùng hát!... Đế quốc Mỹ xâm lược Tổ quốc ta, mối căm hờn trút lên thành núi cao, ngàn đau thương tràn dâng bốn bể. Đồng bào ơi, đồng bào ơi!..."

Video Nguyễn Tương Lai K4"Ca ngợi Tổ quốc""Thề quyết bảo vệ Tổ quốc. Người trình bày Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Quảng Tây Tô Quế Phát




Lão binh Tạ Hùng Uy chạy lại, ghé tai tôi: "Lão binh TQ hát 2 bài "Giải phóng Miền Nam" và "Việt Nam, Trung Hoa" nhé". Khi các anh lên hát, nghe anh Phan Bản Ấm bắt nhịp "Giải phóng miền Nam... yi, er" mà cảm động, cả hội trường đã đứng dậy, vỗ tay, hát theo. Khí thế hừng hực.




Video Nguyễn Nam Điện





Chị Niệm sau khi kể về quá trình đóng góp cho cách mạng, đã hát "Bài ca may áo".


Sau khi chia sẻ lại những kỉ niệm ngày vừa đặt chân đến Quế Lâm, Trương Đông Nhân có bài "Vì 1 nước Trung Hoa phú cường".


Video Tương Lai Nguyễn

"Mao Trạch Đông- Kỳ Đại Lâm"



Văn Công Phước nhắc lại lần bị trôi xuôi theo dòng Ly Giang rồi đệm ghi-ta, hát "Khát vọng" bằng tiếng Trung - bài hát trong phim cùng tên mà thanh niên TQ rất ưa thích. Anh tích cực tập cả tháng trước khi đi.






Video Văn Công Phước

Phước Văn Công 22 Tháng 10 lúc 14:18 ·
Buổi tối giao lưu "50 năm trở lại Quế lâm" của đoàn cựu hs Trường TSQ Nguyễn văn Trỗi với các bạn Trung quốc và các sv Trường ĐHSP Quảng tây 17/10 đã để lại nhiều cảm xúc tốt đẹp về mối quan hệ nghĩa tình, tình bạn hữu nghi giữa chúng tôi và những người bạn cũ Quế lâm. Chỉ hơi tiếc trong phần văn nghệ, thời tiết lạnh đột ngột qua mấy ngày đã làm ae chúng tôi ai cũng bị khản tiếng, có người ho. Riêng tôi theo chỉ đạo của trưởng đoàn TKQ đã luyện khá mượt cả hát và tự đệm đàn 3 bài: Hoa mộc miên, Khát vọng (ke wang) và Hua er wei shen me zhe yiang hong, nhưng cũng chỉ cố hát được bài "Khát vọng" trong tình trạng hơi hâm hấp sốt và rát họng. Dù sao đây cũng là môt kỷ niệm đẹp dễ thương của chuyến đi vì nó vẫn mang đậm nghĩa tình.
Video Tương Lai Nguyễn



Cao Tư lệnh thì lên nhắc lại kỉ niệm đặc biệt:
"Sáng sáng loa của 2 trường cùng phát, bên này thì "Dongfang hong" còn bên kia thì: "Ten ten ten, ten tèn ten... Đây là tiếng nói VN, phát thanh từ HN - thủ đô nước VNDCCH. Mời các đồng chí và các bạn đón nghe.."
rồi anh hát vang "Diệt phát xít", cả hội trường cùng hòa giọng hát theo. Thật cảm động khi thấy mẹ con Mã Quân cùng hưởng ứng.



Video

mẹ con Mã Quân cùng hưởng ứng


Các cháu lưu học sinh VN có 4 tiết mục tặng đoàn, nhất là đơn ca nữ "Ca ngợi chị Võ Thị Sáu" được 1 bạn Mông-cổ đệm ghi-ta. Các cháu hứa sẽ kế tục thế hệ đi trước vun đắp cho tình hữu nghị trường tồn giữa 2 dân tộc.











Anh Phan Bản Ấm thuộc rất nhiều bài hát Việt, cả dân ca Quan họ... Tran Kienquoc 3 Tháng 1 2016

Anh Tạ Hùng Uy - cựu chiến binh giúp Việt Nam chống Mỹ kể lại những kỷ niệm không bao giờ quên được gặp Bác Hồ, khi Bác đến thăm đơn vị pháo phòng không Quân giải phóng bảo vệ tuyến đường sắt Lạng Sơn - Yên Viên.



Khi mọi người vui vẻ thì Lưu Đào cứ lầm lũi chụp ảnh và ghi hình. Đến đêm hôm sau, chúng tôi ở lại, được Hội cựu sinh viên ĐHSPQT mời cơm, anh mới hát "Từ ruộng đồng, từ bưng biền, từ rừng sâu, từ núi cao, nhân dân đứng lên cùng ta đứng lên. Đoàn ta là giải phóng quân, là con em của nhân dân...".







Thiếu tướng Bùi Vinh thay mặt Đoàn VN tặng Kỷ niệm chương và Quà cho các đại biểu của phía bạn.


Riêng Gs Đỗ Kiếm Tuyên - bạn thân của Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh, người có công đầu "chập" bạn cũ Y Trung với Bạn Trỗi - được mời lên nhận kỉ niệm chương cuối cùng. Dù đã mệt (đã 80) nhưng thầy vẫn chia sẻ những kỉ niệm ngày mới gặp nhau...


Những bạn cũ thân tình được tặng kỉ niệm chương của đoàn


Video Nguyễn Nam Điện








Tấm lòng của những người bạn Quế Lâm


Cao Tư Lệnh - Cao Cẩm Quỳ


Tran Kienquoc 21 Tháng 10 lúc 22:31 ·
Còn có gì đẹp hơn thế?
Gửi cho Cao chương trình đoàn sẽ đến QL. Đầu tuần trước khi đoàn sang, nhận được tin của anh: Tôi đã ở QL.
Sáng 13/10, anh nhắn qua wechat: Chiều 14/10, tôi sẽ đón các bạn Trỗi đi tầu ở Y Trung cũ. Anh cùng Lưu Đào đã đưa thầy Thiều Cảnh Phúc (nguyên hiệu phó Y Trung, vợ thầy được Bs Tôn đỡ đẻ kịp thời năm 1967 ngay tại trường) đến giao lưu với các bạn VN.
Sáng 15/10, khi đoàn ta tới Xiang bi shan thì mới gặp anh. Hai tên mừng rỡ ôm lấy nhau. Anh rút trong túi xách mang theo 1 cây Đại Tiền Môn và nói tôi chia cho mọi người, rồi nói: "Thời tiết QL trở lạnh, tôi mang thêm ra mấy cái áo lạnh đây, ai thiếu cứ lấy mặc". Nhờ thế mà Đông Nhân có thêm áo chống lạnh, không bị ho. Anh nói còn 2 cái nữa, bạn nào cần cứ dùng.
Trưa hôm đó, anh đi cùng ta tới Bảo tàng Bát Lộ Quân ở phố Trung Sơn Bắc rồi cùng đi ăn trưa ở Nam Khê Sơn. Trên đường đi Vương Thành, anh xuống xe về với mẹ.
Đêm giao lưu, anh kể lại 2 câu chuyện đầy kỉ niệm và rất hấp dẫn: buổi sáng dậy, nghe đài truyền thanh của 2 trường cùng phát Đông Phương Hồng và "Đây là đài tiếng nói VN, phát thanh từ HN thủ đô nước VNDCCH..."; sau đó anh đã hát Diệt Phát xít (Nguyễn Đình Thi).
Trước khi chia tay, tôi dặn anh chờ ít phút rồi chạy lên nhà lấy phong bì tiền anh em đóng góp, tặng mẹ. Lúc đầu anh không nhận, tôi bảo: "Mẹ anh già rồi đã 93, cầu mong cho mẹ khỏe. Trước khi đi chúng tôi có ý định mua chút quà cho mẹ nhưng không kịp. Nay anh cầm số tiền này mua quà tặng mẹ giúp chúng tôi". Lúc đó anh cảm động và nói xie xie.
(Cảm ơn Phan Đức Dũng có ý tưởng đẹp này và cảm ơn các bạn trong đoàn đã nhiệt tình hưởng ứng. Xin thông báo, số tiền không phải là 760 tệ cho 76 người mà chúng tôi đã quyết tặng số tiền tròn trặn và hơn thế).
Sau chuyến về QL, vợ chồng anh lại sang Macau với con gái chơi ít ngày.
Thật tự hào khi có 1 người bạn tốt suốt nửa thế kỉ qua.


Anh Cao Cẩm Quỳ (biệt danh là Cao tư lệnh) ra tận ga Quế Lâm đón và tặng hoa các bạn Trường Trỗi từ VN sang


Cao Tư Lệnh Đang Mời Mọi Người Ăn Quýt QL Giải Khát !


Đông Nhân có thêm áo chống lạnh


...bao Đại Tiền Môn

...ăn trưa ở Nam Khê Sơn



Chị em họ Mã, chị em họ Thịnh


Tran Kienquoc 21 Tháng 10 lúc 16:42
Năm 2003, lần đầu tiên quay lại Quế Lâm, có nhờ thầy cô ở trường Y Trung tìm Cao Tư lệnh mà không được; chúng tôi càng tin Cao đã chết trong Cách mạng Văn hóa.
Hôm đó Mã Hiệu phó còn dẫn chúng tôi đến khu gia đình của trường, thăm thầy Mã (dạy Nga văn, thầy mới mất đầu năm nay) và gia đình thầy Thịnh (dạy thể dục, ngày xưa bị học trò đấu tố). Cô Thịnh còn sống với con trai út, còn 2 chị em Thịnh Hiểu Phong, Thịnh... đã ra ở riêng. Phan Nam lấy 100 đô biếu cô mà phải nói mãi cô mới nhận vì cô bảo: không được phép nhận tiền của người nước ngoài.
Thời gian này Lưu Đào còn là hiệu trưởng Y Trung. Anh hiểu nguyện vọng chúng tôi và hứa tìm giúp các bạn Y Trung. Bạn cũ đầu tiên Lưu tìm được là Mã Quân, rồi từ Mã Quân mà ra Mã Kinh (chị cả), em Mã Vy, Mã Bình.
Sau đó thầy Đỗ Kiếm Tuyên tìm đươc Cao và đưa Cao vào VN đầu năm 2005, xuyên Việt đi tìm bạn Trỗi. Đến HN không gặp được bác Quỳnh, phải đến khi tới Vũng Tàu thăm thầy Hồng Tuyến mới nói chuyện được với bác. Sau đó anh Cao bay thẳng về Quảng Châu, chỉ có thầy Đỗ bay ra HN là thăm được bác Quỳnh. Ai ngờ, ngày 2/9 năm ấy bác đi nên Ngày hội trường 15/10/2005 cả anh Cao và thầy Đỗ sang HN, không còn gặp được bác.
Tháng 10/2005, 4 chị em họ Mã bay vào tận TPHCM dự họp mặt rồi mới bay ra HN dự đại lễ. Tới tháng 10/2007, được mời sang dự 70 năm Y Trung (1937-2007), chúng tôi gặp cả 6 bạn gái nhà họ Mã và họ Thịnh. Sau đó chị Mã Kinh mất vì ung thư.
Trong Đêm giao lưu "Quế Lâm... 50 năm, ngày trở về!", 17/10/2017, Mã Vy và Thịnh Hiểu Phong đến trước. Mã Quân cùng con trai đến sau. Xin post ảnh để các bạn chiêm ngưỡng dung nhan bạn mình.




Lưu Đào, bạn của chúng ta

Tran Kienquoc‎ đến Bạn Trỗi K5 24 Tháng 10/2017 lúc 8:09
Không cần kể nhiều thì ai cũng biết, anh có mặt ngay khi đoàn đi tầu tới trường Y Trung. Anh và Cao Tư lệnh đón thầy hiệu phó Y Trung Thiều Cảnh Phúc đến gặp anh em ta.
Rồi mấy ngày ta ở đó, anh luôn mang đầy đủ "súng ống" để tác nghiệp. Tấm thân hộ pháp nhưng nhanh nhẹn, trên vai luôn là chân máy đã sẵn sàng, dừng lại là bấm máy.
Lục tìm trong máy, hầu như rất hiếm thấy ảnh có mặt anh. Đêm giao lưu, anh hết chụp rồi quay video.
Tối hôm sau khi các bạn đã lên đường về nước, 7 anh em chúng tôi được Hội cựu sinh viên ĐHSPQT mời cơm. Anh cũng có mặt tác nghiệp. Anh chia sẻ: "Hôm qua giao lưu các bạn vui quá, cũng muốn đóng góp 1 bài nhưng lịch kín hết rồi. Tối nay tôi xin hát bù". Rồi anh cất giọng:
"Đường hành quân xa lắc,
trời mưa nắng dội gay gắt,
súng trên vai, đồ mang nặng bên mình.
Mà đoàn quân giải phóng,
tuổi xuân chan hòa sức sống,
cứ hát vang bài ca chứa chan bao tình...
Đi lên, quyết tiến lên trong gió mùa thu
Một lòng binh đoàn ta quyết tiến lên giải phóng miền Nam".
Đêm ấy, anh cẩn thận trao tôi 1 phong bao lì xì đỏ (hủng bao) có thẻ ghi lại tất cả những hình ảnh của đoàn. Thật là đã, thật là Lưu Đào!
Khi về Nam Ninh, vì các bạn ở Viện KHXH cần, tôi đã trút hết các file ảnh sang máy tính của mình rồi tặng lại Tiểu Hoa thẻ này.




Các lão binh TQ


Gặp các lão binh TQ Tran Kienquoc Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015, BÁO LIẾP "BẠN TRỖI K5".
... Đoàn có 3 lão binh cùng đơn vị, từng chiến đấu ở VN những năm 60 thế kỉ trước:
anh Tạ Hùng Uy (dân QL, SN: 1941, gần đây sang dự 50 năm Trường Trỗi ở HN. Anh về hưu, không nhiều tiền nhưng đã 20 lần sang VN, đưa gia đình các lão binh hy sinh ở VN sang thăm mộ phần thân nhân),
anh Phan Bản Ấm (dân Liễu Châu, SN: 1942, từng sang VN 16 lần),
anh Vương Quế Lâm (dân Quế Lâm, người lên phát biểu và khóc trong buổi giao lưu với chúng tôi 2010 ở Đại học SP Quảng Tây: "Tôi có 3 năm chiến đấu ở VN nên coi VN là quê hương thứ 2. Nhân dân VN tốt lắm, giữa 2 nước từng có hơn chục năm quan hệ không tốt đẹp mà chừng ấy năm, các bạn vẫn gìn giữ mộ phần của đồng đội chúng tôi hy sinh cách đây đã nửa thế kỉ".
Riêng anh Tạ Hùng Uy mới gặp lại, chứ 2 anh Phan Bản Ấm và Vương Quế Lâm thì đây là lần thứ 2 nhưng anh em như đã quen biết từ lâu...
Anh Phan Bản Ấm thông thạo tiếng Việt nhưng chỉ học qua những bài hát. Nay anh thuộc đến 200 bài hát Việt cả cũ và mới. Tôi vội chụp lại cuốn sổ tay nhỏ anh luôn mang theo, ghi mấy chục lời bài hát Việt: Diệt phát xít, Bên Lăng Bác Hồ, Ru con Nam Bộ...
Ba lão binh cùng tiểu đoàn: Vương, Phan, Tạ.

Tran Kienquoc 28 Tháng 10 lúc 22:09
Món quà của anh Phan Bản Ấm
Trước khi chia tay, anh tặng tôi cuốn sổ chép hơn 50 bài hát VN. Thật là cảm động.
Sau khi ở chiến trường VN trở về nước, anh sống ở Liễu Châu. Ở đây ít người nói tiếng Việt nên anh đã tự học tiếng Việt qua các bài hát. Vì thế mà anh có thể giao tiếp bằng tiếng Việt khá thoải mái.
Các bạn thử xem chữ anh viết ngay tại buổi giao lưu với chúng tôi trưa 18/10/2017.

Tran Kienquoc 3 Tháng 1 2016
Anh Tạ Hùng Uy từng chiến đấu ở VN 3 năm, 1965-68. Năm nay tuổi đã 73 nhưng có hơn 20 lần ra vào VN, tổ chức cho thân nhân các chiến sĩ quân giải phóng tham gia 'kháng Mỹ viện Việt' (1965-70) hy sinh tại VN, đến thăm mộ phần con em tại các NTLS TQ tại các tỉnh phía Bắc VN.
Riêng tháng 10/2015 rồi, anh cùng Gs Đỗ Kiếm Tuyên tới dự 50 năm Trường Trỗi ở HN, sau đó còn có vào VN 2 lần nữa. Gần nhất, tháng 11/2015, anh cùng lão binh Phan Bản Ấm, Vương Quế Lâm vừa đi xuyên Việt tới tận TPHCM. Khi cùng anh Chiến mời cơm, thấy trên ngực anh nào cũng lấp lánh huy hiệu, kỉ niệm chương do Nhà nước VN tặng trước ngày về nước.
Anh Vương từng khóc khi tâm sự cùng chúng tôi: "Nhân dân VN tốt lắm, ngay cả khi quan hệ giữa 2 nước rất xấu mà mộ phần đồng đội tôi ở VN vẫn được chăm nom cẩn thận, vẫn có hương hoa ngày 27/7 hay ngày thanh minh... Tôi chỉ có 3 năm sống, chiến đấu ở VN nhưng tôi coi VN là quê hương thứ 2".
...Ở TQ, không có tổ chức CCB nên các lão binh 'kháng Mỹ viện Việt' tự nhóm họp. Tại Quế Lâm, Liễu Châu có 8 anh chị: Phan Bản Ấm, Tạ Hùng Uy, Vương Quế Lâm, Mông Nghị...





Cô giáo Tần Hiểu Khiết

Tran Kienquoc 18 Tháng 11 2016
Tốt nghiệp Đại học Dân tộc Quảng Tây ở Tp Nam Ninh về tiếng Việt. Năm 2001, cô về công tác ở Đại học Sư phạm Quảng Tây (Quế Lâm). Năm 2003, qua cô Lư Mỹ Niệm thì quen cô. Hóa ra nhà Khiết ở trường Lâm nghiệp, trên đường từ Tp vào trường mới của ta ở Nghiêu Sơn (Phong Khẩu). Khi ta rời Quế Lâm 1968 thì Khiết chưa sinh.
Trong đoàn Trường Trỗi đầu tiên sang Quế Lâm, tháng 10/2003, chúng tôi đã gặp Khiết. Cô gắn bó với Việt Nam suốt từ đó đến giờ, đã 13 năm. Khiết giỏi tiếng Việt, từng sang học cao học ở Đại học HN, từng tham gia nhiều hoạt động của Trường Trỗi.
Tran Kienquoc 28 Tháng 10 lúc 9:39
Quen em từ năm 2003 khi Khiết phiên dịch cho đoàn QL sang dự 50 năm Trường Thiếu nhi VN Lưu Sơn, Quế Lâm. Sau đó đoàn 6 tên chúng tôi (Mạnh Thanh, Hữu Thành, Phan Nam, Kiến Quốc, Nam Hòa, Quang Huy) "mở đường" sang QL tháng 10/2003.
Khiết làm ở Ban đối ngoại của ĐHSPQT và 3 năm qua (2014-17) làm Viện trưởng Viện Khổng Tử (thuộc Đại học HN). Quá trình set up viện này mất nhiều thời gian nhưng được sự giúp đỡ của anh Nhân nên cũng xong xuôi.
Tháng 10/2016 đã cùng em đón đoàn Viện KHXH Quảng Tây sang ra mắt cuốn sách song ngữ về tình hữu nghị Trung Việt (qua tư liệu trường NVT). Khiết nhanh nhẹn, tháo vát và cùng học sinh cũ của ĐHSPQT giúp cho chuyến đi thành công. Chính cháu Hải Nam (trò của Khiết) đã giúp chúng ta kí hợp đồng thuê xe du lịch sang TQ đợt này.
Hết hạn, em trở về trường và đang chờ công tác. Giỏi tiếng Việt nên Khiết có thể làm việc ở nhiều bộ phận. Em rất quý các anh Trỗi.





Giáo sư Nguyễn Trung Nguyên

Tran Kienquoc 28 Tháng 10 lúc 10:00
Anh là giám đốc Nhà kỉ niệm các trường học VN và có nhiều đóng góp sưu tập, viết bài cho tạp chí của ĐHSPQT. Đã nghỉ hưu nhưng được nhà trường tiếp tục giao làm nhiệm vụ này.
Trong đêm giao lưu, hẳn các bạn còn nhớ anh tâm sự: "Tôi họ Nguyễn, chắc cũng gần với họ Nguyễn ở VN. Tôi sẽ cố gắng học tiếng Việt để nói chuyện đựơc với các bạn".
Tháng 8 vừa rồi, anh cùng chị Niệm sang làm bộ phim 2 tập "Câu chuyện của thời gian" sẽ trình chiếu lần đầu tiên vào 15.30 chiều nay và chiều mai trên VTV2.





Thầy Từ Đức Cường


Tran Kienquoc 28 Tháng 10 lúc 9:12
Tôi quen thầy đã 14 năm, khi Nam Hòa còn làm du học sang TQ. Thầy cũng là người tích cực tham gia xây dựng Nhà kỉ niệm trường học. Nghỉ hưu đã mấy năm nay. Nghe tin chiều 18/10, thầy được mời giao lưu với các bạn VN.
Chiều đang lang thang ra cổng tây thì thấy thầy phi xe điện qua. Tôi gọi với theo: "Xu Dezhang" (Từ Đức Cường) thì thầy quay lại ngay. Hai anh em ôm lấy nhau mừng rỡ.
Ảnh thầy ngồi cạnh em Tần Hiểu Khiết và anh Từ Linh. Khiết chia sẻ, khi em mới ra trường đã học được ở thầy rất nhiều điều.




Chị Lư Mỹ Niệm


Tran Kienquoc‎ 22 Tháng 7/2017 ·
Đại sứ của Trường Trỗi ở Quế Lâm
Năm 2001, các anh chị ở Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn, Quế Lâm đi thăm Quế Lâm về, cho tôi email của thầy Đỗ Kiếm Tuyên và cô giáo Lư Mỹ Niệm. Tôi đã liên lạc ngay với chị Niệm qua email. Chả hiểu sao, chưa từng gặp nhau mà thấy như người thân từ lâu.
Tháng 8/2003, Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn, Quế Lâm kỉ niệm 50 năm thành lập (1953 - 2003), tôi được mời ra dự. Hôm đó, các anh chị mời khách ở Ks Hòa Bình, chúng tôi có tạt qua. Đến nơi, thấy 1 bà chị mà mình tưởng là chị Niệm đã chạy ra ôm. Khi hỏi thăm thì nhầm, bà chị chỉ "chị kia cơ". Lúc bấy giờ tôi mới giáp mặt chị. Thật là vui!
Sáng hôm sau, tại lễ kỉ niệm ở Bách khoa HN, tôi đã giới thiệu chị Niệm với anh Nguyễn Chiến, Bùi Vinh và Lê Bình, Nguyễn Thắng, chị Hà, anh Bắc...
Tháng 10/2003, tôi tham gia đoàn đi Quế Lâm đầu tiên của trường cùng anh Đoàn Mạnh Thanh k2, Hữu Thành k4, Phan Nam k5 và NSUT Quang Huy, do Nam Hòa tổ chức.
Tôi chính thức nhờ chị làm đầu mối liên lạc với Y Trung, Đại học SPQT, trường Hàng không, Bệnh viện số 1... để chuẩn bị cho chuyến đi tập thể vào 2007. Chị bảo, giúp thì được nhưng ở TQ đi đâu cũng phải có quyết định để "danh chính ngôn thuận"(!). Ôi chao, trường ta thì giải thể rồi, làm gì có con dấu tròn, anh chị em ta thì mỗi người 1 cơ quan. Làm sao giờ?
Và, tôi chợt nhớ ra là đã làm con dấu vuông, có tên trường và hình lá cờ, cây súng cùng hình anh Trỗi. OK, sẽ ra 1 quyết định hẳn hoi.
Trên mẫu sẵn có, tôi thảo quyết định và kí luôn tên Bùi Vinh, Trưởng ban, với nội dung: "cử bà Lư Mỹ Niệm, giáo viên Đại học SPQT, làm đại diện của Trường NVT tại Quế Lâm. Bà Niêm có nhiệm vụ... Thời hạn hiệu lực: 1 năm...". Sau đó, tôi trao tận tay cho chị Niệm. Với quyết định này, chị đi giao dịch các nơi khi đoàn ta chuẩn bị sang.
Hết thời hạn 1 năm, chị email sang: Quốc ơi, hết hạn thì làm sao? Nghĩ bụng, lại gửi giấy tờ sang thì phiền quá. Lập tức nảy ra "tối kiến": Chị viết thêm số 0 sau số 1, vậy là gia hạn thêm 9 năm nữa.
... Chuyện này được chị Niệm kể lại cho Gs Nguyễn Trung Nguyên và các bạn Trỗi ở nhà Nam Tiến sáng qua.
Vui thật!

- người bao năm gắn bó với Việt Nam, được chúng tôi coi là “đại sứ“ của Trường tại Quế Lâm, đã dành nhiều thời gian và sức lực cho thành công của Ngày trở về. Điện Nguyen