Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Thầy trò muôn thủơ



Xin gửi các bạn K6 - NVT danh sách 2 lớp 61, 62 do thày Trường lập và bài thơ thày gửi cho anh em mình




FB Tạ Chính 25 Tháng 9





0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Tiễn đưa Nam Vũ



Bạn bè khóa 6 và khóa 8 trường NVT đến viếng tiễn đưa bạn Nguyễn Nam Vũ về cỏi vĩnh hằng tại nhà tang lễ Cầu Giấy Hà Nội

FB Hung Chi 24 Tháng 9 2016

LỜI CẢM ƠN:
Gia đình em xin chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn NVT đã gửi lời chia buồn, phúng viềng, dự lễ truy điệu và đưa tiễn anh Nguyễn Nam Vũ đến đài hóa thân Hoàn Vũ. Trong tang gia bối rối có điều gì sơ suất, gia đình mong được lượng thứ.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban liên lạc K6, K8 và các nhóm bạn Trỗi.
Nguyen Thi Thai 25 Tháng 9 lúc 18:03



Ảnh Trọng Tình, Chí Hùng














0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Nhớ bạn Vũ xồm



Hồi mới tập kết ra Hà Nội, gia đình tôi và gia đình chú Tư Kỉnh cùng về nhà số 2, Lý Thường Kiệt ở chung với chú Tố Hữu. Tất nhiên hồi đó còn nhỏ xíu nên tôi cũng chẳng biết gì, nhưng có những ấn tượng vẫn tồn tại trong tôi mãi mãi.

 Hồi đó ở nhà đều gọi chú Tư là chú Tư Thượng Vũ, vì hồi trước chú là thường vụ xứ ủy Nam kỳ nên được gọi trại đi như vậy. Nhà chú có thằng Nam Vũ bằng tuổi tôi, nên 2 đứa vẫn thường chơi với nhau. Chơi gì thì cũng không biết nữa, nhưng sau này, khi ở Quế Lâm, một lần Nam Vũ lần lại nằm cạnh tôi và chìa 1 bức ảnh 2 thằng nhỏ đứng chơi bên 1 bụi hoa. Nhìn tấm ảnh tôi nhận ra ngay thằng nhỏ bận áo bông có hoa dài tới đầu gối là thằng tôi, còn thằng kia bận áo lạnh kiểu mà hồi bấy giờ gọi áo Ba-đờ-xuy thì chính là nó. Tôi nói: Cho tao hả? – Không, tao chỉ có 1 cái. Đấy là những ấn tượng không quên. Rồi sau này, chú Tư đi làm đại sứ ở Liên Xô, Nam Vũ cũng đi theo. Lần nào chú Tư về Việt Nam cũng ghé nhà tôi chơi và kể chuyện thằng Nam Vũ. Tuy không gặp mặt, nhưng tôi vẫn nhớ có thằng Nam Vũ bằng tuổi mình, chơi với mình từ hồi bé.

Mọi chuyện cứ thế trôi đi theo dòng thời gian. Tôi từ từ lớn lên, đi trường Trỗi, qua Quế Lâm. Một bữa khi ở Y-Trung, tôi nhớ là đang trong thời gian nghỉ học vì bệnh đau màng não, thấy có 1 “tân binh” mới lên trường. Nó trắng trẻo, nói năng rất ngọng nghịu. Cả bọn xúm vào nói chuyện và chọc ghẹo nó. Tôi nghe tụi nó nói: Thằng này ở Liên Xô từ bé, nói tiếng Nga như gió, còn tiếng Việt thì nghe hay lắm. Nó tên là Nam Vũ. Vậy là tôi nhận ngay ra thằng bạn thưở xa xưa của mình.

Sau mọi người chọc ghẹo nó quá, nên nó tức mình không thèm nói nữa. Ai hỏi gì cũng không trả lời, kể các thầy cũng đành chịu. Có nói gì nó cũng chỉ gật hay lắc, cười hay sửng cồ lên thôi. Và chẳng biết ai đặt cho nó cái tên Vũ xồm (có lẽ chữ xồm có cái gì đó có vẻ Liên Xô chăng?). Rồi từ từ mọi người cũng cho đó là lẽ thường. Nói vậy, nhưng thật ra từ khi qua trường mới nó đã bắt đầu nói, nhưng chỉ riêng với một số người và nói rất ít. Tôi nhớ người thân nhất với nó hồi đó là Hội tè. Tụi nó thường đi với nhau và tất nhiên có nói chuyện với nhau. Tôi cũng là một trong số ít người nói chuyện được với nó. Có một lần, trong lớp giờ Nga văn, hình như là thầy Thưởng kêu nó đứng dậy đọc bài Text trong sách giáo khoa (Hồi đó tôi thấy cái bài này dài thòong, cực kỳ khó, nhưng thật ra nó chỉ có vài dòng với khoảng chục câu). Vũ xồm đứng dậy, cầm sách đọc một cái vèo. Cả lớp chưa ai hiểu gì thì nó đã đọc xong. Riêng tôi lẩm nhẩm đánh vần chưa xong từ đầu tiên thì nó đã kết thúc. Chẳng hiểu nó đọc cái gì, nhưng Vũ xồm mà đọc tiếng Nga thì miễn bình luận nha! Ấy vậy mà khi về nhà nó nói với tôi: Tao đọc, thầy cũng chẳng nghe được – Sao mày biết là thầy không nghe đưpợc ? – Vì tao cố ý đọc sai mấy từ mà thầy cũng có phát hiện ra đâu. Thì ra thằng bạn mình là thế!

Sau này về Hưng Hóa, Vũ xồm bắt đầu nói và là một trong những thằng nói rất nhiều. Câu đầu tiên nó mở miệng ra trước bàn dân thiên hạ là khi có thằng nào đó ghẹo nó và nó tức mình nói: Đ… mẹ mày!

Bữa trước nghe Thái nói Vũ xồm bị K bao tử, tôi vẫn hy vọng nó sẽ vượt qua. Vì khó như việc không nói trong mấy năm liền nó còn vượt qua được nữa là … Vậy mà nó ra đi thật. Thôi, mày đi trước đợi bọn tao nhé, Vũ xồm!



0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Nhớ Bạn!







Nhớ Bạn!



Hôm nay Khóa "tiễn" bạn
Hồi tưởng lại ngày xưa
Từ xứ sở Bạch dương,
Về Quế Lâm, Trung quốc
Da trắng, môi đỏ tươi.
Tiếng Việt còn chưa sõi,
Nhưng hòa nhập thật nhanh


Để cùng nhau học tập
Phấn đấu ích cho đời.
Ai ngờ nay bệnh hiểm,
Bạn sớm đã ra đi,
Trong bao niềm thương tiếc.

Vĩnh biệt bạn Nam Vũ! - aeK6; NTL




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Một kỷ niệm về bạn Nguyễn Nam Vũ



Cuối năm 1966, cả Trường về Hà Nội để chuẩn bị đầu năm 1967 hành quân sang Trung Quốc. Tôi bị một khối u ở mắt nên ở lại phẫu thuật. Cô Sinh, vợ GS Nguyễn Xuân Nguyên – Viện trưởng Viện Mắt TƯ khi đó, trực tiếp mổ cho tôi tại Viện Răng-Hàm-Mặt. Chỉ dùng thuốc tê, sau 3 giờ, vừa mổ vừa bổ sung thuốc tê, ca mổ mới xong, bởi vì khối u có nhiều chân, phải lấy ra hết và gần mắt nên phải rất thận trọng. Sau Tết Đinh Mùi – 1967, tôi mới sang Quế Lâm, Trung Quốc bằng tàu hoả để về Trường. Đợt này chỉ có vài người. Riêng Khoá 6 có bổ sung bạn Nguyễn Nam Vũ, con bác Nguyễn Văn Kỉnh, Đại sứ tại Liên-xô (hình như bác Kỉnh đã có ý định cho Nam Vũ vào Trường Trỗi từ trước, vì trong danh sách đăng ký và được sắp xếp vào từng tiểu đội từ năm 1965, do thày Bùi Xuân Trường ghi lai, đã có tên Nguyễn Nam Vũ).


Ở trên tàu, không thấy bạn nói gì cả, chỉ cười hoặc gật đầu. Đến giờ ăn thì tôi gọi và bạn ấy lại lẳng lặng đi theo. Tuy chỉ có vài người, nhưng đến ga nào cũng thấy người chào đón, Hồng Vệ binh nhảy múa. Trời rét, lác đác có chỗ có tuyết và thấy lạ là, trên mái nhà dân tỉnh Quảng Tây, họ để đầy bắp cải. Bạt ngàn cây chuối, song chỉ một mầu nâu, như qua một trận hoả hoạn. Bạn Vũ thì da trắng bóc, chưa sõi tiếng mẹ đẻ, nhưng có tài đi bằng đầu ngón chân vì được tập ba-lê từ Liên-xô nên các bạn cứ yêu cầu biểu diễn mãi.



FB Tạ Chính




0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Tin buồn: Bạn Nguyễn Nam Vũ mất



Bạn Nguyễn Nam Vũ

Nguyễn Nam Vũ - K6

B2
1954
Đã mất 21/9/2016 tại HN do bệnh.
Mb: 0912.102823 Viber - Nr: 043.7330325 - Cq: 080.45076- FB: https://www.facebook.com/nguyen.minhvu.3990- Email: https://www.facebook.com/ng.namvu - Blog: http://anh-bantroik6.blogspot.com/2012/10/nguyen-nam-vu.html - HN - VN
- - Văn phòng Ban Tổ chức Trung Ương -
2AE - Nguyễn Nam Vũ K6, Nguyễn Bắc Vũ K8-C11

0

20xx


- chồng em Nguyễn Thị Thái k8 c11, anh Bắc Vũ k8 c11 -
Đã mất 21/9/2016 tại HN do bệnh,
Tang lễ được tổ chức từ 13.00-15.00 ngày 24/9/2016,
tại NTL Cầu Giấy, trên đường Trần Vỹ (gần NTLS Mai Dịch).!

Theo tin Tran Kienquoc



Bạn Trỗi K6 xin chia buồn với gia đình bạn Nguyễn Nam Vũ!






0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

ĐÃ TỪNG HIỆN THỰC 26/a (Cách mạng vô sản)

-Tiến trình vận động xã hội, xét cho cùng, cũng là một tiến trình vận động tự nhiên vì xã hội thuộc về tự nhiên, nên nó cũng phải tuân theo nguyên lý tự nhiên. Vì vậy, muốn giải thích thỏa đáng các quá trình vận động xã hội, phải bắt đầu từ nguyên lý mưu sinh, một thể hiện đặc thù của nguyên lý cơ bản nhất. phổ quát nhất của tự nhiên, đó là: "cố gắng tồn tại". Hay như ông bà nói: "Có thực mới vực được đạo".
-Theo chỉ thị của Tự Nhiên Tồn Tại, mọi con người nói riêng và cả thế giới sinh vật nói chung, sinh ra là cố gắng sống còn đã, trước khi phải chết đi. Muốn sống còn thì phải tìm ăn. thuở đầu tiên, do nguồn thức ăn tương đối dồi dào nên tất yếu có sự tăng trưởng số lượng cá thể giống loài. Có thể nói, trong điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn, tăng trưởng lạm phát về số lượng cá thể sống trong một giống loài là một hiện tượng có tính qui luật.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG 49/b

THỰC TẠI VÀ HOANG ĐƯỜNG (V)



PHẦN V:     THỐNG NHẤT

“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
A. Anhxtanh

“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.
Upanishad




CHƯƠNG X: TƯƠNG LAI VŨ TRỤ



“… Chúng ta vẫn còn là những người mới bắt đầu hết sức lúng túng với những hình ảnh trí tuệ đúng – sai lầm và thực tại tối hậu vẫn còn nằm ngoài xa tầm nắm bắt của chúng ta”

Susskind





(tiếp theo) 
Ngay sau khi người ta buộc phải loại bỏ giả thuyết về “chất nhiệt” thì các nhà vật lý đã nhất trí công nhận rằng nhiệt là một dạng năng lượng nào đó, tuy nhiên các nhà vật lý cũng đã tách thành hai trường phái khoa học chính. Trường phái thứ nhất là trường phái “các nhà năng lượng học” (gồm: Mayer, Ostwald, Duhen…) đã đặt năng lượng đối lập với vật chất. Họ xem năng lượng không phụ thuộc vào vật chất, song họ cho năng lượng là hiện thực và không thể bị hủy diệt cũng như vật chất. Trong một số trường hợp nào đó, các nhà năng lượng học thậm chí đi tới chỗ tuyên bố không cần thiết mọi phần tử vật chất mang năng lượng, do đó năng lượng là biểu hiện duy nhất của thực tại vật lý. Dẫu cho ý nghĩa triết học của quan niệm này có như thế nào đi nữa thì theo quan điểm khoa học nó vẫn hoàn toàn bất lợi, bởi vì khi nâng năng lượng (và nhiệt năng, nói riêng) tới mức một thực thể luôn như siêu hình, quan niệm này làm cho con đường nghiên cứu tiếp tục bị bế tắc và do vậy làm cản trở sự phát triển của khoa học.

0 comments:

Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)

- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>