Mianma - Myanmar




Mianma (Myanmar - Burma - Miến Điện)


Trung tuần tháng 3 vừa qua, nhóm bạn Trỗi HN cùng gia đình đã có chuyến đi Mianma rất tuyệt. Mời ACE xem lại một số hình ảnh đã được chia sẻ trên FB Võ Kim Dung, Sơn Kều, Minh Nguyen, Trung Le, Hung Chi, Lan Phung cùng một số thông tin sưu tầm trên mạng.

Lời dẫn của Anh Minh:
Hưu hắt rồi ae vẫn rủ nhau đi chơi bù cho hồi còn là người nhà nước cũng đi nhiều nhưng toàn đi riêng, không cùng ae bantroi.
Chuyến đi này gồm 1 Trỗi K1 là bác Tuấn anh trai Anh Minh. K6 đi cặp gồm vợ chồng Anh Minh, Ngô Sơn, Thanh Trung, Tạ Chính, Chí Hùng. Bình tũn, Thái bò, Sơn ton đi 1 mình. K7 có vợ chồng Hà mít. Còn lại là bạn bè Trỗi.
Ae đi là muốn thăm lại cảnh 1 đất nước mới mở cửa, giống VN khoảng 20 năm trước. 90% người Miến theo Phật giáo nên đất nước rất yên bình. Đời sống ở thành phố như Yangon cũng rất khá, nhưng ở ngoài vùng nông thôn thì còn nghèo. Tuy nhiên mọi người đều nhận xét chắc trong thời gian không xa Mianma sẽ vượt VN về kinh tế. Trật tự XH của họ mang lại cảm giác yên bình, thủ tục qua cửa khẩu thấy cũng đơn giản, không phát sinh phức tạp như bên mình...
Trong 4 ngày đi thăm được nhiều chùa, lớn nhất là Chùa VàngChùa Đá Vàng. Nghe nói còn nhiều chùa đẹp nữa. Ẩm thực khá giống VN.
Ae đi rất vui, mỗi người được giao nhiệm vụ mang 1 chai rượu để uống dọc đường. Chuyến đi này lãi nhất Thái bò, ôm được mấy em gái Miến.
Sau chuyến này ae đang muốn phát huy tổ chức thêm các chuyến khác nữa, gần nhất chắc sẽ đi Lào. Biết đâu sẽ tổ chức chuyến sang châu Âu để thăm ae mình sinh sống bên đó.






Nhấp chuột vào ảnh nhỏ để xem ảnh gốc có độ phân giải lớn hơn

Hà Nội – Yangon: Bay hơn 1 tiếng rưỡi

Một góc bức tranh tường khổng lồ treo ở sân bay quốc tế Yangon. Bức tranh phác họa cảnh vật và con người đặc trưng của Myanmar. Ảnh tanpt trên Net


Bữa ăn đầu tiên ở đất Mianma thưởng thức đồ ăn Thái 11/03/2015 Asia Plaza Hotel (Ảnh Chí Hùng)







Thăm Chùa Đá Vàng (Chùa Kyaikhtyo - Golden Rock)


lên xe tải mui trần
trải nghiệm ngồi xe tải mui trần leo núi rất thú vị...

... vượt qua 13km đường núi quanh co


khách tự leo bộ lên chùa, mất khoảng 1 tiếng 30 phút (có thể thuê kiệu khoảng 30-35 USD/ kiệu/ chiều)



Hòn đá Thiêng nằm trên khu vực cao nhất của dãy núi Kiaikhtiyo. Đây là một khu thờ tự khá lớn.



Cặp sư tử uy nghi đứng gác hai bên cổng các ngôi chùa ở Myanmar. Nó được gọi là Sư tử Thần Chinthe.




Tảng đá có chiều cao là 7,3 mét. Bên trên tảng đá là một tháp thờ được đúc bằng vàng khối có chiều cao là 7,6 mét nên toàn bộ Hòn đá Thiêng này có chiều cao khoảng 15 mét.
Các nơi thờ tự Phật giáo ở Myanmar, chỉ có nam giới được phép bước đến gần hay chạm vào các pho tượng hoặc các biểu tượng thiêng liêng. Hòn đá Thiêng trên đỉnh Kiaikhtiyo này cũng không ngoại lệ. Người ta cho dựng một hàng rào sắt ngăn cách Hòn đá Thiêng với các khu vực thờ tự khác trong sân chùa. Phụ nữ đến đây sẽ đứng ngoài hàng rào sắt, thắp nến và cầu nguyện. Nam giới được phép đi qua chiếc cổng nhỏ, bước trên một chiếc cầu để đến bên Hòn đá Thiêng.
cầu may trước hòn đá vàng.


chiều hoàng hôn ... xem mặt trời lặn







Thăm TP. Bago


Thăm Chùa phật bốn mặt - Kyaikpun Pagoda - KYAIKPUN PAYA - KyitePon







Thăm Thiền viện Kyakhatwaing - Kyat Khat Wine Monastery.




Các đoàn khách ngoại quốc ngày ngày kéo nhau đến đây để xem các nhà sư… ăn cơm. Các sư theo dòng Tiểu thừa vẫn có thể ăn thịt cá như người thường, chỉ tránh sát sinh và không ăn bữa tối. Ngày hai bữa sáng, trưa. Từ chính Ngọ trở đi họ sẽ nhịn cho đến sáng hôm sau...
Từ cổng vào, bạn sẽ nhìn thấy một dãy tượng cao 3m dát vàng, các sư với trang phục và chiếc hũ khất thực đặc trưng của trường phái Phật giáo nguyên thủy (Tiểu thừa).
Khoảng 11h30, các nhà sư mặc áo tía đứng im lặng ở điểm xuất phát từ những trai phòng rồi sắp hàng một...


... bước chầm chậm đến nhà ăn.

chuẩn bị chuyến sau sang... tu học tại đây






Thăm Chùa Shwe Maw Daw

(nơi đang bảo tồn xá lợi tóc và xương của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni)

Chùa vàng Shwemawdaw ở Bago nhìn cũng giống Shwedagon ở Yangon


Đỉnh tháp của chùa Shwemawdaw cổ bị đổ và được lưu giữ cạnh tòa tháp vàng Shwemawdaw ngày nay.
Người dân ở đây không bày biện lễ vật như bên mình. Tiền cúng tiến được cho vào thùng kính phía bên bệ thờ. Không thắp hương hay đốt nến, nếu có chút hoa tươi hoặc hoa quả thì cũng chỉ bày khiêm tốn, lễ xong phải mang đi.






Thăm Cung điện Kanbawzathardi - KanBawZaThadi NanDaw






Thăm Tượng Phật Shwethalyaung -
Chùa cổ ShweThaLyaung với pho tượng Phật nằm



Tượng phật nằm dài hơn 50m, được tạo dựng cách đây rất lâu, do chiến tranh bị lãng quên trong rừng già nhiều thế kỷ. Cách đây gần 200 năm mới được phát hiện và trùng tu lại. Anh Minh
Phía sau Shwethalyaung Buddha






Thăm TP. Yangon (Rangoon)







Thăm Chùa vàng Shwedagon

(Xem thêm Bản đồ Google - chế độ 3D)


Tòa tháp Vàng trung tâm. Phần bên ngoài của các tòa tháp đều được dát bằng vàng lá. Dưới ánh sáng ban ngày cũng như ánh đèn đêm, ngôi chùa vàng luôn phát những tia sáng vàng lấp lánh.
Khuôn viên chùa có diện tích khoảng 60.000m², có tổng cộng 1.000 đơn thể bao quanh tòa tháp vàng trung tâm với 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Xen giữa các ngôi chùa là vô số bức tượng và hình khắc sư tử, voi...
Cũng như mọi chốn chùa chiền khác ở Myanmar, khi bước vào thăm chùa bạn phải ăn mặc chỉnh tề: Không mặc quần short hay áo ba lỗ. Váy phải dài quá đầu gối và tốt nhất là váy trùm mắt cá chân. Giày dép đều phải gửi lại ở khu vực cổng ra vào, chỉ được đi chân trần bước vào trong chùa.
Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần. Đấy là nơi những người có sinh nhật trùng vào ngày đó tới tưới nước tắm cho tượng Phật. Chẳng hạn như bạn sinh vào thứ sáu, bạn sẽ tìm đến biển treo Friday Corner... Tại đây, bạn sẽ làm lễ dâng hoa, tắm cho tượng Phật, cầu chúc những điều bình an cho gia đình và bản thân. Số cốc nước được tắm cho tượng Phật sẽ bằng số tuổi của bạn.


Tòa tháp trung tâm cùng các mái tháp vàng rực
Đỉnh của tòa tháp vàng
Quả cầu trên đỉnh tháp gắn kim cương, ngọc, đá quý.
(Ảnh chụp qua tư liệu lưu trữ trong Bảo tàng Shwedagon).
Nguồn ảnh: http://lhpnd8386.com/forum/showthread.php?738-Myanmar-Mi%E1%BB%81n-%C4%91%E1%BA%A5t-Ph%E1%BA%ADt


Cây bồ đề ngàn năm tuổi - được triết cành từ cây bồ đề đã che bóng mát cho Đức Như Lai - xum xuê tỏa bóng mát xuống khoảnh sân rộng.


Theo truyền thuyết được các vị sư ghi chép: Vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên, hai anh em nhà buôn người Miến có tên là Tapussa và Bhallika sang buôn bán ở Ấn độ và được giác ngộ về đạo Phật. Trở về Myanmar, họ mang theo hai bảo vật của Ấn độ là tám sợi tóc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng một nhánh rễ cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền chứng ngộ nỗi thống khổ của chúng sinh và thành đạo. Với của cải của mình cùng sự quyên góp, họ đã đứng ra xây dựng ngôi chùa Shwe Dagon. Tám sợi tóc của Phật Thích Ca, 3 bộ tàng kinh, áo cà sa của Phật Ca Diếp, cây lọc nước của Phật Câu Lưu Tôn, cây gậy chống của Phật Câu Na Hàm là những báu vật hiện đang được lưu giữ trong tòa bảo tháp cao 99 mét được dát bằng vàng lá này. Nhánh rễ cây bồ đề xưa giờ đã trở thành một cây cổ thụ nghìn năm tuổi mà tán lá che mát cả khoảng sân trước tòa bảo tháp. Các nhà nghiên cứu khảo cổ thì cho rằng Chùa Vàng Shwe Dagon được xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ X sau công nguyên.


Một bức tranh được treo trên con đường từ cổng chính đi lên tòa tháp Vàng Shwe Dagon. Bức tranh mô tả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề trong khu vườn Lộc Uyển (Sarnath) và thuyết giảng Phật Pháp, giác ngộ cho 5 ông Tỳ Kheo là Kiều Trần Như (Ajnata Kaundinya - Anna Kondanna), Ca Diếp, Bạc Đề, Câu Ly, Ác Bệ - những đệ tử đầu tiên tu hành cùng Ngài.




Ở nơi đây thứ quý giá nhất mà con người hướng tới không phải là vàng ngọc châu báu mà là chốn bình an của tâm hồn.




Thăm TP. Yangon (Rangoon)


Thành phố Yangon buổi sớm.



Quảng trường độc lập Myanma



Cư dân thành phố Yangon sống chủ yếu trong những ngôi nhà tập thể cao tầng
Đường phố chỉ có ô tô được lưu thông do chính phủ cấm xe máy. Trên đường, không có cảnh đi sai làn, bóp còi inh ỏi rồi đòi vượt. Ở các ngã tư, ngã năm, xe đều giảm tốc độ và nhường cho các xe khác theo thứ tự ưu tiên.
nhịp sống chậm rãi






Thăm Chợ Bagyoke Aung San - Bogyoke Market



Chi em sắm đồ tại chợ tổng hợp ở Mianma Chợ Bagyoke Aung San - Bogyoke Market





đồ trang sức, đá quý...
... hàng thủ công mỹ nghệ




Những con thú làm từ gỗ thơm như cá vàng, voi, rùa, heo... rất đẹp








Sinh nhật Sơn kều 13/03/2015
tại nhà hàng nổi Karaweik Palace Restaurant, Kandawgyi Nature Park.





Một chiếc cầu nằm ở phía đuôi của đôi chim dẫn bạn vào phòng tiếp đón.
Ngay cổng đón tiếp là một cặp trai gái Miến ngồi chào đón khách.
Khách vừa ăn vừa thưởng thức ca múa dân gian Myanmar.










Chuyến đi này lãi nhất Thái bò, ôm được mấy em gái Miến.






Bôi kem dưỡng da kiểu Miến.


khách được một cô gái mời ngồi xuống cho cô mài cây tanakha, thoa lên mặt, mỗi bên má một vệt ngang chừng hai lóng tay








Có thể bạn chưa biết...
Dầu cù là
Theo tác giả Nguyễn Đức Hiệp viết trên tờ Thời báo Kinh Tế Sài Gòn số ra ngày 23/8/2012, dầu “cù là” có nghĩa là dầu từ Myanmar bởi dân Nam Bộ xưa kia gọi tên quốc gia này là Cù Là. Cũng theo tác giả, đầu thế kỷ XIX thì người Cù Là (Myanmar) đã tới miền Tây buôn bán. Cách chợ Rạch Giá khoảng 13 cây số có xóm gọi là xóm Cù Là (làng Vĩnh Hòa Hiệp) là nơi người Cù Là sinh sống. Ngày nay, xóm này ở Rạch Giá vẫn còn tên.
Từ tháng 11/1889 tới tháng 9/1921, hoàng thái tử Myingun Min đã sống lưu vong tại Sài Gòn sau một cuộc chính biến thất bại tại triều đình Myanmar. Người Pháp cho hoàng tử Myingun sống ở Sài Gòn và chu cấp tiền bạc cho ông để có thể sử dụng ông sau này. Bà Daw Phyu, con gái của hoàng thái tử Myingun đã lập gia đình với một người Việt nam và mở hãng dầu Mac Phsu có màu xanh lá cây nổi tiếng khắp Đông Dương (cạnh tranh trực tiếp với dầu Tiger Balm màu đỏ và dầu Nhị Thiên Đường). Dầu của bà Daw Phyu thời đó được quảng cáo khắp nơi ở miền Nam Việt Nam như trên báo, trên bảng quảng cáo đặt tại các chợ nổi tiếng như chợ An Đông, chợ Thái Bình … với tên gọi dầu cù là, dầu gió hay dầu bạc hà chữa trị “tứ thời cảm mạo”.
Sau này, dầu cù là nổi danh trong Nam ngoài Bắc thì bất cứ loại dầu nào có tác dụng chữa bệnh (dầu cao) đều được gọi là dầu cù là, bất kể là người ở đâu sản xuất. Do vậy, trong Nam cũng gọi cả dầu của người Hoa sản xuất là dầu cù là (trong khi đó cộng đồng người Hoa gọi là Vạn Kim Du – Màn Cắm Yầu). Ngoài Bắc có hai nhãn hiệu dầu cù là là Sao Vàng và Bồ Câu Trắng cũng đã nổi tiếng khá lâu trước khi không còn thấy sản xuất trên thị trường.

Xem: Tên gọi ‘dầu cù là’ xuất phát từ đâu?

Ngày nay, dầu cù là vẫn còn sử dụng ở Myanmar (tuy không phổ biến như xưa nữa) nhưng vẫn còn bán nhiều ở các chợ và đấy vẫn là loại thuốc chữa “tứ thời cảm mạo” ưa chuộng của người nghèo.
Theo http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=29207.55;wap2



Xin nhấp chuột vào danh mục các điểm đến - menu (góc trên bên trái bản đồ)