Họp mặt truyền thống 60 năm (1948-2008) Thiếu sinh quân Việt Nam.
Thứ Tư, tháng 3 25, 2009Start: | Oct 26, '08 |
Location: | Hội trường Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 45 Đinh Tiên Hoàng, Q.1, Tp. HCM |
… Cá nhân tôi nghĩ, học sinh NVT cũng có những cái chung căn bản với TSQ VN và thực chất là một thành phần trong TSQ VN. Bản thân tôi tự hào về điều này…
(Amk3)
… Nhìn những mái đầu bạc của lứa tuổi U70 và U80 bị giới hạn nhiều về sức khỏe, tài chính, điều kiện… vẫn say sưa bàn về những việc thắp sáng lên tinh thần TSQVN mà tôi thấy nao lòng. Cứ tự nhắc mình cần cố gắng làm được cái gì đó để sẻ chia với thế hệ TSQ đàn anh! …
… Theo đánh giá của BTC, cuộc họp mặt thành công khá trọn vẹn, có đôi điều đáng tiếc xảy ra vì vượt khỏi tầm kiềm soát của BTC…
… BTC giới thiệu có hai lẵng hoa chúc mừng họp mặt là của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và TSQ NVT. Thật vui…
… mọi người tham dự đều cảm thấy vui vẻ, hào hứng và tự hào – thậm chí vượt quá những suy nghĩ và hình dung ban đầu.
(Dương Minh)
Sáng mãi truyền thống thiếu sinh quân Việt Nam QĐND - Thứ Tư, 23/09/2009, 10:39 (GMT+7) “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cán bộ là nền tảng quyết định mọi công việc. Do vậy, ngay từ khi cách mạng Việt Nam đang còn trong trứng nước, Bác Hồ đã đặc biệt coi trọng công tác tạo nguồn đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận trong quân đội. Cục trưởng Cục Nhà trường – Bộ Tổng tham mưu. Thiếu sinh quân Liên khu 10 tại Đại hội Đảng bộ quân đội toàn liên khu năm 1948. Ảnh tư liệu Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trên đà phát triển, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 10-11-1948, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký ban hành Nghị định số 425/TCH thành lập các trường, lớp Thiếu sinh quân Việt Nam. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Nghị định về việc tổ chức quản trị điều khiển các trường và lớp thiếu sinh quân thuộc quyền Cục trưởng Cục Quân huấn. Các trường, lớp thiếu sinh quân được tập trung về Liên khu Việt Bắc để thành lập Trường Thiếu sinh quân chung của cả nước, lúc đầu lấy tên là Trường Thiếu sinh quân Trung ương, sau đổi thành Trường Thiếu sinh quân Việt Nam; ngày 1-10- 1949, trường khai giảng khóa học đầu tiên tại Soi Mít, Đại Từ, Thái Nguyên. Tháng 9-1950, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam tổ chức khai giảng khóa 2, nhưng do cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng ác liệt, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam được chuyển sang Trung Quốc, đóng quân ở ngoại ô thành phố Quế Lâm với tên gọi mới là “Dục tài học hiệu”. Phương châm giáo dục của trường là kết hợp chặt chẽ học văn hóa, học quân sự và lao động, nhằm đạt mục tiêu giáo dục toàn diện về trí, đức, thể, mỹ......Trung tướng, TS NGUYỄN TRỌNG THẮNG
Trả lờiXóa