CNTB dân chủ - hameok6

refont.com - Glitter texthân đọc bài Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng, tôi bỗng muốn “múa rìu” một chút về cơ cấu quản lý doanh nghiệp theo cái gọi là “CNTB dân chủ” của Châu Âu mà đại diện là nền kinh tế Đức vốn rất tự hào.

Mọi doanh nghiệp lớn của Đức (tôi chưa được hân hạnh tìm hiểu về các doanh nghiệp nhỏ) đều có cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng Giám sát (tiếng Anh: Supervisory Board – tiếng Đức: Aufsichtsrat) gồm tất cả 20 thành viên, trong đó một nửa đại diện cho Người sử dụng lao động và nửa kia là của Người lao động.

10 người đại diện cho NSDLĐ hay còn gọi là giới chủ. Những người này được bầu ra bởi một Hội nghị các cổ đông bao gồm cả những người lao động có cổ phần trong DN. Người đứng đầu nhóm này sẽ là Chủ tịch Hội đồng Giám sát.

10 người đại diện cho NLĐ bao gồm:

3 người do các tổ chức Công đoàn có hoạt động hợp pháp trong DN cử ra bởi sự thỏa thuận với nhau (vì có thể có nhiều tổ chức Công đoàn cùng hoạt động trong 1 DN)

7 người do toàn thể NLĐ bầu ra trong một tổ chức gọi là Hội nghị doanh nghiệp (Betriebveranstaltung). Những người tham dự Hội nghị bao gồm tất cả ai có Hợp đồng Lao động chính thức với DN trừ một số cá nhân có giữ trọng trách trong Ban Giám đốc (tiếng Anh : Board of Management hay Board of Directors – tiếng Đức : Vorstaende) cùng một số người giữ các vị trí khác mà trách nhiệm công việc của họ phải bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ (ví dụ như Kế toán trưởng) và Trưởng bộ phận Nhân sự (tiếng Anh : Personnel Manager) (riêng nhân vật này sẽ được trình bày sau). Người đứng đầu nhóm (7 người) này sẽ là Phó Chủ tịch Hội đồng Giám sát.

Hội đồng này có trách nhiệm thường kỳ phê chuẩn Định hướng phát triển do BGĐ đề xuất và bổ nhiệm (ký Hợp đồng) cũng như giám sát kết quả hoạt động của BGĐ. Khác với Hội đồng Quản trị của các DN Việt Nam là Hội đồng này không chỉ đạo BGĐ (ngay cả định hướng phát triển cũng chỉ phê chuẩn / bác bỏ chứ không đề ra).

Trong suốt quá trình hoạt động của DN – mà tất nhiên là do BGĐ điều hành – luôn luôn có sự giám sát của Đại diện NLĐ. Các đại diện này (10 người) cũng do Hội nghị DN bầu ra (nhưng không bao gồm các đại diện Công đoàn không có HĐLĐ với DN). Các đại diện này lập thành Hội đồng doanh nghiệp (Betriebsrat) và phân công nhau kiểm soát các hoạt động của DN từ cấp cao nhất (BGĐ) đến cấp thấp nhất (Công nhân, nhân viên). 10 người nay khi trúng cử sẽ không làm chuyên môn mà chuyên trách công việc của Hội đồng và ăn lương tương đương cấp bậc mà mình kiểm soát do DN phải trả. Hội đồng thay mặt NLĐ đàm phán với NSDLĐ (BGĐ) và ký một Thỏa ước tạm gọi là Thỏa ước Lao động tập thể (tiếng Đức : Tarifskontrackt). Thỏa ước này tất nhiên phải phù hợp với luật pháp và nằm trong khuôn khổ Thỏa ước của khu vực (huyện, tỉnh, Bang, Liên bang) mà DN đóng ở đó cũng như Thỏa ước của ngành mình (Thực phẩm, Luyện kim, Ô tô, Công an …). Các Thỏa ước “lớn” này đều được thỏa thuận bởi đại diện giới chủ trong khu vực hoặc ngành với đại diện các tổ chức Công đoàn có trong khư vực hoặc ngành đó.

Mọi sự cố lớn nhỏ xảy ra xét có ảnh hưởng tới NLĐ trong DN từ té xe đạp rách quần bảo hộ tới việc sa thải nhân viên, định hướng chính sách làm thay đổi phúc lợi … đều phải có ý kiến của Hội đồng này. Mọi sự kiện đều phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký một bên của hoặc đại diện của ông ta, một bên là Đại diện Hội đồng và ở giữa là Trưởng bộ phận Nhân sự.

Ở đây, Bộ phận Nhân sự đóng vai trò trung gian, xác nhận sự kiện và kết luận của 2 bên trên cở sở đúng với pháp luật và Thỏa ước đã ký. Trong một số trường hợp xảy ra tranh cãi giữa 2 bên thì Bộ phận Nhân sự có trách nhiệm giải thích và đưa ra giải pháp khả thi cho 2 bên thảo luận. Và tất nhiên nếu không đi đến thống nhất thì sẽ xảy ra tranh cãi (nếu là chuyện nhỏ) và là đình công (nếu là chuyện lớn).

Đúng là xã hội dân chủ! Nhưng đấy là nhìn từ trên xuống. Tôi xin hé mở một chút cái nhìn từ dưới lên.

Rất nhiều NLĐ có cổ phần trong DN nên lẽ tất nhiên dù gì đi nữa thì họ cũng phải nghĩ tới lợi nhuận cho các cổ phiếu của họ sở hữu bằng lá phiếu có phần ủng hộ NSDLĐ. Lợi nhuận thu được từ một cổ phiếu của họ chắc chắn cũng không khác gì của NSDLĐ. Chỉ duy nhất khác, người công nhân có 2 cổ phiếu trong khi có 2 triệu thì giá tri tuyệt đối lại không giống nhau và tất nhiên tỷ lệ bầu bán trong Đại hội cổ đông cũng không giống nhau.

Các tổ chức Công đoàn luôn luôn tuyên truyền rằng có được những kết quả về phúc lợi cho NLĐ như hôm nay là thành tích của họ đã lãnh đạo NLĐ đấu tranh để có được. Không hoàn toàn sai. Nhưng tôi đã có vinh hạnh được đến thăm trụ sở chính của tổ chức Công đoàn Kim khí (IG-Metal), tổ chức Công đoàn – cho tới nay là lớn và mạnh nhất không chỉ ở Đức mà là ở toàn Châu Âu. Tại trụ sở chính này có hơn 2000 người làm việc (năm 1998) và hoạt động giống như một DN. Và cũng do vậy, tại đây cũng có NLĐ, NSDLĐ và đương nhiên phải có Hội đồng DN, phải có Thỏa ước … như bất cứ nơi nào. Chỉ khác là ở đây không có đại diện Công đoàn (chẳng lẽ lại là   trong ?). May mà tới lúc đó chưa từng có đình công, nhưng xét về mặt lý thuyết thì hoàn toàn có thể xảy ra vì mâu thuẫn sẽ có lúc không đi tới thỏa thuận được. Không biết lúc đó thì sao nhỉ … ? Đúng là DN Công đoàn ! Mà DN thì phải kinh doanh ….

Hội đồng DN kiểm soát mọi việc có ảnh hưởng tới NLĐ. Nhưng việc tăng / giảm vốn, huy động tiền vay như các Ngân hàng đã làm mà nay “nhờ” khủng hoảng mới biết được thì Hội đồng có kiểm soát được không với 10 người không có đủ chuyên môn nghiệp vụ và không thường xuyên thao tác trực tiếp như các chuyên viên tài chánh (những người không được phép tham gia Hội đồng do trách nhiệm công việc yêu cầu) ?

Còn, còn nhiều điểm khác nữa. mà không thể nêu ra hết được. Ví dụ như NLĐ không tham gia thì sao? Sự cạnh tranh không thể tránh khỏi giữa các với nhau mang lại cái gì cho NLĐNSDLĐ? Chi phí cho các cuộc đình công sử dụng thế nào và từ đâu ra? Vai trò của các đảng phái và chính phủ trong các này như thế nào? ….

Thế đấy, CNTB dân chủ hay CNTB gì đi nữa thì cũng không thoát khỏi mâu thuẫn gia cấp!




Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ năm, tháng ba 19, 2009)