Ôi,Trái Đất ơi!


                                                      Michael Jackson - Earth Song
 Kết quả hình ảnh cho hình ảnh trái dất
ÔI! TRÁI ĐẤT ƠI!

Ôi, Trái Đất ơi!
Chúng con hối hận rồi
Và yêu thương Người lắm lắm!

Người là mẹ hiền
Cưu mang sinh linh
Tưới xanh cỏ cây, vỗ về muông thú
Như con thuyền Nôê giữa đại dương Vũ Trụ
Nhẫn nại nổi trôi, dung dưỡng trần gian

 Có phải Người lang thang trong đêm tối  hoang tàn
Hay dáng ngọc múa vòng quanh bập bùng đống lửa?
Ngày xưa chắc Người là "Hoa khôi hoàn vũ"
Tỏa dáng tư duy cho các chàng tinh tú đắm say!?

Người đã thuộc về tình yêu của ai
Mà nước lửa kết tinh một thời bất diệt
Mà đêm ngày mộng mơ biêng biếc
Cho một lần kia sự sống sinh sôi?
Rồi hoài thai ra loài người
Tưởng đứa con ngoan, bốn bề ngưỡng mộ
Nào ngờ phải hối tiếc và khôn nguôi phẫn nộ!

Trái Đất giờ đây đã kiệt quệ, già nua, lở lói, khô cằn
Còn đâu một thời lúng liếng, tuyệt sắc giai nhân
Lừng danh trí tuệ, "Hoa khôi hoàn vũ"
Một ốc đảo tình yêu, giữa sa mạc hoang vu Vũ Trụ.

Ôi! Trái Đất ơi!
Chúng con hối hận lắm rồi!... 
Phải chăng đã muộn!?
                                                                                                Trần Hạnh Thu
 

                                                   Michael Jackson - Earth Song


Khoa học cảnh báo: Trái Đất đang lâm vào thảm họa sánh ngang bom hạt nhân

 

Con người đang hủy hoại trái đất thế nào?


Môi trường sống của hơn 7 tỷ người trên trái đất đang rơi vào trạng thái nguy hiểm vì ô nhiễm. Nếu tình trạng này kéo dài, loài người sẽ sớm bước vào thời kỳ diệt vong.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 1
Khí thải của một nhà máy sản xuất điện từ than đá tại Anh bốc lên thành những cột khói lớn gây ô nhiễm trên diện rộng.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 2
Vụ nổ lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, năm 2011, làm phát tán một lượng lớn phóng xạ ra môi trường. Hàng trăm nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa để lánh nạn. Đây cũng là lời cảnh báo về những rủi ro của điện hạt nhân.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 3
Công nhân vớt cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 4
Hình ảnh các loài động vật di tản trong trận cháy rừng nhiệt đới Amazon. Số vụ cháy rừng gia tăng chủ yếu do nạn phá rừng, hạn hán và biến đổi khí hậu.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 5
Hình ảnh hải cẩu đau đớn, mắc kẹt trong lưới đánh cá. Tình trạng săn bắt trái phép trên biển đã gây thiệt hại lớn về số lượng và ảnh hưởng tới môi trường sống của hàng trăm nghìn loại sinh vật sống dưới lòng đại dương.

10 bức ảnh tố cáo con người đang hủy hoại Trái đất

Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 6
Vụ nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon tại Mexico năm 2010 đã thiêu cháy toàn bộ cơ sở hạ tầng và khiến dầu tràn khắp vịnh Mexico. Đây được coi là vụ tràn dầu trên biển lớn nhất thế giới.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 7
Gấu trắng chết vì kiệt sức trên đường đi về hướng bắc, tìm kiếm nguồn thức ăn. Bức ảnh chụp tại vùng vịnh phía Tây Svalbard, Na Uy. Tình trạng đóng băng kéo dài tại đây khiến số lượng nhiều loài động vật giảm mạnh do không thích nghi được với môi trường, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 8
Mạng lưới các khu công nghiệp dày đặc tại thành phố Kansas, Mỹ.
Con nguoi dang huy hoai trai dat the nao? hinh anh 9
Chăn nuôi công nghiệp tại Brazil. Chăn nuôi càng phát triển thì việc phòng chống ô nhiễm môi trường do thuốc trừ sâu, rác thải nông nghiệp càng trở nên cần thiết và cấp bách. 

Các thảm họa hủy diệt có thể xảy ra trên lý thuyết (kỳ 1)

Mai Phương
Ảnh: Washington Post

Chỉ cần 1 trong 5 viễn cảnh này xảy ra, Trái đất

của chúng ta sẽ bị xóa sổ hoàn toàn

Bão Mặt trời, nổ tia gamma và loạt thảm họa vũ trụ này chính là "hung thần" đối với sự tồn tại của Trái đất.

Chỉ cần 1 trong 5 viễn cảnh này xảy ra, Trái đất của chúng ta sẽ bị xóa sổ hoàn toàn
Nếu được hỏi điều gì có thể đe dọa sự sống của chúng ta, hẳn không ít người sẽ nghĩ tới chiến tranh hạt nhân, sự nóng lên toàn cầu hay một đại dịch bệnh nào đó.
Vậy nếu loại bỏ được những mối nguy hiểm trên, liệu Trái đất có được an toàn? Câu trả lời là hoàn toàn không. Sự sống trên hành tinh nhỏ bé này của loài người chỉ yên bình nếu bạn "cố tình bơ đi" những hiểm họa tiềm tàng ngoài vũ trụ mà thôi.
Danh sách dưới đây bao gồm những hiện tượng không được chào đón nhất. Bởi chỉ cần một trong số đó xảy ra, viễn cảnh Trái đất diệt vong sẽ không chỉ còn là tưởng tượng trên phim ảnh.
1. Năng lượng bão Mặt trời
Xung quanh quả cầu lửa này luôn tồn tại những vùng từ trường cũng như các bức xạ mà ta thường gọi là gió Mặt trời. Khi những luồng gió này trở nên quá mạnh và vượt quá tầm kiểm soát của từ trường, nó có thể gây mất điện hay nhiễu sóng radio.

Cơn bão Mặt trời lớn nhất ảnh hưởng đến Trái đất được ghi nhận vào năm 1859. Nó đã gây rất nhiều thiệt hại nhưng may mắn là loài người vẫn sống sót.
Tuy nhiên, khi mà cuộc sống ngày nay đều phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, bão Mặt trời thực sự sẽ là một "thử thách cực đại" với chúng ta.
2. Cú va chạm từ các tiểu hành tinh
Tác động từ thiên thạch hay những hành tinh nhỏ chưa bao giờ bị xem nhẹ, bởi suy cho cùng đó cũng là lý do dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long.

Các tiến bộ khoa học ngày nay có thể bảo vệ con người khỏi vài cú va đập nhỏ, nhưng với những va chạm lớn thì "bó tay".
Hành tinh của chúng ta vẫn có cơ may vượt qua, nhưng khi đó chẳng còn ai chứng kiến được nữa vì loài người đã bị diệt vong hết cả rồi.
3. Hiện tượng Mặt trời to dần
Dựa vào các tính toán, người ta đã biết được Mặt trời sẽ kết thúc sự tồn tại của nó trong 7,72 tỉ năm nữa. Khi đó, quả cầu lửa này sẽ chỉ còn là một tàn tinh nguội lạnh.

Nhưng lại một lần nữa, chúng ta sẽ không thể trải nghiệm hiện tượng này. Bởi càng "già", Mặt trời càng lạnh và lớn hơn.
Đến thời điểm nhất định, kích cỡ của nó sẽ đủ nhấn chìm cả sao Thủy và sao Kim. Trái đất sau đó cũng sẽ sớm xếp hàng "chịu trận" và tan biến mãi mãi.
4. Nổ tia gamma
Các vụ nổ tia gamma thường xảy ra khi 2 ngôi sao cùng quay quanh một tâm chung. Bức xạ từ một vụ nổ như vậy có thể gây tổn hại hoặc thậm chí phá hủy toàn toàn tầng ozon.
Và đương nhiên, khi loài người phải chịu trực tiếp tia cực tím gay gắt từ Mặt trời, chúng ta đều hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.

Nổ tia gamma không còn là chuyện viễn tưởng nữa, bởi các nhà thiên văn học đã phát hiện một mối đe dọa có thật. Nó chỉ cách Trái đất khoảng 5.200 – 7.500 năm ánh sáng, và tất cả những gì ta có thể làm là dự đoán khi nào nó sẽ nổ mà thôi.
5. Sao di động
Một ngôi sao lang thang trong dải Ngân hà rất dễ có khả năng tới gần Mặt trời. Khi đó, nó có thể "giao lưu" với đám mây Oort – nơi tạo nên 50% số lượng sao chổi trong hệ Mặt trời. Vậy là tương lai một sao chổi khổng lồ lao thẳng về phía Trái đất sẽ không còn xa.

Hiện tại thì hành tinh của chúng ta vẫn được một lớp lá chắn bảo vệ khỏi đa số các sao chổi. Tuy nhiên càng về sau, lớp nhật quyển này sẽ yếu dần, và khi đó thì không điều gì có thể bảo toàn sự sống cho loài người được nữa.
Vũ trụ bao la chứa đựng vô số điều tuyệt đẹp mà cũng tiềm tàng bao đe doa. Tất cả những viễn cảnh trên nghe thật đáng sợ, thế nhưng chúng không phải là thứ chúng ta có thể thay đổi được. Bởi vậy, trước hết là hãy cứ tận hưởng thời gian trên Trái đất càng nhiều càng tốt đã nhỉ!

PV
Theo Trí Thức Trẻ 

Tìm ra bằng chứng lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, vượt xa quan niệm từ trước đến nay: 3.770.000.000 năm!

Hóa ra, sự sống đã tồn tại trước khoảng thời gian loài người vẫn nghĩ tới 300 triệu năm. Và nó mang nhiều ý nghĩa hơn chúng ta tưởng.

Tìm ra bằng chứng lâu đời nhất về sự sống trên Trái đất, vượt xa quan niệm từ trước đến nay: 3.770.000.000 năm!
66 triệu năm trước, khủng long đã thống trị Trái đất. Nhưng từ trước đó rất rất lâu, khoảng 3,4 - 3,5 tỉ năm trước, sự sống đã tồn tại rồi.
Thế nhưng theo một nghiên cứu mới đây, sự sống còn tồn tại từ trước đó nữa, cụ thể là 3,77 tỉ năm - quãng thời gian xa hơn gấp 56 lần so với khủng long.
Cụ thể, nhóm chuyên gia do Matthew Dodd từ ĐH College London (UCL) đã thực hiện một nghiên cứu, nhằm tìm kiếm khu vực cho phép nuôi dưỡng sự sống sớm nhất trên hành tinh của chúng ta.
Họ đã phân tích những lớp đá ngọc thạch trong các ống thủy nhiệt tại vành đai Nuvvuagittuq phía Đông Bắc Canada. Đây là một trong những mảng địa chất được hình thành sớm nhất, có cấu tạo từ đá basal.
Nhóm chuyên gia đã quan sát các ống và sợi tế bào được bảo quản trong đá, với cấu trúc tương tự như các cấu trúc nuôi dưỡng vi khuẩn trong các ống thủy nhiệt dưới đáy biển.

Vành đai Nuvvuagittuq - Canada
Theo đó, những cấu trúc này có thể cho thấy sự vận động sinh học trong quá khứ. "Các quan sát cho thấy bằng chứng về sự sống trong môi trường thủy nhiệt đã xuất hiện từ 3,77 tỉ năm trước" - nhóm chuyên gia viết trong báo cáo.
Nhưng chưa hết! Các chuyên gia còn tin rằng phát hiện này có thể thắp nên hy vọng tìm thấy sự sống ở các hành tinh khác, đặc biệt là sao Hỏa.

Sự sống được hình thành từ rất sớm?
Dodd cho biết: "Các bằng chứng này chứng tỏ rằng sự sống đã hình thành trên Trái đất vào cùng khoảng thời gian cả Trái đất và sao Hỏa đều có nước. Suy ra, chúng ta có thể tìm ra bằng chứng sự sống trên Hỏa tỉnh vào 4 tỉ năm trước. Hoặc nếu không, có thể Trái đất là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Theo May
Trí Thức Trẻ

Các nhà khoa học đã tìm ra được thành phần cuối cùng tạo nên lõi Trái đất

Sau bao năm tìm kiếm, cuối cùng các nhà khoa học đã tìm ra nhân tố bí ẩn trong thành phần cấu trúc lõi Trái đất.

Các nhà khoa học đã tìm ra được thành phần cuối cùng tạo nên lõi Trái đất

Từ lâu, các nhà khoa học luôn đau đáu ước muốn tìm cho ra yếu tố bí ẩn nằm ở cốt lõi của Trái đất chính xác là gì?
Và nhóm nghiên cứu Nhật Bản mới đây đã tìm ra được câu trả lời. Cụ thể, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tohoku khẳng định, phần lõi kim loại ở trung tâm Trái đất bao gồm sắt cùng với một lượng lớn nikel và nhân tố bí ẩn kia chính là silicon.
Trưởng nhóm nghiên cứu Eiji Ohtani từ Đại học Tohoku nói với BBC News: "Chúng tôi tin rằng silicon là một yếu tố chủ yếu chiếm khoảng 5% phần lõi trong của Trái đất và trọng lượng này có thể là silic hòa vào trong hợp kim sắt-niken".
Các nghiên cứu trước đây đã bật mí cho chúng ta biết về thành phần chủ yếu của từng lớp vỏ Trái đất, trong đó có cả lõi trong.Cụ thể, lớp lõi Trái đất có 85% sắt và 10% nikel.
Điều đó có nghĩa rằng 5% còn lại vẫn còn bỏ ngỏ cho bất kỳ ai có thể đưa ra một giả thuyết đủ sức thuyết phục. Và tới bây giờ, chúng ta đã tìm ra được chất bí ẩn đó.
Để đưa ra kết luận này, Eiji Ohtani và nhóm của ông đã tiến hành thí nghiệm để theo dõi quá trình tái tạo lại điều kiện áp suất, nhiệt độ trong lõi Trái đất. Thí nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 5.400 độ C (9.800 độ F) - tương đương với bề mặt Mặt trời và 3,6 triệu lần áp suất bề mặt Trái đất.
Bằng cách thêm silicon vào hỗn hợp mô phỏng lõi có chứa sắt và niken, các chuyên gia phát hiện ra họ có thể táo tạo vật liệu tương tự như dự đoán với các khảo sát địa chấn trước đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho biết rằng, họ vẫn nên thử nghiệm tiếp bởi một vài yếu tố khác như oxy vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn.
Được biết, lớp lõi trong Trái đất có đường kính là 2.440km - kích thước gần với Diêm Vương Tinh. Các tương tác của của chất này với lớp lõi ngoài hỗn loạn có thể tạo ra một lớp từ trường bảo vệ sự sống.
Bởi thế nếu chúng ta có thể hiểu hơn về chất bí ẩn này và nghiên cứu sâu hơn về nó, chúng sẽ thật sự hữu ích và tạo đà để ta giải đáp những bí ẩn lâu dài.

PV
Theo Trí Thức Trẻ 

Lần gần nhất Trái Đất ấm lên, mức nước biển dâng cao hơn 9m

Liệu đây có phải là một tin xấu?

Lần gần nhất Trái Đất ấm lên, mức nước biển dâng cao hơn 9m
Hơn 100.000 năm trước, có một giai đoạn mà nhiệt độ bề mặt đại dương ấm lên bất thường, làm cho mức nước biển dâng cao hơn 9 m so với ngày nay.
Liệu đây có phải là một tin xấu? Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xu hướng tăng nhiệt độ hiện nay giống với giai đoạn Trái Đất ấm lên một cách tự nhiên trong thời kỳ cổ đại. Vì vậy mà những điều tương tự đã xảy ra trong quá khứ có thể sẽ lại tái diễn.
Theo một phân tích mới đây do các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon đã phát hiện ra rằng, nhiệt độ bề mặt của đại dương (SST) trong thời kỳ gian băng gần nhất (LIG) - còn được gọi là thời kỳ Eemian - có sự tương đồng đáng kinh ngạc với mức tăng của nhiệt độ bề mặt đại dương đã diễn ra từ khoảng 150 năm trước hoặc hơn.
*Gian băng là một thời kỳ nhiệt độ trung bình của Trái Đất ấm hơn làm tan băng ở các vùng cực và xen kẽ với các thời kỳ băng hà trong một kỷ băng hà.
Thời kỳ gian băng gần nhất (LIG) đã xảy ra khoảng từ 129.000 - 116.000 năm trước, đây là một trong những thời kỳ ấm nhất của Trái Đất từ 800.000 năm qua.
Trong thời kỳ này, khí hậu Trái Đất ấm lên do sự thay đổi độ nghiêng của hành tinh, khiến nước biển dâng cao thêm từ 6 - 9 m so với thời điểm hiện tại.
Hiện nay, sau khi phân tích các lõi trầm tích biển từ 83 khu vực trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiệt độ bề mặt đại dương trong thời kỳ LIG, và mức nhiệt này khớp với các bộ dữ liệu nhiệt độ từ năm 1870 - 1889 và 1995 - 2014.
Ngay từ thời điểm đầu của LIG, khoảng 129.000 năm về trước, nhiệt độ bề mặt đại dương trên toàn cầu đã gần giống với nhiệt độ trung bình bề mặt biển trong giai đoạn từ 1870 - 1889.
Nhiệt độ ấm lên rất chậm trong thời kỳ LIG, với mức tăng nhiệt độ bề mặt biển khoảng 0,5 độ C từ 125.000 năm trước.
Nhiệt độ bề mặt nước biển toàn cầu hiện nay ngang bằng với nhiệt độ trong thời kỳ gian bằng gần nhất 125.000 năm là điều cực kỳ đáng lo ngại, bởi lẽ mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 6 - 9 m so với hiện tại”, Richard Allan, một nhà khoa học khí hậu từ Đại học Reading, người không tham gia vào nghiên cứu này.
Mặc dù nhiệt độ bề mặt nước biển hiện nay ngang bằng với mức nhiệt của 125.000 năm về trước, nhưng vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về cách thức nước biển sẽ dâng trong thời gian này, bởi mức thời gian tăng nhiệt độ ở hai thời kỳ là rất khác nhau.
Trong thời kỳ LIG, sự ấm lên diễn ra quá chậm làm cho băng trên biển tan ra một cách từ từ, tạo thành một quá trình nước biển dâng. Nhưng hiện nay, với mức tăng nhiệt nhanh hơn nhiều của bề mặt đại dương do các hoạt động của con người - vẫn chưa rõ sẽ mất bao lâu sự ảnh hưởng này mới diễn ra.

Sẽ mất một thời gian dài để làm nóng ở tận sâu bên dưới các đại dương lớn và làm tan chảy những tảng băng khổng lồ, điều này sẽ mất hàng ngàn năm trước khi mực nước biển có thể dâng lên mức như vậy”, Allan nói.
Vì vậy mà việc cắt giảm khí thải nhà kính từ các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng vẫn rất quan trọng và có lợi cho xã hội”.
Trong khi các nỗ lực toàn cầu đang hướng đến việc kiểm soát carbon và giữ cho nhiệt độ Trái Đất ấm lên không tăng quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên, sự can thiệp của con người có thể làm tăng tốc độ ấm lên của Trái Đất đến mức đáng lo ngại.
Nó không chỉ là sự ấm lên, đó còn là việc phát thải carbon từ các hồ chứa (của nhiên liệu hóa thạch) trên hành tinh được hình thành qua hàng triệu năm”, nhà nghiên cứu chính Jerymy Hoffman nói.
Chúng ta đang nói về những thứ mà phải mất hàng triệu năm để hình thành và bị chúng ta khai thác trong vài thập kỷ. Trái Đất sẽ cần phải phun trào giống như núi lửa St Helen mỗi 2,5 tiếng để theo kịp lượng khí thải chúng ta đang sản xuất ra”.
Mặc dù nghiên cứu không mang đến một tin xấu, nhưng các nhà khoa học nói rằng chúng ta cần phải sử dụng những kiến thức và hành động khi còn có thể, để giảm thiểu những tác động đến thế hệ sau trong nhiều thế kỷ từ bây giờ.
Mực nước biển phản ứng trực tiếp với nhiệt độ toàn cầu, nhưng nó diễn ra rất chậm, vì vậy mà sẽ mất cả ngàn năm để có thể thấy được điều này một cách rõ ràng”, nhà nghiên cứu Andrew Watson từ Đại học Exeter, người không tham gia vào nghiên cứu.
Tin tốt là mực nước biển sẽ dâng từ từ, vì vậy mà chúng ta có thời gian để thích nghi, nhưng tin xấu là cuối cùng thì tất cả các địa điểm và thành phố ven biển hiện nay sẽ biến mất”.

Theo NTT13789
Trí Thức Trẻ

Đây chính là hình ảnh Trái Đất sau 250 triệu năm nữa

Nhưng ngay từ bây giờ, nó đã được đặt tên rồi.

Đây chính là hình ảnh Trái Đất sau 250 triệu năm nữa
Trong vòng 250 triệu năm nữa, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng Trái Đất sẽ lại một lần nữa sẽ có được một siêu lục địa. Tên gọi của nó sẽ là Amasia.
Hình ảnh giả lập của các nhà nghiên cứu từ Đại học Yale hợp tác với Cơ quan Khoa học và Công nghệ về Đại dương của Nhật Bản cho thấy rằng Bắc và Nam Mỹ sẽ hợp nhất đi kèm với sự biến mất của Biển Caribbean và Bắc Băng Dương, Châu Á sẽ hợp nhất với Châu Mỹ.
Tính theo vận động của các mảng địa chất trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm nay, có vẻ như việc toàn bộ các lục địa hợp nhất lại làm một sẽ diễn ra “sớm” thôi.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Nature này dựa trên một giả thuyết mang tên Orthoversion: sau khi Siêu lục địa Pangaea tách ra, những mảng lục địa sẽ trôi xa nhau ra nhưng chúng bị trói buộc bởi một dải giới hạn bắc-nam. Trong Trái Đất hiện đại, dải ấy chính là Vành đai lửa Thái Bình Dương và trên đó, siêu lục địa mới sẽ được hình thành.
Để thử nghiệm mô hình hình thành siêu lục địa Amasia kia, các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu cổ từ học (những thông tin về từ trường của Trái Đất được lưu trữ trong các tầng đất đá) để nghiên cứu vòng quay của Trái Đất dựa theo trục quay của nó ở những thời điểm nhất định.

Những thay đổi địa chất được biết tới với cái tên “thả trôi địa cực thực sự - true polar wander” được tạo ra bởi những thay đổi trong sự phân bổ khối trên bề mặt hành tinh. Đó là hiện tượng cho thấy Trái Đất đang cố gắng duy trì trạng thái quay cân bằng của mình, một phương pháp tự chỉnh sử trục xoay kéo dài cả triệu năm.
Bằng cách kết hợp những dữ liệu thu được từ hoạt động nghiên cứu cổ từ học và những thông tin có được về việc những siêu lục địa ảnh hưởng tới chuyển động của Trái Đất ra sao, các nhà nghiên cứu đã có được hình ảnh về siêu lục địa trong tương lai – Amasia.
Sau khi những vùng biển kia biến mất, Trái Đất sẽ có siêu lục địa tiếp theo”, trưởng ban nghiên cứu, giáo sư Ross Mitchell nói. “Ta sẽ có Châu Mỹ gặp lục địa Á-Âu tại Bắc Cực”.