TRÀ DƯ TỬU HẬU 10/b






Chuyện 12: NHÀ NƯỚC, GIAI CẤP, ĐẤU TRANH GIAI CẤP, CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN
Chiều nay, ông B đến sớm. Ông A đang buồn, thấy thế mừng húm, vội bày ngay bàn nhậu ra sớm hơn mọi khi. Tôi, khỏi phải nói, vừa nghe ông A gọi một tiếng vội phốc sang liền, không đợi gọi đến tiếng thứ hai.
Uống xong ly đầu tiên, tôi dạm hỏi:
-Bác C hôm nay không đến ạ?
-Chắc đến chứ!Nhưng phải tý nữa. Còn sớm mà! -Ông A trả lời.
Ông B móc ĐT ra:
-Để tôi gọi lão ấy xem thế nào...Có chuông reeng!...Alô! anh C đấy à?.Hả...Tôi đây! Tôi là B đây! Tôi đến rồi... Đang nhậu...Đủ cả...còn thiếu anh nữa thôi. Đến nhé! Ừ!...lẹ lẹ lên!
Ông B vừa cất ĐT vào túi, vừa rót rượu, cầm ly rượu lên, mời cụng, uống cạn, rồi sau đó nói tiếp:
-Rượu hôm nay uống ngon quá! Có cho gì vào ngâm không anh A?
-Có gì đâu. Thì chỉ ngâm vỏ trái cây tươi như cam quýt đó, gọi vui là rượu "tần bì" ấy mà! Vẫn như  mọi khi thôi! -Ông A trả lời
Tôi góp vui:
-Mồi nhậu hôm nay cũng "bắt" nữa...Nhưng biết vì sao không? Vì hôm nay là ngày nô-en!
-Ối! Thật à? Thế mà tôi cứ ngỡ còn lâu mới tới chứ! -Ông B tỏ vẻ ngạc nhiên.
Ông A chêm vào:
-Tôi cũng thế! Càng về già, thời gian càng trôi nhanh quá! Ngày xưa, hồi còn nhỏ, chờ đến Tết lâu bao nhiêu, thì bây giờ Tết đến nhanh bấy nhiêu! Vèo một cái, đã hết năm,Tết đến!...
Ông C đến, bàn nhậu thế là đủ bộ tứ, "trà tam tửu tứ" mà! Vừa ngồi vào bàn ông C đã nói:

- Giờ này mà phố xá đã đông rồi. Xuýt kẹt xe! Ông nào nhớ ngày xưa không? kẹt xe thành bệnh mãn tính. Người ta bảo mở rộng đường thì hết kẹt. Ấy vậy mà càng mở rộng đường, càng làm thêm đường, lại càng kẹt. Thế mới lạ đời! Còn nạn ngập đường nữa chứ. Mấy chục năm nay, cứ đào lên rồi lại lấp xuống, ngập vẫn hoàn ngập, lại còn ngập nặng hơn nữa mới quái! Thật chả hiểu nổi!
-Ồi dào! Nói chuyện nhà nước này...chán ngắt! Nhưng dù thế nào, chúng ta vẫn sống. Có lẽ loài người là loài tự giác chù động thích nghi tốt nhất thế giới! -Ông B tham gia.
-Đợi đến khi nước mình tiến lên đến CNXH thì may ra...A! xuýt quên! Nói tiếp câu chuyện về hình thái KTXH đi bác A! Rồi đây xã hội loài người có đạt đến trạng thái đó không và bao giờ mới đạt đến hả bác A? -Tôi lái câu chuyện về đề tài còn dang dở.
Như chạm đúng mạch, ông C nhanh chóng mở laptop.
-Ừ! Phải đấy! Xem trên "mạng" nói thế nào đã. Muốn nói về vấn đề gì mà không nắm được khái niệm của nó thì...bó tay. -Ông A nói.
Ông C dò đến trang "chủ nghĩa cộng sản" trên Wikipedia và nói như ra lệnh:
-Đây! Xem đi!
Thế là cả bàn nhậu xúm vào đọc:
"Chủ nghĩa cộng sản là một cấu trúc kinh tế xã hộihệ tư tưởng chính trị ủng hộ việc thiết lập một xã hội phi nhà nước, không giai cấp, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất nói chung. Karl Marx cho rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn cuối cùng của xã hội loài người, đạt được qua một cuộc cách mạng vô sản. "Chủ nghĩa cộng sản thuần túy" theo thuyết của Marx nói đến một xã hội không có giai cấp, không có nhà nước và không có áp bức, mà trong đó các quyết định về việc sản xuất cái gì và theo đuổi những chính sách gì được lựa chọn một cách dân chủ, cho phép mọi thành viên của xã hội tham gia vào quá trình quyết định ở cả hai mặt chính trị và kinh tế". "Trong vai trò một hệ tư tưởng chính trị, chủ nghĩa cộng sản thường được xem là một nhánh chính của chủ nghĩa xã hội; một nhóm lớn học thuyết triết học về chính trị và kinh tế được rút ra từ nhiều phong trào chính trị và tri thức với nguồn gốc từ các tác phẩm của các nhà lý thuyết của Cách mạng Công nghiệpCách mạng Pháp. Nhánh kia là các đảng Dân chủ xã hội hiện có nhiều ảnh hưởng tại Tây Âu và Bắc Âu. Do cùng chia sẻ học thuyết Marx, các đảng cộng sản và Dân chủ xã hội thường có quan hệ đồng minh với nhau thành một lực lượng chung được gọi là cánh tả". "Karl Marx chưa bao giờ miêu tả chi tiết về việc chủ nghĩa cộng sản sẽ vận hành như thế nào trong vai trò một hệ thống kinh tế, nhưng người ta hiểu rằng một nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa sẽ bao gồm sự sở hữu toàn dân đối với các tư liệu sản xuất, đưa đến sự phủ nhận khái niệm về quyền tư hữu tư bản đối với các tài nguyên và nhân lực, cái được coi là tư liệu sản xuất trong thuật ngữ của chủ nghĩa Marx". "Ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản và cách mạng kỹ nghệ thế kỷ XIX, chủ nghĩa cộng sản có một sức hấp dẫn đối với các tầng lớp dưới trong xã hội và cả những người nhân đạo. Phong trào công nhân có sự phát triển mạnh mẽ buộc chủ nghĩa tư bản phải cải cách để tồn tại. Sự phân hóa trong hàng ngũ những người theo chủ nghĩa Marx dẫn đến sự tan vỡ của Đệ nhất và sau đó là Đệ nhị quốc tế. Xuất phát từ hoàn cảnh của xã hội Nga, Lenin bổ sung lý luận của Marx, tuyên truyền rộng rãi chủ nghĩa cộng sản vào phương Đông. Nhiều đảng cộng sản tham gia các phong trào giải phóng dân tộc gắn với lý tưởng cộng sản, chống phong kiến, địa chủ, tư sản, đưa ra các chính sách cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên, nhà máy công xưởng". "Sau đại chiến thế giới lần thứ hai hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (các nước phương Tây gọi là các nước cộng sản) hình thành. Phong trào cộng sản lan rộng ra cả Mỹ Latin, châu Phi... Nhiều đảng chịu ảnh hưởng của Stalin hay Mao Trạch Đông (không kể các đảng của nhóm Đệ Tứ). Trong khi đó nhiều đảng (phần lớn ở phương Tây) bị xem là theo chủ nghĩa xét lại. Tuy nhiên sự phân hóa lớn nhất giữa những người cộng sản (Đệ Tam) là những người theo Liên Xô và những người theo Trung Quốc. Tình trạng này tồn tại cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều đảng cộng sản trên thế giới giải tán, phần lớn những người cộng sản cũ thành lập các đảng dân chủ xã hội, một số đảng viên cũ gia nhập các đảng tự do, bảo thủ hay dân chủ Thiên chúa giáo hoặc các nhóm hệ tư tưởng khác. Một số kiên định theo chủ nghĩa cộng sản nhưng đường lối hoạt động không khác mấy với các đảng dân chủ xã hội, đấu tranh nghị trường. Do ảnh hưởng của định kiến với các chế độ của Liên XôĐông Âu trước đây, đa phần các đảng cộng sản ở các nước này chỉ thu được một lượng nhỏ cử tri ủng hộ trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên một số đảng cộng sản do khai thác bất mãn của dân chúng đối với các chính sách kinh tế tự do gây bất bình đẳng xã hội, trở lại cầm quyền dù chỉ áp dụng rất ít các lý thuyết cộng sản ban đầu". "Chủ nghĩa cộng sản là một khái niệm rộng cần phải được hiểu như một tổng hợp các lý luận (chính trị, kinh tế, xã hội), tư tưởng, tâm lý và thực tế thể hiện, các hình thức tồn tại... của một phong trào xã hội rộng lớn - bắt đầu từ thế kỷ 19, nở rộ và bắt đầu suy tàn trong thế kỷ 20 - nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế-xã hội của chủ nghĩa tư bản để xây dựng một xã hội không giai cấp, không có quyền tư hữu đối với tư liệu sản xuất. Trong đó mọi người là bình đẳng, không có hiện tượng "người bóc lột người" và tiến tới xóa bỏ nhà nước trong một tương lai "thế giới đại đồng" khi người với người là bạn, thương yêu lẫn nhau và tại đó năng suất lao động tăng lên rất cao, của cải làm ra đồi dào tới mức phân phối của cải theo nguyên tắc: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Trong xã hội cộng sản, con người được tự do toàn diện (kể cả tự do tình dục) nhưng trên cơ sở của sự nhận thức cao, và trên cơ sở của sự ràng buộc vào tư liệu sản xuất chung để bảo toàn lợi ích chung (về điểm này giống với một số nhánh lý thuyết vô chính phủ và chủ nghĩa tự do), và công bằng xã hội, lối sống cộng đồng hài hòa, chứ không phải tự do mà không tính đến các yếu tố công bằng và sự tổn hại lợi ích xã hội (tức sự tự do của người nọ tổn hại đến người kia)". "Theo như lý luận của các nhà kinh điển của chủ nghĩa này thì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản. Thuật ngữ này được nêu ra lần đầu tiên bởi Lê-nin, là giai đoạn chuyển tiếp đi lên chủ nghĩa cộng sản mà ở đó vẫn còn nhà nước để lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa cộng sản". "Ý tưởng ban đầu của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân đạo, là phương tiện để giải phóng con người và xã hội. Vì lý tưởng nhân đạo của nó, chủ nghĩa này đã thu hút được sự chú ý của các tầng lớp quần chúng của thế giới trong thế kỷ 20, tạo nên một phong trào xã hội to lớn mà cuộc đấu tranh của nó là một nhân tố chủ đạo trong lịch sử loài người trong thế kỷ 20. Tuy vậy, xã hội cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước, quân đội, tư hữu, giai cấp, tôn giáo, xóa bỏ các mâu thuẫn sắc tộc đến nay vẫn chỉ là lý tưởng đẹp, chưa trở thành hiện thực".
Khi mọi người đọc xong, ông A mới bắt đầu câu chuyện của mình:
-Rõ ràng, hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa, theo Mác mường tượng, là trạng thái xã hội cuối cùng và đẹp nhất mà loài người có thể đạt tới. Với trạng thái ấy, có thể coi xã hội gần đúng với cõi Niết Bàn mà Đức Phật đã hình dung 2500 năm trước. Hệ thống lý luận của đạo Phật ngày nay, xét về mặt giải thích thế giới, đã như một học thuyết triết học duy tâm, và xét về mục đích hướng con người đến đời sống hạnh phúc thì không khác triết học Mác. Có điều, để đạt đến trạng thái xã hội ấy, theo triết học Mác, con người phải đấu tranh cải tạo môi trường, còn theo đạo Phật con người phải tự đấu tranh nội tại bản thân. Nhưng cho đến nay cả hai con đường ấy đều dẫn tới...vỡ mộng! Đạo Phật, tôi cho là hiển nhiên đã sai vì nó ảo tưởng khi coi tinh thần là một tồn tại không có nguồn gốc vật chất. Còn triết học Mác có sai không khi hơn nửa thế kỷ có một số nước đi theo con đường ấy đến nay đều "rẽ ngang" cả, ngay Việt Nam, tôi cho là nước kiên định đường lối cộng sản nhất, rốt cuộc cũng phải "đổi mới" sang hình thái tư bản chủ nghĩa để sống còn,dù có nói nhăng nói cuội gì đi nữa? Theo một số người còn tin vào triết học Mác, họ cho rằng (sự ngụy biện!) có như vậy là do người ta đã hiển sai Mác chứ Mác vẫn đúng. Theo ý Mác, với quy luật về sự phát triển của lực lượng sản xuất, bằng con đường tự nhiên, rồi xã hội loài người cũng tất yếu đạt đến hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa. Nhưng như thế thì...lâu quá (!), muốn đạt trạng thái ấy sớm hơn, theo Lênin, con người cần phải "bắt tay" vào việc tiến hành xây dựng xã hội, và tác động một cách có ý chí vào xã hội, phải "định hướng" xã hội một cách hợp quy luật (nghĩa là theo đúng "nguyên lý" của chủ nghĩa Mác-lênin) mà trước hết, bằng con đường đấu tranh giai cấp và thực hành chuyên chính vô sản, phải triệt tiêu giai cấp tư sản, xây dựng cho được một nhà nước công-nông. Nhưng than ôi, thực tiễn đã chỉ thị, hình như lý luận của Mác và Lênin về lĩnh vực này đã phạm sai lầm, không khắc phục được...
Ông A dừng lại, uống rượu và mồi thuốc. Tôi tranh thủ trình bày thắc mắc của mình:
-Rất khó hình dung khi trong hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa không còn nhà nước nữa. Điều dễ hiểu là khi phấn đấu đến một xã hội không có nhà nước thì có nghĩa là trước tiên phải tạo ra một xã hội không có đảng phái - xã hội không có nhu cầu tồn tại đảng phái. Cuộc sống loài người có lẽ trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, xã hội lúc đó bình yên như hồ nước phẳng lặng. Một xã hội công bằng hầu như tuyệt đối chỉ có thể có khi con người đạt được trạng thái tình cảm (nhờ thoái hóa, nhờ nhận thức?) như những robot hoàn hảo! Hình dung đến một xã hội như thế đã thấy Mác có vẻ sai rồi! Nhưng thôi, bác A nói tiếp đi, có lý luận hơn!
-Triết học Mác là một pho rất đồ sộ và sâu sắc. Với vài lời mà đã phán Mác sai, thì hồ đồ quá đấy,Thu ạ! -Ông C nói như mắng tôi.
Ông B thấy vậy, bênh vực:
-Thôi, thôi...thôi! Thằng Thu có khi đúng. Tôi cũng đồng tình. Dù sao Mác cũng không phải là thánh!
Ông C vốn thế, bảo thủ nhưng cũng hiền, ít cãi lại. Có lẽ trong bàn nhậu này, ông C nể phục ông A nhất, ngoài Mác!
Hút xong nửa điếu thuốc, dụi nửa còn lại vào gạt tàn. ông A tiếp tục:
-Như đã nói, có thể tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa theo hai cách, nhân tạo và tự nhiên. Phù hợp với lý luận của Mác, suy ra từ lý luận của Mác, nếu bằng cách nhân tạo không thành công, thì xã hội loài người vẫn tất yếu tiến lên xã hội cộng sản chủ nghĩa! Bây giờ ta nói đến cách thứ nhất xem sao. Lịch sử loài người khẳng định, phát triển lực lượng sản xuất là yếu tố cơ bản, quyết định đến chuyển biến hình thái KTXH từ thấp đến cao.Vậy như thế nào là lực lượng sản xuất của hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa? Đó phải là một lực lượng sản xuất "không chê vào đâu được" của loài người, đã đạt trình độ hoàn thiện về tự động hóa, có năng lực đảm bảo cho đời sống sinh hoạt của con người "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" (nghĩa là sức lao động của con người hòa toàn được giải phóng khỏi lao động trực tiếp làm ra thực phẩm,của cải, công cụ lao động tự động làm việc hầu như không mệt mỏi bằng năng lượng hạt nhân...). Lúc đó, con ngưới sống đúng nghĩa hưởng thụ với duy nhất một thứ tình cảm là "người yêu người, sống để yêu nhau" (thơ Tố Hữu)! Vì con người đến thời đại đó, nói như đạo Phật, là đã đại ngộ, tự giác cao độ, mọi hoạch định đường lối, chính sách đều nhờ máy tính hết, đều hợp lý, và vì không còn mâu thuẫn giai cấp nữa nên cũng không cấn đến nhà nước, nhà nước không tồn tại. Việc hình dung ra một xã hội phát triển cao mà không có nhà nước là một hình dung biểu hiện rõ rệt nhất tính mê sảng, tính ảo tưởng của học thuyết Mác về sự tồn tại của hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa. Vậy thì Mác quan niệm thế nào về nhà nước?...
-Nói gì mà nhiều thế? Trong buồng ngủ nghe cứ oang oang. Khó ngủ quá! Thôi dừng lại đi, cũng khuya rồi, có gì thì để mai nói tiếp. Thu, thấy mày say rồi đấy! Về ngủ đi! Vợ mày hiền thật. Nhưng đừng ỷ y, có ngày tai họa! -Bà A ra đứng cạnh ông A tự lúc nào, dựa tường hóng chuyện, bây giờ mới lên tiếng.
Ông B được dịp, nói bồi:
-Ừ, anh em ơi, nghỉ thôi! có gì mai nói tiếp anh A nhé!
Ông A gật gật đầu, ra chiều đồng thuận, rồi xô ghế, đứng dậy. Bàn nhậu thế là tan hàng. Khi ra về, tôi nghĩ mãi: "Không biết vào thời cộng sản chủ nghĩa, đàn bà có còn "sư tử Hà Đông" nữa không nhỉ !?".