Chú thích (CT):
*Theo từ điển mở Wikipedia,
Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Trường Tộ
còn được gọi là Thầy Lân; là một danh sĩ, kiến trúc sư, và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.
1830?-1871
(1830-1871) sinh ra trong một gia đình công giáo nhiều đời, tại làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông là người thông minh, học giỏi, biết nhiều (nhưng không có chứng chỉ đỗ đạt gì vì có lẽ không "ứng thí") nên còn được gọi là "Trạng Tộ".
Thuở đầu lập thân,
NTT mở lớp dạy học chữ Hán ở quê nhà. Trong thời gian đó, ông đồng thời theo học tiếng Pháp và tiếp thu được nhiều điều của khoa học thường thức phương Tây. Trong bài "Trần tình" (viết xong ngày 7-5-1863), ông có phân trần: Ngay từ đầu năm 1859, Pháp đã mời cộng tác nhưng ông từ chối, chỉ sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2-1861, mới nhận làm phiên dịch cho Pháp mà theo ông, nhằm góp phần tích cực đến cuộc hòa đàm giữa triều đình Huế và Pháp, nhưng đến ngày 29-11-1861, Pháp bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược, thấy không còn hy vọng gì ở cuộc "nghị hòa" nữa nên xin thôi việc.
NTT là một người yêu nước nhiệt thành. Trong khoảng thời gian từ khi thôi việc cho đến lúc mất, ông đã dốc hết tâm huyết soạn thảo ra những thuyết trình chấn hưng đất nước ở tầm chiến lược, và kiên trì một cách không mệt mỏi, liên tục gửi những bản điều trần, phúc trình lên cho triều đình Huế.
Song, do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan về thời cuộc như: dã tâm xâm lược của Thực dân Pháp, tình hình rối bời của đất nước, sự bảo thủ, thiển cận, hoang mang, bạc nhược của vua quan triều đình Huế, cũng như sự không thấy được cái đòi hỏi trọng yếu, cấp bách, thiết tha của Dân Tộc lúc đó và hơn nữa, không thấy được cái sức mạnh có tính vô địch tàng ẩn trong nhân dân bởi chính ngay cái tư tưởng phục ngoại, chủ bại của chính NTT che khuất, mà chương trình chấn hưng đất nước của ông mang màu sắc ảo tưởng và nỗ lực của ông cũng vì thế mà trở nên vô ích.
Theo linh mục Nguyễn Bá Cần, tổng số điều trần mà NTT gửi cho triều đình Huế là 58 bản. Nội dung cơ bản mà
NTT đề xuất trong đó là:
- Tạm thời duy trì hòa hoãn, ứng xử mềm dẻo với Pháp. Tích cực mở rộng bang giao với các nước phương Tây khác.
- Tinh giản bộ máy chính quyền.
- Sắp đặt lại hệ thống thuế khóa
- Chấn hưng nông, công, thương nghiệp
- Cải cách giáo dục
- Xây dựng lại quân đội thành một lực lượng vũ trang mạnh, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại, nghệ thuật quân sự tiên tiến. Xây dựng, bố trí lại phòng tuyến đề phòng Pháp đánh lan ra cả nước.
Tương truyền, trước lúc lâm chung,
NTT có đọc lên hai câu thơ sau:
Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên cơ
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>