Tướng Đinh Đức thiện làm thơ
Chủ Nhật, tháng 5 17, 2009Xin giới thiệu với ACE đọc để hiểu thêm về cha, anh ta.
Lê Trí Dũng K8.
"Thượng tướng Đinh Đức Thiện nguyên là thành viên cơ quan đại diện Bộ quốc phòng trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3-1975, phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng năm 4-1975. Ông tên thật là Phan Đình Dinh (1913-1987) quê ở xã Nam Vân- huyện Nam Ninh- Nam Định. Ông tham gia cách mạng từ năm 1930, trải qua nhiều chức vụ, từ cục trưởng, thứ trưởng, đến bộ trưởng… ở đâu ông cũng nổi tiếng là người cương trực, năng động và rất nóng tính. Rất nhiều giai thoại về ông tướng hét ra lửa này.
Tình cờ bọ được anh Hoàng Việt Quân cho biết ông Thiện làm rất nhiều thơ, nhiều bài rất thú vị và cung cấp cho bọ một trang thơ của ông. Xin trân trọng giới thiệu thơ của vị tướng nổi tiếng này với một vài lời chú thú vị.
Tự trào
Ai về Nam Định đất nhà Trần
Nhớ ghé Nam Vân xã quê tôi
Hỏi lão Thiện già ngoài bẩy chục
Tuy già lão vẫn còn cứng gân
1984
Ngẫu tác
Rượu ngon cùng với bạn hiền
Phải mua dù có đắt tiền cũng mua
Câu thơ nghĩ đắn đo hãy viết
Viết cho ai ai biết làm thơ
Đàn kia có tự bao giờ
Giây kia rung những tiếng thơ tình người.
1985
Lại được phong…
Bốn lần làm tướng đã qua rồi
Cứ nghĩ yên thân đến mãn đời
Nghe nói phen này phong thượng tướng
Già rồi hết thượng tóe xin thôi
1985
1. Khi còn nhỏ mình rất nghịch ngợm nên người nhà gọi mình nghịch như tướng cướp
2. Lớn lên được giác ngộ đi hoạt động CM, địch gọi mình là tướng giặc
3. Năm 1972 nhà nước phong tướng cho mình
4. Bộ quần áo cấp tướng ít khi mặc nên vợ cứ phải mang phơi luôn. Bà ấy gọi mình là tướng mốc.
Tướng sợ
Giời sinh ra tướng để đánh giặc
Tướng sợ không còn quần đùi mặc
Ối giời ơi tướng ơi là tướng
Tướng không bằng cái củ cặc
Khen
Hỏi ai đánh giặc đã bao phen
Chắc hẳn trong lòng rõ trắng đen
Đánh giặc bàn lùi mà vẫn thắng
Thế mà thiên hạ khối anh khen
1975
Đi qua sông Ghép
Hôm đi qua phà Ghép
Tới nơi chẳng thấy đò
Làm cách nào sang sông
Đang bực sẵn trong lòng
Mình văng ngay “củ kiệu”
Bỗng lái đò xuất hiện
Chắc chị đã nghe hết
Vẫn đưa đò cho sang
Chị lái đò mới nói
“Các ông là bộ đội
Hay cán bộ trung ương
Văng cái ấy với dân
Theo tôi là hơi bậy
Làm sai lời Bác dậy
Không có đúng chi mô
Với tôi người lái đò
Thấy răng tôi cứ nói
Các ông chớ mất lòng”
Sông Ghép rộng mênh mông
Chị lái đò “ca mãi”
Mình nghĩ mình biết dại
Thua cả chị lái đò.
Đã phải chịu thua chị lái đò
Tướng Thiện qua sông đò chẳng lụy
Bị chị lái đò sửa gáy cho
Tâm tư …
Chém cha cái kiếp má đào
Cử ra rồi lại điều vào như chơi
Nhân tình bao nỗi đầy vơi
Nên chẳng kết thúc cuộc đời là đây
Nghe xong ông Trường Chinh cười.
Tự bạch
Người bảo ông làm bừa
Ông bảo làm vì cách mạng thôi
Chỉ còn một bước về hưu nữa
Tớ có sợ cái con buồi…
(1. Tự ý xuất kho vũ khí B40,41 chở vào B2 và các chiến trường. Theo quy định đây là vũ khí lợi hại nhất lúc bấy giờ. Xuất cho đâu phải có ý kiến của BTTM.
2. Cấp cho Quảng Bình 40 xe Zil 130 đổi lấy 2 trung đoàn công binh để mở đường 103. Cấp dây và thiết bị thông tin cho BTL 559 và một số chiến trường).
Tặng ông quan liêu
Bệnh nào chẳng bệnh… bệnh quan liêu
Chẳng biết rằng dân cảnh đói nghèo
Có cái ông tường tận nhất
Ấy là bã xã , “cái ông yêu”
Nhân tình
Tôi gặp lại anh trong hoà bình
Gặp nhau nhớ lại chuyện nhân tình
Qua sông tới bến reo vào sống
Câu chuyên ngày xưa giống chuyện mình
Những tưởng không nên nói chuyện xưa
Nói ra đã để mấy ai ưa
Ngày nay còn biết bao nhiêu chuyện
Hoạ có tai voi chứa mới vừa
1985
CHÙM THƠ tặng anh Tố Hữu
1.
Nhà thơ kiêm nhà nông
Một hôm ra thăm đồng
Thấy một cô con gái
Đi cày con trâu cái
Nhà thơ bèn đứng lại
Phát hiện được ra ngay
Câu chuyện thật là hay
Trâu kia thì hướng hậu
Cô này thì hướng tiền
Nhà thơ đứng lặng yên
Tìm vần thơ minh hoạ
Ôi sao chuyện kỳ lạ
Nàng thơ đã biến thiên
Chỉ còn tiền và hậu
1971
2.
Bè bạn ta nay chẳng khác xưa
Nghĩa tình đâu phải chuyện nắng mưa
Những người cuốn chiếu nhân tình sạch
Xin nói ngay rằng tớ chẳng ưa
3. Tôi với anh
Tôi đến với anh đến lúc này
Với tình đồng chí bấy lâu nay
“NƯỚC NON NGÀN DẶM” cùng đi tới
Bom đạn tung trời chẳng đổi thay.
4.
Trông vời núi Ngự với sông Hương
Làng quê đi một bước đường một đau
Thù này mang nặng từ lâu
Nắng mưa đã gội mái đầu hoa râm
1973
5. Thoáng qua mấy nước
Trông mặt họ vẫn còn
Tự cho mình thượng đẳng
Họ quên mới ngày nào
Tôi đi sang Ba Lê
Máu thực dân nhà nghề
Khinh người và vênh váo
Quên bài học nặng nề
Tôi bước tới thành Rôm
Quê tượng đài thành quách
Nền nghệ thuật hiển hách
Tiếc: nhiều đĩ, ăn mày
Ngợp những người và hoa
Khệnh khạng mùi Vốt Ca
Cẩn thận chết bỏ cha
Tôi trở về Trung Hoa
Họ đang bàn Trường Sa
Mặt mày đầy gay gắt
Tôi nhớ chuyện ông cha
Tôi về tới nhà ga
Mẹ nó vội chạy ra
Ghé tai tôi hỏi nhỏ
Bố tối nay ngủ nhà
1977
(Nguyên chánh toà thượng thẩm Sài Gòn)
XƯỚNG (của Trần Thúc Linh)
Ứ hự hay cô cũng muốn a
Tôi biết tướng này ngoài bảy chục
Món gì - món ấy tướng chẳng tha.
HỌA (của Đinh Đức Thiện)
Món gì món ấy tớ chẳng còn
Nhắn bảo cô em nên gìn giữ
Kẻo nữa không chồng lại có con
1976
Lại còn sinh Thúc Linh
Bán giời túi rỗng tuếch
Lại mang tiếng đa tình
Tới đây ông Linh cười vang và với dáng điệu chân tình ông đứng dậy xá ông Thiện một xá và nói: ”Thôi thôi, tôi xin ông tướng”.
CHÙM THƠ ĐÙA ANH LÊ QUANG ĐẠO
1.
Trong hàng tướng có anh Quang Đạo
Đeo lon vào diện mạo bảnh bao
Chỉ vì tướng thấp vợ cao
Tướng không dùng súng lấy sào tướng đâm.
1960
2.
Làm chính trị
Làm tướng
Làm thơ
Anh giỏi thật
Trên đời này “ba nhất” nào bằng L.*
Thơ anh chẳng cần gió cần trăng
Đọc thơ anh hẳn rụng răng vì cười
Xét xem thiên hạ mấy người
Làm vè âu cũng đồng thời làm thơ
Đọc thơ anh tôi chẳng ngờ
Cái gì so với lời thơ cho vừa
*Ca dao:
Trên đời đẹp nhất là L…
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền.
3.
Trong làng chính trị có một anh
Người nhỏ con cứ tưởng lành
Người nhỏ nhưng mà tham vọng lớn
Ít tiền mà lại muốn hít cái L…thơm
4.
Ngày anh giảng đạo thành thần
Tối anh tẩn mẩn tần mần như ma
Ngày thời anh nói như cha
Đêm thời anh lại mày mò quá con
Tặng anh Nguyễn Cơ Thạch
Nhớ ông ngày tết đến thăm ông
Ông chúc Tết tôi chén rượu hồng
Ngước mắt trông ông đầu đã bạc
Ngó lại tôi còn bạc cả lông…
Ông Thiện và Thạch vừa là đồng hương đồng tuế, cùng tham gia cách mạng cùng bị tù với nhau. Nhân dịp tết ông Thiện đến nhà ông Thạch. Ông Thạch rót ly rượu cầm chúc ông Thiện. Ngồi một lúc ông Thiện tủm tỉm đọc bốn câu thơ trên. Ông Thạch trách: Tôi đã tốn rượu chúc ông, ông lại ví von lộn xộn. Ông Thiện thủng thẳng nói: cậu hay đi xuất ngoại, nộp đây hai tút thuốc lá ngoại mình sửa cho. Ông Thạch đồng ý ngay. Ông Thiện mới chữa câu thứ tư: ”Nhớ lại trong tù lúc trẻ không?” rồi cả hai cùng cười xoà vui vẻ.
Tặng anh Lê Thanh Nghị
Giời sinh ra anh Nghị
Lại sinh ra cái bị
Anh đi khắp năm châu
Kinh tế vẫn tắc tị
Tặng ông tổ chức
Can đảm thay ông tổ chức
Ông đi vào lĩnh vực
Thế giới của con người
Thế giới đầy uẩn khúc
Người ta đi vào khám phá không gian
Hoặc xuống đại dương, hay lòng đất
Chẳng qua là thế giới vật chất
Thế giới của con người
Thế giới của lý trí, của tâm hồn và tình cảm
Thế giới của cái sống, thế giới đầy biến động
Khó tránh điều oan ức
Ở đời mấy ai biết cho ông ?
Biết chăng chẳng biết chẳng nên bực
Như vậy mới sống lâu
Có thế mới thành cụ tổ chức
1980
Tặng Ông Lê Đức Thọ
Làm nghề tạc tượng gỗ
Tạc xong để lên bệ
Rồi ông ngồi ông sợ
Đời này họ nhà tôi
Có ông Lê Đức Thọ
Làm nghề nặn cán bộ
Đủ các cấp các ngành
Nặn xong đặt lên ghế
Người được bê lên bệ
Nhưng giữa bệ và ghế
Cũng nhiều lúc thay ngôi
Ai nghĩ ngợi lôi thôi
Chê tổ chức làm tồi
Ông cho ngồi xơi nước
Là cơ quan tối nghiêm
Đến tôi cũng phải im
Khi nghe ông phán xét
Khi nghe ông xét nét
Nghe đến lạnh xương vai
Không phải là “người tài”
Đâu làm được tổ chức
Họ tôi đầy âm đức
Mới sinh sản ra ông
Chuyên làm nghề nặn tướng
Cũng đôi khi tôi ngượng
Thấy ông nặn hơi sai
Tôi chỉ biết thở dài
Vái các ngài tổ chức!
Từ câu 1 đến câu 7 theo trí nhớ của Ông Ngô Xuân Trúc chuyên viên cao cấp -nguyên chủ tịch Quảng Ninh nguyên Vụ Trưởng Vụ KT phủ TT.
Câu 7 trở đi theo đại tá Hông Kỳ chuyên viên cao cấp phủ TT - nguyên chủ nhiệm phòng CT bộ tư lệnh 559 (đã mất).
Chuyện giữa nhà thơ Tố Hữu và Thượng Tướng Đinh Đức Thiện
Trả lờiXóaSau hiệp định Pa-ri, Trung ương cử phái đoàn thị sát các chiến trường miền Nam. Đoàn do nhà thơ Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng và Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện dẫn đầu.
Khi ra theo phía đông Trường Sơn vì chưa có đường cơ giới, nên đoàn phải đi đường giao liên, có đoạn phải lội suối, đi thuyền. Một lần thuyền chèo ngược suối Ya Đơ Rang, ai cũng lo đắm, không dám động đậy. Bỗng nhiên tướng Thiện nhoai người, chụp tay xuống mặt nước giơ lên một con cá bằng cổ tay. Nhà thơ Tố Hữu bật cười, đọc luôn một câu:
“Nhảy tòm xuống nước lôi đuôi cá”.
Tướng Thiện cười, vặn lại:
“Phải nói bắt chứ không phải là “lôi”.
Hết sông suối lại lên ô tô con của bộ đội Trường Sơn đón. Xe chạy được một đoạn, đường xóc, xe lắc quá, đi rất chậm, mọi người phải víu chặt lấy thành ghế mới khỏi bươu đầu. Đột nhiên tướng Thiện vọt khỏi xe, vớ gậy vụt gãy chân con chồn đưa cho lái
“giữ lấy đến trạm cải thiện”.
Nhà thơ Tố Hữu vỗ tay cười, khen:
“Anh tài thật. Vượt tót lên non bắt cáo què”.
Tướng Thiện cười, sửa lại:
“Anh giỏi làm thơ ứng khẩu, nhưng không đúng sự thực. Tôi đánh cáo cho què, chứ không phải bắt con cáo què”.
Mọi người cười ồ nói vui:
“Nhà võ sửa thơ nhà văn, hay thật”.
Ra tới đất Tây Nguyên, đường lầy xe không đi nổi, đoàn phải đi bằng thuyền trên sông, chẳng may lật thuyền. Tất cả ướt lướt thướt, lên bờ phơi quần áo. Trời nắng gắt, nhà thơ Tố Hữu phàn nàn trêu tướng Thiện:
“Nắng cực thế này Chủ nhiệm ơi!”.
Chủ nhiệm cũng chẳng vừa, nói luôn:
“Lật úp ghe lên xúm lại ngồi”.
Anh em làm theo ý ông, có được bóng mát ngồi chờ khô quần áo. Nhà thơ Tố Hữu phục tướng Thiện có tài xử trí linh hoạt công việc cũng như trong cuộc sống thường nhật, liền ứng khẩu bài thơ tặng:
“Nhảy tòm xuống nước lôi đuôi cá
Vượt tót lên non bắt cáo què
Được thời, Bộ trưởng thông sông núi
Thất thế, anh hùng núp bóng ghe”
http://tintuc.vnn.vn/forum/viewmessages.cfm?m=109557&p=2
(Tại nhà thờ họ Phan ở Nam vân, có bút tích của Đinh Đức Thiện có một dị bản bài thơ như sau:
Trả lờiXóaAi về Nam Định đất nhà Trần
Nhớ ghé quê nhà xã Nam Vân
Thăm lão Thiện già ngoài bẩy chục
Tuy già nhưng lão vẫn còn gân.
Văn Chinh chú)
http://vanchinh.net/index.php?option=com_content&view=article&id=487:tng-inh-c-thin-lam-th&catid=45:vui&Itemid=64
Thế gian đẹp nhất ... đàn bà.
Trả lờiXóaNhất ngon là muối - Nhất khôn là tiền!
...có lần tướng Ðinh Ðức Thiện đi kiểm tra đột ngột một số binh trạm, kho tàng ở vùng Quảng Trị, đến một binh trạm thì viên thượng úy phụ trách binh trạm đi sang một đơn vị nữ thanh niên xung phong chơi, ở nhà chỉ có một thượng sĩ trực. Ðinh Ðức Thiện hỏi tình hình và viên thượng sĩ báo cáo rành mạch các số liệu của binh trạm. Vừa lúc đó viên thượng úy đi chơi về. Ðinh Ðức Thiện đã nhân danh tổng tham mưu phó lột lon của viên thượng úy gắn cho viên thượng sĩ - nhảy một lúc bốn cấp -, và lấy lon của viên thượng sĩ gắn cho viên thượng úy - giáng bốn cấp. Câu chuyện này được truyền nhanh như điện vào suốt các binh trạm hậu cần từ Bắc đến Nam...
Trả lờiXóa...khi trở về qua Nam-Hà gặp một cuộc họp báo của tỉnh, tướng Thiện cười khà khà :- Tụi mày chỉ dám đăng thơ của anh Tố Hữu, còn thơ của tao có báo nào dám đăng không ?
Trả lờiXóaRồi Tướng Thiện đọc luôn :
“Thế gian nhất đẹp là l...
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền.”
Và thấy cái ảnh của lão nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp các nữ xã viên đang hái chè trên đồi chè Đào Giã (Phú Thọ) tướng Thiện đề nghị nên chú thích vào tấm ảnh đó như sau :
“Em đi lên núi hái chè
Gặp thằng bỏ mẹ nó đè em ra
Nó bóp rồi nó lại xoa
Ngoảnh đi ngoảnh lại nó đút cái mả cha nó vào !”
Tất nhiên cả hội nghị cười hề hề, kể cả Lê Điền, bí thư tỉnh ủy Nam-Hà, người đang chủ trì cuộc họp báo.
-----
CÔ GÁI HÁI CHÈ (Chính bản)
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào
Bấy giờ em biết làm sao ?
Nếu em càng giãy, nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ
CÔ GÁI HÁI CHÈ (Hậu bản)
Hôm sau em đến vườn chè
Kiếm thằng phải gió, em đè nó ra
Nó lạy rối rít xin tha
Nhưng em cứ đút mả cha nó vào
Bây giờ mới sướng làm sao
Nên em càng giãy cho vào thêm sâu
Giãy sao cho dập củ nâu
Giãy sao cho gãy cần câu vật vờ
CÔ GÁI HÁI CHÈ (Mười năm tái ngộ)
Mười năm thắm thoát trôi qua
Gặp lại Phải Gió nó già hơn xưa
Mừng như nắng hạn gặp mưa
Em đè nó xuống em lừa chim ra
Nó nằm nó khóc nó la
Em ngồi em bóp mả cha ngày nào
Khi xưa củ cứng cần cao
Ngày nay củ xẹp cần đau cần xìu
THẰNG PHẢI GIÓ THAN THỞ
Sáng nay ngồi nấu nước chè
Nhớ lại chuyện cũ, nó đè trong tim
Ngồi buồn ngó xuống con chim
Xưa sao hùng dũng, giờ... im thế này
Lắc qua lắc lại... mỏi tay
Nó vẫn ủ rũ, ngây ngây khờ khờ...
Hỡi người em gái xóm mơ
Cần câu còn đó, mồi trơ... hết rồi
(st)
Quan phải phục tài ứng đối theo kiểu dân dã của chị nông dân
Trả lờiXóaTrên đường, một nhà sư và một chú tiểu đang sảo bước, bỗng nhà sư dừng lại vì trông thấy một chị nông dân và một con trâu cái đang cày dưới ruộng. Thấy cảnh hay hay, nhà sư liền đọc một vế câu đối.
Nhất ngưu, nhất nữ nông canh điền, nhất môn tại hậu, nhất môn tiền.
Nghĩa: Một con trâu, một phụ nữ cày ruộng, một cửa ở phía sau, một ở phía trước.
Nhà sư không ngờ chị thôn nữ kia nghe thấy và chị cũng là người biết chút chữ nghĩa nên đã đối lại.
Nhất sư, nhất tiểu đạo môn tiên, lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu chỉ thiên.
Nghĩa : Một sư, một tiểu đi trên đường. Hai đầu chỉ xuống đất, hai đầu chỉ lên trời.
Câu đối của nhà sư cũng có ý hài hước một chút. Song câu vế đối của chị nông dân thì hơi có ý ám chỉ đầu nọ của nhà sư và chú tiểu cũng là đầu kia. Nhà sư tức khí liền đi gặp quan để thưa kiện.
Quan nghe trình báo liền sai lính đòi chị nông dân kia đến hầu kiện. Khi bên nguyên, bên bị đã có mặt tại công đường, quan liền phán.
Các người là người tu hành và người cày ruộng mà đều hay chữ. Vậy ta ra một vế câu đối hai bên đối đáp, ai đối hay đối chỉnh ta sẽ xử cho được kiện. Hãy nghe cho rõ vế đối của ta.
Đường môn khai – Đại quan cư chính vị - Nha lại lưỡng biên bài – Hào lý tại ngoại lai.
Nghĩa là: Cửa công đường mở ra, đại quan ở chính giữa, nha lại xếp hàng hai bên, hào lý ở bên ngoài đi vào.
Nghe xong nhà Sư xin đối.
Triều môn khai – Thích Ca cư chính vị - Hộ pháp lưỡng biên bài – Tăng tiên tại ngoại lai.
Nghĩa : Cửa chùa mở ra – Thích Ca tại chính giữa, Hộ pháp xếp hàng hai bên – Tăng tiểu ở ngoài vào.
Tới lúc này, quan và nhà sư đều nhìn chị nông dân và quan phán.
Bây giờ đến lượt thị đối đi.
Chị nông dân có vẻ ngại ngùng, ngượng ngập thưa.
Bẩm quan, em quê mùa không thông chữ nghĩa. Em chỉ biết nôm na. Song em cũng xin cố gắng đối vừa nôm vừa tự có được không ạ?
Được – Quan đáp.
Chị nông dân lại nói. Chúng em là nông dân chỉ biết chém to kho mặn, nói năng không được khéo. Có gì sai sót xin quan tha và đánh chữ đại xá cho.
Quan phán.
Được, đánh kẻ biết mà cố ý làm sai, không ai đánh kẻ không biết mà sơ xuất. Vậy em xin đối.
Quần môn khai – Tang ta cư chính vị - Long lá lưỡng biên bài – Cô dái tại ngoại lai.
Quan rất giận vì chí ví “ Đại quan” như là với “ Tang ta” nhưng vì há miện mắc quai mất rồi nên phán. Thôi được, bên nguyên, bên bị đều đối chỉnh, xử hòa.
Nguồn TSDG.
http://diendankienthuc.net/diendan/showthread.php?t=9072&page=4
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTướng Đinh Đức Thiện và cô dân quân lái đò sông Ghép
Trả lờiXóaQĐND - Thứ Ba, 28/07/2009, 10:11 (GMT+7)
Đồng chí Đinh Đức Thiện (ngoài cùng, bên trái) Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần vào thăm và làm việc với Bộ tư lệnh Bộ đội Trường Sơn. Ảnh tư liệu
Trước Tết Mậu Thân 1968, biết đồng chí Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần vừa đi kiểm tra tình hình bảo đảm giao thông ở Quân khu 4, Trị Thiên và Tây Nguyên về, Bác Hồ gọi ông lên báo cáo tình hình chiến trường cho Bác nghe. Bác rất vui trước những cố gắng của quân dân hai miền ráo riết chuẩn bị chiến dịch. Bác chỉ nhắc thêm: Chú Thiện về báo cáo Quân ủy Trung ương chuẩn bị thật tốt hệ thống điều trị, cấp cứu, vận chuyển thương binh từ miền Nam và Khu 4 ra nơi an toàn. Không được để thương binh bị thương nhẹ thành nặng, bị thương nặng không đáng hy sinh mà phải hy sinh.
Tối đó Bác giữ đồng chí Đinh Đức Thiện ở lại ăn cơm cùng Bác và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Tố Hữu. Bác nhờ anh chị em trong văn phòng bắt một con cá chép ở ao lên khao tướng chiến trường về.
Trong ấm áp nghĩa tình cha con, nhà thơ Tố Hữu thưa với Bác:
- Anh Thiện mỗi lần đi chiến trường ra đều có thơ hay. Xin Bác cho anh Thiện đọc một sáng tác mới để Bác và Thủ tướng cùng nghe.
Bác và Thủ tướng đều cười vui, khích lệ. Đồng chí Đinh Đức Thiện mạnh dạn thưa với Bác:
- Trên đường đi qua phà Ghép-Khu 4, cháu bị một chị dân quân lái đò trị cho một trận nhớ đời. Chẳng là đã hiệp đồng chặt chẽ rồi mà đoàn công tác của cháu đến đó phải chờ hàng tiếng mới có đò qua. Đứng giữa trọng điểm trên bom dưới đạn, pháo sáng chấp chới, cháu không kìm được mới văng tục với mấy đồng chí đi theo. Ai ngờ cô dân quân lái đò nghe được. Đò bắt đầu khởi hành cô ta mới phê bình cháu một trận ra trò. Để nhớ đời chuyện dại ấy, cháu có làm bài thơ “Biết mình dại” xin đọc để Bác, Thủ tướng và anh Tố Hữu nghe:
Hôm đi qua phà Ghép
Tới nơi chẳng thấy đò
Làm thế nào sang sông
Địch thì đánh tứ tung
Đang bực sẵn trong lòng
Mình văng ngay “củ kiệu”
Bỗng lái đò xuất hiện
Chắc chị đã nghe rồi
Chị vẫn cho đò sang
Đò ra đến giữa sông
Chị lái đò mới nói:
- Các ông là bộ đội
Hay cán bộ Trung ương
Văng “cái ấy” với dân
Theo tôi là tầm bậy.
Làm sai điều Bác dạy
Không có đúng chi mô
Tôi là người lái đò
Thấy răng tôi nói rứa
Các ông chớ mất lòng.
Sông Ghép rộng mênh mông.
Chị lái đò “ca” mãi
Nghĩ lại mình biết dại
Thua cả chị lái đò!
Bác Hồ chăm chú nghe từ đầu đến cuối bài thơ. Bác khen:
- Thơ hay vì câu chuyện thật hay! Một người dân dám thẳng thắn phê bình cán bộ dẫu biết đó có thể là cán bộ Trung ương. Thật đáng ngợi khen. Một cán bộ biết tiếp thu ý kiến của dân chắc sẽ tiến bộ. Chú Tố Hữu nên lấy bài thơ này in báo để biểu dương, khen ngợi chị lái đò.
Sau Tết Nguyên đán, đồng chí Đinh Đức Thiện lại có dịp trở vào Đoàn 559, dẫu thời gian hết sức khẩn trương nhưng qua đò Ghép ông vẫn dành thời gian đi tìm cô dân quân lái đò để chuyển lời khen của Bác Hồ đến cô và tặng cô bài thơ đó. Rất tiếc hôm đó không phải phiên trực nên cô không có mặt. Hết chiến dịch, đồng chí Đinh Đức Thiện trở ra Hà Nội, qua đò Ghép ông lại đi tìm cô. Nhưng không ngờ cô gái lái đò thẳng thắn đó đã hy sinh trong một lần đưa bộ đội qua sông.
Lời Bác khen cô dân quân chưa kịp nhận! Bài thơ xin lỗi của tướng Đinh Đức Thiện cô chưa được nghe! Và đó là điều day dứt mãi trong lòng đồng chí Đinh Đức Thiện.
Bài thơ đã được đồng chí Tố Hữu giới thiệu trong bài phát biểu của mình tại Hội thảo Kỷ niệm 10 năm ngày mất đồng chí Đinh Đức Thiện, “Đinh Đức Thiện-Một vị tướng hậu cần tài trí”. NXB Chính trị Quốc gia. H-1998. Trang 39.
NGUYỄN KHẮC THUẦN
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/89/70/78/78/78/84100/Default.aspx
Giai thoại tướng lĩnh: Chuyện về các vị tướng “rèn” nhau
Trả lờiXóaQĐND - Thứ Sáu, 19/10/2007, 21:10 (GMT+7)
Thiếu tướng Nguyễn An, trong hồi ức để lại, có kể một câu chuyện như sau:
Tháng 7-1950, anh Trần Đăng Ninh được Trung ương Đảng cử vào Tổng Quân ủy, phụ trách Chủ nhiệm Tổng cục cung cấp. Cuối năm ấy, chiến dịch Biên giới nổ ra, từ Văn phòng Trung ương, tôi cũng được cử vào phục vụ ở cơ quan này. Trong thời gian ở đây, tôi thấy đồng chí Trần Đăng Ninh có cách giao nhiệm vụ gây ấn tượng khác thường. Tôi còn nhớ, hôm ấy vào khoảng 10 giờ sáng, anh Ninh gọi điện thoại trực tiếp cho anh Đinh Đức Thiện, Cục trưởng Cục Vận tải, yêu cầu lên ngay Tổng cục, mà không nói rõ lý do triệu tập. Khi ấy, Tổng cục ở vùng Yên Thông, còn Cục Vận tải ở vùng Phố Đu, cách nhau hàng chục ki-lô-mét đường rừng.
Anh Thiện vào, mới chào hỏi xong thì anh Ninh tự mình đi vào buồng bưng ra một đĩa sứ to, đặt phịch lên bàn, trước mặt anh Thiện: “Đây, mời anh “văng” hết cả ra đây cho tôi! Tôi là người phụ trách anh, vậy là tôi phải tiếp nhận chứ không phải là cán bộ, chiến sĩ dưới quyền anh phải chịu đựng!”. Anh Thiện thấy sự việc có vẻ khá nghiêm trọng, nhưng cũng chưa đoán ra là chuyện gì đã xảy ra và thông tin nào đã đến tai Chủ nhiệm. Tôi và anh Ngô Vi Thiện đã biết sự tình, cứ bấm nhau cười thầm, nhưng không dám ló đầu ra. Lần này anh Ninh sắp giao nhiệm vụ cho anh Thiện đi đại diện cho Tổng cục ở một hướng chiến dịch, cho nên trước khi đi xa, ông anh muốn sửa sang đôi chút cho ông em đây! Về tuổi tác mà nói, anh Thiện kém anh Ninh ba, bốn tuổi, nhưng cũng là bạn tù cũ với nhau, nên cũng có lúc anh Thiện nói đùa vui đôi câu với anh Ninh, tuy cũng rất nể anh. Anh Thiện gãi gãi tai, cười nhẹ: “Có gì đâu mà đưa ra ạ! Mà cái đĩa của anh cũng... to quá!”. Anh Ninh cau mặt nói: “Anh là chúa hay nói tục tĩu! Anh hay văng những “chất đạm” vào tai anh em! Tôi là thủ trưởng trực tiếp của anh, tôi chẳng chịu thì còn ai?”.
Anh Thiện thấy chiến thuật “nửa nạc nửa mỡ” của mình có vẻ khó trôi, liền đổi thái độ: “Vâng, quả là đôi lúc tôi có nóng nảy với anh em, hôm nay xin lỗi anh, sau này tôi sẽ cố gắng sửa”.
Thấy anh Thiện đã nhận khuyết điểm, anh Ninh gạt cái đĩa sang một bên, nói thân mật với anh Thiện: “Trưa nay có anh ở lại ăn cơm với tôi, tiện có chai nước mắm ngon, bên Văn phòng Trung ương mới gửi cho”.
Chẳng còn lòng dạ nào nghĩ đến việc ăn uống, dù biết là anh Ninh rất chân tình, có chai nước mắm cũng mời ăn như những ngày xưa, khi còn ở trong nhà tù đế quốc, anh Thiện vội cáo từ ra về. Anh Ninh tiễn anh Thiện ra, vừa đi vừa nói chuyện thân mật, đợi anh Thiện lên ngựa mới trở vào.
Đúng là sau vụ này, anh Thiện có cố gắng sửa chữa nhiều về thái độ và lời lẽ. Thỉnh thoảng có “bột phát”, nhưng lại cố gắng tự kiềm chế, vì buổi gặp gỡ ngày đó đã để lại trong anh những dấu ấn sâu sắc.
B.T lược ghi
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/89/70/78/78/78/21974/Default.aspx
Dựng nước - Giữ nước...Đinh Đức Thiện - Một chiến sĩ cách mạng trung kiên, một vị tướng hậu cần tài trí
Trả lờiXóa