Kỉ niệm Tết Độc lập 2/9
Thứ Hai, tháng 9 05, 2011Start: | Sep 2, '11 |
Location: | Blog |
Nhân dịp nghỉ dài ngày, nhóm Bạn Trỗi tụ tập, chẳng theo khóa nào cả (từ K8 đến K2).
Đầu tiên, tranh thủ trời mát, ... các bác ra thi đấu Tennis ... Cuối trận, K7-8 thua K6... Xem toàn bài
(buithang)
Hậu Quốc khánh - tại nhà Thanh Minh, 03/09/2011
Bữa 3/9, có cuộc gặp gỡ gần đủ các khóa, “tao ngộ” tại nhà tôi. Không khí rất vui vẻ, thú vị và đầy kịch tính, bởi lần này nhiều người có mối liên hệ với nhau từ “kiếp trước”. Rất kinh! ...Xem toàn bài
(Thanh Minh)
Xem:
- Hậu Quốc khánh - Thanh Minh, 05/09/2011, Blog K8.
- Tết Độc lập 2-9 ở Sơn Tây - buithang, 05/09/2011, Blog K8.
- Nghỉ lễ - TranKienQuoc, 04/09/2011, Blog K5.
- Chính phủ 1945 của Cụ Hồ bắt đầu từ đâu? - HữuThành.Nguyễn, 02/09/2011, Blog K4.
- Ca nhạc kỷ niệm Quốc khánh 2/9 - VNQ, 02/09/2011, Blog K8.
- Cao Tư lệnh chúc mừng nhân Quốc khánh 2/9 - TranKienQuoc, 02/09/2011, Blog K5.
- Chào mừng Quốc khánh 2--9! - AMk3, 01/09/2011, Blog K3.
- KHÓA 3 KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH TẠI HÀ NỘI - Bạn Trỗi khóa III, 01/09/2011, Blog K3.
- Tư liệu - VNQ, 01/09/2011, Blog K8.
Xem video:
1. Tuyên ngôn độc lập năm 1945 - YouTube
2. Phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người" của Viện Tư liệu phim (60 phút)
Ảnh cũ về Tết Độc lập 2/9 có trên mạng.
Buổi trưa ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội, trong cuộc mitting của trên 50 vạn nhân dân Hà Nội và vùng lân cận chào mừng chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản tuyên ngôn độc lập tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới rằng: nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời.
Chính phủ họp phiên đầu tiên, ngày 3/9/1945, bàn 6 vấn đề cấp bách:
chống đói;
xóa mù chữ;
Tổng tuyển cử và Hiến pháp;
giáo dục cần - kiệm - liêm - chính;
bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò;
tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Chính phủ lâm thời sau phiên họp Chính phủ Đầu tiên (3-9-1945).
Từ trái sang phải: Hàng trước: Võ Nguyên Giáp (BT Nội vụ), Vũ Đình Hòe (BT Giáo dục), Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu (BT Thông tin), Nguyễn Văn Tố (BT Cứu tế).
Hai hàng sau: Nguyền Mạnh Hà (BT Kinh tế), Phạm Văn Đồng (BT Tài chính), Hoàng Tích Trí ( Thứ trưởng Y tế), Hoàng Minh Giám (BT Ngoại giao), Vũ Trọng Khánh (BT Tư pháp), Cù Huy Cận (BT Canh nông), Dương Đức Hiền (BT Thanh niên). - Ảnh tư liệu
Thực hiện "Tuần lễ vàng" (17-24/9/1945), "Quỹ Độc lập", nhân dân Hà Nội hăng hái đến góp vàng, tiền ủng hộ kháng chiến tại Nhà hát Lớn, ngày 17/9/1945
Ngày 30/9/1945, bế mạc Tuần Lễ vàng, đông đảo người dân kéo đến quảng trường Nhà Hát lớn để tham dự một cuộc đấu giá ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đang đứng phát biểu là Cố vấn Vĩnh Thụy (tức Cựu hoàng Bảo Đại). Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, trong Tuần Lễ vàng đã có 40 triệu đồng và 370kg vàng được nộp vào Quỹ Quốc phòng và 20 triệu đồng dành cho Quỹ Độc lập.
Bức tranh vẽ Bác Hồ trong Tuần lễ vàng được ông Đỗ Đình Thiện mua với giá 1 triệu đồng Đông Dương. Ảnh: Nhà xuất bản Tài Chính
Ngày 27/9/1945 diễn ra Đại hội Thanh niên Cứu quốc tại Nhà Hát lớn. Các nhiệm vụ được đặt ra cho thanh niên là: Chuẩn bị luôn luôn: một mặt ủng hộ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, một mặt chuẩn bị chiến đấu ở Trung và Bắc Bộ; Cứu đói: mang gạo từ chỗ có đến chỗ không có; Quyên gạo, khuyến nông, không để thừa một tấc đất hoang nào; Chuẩn bị Tổng tuyển cử: tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ bổn phận của mình trong cuộc Tổng tuyển cử.
Hồ Chủ tịch đang trao đổi với những người tham dự khai mạc "Triển lãm Văn hóa" tổ chức tại trụ sở cũ của hội Khai trí Tiến Đức (16 Lê Thái Tổ, Hà Nội) ngày 7/10/1945. Bộ Thông tin Tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam trẻ tuổi đứng ra tổ chức, Hội Văn hóa Cứu quốc với những văn nghệ sĩ tên tuổi chủ trì. Triển lãm đã giới thiệu những hình ảnh, hiện vật về cuộc cách mạng nước ta, các bản nhạc, sách báo cách mạng; tranh, tượng mỹ thuật của các họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ đó.
Lễ khai giảng lớp đầu tiên đào tạo cán bộ phụ trách Bình dân học vụ các tỉnh Bắc Bộ tổ chức tại Hà Nội, ngày 8/10/1945. Tại buổi lễ, Hồ Chí Minh nói: "Chống nạn thất học cũng quan trọng như chống ngoại xâm".
Ngày tiễu trừ giặc đói xuất phát từ Nhà hát lớn Hà Nội,11/10/1945. "Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo" - Hồ Chí Minh.
Trong ảnh: Cụ Ngô Tử Hạ, một nhà công thương lớn là người đọc diễn văn. Cạnh Bác có Cố vấn Vĩnh Thụy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố và tướng Mỹ Gallagher
Lễ xuất phát Đội tuyên truyền xung phong tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 20-10-1945. Đội tuyên truyền được Hồ Chủ tịch căn dặn là cần hiểu mục đích công việc và lên kế hoạch trước, nhẫn nại, không quan cách, nói năng giản dị.
Chính phủ gấp rút tổ chức chuẩn bị Tổng tuyển cử trong cả nước, ngày 6/1/1946, lần đầu tiên người dân Việt Nam được cầm lá phiếu để bầu ra những vị lãnh đạo của đất nước. Ảnh nhân dân đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội tại Hà Nội.
2/11/1945, Lễ cầu nguyện cho chiến sĩ Việt Nam tử trận - Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hà ngồi trong Nhà Thờ Lớn (Hà Nội).
Ngày 13/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ trưởng Giáo dục Vũ Đình Hoè (ngồi cạnh) dự lễ khai giảng Đại học Việt Nam.
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>