Nhóm nhỏ thầy trò BanTroi thăm lại Quế Lâm (27/5-2/6/2010)

Start:     May 27, '10
End:     Jun 2, '10
Location:     Quế Lâm
Anh Cao thay mặt những học sinh Yizhong cũ phát biểu:
"Tôi không sao quên được sáng sáng, khi chiếc loa của trường Yizhong vang lên bản nhạc "Dong fang hung...", thì loa của trường Trỗi cũng phát ra nhạc hiệu "Việt Nam bao năm dòng rên xiết lầm than..."
rồi "Đây là Đài tiếng nói VN phát thanh từ HN - Thủ đô nước VNDCCH...".
Rồi từng đoàn học sinh 2 trường chạy quanh sân vận động hô to "Một - hai - ba - bốn", "Yi - er - san - si"...
Vui lắm!".
(Kiến Quốc, 30/5/2010, Yizhong.)

Chúng tôi sắp về lại "thành phố tuổi thơ"

TranKienQuoc



Một nhóm khoảng 20 anh chị em thân thiết "lọ mọ" lập đoàn "du lịch ta ba lô" sang Quế Lâm đợt này.
Cao tuổi nhất đoàn là thầy Phạm Đình Trọng (từng là giáo viên dạy tiếng Việt của trường Bộ binh Quế Lâm 1965-66 rồi đầu năm 1967 đón trường ta sang)...,
Anh Trần Kháng Chiến và Vũ Minh Trực (con Thượng tướng Vũ Lập) "xin đi ké" là "dân Quế Lâm" (Dục tài 1953-57) nhưng lại là "phiên dịch oách" của đoàn.
Cánh ta, cựu học sinh k2 có chị Chung và các anh Duy Tộ, Hồng Thanh, Quang Việt, Ngọc Giao
k3: NSUT Dương Minh Đức cùng NSUT Quang Huy (bạn Trỗi, từng đi cùng chúng tôi chuyến đầu tiên sang Quế Lâm năm 2003),
k5: Đông Nhân, Phan Nam, Kiến Quốc cùng vợ con, (vợ chồng Nhất Trung đăng kí rồi "bỏ của chạy lấy người"),
k6 có Vũ Việt Hưng (gô),
k7 có Nguyễn Trung Quốc + gia đình Nguyễn Vĩnh Chinh (Quy Nhơn)...
"Tổng vệ sinh" là 23.
Sáng 27/5, đoàn xuất phát tại HN, đi bằng xe du lịch đường dài (300ngàn/vé tới Nam Ninh)...



Theo chân Đoàn thầy trò trường Trỗi thăm lại Quế Lâm: (trích phóng sự của Kiến Quốc tại Blog K5)

T3 25/5:
Hà Nội
Họp mặt tại nhà hàng Nam Long (1 Trấn Vũ, HN).
  • ... Ngoài anh chị em trong đoàn, chúng tôi thấy có mặt các bạn Trỗi - vợ chồng anh chị Dung-Công, anh Việt Bắc k3, Hoàng Mạnh Thắng k7, Nguyễn Thanh Hằng k7, Khôi pianist. Đặc biệt có bạn Sơn "cận" mới từ Sanfransixco trở về.
    Trỗi gặp nhau là vui!!! Mãi 8g hơn mới kết thúc.

T4 26/5:
Lạng Sơn
Đoàn 5 người lên Lạng Sơn trước,
  • 12g30 xuất phát,
    15g30 tới Xứ Lạng, nghỉ ở KS Vạn Xuân, gần ngay chợ đêm Kỳ Lừa. KS sạch, phòng đôi giá 250.
    Vợ chồng Kiên K6 và thầy Thịnh đón khách thịnh tình.
    Thầy Thịnh "nhập đoàn". Tổng số: 24!!!

T5 27/5:
Hà Nội - Nam Ninh
  • Sáng 7g30 đoàn HN lên đường, đi xe ô tô liên vận 45 chỗ của công ty liên doanh Việt-Trung Vân Đức tại bến xe Lương Yên (giá vé Hà Nội-Nam Ninh 300 ngàn VND, chổ ngồi thỏai mái, có máy lạnh, có TV).
    11g đến cửa khẩu. Qua cửa khẩu Hữu Nghị sang Bằng Tường lúc 12 giờ, có ôtô của công ty Vân Đức đón đưa về Nam Ninh (khỏang cách 240km, xe chạy trên đường cao tốc mất 3g30 phút nghỉ giữa đường 1 lần.
  • Chiều: Đòan đến Nam Ninh lúc 3 giờ 30. Chị Niệm, cháu Việt Hoa cùng Diêu Hải đã chờ ở bến. Lý Long, Phó bí thư Hiệp hội Hữu nghị đối ngoại Quảng Tây (phó mà oách thế!), cho xe 30 chỗ cùng phiên dịch ra đón.
    Nghỉ lại khách sạn Ngân Hà gần ga xe lửa Nam Ninh (giá 160 NDtệ một phòng, khá tiên nghi ). Tới sảnh KS đã 18g.
  • Tối, GS Hoàng Tranh (cùng Viện KHXH Quảng Tây và Ban biên tập những cuốn sách về những trường học VN ở Nam Ninh, Quế lâm) mời cơm cả đoàn tại ngay KS Gặp lại các bạn đã từng cùng Cục Lưu trữ Quảng Tây sang HN chuẩn bị làm sách về các trường ở Quế Lâm, Quảng Tây hồi năm ngoái. Anh Chiến làm phiên dịch. GS có vài lời, rồi thầy Trọng. Tặng quà, nâng li chúc sức khỏe... Vui! Nông Lập Phu thẳng thắn tâm sự: Hôm nay ta sống lại "cái thời" Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông. Và, chúng ta phải là những người vun đắp, phát triển mối tình hữu nghị mà 2 cụ đã xây dựng.
    Hai "nờ sứt", nhất là DMĐ thì quá xuất sắc khi vừa uốn vừa "piau zian". Mọi người hòa giọng hát theo.
    Đến 10g, GS về, ... số còn lại ngồi tới hơn 1g. Nông vui quá, uống nhiều "méo cả mồm"(!)...

T6 28/5:
Nam Ninh - Quế Lâm.
    Đòan lên xe lửa về Quế Lâm (giá vé 65 NDTệ, khỏang cách Nam Ninh-Quế Lâm hơn 400 km )
  • Sáng 5g30 đã đánh thức mọi người... ăn sáng phở bò: 5 tệ/tô ăn tàm tạm.
    7g xếp hàng ra ga. Ga Nam Ninh đông khách...
    7g45 mới được vào ga xuống các pe-rôn. Vì phải theo cầu vượt nên ai mang nhiều đồ hơi vất vả. Tầu đi QL là tầu du lịch 2 tầng, ghế ngồi có số ghế, trong toa có máy lạnh nên luôn dễ chịu. Cả đoàn ngồi dồn ở tầng dưới từ số 22-27.
    Đúng 8g xuất phát. Tầu chạy nhanh, chắc 80-100km/g, chạy mất 5 giờ. Tại Liễu Châu nghỉ 7', khách xuống mua đồ ăn. 2 hộp cơm có 3 món rau, 2 đùi gà hết 32 tệ. Thấ̀y chân giò ngon, có 10 tệ nhưng to quá sợ ăn không hết. Lên tầu mới biết đây là đặc sản vùng này.
    13g về đến ga Quế Lâm Nam. Các Bạn Quế Lâm liên hệ cho Đòan nghỉ tại Khách sạn Quế Giang Guijiang cạnh núi Vòi voi (khách sạn không sao, hơi cũ nhưng sạch sẽ, giá 120 NDTệ một phòng/ngày đêm). Trời mưa...
  • Chiều: 15g thăm Bệnh viên Nhân dân QL ngay bên cạnh... bà... nguyên Cục trưởng Cục Y tế (người rất tận tâm giúp Nam Tiến ngày nằm điều trị ở đây) cùng Phó GĐ cùng bác sĩ Dương và các y, bác sĩ từng cứu sống Nam Tiến tiếp... Đoàn tặng bệnh viện 1 bức tranh lớn, còn tặng bác sĩ Dương 1 bức nhỏ về đồng quê VN. Bác sĩ hứa sẽ có dịp sang thăm VN và đến thăm Nam Tiến...
    Gần 4g... về KS thì gặp GS Đỗ Kiếm Tuyên, anh Cao và anh Thang (2 bạn của chúng ta) từ Quảng Đông về QL lang thang với đoàn.
  • Thăm Yizhong (tại khu mới). Cũng chỉ đi khoảng 15' là tới Yizhong, nhưng anh em được vòng cầu Giải Phóng, qua cửa công viên Thất Tinh theo bờ Tiểu Đông Giang tới trường. Đây là tuyến đường từ Yizhong hay bách bộ ra thành phố ngày mới sang đầu 1967.
    Tại cổng là băng-rôn với dòng chữ vàng trên nền đỏ "Nhiệt liệt chào mừng các bạn VN sang thăm nhà trường". Thật cảm động! Đoàn được đón vào Nhà truyền thống. Chờ 1 lát thì Cục trưởng cùng Cục phó Cục Giáo dục Quế Lâm đến. Lát sau là bà Tiêu. Hiệu trưởng mới là Mã, người đón chúng tôi đi thăm Yizihong cũ năm 2007... Sau đó lên thăm vài lớp học...
    Quãng 5g, nhà trường tiếp đoàn trên phòng khách. Sau phần giới thiệu, anh Chiến thay mặt đoàn tặng bức tranh thêu "Khuê Văn Các" của bạn Nhân cho Yizhong vì chuyến sang công tác quá eo hẹp về thời gian mà không đến thăm được. Sau phần giới thiệu, đoàn tặng quà cho Cục Giáo dục, nhà trường, thầy Linh Hán Dân và bà Tiêu. Sau đó là tâm sự của thầy Linh, thầy Trọng, Hiệu trưởng, chị Niệm, thầy Đỗ và anh Cao...
  • Buổi tối, Yizhong chiêu đãi đoàn tại 1 nhà hàng sang trọng trên  đường Thất Tinh. Lại uống, lại hát vang trời... Ăn đến 8g thì rút. Bạn tiễn ra xe. Khi về vòng qua chợ đêm ở Trung Sơn Trung. Mấy anh em đi bách bộ vòng qua Bách hóa Đại Lầu, theo Wen ming lu (lộ Văn Minh) về nhà.
T7 29/5:
Quế Lâm
Sáng - Về thăm "trường mới" ở Nghiêu Sơn (Phong Khẩu) (nay là Cao đẳng Kỹ thuật hàng không-vũ trụ).
  • Sáng 29 anh chị em trong Đòan ăn sáng tự túc. Giá khá rẻ, một bát phở hoặc mỳ có thịt 2,5 NDtệ, dầu trao quẩy (tích xưa vợ chồng Tần Cối bị cho vào chảo dầu sôi) được bán rất to, rất dài, giá 1 NDtệ! Một cốc sữa đậu nành 0,5 NDtệ. Vị chi bữa sáng 4 NDtệ (2800x4= 11.200 VND). Đến giờ đi, trời đổ mưa. Có chút buồn nhưng trên xe vẫn ríu rít khi qua những địa danh cũ. Anh Cao nhắc lại chuyện vui: theo trí nhớ, thầy trò trường Trỗi gọi vùng này là Phong Khẩu. Khi mới bắt liên lạc với nhau, ta nhờ liên hệ tìm đơn vị đang đóng ở trường mới thì ai cũng lắc đầu "bu zhidao" Phong Khẩu ở đâu? Sau này mới rõ, vì mùa đông cuối 1967, đầu 1968 lạnh quá, gió rít từng cơn không dứt (thậm chí nghe cả tiếng rít qua khe núi), có lần tuyết rơi. Vì thế mà sau hàng chục năm ta cứ gọi đó là Phong Khẩu - cửa gió. Thật ra khu trường nằm dưới chân dãy Nghiêu Sơn.
    Từ trường ĐHSPQT theo con lộ lớn chạy tới ngã tư rẽ vào trường mới. Con lộ 8 làn đường được  đưa vào sử dụng năm 2009...
    Hiệu phó Trần che ô chờ đón đoàn ở cổng. Anh chính là người đón chúng ta ngày về trồng cây trước cửa thư viện cũ năm 2007. Vì mưa nên anh em ngồi trên xe tới nơi trồng cây rồi về phòng họp...
    Tại hội trường, Hiệu phó vui vẻ nói: "...Nhà trường rất vui khi các bạn VN từng sống ở đất này sau 40 năm đã về thăm". Khi biết ý định nhà trường quyết định giữ lại 1 số công trình cũ từ 1967, anh em vỗ tay nhiệt liệt. Thầy Trọng xúc động phát biểu cảm tưởng của 1 người con trở về nhà sau hơn 40 năm xa. Thầy nhắc đến sự trưởng thành của học sinh Trỗi. Sau đó đích thân anh dẫn đoàn đi quanh trường bằng xe. Qua khu lớp học, Tiểu đoàn 2 thấy còn giữ nguyên. Vòng qua khu kí túc xá mới thấy quy mô của trường. Tiếc là xe không cua được vào khu đóng quân của Tiểu đoàn 3. Các bạn dừng xe ở cổng chia tay đoàn. Tranh thủ nhảy xuống xe chụp lấy khu lớp học của Tiểu đoàn 3 (nay nâng thêm 1 tầng thành 3 tầng). Trở ra ghi lại hình ảnh núi Đầu Mào nơi mà anh em vẫn chạy thể dục và hô to "1-2-3-4" mỗi sáng. Con đường nối ra lộ lớn vòng qua ĐHSPQT về khu Yizhong cũ.
  • Thăm khu vực trường Yizhong cũ, (nay là trường Dạy nghề của Lưu Đào).
    ... Lưu Đào đón ở cổng rồi lên xe dẫn ra núi Ốc. Sân vận động năm xưa đang được triển khai trải cỏ nhựa làm sân bóng đá... Lưu giới thiệu con núi này như 1 chứng nhân lịch sử chứng kiến bao sự kiện trong quan hệ thân thiết giữa 2 nhà trường. Xe quay lại, đi thăm các lớp học... Anh em được thăm lớp học làm đầu, lớp pha rượu, lớp pha trà, lớp nhà bàn phục vụ KS rồi lên thăm lớp dạy nấu ăn... Khi lên phòng khách thì gặp Mã Quân cùng 3 chị em Thịnh... Bà hiệu trưởng Trần giới thiệu qua về nhà trường... họ rất vui mừng khi có các bạn VN đến thăm...
  • Mời cơm bạn Yizhong
    bên bờ Tiểu Đông Giang 29/5/2010bên bờ Tiểu Đông Giang 29/5/2010


    Nhà hàng quá đẹp, nằm ở công viên Xuyên Sơn bên bờ Tiểu Đông Giang, đúng nơi anh em k7 năm 2007 đã ăn. Đông Nhân quây quần bên chị em họ Mã. Bàn bên kia anh Chiến tiếp chị em Thịnh, thầy Mã. Lát sau Trần Hồng Chiến mới đến vì mới đi khám bệnh về. Vĩnh Chinh mang theo 2 chai R đã pha mật gấu hòa cùng chai Vodka HN của bác Hồng Thanh.
    R vào, nhời ra. Vui như tết!
Chiều - Du lịch thành phố
  • 4g, đoàn chia 2 cánh: đi mua sắm và đi công viên Thất Tinh Nham. Vé vào cổng: 35 tệ. (Nếu vào vườn thú: 40 tệ, vào hang: 40 tệ... Vé vào công viên cho dân QL: 2 tệ, vé tháng 20 tệ).

Tối - Du lịch 2 sông 4 hồ.
  • Tour này chỉ thực hiện vào ban đêm mới thấy hết cái đẹp của QL về đêm trong đủ các sắc màu.
    Xuất phát từ Lijiang lúc 8g20, chui qua cầu Giải phóng, ngược lên phía thượng nguồn. Hai bên bờ là những cụm đèn màu chiếu hắt lên. Ca nô chui qua 1 cửa rồi vào "đốc" chờ đóng nước. Mỗi lần qua kênh được 2 ca nô... hồ rộng cỡ vài chục ha. Quanh bờ hồ là các sân khấu với hệ thống ánh sáng màu và các chương trình biểu diễn. Tiếp tục đi 4 hồ (Quế Hồ, Dung Hô...), chui qua các cầu được chiếu sáng bằng đèn màu. Dưới mặt cầu là những bức tranh vẽ khá vui mắt. Ven bên bờ hồ được chiếu sáng bằng các lại đèn màu xanh, đỏ, vàng... Tới Dung Hồ thấy nhà kính màu, dàn nhạc nước. Xa xa là Tháp Vàng, Tháp Bạc. Chỉ biết nói 1 chữ "Tuyệt"! Cả tour du lịch sông nước này dài 7km. Quay ra ở đoạn sông Đào Hoa, không xa Tu Tượng Sơn...
CN 30/5:
Quế Lâm
Thăm làng cổ "Thế Ngoại Đào Viên" và thị trấn Dương Sóc.
  • Trời nắng đẹp. Xuất phát theo đường qua cầu Giải Phóng, men theo bờ Tiểu Đông Giang ra đúng cổng sau (phía nhà ăn lớn)... Xe chạy qua khu đô thị mới của QL. Đẹp, hiện đại, thanh bình. Nhập cao tốc đi 40km nữa rẽ vào đường huyện lộ.
    Điểm dừng đầu tiên là "Thế Ngoại Đào Viên" - 1 làng nhỏ ven đường. Dân TQ tấp nập xếp hàng vào thăm. Tại đây thật ra có dòng sông nhỏ bao quanh làng. Thuyền chạy dọc sông, được chiêm ngưỡng cảnh sinh hoạt của bà con Choang, Dao, Tày... Thuyền chui qua cả 1 hang đá dài khoảng 100m... Sau đó lên bờ xem hình ảnh dệt vải, thêu thùa, tung còn, làm giấy dó và nhiều ngành nghề thủ công...
  • Lên xe đi tiếp về Dương Sóc... 1 thị trấn du lịch...
    Ăn bữa cơm có đặc sản cá sông Ly hấp bia và nhiều món, chỉ hết 1600 tệ cho 30 người.
    Sau đó du lịch trên thuyền, cũng cỡ 100 tệ/người... Đi dọc sông mới thấy hết cảnh "sơn thủy hữu tình" của Ly giang. Có lão ngư với 2 chú cốc áp mạn thuyền, cho khách chụp ảnh kỉ niệm. Ai sướng thì chọn ảnh đã chụp rồi in ngay trên tầu. 10 tệ/tấm. Khi đi qua dãy núi được giới thiệu là cảnh đã được in  trên đồng 20 tệ, vậy là bà con thi nhau ra mũi tầu, đứng trước dãy núi chụp ảnh và in ngay.
    Tầu dừng ở 1 đảo cát rộng cho bà con lên chơi, chụp ảnh. Các chủ ngựa, trăn mang ra cho khách chụp ảnh, có cả dãy quán chợ bán hàng lưu niệm... Vui như tết!
    Về bến, quay lại phố Tây dạo nửa tiếng rồi lên xe về QL, kịp bữa cơm chiều do Lưu Đào, Cao, Trần Hồng Chiến cùng chị em họ Mã chiêu đãi... tại nhà hàng Ngỗng Vàng (nổi tiếng QL với đặc sản ngỗng quay), ngay cạnh công viên Nam Khê Sơn và bệnh viện Nam Khê Sơn nơi có 1000 giường bệnh và suốt thời gian chống Mỹ là nơi điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân VN từ chiến trường. Đối diện là doanh trại trường Lục quân VN đóng quân thời 1954-56.
    Tiệc tùng vui vẻ. Anh em uống vào thay nhau hát những bài truyền thống. Cũng định ở lại vui tới khuya nhưng vì đoàn còn chị em và các cháu, nhất là sáng mai còn đi nên tạm dừng.
T2 31/5:
Quế Lâm
  • Sáng 31/5, nhiều anh chị em muốn đi shopping, còn 1 nhóm thăm Hoàng Thành (xây dựng cách đây 7-800 năm của ông quan họ Vương, nay văn phòng Ban giám hiệu ĐHSPQT cùng khoa Kinh tế, Mỹ thuật vẫn ở đây), sau đó thăm Bảo tàng Bát Lộ Quân nơi Bác Hồ từng sống và làm việc thời 1938-40.
  • Trưa 31/5 đến thăm nhà vườn của thầy, GS Đỗ Kiếm Tuyên ăn "bữa cơm rau dưa" với thầy. GS là 1 Hoa kiều ở ta, trở về TQ năm 1956, học Đại học Quảng Tây rồi về QL dạy tiếng Nga. Ngày trường ta sang QL, thầy Tuyên vẫn qua lại thăm thầy Linh Hán Dân và có quan hệ thân tình với bác Quỳnh.
  • Chiều, đến ĐHSPQT thăm Nhà kỷ niệm các trường học VN tại QL. ...từ trên xe đã thấy các gương mặt rất ngầu, từng trải của các CCB "kháng Mỹ viện Việt" (khách mời miễn phí) đón đoàn ở trước sảnh Thư viện. Hai nhóm hòa vào nhau. Nhiều CCB vẫn nói khá sõi tiếng Việt. Rồi chụp ảnh, rồi hát ngay trước cửa Nhà kỷ niệm. Vui quá! Thăm Nhà kỷ niệm xong, chúng tôi cùng vào thăm Khoa Ngoại quốc, xem các cháu ăn ở ra sao. Sau đó xuống xem phim giới thiệu về trường.
  • Tối Trường có tiệc chiêu đãi. Lần này Hiệu phó Thái Xương Trác tiếp đoàn. Bạn cũ gặp nhau quá vui, sau đó là giao lưu văn nghệ với sinh viên VN và các anh CCB "kháng Mỹ viện Việt". Các anh CCB "kháng Mỹ viện Việt" rất thích hát bài hát Việt cùng các bạn VN. Anh Ấm sinh hoạt trong Hội CCB "kháng Mỹ viện Việt" QL cùng chị Niệm. Mỗi lần có họp hành gì là "ngược tầu" lên. Anh thuộc tới 50 bài hát Việt. Có cả những bài mà thầy Đức cũng đã quên (tuy được cánh ca sĩ coi là người thuộc nhiều bài truyền thống nhiều nhất!). Thế mới sợ!


T3 1/6:
Quế Lâm - Nam Ninh
  • Từ QL trở về NN, anh em quyết đi bằng xe đường dài. Cũng khoảng 450km. Tuy giá đắt hơn (108tệ/vé xe, so với 65tệ/vé tầu) nhưng đỡ phải lòng vòng xách đồ, đi bộ trong ga quá nhiều. Dọc đường có trận mưa lớn dai dẳng, kéo dài cả tiếng đồng hồ. Chính trận mưa này đã gây lụt lớn ở QL. Buổi chiều về tới Nam Ninh.
  • ở KS Vận Đức, Lý Long chiêu đãi đoàn.
T4 2/6:
Nam Ninh - Hà Nội
  • 16g30 về tới Hà Nội.
T7 5/6:
Hà Nội
  • Liên hoan.. kết!!!
    Chiều thứ bảy, tại nhà hàng Nam Long (trận địa pháo F361 năm xưa, có view nhìn ra hồ Trúc Bạch) đoàn gặp mặt tổng kết... "Nại lâng nên hạ xuốn, nại hát dững bài ca cách mạng Việt, Trung". Sướng! ... Mọi người nói lên cảm tưởng của mình về chuyến đi và chắc chắn dấu ấn ấy sẽ đi cùng mỗi người đến cuối đời.
Xem:


Xem thêm:




GS Hoàng Tranh, nguyên Viện trưởng Viện KHXH tỉnh Quảng Tây, người có nhiều nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Hai năm nay, ông đang chủ biên xuất bản những cuốn sách về Khu học xá Nam Ninh, Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm. Hai cuốn sách này sẽ ra mắt bạn đọc vào Năm hữu nghị Việt-Trung 2010. Cũng năm nay ông chủ biên cuốn "Trường Nguyễn Văn Trỗi Quế Lâm" và "Khu Giáo dục Học sinh Miền Nam" để kịp xuất bản vào năm sau.

Một người Trung Quốc dành cả cuộc đời tìm hiểu về Bác Hồ

TP - Đã bước sang tuổi 65, nhưng trông ông Hoàng Tranh vẫn còn lanh lẹ và minh mẫn lắm. Mỗi khi nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, đôi mắt ông lại sáng lên một niềm kính phục.

 Giáo sư Hoàng Tranh
Hình ảnh Hồ Chủ tịch với trang phục giản dị và đôi mắt sáng tinh anh đầy nghị lực và ý chí cách mạng được đăng tải trên báo chí Trung Quốc năm 1950 khi Người tới thăm đất nước này đã để lại những ấn tượng khó phai trong tâm khảm cậu bé Hoàng Tranh. Kể từ đó, Hoàng Tranh đã bắt đầu tìm hiểu về Người. Đến nay, ông vẫn đang thu thập các tài liệu quý về Người.

Sau giờ giải lao hội thảo “Hồ Chí Minh với Long Châu” tổ chức tại huyện Long Châu vừa qua có sự tề tựu của học giả hai nước, tôi thấy ông bắt tay và trò chuyện khá thân mật với các đồng nghiệp Việt Nam như: TS Chu Đức Tính - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, GS Trần Thành - Nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh...

GS Hoàng Tranh đã 10 lần sang Việt Nam. Mỗi dịp sang Việt Nam, ông luôn tranh thủ thời gian gặp gỡ, trao đổi và sưu tầm tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù nay đã thôi công tác quản lý (Phó Viện trưởng) nhưng ông vẫn hăng say công tác nghiên cứu tại Viện Khoa học xã hội tỉnh Quảng Tây.

Cho tới nay, GS Hoàng Tranh đã cho công bố 6 cuốn sách nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc, trong đó, gần đây nhất là cuốn sách ảnh Hồ Chí Minh với Quảng Tây (năm 2006). Ông xúc động nói với tôi: “Hồ Chí Minh là một nhân vật vĩ đại, đây là một con người hoàn thiện, một con người cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng độc lập dân tộc và phấn đấu cho sự nghiệp CNXH.

Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp cho tình hữu nghị Trung - Việt, xây dựng trong lòng nhân dân Trung Quốc một tình cảm sâu đậm. Tình cảm của Người dành cho nhân dân Trung Quốc làm cho chúng tôi vô cùng xúc động.

Một điều nữa, Hồ Chí Minh là một nhân vật của thế giới. Người để lại dấu chân hoạt động cách mạng trên rất nhiều địa danh trên thế giới, và đã có những ảnh hưởng đến phong trào cách mạng giai cấp vô sản. Những phẩm chất cách mạng đó đã làm tôi rất xúc động. Chính nhân cách vĩ đại của Hồ Chí Minh đã thúc giục tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu về Người. Tôi vô cùng kính mến Hồ Chí Minh”.

Sang thăm Trung Quốc những năm 50 của thế kỷ trước để tranh thủ sự giúp đỡ của nước bạn trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần dừng chân trên đất Quảng Tây.

Bìa cuốn sách “Hồ Chí Minh với Quảng Tây” của GS Hoàng Tranh
Quảng Tây là nơi có nhiều địa điểm - di tích nhất gắn liền với cuộc đời hoạt động của Người, trải dài ở nhiều địa danh: Long Châu, Liễu Châu, Tĩnh Tây, Nà Pha... Người vẫn luôn nhớ đến những người bạn năm xưa. Một số người đã được Chủ tịch hồ Chí Minh mời sang thăm Việt Nam.

Những tình cảm gắn bó sâu đậm đó giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân Trung Quốc nói chung và nhân dân Quảng Tây nói riêng là những mạch nguồn để GS Hoàng Tranh dành trọn cuộc đời nghiên cứu về Người.

Trong cuốn Hồ Chí Minh với Quảng Tây GS Hoàng Tranh có kể một câu chuyện khá xúc động về Người mà ông đã nghe nhiều nhân chứng kể lại. Tháng 9/1944, để tránh sự lùng sục gắt gao của quân Pháp - Nhật, từ Pác Bó, Bác tạm lánh sang thôn Lũng Ỷ (khu Bình Mạnh, tỉnh Quảng Tây).

Đây là một xóm núi nhỏ có chừng 17 - 18 gia đình, nằm trên một sườn núi, xung quanh là rừng già dày đặc, khá lý tưởng cho hoạt động bí mật. Bác ở trong nhà một nông dân dân tộc Choang tên là Lâm Vĩ Hồng. Đấy là một ngôi nhà sàn bằng gỗ lợp tranh.

Một ngày giữa tháng 11/1944, hương cảnh Quốc dân Đảng lục soát trong thôn. Lúc này, Bác đang ốm không dậy được. Một đảng viên cộng sản trong thôn là Tô Trung Lương phát hiện bọn hương cảnh liền chạy tới báo tin cho Vĩ Hồng và lập tức cõng Bác luồn cửa sau đi vào rừng.

Để bảo đảm an toàn cho Bác, Tô Trung Lương cùng hai người khác trong thôn là Lâm Kiên Cường và Dương Quý Lan đã làm một lều nhỏ cạnh hang đá Ba Sơn ở phía sau thôn làm nơi ở cho Bác. Trong lều có một chiếc giường và bàn nhỏ bằng tre.

Sắp tới, GS Hoàng Tranh sẽ cho xuất bản hai cuốn sách ảnh Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh với Hồng Công và Quảng Đông. Ngoài ra, ông cũng sẽ biên tập một cuốn sách ảnh về Trường Dục Tài (Khu học xá Trung ương như cách gọi của các học sinh VN ngày ấy, nay là trường ĐH Quảng Tây-PV) được thành lập theo yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp do Đảng ủy và chính quyền tỉnh Quảng Tây giúp đỡ.
Bác và người cảnh vệ đã ở đây trong thời gian dài, bà con trong thôn vẫn thỉnh thoảng vào núi đưa cơm, thức ăn và thuốc chữa bệnh cho Người. ở chiếc lều cỏ đơn sơ ấy, Bác vẫn làm việc. Tháng 12 năm đó, khi tình hình Pác Bó khá hơn, Người mới rời Lũng ỷ về Việt Nam hoạt động...

GS Hoàng Tranh bộc bạch: “Mỗi lần phát hiện ra một tài liệu mới, tôi đều cảm thấy hết sức vui mừng. Trong quá trình nghiên cứu, một lần tôi đã phát hiện bài báo thứ 11 của Hồ Chí Minh trên một tờ báo ở Quế Lâm, sau đó bài báo này đã được đưa vào Hồ Chí Minh toàn tập của Việt Nam.

Việc làm này đã làm tôi rất vui vì công việc của mình đã được các bạn Việt Nam khẳng định. Điều đó đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Có thể nói, mỗi lần tìm được tài liệu mới về Hồ Chí Minh, tôi đều cảm thấy rất vui và niềm vui này lại là động lực để tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để có được những tài liệu, thông tin, mới”.

“Việc nghiên cứu về hoạt động Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Tây đang gặp những khó khăn gì?” - Tôi hỏi ông. Thoáng chút trầm tư trên khuôn mặt ông: “Những nhân chứng hầu hết đã qua đời, con cháu họ còn sống song sự hiểu biết về quá khứ không còn nhiều. Do đó, đây là công việc quan trọng, cần phải tranh thủ thời gian nếu không qua một vài năm thì công việc lại trở nên khó khăn gấp bội...”.

Nhưng rồi ông lại sôi nổi khi nói về kết quả của cuộc hội thảo “Hồ Chí Minh với Long Châu”. Hội thảo góp phần nhắc nhở chính quyền Quảng Tây, các cơ quan quản lý, các bảo tàng, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể tranh thủ tập hợp lực lượng, thu thập tài liệu nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Nếu làm được điều đó thì đây là một thành công của hội thảo này”- Ông nhấn mạnh.

Chia tay tôi, GS Hoàng Tranh nói, nhất định ông sẽ còn sang Việt Nam trong thời gian sớm nhất có thể, tranh thủ sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp để hoàn tất những công trình sắp xuất bản.

Minh Quân