Thăm bạn Trỗi ở Đức - Thanh Hùng
Thứ Bảy, tháng 11 29, 2008Thăm bạn Trỗi ở Đức
Thanh Hùng k6
Thanh Hùng k6
Anh Kiến Quốc ơi, em Thanh Hùng K6 sang Đức công tác, anh cho em địa chỉ các anh em mình ở Leipzig và BerLin với, có ngay. Thế là, chưa đầy 2 phút, ông anh đầy nhiệt tình và trách nhiệm đã “đẩy” vào trong máy điện thoại của tôi đầy đủ thông tin của những người anh em xã sứ. Sau những ngày Hội thảo tại Chemnitz chúng tôi được đi tham quan tại Leipzig, trong Chương trình bạn sẽ cho ăn một nhà hàng gần ga, cho tiện việc thăm quan mua sắm. Nhưng tôi “bầy mưu” để có thời gian gặp Ban Trỗi: “Này từ hôm sáng đây, ăn toàn đồ Tây, tao thấy anh chị em trong đoàn “oải” lắm rồi. Thôi trưa nay cho đoàn vào khu chợ Việt tại Lepzig để ăn bát phở cho “ấm lòng”. Bạn đồng ý ngay, lại tính tiết kiệm được kính phí, ăn nhà hàng tốn hơn 10 ERO còn ở Đồng Xuân Mác bát phở chỉ 5 ERO (khoảng 110.000 VND). Thế là điện ngay cho anh Quang Xèng bố trí nhà hàng “xin” trong chợ. Khi cả đoàn đang xì xụp với bát phở to gấp 3 lần bát phở ở nhà thì anh Quang Xèng xuất hiện. Hồi ở trong trường, tôi ở lớp dưới, nhìn các đàn anh “sợ bỏ mẹ” chứ làm sao mà quen được. Nhưng lúc này, ánh mắt, tình cảm hơn cả anh em ruột lâu ngày mới gặp. Rượu, bia được gọi ra anh lại phôn thêm cả Tôn Gia Quý, Võ Hùng (ở 16A Lý Nam Đế cùng khu với tôi) cả thằng em K9 của anh Kiến Quốc nữa, chuyện nổ như “pháo Tết”. Nặng tình, không rứt ra được, tôi bỏ cả đoàn và cuộc làm việc buổi chiều, uống thêm chai rượu nữa khi trời đã chạng vạng, anh em mới chia tay nhau.
Rượu vào, anh Quang Xèng liều như hồi anh em còn ở trên trường, vẫn lái xe đưa thằng em ra ga để nhập đoàn công tác. Chia tay anh, cảm động trước tình cảm của anh em Lepzig giành cho, tôi hứa: “Anh về phép, phôn cho em, am sẽ đưa anh đi từ “A tới Z” ngon lành”. Hứa xong, tỉnh rượu mới thấy hoảng, vì từ xưa tới nay, tôi mới đi từ A tới B, C, D thôi chứ chưa tới Z lần nào. Thôi ông anh về phải cố vậy.
Kết thúc chuyến công tác, tôi ở lại thêm mấy ngày để đi Berlin gặp mấy thằng bạn cùng khóa 6. Trước khi sang đã phôn cho Quân Chính: “A lô, Quân Chính ơi, Hùng Xiểm đây, tao sẽ sang thăm mày và Tấn Cáo”. “Cứ sang đi, tao sẽ đón, nhà tao bán quán lên chuyện ăn ở thì khỏi lo, còn thời gian để đưa mày đi chơi tao sẽ nhờ Chính Còi”. Nghe Quân Chính trả lời vậy, nên tôi càng quyết tâm lên thăm bạn, cho dù ở BerLin tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng “Bạn Trỗi” vẫn quan trọng hơn cả. Lấy ô tô của thằng em tại Dresden tôi đi Berlin sớm, khi cả nhà nó ngủ còn chưa dậy. Khi gần tới nơi, tôi gọi hơn chục cuộc điện thoại chỉ thấy tút dài mà không thấy Quân Chính cầm máy. Thôi đành chuyển phương án 2, vào khu chợ Việt Nam tập hợp các đàn em thân, lập bàn rượu, lại con cá chép to hơn 6 kg om dưa, có cả bún, rau sống, giá.
Mấy thằng em nghe tôi tâm sự nguyện vọng Bạn Trỗi. Chúng nó nhiệt tình đưa ông anh đi gặp Quân Chính và Tấn Cáo. Còn thằng em Xuân Thắng Trỗi K7 chỉ tham gia bàn nhậu xong còn tranh thủ về thu dọn hàng và đếm tiền hộ “bà già”, sợ bà phật ý lại “ra roi”. Nó cưới “hóm hỉnh” nên tôi biết ngay là ám chỉ vợ nó.
Đến quán ăn nhà Quân chính, nó đang ngồi ăn tối với một đĩa cơm rang và dưa chuột chẻ, trước ngực vẫn đang đeo tạp dề làm bếp, vợ đang chuẩn bị món ăn cho khách chỉ chào với ra ngoài. Tôi thương bạn vô cùng, thằng bạn nghịch ngợm, hóm hỉnh, thông minh ở phố Bát Đàn năm xưa. Nay “ngoan” như thế này sao? Tôi chợt hiểu, và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn, không muốn làm phiền nó thêm, chia tay đổi cho bạn cái mũ để có hơi ấm của nhau.
Gặp Tấn Cáo, tôi tưởng gặp ông già thời kháng chiến chống Pháp. Căn hộ nhỏ, mâm cơm mấy món đơn sơ để trên xe đẩy, lúc nào ăn thì kéo vào, chăn thì đẩy ra cho con nó dọn. Ti vi để ngay đầu giường, trên tưởng treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và cờ Đảng. Gặp nhau bạn khoe mấy cái huy hiệu thời chống Mỹ, và cả mấy huân, huy chương của “ông già” để cùng nhau tự hào một thời “Bố tao, bố mày”. Ngoài đường, xã hội đang tiến rầm rập, hoạt động náo nhiệt, thì trong này, tại nhà Tấn Cao, có cảm giác bạn kéo tôi về lại thời bao cấp khó khăn, gian khổ. ôm bạn, chụp kiểu ảnh kỷ niệm. Bạn nghèo, lôi ra được mấy bình đựng rượu I-nốc, để gửi về tặng Thắng Híp, Thanh Sơn, thế là quý rồi.
Kể thêm với “Bạn Trỗi” những chuyện về môi trường tôi thu nạp được ở Đức, để các bạn có cái đọc.
Đoàn đi máy bay của hàng hàng không Việt Nam, đến Frankpurt Am Mai thì nối chuyến đi Dresden. Phía bạn đã cử người đón tận sân bay và đi thêm 80km nữa bằng xe buýt thì đến thành phố Chemnitz. Thành phố này thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) nổi tiếng với các sản phẩm xe máy MZ, tủ lạnh, máy công cụ... Nhưng từ khi thống nhất, các mặt hàng này không cạnh tranh nổi với các công ty của Tây Đức nên đã phá sản, chỉ còn sản phẩm bày trong bảo tàng để chứng minh cho khách tham quan thời hoàng kim của Đông Đức cũ. Thời đó công nghiệp phát triển nhanh thu hút lực lượng lao động ở các huyện xung quanh, khởi đầu là công nghiệp dệt, rồi chế tạo máy công cụ, ô tô, máy kéo trở thành 1 trong 5 thành phố mạnh của Liên bang. Người dân ở đây vẫn rất tự hào là nơI sản xuất đầu tàu hoả đầu tiwn của thế giới, nhưng lúc đó là đề cho ngựa kéo. Thành phố Chemnitz, Leipzig, Dresden là 3 thành phố lớn cổ kính có bề dày lịch sử hợp lại thành Bang Sachsen có dân số 4,2 triệu, diện tích 251.000km2. bang có sân bay quốc tế Dresden , Leipzig, Hale. Công nghiệp Bang Sachsen tập trung vào công nghệ cao như vi điện tử, kỹ thuật thông tin, công nghệ, vật liệu mới, ô tô, đường sắt. Bang Sachsen đang hợp tác với Việt Nam trong ngành Dệt và Ô tô. Xe buýt đưa chúng tôi đi qua trung tâm thành phố, tượng Các Mác uy nghiêm vẫn còn đó (thời Đông Đức đây là thành phố Các-Mác star). Chuyện ngoài lề chưa được thẩm định, nghe nói lúc sáp nhập chính quyền thành phố đã định phá bỏ tượng Các Mác, người Nhật đánh tiếng mua lại với giá 2 triệu đô, họ “giật mình” để lại. Ngày nay, đây là điểm du lịch thu hút khách tham quan chụp ảnh kỷ niệm, số tiền thu được đã gấp nhiều lần nếu bán đi. Thật tiếc cho những thành phố đã phá bỏ những dấu ấn của lịch sử. “câu chuyện” của thời gian “nấc thang” để chúng ta tiến lên. Lan man nghĩ chuyện ông Mác, bỗng giật mình khi bạn phát cho chương trình làm việc dầy đặc gồm hội thảo, tham quan.
Đập cũ, thay mới
Bạn xếp cho đoàn ở khách sạn 4 sao Residen 2 Hotel, chắc không có bể bơi nên bị trừ đi một sao. Biển quảng cáo trước cửa khách sạn để “hút” khách là: “Với chỉ 50 Euro ngày đêm, bạn đã có một bữa sáng miễn phí và tiện nghi sinh hoạt đầy đủ”. Với thu nhập của dân Đức thì bình thường, còn ta sang quá. Nếu là kinh phí phía Việt Nam bỏ ra chắc sẽ dồn mấy người ở chung cho tiết kiệm. Đằng này, bạn chi kinh phí, ăn ở nên mỗi người được ở một phòng rộng thênh thang, ăn sáng chỉ hợp với ít người thích ăn bánh mỳ đen với bơ, còn lại đa số đã thấy nhớ “phở”. Mới lướt qua được mấy phố chính đã thấy chung cư cao tầng đá rửa thời Xô viết đang bị đập đi, thay vào là các chung cư xây thấp rộng rãi, tiện nghi hiện đại hơn. Mấy cái chung cư cao cấp ở ta so với những nhà đang bị phá thì còn thua kém xa. Bang Sachsen có lịch sử phát triển gắn liền với ngành công nghiệp khai khoáng và chế tạo máy công cụ nổi tiếng. Thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) cũng vậy, là nơi đào tạo nhiều sinh viên Việt Nam học tập và trưởng thành. Nhớ lại thời DDR họ đã lấy xuất khẩu ngành công nghiệp máy cái (50% máy cái của thế giới đều do người đức cung cấp) để bù lỗ cho nông nghiệp. Ví dụ như, sản phẩm trứng gà, Nhà nước thu mua của nông dân giá cao hơn quả trứng gà được bán ra tại các siêu thị. Cũng được đối xử như vậy, với các sản phẩm thịt gà, bò, lợn và rau hoa quả: táo, lê, nho, mận... Vậy mà nay, ngay tại TP. Chemnitz, nhà ở thời DDR đang bị bỏ hoang và phá dỡ, các nhà máy cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng thay thế cho các loại xe ô tô, máy công, nông cụ đang bị bỏ hoang. Nhà máy ô tô Tra Ban nổi tiếng, người dân Đông Đức phải đăng ký xếp hàng tới gần 20 năm mới mua được đã phải bán lại thương hiệu cho Italy. Cơ chế thị trường chạy đúng theo quy luật của nó, không bù lỗ, nâng đỡ cho ai cả, đào thải luôn song hành để phát triển.
Môi trường thanh bình, con người nhân hậu
Hôm nay, Bang Sachsen vẫn đẹp như thế, bà Thị trưởng thành phố Chemnitz đã hẹn tiếp thế mà đến cuối ngày bận đi giải quyết khiếu nại của dân về giao thông, đã uỷ quyền lại cho cấp phó. Với giọng tự hào, sang sảng ông cho biết hiện thành phố đang cho nghiên cứu chế tạo thử loại ô tô chỉ tốn 1 lít xăng cho 250 km đường. Xây dựng phải tính được hiệu ứng nhà kính thế nào để mùa hè chạy máy làm mát, mùa đông chạy nước nóng sưởi ấm. Chỉ tiêu thiết kế phải thực sự tiết kiệm năng lượng. Tóm lại, thành phố Chemnitz lấy chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh tế là điểm sáng trong phát triển đô thị không ô nhiễm. Nhà làm việc của Uỷ ban Nhân dân ở ngay trung tâm, được xây dựng từ năm 1910, trải qua chiến tranh thế giới lần 2 không bị bom Mỹ tàn phá. Nhà xây dựng cổ kính có gác chuông cao, lên đó có thể nhìn được hết xung quanh thành phố. Người gác chuông đã giới thiệu vơí đoàn lịch sử ngôi nhà và nhiệm vụ của ông (ông là thành viên của Hiệp hội những người gác chuông Thế giới) là hàng ngày đúng 19 giờ lên điểm cao nhất của gác chuông với bộ quần áo như kỵ sĩ thời la mã, thổi kèn đồng vang bốn phương với nội dung đại ý là: Thông báo cho bà con thu vén công việc, có của nả thì cất giữ cẩn thận, lên đèn chuẩn bị bữa tối với sâmpanh và rượu nho, bánh mỳ đen và pho mát, vợ chống nói những câu yêu thương, con cái chăm chỉ học hành... Với giọng vang ấm không có tăng âm và micro mà dân thành phố đâu cũng nghe được ông nói. ý nghĩa của việc ông làm cụ thể tới từng gia đình, tạo nên một xã hội năng động phát triển, giàu có của cải vật chất và đặc biệt là bền vững, môi trường và xã hội. Mọi điều chúng tôi được nhìn thấy đều toát lên một ý là: người Đức đã nhìn một tầm rất xa cho nhiều thế hệ mai sau. Chắc chắn các bậc tiền bối xây dựng nên các đạo luật, những công trình văn hóa xã hội cũng như những người thừa hưởng chúng, duy tu, bảo dưỡng chúng hẳn phải có những ý tưởng về đạo đức môi trường và xã hội. Cái mà chúng ta tuyên truyền nhiều nhưng hiểu vẫn còn lơ mơ lắm. Ta hiện đang chú trọng “đầu vào” – cấp nước chứ chưa chú trọng “đầu ra”. Ngược lại, khi kiểm tra thiết kế xây dựng người Đức chú trọng tới xử lý nước thải nguồn ra của ngôi nhà. Dù đi giữa đô thị hay ở nông thôn, tính haì hoà giữa tự nhiên và con người vẫn được bảo đảm cân bằng hợp lý. Có thể nhận thấy những cánh rừng xen kẽ giữa các khu dân cư, ngay trong thành phố, những đồng cỏ mênh mông, những dòng suối chảy róc rách, những khóm hoa dại bên đường, những đoàn súc vật nhởn nhơ trong vùng được kiểm soát, những đàn chim cứ sà vào con người để vòi ăn mà không sợ bị xua đuổi; những bãi đỗ xe, những công trình thu gom và xử lý chất thải, những dãy dài các máy phát điện chạy bằng sức gió, những mái nhà lắp các mảng pin mặt trời... Tất cả những cảnh vật đó làm chúng tôi càng liên tưởng tới một đạo đức về môi trường và xã hội được biểu hiện thành những gì rất cụ thể, dễ hiểu và gần gũi với chúng ta. Đọc tài liệu “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển bền vững” nhưng khác nhau ở chỗ họ là hiện thực, còn ta mới chỉ trên lý thuyết.
Nghiên cứu những đề tài xã hội cần
Xe ô tô đưa chúng tôi tới thăm Viện Nghiên cứu Dệt may (STFLC – Vanderchem) bỗng phanh gấp, cả đoàn giật mình khi thấy lái xe mở cửa lao nhanh phía trước. Hoá ra một cụ già bị ngã trên vỉa hè, ông giúp cụ đứng dậy và đưa xe vào nơi an toàn. Phiên dịch của đoàn giải thích, ở Đức nếu gặp người bị nạn mà không giúp đỡ và báo cảnh sát, bị phát hiện sẽ bị truy tố trước toà, phạt rất nặng. ông còn kể, báo Đức mới đăng tin Bộ Trưởng kinh tế đang trên đường đi làm, xe máy đi trước không chịu nhường đường, ông ta đã dùng gậy của cảnh sát để ép xe máy, bị toà truy tố về tội lạm dụng quyền lực, phạt tiền 50.000 Euro và mấy ngày lao động công ích. Thật đúng là luật pháp vì dân và do dân. Tại Viện Nghiên cứu Dệt may, họ nghiên cứu nhiều chủng loại vải dùng trong kỹ thuật, vải dùng trong công nghiệp, vải tái chế... đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản xuất cả những những loại vải để làm bao đựng cát đối phó với bất thường của thời tiết, vải phục vụ cho công nghệ lọc nước ở các ao hồ, nước thải sinh hoạt gia đình tạo cho các loại cây mọc được ở trên vải. Vải làm bền vững các ta-luy dốc để tránh trơn trượt, lở đất xuống đường, làm bền vững hệ thống đê chắn nước... Họ còn chiếu cả video những dự án đã được áp dụng. Hay ở chỗ nguyên liệu để dệt các loại vải trên lấy từ thảm lót ô tô được băm nhỏ tạo sợi, hay được làm từ bèo, đay, cỏ dại phơI khô, kéo sợi. Toàn những sản phẩm Việt Nam đang cần mà mình chưa làm được. Ví như loại vải đắp ta-luy chống trơn trượt này thì thị trường cần lắm, nhu cầu rất lớn, Viện Dệt may của Việt Nam chỉ cần học lại của người Đức thì đã giàu to.
Những chính sách của bang Sachsen mà chúng tôi tìm hiểu được thì những hoạt động nào được thấy trước là tổn hại đến môi trường và phát triển bền vững đều bị xem xét, thay đổi hay ngăn cấm. Những hoạt động nào dẫn đến hiệu quả bảo vệ môi trường và tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên hữu hạn (nước, than, dầu...) đều được khuyến khích dù chỉ mới ở quy mô nghiên cứu. Ví dụ khai thác than nâu ở vùng Lepzig trước đây là ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế thì bây giờ đã hoàn toàn bị chấm dứt. Một số thiết bị trước đây dùng để khai thác lộ thiên giờ đây được giữ nguyên trạng để làm bảo tàng nhắc nhở một thời. Các công nghệ khai thác hiện đại hầm lò hiệu quả hơn, bảo vệ môi trường đã và đang được áp dụng, đi trên mặt đất là đồng cỏ mênh mông và thanh bình cho điện gió và bò sữa phát triển. Nhà máy nhiệt điện chạy than tại Chemnitz đã được cải tạo hoàn toàn theo hướng sử dụng hiệu quả than và bảo vệ môi trường. Nhà máy nằm ngay khu vực trung tâm nhưng hầu như không có bụi, ống khói toả ngùn ngụt hơi nước (sử dụng công nghệ làm mát bằng tháp). Gần Lepzig, công ty Wateral của Thuỵ Điển đã xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện chạy than hiện đại bậc nhất thế giới. Không nhìn thấy ống khói, chỉ nhìn thấy 2 tháp làm mát, tua bin toả hơi nước. Các tiêu chuẩn phát thải ở nhà máy cực kỳ nghiêm ngặt, nhưng điều quan trọng là hiệu suất sử dụng than và nước ở đây thuộc loại “siêu”.
Vùng Freiberg từng là trung tâm khai khoáng và chế biến khoáng sản đã để lại sự ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là kim loại nặng và hữu cơ cho môi trường đất, nước và không khí. Sau khi thống nhất nước Đức, ngay tại khu vực ô nhiễm này đã hình thành một trung tâm nghiên cứu về các công nghệ xử lý môi trường được áp dụng để xử lý môi trường ở đây. Đó là các công nghệ xử lý nước thải tập trung và nước thải sinh hoạt được phân tán trong các khu chung cư, các công nghệ phân tích kim loại nặng... để từ đây có thể được áp dụng cho nhiều vùng khác. Các nhà khoa học trẻ ở đây đã được sử dụng thay thế cho hơn 1.000 cán bộ khoa học thời DDR ít khả năng đảm đương các nhiệm vụ khó khăn và cụ thể này. Công nghệ “lưu giữ nhiệt nóng và lạnh” đã trở thành niềm tự hào của khu công nghiệp thành phố Chem nitz . bằng phương pháp chuyển nhiệt năng thừa và gây ô nhiễm môi trường từ các nguồn nhiệt công nghiệp và gia dụng, các nhà khoa học Đức và Công ty dịch vụ đô thị Chemnitz đã chuyển thành “nhiệt lạnh” được lưu giữ tại các kho lạnh, từ đó họ cung cấp cho tất cả các hộ tiêu dùng theo yêu cầu (thay cho máy điều hoà không khí). Bằng công trình này, rất nhiều năng lượng thừa đã trở thành hữu ích, giảm đi nhiều sự phát thải khí nhà kính và giảm tiêu hao tài nguyên không tái tạo, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế đáng kể. Thực sự đây là một công trình thể hiện đúng tính cách của người Đức là “tiết kiệm”.
Chúng tôi đã được đến thăm một khu xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt tại Sacson. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất, và cũng là điều tôi chưa tưng thấy ở nơi khác (mặc dù đã có dịp đi tham nhiều bãi rác tại một số nước tiên tiến) là từ năm 2005 trở đi, trước khi chôn lấp cuối cùng, rác (sau khi phân loại rất tốt) phải được ủ bằng các công nghệ vi sinh (có kiểm soát) cho đến khi không còn khả năng phát thải metan và CO2 thì mới được đem chôn trong bãi thải (security landfilling). Hỏi tại sao thì người giới thiệu nói là để giảm phát thải khí nhà kính (!). Không biết đây là sự lãng phí hay là một sự tuân thủ công ước biến đổi khí hậu một cách đáng khâm phục.
Cũng tại đây, cũng được biết là các phế liệu được lấy ra từ quá trình phân loại rác như giấy, plastics, lim loại... đều được tái chế ở các cơ sở công nghiệp khác. Nhưng các công ty xử lý rác phải trả tiền cho các cơ sở công nghiệp nếu được họ sử dụng các vật liệu tái chế này. Như vậy có thể thấy người xả ra rác (kể cả khi rác chứa vật liệu tái chế được) sẽ phải trả chi phí cho sự sử dụng lại các vật liệu tái chế, và người sử dụng lại các vật liệu tái chế sẽ được hưởng các lợi ích về kinh tế. Quả thực đây là một đòn bảy kinh tế 2 chiều: Khuyến khích giảm phát thải đối với chủ thải, và khuyến khích sử dụng lại chất thải đối với các cơ sở công nghiệp. Vai trò của các công ty quản lý rác thải ở đây chỉ là trung gian, nhưng vai trò của chính sách nhà nước là quyết định. Một công cụ chính sách như một mũi tên bắn trúng hai muc đích. Không hiểu chúng ta có áp dụng được không (?).
Còn nhiều ví dụ nữa về khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, vật liệu phế thải, công nghệ chống xói lở đất bằng vật liệu thân thiện môi trường mà chúng tôi được đi thăm và chứng kiến đã ít nhiều làm cho hầu hết các thành viên trong đoàn phải trầm trồ thán phục, và cứ tự đặt câu hỏi: tại sao mình cũng biết mà không làm được (?).
Luật pháp hướng tới bảo về quyền con người
Bảo vệ quyền con người và phúc lợi xã hôi là 1 trong 3 thành tố của Phát triển bền vững, đã được người Đức thể hiện rất cụ thể. Có lẽ những điều chúng tôi được nhìn thấy hay nghe nói về khía cạnh này còn rất ít so với những người đã từng sống và làm việc nhiều năm ở Đức, nhưng cũng cứ xin mạo muội nói ra để chia sẻ với bạn bè.
ít người Việt Nam sang lần đầu khi đi ôtô ở Đức biết rằng họ không được phép lái ô tô quá một khoảng thời gian nhất định quy định bởi pháp luật (hình như là 2 giờ), đặc biệt là đối với xe bus và xe tải. Hèn nào thấy dọc đường có nhiều chỗ dọc đường cao tốc (High way) có nữhng con đường cụt rẽ ngang để các xe có thể đỗ lại và nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian lái xe. Trên xe đều được gắn các thiết bị GPS để định vị tọa độ xe liên tục và các thông tin từ GPS này sẽ được theo dõi bởi chủ xe và các cơ quan quản lý giao thông. Nếu vi phạm quy định về nghỉ ngơi này, lái xe sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là luật giao thông quy định lái xe phải bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe để đảm bảo an toàn khi lái xe. Luật bảo vệ người lao động không bị chủ xe bóc lột, đồng thời bảo vệ cho cộng đồng khi tham gia giao thông. Chúng tôi có dịp được ngồi trên xe 4 chỗ trên đường cao tốc, người lái xe chạy với tốc độ trên 160km/h, được hỏi giới hạn cho phép là bao nhiêu, anh ta trả lời xe chạy không giới hạn nếu không có biển báo. Tôi hỏi làm thế nào để kiểm soát an toàn giao thông, anh ta trả lời: đường tốt (tức là có thể chạy nhanh), lái xe hiểu biết về luật giao thông. Nhân nói về vấn đề luật và tuân thủ luật, người Đức cực kỳ tuân thủ luật pháp. Và luật pháp hướng về phía bảo vệ quyền con người. Khi một cơ quan hay một công ty, cá nhân nào đó nào đó thực hiện một công việc sửa chữa các công trình công cộng (đường xá, điện nước...) mà gây tổn hại đến bất cứ một người khác nào đó (thí dụ do sửa đường làm bị thương người đi đường), sẽ ra hầu toàn và phải chịu hoàn toàn phí tổn để khắc phục hậu quả hay chữa bệnh. Ngẫm lại thấy ở nước mình vô tình quá (lỗ cống mất nắp, đào đường…), dân chả biết kêu ai (?).
Làm cho chính phủ và người làm ngoài
Các công dân có quyền lựa chọn nơi làm việc hoặc là cán bộ nhà nước, hoặc là nhân viên làm thuê cho một công ty hay tự mình mở công ty tùy theo yêu cầu của công việc và năng lực của cá nhân. Người làm cho nhà nước phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra sát hạch và phải học rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu của một công chức, và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những công việc được giao, tuy nhiên được nhiều quyền lợi hơn rất nhiều so với người làm thuê cho công ty. ở Đức số người làm cho các cơ quan nhà nước không nhiều, nhưng được phân công trách nhiệm rất rõ ràng và cụ thể. Hình như (theo người phiên dịch kể) có vẻ như người làm công ty không được cảm thấy công bằng lắm. Ngẫm lại về tình hình các công chức của Việt Nam bỏ việc ra các công ty bên ngoài nhà nước làm lại thấy có cái gì đó hơi ngược lại, hay ở mình có cái gì đó chưa ổn về phương diện tuyển dụng người tài đây. Nước Đức có một hệ thống giáo dục cực kỳ linh hoạt về sự lựa chọn nhưng rất hoàn thiện về mục tiêu đào tạo ở từng cấp, từng đối tượng. Người được đào tọa ở từng cấp phải thỏa mãn những điều kiện hay yêu cầu khá khắt khe của cơ quan đào tạo. Nhưng tự học, cũng tương tự như các nước khác, là một phương pháp cũng như là một đòi hỏi rất cao của cơ quan đào tạo với học viên. Khi nước Đức thống nhất, do nhiều nguyên nhân khác nhau, năng lực của những công dân cũ của CHDC Đức không đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế có trình độ tổ chức cao, trình độ quản lý cao, và trong một số trường hợp là trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với CHDC Đức, và nhất là một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, cũng như là ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh)... Chính phủ Đức đã cho phép tổ chức các trung tâm đào taọ cho người lớn tuổi (Adult education), với mục tiêu là từng bước tăng cường năng lực hòa nhập và tham gia và guồng máy kinh tế-xã hội theo kiểu “Tây Đức”. Các tổ chức này cũng hỗ trợ các nước thuộc EU mới và các nước đang phát triển trong các lĩnh vực mà những nước này còn yếu, đặc biệt về kinh tế thị trường, về bảo vệ môi trường, về ngoại ngữ, về kinh tế tiền tệ, về tiết kiệm năng lượng... Các chương trình đào tọa cho người lớn tuổi dựa trên yêu cầu cụ thể của người học, và với phương pháp tiếp cận từ thục tiễn và rất mềm dẻo để người lớn tuổi có thể tiếp thu hiệu quả. Chi phí do những người được đào taọ đóng góp chi trả theo từng modul của khóa học (bao gồm tiền cho giáo viên, cho giao trình, cho phương tiện dạy học, cho ăn uống giữa giờ, và đặc biệt cho việ đi thăm quan thực tiễn. Chuyện môi trường và tiết kiệm năng lượng của bạn, đối với một nhà báo tôi chỉ tiếp được có vậy. Còn các chuyên gia đi cùng đoàn sẽ hiểu và áp dụng được nhiều. Chỉ mong đa số tạo được thay đổi tư duy suy nghĩ trong từng hành động là đã lâu lắm rồi.
Khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng rõ rệt đến chi tiêu của người Đức, làm cho cuộc sống của người Việt tại Đức cũng lao đao. Hàng quần áo bán chậm, quán xá vắng teo. Gia đình em tôi sống ở Đức, lần trước sang nó còn hỏi anh muốn đi nước nào thì em đưa đi, trước khi về còn có bữa liên hoan hoành tráng, mời nhiều bạn bè thân thiết. Còn đợt này đợi mãi không thấy cậu em nói gì, chợt hiểu thời khủng hoảng, hàng hóa ế ẩm thế này nó “lạnh” là phải. Thôi tự túc vậy, được cái may, trước khi về gặp đợt tuyết rơi sớm. Thiên nhiên đã ưu ái thứ mà Việt Nam luôn là “của hiếm”. Tôi mượn xe tự lái, đi tham quan thành phố một ngày thoả thích trước khi về.
Rượu vào, anh Quang Xèng liều như hồi anh em còn ở trên trường, vẫn lái xe đưa thằng em ra ga để nhập đoàn công tác. Chia tay anh, cảm động trước tình cảm của anh em Lepzig giành cho, tôi hứa: “Anh về phép, phôn cho em, am sẽ đưa anh đi từ “A tới Z” ngon lành”. Hứa xong, tỉnh rượu mới thấy hoảng, vì từ xưa tới nay, tôi mới đi từ A tới B, C, D thôi chứ chưa tới Z lần nào. Thôi ông anh về phải cố vậy.
Kết thúc chuyến công tác, tôi ở lại thêm mấy ngày để đi Berlin gặp mấy thằng bạn cùng khóa 6. Trước khi sang đã phôn cho Quân Chính: “A lô, Quân Chính ơi, Hùng Xiểm đây, tao sẽ sang thăm mày và Tấn Cáo”. “Cứ sang đi, tao sẽ đón, nhà tao bán quán lên chuyện ăn ở thì khỏi lo, còn thời gian để đưa mày đi chơi tao sẽ nhờ Chính Còi”. Nghe Quân Chính trả lời vậy, nên tôi càng quyết tâm lên thăm bạn, cho dù ở BerLin tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng “Bạn Trỗi” vẫn quan trọng hơn cả. Lấy ô tô của thằng em tại Dresden tôi đi Berlin sớm, khi cả nhà nó ngủ còn chưa dậy. Khi gần tới nơi, tôi gọi hơn chục cuộc điện thoại chỉ thấy tút dài mà không thấy Quân Chính cầm máy. Thôi đành chuyển phương án 2, vào khu chợ Việt Nam tập hợp các đàn em thân, lập bàn rượu, lại con cá chép to hơn 6 kg om dưa, có cả bún, rau sống, giá.
Mấy thằng em nghe tôi tâm sự nguyện vọng Bạn Trỗi. Chúng nó nhiệt tình đưa ông anh đi gặp Quân Chính và Tấn Cáo. Còn thằng em Xuân Thắng Trỗi K7 chỉ tham gia bàn nhậu xong còn tranh thủ về thu dọn hàng và đếm tiền hộ “bà già”, sợ bà phật ý lại “ra roi”. Nó cưới “hóm hỉnh” nên tôi biết ngay là ám chỉ vợ nó.
Đến quán ăn nhà Quân chính, nó đang ngồi ăn tối với một đĩa cơm rang và dưa chuột chẻ, trước ngực vẫn đang đeo tạp dề làm bếp, vợ đang chuẩn bị món ăn cho khách chỉ chào với ra ngoài. Tôi thương bạn vô cùng, thằng bạn nghịch ngợm, hóm hỉnh, thông minh ở phố Bát Đàn năm xưa. Nay “ngoan” như thế này sao? Tôi chợt hiểu, và thông cảm cho hoàn cảnh của bạn, không muốn làm phiền nó thêm, chia tay đổi cho bạn cái mũ để có hơi ấm của nhau.
Gặp Tấn Cáo, tôi tưởng gặp ông già thời kháng chiến chống Pháp. Căn hộ nhỏ, mâm cơm mấy món đơn sơ để trên xe đẩy, lúc nào ăn thì kéo vào, chăn thì đẩy ra cho con nó dọn. Ti vi để ngay đầu giường, trên tưởng treo ảnh Bác Hồ, cờ Tổ quốc và cờ Đảng. Gặp nhau bạn khoe mấy cái huy hiệu thời chống Mỹ, và cả mấy huân, huy chương của “ông già” để cùng nhau tự hào một thời “Bố tao, bố mày”. Ngoài đường, xã hội đang tiến rầm rập, hoạt động náo nhiệt, thì trong này, tại nhà Tấn Cao, có cảm giác bạn kéo tôi về lại thời bao cấp khó khăn, gian khổ. ôm bạn, chụp kiểu ảnh kỷ niệm. Bạn nghèo, lôi ra được mấy bình đựng rượu I-nốc, để gửi về tặng Thắng Híp, Thanh Sơn, thế là quý rồi.
Kể thêm với “Bạn Trỗi” những chuyện về môi trường tôi thu nạp được ở Đức, để các bạn có cái đọc.
Đoàn đi máy bay của hàng hàng không Việt Nam, đến Frankpurt Am Mai thì nối chuyến đi Dresden. Phía bạn đã cử người đón tận sân bay và đi thêm 80km nữa bằng xe buýt thì đến thành phố Chemnitz. Thành phố này thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) nổi tiếng với các sản phẩm xe máy MZ, tủ lạnh, máy công cụ... Nhưng từ khi thống nhất, các mặt hàng này không cạnh tranh nổi với các công ty của Tây Đức nên đã phá sản, chỉ còn sản phẩm bày trong bảo tàng để chứng minh cho khách tham quan thời hoàng kim của Đông Đức cũ. Thời đó công nghiệp phát triển nhanh thu hút lực lượng lao động ở các huyện xung quanh, khởi đầu là công nghiệp dệt, rồi chế tạo máy công cụ, ô tô, máy kéo trở thành 1 trong 5 thành phố mạnh của Liên bang. Người dân ở đây vẫn rất tự hào là nơI sản xuất đầu tàu hoả đầu tiwn của thế giới, nhưng lúc đó là đề cho ngựa kéo. Thành phố Chemnitz, Leipzig, Dresden là 3 thành phố lớn cổ kính có bề dày lịch sử hợp lại thành Bang Sachsen có dân số 4,2 triệu, diện tích 251.000km2. bang có sân bay quốc tế Dresden , Leipzig, Hale. Công nghiệp Bang Sachsen tập trung vào công nghệ cao như vi điện tử, kỹ thuật thông tin, công nghệ, vật liệu mới, ô tô, đường sắt. Bang Sachsen đang hợp tác với Việt Nam trong ngành Dệt và Ô tô. Xe buýt đưa chúng tôi đi qua trung tâm thành phố, tượng Các Mác uy nghiêm vẫn còn đó (thời Đông Đức đây là thành phố Các-Mác star). Chuyện ngoài lề chưa được thẩm định, nghe nói lúc sáp nhập chính quyền thành phố đã định phá bỏ tượng Các Mác, người Nhật đánh tiếng mua lại với giá 2 triệu đô, họ “giật mình” để lại. Ngày nay, đây là điểm du lịch thu hút khách tham quan chụp ảnh kỷ niệm, số tiền thu được đã gấp nhiều lần nếu bán đi. Thật tiếc cho những thành phố đã phá bỏ những dấu ấn của lịch sử. “câu chuyện” của thời gian “nấc thang” để chúng ta tiến lên. Lan man nghĩ chuyện ông Mác, bỗng giật mình khi bạn phát cho chương trình làm việc dầy đặc gồm hội thảo, tham quan.
Đập cũ, thay mới
Bạn xếp cho đoàn ở khách sạn 4 sao Residen 2 Hotel, chắc không có bể bơi nên bị trừ đi một sao. Biển quảng cáo trước cửa khách sạn để “hút” khách là: “Với chỉ 50 Euro ngày đêm, bạn đã có một bữa sáng miễn phí và tiện nghi sinh hoạt đầy đủ”. Với thu nhập của dân Đức thì bình thường, còn ta sang quá. Nếu là kinh phí phía Việt Nam bỏ ra chắc sẽ dồn mấy người ở chung cho tiết kiệm. Đằng này, bạn chi kinh phí, ăn ở nên mỗi người được ở một phòng rộng thênh thang, ăn sáng chỉ hợp với ít người thích ăn bánh mỳ đen với bơ, còn lại đa số đã thấy nhớ “phở”. Mới lướt qua được mấy phố chính đã thấy chung cư cao tầng đá rửa thời Xô viết đang bị đập đi, thay vào là các chung cư xây thấp rộng rãi, tiện nghi hiện đại hơn. Mấy cái chung cư cao cấp ở ta so với những nhà đang bị phá thì còn thua kém xa. Bang Sachsen có lịch sử phát triển gắn liền với ngành công nghiệp khai khoáng và chế tạo máy công cụ nổi tiếng. Thời Cộng hoà dân chủ Đức (DDR) cũng vậy, là nơi đào tạo nhiều sinh viên Việt Nam học tập và trưởng thành. Nhớ lại thời DDR họ đã lấy xuất khẩu ngành công nghiệp máy cái (50% máy cái của thế giới đều do người đức cung cấp) để bù lỗ cho nông nghiệp. Ví dụ như, sản phẩm trứng gà, Nhà nước thu mua của nông dân giá cao hơn quả trứng gà được bán ra tại các siêu thị. Cũng được đối xử như vậy, với các sản phẩm thịt gà, bò, lợn và rau hoa quả: táo, lê, nho, mận... Vậy mà nay, ngay tại TP. Chemnitz, nhà ở thời DDR đang bị bỏ hoang và phá dỡ, các nhà máy cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng thay thế cho các loại xe ô tô, máy công, nông cụ đang bị bỏ hoang. Nhà máy ô tô Tra Ban nổi tiếng, người dân Đông Đức phải đăng ký xếp hàng tới gần 20 năm mới mua được đã phải bán lại thương hiệu cho Italy. Cơ chế thị trường chạy đúng theo quy luật của nó, không bù lỗ, nâng đỡ cho ai cả, đào thải luôn song hành để phát triển.
Môi trường thanh bình, con người nhân hậu
Hôm nay, Bang Sachsen vẫn đẹp như thế, bà Thị trưởng thành phố Chemnitz đã hẹn tiếp thế mà đến cuối ngày bận đi giải quyết khiếu nại của dân về giao thông, đã uỷ quyền lại cho cấp phó. Với giọng tự hào, sang sảng ông cho biết hiện thành phố đang cho nghiên cứu chế tạo thử loại ô tô chỉ tốn 1 lít xăng cho 250 km đường. Xây dựng phải tính được hiệu ứng nhà kính thế nào để mùa hè chạy máy làm mát, mùa đông chạy nước nóng sưởi ấm. Chỉ tiêu thiết kế phải thực sự tiết kiệm năng lượng. Tóm lại, thành phố Chemnitz lấy chỉ tiêu tiết kiệm năng lượng bao trùm lên toàn bộ hoạt động kinh tế là điểm sáng trong phát triển đô thị không ô nhiễm. Nhà làm việc của Uỷ ban Nhân dân ở ngay trung tâm, được xây dựng từ năm 1910, trải qua chiến tranh thế giới lần 2 không bị bom Mỹ tàn phá. Nhà xây dựng cổ kính có gác chuông cao, lên đó có thể nhìn được hết xung quanh thành phố. Người gác chuông đã giới thiệu vơí đoàn lịch sử ngôi nhà và nhiệm vụ của ông (ông là thành viên của Hiệp hội những người gác chuông Thế giới) là hàng ngày đúng 19 giờ lên điểm cao nhất của gác chuông với bộ quần áo như kỵ sĩ thời la mã, thổi kèn đồng vang bốn phương với nội dung đại ý là: Thông báo cho bà con thu vén công việc, có của nả thì cất giữ cẩn thận, lên đèn chuẩn bị bữa tối với sâmpanh và rượu nho, bánh mỳ đen và pho mát, vợ chống nói những câu yêu thương, con cái chăm chỉ học hành... Với giọng vang ấm không có tăng âm và micro mà dân thành phố đâu cũng nghe được ông nói. ý nghĩa của việc ông làm cụ thể tới từng gia đình, tạo nên một xã hội năng động phát triển, giàu có của cải vật chất và đặc biệt là bền vững, môi trường và xã hội. Mọi điều chúng tôi được nhìn thấy đều toát lên một ý là: người Đức đã nhìn một tầm rất xa cho nhiều thế hệ mai sau. Chắc chắn các bậc tiền bối xây dựng nên các đạo luật, những công trình văn hóa xã hội cũng như những người thừa hưởng chúng, duy tu, bảo dưỡng chúng hẳn phải có những ý tưởng về đạo đức môi trường và xã hội. Cái mà chúng ta tuyên truyền nhiều nhưng hiểu vẫn còn lơ mơ lắm. Ta hiện đang chú trọng “đầu vào” – cấp nước chứ chưa chú trọng “đầu ra”. Ngược lại, khi kiểm tra thiết kế xây dựng người Đức chú trọng tới xử lý nước thải nguồn ra của ngôi nhà. Dù đi giữa đô thị hay ở nông thôn, tính haì hoà giữa tự nhiên và con người vẫn được bảo đảm cân bằng hợp lý. Có thể nhận thấy những cánh rừng xen kẽ giữa các khu dân cư, ngay trong thành phố, những đồng cỏ mênh mông, những dòng suối chảy róc rách, những khóm hoa dại bên đường, những đoàn súc vật nhởn nhơ trong vùng được kiểm soát, những đàn chim cứ sà vào con người để vòi ăn mà không sợ bị xua đuổi; những bãi đỗ xe, những công trình thu gom và xử lý chất thải, những dãy dài các máy phát điện chạy bằng sức gió, những mái nhà lắp các mảng pin mặt trời... Tất cả những cảnh vật đó làm chúng tôi càng liên tưởng tới một đạo đức về môi trường và xã hội được biểu hiện thành những gì rất cụ thể, dễ hiểu và gần gũi với chúng ta. Đọc tài liệu “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam đã khẳng định con người là trung tâm của sự phát triển bền vững” nhưng khác nhau ở chỗ họ là hiện thực, còn ta mới chỉ trên lý thuyết.
Nghiên cứu những đề tài xã hội cần
Xe ô tô đưa chúng tôi tới thăm Viện Nghiên cứu Dệt may (STFLC – Vanderchem) bỗng phanh gấp, cả đoàn giật mình khi thấy lái xe mở cửa lao nhanh phía trước. Hoá ra một cụ già bị ngã trên vỉa hè, ông giúp cụ đứng dậy và đưa xe vào nơi an toàn. Phiên dịch của đoàn giải thích, ở Đức nếu gặp người bị nạn mà không giúp đỡ và báo cảnh sát, bị phát hiện sẽ bị truy tố trước toà, phạt rất nặng. ông còn kể, báo Đức mới đăng tin Bộ Trưởng kinh tế đang trên đường đi làm, xe máy đi trước không chịu nhường đường, ông ta đã dùng gậy của cảnh sát để ép xe máy, bị toà truy tố về tội lạm dụng quyền lực, phạt tiền 50.000 Euro và mấy ngày lao động công ích. Thật đúng là luật pháp vì dân và do dân. Tại Viện Nghiên cứu Dệt may, họ nghiên cứu nhiều chủng loại vải dùng trong kỹ thuật, vải dùng trong công nghiệp, vải tái chế... đáp ứng nhu cầu thị trường. Sản xuất cả những những loại vải để làm bao đựng cát đối phó với bất thường của thời tiết, vải phục vụ cho công nghệ lọc nước ở các ao hồ, nước thải sinh hoạt gia đình tạo cho các loại cây mọc được ở trên vải. Vải làm bền vững các ta-luy dốc để tránh trơn trượt, lở đất xuống đường, làm bền vững hệ thống đê chắn nước... Họ còn chiếu cả video những dự án đã được áp dụng. Hay ở chỗ nguyên liệu để dệt các loại vải trên lấy từ thảm lót ô tô được băm nhỏ tạo sợi, hay được làm từ bèo, đay, cỏ dại phơI khô, kéo sợi. Toàn những sản phẩm Việt Nam đang cần mà mình chưa làm được. Ví như loại vải đắp ta-luy chống trơn trượt này thì thị trường cần lắm, nhu cầu rất lớn, Viện Dệt may của Việt Nam chỉ cần học lại của người Đức thì đã giàu to.
Những chính sách của bang Sachsen mà chúng tôi tìm hiểu được thì những hoạt động nào được thấy trước là tổn hại đến môi trường và phát triển bền vững đều bị xem xét, thay đổi hay ngăn cấm. Những hoạt động nào dẫn đến hiệu quả bảo vệ môi trường và tài nguyên, đặc biệt là nguồn tài nguyên hữu hạn (nước, than, dầu...) đều được khuyến khích dù chỉ mới ở quy mô nghiên cứu. Ví dụ khai thác than nâu ở vùng Lepzig trước đây là ngành công nghiệp mũi nhọn mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế thì bây giờ đã hoàn toàn bị chấm dứt. Một số thiết bị trước đây dùng để khai thác lộ thiên giờ đây được giữ nguyên trạng để làm bảo tàng nhắc nhở một thời. Các công nghệ khai thác hiện đại hầm lò hiệu quả hơn, bảo vệ môi trường đã và đang được áp dụng, đi trên mặt đất là đồng cỏ mênh mông và thanh bình cho điện gió và bò sữa phát triển. Nhà máy nhiệt điện chạy than tại Chemnitz đã được cải tạo hoàn toàn theo hướng sử dụng hiệu quả than và bảo vệ môi trường. Nhà máy nằm ngay khu vực trung tâm nhưng hầu như không có bụi, ống khói toả ngùn ngụt hơi nước (sử dụng công nghệ làm mát bằng tháp). Gần Lepzig, công ty Wateral của Thuỵ Điển đã xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện chạy than hiện đại bậc nhất thế giới. Không nhìn thấy ống khói, chỉ nhìn thấy 2 tháp làm mát, tua bin toả hơi nước. Các tiêu chuẩn phát thải ở nhà máy cực kỳ nghiêm ngặt, nhưng điều quan trọng là hiệu suất sử dụng than và nước ở đây thuộc loại “siêu”.
Vùng Freiberg từng là trung tâm khai khoáng và chế biến khoáng sản đã để lại sự ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là kim loại nặng và hữu cơ cho môi trường đất, nước và không khí. Sau khi thống nhất nước Đức, ngay tại khu vực ô nhiễm này đã hình thành một trung tâm nghiên cứu về các công nghệ xử lý môi trường được áp dụng để xử lý môi trường ở đây. Đó là các công nghệ xử lý nước thải tập trung và nước thải sinh hoạt được phân tán trong các khu chung cư, các công nghệ phân tích kim loại nặng... để từ đây có thể được áp dụng cho nhiều vùng khác. Các nhà khoa học trẻ ở đây đã được sử dụng thay thế cho hơn 1.000 cán bộ khoa học thời DDR ít khả năng đảm đương các nhiệm vụ khó khăn và cụ thể này. Công nghệ “lưu giữ nhiệt nóng và lạnh” đã trở thành niềm tự hào của khu công nghiệp thành phố Chem nitz . bằng phương pháp chuyển nhiệt năng thừa và gây ô nhiễm môi trường từ các nguồn nhiệt công nghiệp và gia dụng, các nhà khoa học Đức và Công ty dịch vụ đô thị Chemnitz đã chuyển thành “nhiệt lạnh” được lưu giữ tại các kho lạnh, từ đó họ cung cấp cho tất cả các hộ tiêu dùng theo yêu cầu (thay cho máy điều hoà không khí). Bằng công trình này, rất nhiều năng lượng thừa đã trở thành hữu ích, giảm đi nhiều sự phát thải khí nhà kính và giảm tiêu hao tài nguyên không tái tạo, đồng thời tạo ra giá trị kinh tế đáng kể. Thực sự đây là một công trình thể hiện đúng tính cách của người Đức là “tiết kiệm”.
Chúng tôi đã được đến thăm một khu xử lý rác thải công nghiệp và sinh hoạt tại Sacson. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên nhất, và cũng là điều tôi chưa tưng thấy ở nơi khác (mặc dù đã có dịp đi tham nhiều bãi rác tại một số nước tiên tiến) là từ năm 2005 trở đi, trước khi chôn lấp cuối cùng, rác (sau khi phân loại rất tốt) phải được ủ bằng các công nghệ vi sinh (có kiểm soát) cho đến khi không còn khả năng phát thải metan và CO2 thì mới được đem chôn trong bãi thải (security landfilling). Hỏi tại sao thì người giới thiệu nói là để giảm phát thải khí nhà kính (!). Không biết đây là sự lãng phí hay là một sự tuân thủ công ước biến đổi khí hậu một cách đáng khâm phục.
Cũng tại đây, cũng được biết là các phế liệu được lấy ra từ quá trình phân loại rác như giấy, plastics, lim loại... đều được tái chế ở các cơ sở công nghiệp khác. Nhưng các công ty xử lý rác phải trả tiền cho các cơ sở công nghiệp nếu được họ sử dụng các vật liệu tái chế này. Như vậy có thể thấy người xả ra rác (kể cả khi rác chứa vật liệu tái chế được) sẽ phải trả chi phí cho sự sử dụng lại các vật liệu tái chế, và người sử dụng lại các vật liệu tái chế sẽ được hưởng các lợi ích về kinh tế. Quả thực đây là một đòn bảy kinh tế 2 chiều: Khuyến khích giảm phát thải đối với chủ thải, và khuyến khích sử dụng lại chất thải đối với các cơ sở công nghiệp. Vai trò của các công ty quản lý rác thải ở đây chỉ là trung gian, nhưng vai trò của chính sách nhà nước là quyết định. Một công cụ chính sách như một mũi tên bắn trúng hai muc đích. Không hiểu chúng ta có áp dụng được không (?).
Còn nhiều ví dụ nữa về khuyến khích áp dụng các công nghệ thân thiện môi trường như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, vật liệu phế thải, công nghệ chống xói lở đất bằng vật liệu thân thiện môi trường mà chúng tôi được đi thăm và chứng kiến đã ít nhiều làm cho hầu hết các thành viên trong đoàn phải trầm trồ thán phục, và cứ tự đặt câu hỏi: tại sao mình cũng biết mà không làm được (?).
Luật pháp hướng tới bảo về quyền con người
Bảo vệ quyền con người và phúc lợi xã hôi là 1 trong 3 thành tố của Phát triển bền vững, đã được người Đức thể hiện rất cụ thể. Có lẽ những điều chúng tôi được nhìn thấy hay nghe nói về khía cạnh này còn rất ít so với những người đã từng sống và làm việc nhiều năm ở Đức, nhưng cũng cứ xin mạo muội nói ra để chia sẻ với bạn bè.
ít người Việt Nam sang lần đầu khi đi ôtô ở Đức biết rằng họ không được phép lái ô tô quá một khoảng thời gian nhất định quy định bởi pháp luật (hình như là 2 giờ), đặc biệt là đối với xe bus và xe tải. Hèn nào thấy dọc đường có nhiều chỗ dọc đường cao tốc (High way) có nữhng con đường cụt rẽ ngang để các xe có thể đỗ lại và nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian lái xe. Trên xe đều được gắn các thiết bị GPS để định vị tọa độ xe liên tục và các thông tin từ GPS này sẽ được theo dõi bởi chủ xe và các cơ quan quản lý giao thông. Nếu vi phạm quy định về nghỉ ngơi này, lái xe sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều đó có nghĩa là luật giao thông quy định lái xe phải bảo đảm tiêu chuẩn về sức khỏe để đảm bảo an toàn khi lái xe. Luật bảo vệ người lao động không bị chủ xe bóc lột, đồng thời bảo vệ cho cộng đồng khi tham gia giao thông. Chúng tôi có dịp được ngồi trên xe 4 chỗ trên đường cao tốc, người lái xe chạy với tốc độ trên 160km/h, được hỏi giới hạn cho phép là bao nhiêu, anh ta trả lời xe chạy không giới hạn nếu không có biển báo. Tôi hỏi làm thế nào để kiểm soát an toàn giao thông, anh ta trả lời: đường tốt (tức là có thể chạy nhanh), lái xe hiểu biết về luật giao thông. Nhân nói về vấn đề luật và tuân thủ luật, người Đức cực kỳ tuân thủ luật pháp. Và luật pháp hướng về phía bảo vệ quyền con người. Khi một cơ quan hay một công ty, cá nhân nào đó nào đó thực hiện một công việc sửa chữa các công trình công cộng (đường xá, điện nước...) mà gây tổn hại đến bất cứ một người khác nào đó (thí dụ do sửa đường làm bị thương người đi đường), sẽ ra hầu toàn và phải chịu hoàn toàn phí tổn để khắc phục hậu quả hay chữa bệnh. Ngẫm lại thấy ở nước mình vô tình quá (lỗ cống mất nắp, đào đường…), dân chả biết kêu ai (?).
Làm cho chính phủ và người làm ngoài
Các công dân có quyền lựa chọn nơi làm việc hoặc là cán bộ nhà nước, hoặc là nhân viên làm thuê cho một công ty hay tự mình mở công ty tùy theo yêu cầu của công việc và năng lực của cá nhân. Người làm cho nhà nước phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra sát hạch và phải học rất nhiều để đáp ứng các yêu cầu của một công chức, và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những công việc được giao, tuy nhiên được nhiều quyền lợi hơn rất nhiều so với người làm thuê cho công ty. ở Đức số người làm cho các cơ quan nhà nước không nhiều, nhưng được phân công trách nhiệm rất rõ ràng và cụ thể. Hình như (theo người phiên dịch kể) có vẻ như người làm công ty không được cảm thấy công bằng lắm. Ngẫm lại về tình hình các công chức của Việt Nam bỏ việc ra các công ty bên ngoài nhà nước làm lại thấy có cái gì đó hơi ngược lại, hay ở mình có cái gì đó chưa ổn về phương diện tuyển dụng người tài đây. Nước Đức có một hệ thống giáo dục cực kỳ linh hoạt về sự lựa chọn nhưng rất hoàn thiện về mục tiêu đào tạo ở từng cấp, từng đối tượng. Người được đào tọa ở từng cấp phải thỏa mãn những điều kiện hay yêu cầu khá khắt khe của cơ quan đào tạo. Nhưng tự học, cũng tương tự như các nước khác, là một phương pháp cũng như là một đòi hỏi rất cao của cơ quan đào tạo với học viên. Khi nước Đức thống nhất, do nhiều nguyên nhân khác nhau, năng lực của những công dân cũ của CHDC Đức không đáp ứng được yêu cầu của một nền kinh tế có trình độ tổ chức cao, trình độ quản lý cao, và trong một số trường hợp là trình độ khoa học công nghệ cao hơn so với CHDC Đức, và nhất là một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, cũng như là ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh)... Chính phủ Đức đã cho phép tổ chức các trung tâm đào taọ cho người lớn tuổi (Adult education), với mục tiêu là từng bước tăng cường năng lực hòa nhập và tham gia và guồng máy kinh tế-xã hội theo kiểu “Tây Đức”. Các tổ chức này cũng hỗ trợ các nước thuộc EU mới và các nước đang phát triển trong các lĩnh vực mà những nước này còn yếu, đặc biệt về kinh tế thị trường, về bảo vệ môi trường, về ngoại ngữ, về kinh tế tiền tệ, về tiết kiệm năng lượng... Các chương trình đào tọa cho người lớn tuổi dựa trên yêu cầu cụ thể của người học, và với phương pháp tiếp cận từ thục tiễn và rất mềm dẻo để người lớn tuổi có thể tiếp thu hiệu quả. Chi phí do những người được đào taọ đóng góp chi trả theo từng modul của khóa học (bao gồm tiền cho giáo viên, cho giao trình, cho phương tiện dạy học, cho ăn uống giữa giờ, và đặc biệt cho việ đi thăm quan thực tiễn. Chuyện môi trường và tiết kiệm năng lượng của bạn, đối với một nhà báo tôi chỉ tiếp được có vậy. Còn các chuyên gia đi cùng đoàn sẽ hiểu và áp dụng được nhiều. Chỉ mong đa số tạo được thay đổi tư duy suy nghĩ trong từng hành động là đã lâu lắm rồi.
Khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng rõ rệt đến chi tiêu của người Đức, làm cho cuộc sống của người Việt tại Đức cũng lao đao. Hàng quần áo bán chậm, quán xá vắng teo. Gia đình em tôi sống ở Đức, lần trước sang nó còn hỏi anh muốn đi nước nào thì em đưa đi, trước khi về còn có bữa liên hoan hoành tráng, mời nhiều bạn bè thân thiết. Còn đợt này đợi mãi không thấy cậu em nói gì, chợt hiểu thời khủng hoảng, hàng hóa ế ẩm thế này nó “lạnh” là phải. Thôi tự túc vậy, được cái may, trước khi về gặp đợt tuyết rơi sớm. Thiên nhiên đã ưu ái thứ mà Việt Nam luôn là “của hiếm”. Tôi mượn xe tự lái, đi tham quan thành phố một ngày thoả thích trước khi về.
Đăng lại bài viết của Thanh Hùng (đã đăng tại „Blog Bạn Trường Trỗi”: Thứ sáu, tháng mười một 28, 2008)
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>