NGÔN & LUẬN 4





TIỂU LUẬN góp ý cho NƯỚC: ĐẢNG PHÁI

-Nhà nước xuất hiện là một yêu cầu tự nhiên, nhằm gắn kết xã hội, làm cho xã hội duy trì hoạt động một cách bình ổn, trôi chảy.  Nhiệm vụ hàng đầu,nguyên thủy, chân chính của nhà nước là làm theo phù hợp với đòi hỏi của Đại Chúng, giúp cho Đại Chúng sống no đủ, hạnh phúc, tức là làm sao cho xã hội ngày một vững mạnh, hay nói chung qui lại là làm sao cho ngày càng dân giàu-nước mạnh, phù hợp với nguyện vọng của Đại Chúng. Như vậy, nhà nước xuất hiện đầu tiên là  để trị an xã hội nói chung chứ không phải để triệt tiêu một xã hội phân tầng giai cấp nào.
-Đảm bảo cuộc sống tối ưu cho Đại Chúng là nhiệm vụ hợp lẽ tự nhiên của nhà nước, phù hợp với ước nguyện của Đại Chúng mọi thời, nhưng ngay từ thời xa xưa tới nay, chưa có một nhà nước nào thực hiện được một cách hoàn thiện nhiệm vụ đó của mình, làm cho xã hội nào cũng còn tồn tại bất công, bất hạnh (trừ xã hội cộng sản nguyên thủy!), Đại Chúng vẫn phải trải qua muôn vàn đói khổ, đau thương. Có như thế là vì gồm hai nguyên nhân (tự nhiên và nhân tạo) gây ra, trong đó nguyên nhân nhân tạo là lòng tham mù quáng cũng như sự khao khát quyền lực ở mỗi con người đã sớm lũng đoạn nhà nước, làm cho nó vô tình có thêm nhiệm vụ mà từ xưa tới nay mọi người vẫn tưởng là nhiệm vụ chính, đó là duy trì chế độ hiện hành, ưu tiên bênh vực quyền lợi của tầng lớp thống trị. 

-Nói rõ hơn, con người tất yếu sống theo lối hợp quần xã hội. Để duy trì xã hội thì phải có nhà nước. Và nhà nước xuất hiện là do thực tế đời sống, do Đại Chúng đòi hỏi (người xưa nói: "đất nước một ngày không thể không có vua"là vì thế!). Cuộc sống lao động vì mục đích sống còn của con người sẽ làm nảy sinh ra các khái niệm "sở hữu", "giàu-nghèo",..., và làm xã hội phân tầng, mâu thuẫn, nhưng tự dung hòa được, không đến mức đối kháng (vì làm giàu chính đáng không những không bị ai phản đối, mà còn được mọi người học tập, noi theo).  Nên nhớ, sự mâu thuẫn quyền lợi là do nhà nước dung túng mới sinh ra đối kháng giai cấp chứ không phải là do tư hữu(!).
-Nhà nước hình thành nhằm dung hòa mâu thuẫn ấy, nhưng vô hình dung làm sự phân tầng ấy thêm gay gắt, rõ rệt thành hai lực lượng thống trị và bị trị. Chẳng hạn, cạnh tranh tự do là đòi hỏi thiết yếu của xã hội tư bản, nghĩa là luật pháp tư sản phải đảm bảo bình đẳng trong hoạt động kinh tế, nhưng làm sao mà bình đẳng tuyệt đối được khi mức độ tư bản luôn là lợi thế trong làm ăn, kinh doanh(?). Nghĩa là trong xã hội tư bản luôn tồn tại qui tắc "cá lớn nuốt cá bé", và qui tắc ấy được nhà nước tư sản bảo hộ như một lẽ tự nhiên.
-Thịnh-suy là quá trình phát triển như qui luật (vì thiếu hiểu biết!) của xã hội loài người.Vào những thời kỳ xã hội lâm vào trạng thái suy vi (kéo dài), thường hình thành trong tư tưởng những phản biện ôn hoà có, gay gắt có, thậm chí là đối kháng cũng có, đối với chủ trương, chính sách của nhà nước đương thời.Tùy thuộc vào trình độ nhận thức chính trị của tư tưởng đó cũng như tùy thuộc vào hạn chế nhận thức của thời đại mà phản biện có đúng có sai và nhà nước có chấp nhận sửa đổi hay không sửa đổi và bảo thủ ở mức độ nào. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện khái niệm "dân chủ", làm xuất hiện đảng phái và hoạt động đảng phái trong thực tiễn xã hội.
-Có thể nói, hoạt động đảng phái là cuộc tuyên truyền tập hợp lực lượng xã hội của một nhóm người phản biện nhằm vận động xã hội, tạo áp lực làm thay đổi một số chủ trương, chính sách (bị cho là) sai lầm, lạc hậu, thậm chí để đấu tranh đòi thay đổi thể chế của nhà nước đương thời. Bước đi cuối cùng, cực đoan của cuộc vận động ấy thường là đấu tranh bằng bạo lực, bằng vũ trang, và cướp chính quyền khi có cơ hội.
-Lịch sử cho thấy, hoạt động đảng phái chủ yếu dưới hình thức trực tiếp "tụ nghĩa", "khởi nghĩa", dùng bạo lực vũ trang chống lại nhà nước đương thời đã trở nên bảo thủ, áp bức cường quyền, là hiện tượng nổi trội, chủ yếu chỉ xảy ra trong thời cổ-trung đại. Sau khi đạt được sự điều chỉnh, thay đổi, hoặc cải tạo xã hội theo ý muốn thì vì mục đích hoạt động đảng phái coi như đã đạt được sứ mạng của nó nên thường thì hoạt động đảng phái cũng chấm dứt, vì đảng phái, xét cho cùng, chỉ như là phương tiện, một thứ "vũ khí" đấu tranh mà thôi.
-Hoạt động đảng phái với một giai đoạn vận động không thể thiếu được nhằm tạo ra lực lượng quần chúng cách mạng, trở nên nổi trội, phổ biến vào thời hiện đại, khi xảy ra các cuộc cách mạng tư sản và vô sản. Có hiện tượng ấy có lẽ là vì càng về sau này việc tổ chức khởi nghĩa mà không có sự chuẩn bị là không thể, một mặt, khó giữ bí mật, khó tránh được đàn áp của nhà nước đương thời, mặt khác, trong thời hiện đại, nhà nước đã có thể tạo ra khả năng huy động lực lượng kịp thời dẹp tắt cuộc khởi nghĩa khi còn trong giai đoạn trứng nước, sơ khai. 
-Do hiểu chưa đúng, có phần cực đoan về chế độ tư bản, về giai cấp tư sản, cũng như về đấu tranh giai cấp, nên sau khi đánh đổ chính quyền cũ (chế độ tư bản), xây dựng chính quyền mới (chế độ vô sản), thì hoạt động đảng phái (đảng vô sản) vẫn tồn tại (một cách độc tài) để (lãnh đạo) thực hiện cái gọi là "chuyên chính vô sản" nhằm giữ vững chính quyền, vì vẫn được cho là còn giai cấp tư sản ( hơn nữa dễ dàng hình thành giai cấp đối kháng trở lại!), còn đấu tranh giai cấp, vô tình kéo theo sự đòi hỏi tồn tại của các đảng phái tư sản khác, thỏa mãn một yêu cầu phát sinh trong xã hội là đòi đa nguyên, đa đảng.
-Theo triết học Mác-Lênin, nhà nước hình thành trước tiên là vì xã hội có giai cấp. Đó là một luận điểm sai. Mục đích nguyên thủy (đầu tiên) của việc ra đời nhà nước chỉ là nhằm trị an, duy trì sự tồn tại xã hội, làm cho toàn thể xã hội vận động (theo qui luật) một cách trơn tru, tự nhiên, gắn kết, phục vụ cho sinh tồn xã hội, không ưu tiên giai cấp nào, vì làm gì có tồn tại mâu thuẫn đối kháng giai cấp (!). Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ trị an xã hội thì phải có quyền lực. Chính Đại chúng đã ủy quyền quyền lực đó cho nhà nước (chứ bản thân nhà nước không thể tự có quyền lực!). Chúng ta nói: "nhà nước của dân, do dân và vì dân" là nói đến bản chất nguyên thủy, chân chính này của nhà nước! Sau khi xuất hiện nhà nước thì nhà nước mới có nhiệm vụ thứ hai, phát sinh từ thực tiễn xã hội là duy trì chế độ, bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị, tầng lớp thao túng nó (tùy thuộc vào thể chế nhà nước mà trở thành giai cấp bóc lột) và thực hành chuyên chính.
-Xã hội hóa là hướng đi tất yếu của lịch sử loài người và sự phân tầng kinh tế (giàu-nghèo) của xã hội loài người là đương nhiên. Nhưng sự phân tầng ấy, tuy cũng có lúc này lúc khác, nhạt nhòa hay nổi trội, nhưng chưa bị nhà nước kích hoạt lên mức độ đối kháng, thành như một mặc định xã hội, thành mâu thuẫn sống còn có tính thường xuyên.
-Phải nói rằng sản xuất hàng hóa tập trung trên qui mô lớn là tiền đề của xã hội tư bản và cạnh tranh tự do là yếu tố sống còn của chế độ ấy, nên thu hoạch sức lao động thặng dư là ưu tiên số một của sản xuất hàng hóa, dưới bất cứ chế độ nào. Rõ ràng, thu hoạch giá trị thặng dư là tiền đề phát triển của xã hội tư bản, nhưng không phải bất cứ thu hoạch thặng dư nào cũng gọi là bóc lột, gọi là bất công (qua đây cũng thấy học thuyết về giá trị thặng dư của Mác là...không chuẩn!). Theo lý thuyết, sự thu hoạch ấy có thể có tính cá nhân (tư hữu) dưới chế độ tư bản và là một tiền đề nguyên nhân gây bất công xã hội. Tiền đề nguyên nhân gây bất công xã hội thứ hai không kém quan trọng (có lẽ là quan trọng nhất?) là chính sách thu thuế (thuế và các loại phí). Vậy theo chúng ta, lao động thặng dư là gì và thế nào là bóc lột?
-Nói chung, con người phải lao động để sống còn.Trong lao động sản xuất nông nghiệp, "noi gương" tiếp theo là sản xuất công nghiệp, nếu thành quả lao động bù đắp vừa đủ công sức đã bỏ ra thì lao động không có dư thừa, nghĩa là không có "thặng dư", không có hiện tượng "của ăn của để", "tích cốc phòng cơ". Tăng trưởng lạm phát trong điều kiện thuận lợi là một qui luật phổ biến của thế giới sinh vật (chính là nguồn thức ăn của con người), vô tình trùng với ước muốn làm cho có thặng dư để đảm bảo chắc chắn sống còn của người lao động, Cho nên lao động có hai mục đích, mục đích thứ nhất là để sống còn, mục đích thứ hai là để tạo ra giá trị thặng dư, cải thiện cuộc sống. Trong những điều kiện thuận lợi nhất định (về khí hậu, về đất đai, về kỹ thuật, về máy móc,...), lao động bao giờ cũng có khả năng tạo ra thặng dư. Vậy, bản chất của sản xuất hàng hóa ở bất cứ xã hội nào cũng là cố gắng tạo ra nhiều lao động thặng dư và thu hoạch nó. Và một cách qui ước, khi thu hoạch sức lao động vượt quá giá trị thặng dư thực tế của người lao động, (hoặc đến mức người lao động (tầng lớp bị trị) làm không đủ sống, không đủ chi phí tái tạo lại sức lao động đã bỏ ra, hoặc vượt qua mức thu nhập cho cuộc sống tối thiểu!), thì gọi là "bóc lột". Dễ thấy, bóc lột là một khái niệm tương đối và không ổn định, tùy thuộc chủ yếu vào mức thu nhập bình quân xã hội, vào mức độ tiêu dùng cá nhân của từng thời kỳ. Đến một mức độ nào đó, bóc lột (đi liền với quyền lực. Quyền lực này là quyền lực của Đại Chúng ủy quyền cho nhà nước và bị nhà nước ngang nhiên chiếm đoạt chứ nhà nước không thể tự có một chút quyền lực nào!) sẽ gây ra bất công xã hội, sự phân biệt giàu-nghèo lúc đó sẽ bị nhà nước tư sản bảo hộ thao túng thành mâu thuẫn giai cấp nổi trội và trở nên đối kháng, thậm chí đến mức độ một mất một còn, đòi hỏi nhà nước (tư sản) phải giải quyết. Nhưng nhà nước tư sản vốn dĩ bảo thủ, bênh vực lực lượng thống trị (lúc này đã trở thành giai cấp bóc lột), nên cuộc đi đòi quyền lợị sống còn của Đại Chúng là không tránh khỏi, và tất yếu xuất hiện cách mạng, đòi lật đổ chế độ tư bản (hoang dại) đương thời như đã từng xảy ra trong lịch sử thế giới.
-V.I. Lênin viết: "Vấn đề chính quyền nhất định là vấn đề quan trọng nhất của mọi cuộc cách mạng". Ph.Ăngghen viết: "...Theo lời Mác, bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới trong lòng nó, bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để thắng và đập tan tành những hình thức chính trị cứng đờ và chết". V.I. Lênin viết: "...giai cấp cách mạng có khả năng phát động những hành động cách mạng khá mạnh mẽ và có tính chất quần chúng để đập tan (hoặc lật đổ) chính phủ cũ là chính phủ, ngay cả trong thời kỳ có những cuộc khủng hoảng, cũng sẽ không bao giờ "đổ" nếu không đẩy cho nó "ngã", "Pháp luật bảo hộ mọi người như nhau, nó bảo hộ tài sản của những người có của chống lại mọi sự xâm phạm của cái khối lớn những người không có của mà chỉ có hai cánh tay và dần dần bị bần cùng hóa, bị phá sản và biến thành vô sản". Đó là những quan niệm đúng, còn đây là những quan niệm vừa đúng vừa sai, có cái sai hoàn toàn: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được". "Làm cho cách mạng trở thành cách mạng không ngừng cho tới khi tất cả các giai cấp hữu sản lớn hay nhỏ bị gạt ra khỏi địa vị thống trị, cho tới khi giai cấp vô sản giành được chính quyền nhà nước...Đối với chúng ta, vấn đề không phải là cải biến chế độ tư hữu, mà là thủ tiêu chế độ tư hữu, không phải là che dấu mâu thuẫn giai cấp, mà là triệt tiêu giai cấp, không phải là cải lương xã hội hiện đại mà là xây dựng một xã hội mới". Hay như Lênin khẳng định: "Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ, chúng ta sẽ chiếu đúng theo lực lượng của chúng ta, theo lực lượng của giai cấp vô sản giác ngộ và có tổ chức mà tiến ngay lên con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. chúng ta chủ trương làm cách mạng không ngừng. Chúng ta quyết không dừng lại giữa chừng"  
-Sản xuất hàng hóa và thu hoạch thặng dư là nền tảng tồn tại tất yếu của xã hội tư bản, trong đó cạnh tranh tự do là điều kiện cốt yếu cho sự tồn tại ấy. Vì vậy, quá trình hình thành xã hội tư bản trong lòng xã hội phong khiến lỗi thời, bảo thủ, ích kỷ là quá trình đấu tranh  bạo lực đi đòi cạnh tranh tự do trong sản xuất. Thoạt đầu, đó là cuộc cách mạng chính nghĩa, phù hợp với tiến trình vận động của xã hội loài người, nhưng dần dần cũng do cạnh tranh tự do kèm theo lòng tham ích kỷ vô độ lượng của con người (được hun đúc nên từ thời đại phong kiến và quá trình vận động xã hội trước đó, cũng như do đòi hỏi về tồn tại, sống còn, nảy sinh trong chính quá trình cạnh tranh) mà xã hội tư bản (hoang dại) đầy rẫy bất công, gây ra cuộc đấu tranh chống bóc lột một cách tất yếu của những người làm thuê. Nhà nước, thuở đầu tiên tồn tại, vốn dĩ chỉ như một tự nhiên nhằm điều hành xã hội nói chung, đã "quen thói" bênh vực tầng lớp giàu có trong xã hội từ thời đại chiếm hữu nô lệ, lẽ dĩ nhiên phải đứng về phía những người tư sản (tầng lớp thao túng nhà nước) với khẩu hiệu lúc đầu nghe rất "kêu" trước chính quyền phong kiến, nhưng về sau thoái hóa  thành "mị dân",đó là "tự do, bình đẳng, bác ái", thực sự gây ra mâu thuẫn thời đại vốn lúc đầu không có tính đối kháng là tư sản-vô sản, mà trên thực tế là phân chia rõ rệt thành hai lực lượng thống trị-bị trị với nét phân biệt nổi trội là giàu bất chính (vì bóc lột thặng dư)-nghèo bất chính (vì bị bóc lột thặng dư, bị sưu cao thuế nặng). Đây là cuộc đấu tranh mà theo triết học Mác-Lênin là không khoan nhượng của giai cấp vô sản, với mục đích cuối cùng là xóa bỏ xã hội tư bản đầy bóc lột, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa không còn người bóc lột người, cũng đồng nghĩa với việc lật đổ nhà nước với tầng lớp thống trị là giai cấp tư sản (nhưng làm sao mà lật đổ, tiêu trừ tuyệt đối được một khi tiến bộ xã hội là những bước đi kế thừa?) và thiết lập một nhà nước với tầng lớp thống trị là giai cấp công nhân, đại diện quyền lợi cho tất cả mọi tầng lớp bị bóc lột, nói đúng hơn là thiết lập nhà nước của Đại Chúng, phục vụ Đại Chúng (vì cách mạng vô sản thành công thì không tồn tại bóc lột, bất công, nghĩa là không tồn tại đối kháng giai cấp nữa, vì nếu không, "chuyên chính vô sản" chưa triệt để!).
-Như chúng ta đã thấy, thu hoạch giá trị thặng dư là mục đích nói chung của nền sản xuất hàng hóa, kể cả nền sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chỉ có điều, thu hoạch giá trị thặng dư tư bản chủ nghĩa chủ yếu là thu nhập tư hữu (sự phân phối lại, dễ gây ra bất công hơn), và thu hoạch giá trị thặng dư xã hội chủ nghĩa là thu nhập công hữu (sự phân phối lại, khó gây ra bất công hơn). Đây mới chính là mấu chốt để phán xét tính ưu việt hơn của nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa so với nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, vì thu hoạch thặng dư chủ yếu được tự giác điều hòa hợp lý, thỏa đáng trong chính sách thu thuế. Dù nhận thức còn cực đoan, chưa thấy hết được những thể hiện thực sự tươi đẹp của xã hội các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa xưa kia thì ngày nay, không ít người không thể không  bùi ngùi nhớ về chúng! Nên nhớ, một xã hội tươi đẹp là một xã hội mà đa số con người sống trong đó cảm giác thực sự yên ổn, tươi vui, thục sự được đối sử công bằng và nhân ái chứ không phải xã hội dễ làm giàu có, sung sướng cho một số ít người và đầy bất trắc, u uẩn, bất bằng cho đa số.
- Lịch sử thế giới chỉ ra: thực dân là xâm lược, nô dịch, giết chóc và tước đoạt, gây đói nghèo cho Đại Chúng, do đó phải chống ngoại xâm.
- Xét riêng Cách mạng Việt Nam, thực tiễn lịch sử đã cho thấy:
"...Về đại thể, có thể nói phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp xâm lược của nhân dân ta đã chấm dứt vào năm 1895, với sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo, nghĩa là cũng kết thúc phong trào Cần Vương.
Có một thực tế lịch sử là phong trào đấu tranh vũ trang ấy rộ lên rất mạnh ở thời kỳ quân viễn chinh Pháp chân ướt chân ráo đặt chân lên nước ta (trong giai đoạn đánh chiếm Nam kỳ hoặc trong giai đoạn đánh chiếm Bắc kỳ), sau đó lần lượt suy giảm khá nhanh khi thực dân Pháp bắt đầu tổ chức được bộ máy cai trị ở Nam kỳ cũng như ở Bắc Kỳ và sau hiệp ước Patơnốt (1884) là cả nước, rồi tiếp tục hầu như im ắng kéo dài đến Cách mạng Tháng tám (1945). Một điều dễ nhận thấy nữa là ở thời đoạn sôi sục nhất của phong trào, dù là có vẻ rộng khắp nhưng là sự rộng khắp mang tính tản mạn, tự phát, thiếu nhất quán và không kết thành được một cuộc khởi nghĩa toàn dân, tập trung dưới một sự lãnh đạo thống nhất. Hơn thế nữa, những cuộc khởi nghĩa trong phong trào đó đã không thể phát triển (không kịp phát triển?) thành một lực lượng ngày một lớn mạnh được. Tại sao?
Tại vì quân viễn chinh Pháp thiện chiến hơn, có vũ khí hiện đại hơn, hỏa lực đại bác hoàn toàn áp đảo. Điều này đúng một phần nhưng không cơ bản. Sự ủng hộ của một bộ phận giáo dân đối với quân viễn chinh, tuy cũng có tác dụng đáng kể, nhưng cũng không thể là trọng yếu. Có lẽ, muốn tìm thấy cái nguyên nhân cơ bản thì lại phải hướng nhìn về triều đình Huế, một triều đình mà ngay từ đầu đã không kiên quyết chiến đấu đến cùng trước quân xâm lược, do đó làm cho phong trào kháng chiến mất tập trung rồi dần mất phương hướng và phân rã, một triều đình mà hiện tại của nó là đê hèn, quá khứ của nó là cổ hủ, hà khắc và bóc lột dân chúng cũng quá ư thậm tệ làm cho lòng dân quá ngán không còn muốn hướng về. Hịch Cần Vương ra vừa muộn màng vừa chẳng kích thích được mấy về chính trị đã không còn tác động tích cực, mạnh mẽ đến Đại Chúng nữa. Chính sách cai trị thưở ban đầu của thực dân Pháp, với những quan niệm tiến bộ hơn về mặt quan hệ sản xuất - kinh tế, về nhân quyền, dù trong đó có phần mị dân, đã thổi một luồng gió mới vào đời sống xã hội Việt Nam. Rất có thể chính điều này đã làm cho phong trào đấu tranh giành độc lập, mất dần tính quyết liệt cũng như tính quần chúng thuở ban đầu của nó, để rồi phải lụi tàn trong một thời gian tương đối ngắn và sự bùng phát chỉ mang tính cục bộ, địa phương. Bởi vì, giàu lòng yêu nước với ước muốn nước được độc lập là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau nhưng cũng có lúc tách rời nhau. Nếu giành độc lập để rồi từ chế độ đô hộ tạm thời tốt hơn trở lại chế độ tồi tệ hơn vừa mới thoát ra được thì độc lập làm gì? (Dám chắc rằng nếu một cuộc xâm lược đem đến tự do, bình đẳng, bác ái và phồn thịnh cho một đất nước thì sẽ không có một cuộc kháng chiến quần chúng giành độc lập nào xảy ra trên đất nước đó. Nhưng theo định nghĩa thì phải gọi cuộc xâm lược đó với một cái tên khác, chẳng hạn: “cuộc “khai hóa văn minh”. Nước nào làm được cái quên mình, yêu người đó, khi mà ngay cả Đạo Chúa, Đạo Phật hay bất cứ Đạo nào khác còn chưa làm được? May ra chỉ có Mặc Địch!)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam, dù sao đi nữa, cũng tạo ra triển vọng công ăn việc làm cho nhiều người và dù có bị bóc lột chăng nữa thì vẫn có thể là “dễ thở” hơn so với dưới thời phong kiến quân chủ nhà Nguyễn. Điều này cũng là một nguyên nhân đáng kể tác động tiêu cực đến phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta thời kỳ đó.
Có thể lấy khởi nghĩa Yên thế làm thí dụ chứng minh. Tồn tại ngót 30 năm nhưng lực lượng nghĩa quân chưa bao giờ vượt quá 150 người, dù dân chúng địa phương hoặc các nơi vẫn ngầm quyên góp giúp đỡ. Vì sao Đề Thám không thể phát triển lực lượng ngày một đông hơn trong suốt thời gian đó? Đề Thám không có được tầm nhìn chiến lược hay đã không thể thuyết phục được dân chúng đứng lên theo mình kháng chiến? Có thể là do sự đàn áp khốc liệt của Pháp và tay sai mà cuộc khởi nghĩa Yên Thế phải liên tục giành thời gian đối phó, không còn thời gian triển khai, tuyên truyền, vận động (đối với khởi nghĩa Hương Khê cũng vậy, cũng tồn tại đến 10 năm, phất cao cờ Cần Vương mà phong trào cứ thoái hóa dần)? Một trong những nguyên nhân là thế nhưng không phải là nguyên nhân quyết định vì trong lịch sử, có những cuộc khởi nghĩa bắt đầu cũng ngặt nghèo tương tự, thậm chí là khó khăn hơn thế nhưng đã phát triển được và giành được thắng lợi cuối cùng như: Khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Tây Sơn, khởi nghĩa Tháng Tám, nhất là khởi nghĩa Tháng Tám, phải tiến hành kháng chiến với buổi đầu xét về tương quan lực lượng thì cũng ít ỏi, nghèo nàn về vũ khí trước một đội quân viễn chinh thiện chiến và trang bị vũ khí mạnh gấp bội phần, hỏa lực cũng hoàn toàn áp đảo. Thế thì nguyên nhân cốt lõi nằm ở đâu, dù không thể tìm ở đâu khác ngoài “vùng”: thiên, địa, nhân? Phải chăng thời thế đổi thay đã có lợi cho thực dân Pháp và quan trọng nhất là truyền thống yêu nước vẫn còn nguyên vẹn đó, nhưng những tiến bộ xã hội - kinh tế có được của chế độ cai trị thực dân thời kỳ đầu (dù có thể là ít ỏi, không tương xứng với thành quả bóc lột được của kẻ thực dân) làm cho Đại Chúng không còn muốn quay về với cái chế độ quân chủ ngột ngạt với một ông vua mồm thì nói yêu dân, nhưng lại chỉ nghĩ đến mình, trong sự lựa chọn của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đấu tranh giành độc lập để rồi lại về với cảnh sống dưới một triều đình mà kinh nghiệm đã cho thấy là sẽ khổ hơn thì có nên không, trong khi đời sống xã hội đang có chiều hướng khá hơn? Trải qua hàng ngàn năm quân chủ, quan niệm đất nước không thể một ngày không có vua đã bám rất chặt vào tâm khảm con người và ngay tức thì khó mà hình dung nổi có một hình thái xã hội nào đó sau khi giành được độc lập (giả sử như thế) lại có thể mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn so với dưới chế độ thực dân thời kỳ đầu…
Có thể suy luận rằng phong trào nhân dân kháng chiến chống Pháp sôi nổi và quyết liệt thời kỳ đầu là nhờ tinh thần yêu nước thuần túy của Đại Chúng. Kinh nghiệm hàng ngàn năm chống phong kiến phương Bắc với cuộc sống bị chà đạp tàn bạo nhất, cho nên phải chống xâm lược. Hành động kiên quyết chống xâm lược đó đã trở thành truyền thống bất khuất của dân tộc và tương tự như bản năng ở mỗi con người Việt. Dù sao thì cái tinh thần quật khởi, một lòng kháng chiến chống Pháp đó đã bị triều đình Huế ngu ngốc bỏ lỡ, và hơn thế nữa là đang tâm phá hoại. Bên cạnh đó, thời thế cũng đã đổi thay: những luồng gió mới mát lành từ nền dân chủ tư sản châu Âu đã thổi vào châu Á đang bị giam hãm ngột ngạt bởi xiềng xích phong kiến quân chủ, mở ra những lựa chọn mới, hy vọng mới cho Đại Chúng các nước. Cuộc nổi dậy đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống Pháp xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX có vẻ cơ bản là vì thế mà mau chóng thoái trào? Đấu tranh giành lại độc lập chỉ vì cái mục đích “ghét” Pháp, yêu nước chung chung thôi, đã làm giảm sút tính chính đáng của nó. Một cuộc giành độc lập sẽ không được Đại Chúng triệt để ủng hộ khi nó không đem lại một danh lợi sát sườn nào cho cuộc sống Đại Chúng, không mở ra được một tương lai xán lạn nào cho đời sống xã hội. Giành độc lập cho đất nước chỉ vì yêu nước một cách mông lung thôi mà thiếu mất mục đích danh lợi nhằm đáp ứng cuộc sống thì cũng khó lòng kích thích được cái động lực đấu tranh to lớn của Đại Chúng, và như thế, làm sao mà đi đến thắng lợi được? Chúng ta nhớ lại nguyên lý này: mọi cuộc vận động tạo dựng xã hội đều phải vì danh lợi, danh lợi là mục đích, là động lực của chúng và cũng chính là lý do tồn tại của chúng?
Cuộc chống Pháp xâm lược của nhân dân ta, tiếp sau thời kỳ trực diện đấu tranh vũ trang là thời kỳ đấu tranh chính trị. Nòng cốt lãnh đạo của cuộc đấu tranh chính trị này là các nhà chí sĩ yêu nước và lực lượng chủ yếu của nó là giới trí thức, học sinh. Mục đích của cuộc đấu tranh chính trị này là hun nóng, phát động tinh thần yêu nước thương nòi trong nhân dân, giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Quá trình đấu tranh đó, với những nguyên do nói trên, cũng đồng thời là cuộc đấu tranh tư tưởng trong hàng ngũ những nhà yêu nước về việc chọn đường lối, phương thức thực hiện… Chung qui lại là xác định cái danh lợi thiết thực mà Đại Chúng có thể gặt hái được một khi đã giành lại độc lập.
Tính ưu việt của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa so với hình thái kinh tế - xã hội phong kiến và bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chế độ thực dân thời kỳ đầu đô hộ đã hầu như che giấu được cái bản chất ăn cướp trắng trợn của nó. Đây có thể là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hoang mang, lúng túng, bế tắc trong cuộc đấu tranh tư tưởng, tìm kiếm một con đường khả dĩ giành độc lập cho đất nước. Cũng vì vậy mà việc tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh cho nền độc lập nước nhà đã vấp phải rất nhiều khó khăn chăng?
Tuy nhiên, bản chất ăn cướp trắng trợn và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân sớm muộn gì cũng phải lộ tẩy ra, nhất là trong những giai đoạn biến động xã hội ở “chính quốc” và trên thế giới làm ảnh hưởng tiêu cực đến chế độ đã sản sinh ra nó, đòi hỏi nó phải ra sức bóc lột các nước thuộc địa, không từ một thủ đoạn nào. Tình hình đó đã làm xuất hiện trong lòng Đại Chúng sự đòi hỏi ngày càng lớn về sự phải vùng lên giải phóng xóa bỏ áp bức bất công, đồng thời cũng giải quyết luôn cuộc đấu tranh tư tưởng để đi đến một quan niệm nhất quán, phù hợp với đòi hỏi của Đại Chúng và mang tính cách mạng. Đến đây, tiền đề cho một cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thắng lợi đã hé mở.
Cụ thể, đối với dân tộc Việt Nam, quá trình đấu tranh tư tưởng ở thời đoạn ấy tất yếu dẫn đến sự lựa chọn cuối cùng là quan niệm của Mác - Lê về đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc, vì nó cũng phù hợp với ý nguyện của Đại Chúng lúc bấy giờ.
Thế giới đã phải quay theo chiều tự nhiên của nó và định mệnh đã tưởng thưởng cho Việt Nam, một dân tộc bất khuất trên một đất nước hiền hòa, trở thành lực lượng kết liễu chủ nghĩa thực dân, và nêu một tấm gương sáng ngời về đấu tranh giải phóng, giành độc lập dân tộc, giành quyền được sống tự do - bình đẳng - bác ái trong cộng đồng các dân tộc trên thế giới…"(trích TT&HĐ 29). Cho nên tất cả các đường lối cách mạng khác (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học...) đều không thành công, đều dẫn đến bế tắc, chỉ có con đường cách mạng vô sản, với đảng cộng sản tiền phong lãnh đạo, giống Cách mạng Tháng Mười Nga, là khả dĩ thành công. Hồ Chí Minh tinh tường đã sớm thấy được điều đó và đã dẫn dắt Cách mạng Việt Nam tới thắng lợi.
-Do quan niệm rất cực đoan về chuyên chính vô sản và vấn đề giai cấp cũng như đấu tranh giai cấp của một số nhà cách mạng tiền bối, nên Cách mạng Việt Nam, tuy đã giành được thắng lợi vẻ vang, song không phải không vấp váp những sai lầm đáng tiếc. Chẳng hạn, việc "cải tạo cách ly" (thực chất là tù đày) một số người trong vụ "nhân văn giai phẩm" là sai, phản tác dụng, hay đưa tướng tá ngụy quân (sau giải phóng 30-4-1975) đi cải tạo quá lâu là.không cần thiết, thậm chí là vi phạm vào truyền thống nhân đạo của Dân Tộc...Hồ chí minh từng nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Câu nói đó cũng hàm nghĩa xa: nước Việt Nam là của Đại Chúng Việt Nam, khi chính quyền đã thực sự thuộc về tay nhân dân, thì "chuyên chính vô sản" thực chất là đảm bảo "tự do dân chủ", quyền sống cơ bản cho mọi người, và không cho phép tồn tại đối kháng giai cấp tư sản - vô sản (do nhà nước tư sản trước đó dung túng) nữa, và tự nhiên không còn đấu tranh giai cấp nữa (qua đây mà thấy, cuộc "đánh tư sản" sau "Giải phóng"của Đảng là tai hại!).
-Ngày nay, thử hỏi Cách mạng Việt Nam thành công chưa? Theo quan niệm của Mác-Lênin về "cách mạng không ngừng" thì Cách mạng Việt Nam chưa xong, cần phải xây dựng cho được xã hội xã hội chủ nghĩa, nghĩa là Đảng cộng sản vẫn còn lý do tồn tại?  Nhưng theo lý lẽ thông thường, mọi cuộc cách mạng, sau khi đã đạt được mục đích của mình, thì lực lượng tiên phong của nó (chính là đảng cộng sản) không còn lý do tồn tại nữa. Vì mục đích của Cách mạng Việt Nam coi như đã hoàn thành một cách cơ bản (phản đế, phản phong, xây dựng nhà nước pháp quyền "do dân, vì dân" vững mạnh) nên vai trò tiên phong, làm kim chỉ nam, vạch đường chỉ lối của Đảng cộng sản cũng không còn cần thiết nữa (nhà nước đã đủ mạnh, đủ hiểu biết để đảm trách tất cả những điều ấy, lý tưởng cộng sản được thể hiện bằng hiến pháp, bằng Quốc hội..., và Đại Chúng không lẽ cứ... "mù lòa" mãi, không đủ năng lực tự giác, thông qua nhà nước của mình, "tự tạo" được kim chỉ nam?). Lúc này Đảng cộng sản tồn tại bên cạnh nhà nước chỉ làm cho bộ máy nhà nước thêm cồng kềnh, trùng lắp, thậm chí là trì trệ, bày ra thêm"mâm cỗ" quyền lực để những kẻ cơ hội trục lợi bất chính (như trước "đổi mới", không là đảng viên thì "đừng hòng" lên được chức vụ cao! Do đó, phấn đấu vào Đảng nhiều khi biến tướng thành chỉ vì muốn có  danh lợi - quyền lực).   
-Nhưng xã hội xã hội chủ nghĩa là gì? Theo Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, có thể hiểu, hiện nay trên thế giới, hầu như tất cả các nước đều tìm cách xây dựng xã hội mình, tùy mức độ tiếp cận, ít nhiều đều đang theo định hướng xã hội chủ nghĩa (nghĩa là sao cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"). Và đó cũng chính là nhiệm vụ tự nhiên hàng đầu của mọi nhà nước! Một cách tóm lược, xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà trong đó có sự phấn đấu toàn xã hội hướng tới không còn bóc lột, bất công nữa. Đảng cộng sản Việt Nam cần giao phó và phải giao phó xong nhiệm vụ đó cho Nhà Nước Việt Nam hiện nay thông qua hiến pháp và pháp luật. Vậy, ngay cả theo quan niệm "cách mạng không ngừng", sau khi xây dựng được nhà nước xã hội chủ nghĩa đủ mạnh, một nhà nước chuyên chính vô sản đúng nghĩa, thì Đảng cộng sản cũng coi như đã đạt mục đích và cũng không còn lý do tồn tại (hoặc nếu còn tồn tại thì có thể chỉ là một bộ phận "bên trong" quốc hội của một nhà nước theo thể chế ..."dân chủ lập hiến"!). Dù có thể rất luyến tiếc, dù trong quá khứ đã từng là lực lượng tiên phong làm cách mạng, là niềm tự hào vô song của Dân Tộc trong việc dẫn dắt Dân Tộc chống ngoại xâm, giành độc lập, thống nhất đất nước, thì phải chăng cũng đến lúc Đảng Cộng sản Việt Nam coi như  đã "hoàn thành sứ mạng" và nên tự giải tán!?
-Làm thế nào để có một xã hội không còn bóc lột, bất công và mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, hay một xã hội sung túc và không còn sản xuất hàng hóa, nghĩa là làm thế nào để có xã hội cộng sản chủ nghĩa (đúng như quy luật phát triển xã hội theo "đường xoắn trôn ốc" như C.Mác đã chỉ ra)? Muốn có xã hội cộng sản chủ nghĩa, thì trước hết phải có xã hội xã hội chủ nghĩa.  Đó cũng chính là mục tiêu "ngàn đời" của Đại Chúng :"dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", và cũng chính là mục tiêu lâu dài mà Nhà nước cộng sản Việt Nam theo đuổi, gọi là "theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Vì nguyên nhân cơ bản để xảy ra bóc lột, bất công xã hội là cưỡng đoạt thái quá về giá trị thặng dư do lòng tham của con người (đối với thu hoạch tư nhân về thặng dư) và phân phối lại một cách bất hợp lý giá trị lao động thặng dư (đối với thu hoạch tập thể về thặng dư), cho nên điều kiện tiên quyết là phải chế ngự được lòng tham vị kỷ của con người và phân phối lại thặng dư một cách công bằng nhất, hợp lý nhất, "có hiểu biết" nhất (chẳng hạn qui hoạch đất đai, xây dựng những công trình bằng "ngân sách" mà chưa thật sự cần thiết đối với cuộc sống của Đại Chúng đương thời còn nghèo là "thiếu hiểu biết", còn gây ra bất công!). Vậy muốn xây dựng được xã hội xã hội chủ nghĩa thì trước tiên phải xây dựng cho được những  con người  (trước hết là trong bộ máy công quyền) có kiến thức vững vàng, giảm thiểu lòng tham vị kỷ, tức là những con người hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời, từ đó mà giàu lòng nhân ái, nói cách khác là những con người "chuẩn", thấm nhuần đạo đức thực sự, mà chúng ta thường vẫn gọi là những "con người xã hội chủ nghĩa", có lối sống và tư duy "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư", và hình mẫu con người ấy trong thực tế chính là Hồ Chí Minh, một người cộng sản chân chính, cũng ước mơ đến một xã hội xã hội chủ nghĩa, và di chúc lại những lời tiên tri: Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới ”. (Sự nghiệp cách mạng thế giới là gì nếu không phải là xóa hết áp bức bóc lột, bất công?)
-Một xã hội trong sáng, minh bạch, có một nhà nước tất cả vì dân giàu nước mạnh là một xã hội phi đảng phái. Đó là điều phù hợp với logic, phù hợp với sự tồn tại tự nhiên của xã hội!

-Nước Việt Nam hiện nay đang cần một nhân tài có nhận thức trác tuyệt, xây dựng được một đường lối duy nhất đúng, một xã hội có kinh tế thị trường theo định hướng cộng sản chủ nghĩa lý tưởng phi đảng phái cho Đại Chúng! Đó cũng chính là xã hội tươi đẹp nhất -  mục đích hướng tới, có tính tất yếu của mọi xã hội (kể cả xã hội tư bản) trong tương lai gần!


------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

- Chủ nghĩa xã hội 
- Chủ nghĩa tư bản

Sự ra đời của Đảng - bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam





(TTXVN/Vietnam+) Bản in


Nguyễn Tất Thành tại Hội nghị Versailles, Pháp. (Nguồn: Tư liệu TTXVN)
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

Bối cảnh ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước tư bản đế quốc vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.

Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm cho đời sống nhân dân lao động các nước trở nên cùng cực. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chủ nghĩa Marx-Lenin từ lý luận đã trở thành hiện thực, mở ra một thời đại mới - thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã nêu tấm gương sáng trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) vào tháng 3/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tại Việt Nam, năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân Việt Nam.

Về kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc. Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân.

Tuy nhiên, trong nội bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.

Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột.

Giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức độ nhất định.

Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, những người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào.

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột.

Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.

Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu, một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Trước những yêu cầu đó, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ 19 với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ 20, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa.

Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới.

Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.

Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

Tháng 6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Versailles.

Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc ''Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa'' của Lenin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lenin sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Đó là một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Marx-Lenin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin, vạch phương hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người nhấn mạnh, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Marx-Lenin.

Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội nghị quốc tế, viết tác phẩm ''Bản án chế độ thực dân Pháp'' và tổ chức ra các tờ báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam.

Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm ''Đường cách mệnh'' (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên).

Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.

Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

Nhờ hoạt động không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hong Kong, Trung Quốc từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930.

Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.

Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3/2 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng./.


Ý nghĩa của sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng

Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam - theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Marx-Lenin đối với cách mạng Việt Nam.

Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.

Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ 20, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam.

Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này.

Đây cũng là điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng Việt Nam trong suốt 85 năm qua.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội./.








Nhà nước Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Coat of arms of Vietnam.svg
Chính trị và chính phủ
Việt Nam


Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Điều 2, Hiến pháp 2013). Đây là sự kết hợp của hai kiểu Nhà nước: Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền.

Bản chất

Do là Nhà nước pháp quyền, nên Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang các bản chất chung của Nhà nước pháp quyền, đó là:
  • Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bản thân Nhà nước đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định rõ địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước bao gồm Quốc hội (chương V Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội Việt Nam), Chủ tịch nước (chương VI Hiến pháp), Chính phủ (chương VII Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ), Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân (chương VIII Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân), Chính quyền địa phương (chương IX Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân),Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ban quản lý các khu kinh tế, thì có các Nghị định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của họ.
Nhà nước mang bản chất giai cấp, là tổ chức để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Cho đến nay đã có các kiểu Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở:
  • Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Việt Nam thông qua quyết định các chủ trương, đường lối và thông qua việc đưa đảng viên của mình vào nắm giữ các chức danh quan trọng của Nhà nước.
Các bản chất khác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
  • Không có sự phân chia giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp, mà là sự thống nhất, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền này.
  • Là Nhà nước đơn nhất và tập quyền: Ở Việt Nam chỉ có một Hiến pháp chung. Các địa phương không có quyền lập hiến và lập pháp mà ban hành các VBQPPL theo luật định.
Ngoài ra, theo Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam còn có bản chất sau:
  • Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Bộ máy Nhà nước

Nhà nước Việt Nam là hệ thống 4 cơ quan. Đó là:
  • Hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước hay còn gọi là các cơ quan đại diện, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp (do nhân dân trực tiếp bầu ra) thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Các cơ quan hành chính (cơ quan hành pháp): Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân.
  • Hệ thống cơ quan xét xử:Tòa án nhân dân tối cao và Toà án nhân dân địa phương.
  • Hệ thống cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân địa phương.
Dưới đây là Sơ đồ tổ chức của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015:

Tổ chức Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2015.png

Lãnh đạo

Đánh giá

Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có những đặc trưng cố hữu được biết đến như: cồng kềnh, yếu kém và trì trệ 

Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Quốc hội khóa I thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946. Do chiến tranh Đông Dương bùng nổ ngay sau khi bản hiến pháp này được thông qua nên nó chưa được chính thức công bố và thi hành.

Lịch sử

Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945 gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy (tên của vua Bảo Đại sau khi thoái vị), Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) .
Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1946.
Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên: Tôn Quang Phiệt,Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Thục Viên, Đỗ Đức Dục (Dân chủ Đảng), Cù Huy Cận (Dân chủ Đảng), Nguyễn Đình Thi (Việt Minh), Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ (4 vị thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc dân Đảng). Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp.
Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua.
Bản hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ 2, với 240 phiếu tán thành trên tổng số 242 phiếu. Sau đó, Quốc hội ra nghị quyết giao nhiệm vụ cho Ban Thường trực Quốc hội "cùng với chính phủ ban bố và thi hành hiến pháp khi có điều kiện", "trong thời kì chưa thi hành được Hiến pháp thì chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã định trong hiến pháp để ban hành các sắc luật". Tuy nhiên, Kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào ngày 19 tháng 12 năm 1946 đã làm việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện để thực hiện. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được chính thức công bố và chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý.

Nội dung

Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là một bản hiến văn ngắn, bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều.
Lời nói đầu khẳng định ba nguyên tắc cơ bản của bản Hiến pháp này:
  • "Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo.
  • "Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
  • "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân."
Chương I quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ Cộng hòa
Chương II quy định nghĩa vụ và quyền lợi công dân, xác nhận sự bình đẳng về mọi phương diện của tất cả công dân Việt Nam trước pháp luật.
Chương III quy định về nghị viện nhân dân.
Chương IV quy định về chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc
Chương V quy định phương diện hành chính, bộ, tỉnh, huyện, xã; quy định về cơ quan hành chính (ủy ban hành chính và hội đồng nhân dân) các cấp.
Chương VI quy định về cơ quan tư pháp bao gồm toà án tối cao, các toà án phúc thẩm, các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp.
Chương VII quy định về việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có quyền phúc quyết hiến pháp của dân.

So sánh

Quy định về việc sửa đổi Hiến pháp (Chương VII) không được kế thừa trong các bản hiến pháp sau này của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Vai trò và quyền lực của chủ tịch nước như được quy định trong Hiến pháp 1946 rất lớn: Chủ tịch nước không chịu trách nhiệm trước Quốc hội, không thể bị khởi tố trừ tội phản quốc, có thể từ chối công bố các đạo luật do Quốc hội ban hành và yêu cầu Quốc hội thảo luận lại. Đặc điểm này gần với quy định về quyền lực của tổng thống trong Hiến pháp nước Mỹ. Trong các bản hiến văn theo mô hình Xô Viết sau này của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chủ tịch nước chỉ có chức năng nghi lễ mà ít mang tính quyền lực.
Hiến pháp 1946 công nhận các quyền cơ bản của công dân như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền khiếu nại tố cáo... Ở các bản Hiến pháp sửa đổi năm 1959 và 1980, các quyền này không được quy định rõ ràng hoặc không đầy đủ. Đến bản Hiến pháp sửa đổi năm 1992 lại có nhiều điểm tương tự Hiến pháp 1946.
Điều 10 bản Hiến pháp 1946 quy định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: "Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài". Đây là những quyền tự do bị hạn chế trong các bản hiến pháp sau này.
So sánh với hiến pháp của các quốc gia khác, tác giả Phạm Duy Nghĩa cho rằng nội dung Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa "không hề có bóng dáng của Hiến pháp Liên Xô 1936", có "thái độ thượng tôn và tiếp nối truyền thống tư pháp đã có từ thời thực dân", và chứa đựng những tư tưởng dân chủ hơn hẳn hệ thống luật pháp của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Đánh giá

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng Hiến pháp 1946 phản ánh đúng tinh thần pháp quyền - "những nguyên tắc và phương thức tổ chức quyền lực sao cho lạm quyền không thể xảy ra và quyền tự do, dân chủ của nhân dân được bảo vệ". Điều đó thể hiện ở 5 điểm:
  1. Hiến pháp đã được đặt cao hơn nhà nước. Nghị viện nhân dân không thể tự mình sửa đổi Hiến pháp. Mọi sự sửa đổi, bổ sung đều phải đưa ra toàn dân phúc quyết (Điều 70 Hiến pháp 1946).
  2. Các quyền của người dân được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thay vì được nhà nước ghi nhận và bảo đảm.
  3. Quyền năng giữa các cơ quan nhà nước được phân chia khá rõ và nhiều cơ chế kiểm tra và giám sát lẫn nhau đã được thiết kế.
  4. Quyền năng giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cũng được phân chia rất rõ.
  5. Vai trò độc lập xét xử của toà án được bảo đảm. Các cơ quan khác không có quyền can thiệp.
Ông đánh giá "Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới".
Giáo sư Trần Ngọc Đường, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (năm 2006), cho rằng các điểm nổi bật của Hiến pháp 1946 là: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nền lập hiến Việt Nam; Tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân; Tư tưởng pháp quyền; Những quy định về quyền con người và đảm bảo quyền công dân; Cơ chế bảo hiến; Sửa đổi hiến pháp. Theo ông, việc nghiên cứu về "quyền phúc quyết" hiến pháp của người dân trong Điều 70 Hiến pháp 1946 rất có ý nghĩa trong hoàn cảnh xây dựng Luật trưng cầu dân ý của Việt Nam.
Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng Hiến pháp năm 1946 là "bản hiến văn dân chủ vào loại bậc nhất Đông Nam Châu Á lúc bấy giờ" và "đã có thể là một bản khế ước tốt để ràng buộc và khống chế công bộc với lợi ích của ông chủ nhân dân". Ông tỏ ý tiếc rằng sáu mươi năm sau Việt Nam "đã không có cơ hội đi xa hơn trong chủ nghĩa lập hiến."  Theo ông, Hiến pháp 1946 vẫn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam và "vẫn còn nguyên giá trị cho một xã hội dân chủ pháp quyền ở Việt Nam".
Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Đại học Saarland, Cộng hòa liên bang Đức cho rằng: Điểm khác biệt và là nét độc đáo của Hiến pháp 1946 so với các bản Hiến pháp sau này là bản Hiến pháp này không theo bất kỳ một nguyên mẫu Hiến pháp nào có sẵn trong lịch sử. Sau khi cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 thành công, có một bản Hiến pháp rất nổi tiếng và có hiệu lực ở Liên xô thời điểm đó là Hiến pháp năm 1936, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh - một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng không lấy bản Hiến pháp này là khuôn mẫu khi xây dựng Hiến pháp 1946. Ông cho rằng thực tế Hiến pháp 1946 đã có những yếu tố nhất định thể hiện cơ chế phân công quyền lực, kiểm soát và cân bằng quyền lực.
Đây là bản hiến pháp được soạn thảo theo tinh thần "tam quyền phân lập": lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) với ảnh hưởng của Hiến pháp Hoa Kỳ, Pháp, và hiến pháp của các nước cộng hòa khác.[cần dẫn nguồn] Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi rõ: "Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa". Nó không hề có một điều khoản nào quy định là một đảng phái nào hay một ý thức hệ nào là độc tôn và độc quyền lãnh đạo đất nước như các bản hiến pháp sau này của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà hay Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tuy nhiên những giá trị của bản Hiến pháp 1946 không được vận dụng trong thực tế mà chỉ có giá trị về mặt chính trị. Bởi vì nhiều lý do khiến cho Hiến pháp 1946 không được thực thi.







Về mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
QĐND - Thứ tư, 13/01/2010 | 17:41 GMT+7
Đảng ta đã xác định một bài học kinh nghiệm to lớn: đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đường lối chung có tầm quan trọng đặc biệt, chi phối đường lối cụ thể trên từng mặt, từng lĩnh vực. Đường lối chung bao gồm việc xác định mục tiêu và những phương thức, phương pháp để đạt mục tiêu đó. Có mục tiêu cuối cùng, lâu dài, lại có mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử nhất định. Về mục tiêu cuối cùng, Điều lệ Đảng và "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH" (Cương lĩnh 1991) của Đảng đều chỉ rõ đó là chủ nghĩa cộng sản. Dĩ nhiên, để đạt được mục tiêu đó, chúng ta còn phải phấn đấu rất lâu dài, trải qua không biết bao nhiêu thế hệ nữa và cũng chưa ai dự báo hết được bộ mặt đầy đủ của xã hội đó, ngoài dự báo tổng quát: xã hội cộng sản chủ nghĩa có lực lượng sản xuất phát triển rất cao, của cải vô cùng dồi dào, không còn áp bức, bóc lột, con người có cơ sở đầy đủ để phát triển toàn diện…
Trước khi bước vào xã hội cộng sản chủ nghĩa, nước ta phải trải qua giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, rồi giai đoạn xây dựng CNXH (còn gọi là giai đoạn đầu, giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản). Cách mạng dân tộc dân chủ có mục tiêu “thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng”, còn gọi là cách mạng giải phóng dân tộc và "cách mạng thổ địa". Nhưng lịch sử thường phát triển dích dắc, ngoằn ngoèo. Ở Việt Nam ta, trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ lại trải qua các cuộc kháng chiến lâu dài và vô cùng gian khổ. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hoàn toàn thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối, nước nhà thống nhất, cả nước đi lên CNXH trong bối cảnh thế giới vô cùng sôi động và phức tạp, Đảng đã xác định mục tiêu của cách mạng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, độc lập dân tộc và CNXH.
Mục tiêu của công cuộc xây dựng CNXH và mục tiêu của thời kỳ quá độ lên CNXH chỉ là một. Đó là xã hội XHCN đủ "lông cánh", vận động trên cơ sở bản thân nó, theo những quy luật riêng của nó, thể hiện đầy đủ bản chất khác với chế độ tư bản, cao hơn chế độ tư bản. Khi chúng ta nói mục tiêu lý tưởng cao đẹp, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là nói mục tiêu ở cấp độ khái quát nhất, về thực chất là khẳng định con đường XHCN của nước ta, chứ chưa nói được những gì cụ thể về mục tiêu của công cuộc xây dựng CNXH.
Theo Cương lĩnh 1991 mà Đại hội VII của Đảng vạch ra, được các Đại hội tiếp theo của Đảng bổ sung, phát triển, thì xã hội XHCN khi đã được xây dựng xong phải có những đặc trưng trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nhà nước, nền văn hóa và con người mới, vị trí và vai trò của nhân dân trong xã hội mới đó, quan hệ giữa các dân tộc và quan hệ quốc tế. Dù diễn đạt theo những tiêu chuẩn cụ thể nào, phong phú ra sao, thì tựu trung, CNXH với tư cách một chế độ xã hội, giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, cũng phải bao gồm ba mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng đều tiên tiến nhất, thể hiện ưu việt hơn hẳn chủ nghĩa tư bản, tạo nên năng suất chiến thắng và có đời sống vật chất, tinh thần cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Trong Cương lĩnh 1991 cũng như trong nhiều văn kiện của Đảng (đặc biệt là văn kiện Đại hội IX của Đảng), đã cụ thể hóa mục tiêu xây dựng CNXH, tạo điều kiện tập hợp lực lượng rộng rãi, nhằm xây dựng đất nước trong giai đoạn mới là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Mặc dầu hiện nay, có thể có nhiều nước nói tới phấn đấu mục tiêu tương tự; nhiều nước tư bản phát triển nói nước họ từ lâu đã đạt mục tiêu này, nhưng đều theo quan điểm, theo kiểu cách của nhà nước tư sản. Đảng và nhân dân ta cũng nêu mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, nhưng là của điều kiện “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”. Nói cách khác, chúng ta phấn đấu cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo con đường XHCN”. Để kiên định và thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả đó, cần hiểu một cách đúng đắn từng khía cạnh của nó.
Trước hết, nói về “dân giàu”. Vì xuất phát từ mức thu nhập quá thấp, đời sống quá nghèo khổ, cho nên trong quan niệm của dân ta về “dân giàu” cũng thật khiêm tốn, chỉ là vài nghìn đô la/người/năm, chứ chưa dám nghĩ đến vài chục nghìn đô la/người/năm như nhiều nước hiện nay. Khi nói dân giàu thì bao gồm cả tổng GDP của nước nhà và GDP tính theo đầu người. Nhờ tổng GDP lớn mà chúng ta không chỉ chăm lo đời sống chung toàn xã hội, lo an sinh xã hội, lo tái sản xuất mở rộng, đặc biệt chăm lo quốc phòng, gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc, mà còn lo góp phần làm nghĩa vụ quốc tế. Một nước non 100 triệu dân mà tổng GDP chưa đầy 100 tỷ đô la/năm như hiện nay thì còn quá khiêm tốn (tuy so với trước đã tiến bộ nhiều). Cho nên, chúng ta phải phấn đấu chí ít cũng nâng lên 1.000 tỷ đô la/năm để đạt 3.000 đô la/người/năm vào năm 2020 chứ chưa dám nói đến vài chục nghìn tỷ đô la/năm như những nước phát triển trên thế giới. Phấn đấu cho dân giàu bằng sức của dân, bằng nội lực Việt Nam, bằng phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ở đây đòi hỏi đường lối đúng đắn của Đảng và chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước. Nhân dân ta phấn đấu giàu có hợp pháp luật, theo pháp luật. Nếu như trước kia đã có lúc nhận thức sai lầm rằng: giàu có là trái với đạo đức, trái với CNXH, thì ngày nay, thực tiễn càng cho chúng ta nhận thấy dân giàu là một mặt bản chất của xã hội XHCN.
Thứ hai, dân giàu là một trong những yếu tố quyết định nước mạnh. Một nước được coi là mạnh, trước hết là mạnh về kinh tế và mạnh về quân sự, quốc phòng. Về kinh tế, phải tự lo được các cân đối lớn trong nước, có dự trữ lớn, đối phó được với thiên tai, địch họa, không những đủ lo đời sống nhân dân mình mà còn dư lực giúp đỡ các dân tộc khác, các quốc gia khác, khi cần. Về quốc phòng, phải đủ sức ứng phó được với chiến tranh mà kẻ thù xâm lược sử dụng vũ khí công nghệ cao, đủ sức bảo vệ Tổ quốc trong bất cứ tình huống nào.
Trong các nước tư bản hiện nay cũng tồn tại phổ biến khái niệm dân giàu, nước mạnh. Ở các nước tư bản phát triển nhất thì trong chiến lược, trong đường lối, chủ trương của họ, đặc biệt là trong các khẩu hiệu tranh cử của các đảng phái cũng được hứa hẹn dân giàu, nước mạnh. Nhưng dân là ai, cần quan tâm nhất tới tầng lớp nào; nước mạnh về cái gì, mạnh để làm gì… thì quan niệm của các chính phủ tư sản, các đảng tư sản, các học giả tư sản lại khác với chúng ta. Ở đấy, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia giàu mạnh được coi là dân giàu, nước mạnh. Theo chủ nghĩa đơn cực thì nước Mỹ phải có sức mạnh thống trị thế giới, cả về kinh tế và quân sự. Chính phủ nước hùng mạnh nhất thế giới này coi phục vụ dân nghĩa là phục vụ những công ty xuyên quốc gia, bởi các công ty này đóng góp nhiều thuế nhất, do đó họ là lực lượng đứng đằng sau, chi phối Chính phủ.
Thứ ba, về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì không phải ta mà các chính giới tư bản cũng nói, các nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp càng nói; nhưng quan niệm và tổ chức thực hiện thì khác ta về bản chất. Nhân dân ta quan tâm công bằng xã hội trước hết là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giảm bớt sự chênh lệch giữa thành thị với nông thôn, miền xuôi với miền núi; thực hiện tốt việc "đền ơn đáp nghĩa" những người đã hy sinh và cống hiến nhiều cho đất nước, quan tâm chăm sóc an sinh xã hội. Nhân dân ta quan tâm đến tổ chức nền dân chủ của đa số, dân chủ cả về chính trị lẫn kinh tế, dân chủ đối với công nhân, nông dân và trí thức, dân chủ với cấp dưới. Nền dân chủ của đa số là rất văn minh nhưng cũng vô cùng mới mẻ. Chúng ta phải luôn tìm tòi, sáng tỏ những cơ chế, những hình thức cụ thể, hợp lý để thực hiện kiểu dân chủ đa số. Dân chủ luôn luôn được hoàn thiện trên cơ sở nâng cao dân trí và trình độ phát triển kinh tế. Đến khi CNXH được xây dựng xong thì chúng ta có một nền dân chủ hoàn thiện, không những xã hội có ý thức cao mà còn có điều kiện đầy đủ để thực hiện nền dân chủ vô cùng đẹp đẽ ấy. Chúng ta xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, là một kiểu nhà nước dân chủ, văn minh nhất trong lịch sử. Xã hội văn minh mà Đảng và nhân dân ta quan niệm và quan tâm trước hết là dân tộc độc lập, tự chủ, bình đẳng giữa các chủng tộc và các quốc gia trên thế giới; nhân dân ta phấn đấu có cuộc sống phong phú, đa dạng, con người có điều kiện phát triển toàn diện, luôn luôn thích ứng với nền công nghiệp và công nghệ hiện đại, v.v.
Trái lại, ở các nước tư bản phát triển nhất hiện nay thì công bằng trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế lại dành cho các thế lực có nhiều tiền bạc, kẻ giàu có lắm của là kẻ có quyền lực. Công bằng tư sản còn là công bằng tối đa theo quan hệ hàng hóa, theo đó “khôn sống mống chết”, “mạnh được yếu thua”; đặc biệt ngày nay là sự cạnh tranh giữa các công ty xuyên quốc gia, họ cạnh tranh để giành vị trí, thị trường trong nước và trên thế giới, giành giá cả độc quyền. Dân chủ, văn minh của phương Tây cũng khác với chúng ta, cả về quan niệm và thể chế. Dân chủ, văn minh tư sản là dựa trên thị trường tự do tuyệt đối, chỉ kẻ nào làm chủ thị trường là kẻ mạnh, những người và những quốc gia khác phải nói và sống theo kẻ mạnh, thậm chí kẻ mạnh dùng cả bom, đạn và đô la, thực hiện “khủng bố nhà nước” để thể hiện cái gọi là “bảo vệ dân chủ, tự do và văn minh”, “bảo vệ giá trị phương Tây”.
Ở Việt Nam ta, trong điều kiện xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thì yêu cầu phấn đấu cho một xã hội “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh” tất yếu theo con đường XHCN, là mục tiêu chiến lược vô cùng đẹp đẽ, đồng thời là một khẩu hiệu đoàn kết, tập hợp lực lượng rộng rãi xây dựng xã hội mới. Điều quan trọng là bằng đường lối, chính sách và pháp luật mà Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, quản lý, điều hành toàn xã hội tiến dần lên CNXH.
Cuối cùng, thì xã hội "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh" mà chúng ta mong ước, đồng nghĩa với một hình thái kinh tế - xã hội rất tiến bộ. Theo đó, về lực lượng sản xuất là một nền sản xuất được cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa, tin học hóa với những công nghệ hiện đại, tương đương với cơ sở vật chất kỹ thuật mà các nước tư bản phát triển nhất đã đạt được. Chỉ có như thế, chế độ XHCN mới có cơ sở đưa ra được một năng suất lao động chiến thắng so với chủ nghĩa tư bản. Về quan hệ sản xuất, khi CNXH được xây dựng xong thì xã hội đã nắm lấy những tư liệu sản xuất (kể cả dịch vụ) chủ yếu, nền kinh tế thị trường XHCN được hình thành đầy đủ, kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch kết hợp nhuần nhuyễn, hệ thống phân phối theo lao động và theo tác động của các quy luật thị trường XHCN cùng phúc lợi xã hội chiếm ưu thế. Về kiến trúc thượng tầng, vốn mang tính tiên tiến ngay từ khi bắt đầu thời kỳ quá độ, đến khi CNXH được xây dựng xong thì nó ở trình độ hoàn thiện; đặc biệt, phải kể đến nhà nước pháp quyền XHCN, nền dân chủ XHCN đã rất phát triển và hoàn thiện, con người mới có khả năng phát triển toàn diện trở thành phổ biến, thế giới quan khoa học và đạo đức XHCN ngự trị trong xã hội.
Một khi đạt được cả ba mặt (lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng) thì chúng ta kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH, nhân dân ta bắt đầu cuộc sống ở giai đoạn thấp của hình thái kinh tế - xã hội mới mẻ nhất trong lịch sử loài người. Đấy là ước mơ, hoài bão, là lý tưởng vô cùng cao đẹp của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta, chúng ta cần tiếp tục kiên định và phấn đấu theo mục tiêu cao cả đó.
VŨ HỮU NGOẠN
Nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu
chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
 








-GÓP Ý KIẾN VÀO QUÁ TRÌNH TIẾN ĐẾN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG: Về Chủ nghĩa xã hội”.

Thời điểm Đại Hội 12 đầu năm 2016 sắp tới đòi hỏi chúng ta phải nói thẳng, nói thật, nói hết với quảng đại quần chúng, với toàn thể đảng viên, với niềm hy vọng áp lực lên Đảng cầm quyền toàn trị để mong thoát khỏi sự tụt hậu ngày càng trầm trọng về mọi mặt của đất nước, đồng thời xây dựng một nước VN hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.

Các bài góp ý đã đăng :
- ông Lê Công Giàu : Thư đảng viên, không phải “Thế lực thù địch”!
- ông Võ văn Thôn : GÓP Ý VĂN KIÊN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VN.
- ông Tống Văn Công : GÓP Ý VĂN KIÊN ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VN.
- ông Lê Thân : Bản góp ý “ Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12 “
- NguyễnThu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư Pháp Tp/ HCM : “QUY CHẾ BẦU CỬ ỨNG CỬ TẠI ĐẠI HỘI 12 “ ĐCSVN THEO QUYẾT ĐỊNH 244-QĐ/TW"

Chúng tôi giới thiệu bài "GÓP Ý KIẾN VÀO QUÁ TRÌNH TIẾN ĐẾN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG" của Giáo sư Tương Lai, một nhà nghiên cứu rất sâu sát chủ nghĩa Mác. Giáo sư Tương Lai là đảng viên và là người rất khâm phục và luôn làm theo lời Chù tịch Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên kiểu "làm theo" của ông mang đậm thực tế xã hội, trái hẳn với kiểu "học tập theo gương Bác" của ông Nông Đức Mạnh trong cung điện nguy nga.
Giáo sư Tương Lai, bằng bài góp ý rất dài với nhiều lý luận rất đáng đọc, chỉ giản dị đề nghị ba điểm:
1- Từ bỏ mô hình Xã hội Chủ nghĩa.
2- Dứt khoát loại bỏ cái gọi là Chủ nghĩa Mác-Lênin.
3- Thực hiện bằng được “điều mong muốn cuối cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” chứ không phải là xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.


GS Tương Lai: "Với tư cách một người làm nghiên cứu, tôi sẽ cố gắng tiếp cận từ bình diện lý luận gắn với thực tiễn để trình bày ý kiến đóng với Đảng và cũng qua đó mong nhận được sự thẩm định của công luận về những ý tưởng đã trình bày và những kiến nghị với Đại hội XII."

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


**Kiến nghị này tôi đã trình bày trong Tiểu luận có nhân đề “CHÂN LÝ LÀ CỤ THỂ” hoàn thành cách đây 10 năm vào dịp 19.8.2005 gửi những người có trách nhiệm : một số Uỷ viên Bộ Chính trị, Hội đồng Lý luận TƯ [qua Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết với tư cách là Uỷ viên UBTU7MTTQVN] và một số nhà Nghiên cứu tôi quen biết.  Anh Sáu Dân đã dành 1 buổi trao đổi kỹ và yêu cầu tôi chỉnh sửa đôi chỗ để đưa in nhưng làm sao in được. Ngày 27.9.2006, tôi nhận được sự động viêncủa Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua câu đề tặng ghi ở trang đầu Tổng tâp Hồi ký của Đại tướng tặng tôi : “Chúc đồng chí Tương Lai có những đóng góp mới vào lý luận của Đảng” [xem “Cảm nhận và Suy tư” trang 119]. Báo Đại Đoàn Kết thời Lý Tiến Dũng làm TBT có trích đăng một chương trên Tuần San Đại Đoàn Kết vào dịp ấy. GS Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại doc Kinh tế TPHCM có in mấy chục cuốn [ 102 trang khổ giấy  A4] để gửi một số bạn bè thân quen.
Nay tôi nhắc lại những kiến nghị đó trong bản “GÓP Ý” này.

 http://boxitvn.blogspot.com/2015/06/gop-y-kien-vao-qua-trinh-tien-en-ai-hoi.html

-Vai trò các Đảng chính trị nói chung, Đảng cầm quyền...

http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=91:ctc20031&id=214:tc2003so1ndctvncqnc&Itemid=106 

-Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/vai-tro-lanh-dao-cua-dang-doi-voi-nha-nuoc-va-xa-hoi-2436050.html 

-Thế nào là "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" : 30 năm chưa trả lời đầy đủ 

 https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BB%8Bnh_h%C6%B0%E1%BB%9Bng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a

-“Chỗ cần nhà nước thì không thấy đâu”

http://vietnamnet.vn/vn/ban-tron-truc-tuyen/229617/-cho-can-nha-nuoc-thi-khong-thay-dau-.html 

-Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-05-nguyen-chu-tich-quoc-hoi-ban-ve-phuong-thuc-cam-quyen-cua-dang 

-BÀN VỀ LẬP HIẾN: "Đảng hóa thân vào Nhà nước" trong đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng ta
http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/365 

-BẢO HIỂM XÃ HỘI HAY LÀ SỰ THIỂN CẬN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ?

 http://beoth.blogspot.com/2015/04/bao-hiem-xa-hoi-hay-la-su-thien-can-cua.html

-Sách giáo khoa lịch sử ở Hoa Kỳ xuyên tạc về hệ thống giai cấp

http://cunom.blogspot.com/2015/06/sach-giao-khoa-lich-su-o-hoa-ky-xuyen.html
 http://www.voatiengviet.com/content/dang-cs-tu-khuoc-vai-tro-lanh-dao-dat-nuoc/2857624.html

-Đảng Cộng Sản từ khước vai trò lãnh đạo đất nước
http://www.voatiengviet.com/content/dang-cs-tu-khuoc-vai-tro-lanh-dao-dat-nuoc/2857624.html








-Nguyễn Đức Bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giáo sư triết học, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình (sinh 1927) là một trong những nhà lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Tiểu sử

  • Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1927 tại làng Đức Hồng, nay là xã Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Từ năm 1945 đến năm 1949, ông công tác tại tỉnh Hà Tĩnh.
  • Từ 1950 đến năm 1954, ông lần lượt giữ các chức vụ: Chuyên viên nghiên cứu Ban Tuyên huấn Liên khu ủy IV; Trưởng ban Tuyên huấn tiền phương thuộc Hội đồng Cung cấp Mặt trận Liên khu IV trong chiến dịch Trung - Lào.
  • Từ năm 1959 đến năm 1975: Giảng viên, Phó Trưởng Khoa Triết học Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
  • Năm 1982, ông được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V. Giữ chức Hiệu trưởng Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc (Tức Học viện CTHCQG HCM hiện nay) cho đến năm 2001.
  • Năm 1984, ông được Nhà nước Việt Nam công nhận chức danh Giáo sư Triết học.
  • Năm 1986, ông được bầu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI.
  • Năm 1991, là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.
  • Tháng 6 năm 1996 ông được tái trúng cử vào Bộ Chính trị khóa VIII, giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
  • Ông đã nghỉ hưu từ tháng 1 tháng 2008.

Quan điểm chính trị

Quan điểm chính trị của ông gắn bó với chủ nghĩa Marx-Lenin truyền thống. Trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X (khai mạc ngày 18 tháng 4 năm 2006) ông có viết một số bài đăng báo góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng. Ông suy tư: "Điều tôi băn khoăn, trăn trở ở chỗ: tư duy lý luận của chúng ta về chủ nghĩa xã hội lâu nay đã thật sự độc lập tự chủ hay chưa, đã thật sự sáng tạo trên mảnh đất Việt Nam hay chưa? Trung Quốc nói "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc". Vậy Việt Nam đã thật sự có một lý luận và đường lối của mình tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ hay chưa?". Khi nói đến vấn đề đảng viên được làm kinh tế, ông phê phán: "Dự thảo mới vẫn tránh nói kinh tế tư bản tư nhân mà đưa lẫn vào trong một biến báo mới: "Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô". Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là có thể làm giàu hết cỡ, làm tư bản tư nhân hết cỡ, có thể bóc lột hết cỡ mà (với những điều kiện nhất định?) có thể được làm đảng viên, như vậy có trái sờ sờ với "lẽ tự nhiên" như Bác Hồ nói không?". "Nhưng tại sao một chính sách mới của Đảng quan trọng như thế mà lại không nói thẳng thắn, đàng hoàng, minh bạch, thậm chí không gọi sự vật đúng tên của nó? Chỉ riêng điều đó đã là một điểm yếu căn bản của "quan điểm mới"".
Ông không đồng ý với báo cáo của đại hội vì đảng viên, "không thể vừa là chiến sĩ cộng sản lấy việc xóa bỏ chế độ bóc lột làm lý tưởng đời mình, lại vừa làm ông chủ tư bản lấy bóc lột lợi nhuận làm lẽ sống"
Và ông nói " Ông chủ tư bản làm sao có thể dễ dàng trở thành người cộng sản"?
"Thật không có gì sai bằng lập luận thế này: Ta đang ở thời kỳ quá độ, vậy trong thành phần xã hội của đảng viên cũng có sự quá độ. Nói thế khác gì quan điểm cho rằng kinh tế nhiều thành phần thì chính trị tất yếu phải đa đảng và tư tưởng trong Đảng tất yếu cũng phải đa nguyên".
Ông khẳng định:"Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân", vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: "Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người". Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên" (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, tr.237)".
Ông nói: "thật vô cùng nghịch lý khi nghĩ rằng kết nạp cả tư sản để mở rộng cơ sở xã hội, cơ sở quần chúng cho cách mạng xã hội chủ nghĩa! Quần chúng công nông, các lực lượng vũ trang con em công nông sẽ hỏi chúng ta ngay: vậy các anh là Đảng của ai?"

Đóng góp ý kiến với lãnh đạo Đảng

Ông đề xuất với lãnh đạo Đảng:
"Tôi đề nghị trung ương cho ra một tờ nội san, lưu hành có hạn chế trong Đảng". "Việc ra nội san tranh Luận đã đến lúc chín muồi vì những quan điểm khác nhau trong Đảng nay đã bộc lộ công khai hay nửa công khai bằng phát ngôn và phát tán tài liệu rất có hại vì nó làm phân tâm, phân tán tư tưởng nghiêm trọng trong Đảng và trong xã hội". Ông viết: "Sự thiếu nhất trí trong Đảng ta hiện nay chủ yếu là trên mặt nhận thức. Là vấn đề nhận thức, phải giải quyết bằng nhận thức, bằng trao đổi, thảo luận, tranh luận thẳng thắn trên tinh thần đồng chí. Muốn vậy, phải đặt thẳng những vấn đề có ý kiến khác nhau lên bàn, trước hết là mấy vấn đề then chốt sau đây:
  • Sau thảm họa sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu, chúng ta có nên tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa nữa hay không? Có thể có con đường nào khác phù hợp hơn? Hoặc: hãy thôi nói chủ nghĩa xã hội, thôi nói chủ nghĩa Mác - Lênin, mà cứ làm sao cho "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" là được rồi?
  • Bản chất Đảng có gì thay đổi? Có nên giữ như lâu nay: "Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của cả dân tộc" hay nên thay bằng công thức mới: "Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động, của dân tộc".
  • Về đảng viên, có nên cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân, cho phép kết nạp cả những nhà tư bản tư nhân vào Đảng hay không?"
Ông băn khoăn: "Rất tiếc mấy tháng vừa rồi  tại đại hội Đảng các cấp từ cơ sở đến tỉnh, thành phố, đến đại hội Đảng các cơ quan trung ương, các vấn đề rất ít được đặt ra để thảo luận, tranh luận. Tôi cho đó là một hạn chế lớn không đáng có".

-Theo con đường chính – con đường Hồ Chí Minh



Bài này là một phần nằm trong bài viết có tên “ĐÃ ĐẾN LÚC THAY ĐỔI MỤC TIÊU, ĐƯỜNG LỐI” của TS. Vũ Duy Phú, Phó Chủ tịch thường trực Viện Các vấn đề phát triển VIDS và đã được Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA xuất bản tháng 12/2012 trong cuốn “GIAI ĐOẠN MỚI, CHÍNH THỂ MỚI, VĂN HÓA MỚI”.

Bài viết “Đã đến lúc thay đổi mục tiêu, đường lối” của tác giả Vũ Duy Phú gồm 6 nội dung:
1. Theo con đường chính – con đường Hồ Chí Minh;
2. Không thể đến đích mới bằng kiên định đường cũ;
3. Phải từ bỏ thứ quyền lực đứng trên pháp luật, không bị kiểm soát, không chịu trách nhiệm. Công thức phát triển;
4. Phải biết trân trọng, phát huy và sử dụng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là trí tuệ trong nội bộ Đảng;
5. Sẽ chỉ gây rối loạn khi vừa chống tham nhũng, vừa kiên định nguyên nhân làm tham nhũng bùng phát;
6. Trước hết cần lấy tín nhiệm trong dân, trong Quốc hội, với những ai có trách nhiệm dẫn dân tộc “đi đâu?”, “làm gì?”.
___________

Đã đến lúc lãnh đạo và toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành công cuộc thay đổi tư duy chính trị để thực sự “Theo con đường CHÍNH - CON ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH”(Tài liệu số 2, tập I, cuốn “Theo con đường Chính - Con đường Hồ Chí Minh”)