tết QUANG TRUNG - HaMeoK6



Đúng ra, bữa nay (mùng 8) hoàng đế Quang Trung mới cùng các tướng lãnh ăn tết, vì mùng 5 tiến vào Thăng Long xong còn lo dọn dẹp và … kiếm mồi. Bữa nay mới “nhậu” (!). Nhân ngày này, xin cùng nhớ lại các “người anh em” (không kể chức sắc, hàm vị) của ông.
Đó là:

"Tây Sơn thất hổ tướng" là 7 người kết nghĩa anh em với Nguyễn Huệ từ thời kỳ đầu khởi nghĩa. Những người này vẫn gọi “anh Huệ” ngay khi đã lên ngôi hoàng đế.
Đó là :
Võ Văn Dũng : Hải Dương Chiêu viễn đại đô đốc, tước Quận công.
Võ Đình Túc : ……….. ?
Trần Quang Diệu : hàm Đô đốc, Đốc trấn Nghệ An, Thiếu phó.
Nguyễn Văn Tuyết, tên thật là Nguyễn Minh Mẫn : Tiền trào vi huấn đạo Tuyết Quang Tử, Đô đốc hải quân hy sinh trong trận ở cửa sông Lục Đầu Giang, Hải Dương.
Lê Văn Hưng : hàm Đô đốc, ông được gọi là "Lê vô địch". Võ tướng phụ trách huấn luyện kỹ thuật đánh roi cho nghĩa binh.
Lý Văn Bưu : hàm đô đốc. Võ tướng phụ trách huấn luyện chiến mã.
Nguyễn Văn Lộc : Thần Võ Hữu quân Đô thống chế, chỉ huy lực lượng thủy binh.

Tượng nữ tướng Bùi Thị Xuân tại Bảo tàng Quang Trung" Tây Sơn ngũ phụng thư” là 5 nữ tướng, gồm có:
Bùi Thị Xuân (hình 1) (vợ Trần Quang Diệu, cháu thái sư Bùi Đắc Tuyên) : hàm Đô đốc, trấn thủ Quảng Nam, Đại Tổng quản Tổng chỉ huy quân đội hậu cần (tương đương Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần và trang bị kỹ thuật – bao gồm cả việc huấn luyện voi chiến). Đây là chức vụ Nguyễn Huệ nắm khi mới khởi binh, sau giao lại cho bà. Bà được gọi là “Tây Sơn nữ tướng”, “Cân quắc anh hùng”. Chỉ huy 4 lữ đoàn nữ binh (một lữ gồm 5 tốt, tức 500 người). Trợ giúp cho việc huấn luyện có bốn nữ tướng thân cận của bà là :
Bùi Thị Nhạn (vợ cả Nguyễn Huệ, mẹ đẻ của Cảnh Thịnh hoàng đế Quang Toản, cô của Bùi Thị Xuân) : phụ trách việc luyện quân và xây dựng kinh tế cho phong trào Tây Sơn, phục vụ dưới trướng Bùi Thị Xuân trước khi trở thành Chánh cung Hoàng hậu.
Trần Thị Lan (vợ đô đốc Nguyễn Văn Tuyết, chị ruột vợ Nguyễn Nhạc) : một nữ tướng dưới quyền và là em kết nghĩa của Bùi Thị Xuân.
Nguyễn Thị Duy : một nữ tướng dưới quyền và là em kết nghĩa của Bùi Thị Xuân.
Huỳnh Thị Cúc : huấn luyện nữ binh, phụ trách luôn việc văn phòng (Chánh văn phòng Tổng cục) và là em kết nghĩa Bùi Thị Xuân. Bà được chân truyền môn song kiếm và cưỡi ngựa không yên cương, chỉ dùng hai chân điều khiển.

 
Tượng tướng Võ Văn Dũng tại Bảo tàng Quang TrungNgười đương thời gọi 4 tướng sau là “Tứ kiệt” :
Võ Văn Dũng (hình 2)
Ngô Văn Sở (Đại tư mã thống lĩnh quân đội, kiêm chức quan Tổng trấn Bắc Hà)
Bùi Thị Xuân
Trần Quang Diệu

“Tây Sơn lục kỳ sĩ” là danh hiệu người đời phong tặng cho sáu hào kiệt, văn nhân theo nhà Tây Sơn ở thời kì đầu. Đây là sáu nhân tài về văn chương, học thức sâu rộng, giúp Tây Sơn mưu lược an dân, trị nước, nhất là thời Tây Sơn mới dựng nghiệp, gồm có:
Võ Xuân Hoài : đức cao học rộng là ngôi sao về văn học đương thời ở Bình Khê
Trương Mỹ Ngọc : đức cao học rộng là hai ngôi sao về văn học đương thời ở An Nhơn
Nguyễn Thung : Tri huyện Tuy Viễn (gồm 3 huyện: Bình Khê, An Nhơn và Tuy Phước)
La Xuân Kiều : một văn sĩ nổi tiếng trong vùng, giỏi chữ nôm, thông minh hoạt bát, lại có tài cỡi ngựa, bắn cung
Triệu Đình Tiệp : học rộng, ưa thực tế ghét phù hoa, tánh thanh khiết nghiêm nghị, trọng tín nghĩa và giỏi việc cai trị
Cao Tắc Tựu : học rộng, tinh thông binh pháp, tính tình điềm đạm, làu thông kinh sử, mọi người rất kính phục

Đăng lại bài viết sưu tầm của Hà Mèo (đã đăng tại Blog "Út Trỗi”: Thứ hai, ngày 02 tháng hai năm 2009)

Xem:
1. tết QUANG TRUNG - HaMeoK6 - 2/2/2009 – Blog "Út Trỗi”.