Cuộc sống và tách cà phê
Thứ Sáu, tháng 12 05, 2008Gửi các ACE "Cà phê Đôi khi" 3 mẩu chuyện sưu tầm trên mạng (đã được k8tsq giới thiệu).
Cà rốt, trứng hay ... cà phê?
Nhân dịp ghé thăm nhà, 1 cô gái trẻ than phiền với cha về cuộc sống. Đối với cô, cuộc sống là 1 chuỗi bất tận của những vấn đề, vừa giải quyết xong cái này thì cái khác đã nảy sinh, khiến cô cảm thấy mệt mỏi.
Cha cô, 1 đầu bếp danh tiếng, âu yếm nhìn con gái và mỉm cười. Ông lẳng lặng đặt lên bếp lò 3 chiếc xoong, đổ nước vào và bật lửa cho bếp cháy thật lớn. Khi nước sôi sùng sục trong nồi, người cha lần lượt thả vài củ cà rốt sống vào chiếc xoong thứ nhất, cho 1 quả trứng sống vào chiếc xoong thứ hai, và 1 gói bột cà fê vào chiếc xoong còn lại. Đậy nắp lại, người cha bình thản đứng chờ. Không hiểu cha mình muốn nói gì, cô gái tỏ ra sốt ruột. Người cha xoa nhẹ mái tóc con gái vỗ về, khuyên con kiên nhẫn.
Đun sôi chừng 20 phút, người cha tắt lửa. Ông gắp cà rốt, múc trứng ra khỏi nồi để vào 2 chiếc tô và rót cà fê ra 1 chiếc ly.
Quay lại phía con gái, người cha bảo: "Con thử xem các thứ nấu ra sao?".
Cô gái bấm tay vào cà rốt. Chúng mềm nhũn. Quả trứng luộc chín cứng ngắc và tách cà fê bốc mùi thơm ngào ngạt.
"Con thấy đấy - người cha giảng giải - Cũng bị đun sôi lên như nhau, nhưng mỗi thứ phản ứng theo cách khác nhau.
Cà rốt tưởng là cứng nhưng khi gặp nước sôi lại mềm nhũn.
Quả trứng bình thường mong manh dễ vỡ sau khi qua nước sôi lại đâm ra cứng, phải đập mới bể.
Cà fê hoà tan vào nước sôi và biến đổi nước thành thức uống thơm tho.
Vậy con định chọn cách nào để đương đầu với cuộc sống khắt nghiệt như nồi nước sôi nóng bỏng kia?
Con có thích là cà rốt để cho đau khổ làm tê liệt sức mạnh của con và biến con thành kẻ yếu đuối?
Liệu con có thích mình như là quả trứng mong manh kia bị cái chết, những cuộc chia ly tan vỡ làm cho trái tim hoá đá?
Cha thích mình là thứ cà fê kia, quyện mình vào những bão tố của cuộc đời. Con thấy đó, nước càng sôi, cà fê càng thơm. Trong đời cũng vậy, càng nhiều gian nan mới thành người".
Cha cô, 1 đầu bếp danh tiếng, âu yếm nhìn con gái và mỉm cười. Ông lẳng lặng đặt lên bếp lò 3 chiếc xoong, đổ nước vào và bật lửa cho bếp cháy thật lớn. Khi nước sôi sùng sục trong nồi, người cha lần lượt thả vài củ cà rốt sống vào chiếc xoong thứ nhất, cho 1 quả trứng sống vào chiếc xoong thứ hai, và 1 gói bột cà fê vào chiếc xoong còn lại. Đậy nắp lại, người cha bình thản đứng chờ. Không hiểu cha mình muốn nói gì, cô gái tỏ ra sốt ruột. Người cha xoa nhẹ mái tóc con gái vỗ về, khuyên con kiên nhẫn.
Đun sôi chừng 20 phút, người cha tắt lửa. Ông gắp cà rốt, múc trứng ra khỏi nồi để vào 2 chiếc tô và rót cà fê ra 1 chiếc ly.
Quay lại phía con gái, người cha bảo: "Con thử xem các thứ nấu ra sao?".
Cô gái bấm tay vào cà rốt. Chúng mềm nhũn. Quả trứng luộc chín cứng ngắc và tách cà fê bốc mùi thơm ngào ngạt.
"Con thấy đấy - người cha giảng giải - Cũng bị đun sôi lên như nhau, nhưng mỗi thứ phản ứng theo cách khác nhau.
Cà rốt tưởng là cứng nhưng khi gặp nước sôi lại mềm nhũn.
Quả trứng bình thường mong manh dễ vỡ sau khi qua nước sôi lại đâm ra cứng, phải đập mới bể.
Cà fê hoà tan vào nước sôi và biến đổi nước thành thức uống thơm tho.
Vậy con định chọn cách nào để đương đầu với cuộc sống khắt nghiệt như nồi nước sôi nóng bỏng kia?
Con có thích là cà rốt để cho đau khổ làm tê liệt sức mạnh của con và biến con thành kẻ yếu đuối?
Liệu con có thích mình như là quả trứng mong manh kia bị cái chết, những cuộc chia ly tan vỡ làm cho trái tim hoá đá?
Cha thích mình là thứ cà fê kia, quyện mình vào những bão tố của cuộc đời. Con thấy đó, nước càng sôi, cà fê càng thơm. Trong đời cũng vậy, càng nhiều gian nan mới thành người".
Bài học bên tách cà phê
Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc...
Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…
Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.
Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.
Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.
Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.
Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.
Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.
Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…
Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.
Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muồn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.
Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.
Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.
Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.
Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.
Theo DTO/Rogerknapp
Cuộc sống và tách cà phê
Nếu có quá nhiều điều trong cuộc sống của bạn cần được giải quyết thì dường như 24 giờ một ngày là không đủ. Khi đó, bạn hãy nhớ tới bài học dưới đây.
Trong một buổi triết học, vị giáo sư đứng trước lớp và đặt một vài thứ linh tinh trước mặt ông.
Khi lớp học bắt đầu, giáo sư lẳng lặng cầm một lọ dùng để đựng nước xốt ma-don-ne*rất to và trống rỗng không có thứ gì trong ấy cả, rồi nhặt vài quả bóng đánh gôn bỏ vào đấy. Sau đó ông hỏi các sinh viên thấy cái lọ đã đầy chưa. Tất cả đều đồng thanh trả lời rằng nó đã đầy rồi.
Vì thế, vị giáo sư lại cầm lấy một hộp đựng sỏi bên trong và từ từ đổ tiếp vào lọ. Ông khẽ lắc nhẹ chiếc lọ để các hòn sỏi rơi xuống những khoảng trống giữa các trái banh gôn. Rồi ông lại hỏi các sinh viên một lần nữa xem chiếc lọ đã đầy chưa. Những sinh viên lại xác nhận lọ đã đầy rồi.
Giáo sư tiếp tục cầm lấy hộp đựng cát và đổ chúng vào chiếc lọ. Dĩ nhiên, lần này những hạt cát nhỏ len lỏi vào những không gian trống còn lại trong chiếc lọ và nằm yên tại đó. Ông lại hỏi các sinh viên xem lần này chiếc lọ đầy chưa. Tất cả đều nhất trí trả lời: “Thưa thầy đầy rồi ạ!”.
Cuối cùng, vị giáo sư lấy ra từ dưới hộc bàn hai tách cà phê và đổ hết chúng vào chiếc lọ. Lúc này, cà phê chảy đều ra và lấp đầy những khe hỡ li ti, cực kỳ nhỏ giữa các hạt cát. Không đợi giáo sư hỏi, các sinh viên đều bật cười.
Khi tràn cười vừa ngớt đi, giáo sư bảo với cả lớp: “Nào, bây giờ thầy muốn các em biết rằng chiếc lọ này chính là cuộc sống của chúng ta.
Những quả banh gôn là những thứ quan trọng như là gia đình, con cái, sức khỏe... Đó là những thứ mà nếu các thứ khác mất đi thì chúng vẫn được giữ lại. Lúc đó, các em thấy cuộc sống vẫn được tràn đầy và trọn vẹn.
Các hòn sỏi là những thứ phụ trợ khác như công việc, nhà cửa, phương tiện đi lại…
Còn cát chính là những thứ khác nhỏ hơn nữa”.
Giáo sư giải thích thêm: “Nếu đầu tiên các em đặt cát vào chiếc lọ, sẽ không có chỗ cho những hòn sỏi và banh gôn. Tương tự như trong cuộc sống vậy. Một khi các em chỉ chăm chăm tốn thời gian và công sức vào những việc nhỏ nhặt, thì các em sẽ không bao giờ có đủ thời gian cũng như sức lực của mình dành cho những điều thực sự quan trọng.
Hãy chú ý đến những vấn đề then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của mình.
Hãy dành thời gian vui đùa với anh chị em, họp mặt, quây quần bên bữa cơm gia đình.
Chú ý chăm sóc sức khỏe của mình và người thân.
Sẽ luôn có đủ thời gian cho các em dọn dẹp và chăm chút cho nhà cửa.
Phải quan tâm đến ‘những quả banh gôn’ trước, vì chúng mới là những điều quan trọng. Lên kế hoạch cho những ưu tiên của mình, để sau cùng mới đến ‘những hạt cát’”.
Giáo sư vừa dứt tiếng thì một sinh viên giơ tay phát biểu và hỏi: “Thưa thầy, vậy cà phê thì tượng trưng cho thứ gì ạ?”.
Giáo sư mỉm cười và nói: “Thầy mừng vì em đã hỏi điều này. Nó chỉ ra cho em thấy rằng dù cuộc sống dường như đầy đặn thế nào đi chăng nữa thì vẫn luôn cần có chỗ dành cho một tách cà phê cùng với bạn bè. Nó làm cho cuộc sống của chúng ta thêm trọn vẹn, thi vị và ý nghĩa”.
Trong một buổi triết học, vị giáo sư đứng trước lớp và đặt một vài thứ linh tinh trước mặt ông.
Khi lớp học bắt đầu, giáo sư lẳng lặng cầm một lọ dùng để đựng nước xốt ma-don-ne*rất to và trống rỗng không có thứ gì trong ấy cả, rồi nhặt vài quả bóng đánh gôn bỏ vào đấy. Sau đó ông hỏi các sinh viên thấy cái lọ đã đầy chưa. Tất cả đều đồng thanh trả lời rằng nó đã đầy rồi.
Vì thế, vị giáo sư lại cầm lấy một hộp đựng sỏi bên trong và từ từ đổ tiếp vào lọ. Ông khẽ lắc nhẹ chiếc lọ để các hòn sỏi rơi xuống những khoảng trống giữa các trái banh gôn. Rồi ông lại hỏi các sinh viên một lần nữa xem chiếc lọ đã đầy chưa. Những sinh viên lại xác nhận lọ đã đầy rồi.
Giáo sư tiếp tục cầm lấy hộp đựng cát và đổ chúng vào chiếc lọ. Dĩ nhiên, lần này những hạt cát nhỏ len lỏi vào những không gian trống còn lại trong chiếc lọ và nằm yên tại đó. Ông lại hỏi các sinh viên xem lần này chiếc lọ đầy chưa. Tất cả đều nhất trí trả lời: “Thưa thầy đầy rồi ạ!”.
Cuối cùng, vị giáo sư lấy ra từ dưới hộc bàn hai tách cà phê và đổ hết chúng vào chiếc lọ. Lúc này, cà phê chảy đều ra và lấp đầy những khe hỡ li ti, cực kỳ nhỏ giữa các hạt cát. Không đợi giáo sư hỏi, các sinh viên đều bật cười.
Khi tràn cười vừa ngớt đi, giáo sư bảo với cả lớp: “Nào, bây giờ thầy muốn các em biết rằng chiếc lọ này chính là cuộc sống của chúng ta.
Những quả banh gôn là những thứ quan trọng như là gia đình, con cái, sức khỏe... Đó là những thứ mà nếu các thứ khác mất đi thì chúng vẫn được giữ lại. Lúc đó, các em thấy cuộc sống vẫn được tràn đầy và trọn vẹn.
Các hòn sỏi là những thứ phụ trợ khác như công việc, nhà cửa, phương tiện đi lại…
Còn cát chính là những thứ khác nhỏ hơn nữa”.
Giáo sư giải thích thêm: “Nếu đầu tiên các em đặt cát vào chiếc lọ, sẽ không có chỗ cho những hòn sỏi và banh gôn. Tương tự như trong cuộc sống vậy. Một khi các em chỉ chăm chăm tốn thời gian và công sức vào những việc nhỏ nhặt, thì các em sẽ không bao giờ có đủ thời gian cũng như sức lực của mình dành cho những điều thực sự quan trọng.
Hãy chú ý đến những vấn đề then chốt ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc của mình.
Hãy dành thời gian vui đùa với anh chị em, họp mặt, quây quần bên bữa cơm gia đình.
Chú ý chăm sóc sức khỏe của mình và người thân.
Sẽ luôn có đủ thời gian cho các em dọn dẹp và chăm chút cho nhà cửa.
Phải quan tâm đến ‘những quả banh gôn’ trước, vì chúng mới là những điều quan trọng. Lên kế hoạch cho những ưu tiên của mình, để sau cùng mới đến ‘những hạt cát’”.
Giáo sư vừa dứt tiếng thì một sinh viên giơ tay phát biểu và hỏi: “Thưa thầy, vậy cà phê thì tượng trưng cho thứ gì ạ?”.
Giáo sư mỉm cười và nói: “Thầy mừng vì em đã hỏi điều này. Nó chỉ ra cho em thấy rằng dù cuộc sống dường như đầy đặn thế nào đi chăng nữa thì vẫn luôn cần có chỗ dành cho một tách cà phê cùng với bạn bè. Nó làm cho cuộc sống của chúng ta thêm trọn vẹn, thi vị và ý nghĩa”.
H@rry (Dịch) - Theo MựcTím
* mayonnaise= nước xốt mayonne (Mai-ô-ne) (làm bằng lòng đỏ trứng và dầu)
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>