Trở lại Đại Từ



Trở lại Đại Từ sau đúng 54 năm - mùa Thu năm 1965 - khi theo chân đoàn của Ban Liên lạc Khóa 6. Trong lúc Ban Liên lạc đang say sưa làm việc với địa phương, tôi tranh thủ thời gian rất eo hẹp làm một chuyến đi vòng qua các điểm mốc chính của nơi đóng quân của Trường Văn hóa Quân đội - Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi. Đó là các địa danh một thời: Gốc đa Hiệu bộ (nay có tên là gốc đa Đình Dậu, trên Google Maps có tên "La Vương" - ngã ba La Vương; suối Cái và nơi đóng quân của K6 và lớp B1 trên ngọn đồi nay có tên địa phương: "đồi Phong Tướng"

Dù tìm hiểu trước nhưng chuyến đi sẽ rất khó khăn: chưa biết đường mới thay đổi, phương tiện đi lại vì khoảng cách các điểm trên cũng tầm trên dưới vài km... Trong bữa ăn trưa do cán bộ xã Mỹ Yên chiêu đãi, tôi lựa chọn một thanh niên địa phương rắn rỏi để hỏi nhờ việc này. Anh ta là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự của xã (trước gọi là Xã đội trưởng), Đỗ Mạnh Hùng, sau mới giới thiệu là cháu của Liệt sĩ Đỗ Khắc Tiến, từng học ở Khóa 6. Đưa cho tôi cái mũ cối màu xanh, có gắn phù hiệu hình quả trám đội thay cho mũ bảo hiểm, thế là leo lên xe máy của Hùng. Dưới đây là những hình ảnh tôi chụp được trên hành trình này


Ban Liên lạc Trường và BLL khóa 6 trước cuộc hội đàm



Địa điểm Gốc đa Hiệu bộ, nơi đặt chân đầu tiên của trường khi di chuyển từ Hiệp Hòa lên và cũng là nơi mà các Chủ Nhật cha mẹ lên thăm nom được gặp con ở đây. Nay không còn cây đa và cái miếu nhỏ. Địa điểm này có tên mới là: ngã ba La Vương.


Lối đi vào làng - mà những ngày đầu tiên, Khóa 6 vào ở trong nhà dân


...lội qua suối Cái, nay lòng suối thu hẹp và có cầu bắc qua

Đường vào làng, nay là con đường lớn trải nhựa vào thẳng UBND xã Mỹ Yên


Xóm nhỏ lúc đầu B1, Khóa 6 vào nhà dân ở. Địa phương gọi là xóm Chính (hay xóm Cũ... gì đó)


Lối đi trong xóm, đường bê tông chạy vào gần chân núi


Qua đập tràn ngăn suối Cái, phía sau cái bể trữ nước suối là đường ngược lên thác Bombom


...vượt qua suối gặp lối đi vào chân núi, nơi Khai giảng năm học 1965-1966 của Trường...


Phía sau ngọn đồi này có lẽ là nơi K6 đóng quân sau khi từ xóm dân vào chân núi


Xã Mỹ Yên ngày nay nhìn từ trên con đường từ gốc đa Hiệu bộ vào nơi Khai giảng


...tiếp tục đi ra phía cây đa Hiệu bộ


Con đường mòn khi xưa, nay dân vào làm nhà ở san sát hai bên đường


Lối xuống cánh đồng gần nơi Khóa 6 chuyển từ chân núi ra...


Quả đồi nơi Khóa 6 đóng quân suốt từ cuối năm 1965 đến cuối năm 1966


Chỗ này là nhà bếp và nhà ăn tập trung của cả Khóa


Lối vào giữa ngọn đồi


Trên đỉnh đồi, nơi ngày xưa chỉ có sim và mua, nơi có lò rèn dao quắm...


Lối đi xuống khu nhà ở và lớp học của B1


Trước đây, khu của B1 có hai ngôi nhà lá để ở và 1 lớp học


...nay không còn vết tích gì, chỉ có mấy hộ dân vào làm nhà ở đây từ năm 1985-1986...


Địa danh quả đồi này, địa phương gọi là đồi Phong Tướng, chắc là vì dân biết được có vài bạn K6 lên Tướng chăng? Vườn chè trên đồi


Lối quay trở ra cây đa Hiệu bộ, ngày xưa là lối đi vác gạo và đón phụ huynh lên thăm...


Góc nhìn đồi Phong Tướng từ ngã ba La Vương


Để kết thúc bài phóng sự ảnh này, có thể gợi ý một chuyến đi nhỏ gọi là "Lần mò tung tích" có hành trình gồm các điểm: Trại Hòe, Bắc Giang (check-in ở cửa cống nông giang) và xã Mỹ Yên, Đại Từ theo hành trình của bài viết trên.
Hành trình tham quan Mỹ Yên theo đường chấm xanh và đến các địa danh ghi chú trong bản đồ dưới đây


Thời gian chuyến đi có thể chỉ trong ngày: đón và trả khách tại Hà Nội, thời gian khởi hành 7g00 và kết thúc lúc 17g00. Chi phí cho thuê xe và chén một bữa măng nứa đặc sản Mỹ Yên, Đại Từ. Mời các bạn tham gia!