Cồn Cỏ 18-19/4/2019

Ảnh FB Bạn Trỗi K6, thuyết minh: Trần Quang, Hà mèo...

Cồn Cỏ nằm trong hệ thống các địa danh lịch sử nổi tiếng trong 2 cuộc kháng chiến của quân và dân Quảng Trị như Cầu Hiền Lương, Vĩ tuyến 17, Địa dạo Vịnh Mốc, Thành Cổ Quảng Trị, các khu du lịch Cửa Tùng, Cửa Việt…
Cồn Cỏ đi vào lịch sử dân tộc với những chiến công bất hủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong suốt 21 năm đánh Mỹ, Cồn Cỏ là hòn đảo tiền tiêu của miền Bắc XHCN, là biểu tượng cho ý chí ý kiên cường và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam, trở thành “Chiến hạm thép canh giữ Biển Đông Tổ quốc”, là “con mắt thần”, “vọng gác tiền tiêu” của miền Bắc XHCN, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, của khát vọng chân lý “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đến với Cồn Cỏ là đến với những địa danh hiển hách của cuộc trường chinh thống nhất đất nước đầy hào hùng của dân tộc...
Mời xem bài liên quan:
  1. Cồn Cỏ 18-19/4/2019 - Tổng hợp
  2. K6 hành hương tri ân - Video Hà mèo
  3. K6-TSQ VỚI LƯỠNG QUẢNG - Vũ Duy Sơn
  4. Cồn Cỏ - điểm hẹn của những người bạn Trỗi - Trần Vinh Quang
  5. Lũ chúng tôi - Trần Việt Châu




Sáng sớm ngày 18/4, đoàn được cháu Linh – HDV của tour Cồn Cỏ - đưa ra bến tàu trong Cảng Cửa Việt...



lên tàu Cồn Cỏ Tourist khởi hành lúc 7g30' sáng...

Tàu Cồn Cỏ đậu ở cảng


tàu tiến ra biển... với tốc độ 18 hải lý/giờ



Từ ngày 31/8/2018, UBND huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị và Công ty TNHH MTV 189 (Bộ Quốc phòng) đã đưa vào sử dụng tàu cao tốc hiện đại vận chuyển hành khách ra đảo Cồn Cỏ, di chuyển 1 lượt chỉ mất chừng 40 phút.
Tàu cao tốc Cồn Cỏ Tourist mang số hiệu QT 00666 được đóng mới hoàn toàn bởi Công ty TNHH MTV 189 (Bộ Quốc phòng), với tổng kinh phí 24,1 tỷ đồng. Tàu có vỏ và ca-bin bằng hợp kim nhôm, chiều dài 27,5 m, chiều rộng 5,5 m, chiều cao mạn 2,5 m, công suất 1.200 mã lực, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ.

Tàu Cồn Cỏ Tourist có thể chở 80 hành khách cùng biên chế năm thuyền viên và có thể hoạt động trong điều kiện sóng cấp 5, lướt sóng êm, có điều hòa, tivi, wifi phục vụ hành khách. Báo Nhân Dân 31/08/2018
Hành khách trên tàu phần lớn là đoàn chúng ta và một số bộ đội biên phòng...



Sau gần 1 tiếng rưỡi, đảo Cồn Cỏ hiện ra trước mặt



Tàu lừ đừ vào âu tàu...



Âu tầu Cồn Cỏ

Tất cả đồ nặng được xe tải của Nhà khách chuyển về trước...



Chào Cồn Cỏ






Bắt đầu hành quân. Từ bến cảng các cụ leo lên con dốc thoải. Đội hình kéo dài hơn 100 mét, người khỏe đỡ người mệt mỏi. Điểm tham quan đầu tiên là Ngọn Hải Đăng chính giữa đảo.

Những bước chân đầu tiên trên đảo...
Cái dốc thoải dài 100 mét lên đảo là động tác khởi động của chuyến đi khám phá...


Đến nút giao thông đầu tiên trên đảo là bốn ngả đường xuôi ngược...
Các cụ vẫn bám sát đội hình...



Ngang qua một trường học trên đảo (Trường mầm non - tiểu học Hoa Phong Ba khởi công 8/6/2014). Nghe kể cả trường có... sáu (6) học sinh thôi!
Đến một ngã tư...


Lối lên ngọn Hải Đăng được trải nhựa sạch sẽ, xuyên qua khu rừng nguyên sinh. Gọi là Rừng nguyên sinh nhưng thực tế không có cây cổ thụ...
Hai bên con đường bê tông sạch sẽ là những hàng cây xanh mướt của vùng lõi Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.


Các cụ leo một đoạn mà cũng rơi rụng...
Thày Soạn nay đã 86 tuổi vẫn lặng lẽ theo đoàn...


Trong khuôn viên ngọn Hải đăng, các cụ được nhân viên gác đèn đón tiếp thân tình như người nhà...

Mệt mỏi ngả nghiêng sau chặng đường ngắn


Ngọn Hải đăng nằm trên đỉnh ngọn đồi cao 63,4 mét - còn gọi là điểm cao 63,4 và cũng là điểm cao nhất đảo...


Từ trên sân thượng ngắm toàn cảnh đảo
Phía Đông Nam đảo - nơi có Đài Tưởng niệm Anh hùng Cồn Cỏ
Nhìn ra biển Đông, nơi có những bến Nghè, bến Hà Đông, bến Sông Hương...
Phía Bắc đảo nhìn ra Vịnh Bắc Bộ...



Phía Bắc đảo hầu như không có các công trình xây dựng...
Ngay sát cạnh ngọn đèn Hải đăng là căn cứ Ra đa quân sự che khuất tầm nhìn về đất liền
... Trung tâm hành chính của đảo



Phía Nam đảo...nơi có Cột cờ Tổ quốc
Phía Tây... Đài ra đa cảnh giới trên đảo
Làng dân cư mới lập trên đảo


Ngay dưới chân ngọn Hải đăng là một di tích từ thời chiến tranh: Đài quan sát trên đảo, gắn với tên của Anh hùng LLVT Thái Văn A




Xuống đồi, các cụ tiếp tục tham quan Cột Cờ trên đảo.



Cột Cờ cao 38,5 mét dựng lên ở phía Nam của đảo. Lá cờ Tổ quốc bay căng trên nền trời xanh cao.
Ảnh trên mạng



Đội hình các cụ nhiều lúc vón cục lại như thế này




Khu trung tâm đảo
Trụ sở Hành chính của huyện
Phía đối diện qua đường trung tâm đảo là nhà thể thao...


Xung quanh quảng trường và dọc theo mấy con đường trung tâm có trồng nhiều cây Bàng Vuông (Cùng với cây phong ba, loại cây bàng vuông biểu tượng cho sự kiên cường, hiên ngang trước phong ba bão táp hầu như có mặt khắp nơi trên đảo)
rất khó khăn mới tìm thấy trái Bàng Vuông còn sót lại



Ngay khu trung tâm có một xóm nhỏ của dân định cư có lẽ mấy chục năm gần đây. Có đủ các dịch vụ thiết yếu như ăn nhậu, cà phê chém gió, cho thuê xe máy, nhà trọ...
Khu trung tâm, nơi có đông người ở nhất chỉ đi lại tầm 1000 mét thôi. Chú ý không có cây xăng đâu nhé!
Tuy vậy, trên đảo cũng có cả xe tải, xe máy, xe đạp các kiểu đấy! Nếu các bạn muốn thuê xe máy đi lại đến đây mà hỏi nhé!
Nghe kể những người dân đầu tiên ra đảo là lực lượng TNXP đi xây dựng kinh tế. Dấu tích thời ấy...



Buổi trưa đoàn nghỉ ăn bữa đầu tiên trên đảo tại quán Trâm Anh giữa một làng dân cư ở trung tâm đảo.


Xong bữa trưa, đoàn về nhận phòng nghỉ tại Nhà khách Ban Chỉ huy Quân sự huyện đảo Cồn Cỏ. Trong điều kiện cơ sở vật chất thực tế của đảo, trên tinh thần nhường nhịn chia sẻ khó khăn, các cụ đã nhanh chóng ổn định chỗ nghỉ và ngả lưng buổi trưa.

Nhà khách của BCHQS Cồn Cỏ cạnh một hồ nước ngọt trữ nước sinh hoạt trên đảo...






Buổi chiều, đoàn tiếp tục tham quan Đài tưởng niệm Anh hùng đảo Cồn Cỏ. Đài tưởng niệm nằm trên đỉnh ngọn đồi phía Đông Nam đảo, trên độ cao 37 mét – còn gọi là đồi Hỏa Lực. Nơi đây có tấm bia ghi danh sách của 30 bộ đội hy sinh trong lúc trực tiếp chiến đấu bảo vệ đảo và 74 bộ đội, dân quân phục vụ chiến đấu.














Tắm biển tại Bến Tranh
Bãi tắm Bến Tranh - một trong những bãi tắm đẹp nhất đảo Cồn Cỏ

Vài cụ trên bờ lựa chọn những khung cảnh đẹp để ghi hình kỷ niệm hoặc lang thang tìm kiếm những bông hoa trên cây bàng vuông, cây phong ba – thứ sản vật đặc sắc trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Tha hồ mà ngâm, bơi, đùa giỡn với sóng biển.Bãi tắm lổn nhổn toàn đá với đá thôi

...có mấy cái quán nhậu hóng gió biển tuyệt vời...



Buổi tối, theo chương trình, đoàn có buổi gặp gỡ giao lưu “văn nghệ” với bộ đội biên phòng trên đảo. Địa điểm là ngay trong khu vực Đồn Biên phòng Cồn Cỏ. Phía bộ đội biên phòng, toàn bộ ban chỉ huy có mặt tiếp đoàn. Nhân thể có đoàn khách từ Bộ Tư lệnh ra thăm cùng dự giao lưu nên cuộc vui thêm phần sôi nổi và hào hứng. Các nữ ca sĩ Quảng Trị mở màn thật ấn tượng làm các cụ vừa nhâm nhi vừa gật gù chầm chậm. Khởi đầu hơi rụt rè, nhưng khi đã bốc lên, các cụ làm chủ hoàn toàn chương trình giao lưu. Cuộc vui chỉ kết thúc sau màn đồng ca bài hát “Sinh ra trong khói lửa” vào lúc 21 giờ.
Đồn Biên Phòng......tối có giao lưuTặng “gói quà” cho cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng, trong đó có can 20 lít rượu của Đào Thắng chở từ Hà Nội vào.






Bình minh trên đảo thật rực rỡ. Bầu trời trong vắt, phía biển Đông mờ mờ trong sương khói. Các cụ sau một đêm ngon giấc đã nhanh chóng thu dọn đồ đoàn rồi tranh thủ đi dạo quanh nhà khách hưởng bầu không khí trong lành mang hương vị biển. Mặt trời đỏ rực lặng lẽ nhô lên khỏi mặt biển rồi thu nhỏ lại, chói lòa. Khi những ánh nắng đầu tiên lướt trên khắp đảo thì cũng là lúc đoàn lên đường hành quân ra bến tàu. Lúc này, ngày mới trên đảo bắt đầu. Tiếng hát quốc ca vang lên ở các doanh trại bộ đội trong lễ chào cờ đầu tuần. Những lá cờ Tổ quốc bay phần phật và bừng sáng trong nắng sớm.


Bình minh trên đảo Cồn Cỏ

Các cụ trong đoàn đã trả phòng xong, còn lưu lại những hình ảnh với đảo...

Ngang qua cổng doanh trại một đơn vị hải quân trên đảo......vừa đúng 6g00 - nghi lễ thượng cờ đầu tuần...Cột cờ đảo Cồn Cỏ đã ở lại phía sau lưng...




Ra bến sớm nên phần lớn các cụ trong đoàn tranh thủ làm cữ cà phê sớm tại quán có tên rất kêu: Hải Âu...

Dưới bến cá có mấy cái thuyền con chở hàng vào sớm...
chuyến hàng đánh bắt lên bờ...
Một thùng toàn đá cục - còn hàu sống trong đó...Một mớ các loại ốc...


Con tàu đón chúng tôi về đất liền, du khách lục tục í ới gọi nhau lên tàu...


Chào đảo Cồn Cỏ. Khó mà có dịp quay lại!




Mời xem bài liên quan trên FB:
  1. Quang Trần Vinh (1) Album Độc hành đến Chảo Lửa - Đông Hà và Cồn Cỏ, (2) Chia tay rồi lại chia chân..., (3) Ảnh Cồn Cỏ tiếp theo..., (4) Bàng Vuông, (5) Cồn Cỏ, (6) Cồn Cỏ 1, (7) Im lặng là Vàng (hay Cồn Cỏ 2), (8) Hoàng hôn và bình minh trên đảo..., (9) Cồn Cỏ 3, (10) Hành trình một vòng quanh đảo Cồn Cỏ,
  2. Minh Nguyen 18/4/2019 (1) K6 thăm đảo Cồn Cỏ, (2) Vài cảnh đảo Cồn Cỏ, (3) Đi viếng đài tưởng niệm liệt sĩ ở Cồn Cỏ , (4) Giao lưu đoàn K6 với đồn BP Cồn Cỏ, (5) Tiếp tục CT giao lưu., (6) Hoàng hôn đảo, (7) Giao lưu tối cuối ở Đông Hà.
  3. Sơn Kều 21/4/2019 (1) Đi tầu ra thăm đảo Cồn Cỏ anh hùng, (2) Những bước chân đầu tiên của cựu thiếu sinh quân trường Nguyễn Văn Trỗi trên đảo CỒN CỎ, (3) Lên đảo Cồn cỏ, (4) Như ngày xưa là thiếu sinh quân , chúng ta lại cùng nhau hành quân trên đảo Cồn Cỏ, (5) Biển một bên và em một bên,
  4. Vu Dien Bien, 26/4/2019 - (1) Một số hình ảnh về chuyến đi Cồn Cỏ, (2) Tiếp chuyến đi Cồn Cỏ...
  5. Nguyễn Kim Hồ 19 tháng 4 · Thăm đảo Cồn Cỏ 18,19/4/2019
  6. Võ Kim Dung 20/4/2019, (1) K6 + K9 TRƯỜNG TRỖI + HSMN THĂM ĐẢO CỒN CỎ(2) THĂM VÀ GIAO LƯU CÙNG CÁC CHIẾN SỸ BIÊN PHÒNG ĐẢO CỒN CỎ.
  7. Hoang Khanh Hoa 19 tháng 4/2019, ra đảo Cồn cỏ
  8. Trịnh Cường 19 tháng 4/2019, (1) Cồn cỏ ko thấy Cá đua, (2) Cồn cỏ, (3) Chiều muộn trên đảo, (4) Cây bát tiên đẹp hơn khi ở trên đảo!, ·
  9. Son Luu Minh 18 tháng 4/2019 (1), (2), (3) Hoa Cồn Cỏ, (4) Giao lưu,
  10. Sử Bình 20 tháng 4/2019, Tạm biệt...
  11. Tuấn Huỳnh 18 tháng 4/2019, (1) Đảo Cồn Cỏ và đồi Thái văn A vẩy gọi..., (2) CỒN CỎ NGÀY và ĐÊM, (3) Tạm biệt Cồn Cỏ Anh Hùng...
  12. Phanphan Tien 18 tháng 4/2019 (1) Lên tàu cao tốc ra đảo Cồn Cỏ nổi tiếng thời đánh Mỹ, (2) Đảo Cồn Cỏ, (3) Một góc đảo nhỏ(4) Bộ đội biên phòng Cồn Cỏ chuẩn bị..., (5) Giao lưu và tặng quà bộ đội biên phòng đảo Cồn Cỏ, (6) Văn nghệ..., (7) Đội văn nghệ thiếu sinh quân k6 Nguyễn văn Trỗi hát tặng bộ đội biên phòng Cồn Cỏ trước lúc chia tay..., (8) Tạm biệt Cồn Cỏ, (9) Liên hoan chia tay nhau tạm biệt Đông Hà, (10) Còn vài phút nữa xa nhau rồi thầy bạn ơi...
  13. Đào Diệu Thoa 19 tháng 4/2019, Đôi chân không biết mệt mỏi, cùng hội Trỗi chinh phục các nẻo đường!



Sưu tầm trên mạng


Theo Wikipedia: Diện tích của đảo trước đây gần 4 km², nay khoảng 2,2 km². Đảo gần như tròn với đường kính gần 2km, chu vi hơn 5km, tổng diện tích 230,39 ha (Cồn Cỏ cách Mũi Lay 27 km về phía đông, có vị trí ở 17°10' vĩ bắc và 107°21' kinh đông. 17° 10′ 0″ N, 107° 21′ 0″ E 17.166667, 107.35 trong Google Maps: 17.16065, 107.34053
Đảo Cồn Cỏ được coi là dấu mốc để bắt đầu vẽ đường cơ sở của lãnh hải Việt Nam.
Hơn 70% diện tích Cồn Cỏ là rừng nguyên sinh. Đảo có hệ sinh thái đa dạng với hàng trăm loài động thực vật, trong đó nhiều cây rừng và hải sản quý.
Đảo hiện có khoảng 10 hộ dân sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác thủy hải sản và dịch vụ và cũng đã xây dựng trường mẫu giáo và tiểu học - Trường mầm non - tiểu học Hoa Phong Ba. Với các cấp học trên, học sinh được gửi vào đất liền.
Cồn Cỏ 2 lần được phong anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ (1967 và 1970). Dấu tích những năm tháng oai hùng của Cồn Cỏ hiển hiện qua hệ thống hào giao thông dài hơn 20 km, trận địa pháo, địa đạo Bến Nghè...
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi tặng đảo nhỏ anh hùng hai câu thơ “Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận/ Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.




Công trình kè chống xói lở bảo vệ đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có vốn đầu tư 247 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Trung ương, do Công ty Cổ phần xây lắp Thành An 96 (Bộ Quốc phòng) thi công.

Công trình có chiều dài 2,2 km, cao 5 mét so với mặt nước biển, được xây dựng tại vị trí đông bắc kéo dài đến đông nam của đảo; phía trong bờ kè được xây dựng bằng xi măng, cốt thép có sức chống chịu tốt với khí hậu khắc nghiệt ở đảo, phía ngoài được bố trí bằng kết cấu các khối bê tông ba chấu chồng lên nhau, có tác dụng ngăn chặn hiệu quả những cột sóng biển mạnh từ xa thổi vào. Ngoài ý nghĩa chống xói lở, bảo vệ bờ đảo Cồn Cỏ, công trình còn góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh- quốc phòng tại địa phương.

Theo kế hoạch, đến cuối năm 2015 công trình kè chống xói lở bảo vệ đảo Cồn Cỏ sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.
Quảng Trị : 247 tỷ đồng xây kè chống xói lở đảo Cồn Cỏ


Cồn Cỏ huyện đảo tiền tiêu
Bộ phim “Cồn Cỏ - Huyện đảo tiền tiêu” phát sóng vào dịp kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập huyện đảo 1-10-2004 - 1-10-2014 và 55 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang của huyện 8-8-1959 - 8-8-2014.



Du khách nên đi đảo Cồn Cỏ vào mùa hè, khoảng tháng 4 - 6. Thời điểm này sóng lặng, biển êm và nắng đẹp
Các điểm tham quan nổi bật là hải đăng Cồn Cỏ, bãi Tranh, bãi Sông Hương, bến Ông Nghè, Mõm Hổ, hồ Củ Lạc, nghĩa trang huyện hoặc một số đồn cũ của quân dân ta thời chiến. Đặc biệt bãi Sông Hương có nền cát trắng với nước biển trong vắt.

Trạm điện Cồn Cỏ là đơn vị trực thuộc PC Quảng Trị, được thành lập tháng 8/2017, sau khi Công ty Điện lực Quảng Trị tiếp nhận, quản lý vận hành hệ thống điện trên đảo. Do điều kiện là huyện đảo nằm cách xa đất liền nên việc kéo điện lưới ra đảo gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện được. Vì vậy, trước mắt, PC Quảng Trị giao Trạm điện Cồn Cỏ thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ đảo thông qua hệ thống máy phát điện diesel. Hiện nay, có 4 máy phát điện diesel 2x500kVA+2x100kVA đảm bảo cung cấp điện 24/24 giờ đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Tổng công ty Điện lực miền Trung EVNCPC

Hiện, đã có 20 hộ dân sinh sống lâu dài tại đảo Cồn Cỏ... hộ mới được hưởng chế độ: được cấp 1 ngôi nhà rộng 42 m2 trên nền đất 200 m2, được hỗ trợ lương thực bằng tiền mặt trong 18 tháng đầu tiên. Ngoài ra, các hộ dân còn được hỗ trợ sinh hoạt phí, giống vật nuôi và cấp vốn vay 50 triệu đồng không cần thế chấp...Báo Thanh Niên - 19/02/2019

Trang WEB: HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ
Tài nguyên vị thế đảo Cồn Cỏ - Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển; Tập 17, Số 1; 2017: 12-22. (PDF)
Giá trị về văn hoá biển - đảo
Đảo Cồn Cỏ gắn với huyền thoại về Ông Thồ Lô (Ông Khổng Lồ) gánh đất đắp nên dải Trường Sơn ở Quảng Trị. Một hôm đòn gánh gẫy, đất văng ra biển thành Cồn Cỏ và văng lên bờ thành Dốc Miếu - Cồn Tiên. Tại Bến Nghè, Bến Tranh ở phía đông và TN đảo, đã tìm thấy nhiều di tích, di vật cuối thời Đá cũ thuộc về văn hóa cuội gia công từ hàng vạn năm trước. Tại đảo cũng đã tìm thấy rìu đá tứ giác mài nhẵn cuối thời Đá mới, khoảng 4 - 5 nghìn năm trước. Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đảo đã từng là nơi sinh cư của người Chămpa. Các lớp văn hóa chứa nhiều mảnh vỡ gốm sứ niên đại cuối thế kỷ 17 - đầu 18, nguồn gốc từ Đàng Ngoài và từ Trung Quốc tìm thấy ở Bến Tranh, cho thấy Cồn Cỏ là một điểm dừng trên con đường giao lưu buôn bán trên biển [23].
đảo nhỏ còn thêm nhiều cái tên khác: Hòn Mệ, Hòn Cỏ, đảo Con Hổ hay Thảo Phù...

Chuyện kể rằng:
Ngày xưa có một người rất khỏe tên là Thồ Lồ. Ông này có nhiệm vụ đào đất, đắp núi. Có một lần ông gánh một gánh đất quá nặng, đòn gánh bị gãy. Hai sọt đất văng ra hai phía. Sọt văng về phía núi thành ra động Lòi Reng (một hòn núi lớn thuộc địa phận xã Vĩnh Thủy, trong bản đồ quân sự ghi là cao điểm 74). Sọt văng về phía biển thành đảo Cồn Cỏ. Cái đòn gánh thì văng lên trời thành cái mống (cầu vồng). Chỗ hai bàn chân ông đứng thành hai cái giếng hiện nay thuộc xã Vĩnh Nam trong đó có một gót chân đặt trên đất làng Huỳnh Công Nam. Ông đánh lửa châm thuốc hút nhưng mớ bùi nhùi nhét trong ruột tượng ướt đẫm mồ hôi, đánh vẹt mất 3/4 hòn đá mà lửa không bén. Ông nổi cáu cốc hòn đá một cái rồi liệng ra một phía, còn mớ bùi nhùi ông liệng ra phía khác. Hòn đá bị vẹt nay còn nằm ở xã Vĩnh Lâm. Trên mặt đá còn in rõ bốn dấu lõm sống đốt ngón tay ông cốc vào. Còn mớ bùi nhùi rơi xuống thành Rú Lịnh (hiện nay là rừng nguyên sinh rộng 105ha, nổi lên đột ngột giữa cao nguyên đất đỏ Vĩnh Linh và cách bờ biển không xa).
Tạp chí điện tử Thế giới Di sản



Giếng Mội (giếng Champa - loại giếng khai thác nước mạnh ngầm tự phun lên ở vùng cồn cát). Giếng mội khai thác nước ngầm từ những đồi cát, được xây dựng đơn giản với thành giếng đắp bằng đất hoặc chắn bằng gỗ, ván xung quanh. Vùng miền Trung hay gọi nước lấy từ những vùng cát là giếng Mội.

Phong ba
Xem thêm: Theo chân cụ 2lỗ vòng quanh đảo Cồn Cỏ. Chi tiết Cồn Cỏ - ngày nắng đẹp! Trang 9-