Đây là một bài thơ gồm hai nghĩa, nhưng chỉ là loại thơ chơi chữ để chứng tỏ sự thông minh và nhanh trí, khác hẳn với loại thơ khẩu khí để bày tỏ chí khí, hoài bão như trong thơ của một số thi nhân khác đương thời.
Mặc dù là một bài thơ thuộc loại "chơi chữ", nhưng bài thơ cũng có giá trị đặc biệt cả về nội dung lẫn hình thức.
Về nội dung, ngoài việc phản ánh đúng tâm trạng của một đứa trẻ biết ăn năn hối cải trước những lỗi lầm của mình, thì điểm đặc biệt đáng lưu ý khác rất đáng học tập đó là đặc điểm luân lý mang tính giáo dục cao. Đặc điểm luân lý đó chính là
tinh thần tự phê, tinh thần tự giác, tinh thần tự cải. Dẫu đang ở tuổi ăn, tuổi chơi, ham vui, ham đùa, nhưng tác giả đã biết suy nghĩ, nhận xét những lỗi lầm và tự trách mình một cách thẳng thắn. Đó là ý thức tự phê. Hơn nữa, mặc dầu bị trừng phạt nghiêm khắc, tác giả vẫn không tỏ vẻ gì hờn giận như bao đứa trẻ tầm thường khác, trái lại còn ăn năn, hối hận vì đã làm buồn lòng mẹ cha. Đó là ý thức tự giác. Đặc biệt, sau khi biết lỗi và hối hận, tác giả tự nguyện sẽ sửa chữa lỗi lầm bằng cách siêng năng học tập. Đó là ý thức tự cải. Ba đặc điểm luân lý ấy thật đáng quý. Và đáng quý hơn đó chính là phương châm luyện chí của lớp trẻ ngày nay.
Về mặt hình thức, đây là một bài thơ tự sự thuộc loại "chơi chữ" đặc biệt. Chơi chữ là một kỹ xảo phổ biến trong văn chương Đông - Tây. Kỹ xảo đó tinh vi sẽ biến thành một nghệ thuật. "Rắn đầu biếng học" của thần đồng Lê Quý Đôn có giá trị một bài thơ điển hình về nghệ thuật chơi chữ đặc biệt Việt Nam. Kỹ xảo "dùng chữ hai nghĩa" không phải mới mẻ, nhưng muốn đạt được nghệ thuật cao, không phải là việc dễ dàng, vì nếu không khéo thì "lời" sẽ giết "ý". Thơ Lê Quý Đôn thoát khỏi được nhược điểm đó, chẳng những thế, còn giúp ý thêm súc tích, thâm trầm. Hơn nữa, để nâng cao nghệ thuật, tác giả còn khéo léo phối hợp "Phép hội ý" trong thơ: "Thẹn đèn, hổ lửa, đau lòng mẹ/ Nay thét, mai gầm, rát cổ cha". Về phép này, ta phải lấy nhiều ý hợp lại mới hiểu được ý chính của tác giả. Điều khác biệt nữa là, khi chơi chữ, các nhà thơ phải sử dụng nhiều công phu. Còn đây là một bài thơ ứng khẩu, thế mà, lời thì lưu loát, ý thì hàm súc, kỹ thuật rất điêu luyện. Là bài thơ làm theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật nên phép đối ngẫu ở cặp Thực và Luận rất chỉnh. Nhờ phép hội ý bổ trợ, lời và ý ở cặp Thực đối nhau chan chát gieo trong ta sự hứng thú bất ngờ. Nhạc thơ có nhiều biến đổi nhưng giữ được mức độ điều hòa phù hợp với ý, tình của nhân vật trong thơ.
(Nguyễn Thị Thọ)
Mỗi câu thơ trong tám câu đều hiện hữu một con rắn (không trùng tên), tên những con rắn trong từng câu thơ lại không có nghĩa gì là rắn ... thường là lồng trong trò chơi chữ và có khi là trò chơi câu đối.
- Câu 1: con rắn có tên là liu điu.
- “Liu-điu” tiếng địa-phương nghĩa là thuộc loại lờ đờ, không lanh lợi, không thông minh.
- Câu 2: Giới thiệu đề tài con rắn,
- đồng thời chơi chữ “rắn đầu” là cứng đầu, khó dạy bảo.
- Câu 3: con rắn hổ lửa.
- Thành ngữ “Thẹn đèn hổ lửa” nói về những học-trò đời xưa dùi mài kinh sử trong ánh “đèn” dầu hoặc ánh “lửa” than/củi, nhưng thi rớt, cho nên hổ “thẹn”/mắc cở/xấu “hổ” với cái “đèn”, với ngọn “lửa”, với vật (nhân cách hóa) và người đã kỳ vọng nơi mình.
- Câu 4: con gắn mai gầm.
- Chơi chữ: Nay “thét” mai “gầm”: ngày hôm nay thét, ngày mai gầm: la rầy to tiếng, giận dữ, cho nên người cha rát hầu, rát cổ, rát họng.
- Câu 5: con rắn ráo.
- Chơi chữ: ráo mép: lẻo mép: miệng nói nhiều và nhanh đến khô ráo cả môi mép (?), nhưng toàn là ngụy biện, cãi chầy cãi cối, cãi văng mạng (để chạy tội, chối tội).
- Câu 6: con thằn lằn.
- Chơi chữ: học trò bị cha đánh bằng roi, để lại vết “lằn” trên lưng.
- Câu 7: con rắn hổ trâu.
- Trâu là nói đến đất Trâu, quê của Mạnh Tử. Lỗ là nước Lỗ của Khổng Tử, là hai địa danh hiếu học (ví mình như Khổng Tử - Mạnh Tử, những bậc được coi là thánh hiền của đạo Nho).
- Câu 8: con rắn hổ mang.
- Chơi chữ: hổ mang: xấu “hổ” vì “mang” danh/tiếng là thuộc gia đình khoa bảng/thượng lưu/danh gia vọng tộc.
Ngoài ra, ta cũng nên chú ý những cặp câu đối, trong đó cặp câu đối 3 & 4 tuyệt vời:
Thẹn đèn "hổ lửa" đau lòng mẹ,
Nay thét "mai gầm" rát cổ cha.
(Lưu Như Hải)
Quả Báo
Lê Quý Ðôn (1726 - 1784) người tỉnh Thái Bình, con của Tiến sĩ Thượng thư Lê Phú Thứ đời Dụ Tông. Tuổi trẻ nổi tiếng là thần đồng. Lên năm tuổi học Kinh Thi, mỗi ngày thuộc cả chục dòng sách. Mười một tuổi, mỗi ngày học Sử ông thuộc tám, chín chương. Mười bốn tuổi đã thông hết Ngũ kinh, Tứ thư, Sử, Truyện. Trong một ngày có thể làm 10 bài phú, không phải nghĩ, không viết nháp. Mười tám tuổi thi Hương đậu Giải Nguyên. Hai mươi bảy tuổi thi Hội, thi Ðình đậu Tam Nguyên Bảng Nhãn. Ông để lại nhiều tác phẩm giá trị với đủ thể loại (triết, văn, sử, địa, ngôn ngữ... kể cả khoa học nữa) nên người đời sau tôn ông là một nhà bác học.
1) Tương truyền thuở nhỏ, một hôm ông cởi truồng đi tắm với các bạn. Dọc đường gặp một quan Thượng hỏi thăm nhà. Ông liền đứng dạng chân và dăng tay ra bảo quan Thượng:
- Nếu ông biết được cháu đang ra dấu chữ gì, cháu sẽ chỉ nhà cho ông. Quan Thượng cũng tha thứ cho sự nghịch ngợm của tuổi trẻ nên bỏ đi. Ông cười ầm lên và bảo với các bạn:
- Ông ấy làm quan to mà không biết chữ các bạn ơi!
Quan Thượng bực mình quay lại nói:
- Trẻ con đừng hỗn láo. Mày mới học lỏm được chữ Ðại (
大Ðại大) mà đã dám đi trêu chọc người rồi.
Ông càng cười to hơn:
- Thế thì ông không biết chữ thật! Có cái chấm ở dưới nữa thì là chữ Thái (
太Thái太) chứ sao lại chữ Ðại!?
(Bởi chữ đại là lớn chỉ về vật chất, mà thái cũng là lớn nhưng chỉ về tinh thần (như thông thái) nhưng chữ thái có một chấm ở phía dưới… vì cậu bé cởi truồng!)
2) Khi quan Thượng vào nhà ông Lê Trọng Thứ, mới biết cậu bé ấy là con của bạn mình. Ông kể lại câu chuyện dọc đường. Lê Trọng Thứ gọi con ra trách mắng và đánh đòn. Quan Thượng thấy ông thông minh nên đã xin tha cho ông với điều kiện phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Ông xin quan Thượng ra đầu đề. Quan Thượng nói:
- Phụ thân anh đã bảo anh "rắn đầu rắn cổ", anh cứ lấy đó làm đề bài.
Ông ngẫm nghĩ một chốc rồi đọc:
Chẳng phải
liu điu cũng giống nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha.
Thẹn đèn
hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét
mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chí quen phường láo lếu,
Lằn lưng cam chịu vết năm ba.
Từ nay
Trâu, Lỗ xin siêng học,
Kẻo
hổ mang danh tiếng thế gia.
Bài thơ câu nào cũng có tên một giống rắn, đồng âm với chữ rắn (cứng rắn) trong đề bài. Quan Thượng phải tấm tắc khen là kỳ tài!
3) Tính ông kiêu ngạo, tự nghĩ rằng mình thuộc cả thiên kinh vạn quyển, nên sau khi đậu Trạng, ông cho treo ngoài cửa tấm bảng:
"Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn"
(Ai có một chữ nào không biết thì lại mà hỏi)
Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu lai lịch: Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu mất, lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ.
Lê Quý Đôn lấy giấy bút. Cụ bèn đọc: "chi". Ông Đôn không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ "chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao. Cụ lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi:
- Bẩm, "chi" nào ạ?
Cụ thở than rằng:
- Đến chữ "chi" cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?
Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới đọc luôn hai vế đối:
"Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kiên thượng tại
Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chỉ"
Nghĩa là:
Cách hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó.
Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâu.
Thấy câu đối hay, lạ, Lê Quý Đôn và cả các nho sĩ đến viếng đều kinh ngạc. Còn ông già thì phủ phục trước linh cữu mà khóc rằng:
"Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng Nhãn mà chưa biết chữ "chi" anh ơi".
Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Lê Quý Đôn mời mãi nhưng cụ không chịu nán lại. Bởi thế nên sau này không ai biết ông cụ hay chữ đó tên là gì.
Giai thoại còn kể rằng, một lần Lê Quý Đôn đến cầu siêu ở ngôi chùa làng. Nhà sư thấy ông thì mừng rỡ mà rằng:
- Quan Bảng vừa tới, may mắn sao. Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo. Chả là đứa tiểu đồng của bần tăng nghe người nào đó, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra, nên đành theo lời quan bảng dạy "Nghi nhất tự lai vấn". Câu đố thế này, xin quan chỉ cho:
"Hạ bất khả hạ. Thượng bất khả thượng.
Chỉ nghi tại hạ. Bất khả tại thượng".
Nghĩa là:
Dưới không thể dưới. Trên không thể trên.
Đúng nên ở dưới. Không thể ở trên.
Lê Quý Đôn nghĩ mãi không ra. Đúng lúc ấy chú tiểu chạy từ ngoài vào thưa với sư phụ là cậu đã giải được. Lê Quý Đôn giục chú tiểu nói thử xem, thì mới hay đó là chữ "nhất" (
一Nhất一) (một):
"Thượng bất khả thượng (上 不 可 上) là trong chữ Thượng (
上Thượng上) thì chữ Nhất (
一Nhất一) nằm dưới.
Hạ bất khả hạ (下 不 可 下) là trong chữ Hạ (
下Hạ下) thì chữ Nhất nằm trên!
Chỉ nghi tại hạ (止 宜 在 下) là chữ Chỉ (
止Chỉ止) và chữ Nghi (
宜Nghi宜) thì chữ Nhất nằm dưới.
Bất khả tại thượng (不 可 在 上) là chữ Bất (
不Bất不) và chữ Khả (
可Khả可) thì chữ Nhất nằm trên!"
Lê Quý Đôn biết nhà sư đã lấy ngay chữ "Nhất tự lai vấn" ông treo trước ngõ để nhạo. Ông tự nhủ thì ra thiên hạ còn nhiều người giỏi hơn mình liền về nhà sai người cất tấm bảng. Từ đó ông bỏ tính kiêu ngạo, chăm chú nghiên cứu, học hành, giúp đời, trở thành một ông quan đa năng, một thiên tài khoa học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.
Thời trẻ ông đã từng chê bai người không biết chữ Thái, bây giờ chính ông lại bị người trẻ tuổi chế giễu không biết đến cả chữ Nhất. Thật là quả báo! Và cũng là một bài học về tính khiêm nhường.
(T. V. Phê)
Tam xuyên (三川) tứ mục (四目)
Nhà Lê Quý Đôn ở gần ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý. Một hôm, một vị quan bên Liêu Xá đến thăm ông Lê Trọng Thứ. Vị quan có nghe tiếng cậu bé con quan Thượng Lê rất hay chữ, muốn trực tiếp thử tài. Nể tình, ông Lê Trọng Thứ cho gọi Lê Quý Đôn tới.
Khoanh tay, kính cẩn chào khách xong, Lê Quý Đôn đứng nép bên cha, chờ đợi.
Ông khách nói:
- Ta nghe cháu còn bé mà đã hay chữ. Vây ta ra vế đối, cháu đối lại nhé!
Lê Quý Đôn lễ phép: - Dạ, xin Bác ra đề ạ!
Ông khách nói :
- Nhà cháu gần ngã ba sông, vậy ta ra vế đối là tam xuyên (
三Tam三 川Xuyên川)!
Vế đối giản dị mà hóc búa, chữ tam (
三Tam三) có ba nét sổ ngang nhưng dựng lên, thành ba nét sổ đứng và là chữ xuyên (
川Xuyên川).
"Tam xuyên" (
三Tam三 川Xuyên川) có nghĩa "ba con sông". (Theo SGG: Phải gọi là "ngã ba sông" mới đúng - vì ba nét sổ đứng gốc bộ thảo (川) là "đầu sông" - khác với ba nét sổ đứng gốc bộ thủy (巛) là "dòng sông")
Lê Quý Đôn chưa đáp ngay mà cứ trân trân nhìn ông khách có mang cặp kính. Ông khách rất vui vì tìm được vế đối rất hiểm. Thấy Lê Quý Đôn chưa đối được, ông khách hỏi:
- Sao, có đối được không, cháu bé?
Lê Quý Đôn lễ phép thưa:
- Dạ, cháu xin đối là tứ mục (
四Tứ四 目Mục目).
"Tứ mục" (
四Tứ四 目Mục目) có nghĩa "bốn con mắt". Ông khách chỉ còn biết thốt lên:
- Tuyệt vời!
Chữ đối lại thật chuẩn, chữ "tứ" (
四Tứ四) viết quay dọc lại, cũng là chữ "mục" (
目Mục目).
Quay sang ông Thượng Lê, khách xuýt xoa:
- Thằng bé này về sau văn chương sẽ lẫy lừng đấy!
SaigonGuide
Phỉ xa bất đông
Thời nhà Lê, nhà Thanh có cử sứ sang ta. Chúa Trịnh cùng triều đình sửa soạn đón sứ Tàu. Nhưng chờ mãi không thấy sứ đâu, chỉ thấy người đưa thư mang đến một mảnh vóc có một dấu kỳ lạ
. Cả triều đình không ai hiểu ra sao. Lúc bấy giờ vì chuyện đánh cuộc giữa vua Lê và chúa Trịnh mà Lê Quí Đôn đang bị bãi chức ở quê. Chúa Trịnh phải phục tước vị cho học trò và con Lê Quý Đôn, những người liên quan trong vụ án này, rồi mới mời được Lê Quý Đôn ra để tiếp sứ Tàu.
Lê Quý Đôn xem chữ, suy nghĩ rồi cho người mang đến sứ Tàu một bộ áo lễ. Triều đình không ai hiểu ra sao nhưng cũng phải làm theo. Quả nhiên nhận được áo, sứ Tàu khởi hành đến ngay, xin gặp Lê Quý Đôn và tỏ lòng rất khâm phục.
Sứ Tàu về rồi, chúa hỏi mãi Lê Quý Đôn mới giải thích: dấu trong vuông vóc viết, không ra chữ xa (xe) (
車 Xa車), cũng không ra chữ đông (
東 Đông東), vậy là "phỉ xa bất đông" ( 匪
車 Xa車 不Bất不 東 Đông東 ). Kinh thi có câu
"Hồ cừu mông nhung, phỉ xa bất Đông" (Áo hồ cừu rách rới, chẳng phải không có xe mà không sang phía đông). Sứ Thanh chẳng qua muốn nói mình không có áo đại lễ mà không dám đến chầu mà thôi!
Cả ý gói gọn trong một chữ, người đố đã giỏi mà người giải đố cũng thực tài.
0 comments:
Hãy viết bằng tiếng Việt có dấu trực tuyến:
Easy VN - Chương trình tự động thêm dấu tiếng Việt
VIETUNI - Tại Viet1Net (Nên chọn Kiểu Loạn)
- Chèn link bằng thẻ: <a href="URL liên kết" rel="nofollow">Tên link</a>
- Tạo chữ <b>đậm</b> và <i>Ngiêng</i>