Giao lưu với Giám đốc Nhà kỉ niệm các truờng học VN tại Quế Lâm - Kiến Quốc

Start:     Mar 16, '12
End:     Mar 18, '12
Location:     Cafe Milano trên đuờng Cửu Long, Tân Sơn Nhất - Bia Tiệp Gold-Malt - Khách sạn Đồng Khánh Q5, TPHCM
Sáng nay (16/3), tại Cafe Milano trên đuờng Cửu Long, Tân Sơn Nhất có cuộc giao lưu với ông Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Nhà kỉ niệm và phiên dịch Lạc Tiến Vinh.
Phía truờng ta có thầy Phạm Đình Trọng, các bạn Phan Nam, Hà Chí Thành và Kiến Quốc
cùng "các lão tuớng" Lư Sơn, Quế Lâm: Trần Kháng Chiến, Vũ Quang Trung, Đinh Công Kỳ, vợ chồng chị Chu Hạnh Phúc.
Thật ngẫu nhiên, Tiến Vinh k8 đang có việc trong Nam đã qua chào thầy và các anh.
Trước đó chúng tôi thống nhất, năm 2011 là năm xấu về quan hệ giữa 2 nước, nhất là biển đảo, nên chúng ta không nói chuyện về chính trị.
Bạn nhất trí.

Giao lưu hữu nghị và cởi mở. Phía Nhà kỉ niệm đang chuẩn bị xuất bản 1 cuốn sách bằng tiếng Trung và tiếng Việt về học sinh các truờng VN tại Quế Lâm thời gian kháng Pháp (1953-57) đến thời kì chống Mỹ (1967-75), nhân dịp kỉ niệm 80 năm Truờng Đại học SPQT (1932-2012) và tháng 10 tới. "Không làm nhanh thì nhiều người sắp đi rồi", bạn nói. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp đuợc thực hiện. Bạn có lời mời đại diện truờng ta về trường dự kỉ niệm vào tháng 10 tới.
Sau đó là bữa cơm thân mật tại Bia Tiệp Gold-Malt. Trò chuyện vui vẻ, hiểu thêm đuợc nhiều vấn đề liên quan đến văn hoá và tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nuớc. Cuối bữa cơm, bạn nhất quyết đề nghị đuợc thanh toán vì đã thống nhất trong "chuơng trình nghị sự". Vì vậy ta chấp thuận nhưng yêu cầu "chia đôi" và chịu tiền bia. Vui.


Xem toàn bài tại Blog K5.

Thầy Trọng tặng sách ông Nguyên.Thầy Trọng tặng sách ông Nguyên.
Quân ta. Quân ta.




Bữa cơm thân mật.Bữa cơm thân mật.
Mời các anh ủng hộ chúng tôi! "Mời các anh ủng hộ chúng tôi!".




Đăng lại tin của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog K5: Thứ sáu, ngày 16 tháng ba năm 2012).






Bạn tiếp tục phỏng vấn



Sáng thứ bảy (17/3), tại khách sạn Đồng Khánh Q5, giáo sư Nguyễn giao lưu với bác sĩ Thịnh, Quế, Bắc... các bạn ở trường Bé.
Bắc và Quế học từ 1967 tới 1975. Còn nhớ Quế từng nói "ngày mới sang chúng em chỉ là "nhi đồng thối tai", đến khi về nước năm 1975 đã là những cô, cậu học sinh lớn phổng phao. Nhân dân Quế Lâm đã "như có phép màu" biến chúng em thành thiếu nữ".
Riêng bạn Thịnh sau đó lên Bắc Kinh học Trung Y nên rất thạo tiếng Hoa. Thịnh là người có công cấp cứu Nam Tiến kịp thời khi bị nhồi máu cơ tim tại Quế Lâm, dịp tháng 10/2007 khi ta tổ chức 100 thầy trò sang dự 70 năm Y Trung.

Sáng nay (18/3), chúng tôi đưa bạn đi thăm Tp mới - Phú Mỹ Hưng. Dọc đại lộ đông-tây Võ Văn Kiệt cho bạn thấy những đổi hay của Tp. Tại nhà Trần Thành Công đã có giao lưu với 2 bạn Trỗi. Chuyện trò rất cởi mở, 2 bạn Thành Công, Nhất Trung nhắc lại nhiều kỉ niệm xưa.
Công nhớ: Tuy chỉ có 20 tháng sống tại Quế Lâm và còn rất nhỏ tuổi nhưng ấn tượng của những chú bé là được sống trong cuộc sống hòa bình, được ăn no, mặc ấm, không nghe tiếng bom đạn; khi lớn lên mới hiểu hết công lao to lớn của nhân dân TQ và nhân dân Quế Lâm đã cưu mang chúng ta, dù năm tháng đó họ còn nhiều khó khăn.
Nhất Trung kể lại ấn tượng khi được đón tại Ga Nam: "Lần đầu tiên vừa bước xuống tầu đã thấy cờ xí rợp trời, trống giong cờ mở. Các bạn hồng vệ binh ra tận sân ga đón với khẩu hiệu "Chào đón các bạn từ tiền tuyến lớn trở về". Nhân dân Quế Lâm ngày ấy còn khổ, có người còn vào nhặt từng hạt cơm thừa ở máng rửa bát. Khổ vậy mà vẫn nhường cơm, xẻ áo, dành cho học sinh VN điều kiện tốt nhất".
Chúng tôi nhắc lại cả chuyện: Bọn trẻ con VN ti toe đọc Ngữ lục in bằng tiếng Việt, cũng đọc được những lời dạy của cụ Mao. Nhưng trong đầu của trẻ thơ đã thắc mắc: Vì sao các lão đ/c thân VN (Lưu Thiếu Kỳ, Trần Nghị, Vi Quốc Thanh...) lại bị Hồng vệ binh đấu tố "đả đảo"?
Vì sao học trò (đeo băng đỏ Hồng vệ) lại bắt thầy giáo của mình phải đội mũ cao, khua chiêng, gõ trống, hò hét là "lũ xét lại hiện đại" và giải đi quanh trường rồi đưa ra thành phố? Vì sao con cái dám đấu tố cả cha mẹ?... Điều mà học sinh VN được dạy là "không thể".
Chúng tôi cũng nói, trường Trỗi là nhà trường QĐ nên thấm nhuần lời dạy của cha mẹ và thầy cô giáo (đều là bộ đội) "đi dân nhớ, ở dân thương" nên Quế Lâm cũng như Hiệp Hòa, Đại Từ, Trung Hà, Hưng Hóa... là những địa chỉ khó quên. Khi chúng tôi trở về Quế Lâm đã được nhân dân Quế Lâm, bạn cũ, bạn mới đón tiếp như người nhà đi xa nay mới trở về.
Chúng tôi gửi lời chúc nhân dân Quế Lâm xây dựng Tp của mình phát triển, xứng đáng là điểm du lịch "sơn thủy hữu tình" nổi tiếng thế giới. Mong sao, những kỉ niệm tốt đẹp đó được duy trì và phát triển cho thế hệ mai sau.
Buổi trưa, Thành Công đã mời bạn ra quán ăn Nhật, thưởng thức đồ hải sản sống. Lại tiếp tục đàm đạo. Nhìn xuống hồ bán nguyệt xanh mát và những cao ốc ở khu phố Phú Mỹ Hưng, bạn trẻ Lạc Tiến Vinh nói, ở đây ngang với Bắc Kinh, Thượng Hải. Một căn hộ cao cấp ở đó giá 10,000USD/m2; còn ở ta khoảng 5,000. Bạn thấy VN chục năm qua có nhiều thay đổi.
Thầy Nguyễn có lời mời thầy trò trường ta vào tháng 10/2012 sang dự 80 năm Hội trường Đại học SPQT. Nhà trường sẽ cho xe đón đoàn tận Hữu Nghị Quan.
Ngày mai, bạn sẽ giao lưu với các lão học sinh Ngữ chuyên (lứa học sinh đầu tiên của ta tốt nghiệp phổ thông, tiếp tục học tiếng Hoa tại Quế Lâm để đi học đại học ở TQ cuối những năm 1950).
Thứ ba, đoàn bay ra HN. Trong kế hoạch có giao lưu với anh Hoàng Vĩnh Giang, cựu học sinh Lư Sơn-Quế Lâm, người có công đưa môn thể thao Ushu vào VN và đào tạo, phát triển nhiều tài năng thể thao thành tích cao cho HN và VN.



Xem toàn bài tại Blog K5.

Sáng chủ nhật tại Phú Mỹ Hưng.Sáng chủ nhật tại Phú Mỹ Hưng.
Phỏng vấn Công k6. Phỏng vấn Công k6.
Chia tay. Chia tay.



Đăng lại tin của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog K5: Thứ sáu, ngày 16 tháng ba năm 2012).






Vài ghi chép về giao lưu lần này



SNgay hôm đầu tiên khi Giám đốc Nguyễn Trung Nguyên tới Tp, chúng tôi đã có gặp gỡ, chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn với các bạn Trỗi, Dục Tài và Bé. Điều đầu tiên chúng tôi đưa ra là, không gắn chuyện chính trị vào những cuộc phỏng vấn này. Bạn OK ngay vì: "Tiêu chí cuốn sách sẽ xuất bản là ghi lại những kỉ niệm khi các bạn sống ở Quế Lâm, rồi sau hàng chục năm khi đã trưởng thành... Đây sẽ là những gì chúng ta để lại cho con cháu, nhằm xây dựng 1 tình hữu nghị Trung-Việt trường tồn".


1. Năm 2011 xấu về quan hệ:
Chúng tôi đã thắc mắc, năm 2011 là năm xấu của quan hệ 2 nước, nhất là biển đảo; vậy các cháu sinh viên VN của chúng tôi khi đó thế nào? Bạn trả lời: Lúc đầu cũng có cháu hoang mang, lo lắng. Nhà trường chỉ thị ngay cho giáo viên khi lên lớp phải nói rằng, các em lưu học sinh VN hãy yên tâm, tập trung học tập, sẽ không có gì xảy ra với bất kì sinh viên nào. Nhà trường cam kết bảo đảm an toàn tuyệt đối cho mọi sinh viên. Thực tế chỉ vài ngày thì đâu vào đấy.
Chuyện ở trên khác, còn phía dưới chúng tôi khác.

2. Tinh thần Quế Lâm:
Khi bạn tiếp xúc với anh Vũ Quốc Hùng, cựu học sinh Lư Sơn-Quế Lâm, sau này cũng làm to to (đâu như Trung ủy và Phó ban Kiểm tra TW), có nghe anh nói: "Nhờ sự giáo dục của Đảng và Bác Hồ, nhờ những năm tháng sống ở Quế Lâm được nhân dân TQ đùm bọc mà sau này khi về nước, học tập, công tác, anh chị em hễ gặp nhau và biết là "dân Quế Lâm" thì hết sức đoàn kết, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt công tác. Làm được điều đó vì nhiều lí do, nhưng có 1 lí do quan trọng đó là "tinh thần Quế Lâm".
Bạn muốn trong hội thảo vào tháng 10 năm nay, kết luận được là "có tinh thần Quế Lâm" hay không?
3. Tư tưởng HCM trong giáo dục:
Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp "trồng người". Chính vì thế mà Bác cho học sinh VN nhiều thế hệ sang Nam Ninh, Quế Lâm học tập, tránh bom đạn thời kì chống Pháp. Lứa lớn tuổi cung cấp ngay cán bộ trở về nước phục vụ kháng chiến chống Pháp, lứa đông hơn chuẩn bị cho ngày hòa bình sau 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lứa lớn trở về nước chiến đấu, lứa sau chuẩn bị cho ngày kết thúc chiến tranh và xây dựng sau sau 1975.
Điều này, bạn cũng muốn được hội thảo khẳng định.

4. Tình đoàn kết;
Khi gặp gỡ thầy trò trường Trỗi, bạn nhạy cảm phát hiện ra rằng, lính Trỗi thực sự đoàn kết, mặc dù nhà trường chỉ tồn tại có 5 năm, nay không còn 1 mái trường cụ thể.
Chúng tôi cũng đã lí giải: Trong nhiều trường, nhiều năm đóng ở Quế Lâm thì trường Nguyễn Văn Trỗi đặc biệt hơn cả vì là 1 nhà trường QĐ. Tuy học sinh lứa tuổi học trò nhưng sống trong kỉ luật của QĐ, rất nghiêm, đoàn kết rất chặt chẽ, tinh thần đồng đội rất cao.
Hơn nữa, vì chiến tranh kéo dài mà phụ huynh đã là đồng đội, bạn bè của nhau; đến thế hệ con cái của họ lại cùng học tập, sinh hoạt rồi trở thành đồng đội, bạn bè thân thiết. Chính điều đó làm cho các bạn Trỗi, dù nhà trường đã giải thể, vẫn nhớ đến nhau, vẫn giúp đỡ nhau, vẫn sinh hoạt trong 1 tập thể lớn suốt từ bắc chí nam.
Bạn ngạc nhiên khi biết các khóa năm nào cũng họp mặt, toàn trường 5 năm họp mặt chung 1 lần, tổ chức tại 3 nơi. Hàng ngày có tin tức, thông báo qua hệ thống mạng Bantroi.





Đăng lại tin của Kiến Quốc (đã đăng tại Blog K5: Thứ ba, ngày 20 tháng ba năm 2012.