Một số trong 34 Chiến sĩ - HaMeoK6



Một số trong 34 Chiến sĩ


Danh sách 34 chiến sĩ

Văn Đế

STT Tên Bí danh Dân tộc Quê quán

1

Trần Văn Kỳ

Hoàng Sâm

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

2

Dương Mạc Thạch

Xích Thắng

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

3

Hoàng Văn Xiêm

Hoàng Văn Thái

Kinh

Tiền Hải, Thái Bình

4

Hoàng Thế An

Thế Hậu

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

5

Bế Bằng

Kim Anh

Tày

Hoà An, Cao Bằng

6

Nông Văn Bát

Đàm Quốc Chưng

Tày

Hoà An, Cao Bằng

7

Bế Văn Bồn

Bế Văn Sắt

Tày

Hoà An, Cao Bằng

8

Tô Văn Cắm

Tiến Lực

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

9

Nguyễn Văn Càng

Thu Sơn

Tày

Hoà An, Cao Bằng

10

Nguyễn Văn Cơ

Đức Cường

Kinh

Hoà An, Cao Bằng

11

Trần Văn Cù

Trương Đắc

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

12

Hoàng Văn Củn

Quyền, Thịnh

Tày

Võ Nhai, Thái Nguyên

13

Võ Văn Dảnh

Luân

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

14

Tô Vũ Dâu

Thịnh Nguyên

Tày

Hoà An, Cao Bằng

15

Dương Văn Dấu

Đại Long

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

16

Chu

Nam

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

17

Nông Văn Kiếm

Liên

Tày

Nguyên Bình, Thái Nguyên

18

Đinh Văn Kính

Đinh Trung Lương

Tày

Thạch An, Cao Bằng

19

Hà Hưng Long


Tày

Hoà An, Cao Bằng

20

Lộc Văn Lùng

Văn Tiên

Tày

Cao Lộc, Lạng Sơn

21

Hoàng Văn Lường

Kính Phát

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

22

Hầu A Lý

Hồng Cô

Mông

Nguyên Bình, Cao Bằng

23

Long Văn Mần

Ngọc Trình

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

24

Bế Ích Nhân

Bế Ích Vạn

Tày

Ngân Sơn, Bắc Kạn

25

Lâm Cẩm Như

Lâm Kính

Kinh

Thạch An, Cao Bằng

26

Hoàng Văn Nhưng

Xuân Trường

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

27

Hoàng Văn Minh

Thái Sơn

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

28

Giáp Ngọc Páng

Nông Văn Bê

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

29

Nguyễn Văn Phán

Kế Hoạch

Tày

Hoà An, Cao Bằng

30

Ma Văn Phiêu

Bắc Hợp

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

31

Đặng Tuần Quý

 

Dao

Nguyên Bình, Cao Bằng

32

Lương Quý Sâm

Lương Văn Ích

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

33

Hoàng Văn Súng

La Thanh

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

34

Mông Văn Vẩy

Mông Phúc Thơ

Nùng

Võ Nhai, Thái Nguyên

Võ Nguyên Giáp tức Văn: chỉ huy chung (không tính trong 34 CS),
Hoàng Sâm tức Trần Văn Kỳ: đội trưởng,
Xích Thắng tức Dương Mạc Thạch: chính trị viên,
Hoàng Văn Thái tức Hoàng Văn Xiêm: phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến,
Lâm Cẩm Như tức Lâm Kính: phụ trách công tác chính trị,
Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên : quản lý.
Bế Bằng (Kim Anh), Nguyễn Văn Càng (Thu Sơn) và Bế văn Bồn (Bế văn Sắt hay Hồng Quân) là 3 tiểu đội trưởng.

Đội VNTTGPQ

các ông Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái do đã có nhiều tài liệu nói tới, nên ko nêu lại tại đây.




Dương Mạc Thạch
(1915 – 1979) bí danh Xích Thắng; sinh năm 1915, vốn họ Mạc (cha là Mạc Văn Tân), vì ở rể nên theo họ Dương, giữ chữ Mạc làm tên đệm. Ông là Chính trị viên Đội VNTTGPQ. Năm 1934 ông tham gia cách mạng, được kết nạp vào Đảng và  là Bí thư Chi bộ đầu tiên của huyện Nguyên Bình. Năm 1940, ông DMT là Ủy viên Ban chấp hành lâm thời tỉnh Cao Bằng.Tháng 5/1941 đến trước CMT8, ông hoạt động ở Nguyên Bình và vùng giáp ranh với Bắc Kạn. Tháng 12/1942, ông là Tỉnh uỷ viên Cao - Bắc - Lạng.Trong CMT8, ông đã tham gia giải phóng Thị xã Bắc Kạn. Cho đến năm 1948 có thời kỳ ông làm Bí thư kiêm Chủ tịch UBHC kháng chiến Bắc Kạn. Giữa năm 1948, ông về Bộ Tư lệnh làm đặc phái viên các tỉnh miền núi. Đầu năm 1949, ông làm Trưởng phòng quốc dân Miền núi của Liên khu I. Năm 1950, ông học ở trường Chính trị Hà Nam (Trung Quốc). Cuối năm 1951, ông về nước được bổ sung vào Tỉnh uỷ tỉnh Yên Bái sau đó được điều lên Hà Giang và đã qua các chức vụ: Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch UBHC tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Giang. Đầu năm 1970 ông là Bí thư Đảng uỷ Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái. Tháng 8/1978 ông nghỉ hưu, sống tại Cao Bằng và mất một năm sau đó. Ông đã được tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh, huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhất và nhiều huân chương khác.
- Con ông là Dương Mạc Thăng, là Uỷ viên Trung ương Đảng (khóa IX), Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, Đại biểu Quốc hội khoá 10.

Văn Tiên (Lộc Văn Lùng) là “lão đồng chí". Đội viên duy nhất quê ở Lạng Sơn. Ông là người cao tuổi nhất đội, từng tham gia Cứu quốc quân trước đó.Chính ông Lê Quảng Ba đã đề nghị với ông Văn đưa LVL vào đội. Ông đảm nhiệm công việc quản lý quân nhu-hậu cần-tài chính… nói chung và vũ khí gồm có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp, gọi là làm “quản lý” của độiSau này ông công tác ở Cục đối ngoại – bộ QP, khi về hưu là đại uý, qua đời năm 1969.

Kim Anh - tức Bế Bằng. Năm 36-37: ôngtham gia Đoàn thanh niên dân chủ ở quê, được Liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng cử sang Trung Quốc học lớp quân sự “Việt cán ban” của trường Hoàng Phố. Về nước, ông hoạt động ở vùng Lục Khu-Hà Quảng, làm nhiệm vụ tiễu phỉ, xây dựng vùng căn cứ... cùng ông Hoàng Văn Nhủng (hay Nhưng ?). Khi thành lập Đội VNTTGPQ ông cùng các ông Thu Sơn và Bế Sắt (Hồng Quân) được phân công làm các tiểu đội trưởng đầu tiên.Nay (2000) sống cùng con cháu tại khu tập thể Nước Giáp-thị xã Cao Bằng.
Hình: ô. Bế Bằng – Kim Anh (năm 2000)

Nguyễn Văn Cơ (bí danh Đức Cường), sinh năm 1920. 1937, ông Cơ được giác ngộ, sang học trường Hoàng Phố (Trung Quốc). Năm 1943, về nước. Tháng 10/1945, ông Cơ tham gia đội quân Nam tiến. Ông từng chiến đấu ở Bình Định, Đắc Lắc, Quảng Ngãi, rồi do hậu quả chiến tranh, bị điếc nặng, lại thêm bệnh viêm khớp, ông ra quân và xây dựng gia đình với một cô thôn nữ ở Quảng Ngãi và ông đã ở lại nam vĩ tuyến 17 khi chia cắt 2 miền. Năm 1975, khi tổ chức tìm được, NVC đã lấy vợ có con, sinh sống ở thôn Lạc Hoà, xã Ninh An, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. 9/1997 …ông đã rất yếu. Tỉnh ủy Khánh Hoà đã khẩn trương xây một ngôi nhà tình nghĩa cho ông ở được hơn một tháng thì qua đời.
Hình: ô. Cơ - năm 1997

Xuân Trường là bí danh của Hoàng Văn Nhủng (Nhưng ?). Tham gia hoạt động cách mạng từ những năm 1936-1937 ở châu Hà Quảng; được cử học lớp “Việt cán ban” của trường quân sự Hoàng Phố. Đêm ngày 4 rạng ngày 5-2-1945, đánh đồn Đồng Mu, ông đã hy sinh. Ngày nay, Đồng Mu đã được mang tên Ông - xã Xuân Trường - liệt sĩ đầu tiên của Quân đội ta.

Hà Hưng Long, 84 tuổi (2007) hiện sống ở Tuyên Quang. Khi mặt trận Việt Minh thành lập năm 1941, HHL được ông Nguyễn Bằng Giang (người Nước Hai- Cao Bằng) vận động bỏ nhà đi theo Cách mạng.Sau Tổng Khởi nghĩa Đại đội chia ra, người về Hà Nội, người lên Lào Cai… ông được cử về Bắc Kạn. Ngày nay, có chuyện ông kể đi kể lại và đúng như sách lịch sử đã ghi, nhưng cũng có chuyện muốn hỏi thêm thì ông không hiểu.
Hình: ô. Long (năm 2004)

Tiến Lực
, tên thật là Nông (Tô ?) Văn Cắm, hiện (2007) đang sống tại Lâm Đồng nhưng ốm nặng đã lâu và nằm liệt giường nhiều năm nay.

Long Văn Mần bí danh là Ngọc Trình. Ông thoát ly gia đình khi vừa tròn 15 tuổi (Năm 1943) lên Lục Khu, Hà Quảng và đổi tên thành Long Ngọc Trình. Ông là đội viên người trẻ nhất (16 tuổi). Giữa năm 1945, LNM theo nhóm “Đông tiến” sang hoạt động ở vùng biên giới Việt – Trung thuộc huyện Văn Lãng, Lạng Sơn. 5/1945, LNM tham gia cướp chính quyền ở Lạng Sơn, sau đó phụ trách đại đội độc lập huyện Văn Lãng. 1949, LNM tham gia lực lượng sang giúp cách mạng Trung Quốc ở khu Thập Vạn Đại Sơn và đã hy sinh. Phần mộ của ông nằm trên đồi Pò Luông (Ái Khẩu, Quảng Tây, Trung Quốc). LNM được truy tặng Huân chương Chiến công hạng nhất năm 1956.

Một số điểm không rõ:
- Một số tài liệu xác định có 3 nữ trong 34 chiến sĩ (trong đó có Bà Đàm thị Loan (Thanh Xuân), phu nhân tướng Hoàng văn Thái).
- Ông Nông văn Phách – Vũ Lập (1924-1987), Thượng tướng, Tư lệnh kiêm Chính ủy QK 2 (78-87), UV TW Đảng khóa IV – VI được ghi nhận trong lý lịch là có trong 34 chiến sĩ đầu tiên của QDNDVN.

Đăng lại bài viết của Hà Mèo (đã đăng tại „Blog Út Trỗi”: Thứ hai, ngày 15 tháng chín năm 2008)